Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích và bình luận các quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại theo luật mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.09 KB, 18 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>A, MỞ ĐẦU</b>

Nước ta đang trong thời kì phát triển, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của các quan hệ thương mại. Bên cạnh việc thúc đẩy giao kết

<i><b>hợp đồng thương mại giữa các chủ thể thì các hành vi vi phạm hợp đồng(VPHĐ) cũng diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp. Để đảm bảo cam kết</b></i>

giữa các bên đã thực hiện, bù đắp những thiệt hại cho bên bị vi phạm, pháp luật ban hành các hình thức chế tài trong thương mại một cách tương đối đầy đủ và hồn thiện. Tuy nhiên, khơng phải trong mọi trường hợp, bên VPHĐ đều bị áp dụng các chế tài. Để có kiến thức sâu hơn về vấn đề này, em xin chọn đề

<i><b>bài số 6 làm bài tập học kỳ của mình: “Phân tích và bình luận các quy địnhvề các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trongthương mại”. </b></i>

<b>B, NỘI DUNG</b>

<b>I, NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚIHÀNH VI VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI</b>

<b>1, Hợp đồng trong thương mại, hành vi vi phạm hợp đồng thương mại Trong Luật thương mại Việt Nam không đề cập đến khái niệm hợp đồng</b>

trong thương mại, chỉ tại Điều 385 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định chung:

<i>“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấmdứt quyền, nghĩa vụ dân sự dân sự”.</i>

<i> Hoạt động thương mại được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại(LTM) 2005: “là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hànghóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm</i>

<i><b>mục đích sinh lợi khác”. Như vậy, có thể hiểu, hợp đồng trong thương mại(sau đây gọi là hợp đồng thương mại (HĐTM)) là hình thức pháp lý của hành</b></i>

vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên là thương nhân hoặc chủ thể có tư cách thương nhân) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong thực hoạt động thương mại. Để tiến hành các hoạt động thương mại, thương nhân phải ký kết và thực hiện các HĐTM. Khi hợp đồng được hình thành và có hiệu lực pháp luật,

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

những cam kết trong hợp đồng có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên. Nếu một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã thỏa thuận thì được coi là vi phạm HĐTM. Trong HĐTM, ngoài các điều khoản do các bên thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng thì các bên cịn phải tuân thủ quy định của pháp luật trong mọi trường hợp, nếu các bên không thực hiện những điều pháp luật quy định thì cũng sẽ bị coi là hành vi vi phạm HĐTM và bị áp dụng chế tài.

<b>2, Chế tài do vi phạm hợp đồng</b>

Khi vi phạm hợp HĐTM, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm trước bên bị vi phạm thơng qua các hình thức trách nhiệm gọi là chế tài. Theo pháp luật thương mại Việt Nam, các chế tài được hiểu là những biện pháp pháp lý mang tính tài sản do bên bị vi phạm lựa chọn để áp dụng đối với bên vi phạm nhằm mục đích ngăn ngừa, trừng trị và giáo dục. Như vậy, các chế tài thương mại được áp dụng là để khôi phục về mặt vật chất cho bên bị vi phạm hoặc là để ngăn ngừa thiệt hại hay có ý nghĩa trừng phạt về mặt vật chất đối với bên vi phạm hợp đồng. Do đó, các chế tài này được các bên áp dụng cho các vi phạm xuất hiện từ lúc ký kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng.

<b>3, Miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm</b>

Miễn trách nhiệm do vi phạm HĐTM là việc bên vi phạm nghĩa vụ theo HĐTM không bị áp dụng các hình thức chế tài. Về bản chất, các trường hợp được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm là những trường hợp loại trừ yếu tố lỗi của bên vi phạm. Cơ sở để miễn trách nhiệm cho bên thực hiện hành vi VPHĐ chính là ở chỗ họ khơng có lỗi khi khơng thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng.

