Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nhận thức về ảnh hưởng của thời trang nhanh v2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.18 KB, 6 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>NHẬN THỨC VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI TRANG NHANH TỚI MÔI TRƯỜNG </b>

Nguyễn Huyền Anh; Phùng Đức Cường; Bùi Phương Dung; Đỗ Thuỳ Dương; Bùi Thanh Hà; Đặng Khánh Linh; Phạm Năng Minh; Triệu Lan Phương; Ngô Hương Trà; Nguyễn Trọng

Tuấn.

Ngày 07-04-2022

Preprint DOI: Thời trang nhanh là thuật ngữ được sử dụng để chỉ dòng thời trang giá rẻ được sản xuất bởi các nhãn hàng thời trang thông dụng dựa trên những ý tưởng, thiết kế từ các bộ trang phục trên sàn catwalk hay của các thương hiệu thời trang nổi tiếng, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng. Những năm trở lại đây, thời trang nhanh ngày càng trở nên phổ biến vì giá thành phải chăng, đa dạng về mẫu mã, được cập nhật liên tục và thịnh hành. Người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ, ngày càng ưa chuộng những phong cách mới, từ đó kích thích sức mua, khiến ngành công nghiệp thời trang nhanh ngày càng phát triển và có chỗ đứng vững chắc trong lịng người tiêu dùng, đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0 khi người trẻ dành nhiều thời gian để mua sắm quần áo giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử.

Sự ra đời của thời trang nhanh đi kèm với giá cả phải chăng đã thu hút khách hàng chi tiêu một lượng tiền lớn để có thể sử dụng chúng..Trong vòng 14 năm (2000-2014), số đồ may mặc của người tiêu dùng tăng 60% mỗi năm. Ngành công nghiệp may mặc đã tăng trưởng 8% hàng năm (trừ thời điểm bùng phát của năm đại dịch 2020) và thời trang nhanh dẫn đầu ngành cơng nghiệp may mặc. Ước tính sẽ tăng gần 7% lên 38,21 tỷ đô la vào năm 2023. (Adam Hayes, 2021). Trong số 100 tỷ quần áo được sản xuất mỗi năm, 20% trong số chúng không bán được. Trung bình mỗi năm khoảng 85% hàng dệt may sẽ được đổ ra các bãi rác, tương đương với mỗi giây sẽ có một xe tải quần áo bị đem đốt hoặc bỏ đi. Trong hơn 20 năm qua, số lượng quần áo bị vứt đi của người Mỹ đã tăng gấp đôi – từ 7 triệu tấn lên 14 triệu tấn. Điều đó có nghĩa là trung bình một người thì vứt đi tận 80 pounds quần áo mỗi năm. Tại Anh, hơn 9000 phụ kiện bị vứt đi trong mỗi năm phút. Và trên toàn thế giới, chúng ta vứt đi 2,1 tỉ tấn quần áo. Phần lớn quần áo được đưa tới Châu Phi, phần còn lại được chất thành đống tại những bãi phế liệu. Nghiên cứu năm 2017 của YouGov Omnibus tiết lộ mức độ lãng phí quần áo tại Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy khoảng 3/4 (74%) người Việt Nam trưởng thành từng cho lại hoặc vứt quần áo đi và trong đó có khoảng 1/5 (19%) từng vứt đi hoặc cho lại hơn 10 món trang phục trong năm qua. Bên cạnh đó, có đến khoảng 4/10 người Việt Nam (43%) từng cho lại hoặc vứt đi một món trang phục ngay sau lần sử dụng đầu tiên và 19% người trả lời khảo sát thừa nhận đã cho lại hoặc vứt đi ít nhất ba món đồ mà họ mới mặc lần đầu (BBT, 2017) (Châu Bùi, 2021).

