Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Bắc Giang Lớp 7.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.19 MB, 83 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>Chủ đề. Ngữ văn Bắc Giang</small> ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>

<b>BẠCH ĐĂNG KHOA – PHAN NGỌC HUYỀN (Đồng Chủ biên)</b>

<b>NGUỴ THỊ BÌNH – NGƠ QUỐC ĐƯỜNG PHAN THỊ HỒNG HÀ – ĐÀO THỊ MINH HẢI – NGUYỄN THỊ HẬU – TRẦN ĐỨC HẬU TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG – ĐỖ VĂN NGHIỆP – TRẦN HOÀI PHƯƠNG – TRẦN XUÂN TRÍ – NGUYỄN THANH XUÂN </b>

<b>NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM</small>

<small>TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BẮC GIANG LỚP 7</small>

<small>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG</small>

<small>Bản quyền nội dung thuộc về Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.Bản quyền xuất bản thuộc về Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.Mọi hình thức sao chép tồn bộ hay một phần hoặc các hình thức phát hành </small>

<small>mà khơng có sự cho phép trước bằng văn bản của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm đều là vi phạm pháp luật.</small>

<small>Chúng tôi luôn mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của quý vị độc giả để sách ngày càng hồn thiện hơn. Mọi góp ý về sách, liên hệ về bản thảo và dịch vụ bản quyền </small>

<small>xin vui lòng gửi về địa chỉ email: </small>

<small>ISBN 978-604-54-....-...</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>Chủ đề. Ngữ văn Bắc Giang</small>

<b>MỤC LỤC</b>

<b>LỜI NĨI ĐẦU ... 4</b>

<b>Kí hIệU dùNg troNg sách ... 2</b>

<b>chỦ ĐỀ. BẮc gIANg tỪ ĐẦU thẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU thẾ KỈ XVI ... 18</b>

<b>Bài 3. Bắc Giang từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIII ...19</b>

<b>Bài 4. Bắc Giang từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIV ...26</b>

<b>Bài 5. Bắc Giang từ đầu thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI ...34</b>

<b>Bài 9. Sự đa dạng của hệ thực vật, động vật ở Bắc Giang ...58</b>

<b>Bài 10. Nguy cơ suy giảm thực vật, động vật quý hiếm và bảo vệ đa dạng sinh học ở Bắc Giang ...63</b>

<b>Bài 11. Bắc Giang – Vùng đất của mĩ thuật truyền thống ...68</b>

<b>Bài 12. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, chạm khắc, tranh thờ ở Bắc Giang ...73</b>

<b>Bài 1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Bắc Giang ...6</b>

<b>Bài 2. Thực hành: Tìm hiểu mơi trường tự nhiên ở địa phương ...15</b>

<b>chỦ ĐỀ. ĐỊA Lí BẮc gIANg ... 5</b>

<b>Bài 6. Tục ngữ, câu đố Bắc Giang...43</b>

<b>Bài 7. Thực hành tìm hiểu từ ngữ địa phương Bắc Giang ...48</b>

<b>Bài 8. Thơ Bắc Giang ...51</b>

<b>chỦ ĐỀ. NgỮ VĂN BẮc gIANg ...42</b>

<b>chỦ ĐỀ. ĐA dạNg sINh học BẮc gIANg ... 57</b>

<b>chỦ ĐỀ. mĩ thUật trUyỀN thốNg BẮc gIANg ... 67</b>

<b>dANh mỤc tỪ trA cỨU ... 80</b>

CHI

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>LỜI NÓI ĐẦU</b>

<b>Các em học sinh thân mến!</b>

<i>Cuốn sách Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Giang – Lớp 7 sẽ đồng </i>

hành cùng các em trong năm học này. Sách được biên soạn với kết cấu và nội dung hợp lí, thể hiện những đặc trưng của Bắc Giang, nhằm giúp các em khám phá và tìm hiểu về những giá trị lịch sử truyền thống, những nét đẹp văn hố, những đặc điểm vị trí địa lí và dân cư,... của địa phương,

<i>thông qua các chủ đề như: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên </i>

<i>Bắc Giang, Bắc Giang từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, Ngữ văn Bắc Giang, Đa dạng sinh học địa phương, Mĩ thuật truyền thống Bắc Giang.</i>

<i>Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Giang – Lớp 7 cùng với các môn </i>

học khác trong Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 sẽ góp phần tạo điều kiện để các em phát triển năng lực, phẩm chất, tình yêu quê hương đất nước, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của địa phương.

Hi vọng rằng, cuốn sách sẽ mang đến cho các em nhiều điều bổ ích và thú vị về những nét đặc trưng của vùng đất Bắc Giang. Chúc các em có những giờ học tập thật vui vẻ và hiệu quả.

<b>Các tác giả</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small>Chủ đề. Địa lí Bắc Giang</small>

<b>ĐỊA LÍ BẮC GIANG</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i><small>Thuyền ta ngược, thuyền ta xi</small></i>

<i><small>Giữa dịng nước bạc, nhịp chèo ta bơi [...]Nhìn bóng chiều, in ngấn nước</small></i>

<i><small>Ta nhìn đất trời một dịng nghiêng soiNghe tiếng rừng, nghe tiếng suối</small></i>

<i><small>Xốn xang mái chèo, nhịp đời sinh sôi [...].</small></i>

<i><small> (Trích lời bài hát Hồ trên núi, sáng tác: </small></i>

<small>Nhạc sĩ Phó Đức Phương)</small>

<small>Thiên nhiên Bắc Giang đã từng đi vào thi ca đầy lãng mạn và tươi đẹp. Ngày nay, những tiềm năng của vùng đất này đang được khai thác ngày càng hợp lí hơn, trở thành nguồn động lực lớn lao để Bắc Giang vươn mình trong sự phát triển chung của đất nước. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về một số đặc điểm tự nhiên hoặc tài nguyên thiên nhiên nổi bật của tỉnh Bắc Giang.</small>

<b><small>Học xong bài này, em sẽ:</small></b>

<small>• Trình bày được đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Bắc Giang: địa hình, khống sản, khí hậu, sơng, hồ, đất – sinh vật.</small>

<small>• Xác định được vị trí và sự phân bố của một số đối tượng tự nhiên thơng qua bản đồ, lược đồ. </small>

<small>• Sử dụng bảng số liệu thống kê, biểu đồ để trình bày một số đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Bắc Giang.</small>

Địa hình Bắc Giang gồm hai tiểu vùng: miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ. Vùng miền núi bao gồm bảy huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Trong đó, một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao. Vùng trung du bao gồm huyện Hiệp Hoà, Việt Yên và thành phố Bắc Giang.

<b>thiên nhiên Bắc Giang </b>

<b><small>Hình 1.1. Một góc hồ Cấm Sơn </small></b>

<small>(huyện Lục Ngạn).</small>

<b> Địa hình</b>

<b>I</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<small>Chủ đề. Địa lí Bắc Giang</small>

<small>Cách đây khoảng 230 triệu năm, Bắc Giang nằm trong khu vực bị sụt lún thành biển, 120 triệu năm sau mới được nâng lên thành lục địa. Từ đó đến nay, vùng này trải qua thời kì bào mịn lục địa, rồi thời kì tạo núi với các vận động nâng lên, hạ xuống trong nhiều đợt, làm cho địa phận Bắc Giang có chỗ cao (khu đồi núi), chỗ thấp (khu vực đồng bằng ven sông). Cách đây khoảng gần 10 nghìn năm, biển lùi xa để lại đồng bằng Bắc Bộ như hiện nay, trong đó có một phần thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang.</small>

<b><small>Hình 1.2. Dãy núi Tây Yên Tử.</small></b>

Vùng miền núi (chiếm 72 % diện tích tự nhiên tồn tỉnh) bị chia cắt mạnh, chênh lệch độ cao lớn. Phía bắc, đơng và đông nam là vùng núi cao từ 300 – 900 m, bao bọc bởi hai dãy núi cánh cung là Đông Triều và Bắc Sơn, nhiều đỉnh núi khá cao và hiểm trở thuộc dải núi Bảo Đài – Cấm Sơn và Huyền Đinh – Yên Tử.