Về ngun tắc lỗi duy đốn, nếu bên VPHĐ có khả năng lựa chọn xử sự và khác ngoài xử sự gây thiệt hại mà khơng lựa chọn thì bị coi là có lỗi. Ngược lại, nếu khơng có khả năng lựa chọn xử sự nào khác thì được coi là khơng có lỗi và khơng phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. Vì vậy, pháp luật đã xác định các trường hợp miễn trách nhiệm với hành vi VPHĐ của bên vi phạm. Khắc phục bất cập tại Điều 40 của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989, LTM 2005 đã ghi nhận các trường hợp được miễn trách nhiệm đối với

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

hành vi vi phạm tại Điều 294 (do dung lượng bài tiểu luận bị giới hạn, em xin

<i><b>phép trích luật ở phần phụ lục).</b></i>

<i> Theo quy định này, các bên trong HĐTM có quyền thỏa thuận về giới hạn</i>

trách nhiệm và miễn trách nhiệm hợp đồng trong những trường hợp cụ thể do các bên dự liệu khi tiến hành giao kết hợp đồng. Ngoài ra, việc miễn trách nhiệm hợp đồng còn được áp dụng theo các trường hợp khác do pháp luật quy định (điểm b, c, d điều luật). Việc cho phép các bên thỏa thuận trước về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi VPHĐ thể hiện sự tôn trọng nguyên tắc tự do hợp đồng, tự do thỏa thuận của các bên trong HĐTM.

<b>II, CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI HÀNH VI VIPHẠM HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI</b>

<b>1, Trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận*Căn cứ miễn trách nhiệm </b>

Những thỏa thuận miễn trách nhiệm thường có đặc điểm chung về mặt lý thuyết các bên vẫn có thể lường trước và ngăn chặn được, do vậy không thể coi là trường hợp bất khả kháng, nhưng để thực hiện việc đó khơng phải dễ dàng.

Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 294 LTM 2005, bên VPHĐ được

<i>miễn trách nhiệm nếu: “Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đãthỏa thuận”. Các bên có quyền thỏa thuận mọi điều khoản liên quan đến quyền</i>

và nghĩa vụ của mình và bên đối tác miễn là việc thỏa thuận ấy không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Tuy nhiên, để xác định là trường hợp miễn trách nhiệm

<i><b>khi có vi phạm xảy ra thì thỏa thuận đó phải đáp ứng được các điều kiện: Thứnhất, thỏa thuận giữa các bên về trường hợp miễn trách nhiệm phải tồn tại</b></i>

trước khi xảy ra vi phạm và có hiệu lực đến thời điểm bên bị vi phạm áp dụng chế tài. Nếu thỏa thuận đươc hình thành sau khi có vi phạm xảy ra thì nó có ý nghĩa là bên bị vi phạm khơng áp dụng biện pháp chế tài đó với bên vi phạm chứ không phải là điều kiện để miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm do

<i><b>có thỏa thuận, bản chất của hai vấn đề hồn toàn khác nhau. Thứ hai, khi hợp</b></i>

đồng được giao kết bằng văn bản thì thỏa thuận miễn trách nhiệm được ghi

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

nhận trong nội dung hoặc phụ lục của hợp đồng. Khi hợp đồng đã kí kết, các bên vẫn có thể thỏa thuận bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc sửa đổi, bổ sung vào hợp đồng các trường hợp miễn trách nhiệm. Nếu hợp đồng được giao kết bằng lời nói hoặc hành vi thì thỏa thuận miễn trách nhiệm cũng có thể được thể hiện bằng lời nói, hành vi. Tuy nhiên, việc chứng minh sự tồn tại một thỏa thuận không bằng văn bản sẽ gặp những khó khăn nhất định.

<i><b> Ví dụ về miễn trách nhiệm do các bên đã thỏa thuận. Trong hợp đồng mua</b></i>

bán bánh trung thu, các bên thỏa thuận thời hạn giao hàng trong 15 ngày cuối tháng sáu âm lịch và bên bán có thể giao chậm trong 10 ngày đầu tháng bảy âm lịch. Đến ngày mùng bảy tháng bảy, bên bán đã giao đúng số lượng hàng, kích thước, mẫu mã...cho bên mua. Bên mua yêu cầu bên bán phải bồi thường thiệt hại cho mình khi bên bán đã giao chậm hàng làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Yêu cầu này không được bên bán chấp nhận bởi theo quy định của hợp đồng giao kết, bên bán được giao hàng chậm 10 ngày, điều đó có nghĩa là bên bán được miễn trách nhiệm.