90% các sản phẩm may mặc này được làm từ vải cotton hoặc vải polyester, vải cotton là một yếu tố chính của ngành may mặc tiêu thụ nhiều nước. Và liên quan đến vải thì khơng thể khơng nói đến việc sản xuất bơng. Sản xuất bông chủ yếu dựa vào thuốc trừ sâu. Trong khi chỉ 2,4% diện tích đất canh tác trên thế giới được trồng bông, 24% lượng thuốc trừ sâu và 11% thuốc trừ sâu trên thế giới được sử dụng để trồng bông.Bông cũng là cây trồng cần nhiều nước nhất. Cần từ 7.000

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

đến 29.000 lít nước để sản xuất một kg bơng. Điều này phải trả giá đắt cho môi trường và các cộng đồng sống gần các cơ sở sản xuất bông.(Chloé Mikolajczak, 2019; Nguyễn Hoa, 2021)

<i>Hình 1: Lí do người dân vứt bỏ quần áo Nguồn ảnh: Getty Image 2017 </i>

<b>Không chỉ thế, theo số liệu thống kê, toàn ngành dệt may thải ra mơi trường trung bình </b>

khoảng 70 triệu m3 nước thải/năm. Tuy nhiên, hiện tình hình ơ nhiễm môi trường ngành dệt may, trước hết là ô nhiễm nước thải ở nhiều khu vực vẫn chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ. Hầu hết các doanh nghiệp còn lại vẫn chỉ áp dụng các biện pháp xử lý nước thải thô sơ, nước thải sau xử lý vẫn chứa phần lớn các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các khu công nghiệp làng nghề. Việc này đã khiến cho nguồn nước nhiều địa phương gặp phải tình trạng ô nhiễm trầm trọng và ảnh hưởng đến cả bầu khơng khí xung quanh ở các khu vực đó dẫn đến đời sống của người dân bị ảnh hưởng.(Phạm Văn Liêm, 2020)

Tỷ phú Jack Ma từng nói: "Bà tơi chỉ có một cái áo. Mẹ tơi có ba. Thế hệ con gái tơi có 50 cái trong tủ và một nửa trong số ấy chúng khơng bao giờ mặc". Có thể thấy được thực trạng lãng phí này ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở giới trẻ khi mà thời trang nhanh khuyến khích khách hàng tiếp tục mua hàng theo xu hướng mới nhất. Số lượng quần áo không mặc trong tủ đồ của các tín đồ thời trang trung bình không ngừng tăng lên. Phải chăng điều này khiến chúng ta ngày càng không coi trọng quần áo hơn khi mà quần áo chỉ được coi là vật cần có khi ra đường?

Thời trang nhanh ngày càng chiếm ưu thế bởi chúng cung ứng cho người tiêu dùng sản phẩm liên tục và giá thành rẻ hơn nhiều so với thời trang cao cấp. Vì vậy, các thương hiệu thời trang nhanh đã sử dụng chất liệu có chất lượng thấp và được tạo ra từ các loại vải không thể phân hủy, gây ảnh hưởng đến môi trường về lâu dài. Một nghiên cứu do Quỹ Ellen MacArthur, tổ chức phi chính phủ Anh, cho thấy sản xuất quần áo tồn cầu đã tăng gấp đơi trong 15 năm qua, thay đổi lớn trong 50 năm qua, các mặt hàng may mặc trung bình được mặc ít hơn và thải ra nhanh hơn bao giờ hết. Màu sắc rực rỡ, chất liệu bắt mắt luôn là yếu tố giúp thời trang nhanh hấp dẫn. Để có được sản phẩm như vậy, phần lớn nhờ vào hóa chất độc hại. Nước nhuộm vải chính là thứ gây ơ nhiễm nguồn nước nhiều thứ hai tồn cầu. Chất liệu polyester

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

là loại vải được sử dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp may mặc. Loại vải này được giặt trong máy giặt gia đình tạo nên những sợi vải siêu nhỏ (microfiber), dễ dàng đi qua nhà máy xử lý nước thải vào các tuyến đường thủy, không phân hủy được, làm gia tăng lượng nhựa trong nước biển. Chúng chính là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sinh vật dưới nước. Cuối cùng, các sợi siêu nhỏ chui vào dạ dày con người. Việc sử dụng hóa chất độc hại trong trồng bơng cũng khiến nhiều người nông dân bị ung thư, gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng với con em gia đình người trồng bơng tại Ấn Độ.