Vùng trung du chiếm khoảng 28 % diện tích tự nhiên, nằm giữa cánh cung Đơng Triều (phía đơng nam) và cánh cung Bắc Sơn (phía tây bắc). Đặc biệt, địa hình khu vực dãy núi Bắc Sơn kéo dài xuống dưới huyện Yên Thế có địa hình cắt xẻ mạnh tạo thành những dải đồi trung du với đỉnh tròn, sườn thoải. Đây là vùng đồi trung du có độ cao phổ biến dưới 500 m, thấp dần về phía nam, xen kẽ là các đồng bằng châu thổ ven sông Cầu, sông Thương, độ cao trung bình dưới 100 m, gồm khu vực thành phố Bắc Giang, một phần các huyện Hiệp Hoà, Việt Yên, Tân Yên.

<small>Dải núi Huyền Đinh – Yên Tử nằm trên cánh cung Đơng Triều, phía nam thuộc huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; phía bắc thuộc huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, là một trong những dãy núi hùng vĩ, cảnh quan phong phú, khí hậu mát mẻ, môi trường trong lành. Dải núi này là biểu tượng của huyện Lục Nam (sông Lục – núi Huyền), đồng thời là niềm tự hào của người dân Bắc Giang.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<small>Đọc thơng tin và quan sát hình 1.3, em hãy:– Trình bày đặc điểm địa hình tỉnh Bắc Giang.</small>

<small>– Xác định trên bản đồ tên các đỉnh núi cao, các đồng bằng châu thổ của tỉnh Bắc Giang.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>Chủ đề. Địa lí Bắc Giang</small>

Bắc Giang có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Theo thống kê (năm 2021), toàn tỉnh phát hiện được 63 mỏ với 15 loại khoáng sản. Phần lớn các mỏ khoáng sản này đã được đánh giá trữ lượng hoặc dự báo tiềm năng. Tuy các mỏ có trữ lượng không lớn nhưng một số loại lại là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp của tỉnh.

<small>Đọc thông tin trong bài kết hợp với quan sát bảng 1.1, hình 1.3, em hãy:– Kể tên các loại khống sản chính của Bắc Giang.</small>

<small>– Xác định sự phân bố các loại khống sản chính trên bản đồ tự nhiên của tỉnh.– Đề xuất một số giải pháp để khai thác tài nguyên khoáng sản của tỉnh Bắc </small>

<small>Giang một cách hiệu quả, bền vững.</small>

<b> Khống sản</b>

<b> Khí hậu</b>

<b><small>Bảng 1.1. Một số khống sản chính của tỉnh Bắc Giang.</small></b>

<i><small>(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, năm 2020)</small></i>

<small>1 Thantriệu tấn114Sơn Động, Lục Nam, Yên Thế, Lục Ngạn2 Quặng sắtnghìn tấn500Yên Thế</small>

<small>3 Quặng đồngnghìn tấn100Lục Ngạn, Sơn Động4 Cao lanhtriệu tấn3Yên Dũng</small>

<small>5 Đất sét làm gạch </small><sub>chịu lửa</sub> <small>triệu m3360</small> <sup>Việt Yên, Lạng Giang, Yên Thế, </sup><sub>Hiệp Hoà, Lục Nam</sub> <small>6 Đất sét gốm, đất sét </small><sub>chịu lửa</sub> <small>m3100Tân Yên, Việt Yên</small>

Do Bắc Giang nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa khu vực Đông Bắc Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng nên khí hậu của tỉnh có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đơng lạnh và mang tính đa dạng của chế độ hồn lưu gió mùa nhiệt đới vùng Đơng Bắc.

<small>Do ảnh hưởng của địa hình nên một số vùng có lượng mưa khá cao như Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Dũng, lượng mưa trung bình 1 300 – 1 800 mm/năm. Vùng núi bị chi phối bởi vĩ độ và hình thể nên mùa đơng ít mưa và khơ hanh. Mùa hè, gió biển mang nhiều hơi nước theo thung lũng sơng Thương đưa lên phía bắc. Nhiệt độ thấp dần từ trung du lên miền núi.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>1. Sơng ngịi</b>

Mạng lưới sơng ngịi tỉnh Bắc Giang khá phong phú. Chế độ nước của sơng ngịi thay đổi theo mùa. Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm trên 70 % lưu lượng nước cả năm; mùa cạn từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, chiếm khoảng 30 % lưu lượng nước cả năm. Sự chênh lệch về lưu lượng dịng chảy giữa các con sơng là khá rõ rệt.

<small>Đọc thông tin mục III và quan sát hình 1.4, em hãy:</small>

<small>– Xác định tháng có nhiệt độ thấp nhất, cao nhất; tháng có lượng mưa thấp nhất, cao nhất.</small>

<small>– Trình bày đặc điểm khí hậu tỉnh Bắc Giang.</small>

<small>– Giải thích vì sao các khu vực Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Dũng thường có mưa lớn.</small>

Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 22 – 23 °C, độ ẩm dao động 73 – 75 % vào mùa đông, và 85 – 87 % vào mùa hè. Số giờ nắng trung bình hằng năm khoảng 1 500 – 1 700 giờ. Lượng mưa trung bình 1 000 – 1 500 mm/năm.

Bắc Giang có hai mùa gió: mùa gió tây nam từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 27 – 28 °C; mùa gió đơng bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, ít mưa, nhiệt độ trung bình 16 – 17 <small>o</small>C, sương muối xuất hiện trên nhiều vùng đồi núi.

<b> Sơng ngịi và hồ</b>

<b><small>Hình 1.4. Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa tỉnh Bắc Giang năm 2020.</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>Chủ đề. Địa lí Bắc Giang</small>

<b>2. Hồ</b>

Tỉnh Bắc Giang có khá nhiều hồ, tạo nên mạng lưới thuỷ văn phong phú. Tổng diện tích ao, hồ, đầm của tỉnh khoảng 16,3 nghìn ha; trong đó có khoảng 70 hồ lớn, nhỏ với tổng diện tích khoảng 5 000 ha. Các hồ như Cấm Sơn (307 triệu m<small>3</small>), Suối Nứa (6,27 triệu m<small>3</small>), Hố Cao (1,151 triệu m<small>3</small>),... là những hồ có diện tích và trữ lượng nước lớn.

Ngồi lượng nước trên mặt (sơng, suối, hồ, ao, đầm), Bắc Giang có nguồn nước ngầm chất lượng khá tốt và trữ lượng khá lớn, ước tính khoảng 0,13 tỉ m<small>3</small>/năm. Nguồn nước này được sử dụng trong sinh hoạt và làm nước tưới trong nông nghiệp, tập trung phân bố tại một số huyện như Lạng Giang, Tân Yên, Hiệp Hoà, Việt Yên, Yên Dũng.

