Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Văn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.82 KB, 27 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

<b>HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI </b>

<b>NGUYỄN OANH KIỀU </b>

<b>VĂN HÓA TIÊU DÙNG CỦA THANH NIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY </b>

<b>Ngành: Văn hóa học Mã số: 9 22 90 40 </b>

<b>TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC </b>

<b>HÀ NỘI - 2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Cơng trình được hồn thành tại:

<b>HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI </b>

<b>Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Phạm Quỳnh Phương </b>

Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2024

Có thể tìm hiểu Luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

<b>- Thư viện Học viện Khoa học xã hội </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

Trong đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội hiện nay, sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thể hiện ở nhiều hoạt động, phương diện, nhưng nổi bật nhất, sơi động nhất có thể thấy là qua tiêu dùng. Từ góc nhìn văn hố, những biểu hiện của hoạt động tiêu dùng, hành vi tiêu dùng mà chúng ta có thể quan sát được trong cuộc sống hàng ngày lại chứa đựng những lớp ý nghĩa với các cá nhân, cũng như thể hiện những chiều kích kinh tế - xã hội của bối cảnh đương đại. Sự hình thành văn hoá tiêu dùng đang trở thành một đặc điểm của các thực hành mới hiện nay.

Nghiên cứu về tiêu dùng, hành vi tiêu dùng của con người trong xã hội hiện nay, đặc biệt là với đối tượng thanh niên ở TP.HCM, dưới góc nhìn nghiên cứu văn hóa, sẽ đóng góp thêm cho nghiên cứu lý luận và thực tiễn về lĩnh vực văn hoá tiêu dùng ở Việt Nam. Đề tài

<i>“Văn hóa tiêu dùng của thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh hiện </i>

<i>nay” với mong muốn khám phá phần nào thực hành tiêu dùng của </i>

thanh niên trong sự kết nối với lối sống thanh niên và bối cảnh xã hội - mang tính cấp thiết cả về nghiên cứu và thực tiễn trong bối cảnh Việt Nam đương đại.

<b>2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án </b>

Mục đích nghiên cứu của Luận án là khám phá các thực hành tiêu dùng của thanh niên (qua nghiên cứu lĩnh vực thời trang và giải trí), như một biểu hiện của văn hoá tiêu dùng, mà qua đó các giá trị, chuẩn mực, ý nghĩa, tâm lý của thanh niên được hiển lộ. Từ đó, nghiên cứu cũng chỉ ra những yếu tố có tác động tới văn hoá tiêu dùng của thanh niên trong những động năng của TP.HCM và bối cảnh rộng lớn hơn của xã hội Việt Nam đương đại.

<i><b>Các câu hỏi nghiên cứu cơ bản: </b></i>

1/ Thực hành tiêu dùng của thanh niên TP.HCM thể hiện như thế nào?

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

2/ Những thực hành tiêu dùng thể hiện tính đa dạng trong sự lựa chọn của thanh niên ra sao?

3/ Những yếu tố kinh tế, xã hội nào tác động đến sự lựa chọn của thanh niên TP.HCM và thể hiện các chiều kích văn hố tiêu dùng?

<i><b>Để trả lời những câu hỏi nghiên cứu này, Luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau: </b></i>

- Tổng quan lịch sử vấn đề qua tài liệu thứ cấp nhằm làm rõ những khoảng trống nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn làm cơ sở nghiên cứu.

- Hệ thống những khía cạnh lý thuyết về thực hành tiêu dùng nói chung và tiêu dùng của thanh niên nói riêng.

- Nhận diện các thực hành tiêu dùng của thanh niên TP.HCM (qua tiêu dùng thời trang và giải trí) và những yếu tố tác động.

- Phân tích những khía cạnh văn hố có liên quan đến lựa chọn tiêu dùng và các đặc trưng văn hoá tiêu dùng của thanh niên TP.HCM.