Pháp luật về hợp đồng của Việt Nam khơng có sự phân định rõ ràng về lỗi cố ý và lỗi vô ý nên quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 294 LTM 2005 có thể hiểu là áp dụng cho mọi trường hợp: vi phạm do lỗi cố ý và vi phạm do lỗi vô ý. Với cách quy định này, có thể xảy ra trường hợp bên khơng trung thực sẽ lợi dụng sự tồn tại của thỏa thuận miễn trừ để VPHĐ mà khơng phải chịu bất kì

<i><b>chế tài nào, ảnh hưởng đến bên cịn lại. Ví dụ: Ngày 01/01/2019, A (bên bán),</b></i>

B (bên mua) đã kí hợp đồng mua bán bánh socola để bán lại cho những người kinh doanh nhỏ lẻ khác nhằm phụ vụ khách hàng vào dịp Valentine. Trong hợp đồng của hai bên có điểu khoản miễn trừ trách nhiệm như sau: thời gian A giao hàng là 07/02/2019 và B phải thanh toán đầy đủ số tiền là 1,5 tỷ đồng. Cho phép A giao trễ không quá 03 ngày, nếu A giao trễ trong khoảng thời gian cho phép thì số tiền B phải thanh toán giảm xuống còn 1,4 tỷ đồng. Ngày 07/02/2019, A đã có đủ hàng nhưng lại khơng giao cho B mà bán cho C với giá 1,8 tỷ đồng. A thông báo cho B hàng chưa kịp làm xong và sẽ giao trong ngày 10/20/2019. Ngày mùng 10 B đã nhận đủ hàng nhưng không thể bán nhiều như dự tính vì số hàng của C đã tung ra thị trường trước B. Như vậy,

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

tình huống này B đã bị thiệt hại bởi hành vi của A, A đã lợi dụng điều khoản thỏa thuận để miễn trách nhiệm, vi phạm hợp đồng với lỗi cố ý.

Pháp luật một số nước cũng có quy định về vấn đề này như nước Anh coi thỏa thuận của các bên về trường hợp miễn trách nhiệm có hiệu lực pháp lý. Tuy nhiên, những thỏa thuận miễn trách nhiệm do vi phạm những điều kiện cơ bản của hợp đồng thì được coi là khơng có hiệu lực pháp lý. Bên cạnh đó, Bộ

<i>luật Dân sự của Đức tại Điều 276 quy định: “bên vi phạm không thể đượcmiễn trách nhiệm trong tương lai do cố ý vi phạm hợp đồng”. Qua sự so sánh</i>

quy định của hai nước trên, có thể thấy quy định của pháp luật Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát chung, chưa đưa ra điều kiện để công nhận thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm hợp đồng giữa các bên. Qua đó cũng có thể thấy rằng, quy định về vấn đề này của pháp luật nước Đức có ý nghĩa nhằm hướng tới mục đích bảo vệ quyền lợi, sự cơng bằng cho các bên. Từ đó có thể thấy pháp luật nước ta cịn nhiều thiếu sót, cần được hồn thiện hơn trong tương lai.

<b>*Nghĩa vụ của bên vi phạm</b>

Để được miễn trách nhiệm, bên vi phạm phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

<i><b> Thứ nhất, bên vi phạm phải có nghĩa vụ thơng báo về việc mình khơng</b></i>

thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ hợp đồng là do rơi vào trường hợp miễn trách nhiệm đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nghĩa vụ thông

<i>báo được LTM 2005 quy định tại khoản 1 Điều 295: “ Bên vi phạm hợp đồngphải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễntrách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra”. Đây là một trong những nghĩa</i>

vụ bắt buộc của bên vi phạm nếu muốn được miễn trách nhiệm.