Khách quan mà nói, lý do môi trường ngày một ô nhiễm không chỉ nằm ở các hành động của doanh nghiệp, mà còn nằm ở sự lựa chọn của khách hàng. Nếu họ không là người quyết định mua, các nhà bán lẻ sẽ không thúc đẩy nhanh việc sản xuất. Để giải quyết việc này cần sự chủ động của cả nhà bán lẻ và người mua hàng. Người tiêu dùng sẽ có lợi thế hơn, vì họ là người tạo ra sự lựa chọn (mua hoặc không mua). Nếu người mua tạo ra nhu cầu sản phẩm với chất liệu thân thiện ngày càng nhiều, đòi hỏi các thương hiệu buộc phải thay đổi. "Nếu bạn mưu cầu sản phẩm rẻ, luôn bắt kịp xu hướng để đáp ứng nhu cầu bản thân. Thì đó là lý do họ tồn tại. Nếu muốn thay đổi, mọi người phải cùng nhau tạo ra sự thay đổi ấy. Các nhãn hàng không chỉ dừng lại việc sản xuất sản phẩm, mà cịn phải có trách nhiệm với môi trường và con người", đại diện H&M chia sẻ. (Thiên Minh, 2019)

Với việc chạy theo xu hướng kèm với tốc độ sản xuất nhanh, thời trang nhanh đã mang những kiểu mẫu thời trang hợp thời đến với người tiêu dùng một cách nhanh chóng. Nhưng cũng chính vì lý do đó mà thời trang nhanh trở thành ngành công nghiệp gây ô nhiễm thứ hai trên thế giới khi ngành thời trang chiếm 10% lượng tổng khí thải carbon tồn cầu, nhiều hơn cả lượng phát thải do các chuyến bay và vận tải đường biển cộng lại.(Châu Bùi, 2021; Hoàng Yến, Thủy Tiên, Như Thủy, 2020; Morgan McFall-Johnsen, 2019)

<i>Hình 2: Ơ nhiễm mơi trường nước. Nguồn: Modefica </i>

Vào năm 2016, gần 4.000 triệu tấn CO2 được tạo ra từ ngành công nghiệp này, gây ra hiệu ứng nhà kính và khiến trái đất nóng lên. Bên cạnh đó, thời trang nhanh cũng ảnh hưởng xấu đến mơi trường đất, nước, khơng khí,...Tiêu biểu nhất, việc sử dụng các loại sợi tổng hợp và sợi bông làm nguyên liệu, thứ sẽ phân huỷ một phần ra thành các vi nhựa khi giặt quần áo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước. Chưa kể đến những chất nhuộm màu bị phai ra đồ dồn ra đại dương cùng với các sợi chỉ nhỏ sau khi giặt quần áo(Jane Marsh, 2021; Nguyễn Luận, 2020). Thống kê cho thấy có đến 500.000

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

những sợi chỉ nhỏ bị đổ ra đại dương mỗi năm và 35% vi nhựa không phân huỷ sinh học ở đại dương đến từ việc giặt các loại vải dệt tổng hợp. Ngoài sự ảnh hưởng đến mơi trường trong việc tiêu thụ thì q trình sản xuất các loại sợi phục vụ cho việc dệt may cũng cực kì tiêu tốn năng lượng. Các loại sợi tổng hợp, sợi cotton đều cực kì tiêu tốn nước, phụ thuộc nhiều vào hố chất và q trình sản xuất thì địi hỏi lượng lớn dầu mỏ, từ đó thải ra các chất độc hại và các axit như HCl gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và môi trường không khí. Theo số liệu từ Uỷ ban Kinh tế Liên hợp quốc Châu Âu, lượng nước thải của ngành công nghiệp thời trang chiếm tới 20% tổng lượng nước thải trên thế giới. Cụ thể, để sản xuất được 1 tấn vải dệt tổng hợp cần tiêu thụ trung bình 200 tấn nước và lượng nước cần có để tạo ra 1 chiếc quần jeans thậm chí đủ để một người có thể uống trong vịng 7 năm (Hạnh Nguyên, 2017; Rashmila Maiti, 2020).