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu </b></i>

<i>- Đối tượng nghiên cứu: Các thực hành tiêu dùng của thanh niên </i>

TP.HCM hiện nay. Tiêu dùng là hoạt động gắn liền với quá trình sống của con người. Đời sống càng phát triển, thực hành tiêu dùng càng phong phú đa dạng, liên quan đến mọi mặt đời sống của cá nhân, xã hội và có những tương tác nhiều chiều với bối cảnh chính trị, văn hố, xã hội. Với chủ đề rất rộng, trong phạm vi của Luận án, chúng tôi giới hạn đối tượng nghiên cứu là các thực hành tiêu dùng

<i>của thanh niên xung quanh 02 lĩnh vực chính: mua sắm thời trang và nhu cầu giải trí (ăn uống, xem phim, nghe nhạc, du lịch). </i>

<i>- Khách thể nghiên cứu: Thanh niên TP.HCM. Thanh niên được </i>

chúng tôi chia làm 3 độ tuổi: từ 16 - 18 tuổi; từ 19 - 23 tuổi; từ 24 - 30 tuổi. Việc phân chia độ tuổi cũng mang tính tương đối, dựa vào các đặc điểm sinh học và tâm lý của giai đoạn cuộc đời. Giai đoạn từ 16 - 18 tuổi tương ứng với giai đoạn thanh niên đang là học sinh, theo học cấp trung học phổ thông. Giai đoạn từ 19 - 23 tuổi là giai đoạn đa số thanh niên

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

học trung cấp, cao đẳng, đại học. Giai đoạn từ 24 - 30 tuổi là giai đoạn thanh niên bắt đầu đi làm, chính thức tham gia vào thị trường lao động với tư cách là người bắt đầu trưởng thành.

<i><b>3.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>

<i>- Luận án tập trung nghiên cứu khía cạnh những thực hành tiêu </i>

<i>dùng của thanh niên TP.HCM trong hai lĩnh vực thời trang và giải trí. </i>

<i>- Thời gian nghiên cứu: Từ giữa năm 2018 đến nay. </i>

<i>- Không gian nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm </i>

Thành phố Thủ Đức và 21 quận, huyện).

<b>4. Phương pháp nghiên cứu </b>

Luận án đã thu thập và tổng hợp các dữ liệu, thông tin thứ cấp đến từ các nghiên cứu của học giả đi trước (sách, đề tài, dự án nghiên cứu, bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí chuyên ngành…) Đặc biệt, kết quả nghiên cứu của Luận án dựa trên việc kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính. Cụ thể như sau:

<i><b>4.1. Phương pháp định lượng </b></i>

Trong Luận án, phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua thu thập dữ liệu từ bảng hỏi cấu trúc là một trong những phương pháp thực nghiệm xã hội quan trọng. Thông qua bảng câu hỏi được cấu trúc hố, ý kiến của các nhóm thanh niên được nhà nghiên cứu, đội ngũ cộng tác viên khảo sát, thu thập một cách trực tiếp. Các ý kiến này sẽ phản ánh được một phần các lớp văn hoá ẩn dưới quan điểm, chuẩn mực, thói quen trở thành nếp sống, lối sống thông qua đo lường hành vi của thanh niên trong tiêu dùng ở ba hợp phần căn

<i>bản là mua sắm, ăn uống và giải trí hằng ngày. </i>

<i><b>4.2. Phương pháp định tính </b></i>

Bên cạnh việc khảo sát định lượng, nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát định tính, tập trung vào lắng nghe tiếng nói của một bộ phận các bạn trẻ, khám phá cách họ diễn giải về lựa chọn và thực hành tiêu

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

dùng của mình. Các phương pháp định tính bao gồm: quan sát, quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm.

<b>5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án </b>

- Đây là một nghiên cứu kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng nhằm khám phá một bức tranh tổng thể về sự lựa chọn – như một phương thức biểu đạt trong văn hoá tiêu dùng - của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh.

- Luận án chỉ ra sự đa dạng trong thực hành tiêu dùng thời trang và giải trí của thanh niên, phản ánh thực tế đời sống đô thị gắn với những biến đổi trong bối cảnh văn hoá, kinh tế và xã hội của thành phố Hồ Chí Minh.

- Luận án bước đầu luận giải nguyên nhân và các yếu tố tác động đến thực hành tiêu dùng của thanh niên TP.HCM, cũng như những động năng của xã hội Việt Nam đương đại.

<b>6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án </b>

<i><b>- Ý nghĩa lý luận </b></i>

<i>Thứ nhất, từ việc lý giải các thực hành tiêu dùng (nghiên cứu </i>

trường hợp thời trang và giải trí) của thanh niên TP.HCM, luận án góp thêm một nghiên cứu trường hợp cho thấy tính chủ thể trong mối liên hệ với vốn văn hoá và vị thế xã hội của người trẻ Việt Nam trong bối cảnh đương đại.

