Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Anh (chị) hãy cho biết các thước đo lạm phát, tăng trưởng của một nền kinh tế và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng? Anh (chị) hãy cho biết mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.29 KB, 13 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

trưởng khá, từ một quốc gia thuộc nhóm các nước nghèo nhất thế giới, Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình và mộtnền kinh tế thị trường năng động. Trong sự phát triển ấy, tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng. Mối quan hệ giữa hai chỉ số này tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, để phát triển cao, bền vững, đời sống xã hội được cải thiện thì Đảng và Nhà nước cần có nhưng biện pháp phù hợp để tăng trưởng kinh tế cao, kiềm chế lạm phát thấp nhất có thể.

<b>1. Anh (chị) hãy cho biết các thước đo lạm phát, tăng trưởng của mộtnền kinh tế và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng?</b>

<b>1.1 Các thước đo lạm phát của một nền kinh tế</b>

*Khái niệm lạm phát

Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá chung (P) theo thời gian. Trong đó, mức giá chung P: chỉ số chung về giá cả hai chỉ số chính là chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số điều chính GDP.

Giá trị thực của tiền: là lượng hàng hóa có thể mua được bằng một đơn vị tiền tệ bằng 1/P.

*Thước đo lạm phát gồm: - Chỉ số giá tiêu dùng CPI:

+ Đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua.

+ Là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế và mức độ bán lẻ biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

+ Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng nghĩa là mức giá trung bình tăng, người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để có thể mua được một lượng hàng hóa và

dịch vụ như cũ nhầm duy trì mức sống trước đó của họ. - Chỉ số điều chỉnh GDP:

+ Đo lường mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ. Nó phản ánh mức giá hiện hành so với mức giá của năm cơ sở.

+ Cho biết sự thay đổi sản lượng do giá thay đổi chứ không cho biết sự gia tăng của GDP thực tế.

+ Chỉ số điều chỉnh GDP năm cơ sở luôn bằng 1.

<b>1.2 Các thước đo tăng trưởng của một nền kinh tế</b>

*Khái niệm tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNP) trong một thời gia nhất định. Tăng trưởng kinh tế còn được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian.

*Các thước đo tăng trưởng kinh tế

- Tổng sản phẩm trong nước GDP: là giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra bởi các yếu tố sản xuất trong lãnh thổ kinh tế của một nước trong một thời kỳ nhất định.

- Tổng sản phẩm quốc dân GNP là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước nó được tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, thơng thường là một năm tài chính, khơng kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước).

- Thu nhập quốc dân sản xuất NI là tổng thu nhập mà công dân một nước tạo ra trong quá trình sản xuất dịch vụ

- Thu nhập quốc dân sử dụng NDI là tổng thu nhập của một quốc gia từ sản xuất, từ thu nhập sở hữu và từ chuyển nhượng hiện hành, là tổng

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

nguồn thu nhập có thể dùng cho tiêu dùng cuối cùng và để dành của quốc gia

<b>1.3 Mối quan hệ giữa làm phát và tăng trưởng</b>

*Các tác động tích cực của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế:

<i> - Thứ nhất, lạm phát có thể tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông</i>

qua kênh tiết kiệm và đầu tư. Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát luôn có độ trễ thời gian giữa tăng giá sản phẩm đầu ra và tăng giá chi phí đầu vào biểu hiện ở độ trễ về tăng tiền lương. Tobin (1972) nhận định lạm phát vừa phải như là chất bôi trơn của nền kinh tế (grease effect), lạm phát giúp các nhà sản xuất có thể giảm chi phí thực sự để mua đầu vào lao động, từ đó gia tăng tiết kiệm và đầu tư, khuyến khích họ mở rộng quy mô sản xuất.