<b><small>Bảng 1.2. Một số sông lớn của tỉnh Bắc Giang.</small></b>

<small>– Nêu đặc điểm sơng ngịi tỉnh Bắc Giang.</small>

<small>– Xác định vị trí các sơng, hồ lớn của tỉnh Bắc Giang trên bản đồ tự nhiên.</small>

<small>– Giải thích tại sao chế độ nước sông ở Bắc Giang lại chia làm hai mùa rõ rệt.</small>

Các con sông lớn trong tỉnh gồm sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam. Các sông này chủ yếu chảy trên địa hình núi đá vơi nên quanh năm nước trong xanh và đổ nước về phía Phả Lại (tỉnh Quảng Ninh).

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>Đọc thông tin mục V.1 và bảng 1.3, em hãy:</small>

<small>– Kể tên, xác định sự phân bố các nhóm đất chính của tỉnh Bắc Giang.– Giải thích tại sao việc bảo vệ tài nguyên đất lại được tỉnh Bắc Giang đặc biệt quan tâm.</small>

<small>1 Đất đỏ vàng241 358 </small> <sup>Các huyện: Sơn Động, </sup><small>Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế</small>

<small>Thích hợp phát triển trồng rừng, cây công nghiệp (chè), cây ăn quả (vải thiều, nhãn, na,...)</small>

<small>2 Đất phù sa50 246 </small> <sup>Các huyện: Hiệp Hoà, </sup><small>Yên Dũng, Việt Yên, Lạng Giang</small>

<small>Độ phì cao, thích hợp trồng cây lương thực (lúa, ngô), hoa màu, rau,...</small>

<small>3 Đất bạc màu42 897 Việt Yên, Tân Yên, </small><sub>Hiệp Hoà</sub> <sup>Hàm lượng dinh dưỡng thấp, tơi, </sup><sub>xốp, thoát nước tốt.</sub> <small>4 Đất xói mịn18 809 </small> <sup>Đồi núi, dốc; các </sup><small>huyện: Sơn Động, </small>

<small>Lục Ngạn, Yên Thế</small>

<small>Tầng đất mỏng, độ phì kém, khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp.5 Đất dốc tụ6 546 Các thung lũng nhỏ</small> <sup>Hình thành từ rửa trôi và lắng đọng </sup><small>các loại đất nên độ phì khá cao, </small>

<small>thích hợp nhiều loại cây trồng.6</small> <sup>Đất mùn </sup><small>vàng đỏ </small>

<small>trên núi</small> <sup>1 008 </sup>

<small>Trên các núi cao giáp dãy Yên Tử và giáp </small>

<small>tỉnh Thái Nguyên</small> <sup>Thích hợp trồng rừng.</sup>

<i><small>(Nguồn: Sở Tài nguyên và môi Trường tỉnh Bắc Giang, năm 2020)</small></i>

<b><small>Hình 1.6. Thung lũng An Châu (huyện Sơn Động).</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<small>Chủ đề. Địa lí Bắc Giang</small>

<small>Đọc thơng tin phần V.2, em hãy:</small>

<small>– Nêu những biểu hiện chứng minh sự phong phú, đa dạng về tài nguyên sinh vật của tỉnh Bắc Giang.</small>

<small>– Kể tên những loại động, thực vật quý hiếm của tỉnh Bắc Giang mà em biết.– Nêu những nhân tố tạo nên sự phong </small>

<small>phú về tài nguyên sinh vật của tỉnh Bắc Giang.</small>

<b>2. Sinh vật</b>

Tổng diện tích rừng của tỉnh Bắc Giang đạt 160 696 ha, bao gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Tỉ lệ độ che phủ rừng toàn tỉnh năm 2020 là 38,0 %.

<b><small>Bảng 1.4. Hiện trạng diện tích rừng tỉnh Bắc Giang tháng 12/2020.</small></b>

<i><small>(Nguồn: UBND tỉnh Bắc Giang – Quyết định số 351/QĐ-UBND ngày 26/2/2021: </small></i>

<i><small>Công bố hiện trạng diện tích rừng năm 2020)</small></i>

Vai trị quan trọng nhất của tài ngun rừng tỉnh Bắc Giang đó là: phịng hộ đầu nguồn, phịng chống xói mịn, rửa trơi, bảo vệ vùng hạ du đồng bằng Bắc Bộ.

Tài nguyên rừng tỉnh Bắc Giang có hệ thực vật rừng phong phú với 276 loài cây gỗ (như: táu mật, sến, giẻ, trám, pơ mu, gụ, lim xanh, xoan đào,...); 452 loài cây dược liệu quý có giá trị kinh tế và giá trị y học lớn (như: ba kích (mã kích), linh chi, quế,...). Bên cạnh đó, hệ động vật rừng đa dạng là nguồn gen quý phục vụ cho nghiên cứu khoa học và y học, với nhiều loài quý hiếm tập trung chủ yếu ở khu bảo tồn Tây Yên Tử như: cu li lớn, voọc đen, tê tê, chó sói, gấu ngựa, báo gấm, beo, hươu, lợn rừng, sơn dương, sóc bay lớn, sóc bay đen trắng, khỉ đi lợn, khỉ vàng, rùa,...

<b><small>Hình 1.8. Rừng nguyên sinh Khe Rỗ </small></b>

<small>(huyện Sơn Động).</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b><small>Hình 1.9. Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử.</small></b>

<small>Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử có tổng diện tích là 13 022,6 ha rừng và đất lâm nghiệp. Với độ cao trung bình từ 300 – 1 000 m so với mực nước biển, cách Hà Nội khoảng 150 km về phía đơng bắc, rừng ngun sinh Khe Rỗ thuộc xã An Lạc, huyện Sơn Động là khu rừng nguyên sinh tiêu biểu của cả vùng Đông Bắc Việt Nam. Khu rừng cấm có diện tích 7 153 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 5 092 ha với hệ thống động, thực vật phong phú. </small>

<b>1. </b>Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Bắc Giang.

<b>2. </b>Viết đoạn văn dài không quá 200 chữ mô tả một đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Bắc Giang.

<b>3. </b>Sưu tầm thông tin, thiết kế poster và chia sẻ, giới thiệu với các bạn hoặc khách du lịch về đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên nơi em đang sống.

<b>Luyện tập, vận dụng</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<small>Chủ đề. Địa lí Bắc Giang</small>

<b><small>Học xong bài này, em sẽ:</small></b>

<small> Tìm hiểu và giới thiệu được về một đối tượng tự nhiên trên địa bàn huyện/ thành phố nơi học sinh đang sinh sống, học tập.</small>

<b>Thực hành: </b>

Học sinh có thể lựa chọn một trong số các nội dung sau để thực hành:

<b>a. Nội dung 1: Địa hình </b>

<b>Viết báo cáo tìm hiểu mơi trường tự nhiên ở địa phương</b>

<b> Gợi ý một số nội dung</b>

<b>I</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>b. Nội dung 2: Khí hậu </b>

– Đặc điểm chung.

– Các nét đặc trưng của khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,...).

– Mối quan hệ giữa khí hậu với các thành phần tự nhiên khác (địa hình, sơng ngịi, đất, sinh vật).

<b>c. Nội dung 3: Sơng ngịi, hồ</b>

– Mạng lưới sơng ngịi.

– Đặc điểm chính của sơng ngịi (hướng dịng chảy, mùa lũ, mùa cạn).

– Mối quan hệ giữa sơng ngịi với các thành phần tự nhiên khác (địa hình, khí hậu, đất, sinh vật).

<b>d. Nội dung 4: Đất </b>

– Các loại đất, đặc điểm chung của đất. – Phân bố đất ở địa phương.