<i>Thứ hai, thơng qua việc phân tích tính đa dạng trong lựa chọn </i>

tiêu dùng của thanh niên TP.HCM, luận án đóng góp về mặt lý luận trong việc chỉ ra sự lựa chọn tiêu dùng không hẳn phản ánh nhu cầu và tâm lý cá nhân, mà mang tính xã hội, bị tác động và quy chiếu bởi những yếu tố xã hội và bối cảnh địa bàn nói chung.

<i><b>- Ý nghĩa thực tiễn </b></i>

Luận án chỉ ra xu hướng lựa chọn của thanh niên TP.HCM trong thực hành tiêu dùng và lý giải những nguyên nhân, vì vậy là tư liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu văn hóa, những người làm chính sách về thanh niên nói chung và thanh niên TP.HCM nói riêng cũng như những người quan tâm đến vấn đề văn hoá tiêu dùng và văn hoá của thanh niên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>7. Cấu trúc của luận án </b>

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án gồm 4 chương:

<b>Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương 2: Bối cảnh tiêu dùng ở Thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Sự lựa chọn và thực hành tiêu dùng của thanh niên </b>

<b>1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu </b>

<i><b>1.1.1. Xu hướng nghiên cứu về thanh niên và nhu cầu của thanh niên </b></i>

Nghiên cứu về thanh niên trên thế giới và trong nước khơng cịn là vấn đề mới. Mặc dù bất kỳ xã hội nào, bất kỳ giai đoạn nào trong tiến trình phát triển của nhân loại, thanh niên đều giữ vai trò là tương lai của các dân tộc, quốc gia. Tuy nhiên, nghiên cứu về thanh niên, vai trò của thanh niên trong đời sống xã hội thì mãi đến giữa thế kỷ XIX mới bắt đầu được đề cập tới, thông qua các tác phẩm của K. Marx và F. Engels. Phát triển tư tưởng này, V.I. Lenin khơng chỉ xác định vị trí, vai trị của thanh niên là nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng, mà còn đề ra nhiệm vụ của thanh niên trong xã hội mới. Ở Việt Nam, thực tế đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về thanh niên được thực hiện, có thể chia thành các nhóm nội

<i>dung sau: Mảng nghiên cứu thứ nhất là hướng những nghiên cứu lý luận chung về vai trò của thanh niên. Mảng nghiên cứu thứ hai gần hơn với đề </i>

tài này là những nghiên cứu về nhu cầu và lối sống, văn hóa của thanh niên. Ở các góc độ, xu hướng nghiên cứu khác nhau, như triết học, tâm lý học, xã hội học… và với nhiều phương pháp nghiên cứu, các nhà nghiên

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

cứu đã vẽ nên một bức tranh vừa khái quát, cụ thể, sinh động, có ý nghĩa lý luận về lối sống của thanh niên.

<i><b>1.1.2. Những xu hướng nghiên cứu về văn hóa tiêu dùng và văn hóa tiêu dùng của thanh niên </b></i>

<i>1.1.2.1. Những nghiên cứu về văn hóa tiêu dùng nước ngồi </i>

Những nghiên cứu về văn hóa tiêu dùng nước ngồi được bắt đầu từ cuối thế kỷ XX, với sự hình thành của các lý thuyết thực hành và văn hóa thường ngày, được khởi xướng bởi P. Bourdieu (1930 - 2002), một nhà tư tưởng xã hội học người Pháp. Tuy nhiên, nghiên cứu về văn hóa tiêu dùng có thể nói rằng được manh nha từ trước đó, trong các cơng trình nghiên cứu của K. Marx và F. Engels về tư bản và chủ nghĩa tư bản. Từ cuối những năm 70, các nhà nghiên cứu đã thảo luận về sự cần thiết của những quan điểm mới trong nghiên cứu người tiêu dùng. Lý thuyết văn hoá tiêu dùng có nguồn gốc từ cuộc thảo luận như vậy. Cụ thể hơn là trong cuộc điều tra theo chủ nghĩa tự nhiên được thể hiện bởi Dự án Hành vi Người tiêu dùng vào giữa những năm 1980, khi một nhóm các nhà nghiên cứu người tiêu dùng khởi hành trên khắp nước Mỹ trong khuôn khổ để thực hiện một nghiên cứu thực địa dân tộc học nhiều vị trí. Cuối thế kỷ 20 và sang đầu thế kỷ 21, các hướng nghiên cứu về tiêu dùng trước đây vẫn được tiếp tục và làm phong phú thêm với những bối cảnh, xã hội khác nhau, nhất là tiêu dùng trong xã hội hiện đại.