<i> - Thứ hai, lạm phát có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tăng trưởng thơng qua</i>

tác động kích cầu. Lạm phát tạo ra tâm lý giá tăng nên mọi người có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn hoặc mua hàng hóa tích trữ, do đó làm gia tăng tổng cầu. Bên cạnh đó, lạm phát thường kéo theo việc phá giá của đồng nội tệ, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và có xu hướng làm tăng xuất khẩu rịng. Cầu xuất khẩu tăng kích thích tăng cầu hàng hóa, dịch vụ trong nước - nguồn cho xuất khẩu. Trong lý thuyết tổng cầu của Keynes, một nền kinh tế chịu tác động của cả hai nhân tố tổng cung và tổng cầu. Song, nhân tố quyết định trực tiếp đến sản lượng và việc làm là tổng cầu. Tuy nhiên, tổng cầu thường thấp hơn tổng cung do khuynh hướng tiết kiệm trong sử dụng thu nhập, đó là nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế. Để đảm bảo tăng trưởng cần có sự can thiệp của Nhà nước thơng qua các chính sách như mở rộng chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm nâng cao tổng cầu, trong đó việc giảm lãi suất sẽ tạo ra lạm phát, từ đó kích thích mọi người sử dụng tiền mặt để tiêu dùng, đầu tư kinh doanh.

<i> - Thứ ba, nhà nước có thể thơng qua việc gia tăng cung tiền để tăng cường</i>

phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng,

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

….Việc đầu tư xây dựng thêm trường học, cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu, tăng lương cho cán bộ nhân viên, xây dựng nhà máy, xí nghiệp,… sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học - cơng nghệ, đáp ứng các điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho các yêu cầu phát triển kinh tế.

*Các tác động tiêu cực của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế

<i> - Thứ nhất, lạm phát làm biến đổi giá tương đối và phân bổ sai các nguồn</i>

lực. Fischer (1993) cho rằng lạm phát làm sai lệch trong việc phân phối các nguồn tài nguyên do những thay đổi bất lợi đối với giá cả tương quan. Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát, giá của các hàng hóa thay đổi khác nhau dẫn tới giá tương đối của chúng cũng thay đổi, các quyết định của người tiêu dùng bị biến dạng và thị trường mất khả năng phân bổ nguồn lực hiệu quả.

<i> - Thứ hai, lạm phát làm suy giảm đầu tư - hoạt động nguồn, đầu vào của</i>

nền kinh tế. Tính khơng chắc chắn trong sự biến động của lạm phát chính là nguyên nhân làm suy giảm đầu tư trong dài hạn. Vì các nhà đầu tư khơng thể tính tốn chính xác lãi suất thực thu được từ hoạt động đầu tư nên họ không dám liều lĩnh đầu tư nhiều, đặc biệt vào các dự án dài hạn. Fischer (1993) xây dựng lược đồ nhằm xác định “kênh truyền tải” từ thực thi chính sách kinh tế vĩ mơ đến tăng trưởng như sau: lạm phát tăng→đầu tư suy giảm→tỷ lệ tăng năng suất suy giảm→tăng trưởng kinh tế suy giảm. Theo Choi và đồng sự (1996), Azariadas và Smith (1996), nếu lạm phát tăng cao sẽ làm giảm mức lãi suất thực tế mà người đi vay phải trả cho người cho vay, thậm chí âm. Lạm phát cao cịn gây ra “chi phí mịn giày”, “chi phí thực đơn”, “nhầm lẫn và bất tiện”.

<i>- Thứ ba, lạm phát có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế thơng</i>

qua những thay đổi trong chính sách tỷ giá. Bởi lạm phát thường kéo theo việc nâng tỷ giá làm tăng chi phí nợ nước ngồi tính bằng ngoại tệ của các doanh

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

nghiệp và Chính phủ có nợ vay nước ngồi, từ đó gia tăng nguy cơ vỡ nợ của các doanh nghiệp và Chính phủ

<b>2. Anh (chị) hãy cho biết mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát củaViệt Nam trong giai đoạn 2010-2018?</b>