– Mối quan hệ giữa đất với các thành phần tự nhiên khác (địa hình, khí hậu, sơng

<b>a. Thành lập nhóm và lựa chọn nội dung thực hànhb. Phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên trong nhómc. Xác định thời gian và địa điểm khảo sát ở địa phươngd. Thu thập và xử lí tài liệu </b>

– Thu thập và xử lí tài liệu qua sách, báo, mạng internet, cơ quan quản lí của địa phương.

– Khảo sát, tìm hiểu thực tế ở địa phương.

<b> Cách thức tiến hành</b>

<b>II</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<small>Chủ đề. Địa lí Bắc Giang</small>

– Tìm hiểu qua người dân địa phương.

– Phân tích, so sánh, tổng hợp các kết quả thu thập được.

<b>e. Viết báo cáo </b>

Từ các tài liệu đã có, viết báo cáo theo gợi ý (ngắn gọn, súc tích): – Nêu ý nghĩa của việc tìm hiểu về môi trường tự nhiên.

– Nêu hiện trạng và nguyên nhân. – Nêu một số giải pháp.

<b>g. Tổ chức báo cáo </b>

– Phân cơng thành viên của nhóm báo cáo trước lớp.

– Chuẩn bị các nội dung kèm theo: tranh ảnh, bảng số liệu, biểu đồ,... – Học sinh trình bày báo cáo, nhận xét, góp ý giữa các nhóm.

– Giáo viên tổng kết, đánh giá về nội dung, hình thức bài báo cáo của học sinh

<b>CÁCH 2: THỰC HÀNH THEO CÁ NHÂN a. Lựa chọn nội dung muốn thực hành</b>

<b>b. Sưu tầm thơng tin qua tài liệu và qua tìm hiểu thực tếc. Tổng hợp thông tin</b>

<b>d. Viết báo cáo: Từ các tài liệu đã có, viết báo cáo theo gợi ý (ngắn gọn, súc tích): </b>

– Nêu ý nghĩa của việc tìm hiểu mơi trường tự nhiên. – Nêu hiện trạng và nguyên nhân.

– Nêu một số giải pháp.

<b>e. Tổ chức báo cáo: </b>

– Chuẩn bị các nội dung kèm theo: tranh ảnh, bảng số liệu, biểu đồ,... – Học sinh trình bày báo cáo, nhận xét, góp ý cho nhau.

– Giáo viên tổng kết, đánh giá về nội dung, hình thức bài báo cáo của học sinh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small>Lễ hội kỉ niệm 591 năm chiến thắng Xương Giang.</small>

<b>ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b><small>Bài học này giúp em:</small></b>

<small>– Nêu được những nét chính về phạm vi, đơn vị hành chính của Bắc Giang từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIII (thời Ngô – Đinh – Tiền Lê và thời Lý).</small>

<small>– Trình bày khái quát được tình hình kinh tế – xã hội và văn hoá của Bắc Giang từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIII.</small>

<small>– Chỉ ra được những đóng góp của nhân dân Bắc Giang trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và bảo vệ quê hương từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIII.</small>

<small>– Liên hệ được các sự kiện, địa danh, nhân vật tiêu biểu của Bắc Giang trong giai đoạn này với địa danh hiện nay của Bắc Giang.</small>

<small>– Tự hào về truyền thống văn hoá, tinh thần yêu nước của nhân dân Bắc Giang.</small>

<b><small>Hình 3.1. Đền Hả (xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn).</small></b>

<i><small>“Lý triều huân liệt minh sơn nhạcLục địa anh linh quán cổ kim”.</small></i>

<small>Nghĩa là:</small>

<i><small>“Công lao triều Lý ngời sông núiLinh thiêng đất Lục thấu xưa nay”.</small></i>

<small>Câu đối ở đền Hả (xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn)Câu đối trên gợi cho em nhớ tới nhân vật lịch sử tiêu biểu nào của Bắc Giang dưới thời Lý?</small>

<b>đến đầu thế kỉ XIII</b>

<b>Phạm vi hành chính và tình hình kinh tế – xã hội và văn hoá của Bắc Giang từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII</b>

<b>I</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>2. Tình hình kinh tế – xã hội</b>

<i><b>a. Kinh tế</b></i>

Về nông nghiệp, nhân dân Bắc Giang trồng lúa là chủ yếu, ngồi ra cịn trồng các loại cây như khoai, sắn, đậu tương, dâu và các loại rau, củ, quả khác. Nhân dân tích cực khai hoang, đào kênh mương, mở rộng diện tích sản xuất và lập làng mới. Việc đắp đê phòng lụt được chú trọng như đê sông Cầu<small>1</small>, sông Thương, sông Lục Nam,...

Thủ công nghiệp phát triển khá đa dạng với các nghề như: chăn tằm, dệt lụa, làm đồ gốm, đúc đồng, rèn sắt,...

<small>1 Năm 1077, vua Lý Nhân Tông ra lệnh đắp đê sơng Cầu (cịn có tên gọi là sơng Như Nguyệt, sông Nguyệt Đức).</small>

Để thuận lợi cho việc quản lí đất nước, các triều đại phong kiến nước ta đã có sự điều chỉnh về địa giới hành chính và tên gọi ở nhiều nơi, trong đó có Bắc Giang. Thời Đinh, Bắc Giang có tên gọi là đạo Bắc Giang, thời Tiền Lê và thời Lý đổi thành lộ. Lộ Bắc Giang có diện tích tương đương với hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay.

<i><b><small>Tư liệu 1: “... Với vị trí là tấm lá chắn của kinh đơ, vùng biên giới </small></b></i>

<i><small>Bắc Giang, thông qua những cuộc hôn nhân ràng buộc, đã gắn bó mật thiết với kinh thành Thăng Long, từ đó tạo ra sức mạnh để phát triển kinh tế, văn hoá cho vùng đất”. </small></i>

<small>(Tiến sĩ Trịnh Hoàng Hiệp – Viện Khảo cổ học, Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Lý – Trần tỉnh Bắc Giang” (11/2010))</small>

<small>1. Em hãy nêu tên gọi và phạm vi của Bắc Giang từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIII?</small>

<small>2. Đoạn trích trong tư liệu 1 giúp em biết điều gì về vị trí của vùng đất Bắc Giang đối với quốc gia Đại Việt?</small>

<b><small>Hình 3.2. Gạch thời Lý </small></b>

<small>(xã Đông Phú, huyện Lục Nam).Hưng Long (xã Khám Lạng, huyện Lục Nam).</small><b><sup>Hình 3.3. Hình rồng khắc trên đá ở chùa </sup></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<small>Chủ đề. Bắc Giang từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI</small>

<small>Các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều gạch ngói và bát đĩa men ngọc có hoa văn nổi thời Lý ở thơn Tịng Lệnh (xã Trường Giang, huyện Lục Nam) và thơn Bịng (xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn),...</small>

<small>Đọc tư liệu kết hợp quan sát các hình 1.2, 1.3, em hãy nhận xét về tình hình thủ cơng nghiệp Bắc Giang thời kì này?</small>

Thương nghiệp khá phát triển, các điểm buôn bán, chợ làng, chợ phiên được hình thành ngày một nhiều hơn. Vào thời Lý, vùng đất bao quanh sông Lục Nam (thuộc lãnh thổ các huyện Lục Nam, Lục Ngạn và Yên Dũng ngày nay) đã trở thành một trung tâm kinh tế của Bắc Giang.