<i>1.1.2.2. Những nghiên cứu trong nước về văn hóa tiêu dùng nói chung </i>

Những nghiên cứu trong nước về văn hóa tiêu dùng cho thấy, thanh niên là đối tượng nghiên cứu nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, ở nhiều ngành khoa học khác nhau và được nghiên cứu cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Trong khi văn hóa tiêu dùng đã được nghiên cứu nhiều ở các nước trên thế giới nhất là phương Tây, thì ở Việt Nam đối tượng này vẫn chưa dành được sự quan tâm thật sự của giới nghiên cứu, cả ở ngành văn hóa học và các ngành khoa học xã hội khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>1.1.2.3. Nghiên cứu về văn hóa tiêu dùng của thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh </i>

Nghiên cứu về văn hóa tiêu dùng của thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên TP.HCM chỉ mới có sự bắt đầu và với một số nghiên cứu ở một vài phương diện cụ thể. Việc khám phá văn hóa tiêu dùng của thanh niên như một phương thức của sự lựa chọn nhằm thể hiện tính chủ thể, qua đó tìm kiếm, định danh, hình thành nhân cách hay tính cá nhân riêng biệt của họ dù chưa được đề cập nhiều, nhưng những hướng nghiên cứu trên cũng giúp chúng tôi có cái nhìn tồn diện hơn và có những gợi ý để tiếp tục nghiên cứu về văn hóa tiêu dùng của thanh niên TP.HCM.

<b>1.2. Các khái niệm và cơ sở lý luận của Luận án </b>

<i><b>1.2.1. Khái niệm </b></i>

<i>1.2.1.1. Thanh niên và thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh </i>

Thanh niên là những người có độ tuổi từ mười sáu đến ba mươi tuổi; với đặc trưng tâm lý thích cái mới, thích sáng tạo, có sức trẻ, ln tìm tòi, học hỏi. Họ là người đang ở giai đoạn định hình nhân cách, thể hiện ở những lựa chọn, quyết định trong thực hành đời sống hàng ngày và việc tham gia vào các hoạt động xã hội nhằm dần đảm nhiệm vai trò, trách nhiệm phát triển xã hội và xây dựng quốc gia.

<i>Từ cách tiếp cận khái niệm “thanh niên” nêu trên, Luận án xác định “thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh” là những người trẻ đang </i>

sinh sống, học tập, làm việc trên địa bàn TP.HCM, không phân biệt định cư lâu dài (hộ khẩu) hay chỉ tạm trú một thời gian. Các hoạt động tiêu dùng của họ diễn ra ở TP.HCM, góp phần tạo nên những thay đổi về kinh tế - xã hội của Thành phố.

<i>1.2.1.2. Văn hóa tiêu dùng </i>

Từ những cách hiểu khác nhau về văn hóa tiêu dùng đã nêu trên cũng như hướng nghiên cứu của lý thuyết văn hoá tiêu dùng, xuất phát từ mục tiêu và cách tiếp cận trong nghiên cứu của luận án, chúng tơi quan niệm, văn hóa tiêu dùng là những ý nghĩa có tính văn hố gắn với cách thức, hành vi lựa chọn và sử dụng sản phẩm tiêu

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

dùng (bao gồm cả những sản phẩm vật chất và tinh thần), trong đó có cả tính chủ thể văn hoá của cá nhân cũng như những yếu tố tác động có nghĩa đến thực hành tiêu dùng.

<i><b>1.2.1.3. Hành vi tiêu dùng </b></i>

Khái niệm hành vi tiêu dùng liên quan đến tất cả hoạt động gắn với việc mua bán, sử dụng và từ chối sử dụng hàng hóa, dịch vụ, bao gồm thái độ người tiêu dùng, tinh thần của người tiêu dùng và những phản ứng của người tiêu dùng đối với toàn bộ tiến trình liên quan đến các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ đó.