<b> - Năm 2010, trong điều kiện kinh tế toàn cầu hậu khủng hoảng phục hồi</b>

chậm, nhưng kinh tế Việt Nam đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh. Tính chung cả năm, GDP tăng 6,42%, vẫn thuộc nhóm có mức tăng trưởng khá cao trong khu vực và trên thế giới, trong đó, tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm trước. Với kết quả này, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1160 USD. Lạm phát năm 2010 là 11,75%, guyên nhân chỉ số CPI tăng mạnh trong năm 2010 là tổng hòa của các nhân tố như thiên tai, giá cả hàng hóa thế giới tăng, tiền đồng bị mất giá, thâm hụt ngân sách kéo dài, nhập siêu cao…, nhưng ngun nhân sâu xa có thể tìm thấy trong việc lựa chọn thứ tự ưu tiên các mục tiêu phát triển kinh tế. Đối với nhiều nước đang phát triển như Việt Nam thì tăng trưởng vẫn là ưu tiên số một. Do vậy, suốt một thời gian dài, Việt Nam đã chấp nhận lạm phát cao để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế với chính sách tiền tệ và tài khóa về cơ bản là nới lỏng. Thành tựu tăng trưởng kinh tế năm 2010 là đáng ghi nhận, song lạm phát cao, kéo dài so với nhiều nước trong khu vực là một bất ổn, ảnh hưởng đến tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

<b> - Giai đoạn 2011 - 2015, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn</b>

2011-2015 được thực hiện trong bối cảnh tình hình quốc tế có những diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn. Năm 2015 - năm cuối của kế hoạch kinh tế 5 năm 2011 - 2015 khép lại với tăng trưởng kinh tế phục hồi ở mức cao nhất trong vòng 5 năm qua, lạm phát thấp, tỷ lệ nợ xấu giảm, nhập siêu nằm trong mức mục tiêu đề ra. Tăng trưởng kinh tế thể hiện rõ

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

xu thế phục hồi, tính chung trong cả giai đoạn duy trì ở mức khá, chất lượng được cải thiện, bình quân giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt khoảng 5,91%, mặc dù thấp hơn so với giai đoạn 2006 - 2010, nhưng đặt trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và kinh tế thế giới thường xuyên xuất hiện nhiều nhân tố bất lợi thì đây vẫn là mức tăng tương đối tốt. Hơn thế nữa, xu hướng phục hồi kinh tế ngày càng rõ nét kể từ năm 2013, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Tăng trưởng năm 2015 đạt 6,68%, vượt mục tiêu đề ra là 6,2% và là mức cao nhất trong cả giai đoạn 2011-2015; trong đó, cơng nghiệp và xây dựng với tốc độ tăng 9,64% là ngành đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng năm 2015. Bên cạnh đó, GDP bình qn đầu người cũng tăng hơn 40%, từ 1.532 USD/người năm 2011 lên 2.171 USD/người năm 2015, trong bối cảnh lạm phát được duy trì ở mức thấp đã góp phần nâng cao mức sống thực tế của người dân. Lạm phát được kiểm soát nhờ thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp về tiền tệ tín dụng và tài khóa cũng như cơ chế phối hợp linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Chỉ số CPI giảm từ 18,58% năm 2011 xuống còn 4,09% năm 2014 và 0,63% năm 2015 - thấp nhất trong vòng 14 năm qua.

Trên thị trường tiền tệ, lãi suất được điều hành linh hoạt, về cơ bản phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và tiền tệ, đặc biệt là diễn biến lạm phát trong từng thời kỳ. Sau một số năm lãi suất tăng cao do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát, từ năm 2012 mặt bằng lãi suất huy động đã giảm mạnh, tạo điều kiện cho việc tiếp cận vốn của khu vực doanh nghiệp thuận lợi hơn.

<b> - Giai đoạn 2016 - 2017, ổn định, tạo động lực phát triển mới. Kết thúc</b>

năm 2016, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, giá tiêu dùng tăng thấp. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,63% so với năm 2015, kiểm soát được lạm phát ở mức vừa phải. Kinh tế tiếp tục đà phục hồi với mức tăng trưởng GDP năm 2016 đạt 6,21%. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2016 đạt 6,21%; con số này thấp hơn so

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

với dự tính 6,3- 6,5%. Năm 2017 khép lại, cùng với xu thế chung của kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam tiếp tục ổn định về mặt vĩ mơ. Trong đó, tăng trưởng GDP đạt 6,81%, chủ yếu đến từ sự đóng góp của xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Lạm phát được kiềm chế ở mức thấp dưới 4%, đến từ sự chủ động trong chính sách điều hành, kiểm sốt chặt chẽ giá cả…