<b><small>Hình 3.4. Chùa Hưng Long (xã Khám Lạng, huyện Lục Nam).</small></b>

<small>Ở lưu vực sông Lục Nam có nhiều cơng trình tơn giáo, tín ngưỡng, cung thất, dinh thự,... được xây dựng từ thời Lý như: cung Bồng Lai ở xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn; cung An Khánh ở xã Trường Giang, huyện Lục Nam; chùa Hưng Long (còn gọi là chùa Cao) ở xã Khám Lạng, huyện Lục Nam; chùa Nhạn Tháp ở xã Tiên Nha, huyện Lục Nam; chùa Vĩnh Nghiêm ở xã Trí Yên, huyện Yên Dũng,...</small>

<i><b>b. Xã hội</b></i>

Quan lại, tù trưởng địa phương là bộ phận chính trong giai cấp thống trị. Nông dân, thợ thủ công và người buôn bán là tầng lớp bị trị, họ phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với nhà nước hoặc địa phương. Một số lượng nhỏ nơ tì phải làm việc cho địa chủ và quan lại. Đời sống nhân dân địa phương ổn định, cuộc sống cịn khá đơn giản và bình dị.

<b>3. Tình hình văn hố</b>

Văn hố dân gian khá phát triển với nhiều loại hình như ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đấu vật,... Trong nhân dân, tín ngưỡng cổ truyền được duy trì và phát triển như tục thờ cúng tổ tiên; thờ cúng các anh hùng dân tộc, những người có cơng với làng, nước;... Bên cạnh sự tồn tại của Đạo giáo và Nho giáo, Phật giáo ở Bắc Giang thời Lý rất phát triển, nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc Phật giáo được xây dựng trên

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Bắc Giang là một trong những địa phương có nhiều người hiền tài, có đóng góp không nhỏ vào thành tựu khoa bảng chung của cả nước.

Theo tư liệu được ghi lại tại di tích Nghè Hàn Lâm (xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam), vào cuối thế kỉ XI, Hà Chiếu – người xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam – tham dự kì thi Thái học sinh đỗ Đệ tam giáp<small>1</small>, làm đến chức Hàn lâm học sĩ<small>2</small>, có tài đối đáp và ngoại giao, ông từng đi sứ sang nhà Tống và khiến cho vua Tống phải nể phục.

Cũng vào cuối thế kỉ XI, Nguyễn Viết Chất, người xã Phượng Nhãn, huyện Phượng Sơn (nay thuộc xã Trí Yên, huyện Yên Dũng) đỗ Đệ nhất giáp<small>3</small>, Lý Trịnh Kiền phủ Lạng Giang đỗ Thái học sinh<small>4</small>.

<small>1 Đỗ kì thi Đình dưới triều Lý. </small>

<small>2 Chức quan chuyên soạn thảo văn bản của triều đình.</small>

<small>3 Đỗ và đạt điểm cao trong kì thi Đình dưới triều Lý.</small>

<small>4 Đỗ kì thi Đình dưới triều Lý.</small>

<b><small>Hình 3.6. Di tích Nghè Hàn Lâm </small></b>

<small>(xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam).</small>

<small>Nêu hiểu biết của em về những nhà khoa bảng của Bắc Giang dưới triều Lý?</small>

<b><small>Hình 3.5. Lễ hội làng Tòng Lệnh (quê hương của Phò mã Thân Cảnh Phúc) </small></b>

<small>tại xã Trường Giang, huyện Lục Nam.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<small>Chủ đề. Bắc Giang từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI</small>

<b>1. Cuộc đấu tranh chống lại sự quấy nhiễu của quân Chiêm Thành (đầu thế kỉ XI) </b>

Đầu thế kỉ XI, quân Chiêm Thành có hành động quấy nhiễu Đại Việt, nhân dân lộ Bắc Giang cùng với nhân dân cả nước đã đấu tranh kiên quyết, đẩy lùi được sự quấy nhiễu của quân Chiêm Thành, góp phần đưa nước ta trở lại thái bình. Trong đó, phải kể đến cơng lao to lớn của Đô thống Đại tướng quân<small>1</small> Lều Văn Minh.

<small>1 Chức quan võ có vị trí cao trong triều đình.</small>

<b>Bắc Giang trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIII</b>

<b><small>Hình 3.7. Lăng mộ Đơ thống Đại tướng quân Lều Văn Minh</small></b>

<small>(phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang).</small>

<small>Lều Văn Minh quê ở tỉnh Nghệ An, từ nhỏ ông đã theo cha mẹ đến sống ở trang Thọ Xương (nay thuộc phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang), là một người văn võ song toàn. Khi quân Chiêm Thành quấy nhiễu Đại Việt, ông đã cùng đội quân xung phong ra trận. Lều Văn Minh đánh trận nào thắng trận ấy. Ông được vua Lý Thái Tông phong làm Đô thống Đại tướng quân.</small>

<b>2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất (981)</b>

Đầu năm 980, quân Tống tiến vào nước ta theo đường Lạng Sơn. Trên đường tiến xuống Đại La, quân Tống đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của nhân dân Bắc Giang. Dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, nhân dân ở các vùng Mai Đình, Ngọ Xá (huyện Hiệp Hoà) đã hăng hái xây đắp thành Bình Lỗ làm phòng tuyến

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>3. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ hai (1075 – 1077) </b>

Năm 1075, Thân Cảnh Phúc cùng các tù trưởng miền núi đã tiến công sang đất Tống. Dân binh vùng Động Giáp<small>1</small> đã tiếp tế lương thảo và chiến đấu dũng cảm góp phần phá tan các cứ điểm châu Ung, châu Khâm và châu Liêm<small>2</small> trước khi quân Tống xâm lược nước ta.

<small>1 Khu vực bao quanh sông Lục Nam và vùng đất Lục Ngạn. Động Giáp hay còn gọi là Giáp Động.</small>

<small>2 Căn cứ tập kết quân đội, khí giới, lương thảo của nhà Tống để chuẩn bị xâm lược nước ta.</small>

Đầu năm 1077, quân Tống tiến vào nước ta theo đường Lạng Sơn. Khi quân Tống tràn xuống đến mạn bắc sông Như Nguyệt thì bị chặn lại. Nhân dân các huyện Hiệp Hoà, Việt Yên, Yên Dũng,... đã thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”, đánh du kích vào ban đêm, gây cho địch nhiều thiệt hại dẫn đến tâm lí hoang mang, chán nản.

<b><small>Hình 3.8. Tượng thờ Tù trưởng Thân Cảnh Phúc ở đền Hả </small></b>

<small>(xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn).</small>

<small>Tù trưởng Thân Cảnh Phúc (tên thường gọi là Vũ Thành), người làng Tòng Lệnh, xã Trường Giang, huyện Lục Nam. Ông được vua Lý Thánh Tông gả con gái là công chúa Thiên Thành cho. Thân Cảnh Phúc và đội dân binh giàu lòng yêu nước, với lối đánh độc đáo và gan dạ đã gây cho quân Tống nhiều thiệt hại. Ông được mệnh danh là “Thiên thần Động Giáp”.</small>

<i><b><small>Tư liệu 2: “... Ở phía Giáp Động, Phị mã Thân Cảnh Phúc lập được </small></b></i>

<i><small>rất nhiều kì cơng. Ơng đã cùng các tù trưởng Sùng Khánh Tân, Nùng Thuận Linh, Hoàng Kim Mãn, Vi Thủ An đem quân binh tập kết vào hậu cứ địch, khiến chúng bị tiêu hao sinh lực, đêm ngày nơm nớp lo sợ. Nhiều sử sách của nhà Tống phải thừa nhận đây là những đội quân gan dạ, chiến đấu linh hoạt,... Thân Cảnh Phúc đều cầm cường binh hễ thấy quân Tống đi lẻ loi thì ra giết chết hoặc bắt về...”. </small></i>

<i><small>(Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang, Địa chí Bắc Giang: </small></i>

<i><small>Lịch sử và văn hố, Sở Văn hố Thơng tin Bắc Giang </small></i>

<small>và Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hoá Việt Nam, 2006, tr.34)</small>

<small>Tư liệu 2 cho em biết cách đánh giặc của Thân Cảnh Phúc có gì </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small>Chủ đề. Bắc Giang từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI</small>

<b>Luyện tập, vận dụng</b>

<b>1. </b> Lập bảng tóm tắt về tình hình kinh tế – xã hội và văn hoá Bắc Giang từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIII.