Như vậy có thể thấy hành vi tiêu dùng cũng liên quan đến sự lựa chọn mang tính chủ thể của các cá nhân, nó chịu sự chi phối bởi các yếu tố về thị hiếu, lối sống, mức sống và những yếu tố của bối cảnh xã hội đương đại.

<i>1.2.1.4. Thời trang </i>

Theo Từ điển Tiếng Việt, khái niệm “thời trang” (fashion) là “cách ăn mặc, trang điểm phổ biến trong xã hội trong một thời gian nào đó”. Như vậy thời trang ở đây có thể hiểu là quần áo, trang phục, trang sức được con người lựa chọn, sử dụng trong một thời gian nhất định.

Thời trang liên quan đến thói quen, thể hiện thị hiếu thẩm mỹ của cá nhân, trong một giai đoạn và bối cảnh xã hội nhất định. Thị hiếu thẩm mỹ trong thời trang chính là năng lực của chủ thể thể hiện sự lựa chọn, yêu thích cũng như khả năng cảm thụ và thực hành cái đẹp qua việc mặc của bản thân. Sự lựa chọn trang phục của cá nhân cũng liên quan đến truyền thống văn hóa, đặc điểm tâm sinh lý, yếu tố gia đình, bối cảnh kinh tế - xã hội, quá trình giao lưu hội nhập… Trong nghiên cứu này, tiếp cận ở góc độ văn hóa học, chúng tơi hướng vào việc phân tích, lý giải các lựa chọn của thanh niên để tìm hiểu mối quan hệ với các yếu tố đó và tìm hiểu thị hiếu của họ qua thời trang. Chúng tôi chủ yếu tập trung vào phương diện quần áo, qua bốn loại trang phục cơ bản: mặc đi làm, đi chơi, đám tiệc, mặc ở nhà và nhấn mạnh vào lý do của những sự lựa chọn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>1.2.1.5. Giải trí </i>

Theo Từ điển Tiếng Việt, giải trí là “làm cho đầu óc thảnh thơi bằng cách nghỉ ngơi hoặc tham gia các hoạt động vui chơi”. Theo đó có thể hiểu, hoạt động giải trí của con người thường đi liền với các hoạt động vui chơi để giúp con người, xã hội giảm bớt căng thẳng (thần kinh, thể chất) khi phải làm việc quá mức. Với thanh niên, giải trí đóng vai trị quan trọng trong q trình hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách.

<i><b>1.2.2. Cơ sở lý thuyết của Luận án </b></i>

<i>Nghiên cứu “Văn hóa tiêu dùng của thanh niên Thành phố Hồ </i>

<i>Chí Minh hiện nay” hướng tới mục tiêu tìm hiểu sự lựa chọn trong </i>

thực hành tiêu dùng của thanh niên và lý giải chúng trong mối quan hệ với “vốn văn hóa” cá nhân và bối cảnh xã hội TP.HCM nói riêng, Việt Nam đương đại nói chung. Nghiên cứu này dựa trên quan điểm của ngành nghiên cứu văn hoá, coi “văn hóa như cuộc hội thoại và tiêu dùng có thể được coi như là một cách khác của thể hiện bản thân” cũng như lý thuyết văn hóa tiêu dùng có khả năng “khám phá

<i><b>sự phân phối không đồng nhất của nghĩa và sự đa dạng của các nhóm </b></i>

văn hóa, trong bối cảnh lịch sử xã hội của tồn cầu hóa và chủ nghĩa tư bản thị trường. Sử dụng quan niệm của Bourdieu về tính xã hội của thị hiếu, nghiên cứu này coi sự lựa chọn trong tiêu dùng của thanh niên không những chỉ xuất phát từ nhu cầu sở thích cá nhân, mà cịn là lăng kính giúp khám phá cả tính chủ thể của cá nhân, mơi trường tập tính được ni dưỡng từ trong gia đình và q trình xã hội hố, “sự cạnh tranh xã hội” và cả các chiều kích cấu trúc có tính xã hội của bối cảnh. Nói cách khác, để nghiên cứu văn hóa tiêu dùng

<i>của thanh niên, chúng tôi đặt các thực hành tiêu dùng của họ trong </i>

<i>mối liên hệ với bối cảnh xã hội, nơi được xem là khơng gian sống, những điều kiện văn hóa, xã hội tạo nên lối sống, phong cách của họ. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i><b>2.1.1. Đặc điểm địa - sinh thái </b></i>

TP.HCM là thành phố trực thuộc Trung ương với diện tích tự nhiên 209,5 nghìn ha, nằm ở đồng bằng hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn, giữa khu vực chuyển tiếp từ cự Nam Trung Bộ sang đồng bằng sông Cửu Long. Với vị trí địa lý thuận lợi, TP.HCM - Sài Gịn đã là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hố riêng góp phần tạo nên một nền văn hố đa dạng.