Ở Pháp, nhờ có Brune Poirson- một trong ba quốc vụ khanh thuộc bộ “chuyển đổi sinh thái và hòa nhập”. Poirson đã và đang giải quyết một cách có hệ thống các dạng ô nhiễm khác nhau do lĩnh vực thời trang: ngăn các nhãn thời trang tiêu hủy hàng hóa tồn đọng và soạn thảo luật khơng rác thải, làm cho bộ lọc máy giặt ngăn chặn vi nhựa chảy ra khỏi quần áo và vào dòng nước..(Elizabeth Segran, 2020). Nhưng vấn đề quan trọng đáng nói là chính phủ vẫn chưa phát triển được các hệ thống tái chế vải ngang bằng với tái chế nhơm hoặc tái chế nhựa.

Năm 2019, Chính phủ Vương quốc Anh đã vạch ra các bước mà họ đã thực hiện để giải quyết tác động môi trường của ngành dệt may, chỉ ra Kế hoạch Môi trường 25 năm và trong Chiến lược Tài nguyên và Chất thải.(Hannah Abdulla, 2019). Tuy nhiên chính phủ Anh vẫn chưa thực sự giải quyết được vấn đề, họ bị cho là phản ứng chậm chạp, bị động, các bộ trưởng đã không nhận ra rằng cần phải thực hiện hành động khẩn cấp để thay đổi mơ hình kinh doanh thời trang nhanh càng sớm càng tốt.

Gần đây đã xuất hiện phong trào “thời trang chậm: và các chiến dịch như Fashion 4 Climate (Thời trang vì Khí hậu) nhằm khuyến khích người dân mua quần áo chất lượng cao và bền được sản xuất theo lối bền vững về môi trường. Trong đó bao gồm việc sản xuất và mua các sợi vải như vải lanh, gai dầu, tơ lụa, gai, bông hữu cơ, và len bền vững hoặc các loại sợi tái chế(Trung Hiếu, 2019). Ngoài ra, các nhà sản xuất nên công khai rõ ràng nguồn gốc, cũng như phương thức sản xuất những mặt hàng thời trang nhanh để người tiêu dùng có thể biết và hạn chế sử dụng những chất liệu có trong chúng. Và cần giảm bớt lượng quần áo được mua về, tích cực sửa chữa, hạn chế mua đồ mới nhiều lần, thực hiện quy tắc “ mua 1- bỏ 1” để khơng dẫn tới tình trạng dư thừa hoang phí.

Hình thức kinh doanh cửa hàng đồ secondhand, những chợ sỉ xuất hiện bán những mặt hàng đã qua sử dụng nhưng chất lượng vẫn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nhằm phần nào giảm thiểu lượng quần áo bị vứt đi. Các chương trình tái chế đã được tạo ra bởi nhiều công ty khác nhau như H&M, Vinatex cung cấp cho người tiêu dùng những thùng đựng để vứt bỏ quần áo không dùng đến, sau đó sẽ được chuyển đổi thành chất cách nhiệt và đệm thảm, cũng như được sử dụng để may quần áo mới.

Nhiều thương hiệu thời trang nhanh cũng đã bắt đầu sử dụng cơng nghệ thuật tốn để giải quyết các vấn đề về định cỡ, đưa ra các khuyến nghị và kích cỡ chính xác. Các thiết kế 3D đang được thực hiện bởi các công ty như H&M để giúp cắt giảm chất thải trong khi AI có thể được sử dụng để sản xuất hàng may mặc theo yêu cầu từ các cửa hàng cụ thể(Ahsen Soomro, 2020).