<b>2. Em hãy lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau để thực hiện:</b>

a. Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 15 dịng) nói về cơng lao to lớn của một trong số các vị anh hùng tiêu biểu của Bắc Giang trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIII.

b. Đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu với khách tham quan về truyền thống hiếu học (hoặc chống giặc ngoại xâm) trên quê hương Bắc Giang từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIII.

<b><small>Hình 3.9. Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến Như Nguyệt (1077).</small></b>

<small>Sau chiến thắng quân Tống, nhân dân làng Tiếu Mai (xã Mai Đình, huyện Hiệp Hồ) đã lập một ngôi chùa ở Gò Xác (cánh đồng Xác) và lấy tên là chùa Xác để cầu vong cho linh hồn quân Tống đã chết ở nơi đây. Sau này chùa Xác được đổi tên là chùa An Lạc (An Lạc Tự).</small>

Cuối mùa xuân năm 1077, cùng với cánh quân đánh vào doanh trại của Quách Quỳ ở cánh đồng Đông Xá (xã Quang Biểu, huyện Việt Yên) và khu vực núi Nham Biền (huyện Yên Dũng), Lý Thường Kiệt đã chỉ huy một đội quân bí mật vượt sơng vào ban đêm đánh úp trại lính của Triệu Tiết ở Mai Thượng (xã Mai Đình, huyện Hiệp Hoà).

<i><b><small>Tư liệu 3: “... Trong cơn hoảng loạn, quân giặc lại nghe thấy âm </small></b></i>

<i><small>vang từ một ngôi đền ở Ngã Ba Xà, một giọng thơ thần đầy khí phách, khẳng định sông núi nước Nam là của người nước Nam, [quân giặc] mất hết tinh thần chiến đấu, bị giết tới 5 – 6 phần, thây chết chồng chất lên nhau thành gò đống, nay được gọi là Gò Xác...”. </small></i>

<i><small>(Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang, Địa chí Bắc Giang: </small></i>

<i><small>Lịch sử và Văn hoá, Sđd, 2006, tr.34)</small></i>

<small>1. Dựa vào lược đồ hình 1.9, em hãy tường thuật lại cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt (1077).2. Nội dung phản ánh ở đoạn </small>

<small>tư liệu 3 giúp em hiểu gì về nguồn gốc của tên gọi Gị Xác?</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b><small>Hình 4.1. Tranh thờ tướng quân </small></b>

<small>Vi Hùng Thắng tại đền Khánh Vân (thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn).Vi Hùng Thắng là người con của quê hương Bắc Giang. </small>

<small>Ơng có tư chất thông minh, học giỏi và được nhiều người nể phục. Ông là tướng chỉ huy lực lượng dân binh Bắc Giang tham gia nhiều trận đánh trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai và thứ ba</small>

<small>Em biết gì về nhân vật Vi Hùng Thắng? Ơng đã có những đóng góp gì cho cơng cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập cho đất nước và bảo vệ quê hương Bắc Giang? Tại sao chính quyền và nhân dân Bắc Giang lại lập đền thờ ông?</small>

<b>đến thế kỉ XIV</b>

<b><small>Bài học này giúp em:</small></b>

<small>– Nêu được những nét chính về phạm vi hành chính của Bắc Giang từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIV.</small>

<small>– Trình bày khái quát được tình hình kinh tế – xã hội và văn hoá của Bắc Giang từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIV.– Chỉ ra được những đóng góp của nhân dân Bắc Giang </small>

<small>trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược Mông – Nguyên để bảo vệ độc lập dân tộc và bảo vệ quê hương.– Liên hệ được các sự kiện, địa danh và nhân vật tiêu biểu </small>

<small>của Bắc Giang trong giai đoạn này với địa danh hiện nay của Bắc Giang.</small>

<small>– Tự hào về truyền thống văn hoá, tinh thần yêu nước và truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân Bắc Giang.</small>

<b>1. Phạm vi hành chính </b>

Đầu thế kỉ XIII, toàn bộ Bắc Giang ngày nay thuộc châu Lạng Giang (còn gọi là Lạng Châu), nằm trong lộ Bắc Giang. Vào cuối thế kỉ XIV, vùng đất Bắc Giang thuộc lộ Bắc Giang và lộ Lạng Giang: vùng Hiệp Hoà và Việt Yên thuộc châu Bắc Giang của lộ Bắc Giang, các vùng còn lại thuộc lộ Lạng Giang.

Dưới lộ, vùng đất Bắc Giang khi đó được chia thành các đơn vị hành chính: châu, huyện, động, xã.

<b>Phạm vi hành chính và tình hình kinh tế – xã hội và văn hố của Bắc Giang từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIV</b>

<b>I</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<small>Chủ đề. Bắc Giang từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI</small>

<b>Bắc Giang từ thế kỉ XIII </b>

<small>chính địa phương lớn nhất. Khi ấy, lộ Bắc Giang và lộ Lạng Giang có phạm vi rất rộng, bao gồm toàn bộ vùng đất Bắc Giang và một phần của các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc; các huyện Đông Anh, Gia Lâm (Hà Nội) ngày nay.</small>

<small>Dựa vào nội dung trong bài và phần Em có biết?, em hãy:</small>

<small>1. Nêu tên các đơn vị hành chính và phạm vi của Bắc Giang trong các thế kỉ XIII – XIV. </small>

Trong giai đoạn thế kỉ XIII – XIV, kinh tế của Bắc Giang có sự phát triển hơn giai đoạn trước, bao gồm các hoạt động: sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và trao đổi buôn bán. Nơng nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo, diện tích trồng trọt được mở rộng nhờ chính sách khuyến khích phát triển sản xuất của nhà Trần.

<b><small>Hình 4.2. Đền Thanh Nhàn thờ Thái sư Trần Thủ Độ </small></b>

<small>(thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng).</small>

<small>Nhà Trần tổ chức đắp đê, phong cấp vùng đất Bắc Giang cho Trần Thủ Độ làm đất thang mộc ấp. Ông chiêu mộ nhân dân khai hoang, lập làng, diệt trừ ác thú, phát triển sản xuất, nhất là ở vùng chân núi Nham Biền (huyện Yên Dũng). Để ghi nhớ công lao của Trần Thủ Độ, người dân Bắc Giang đã lập đền thờ ông ở nhiều nơi.</small>

Trong giai đoạn này, ở Bắc Giang có nhiều làng nghề thủ công, sản xuất các đồ dùng, vật dụng, công cụ lao động bằng sắt, đồng, gốm,… Người dân Bắc Giang đã có sự trao đổi bn bán giữa các vùng.