<b> - Năm 2018, kinh tế Việt Nam khép lại với con số rực rỡ. Tăng</b>

trưởng GDP cả năm 2018 tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 trở lại đây. Phải mất một thập kỷ, nền kinh tế mới có lần quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng ấn tượng đến như vậy sau bao nẳm rịng trồi sụt.Vượt lên tất cả những khó khăn, kinh tế Việt Nam đã cán đích với mức tăng trưởng GDP vượt mục tiêu đặt ra từ đầu năm (mục tiêu là 6,7%). "Ấn tượng" là cụm từ được Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam – ông Ousmane Dione nhấn mạnh khi nhắc tới mốc tăng trưởng 7,08% năm nay của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế không mấy thuận lợi. Con số tăng trưởng cao nhất trong thập niên qua mà Việt Nam vừa đạt được, theo ơng Ousmane đến từ chính sự "lắng nghe, chịu thay đổi của Chính phủ, bộ máy chính quyền". Chỉ số tăng CPI được kiềm ở dưới 4%. Tăng trưởng cao là một chuyện, chuyện khác, theo ông Ousmane là chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện. Dữ liệu của Tổng cục Thống kê vừa cơng bố minh chứng điều này. Năm 2018 đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP đạt 43,50%, bình quân 3 năm 2016-2018 đạt 43,29%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% của giai đoạn 2011-2015.

Như vậy, nhìn vào phân tích ở trên, có thể thấy mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018 nổi lên vấn đề như sau: Lạm phát tác động đến tăng trưởng kinh tế suốt giai đoạn 2010 - 2018; những cú sốc về lạm phát làm giảm tăng trưởng, khi lạm phát cao sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>3.Anh (chị) hãy bình luận nhận định trên của Thủ tướng được đưa ra trongbài báo trên?</b>

<b>3.1 Nhận định “Chính phủ kiên quyết khơng đánh đổi lạm phát cao lấytăng trưởng kinh tế”</b>

Em đồng ý với quan điểm trên, bởi nếu lạm phát cao sẽ tác động rất xấu đến đời sống xã hội. Nguyên nhân và các dạng lạm phát trong năm nay có thể được tóm tắt như sau: Lạm phát do cầu kéo (ví dụ, nhu cầu về gạo xuất khẩu tăng cao trong khi nguồn cung bị hạn chế đầu năm do bất lợi thời tiết...); Lạm phát do chi phí đẩy (giá xăng dầu cũng như giá một số nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao như thép, nhựa... khiến cho chi phí đầu vào của sản xuất trong nước tăng lên và giá đầu ra, vì vậy, cũng bị đẩy lên cao hơn); Lạm phát tiền tệ (chính sách tài chính - tiền tệ theo hướng kích cầu thơng qua việc tăng mạnh dư nợ tín dụng và tổng các phương tiện thanh toán những năm gần đây); Lạm phát do việc yếu kém trong quản lý nhà nước đối với một số ngành dẫn đến sự độc quyền trong phân phối khiến cho một số mặt hàng tăng giá mạnh như dược phẩm hay sắt thép; Lạm phát do yếu tố tâm lý: kế hoạch cải cách tiền lương vào cuối năm 2004 có thể làm giảm lịng tin của người dân vào đồng Việt Nam, qua đó tạo ra áp lực lạm phát... Cho dù nguyên nhân nào đi nữa thì chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát tăng cao và kéo dài sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Những tác động chủ yếu bao gồm: Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Lạm phát cao làm giảm giá trị đồng tiền trong nước. Khi các mức giá cả trong tương lai khó dự đốn hơn thì các kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó thực hiện hơn. Người dân ngày càng lo ngại về việc sức mua trong tương lai của họ bị giảm xuống và mức sống của họ cũng vì vậy mà kém đi. Lạm phát cao khuyến khích các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ trục lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất (ví dụ: khi có lạm phát, nếu ngân hàng khơng tăng lãi suất tiền gửãi thì dân chúng sẽ khơng gửi tiền ở ngân

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

hàng mà tìm cách đầu cơ vào đất đai khiến giá cả đất đai tăng cao...). Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập khơng tăng kịp mức tăng của giá cả, đặc biệt là những người sống bằng thu nhập cố định như là những người hưởng lương hưu hay công chức. Phúc lợi và mức sống của họ sẽ bị giảm đi.