<i><b> Thứ hai, bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh mình rơi vào trường hợp</b></i>

miễn trách nhiệm đã thỏa thuận trong hợp đồng đó là: phải chứng minh sự kiện xảy ra dẫn đến VPHĐ là sự kiện được miễn trách nhiệm đã thỏa thuận trong hợp đồng; chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa trường hợp miễn trách nhiệm đã thỏa thuận trong hợp đồng và hành vi VPHĐ.

<b>2, Trường hợp miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>*Căn cứ xác định dấu hiệu bất khả kháng</b>

Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 294 LTM 2005 chỉ ghi nhận sự kiện bất khả kháng là căn cứ miễn trách nhiệm mà không quy định cụ thể thế nào là sự kiện bất khả kháng và điều kiện áp dụng. Vì vậy, xét khoản 1 Điều 156 Bộ

<i>luật Dân sự 2015 thì: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách kháchquan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã ápdụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Từ quy định này, có thể</i>

thấy một sự kiện được coi là bất khả kháng với tính chất là căn cứ miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm HĐTM phải thỏa mãn các dấu hiệu sau:

<i><b> Thứ nhất, sự kiện bất khả kháng phải là sự kiện ngồi ý chí của các bên</b></i>

tham gia giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được và đều đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể khắc phục được như thiên tai (lũ lụt, động đất...). Việc coi trọng các hiện tượng thiên tai là sự kiện bất khả kháng được áp dụng thống nhất trong luật pháp và thực tiễn các nước trên thế giới. Sự kiện bất khả kháng cũng có thể là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, dịch bệnh...Những yếu tố khách quan này đều có thể ảnh hưởng tới quá trình thực hiện hợp đồng dẫn đến có hành vi vi phạm. Nếu khi kí kết hợp đồng, các bên đã tiên liệu được rằng sự kiện bất khả kháng sẽ xảy ra thì khi một bên có hành vi VPHĐ do sự kiện bất khả kháng không cũng không được miễn trừ trách nhiệm bởi nếu đã biết trước sự kiện bất khả kháng xảy ra mà vẫn giao kết hợp đồng nghĩa là các bên đã có biện pháp bảo cho hợp đồng được thực hiện hoặc là bên có hành vi vi phạm đã chấp nhận rủi ro về mình.

<i><b> Thứ hai, sự kiện bất khả kháng và hành vi VPHĐ của một bên có mối quan</b></i>

hệ nhân quả với nhau. Trong đó, sự kiện bất khả kháng là nguyên nhân cịn hành vi vi phạm là kết quả. Bên có hành vi vi phạm có nghĩa vụ chứng minh rằng sự kiện bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi vi phạm. Nếu không chứng minh được thì bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm. Nghĩa vụ chứng minh nhằm hạn chế trường hợp bên có hành vi vi phạm lợi dụng sự kiện bất khả kháng để thực hiện hành vi VPHĐ, gây thiệt hại cho bên kia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i><b> Thứ ba, sự kiện bất khả kháng xảy ra để lại hậu quả không thể khắc phục</b></i>

được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Tức là sau khi bên vi phạm đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhưng vẫn không khắc phục được hậu quả thì mới đáp ứng điều kiện này. Tuy nhiên, nếu bên vi phạm không thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả nhưng chứng minh được rằng dù có hành động vẫn khơng thể khắc phục được hậu quả thì xem như đã thỏa mãn điều kiện này.

Khi xảy ra trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trừ các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ. Nếu các bên khơng có thỏa thuận hoặc thỏa thuận khơng thành thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian sau bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả nhưng không được kéo dài quá các thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 296

<i><b>LTM 2005 (trích luật ở phần phụ lục).</b></i>

Tuy nhiên, nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài q thời hạn nêu trên thì các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại. Bên từ chối thực hiện hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết trước khi bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng trong thời hạn 10 ngày.