Những giải pháp nêu trên là một trong số rất nhiều giải pháp để có thể tác động tích cực tới ngành thời trang nhanh hiện nay. Mặc dù không dễ để thay đổi trong thời gian ngắn, nhưng đứng ở góc nhìn lý thuyết về quản trị tri thức (Q. H. et al. Vuong, 2022) và nguyên lý bán dẫn giá trị, văn hóa mơi trường (Nguyen, 2021; Van Khuc & Vuong, 2020; Q. H. Vuong, 2021), cần những chính sách môi trường tốt hơn nữa, những chiến dịch kết hợp và thay đổi dần ý thức của

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

mỗi chúng ta thì có thể hi vọng rằng trong tương lai, những tác hại của ngành thời trang nhanh sẽ được kiểm sốt tốt hơn và có những biến đổi tích cực từ mơi trường.

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: </b>

Adam Hayes. (2021). Fast Fashion. Investopedia.

Ahsen Soomro. (2020). Environmental impact of Fast Fashion and Solutions. Environment Buddy. BBT. (2017). Thời trang nhanh: 43% người Việt Nam từng cho lại/vứt quần áo đi sau khi mới mặc một

lần. YouGov Staff.

Châu Bùi. (2021). 3 vấn đề lớn nhất của ngành công nghiệp thời trang. Chaubuinet.

Chloé Mikolajczak. (2019). Six things you didn’t know about the true cost of fast fashion. Chương Trình Phát Triển Của Liên Hợp Quốc.

Elizabeth Segran. (2020). It’s time to regulate fashion the way we regulate the oil industry. FastCompany.

Hạnh Nguyên. (2017). Khủng hoảng môi trường từ thời trang nhanh. Tuổi Trẻ. Hannah Abdulla. (2019). UK government outlines steps to fix fast fashion. EAC.

Hoàng Yến, Thủy Tiên, Như Thủy. (2020). Thời trang - Một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất thế giới. Đài Truyền Hình Việt Nam.

Jane Marsh. (2021). There’s an Ugly Truth About Fast Fashion and the Environment. Environment. Morgan McFall-Johnsen. (2019). The fashion industry emits more carbon than international flights and

maritime shipping combined. Here are the biggest ways it impacts the planet. Business Insider. Nguyễn Hoa. (2021). Tác động của “thời trang nhanh” tới môi trường: Cái giá phải trả của việc “chạy

theo mốt.” VieZ.

Nguyễn Luận. (2020). Ngành công nghiệp thời trang và cái giá phải trả của môi trường. Kinh Tế Môi Trường.

Nguyen, M. (2021). Building an eco-surplus culture is a possible solution for curbing environmental problems. OSF Preprints, November.

Phạm Văn Liêm. (2020). Ưu tiên phát triển công nghệ sạch ngành dệt, nhuộm Việt Nam. Vecea. Rashmila Maiti. (2020). Fast Fashion: Its Detrimental Effect on the Environment. Earth.Org. Thiên Minh. (2019). Thời trang nhanh H&M có đang thực sự phá hủy mơi trường? Zing News. Trung Hiếu. (2019). Ngành thời trang gây ô nhiễm và tàn phá môi trường như thế nào? Đài Tiếng Nói

Việt Nam.

Van Khuc, Q., & Vuong, Q.-H. (2020). Environmental cultural value and global environmental change: By nature, of nature, for nature. OSF Preprints, 1–13.

Vuong, Q. H. (2021). The semiconducting principle of monetary and environmental values exchange. Economics and Business Letters, 10(3), 284–290. Vuong, Q. H. et al. (2022). Covid-19 vaccines production and societal immunization under the

serendipity-mindsponge-3D knowledge management theory and conceptual framework. Humanities and Social Sciences Communications, 9(1), 1–12.

</div>

×