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững. Trong phát triển kinh tế thị trường, ổn định kinh tế vĩ mơ có ý nghĩa và vai trị quan trọng trên nhiều phương diện, đặc biệt là mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế. Có ổn định kinh tế vĩ mơ, nhất là kiểm sốt lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền mới tạo điều kiện thuận lợi để duy trì trật tự và thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế tạo nền tảng cho ổn định vĩ mô thông qua bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối hàng tiền, tiết kiệm đầu tư; thu chi ngân sách nhà nước, xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán, việc làm, thu nhập và bảo đảm an sinh xã hội. Nhìn lại lịch sử kinh tế thế giới trong những thập kỷ vừa qua, chúng ta thấy hầu hết các nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững đều gắn liền với việc thực hiện hiệu quả các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, như Nhật Bản từ những năm 1950, Hàn Quốc và những con hổ châu Á từ những năm 1960, Trung Quốc từ cuối những năm 1970, đầu những năm 1980. Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, nhiều nước đã dựa vào mơ hình tăng nhanh đầu tư dù phải chấp nhận gánh nặng nợ nước ngoài ngày càng gia tăng, nghĩa là tăng trưởng kinh tế cao bằng mọi giá và kết quả là tốc độ tăng trưởng kinh tế xấp xỉ 2 con số, đồng thời lạm phát gia tăng, nền kinh tế phát triển quá nóng, các nhân tố khủng hoảng kinh tế - tài chính hình thành và ngày càng chín muồi dẫn tới khủng hoảng khơng thể tránh khỏi. Vì vậy, em rất đồng tình với quan điểm trên của Thủ tướng, chúng ta không thể tăng trưởng kinh tế mà không chấp nhận lạm phát, tuy nhiên, không đánh đổi bằng mọi giá để có được tăng trưởng kinh tế cao, bởi lạm phát cao sẽ ảnh hướng rất xấu đến đời sống kinh tế, xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>3.2 Nhận định “Khơng để tình trạng bị động, bất ngờ xảy ra đối với điềuchỉnh chính sách tiền tệ, không để mất đà tăng trưởng”</b>

Xung đột thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc có khả năng đẩy dịng vốn đầu tư sang Việt Nam, nhưng cũng có thể tác động tiêu cực đến hàng xuất khẩu. Riêng Việt Nam có quan hệ thương mại sâu rộng với cả 2 nước thì vịng xốy thương mại giữa 2 cường quốc được dự báo sẽ tác động tới xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam theo cả 2 chiều hướng tiêu cực và tích cực. Tác động tích cực sẽ có nhưng khơng nhiều. Về tác động tiêu cực, khi hàng Trung Quốc xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị áp thuế, để giảm phụ thuộc vào Hoa Kỳ, duy trì năng suất, Trung Quốc có thể có những chính sách phá giá, đẩy hàng hóa sang các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam. Điều này tạo ra sức ép cho doanh nghiệp nội địa. Và khi cuộc chiến tranh thương mại kéo dài, hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu đi Mỹ gặp khó thì về lâu dài nhiều ngành hàng của Trung Quốc sẽ phải thu hẹp sản xuất, bán rẻ máy móc, cơng nghệ… Lúc đó, đối tượng để Trung Quốc trút bỏ đương nhiên có Việt Nam. Tuy nhiên, khơng vì thế mà trong ngắn hạn các mục tiêu xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng vì các hàng hóa đầu vào xuất khẩu từ Việt Nam sang trung Quốc nằm trong chuỗi cuối sản xuất nhưng nếu các biện pháp tiếp tục mở rộng danh sách thì về dài hạn sẽ có những cú sốc khó đốn trước được đối với kinh tế Việt Nam.

Vì vậy, nhận định của Thủ tướng thể hiện sự sáng suốt, hợp lí, kịp thời. Chúng ta cần chuẩn bị những biện pháp ứng phó với cuộc chiến thương mại tiếp tục leo thang để không chịu nhiều tổn thất sau này.

<b>KẾT LUẬN</b>

Tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai vấn đề cơ bản và lớn trong kinh tế vĩ mô. Sự tác động qua lại của tăng trưởng kinh tế và lạm phát hết sức phức tạp và không phải lúc nào cũng tuân theo những quy tắc kinh tế. Do vậy vấn đề lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát tới tăng trưởng kinh tế càng trở nên cấp thiết

</div>

×