Đây là một quy định cần chú ý bởi lẽ trong thực tế, khơng ít những doanh nghiệp khi rơi vào trường hợp bất khả kháng thì vẫn đinh ninh mình được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà khơng có sự thơng báo kịp thời cho bên đối tác, để rồi xảy ra những hậu quả khơng đáng có.

<b> Ví dụ: Chị Nhung ở Điện Biên kí hợp đồng mua 5000 bơng hoa hồng của</b>

chị Thảo ở Sơn La để bán trong ngày Quốc tế phụ nữ (8/3). Hai bên đã thỏa thuận sẽ tiến hành gửi hàng vào ngày 4/3. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của trận mưa đá đột ngột diễn ra ở hầu hết địa bàn của tỉnh Sơn La vào ngày 2/8 làm cho vườn hoa của chị Thảo bị thiệt hại nặng nề. Vì vậy, chị Thảo đã không thể giao đủ số lượng hoa hồng cho chị Nhung, tức là đã VPHĐ giao kết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Trong trường hợp này, mặc dù chị Nhung bị thiệt hại một số lượng hoa lớn vì khơng có đủ hoa hồng để bán nhưng xét theo nguyên nhân chị Thảo VPHĐ là do sự kiện bất khả kháng, cả hai bên đều không thể lường trước khi giao kết hợp đồng. Do đó, chị Thảo được miễn trách nhiệm mặc dù đã có hành vi vi phạm.

<b>*Nghĩa vụ của bên vi phạm khi gặp sự kiện bất khả kháng</b>

Khi gặp sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm không được miễn trách nhiệm một cách đương nhiên mà phải tiến hành thông báo (về thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện bất khả kháng và hậu quả của nó đến việc thực hiện nghĩa vụ) và chứng minh yêu cầu miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng là hợp lý. Nếu như bên vi phạm không thực hiện nghĩa vụ này thì họ sẽ phải chịu chế tài nhất định mà cao nhất là có thể mất quyền viện dẫn sự kiện bất khả kháng là căn cứ miễn trách nhiệm.

<b>3,Trường hợp hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia*Căn cứ miễn trách nhiệm</b>

Nếu như LTM 1997 không quy định lỗi của bên bị thiệt hại là căn cứ miễn trách nhiệm do không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ hợp đồng thì để đảm bảo sự tương thích với pháp luật quốc tế, LTM 2005 đã ghi nhận hành vi vi phạm của một bên nếu hoàn toàn là do lỗi của bên kia là một căn cứ miễn trách nhiệm theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 294.

Đây là trường hợp loại trừ trách nhiệm căn cứ vào yếu tố lỗi. Lỗi được hiểu là thái độ tâm lý của con người với hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vơ ý. Lỗi này có thể biểu hiện dưới hình thức hành động hoặc không hành động của bên vi phạm. Theo ngun tắc suy đốn lỗi, khi một bên có hành vi VPHĐ thì mặc nhiên bị suy đốn là có lỗi. Theo quan điểm trên, nếu một bên muốn được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm của mình ngồi việc chứng minh mình khơng có lỗi cịn phải chứng minh lỗi hoàn toàn thuộc về bên kia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b> Ví dụ: Cơng ty A kí kết hợp đồng mua 50 tấn gạo của công ty B với nội</b>

dung thỏa thuận trong hợp đồng là việc giao nhận hàng diễn ra vào ngày 20/08/2019. Tuy nhiên, đến ngày thỏa thuận, công ty A không nhận hàng do kho của công ty A đã hết chỗ chứa. A đề nghị B giữ hàng tới ngày 25/08/2019 sẽ nhận hàng. Tới ngày 25/08/2019, sau khi nhận và kiểm tra hàng, công ty A phát hiện một phần số lượng gạo không đảm bảo chất lượng như trong hợp đồng đã kí kết. Vì vậy, A yêu cầu B bồi thường thiệt hại do hành vi VPHĐ. Tuy nhiên, B đã chứng minh rằng số gạo bị hỏng trong thời gian A chậm thực hiện nghĩa vụ nhận hàng, do đó cơng ty B khơng phải chịu trách nhiệm về số lượng hàng hóa bị hỏng.