<small>1. Tại sao kinh tế nông nghiệp ở Bắc Giang giai đoạn này có sự phát triển hơn trước?2. Việc nhân dân Bắc Giang lập </small>

<small>đền thờ Trần Thủ Độ ở nhiều nơi thể hiện điều gì?</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<small>Tại di chỉ Bùi Bến, gần bến đò Bùi Bến bên bờ bắc sông Cầu (xã Yên Lư, huyện Yên Dũng), các nhà khảo cổ học phát hiện nhiều dấu tích và hiện vật có niên đại vào các thế kỉ XIII – XIV, gồm: lò luyện sắt, cục xỉ sắt, than củi, lò gốm, lò gạch, các mảnh gốm sành, gốm tráng men nâu (bát, đĩa, nồi) và gốm men ngọc có nguồn gốc từ Trung Quốc.</small>

<small>Dựa vào nội dung phần Em có biết? kết hợp quan sát các hình 2.3 và 2.4, em hãy cho biết:1. Vào giai đoạn thế kỉ XIII – XIV, người dân </small>

<small>Bắc Giang làm những nghề thủ công nào? Trong các nghề thủ công đó, nghề nào vẫn cịn tồn tại ở Bắc Giang hiện nay.</small>

<small>2. Việc phát hiện đồ gốm có nguồn gốc từ Trung Quốc ở Bùi Bến cho em biết điều gì.</small>

<small>Vào cuối thế kỉ XIII, chính quyền nhà Trần suy yếu và ít quan tâm tới phát triển kinh tế – xã hội. Quan lại địa phương nhũng nhiễu, tô thuế nặng nề, lũ lụt, hạn hán xảy ra gây mất mùa, đói kém. Đời sống của người dân Bắc Giang </small>

<small>phát hiện tại chùa Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyện Yên Dũng).</small>

<i><b>b. Xã hội</b></i>

Trong giai đoạn này, xã hội Bắc Giang phân chia thành các giai cấp và tầng lớp cơ bản, gồm: quý tộc, quan lại, nhà sư, nông dân, thợ thủ công, thương nhân và một bộ phận nhỏ nô tì, gia nơ.

Vào cuối thế kỉ XIII, ở Bắc Giang nổ ra một số cuộc khởi nghĩa của nơng dân chống lại triều đình và quan lại địa phương, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Bổ lãnh đạo diễn ra vào năm 1379.

<b>3. Tình hình văn hố</b>

<i><b>a. Thành tựu văn hố </b></i>

Trong giai đoạn thế kỉ XIII – XIV, ở Bắc Giang, Nho giáo và Đạo giáo tiếp tục phát triển. Bắc Giang là một trong những trung tâm Phật giáo Trúc Lâm lớn nhất cả nước với nhiều thành tựu về kiến trúc, điêu khắc chùa tháp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<small>Chủ đề. Bắc Giang từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI</small>

<small>Em hãy kể tên một số người đỗ đạt trong giai đoạn thế kỉ XIII – XIV ở địa phương nơi em sinh sống mà em biết (nếu có).</small>

<b><small>Hình 4.5. Chùa Vĩnh Nghiêm </small></b>

<small>(xã Trí Yên, huyện Yên Dũng)</small>

<small>Ở Bắc Giang, nhiều chùa, tháp được xây dựng, mở rộng. Chùa Vĩnh Nghiêm (Đức La) thờ Phật và ba vị Pháp sư Tam tổ có cơng sáng lập và phát triển Phật giáo Trúc Lâm: Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa cổ và đẹp nhất ở Việt Nam, được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Vĩnh Nghiêm có gần 3 000 bản khắc gỗ được ghi nhận là Di sản Kí ức thế giới.</small>

Bên cạnh các loại hình dân ca, diễn xướng dân gian, vùng đất Bắc Giang xuất hiện một số tác gia và tác phẩm thơ chữ Hán, tiêu biểu

<i>như các bài Sông Nhĩ Hà, Về với ruộng và </i>

<i>Tướng Lê Phụ Trần của Đào Sư Tích.</i>

Trong giai đoạn này, Bắc Giang có 4 người đỗ đạt cao trong các kì thi do triều đình tổ chức, gồm: Quách Nhẫn đỗ Thám hoa năm 1275, Đào Toàn Bân đỗ Tiến sĩ năm 1352, Đào Sư Tích đỗ Trạng ngun năm 1374 và Đồn Xn Lơi đỗ Trạng nguyên năm 1384.

<small>1. Bắc Giang có những thành tựu văn hố gì nổi bật trong giai đoạn thế kỉ XIII – XIV?</small>

<small>2. Em hãy giới thiệu một ngơi chùa có từ thời Trần ở địa phương nơi em sinh sống mà em biết (nếu có).</small>

<i><b>b. Thành tựu giáo dục, khoa bảng </b></i>

Trong các thế kỉ XIII – XIV, giáo dục ở Bắc Giang có bước phát triển hơn trước. Một số người đỗ đạt cao, được bổ nhiệm giữ vị trí quan trọng trong triều đình và có nhiều cống hiến cho đất nước.

<b><small>Hình 4.6. Mộ của Tiến sĩ Đào Tồn Bân </small></b>

<small>ở Song Khê.</small> <b><sup>Hình 4.7. Đền thờ Trạng nguyên Đào Sư Tích </sup></b><small>ở Song Khê.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<small>Cánh quân thứ nhất do Thoát Hoan trực tiếp chỉ huy đánh vào vùng Lục Ngạn để ra Vạn Kiếp rồi tiến vào Thăng Long bằng đường thuỷ.Cánh quân thứ hai đánh vào vùng Lạng Giang, Yên Thế, Yên Dũng, Việt Yên để tiến vào Thăng Long bằng đường bộ.</small>

<small>Đào Toàn Bân (1308 – 1386) là cha của Trạng nguyên Đào Sư Tích (1347 – 1396), quê ở làng Song Khê, xã Song Khê, huyện Yên Dũng (nay thuộc thành phố Bắc Giang). Cả hai cha con nổi tiếng thông minh, học giỏi và làm quan tới chức Thượng thư Bộ Lễ. Đào Tồn Bân có thời gian làm quan và có cơng lớn trong việc chiêu mộ nhân dân khai hoang, lập làng ở Thiên Trường (nay là tỉnh Nam Định). </small>

<small>Đào Sư Tích đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội và Đình. Năm 1396, ơng được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc. Tại đây, ơng có những đối đáp thơng minh, sắc sảo khiến vua và quan lại nhà Minh nể phục. Ông được vua Minh phong làm “Lưỡng quốc Trạng nguyên”, nhưng sau lại tìm cách giết hại.</small>

<small>1. Thành tựu giáo dục của Bắc Giang thể hiện ở những khía cạnh nào? Thành tựu ấy thể hiện truyền thống nào của người dân Bắc Giang?2. Nêu một số đóng góp của </small>

<small>các nhà khoa bảng Bắc Giang đối với quê hương và đất nước.</small>

<b>1. Bắc Giang trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai (năm 1285) </b>

Năm 1258, quân Mông Cổ từ Vân Nam tiến dọc theo sông Hồng vào xâm lược Đại Việt lần thứ nhất nhưng bị quân đội nhà Trần đánh bại. Năm 1285, sau khi xâm lược Trung Quốc và lập ra triều Nguyên, quân Nguyên chia làm ba đạo quân tiến xuống xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Đạo quân chủ lực do Thoát Hoan chỉ huy tiến đánh Lạng Sơn, rồi chia thành hai cánh quân đánh vào Bắc Giang.