<i><b>2.1.2. Đặc điểm lịch sử - văn hoá </b></i>

TP.HCM - Sài Gịn có lịch sử hơn 03 thế kỷ. Cùng với lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, Sài Gòn bị thực dân Pháp chiếm đóng từ năm 1858, xây dựng thành cái gọi là “hịn ngọc viễn đơng” và là nơi sầm uất về tiêu dùng. Từ năm 1946, Sài Gịn là thủ đơ của Cộng hịa tự trị Nam Kỳ, rồi Đơ thành Sài Gịn của Việt Nam Cộng hòa. Đến tháng 7/1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đổi tên Thành phố Sài Gòn - Gia Định thành TP.HCM.

Theo dòng chảy lịch sử, văn hóa TP.HCM là sự giao thoa văn hóa của cộng đồng dân tộc Việt, Hoa, Chăm, Khơ-me tiêu biểu cho cả Nam bộ, trong đó người Việt là chủ thể chính. Đặc biệt, cộng đồng người Hoa đã nhanh chóng hịa nhập vào các cộng đồng dân tộc khác. Giai đoạn Sài Gòn với tính cách là “Đơ thành của Việt Nam Cộng hịa”, tiếp tục có sự giao thương với văn hóa phương Tây, chủ

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

đạo là văn hóa Mỹ (trước năm 1975). Hiện nay, TP.HCM là thành phố trẻ và năng động, có sự giao thoa của nhiều nền văn hóa.

<i><b>2.1.3. Đời sống kinh tế xã hội TP.HCM thời kỳ Đổi Mới </b></i>

TP.HCM là địa phương năng động, được xem là đầu tàu của cả nước trên nhiều phương diện, nhất là kinh tế, do đây là thành phố có quá trình giao lưu và tham gia vào tiến trình tồn cầu hóa sớm, nhanh, ngày càng sâu rộng. Sau gần 04 thập niên Đổi mới, TP.HCM cũng là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế thị trường. Thành phố được đánh giá có thị trường phong phú đa dạng về loại hàng hóa và dịch vụ, cũng là một trong hai thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất Việt Nam. TP.HCM còn là đầu mối phân phối hàng hóa lớn nhất cả nước. Kinh tế Thành phố ln duy trì tăng trưởng ở mức cao trong nhiều năm liên tục. Quy mô kinh tế, tiềm lực và sự đóng góp cho cả nước của thành phố ngày càng lớn. Địa phương này cịn có lượng kiều hối lớn nhất cả nước, tăng bình quân 7-10% mỗi năm. Lượng kiều hối này giúp nhiều gia đình giảm bớt khó khăn, có điều kiện chăm lo, đầu tư cho tương lai, kích thích tiêu dùng và phát triển kinh tế của thành phố. Một trong những điểm mạnh của TP.HCM đó là tinh thần khởi nghiệp của thế hệ trẻ diễn ra mạnh mẽ hơn so với

<b>các địa phương khác. Đặc biệt, thành phố cũng vừa ban hành Đề án </b>

phát triển cơng nghiệp văn hóa thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030<sup>1</sup>, trên cơ sở nghiên cứu tiềm năng lợi thế, xác định phát triển 08 ngành cơng nghiệp văn hóa của thành phố. Với vị thế là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật lớn của cả nước, TP.HCM luôn là “vùng trũng” thu hút dân nhập cư đến từ nhiều địa phương để làm ăn, sinh sống, học tập và tìm kiếm cơ hội phát triển. Bộ phận này là nhân tố rất quan trọng kích thích tiêu

<i><b>dùng ở TP.HCM. </b></i>

<small> Ủy ban nhân dân TP.HCM, Quyết định Phê duyệt Đề án Phát triển cơng nghiệp văn hóa TP.HCM đến năm 2030, số 4853/QĐ_UBND, ngày 25/10/2023. </small>

</div>

×