Một điều cần lưu ý là một bên chỉ được miễn trách nhiệm nếu lỗi hoàn tồn do bên cịn lại. Vậy trong trường hợp nếu lỗi một phần do một bên, một phần do bên kia thì trách nhiệm của bên vi phạm sẽ xác định thế nào? Theo quan điểm của cá nhân em, em cho rằng nếu sự vi phạm HĐTM là do lỗi của cả hai bên giao kết hợp đồng thì một bên sẽ được giảm trừ trách nhiệm tương ứng với mức độ lỗi của bên kia, chỉ phải chịu trách nhiệm tương ứng mức độ lỗi của mình.

Điều 294 LTM 2005 mới dự liệu mễn trách nhiệm đối với bên VPHĐ khi

<i>“Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia” mà chưa tính đến</i>

khả năng hành vi vi phạm của một có nguyên nhân xuất phát từ bên thứ ba, mà bên này rơi vào trường hợp mà pháp luật quy định là được miễn trách nhiệm. Mặc dù các bên có thể thỏa thuận về các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng vủa họ nhưng trong trường hợp không được thỏa thuận, đương nhiên bên vi phạm sẽ không được miễn trách nhiệm nếu do lỗi của bên thứ ba mặc dù bên này rơi vào trường hợp được miễn trách nhiệm.

Ngoài ra, pháp luật thương mại hiện hành nói chung và Điều 294 LTM 2005 nói riêng cũng chưa dự liệu trường hợp miễn trách nhiệm do một bên ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng mà bên thứ ba này vi phạm nghĩa vụ trong một số trường hợp cụ thể. Hiện tại, cơng ước Viên CISG 1980 đã chính thức có hiệu lực ràng buộc đối với Việt Nam từ ngày

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

01/01/2017, do đó việc áp dụng các điều khoản trong CISG là hồn tồn có thể

<i><b>trong quan hệ thương mại (theo khoản 2 Điều 79 CISG, trích luật ở phần phụlục). </b></i>

<b>*Nghĩa vụ của bên vi phạm khi hành vi vi phạm hoàn toàn do lỗi bên kia</b>

Cũng giống như các trường hợp trên, bên VPHĐ phải có nghĩa vụ thơng báo và chứng minh. Thông báo về hậu quả xảy và chứng minh hành vi gây ra hậu quả đó hồn tồn do lỗi của bên cịn lại. Nếu khơng thực hiện nghĩa vụ này, bên vi phạm sẽ không được miễn trách nhiệm.

<b>4, Trường hợp hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định củacơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thờiđiểm giao kết hợp đồng</b>

<b>*Căn cứ miễn trách nhiệm</b>

Trường hợp này được quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 294 LTM 2005. Xét về bản chất, hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước là hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng về sự biến pháp lý. Quyết định của cơ quan nhà nước phải làm phát sinh nghĩa vụ của bên vi phạm, tức là phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định nào đó dẫm tới hành vi VPHĐ. Rõ ràng, các bên cũng không lường trước được những vi phạm và thiệt hại khi có một quyết định của nhà nước xen vào. Đó có thể là quyết định hành chính (quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định trưng thư...) hoặc quyết định của cơ quan tư pháp (bản án, quyết định)...Miễn trách nhiệm chỉ được áp dụng khi hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Còn nếu như các bên đã biết về việc thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể dẫn đến VPHĐ mà vẫn đồng ý giao kết thì khơng được áp dụng miễn trách nhiệm.

Tuy nhiên, LTM 2005 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn chưa quy

<i><b>định rõ ràng một số vấn đề: Thứ nhất, “các bên” ở trong trường hợp này có</b></i>

nghĩa là cả bên vi phạm và bên bị vi phạm. Thế nhưng, việc không thể biết quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dẫn đến VPHĐ chỉ có ý nghĩa

</div>

×