<b>Bắc Giang trong cuộc kháng chiến chống qn xâm lược Mơng – Ngun</b>

<b><small>Hình 4.8. Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân </small></b>

<small>xâm lược Nguyên lần thứ hai (năm 1285).Quan sát lược đồ hình 4.8 và đọc phần mở rộng, </small>

<small>em hãy trình bày các hướng tiến công của quân xâm lược Nguyên vào Bắc Giang năm 1285.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<small>Chủ đề. Bắc Giang từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI</small>

<b><small>Hình 4.9. Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai (năm 1285) </small></b>

<small>diễn ra ở Bắc Giang.</small>

Trước hành động xâm lược của quân Nguyên, nhân dân Bắc Giang cùng với quân đội nhà Trần đã tổ chức xây dựng phòng tuyến, chặn đánh quân giặc.

<small>– Cuối năm 1284, Trần Quốc Tuấn đi thị sát địa hình và chọn Bắc Giang làm nơi xây dựng phòng tuyến đánh giặc.– Hàng vạn nhân dân Bắc Giang </small>

<small>tham gia xây dựng phòng tuyến đánh giặc ở Xa Lý – Biển Động – Nội Bàng,...</small>

<small>– Đầu năm 1285, quân đội nhà Trần và nhân dân Bắc Giang chặn đánh quân Nguyên ở Xa Lý – Biển Động – Nội Bàng,...– Tướng chỉ huy lực lượng dân </small>

<small>binh Bắc Giang là Vi Hùng Thắng chặn đánh quân Nguyên giúp Trần Quốc Tuấn và quân đội nhà Trần rút lui an toàn.</small>

<small>– Tháng 5-1285, quân đội nhà Trần tiến hành phản công, quân Nguyên rút chạy về nước qua địa bàn Bắc Giang.</small>

<small>– Quân đội nhà Trần và nhân dân Bắc Giang phục kích tiêu diệt quân Nguyên ở sông Cầu và sông Thương. </small>

<b><small>1. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng phòng tuyến đánh giặc</small></b>

<b><small>2. Chặn đánh, ngăn bước tiến của giặc</small></b>

<b><small>3. Phản công tiêu diệt giặc</small></b>

<small>Ải Xa Lý (còn gọi là Khả Ly), ải Biển Động (còn gọi là Động Bản) và ải Nội Bàng (nay thuộc thị trấn Chũ) là những vị trí quan trọng, trên trục giao thơng thuỷ, bộ kết nối với Lạng Sơn, sang đông bắc Quảng Ninh, xuôi sông Lục Đầu về Vạn Kiếp để tiến vào Thăng Long bằng đường thuỷ. Địa hình khu vực này bị chia cắt, có đồi núi và cây rừng bao phủ, rất có lợi cho bố trí phục binh và có thể hạn chế được kị binh của quân giặc.</small>

<small>1. Theo em, phòng tuyến Xa Lý – Biển Động – Nội Bàng có vai trị gì trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên?2. Em hãy nêu những đóng góp </small>

<small>của nhân dân Bắc Giang trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai (năm 1285).</small>

<b>2. Bắc Giang trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ ba (năm 1288) </b>

Cuối năm 1287 – đầu năm 1288, đạo quân chủ lực do Thoát Hoan chỉ huy tiến đánh Bắc Giang từ hai hướng như năm 1285. Quân đội nhà Trần và lực lượng dân binh Bắc Giang chặn đánh quân giặc ở nhiều nơi:

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>Hướng tiến quân của quân Nguyên và các cuộc chặn đánh của quân ta </small>

<small>ở Bắc Giang</small>

<b><small>Hướng thứ nhất:</small></b>

<small>– Quân Nguyên từ Lạng Sơn tiến theo lưu vực sông Thương.</small>

<small>– Quân đội nhà Trần và nhân dân Bắc Giang chặn đánh ở Đa Mai, dìm chết nhiều quân giặc trên sông Thương.</small>

<b><small>Hướng thứ hai:</small></b>

<small>– Quân Nguyên từ Lạng Sơn tiến vào Lục Ngạn.– Tướng Vi Hùng Thắng và lực lượng dân binh xã Kim Sơn (huyện Lục Ngạn), là tướng chỉ huy tài giỏi trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên ở Bắc Giang. Ông được nhà Trần phong tước Quận công.Trong trận Nội Bàng, Vi Hùng Thắng chiến đấu dũng cảm và hi sinh ngày 20-2-1288 ở đồi Tân Dã (nay thuộc thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn). Để ghi nhớ công lao của Vi Hùng Thắng, nhân dân Bắc Giang lập đền thờ ông ở nhiều nơi. </small>

Tháng 4-1288, quân đội nhà Trần tổ chức phản công, quân Nguyên rút chạy về nước qua địa bàn Bắc Giang.

<b><small>Tư liệu: “Ngày 11-4-1288, đạo quân bộ của </small></b>

<small>Thoát Hoan bị sa vào ổ phục kích ở Nội Bàng phải cố đánh mới mở đường máu thoát chết. Thoát Hoan phải cho Trương Quán chỉ huy 3 000 quân tinh nhuệ đi sau hộ vệ nhưng vẫn vấp phải trận địa mai phục ở Xa Lý hoặc bị sập xuống các hố bẫy ngựa. Quân ta từ các điểm cao bắn xuống làm cho quân Nguyên càng thêm khốn khổ…”. </small>

<small>(Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang, </small>

<i><small>Địa chí Bắc Giang: Lịch sử và văn hố, </small></i>

<small>Sđd, 2006, tr.40)</small>

<small>1. Nhân dân Bắc Giang, trong đó có danh tướng Vi Hùng Thắng, đã lập được chiến công gì trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ ba?</small>

<small>2. Đoạn tư liệu bên cho em biết điều gì về cách tổ chức chặn đánh quân xâm lược của nhà Trần và tình thế của quân Nguyên?3. Kể tên một số địa danh liên quan tới </small>

<small>cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ ba và nơi thờ tướng quân Vi Hùng Thắng ở địa phương nơi em sinh sống mà em biết (nếu có).</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<small>Chủ đề. Bắc Giang từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI</small>

<b>1. Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về một số di tích, địa danh tiêu biểu có liên quan tới </b>

lịch sử – văn hoá của Bắc Giang trong giai đoạn từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIV theo các gợi ý sau đây: tên di tích/địa danh; địa điểm hiện nay của di tích/ địa danh (xã, huyện); nội dung chính liên quan.

<b>2. Hãy lập “Hồ sơ danh nhân” về một số nhân vật tiêu biểu (tối thiểu 2 nhân vật) </b>

của Bắc Giang thời Trần. Mỗi hồ sơ trình bày trên một trang A4 có ảnh minh hoạ và nêu được các thông tin sau: Họ và tên/Quê quán/Tài năng và đóng góp của nhân vật đối với quê hương, đất nước.

<b>3. Qua nội dung trong bài, em hãy đưa ra một số nhận xét về vai trò của Bắc Giang </b>

đối với quốc gia Đại Việt trong giai đoạn từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIV.

<b>Luyện tập, vận dụng</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b><small>Tư liệu 1: Qn Minh khơng có chỗ dựa, phải rút qn. Khi chúng đến Cần Trạm (thị trấn Kép, </small></b>

<small>Lạng Giang) gặp quãng đường rừng hiểm trở, rừng rú kín mít, quân đi không thành hàng lối, lại gặp mưa lụt thình lình, bị phục binh nhà Hồ xơng ra đánh.</small>

<small>Khi qn Minh đánh sang phía sơng Lục Nam, nhân dân địa phương và quân đội nhà Hồ đã đặt hào rãnh, cắm chơng tre, phóng đồ sắc xuống để phục kích giặc. </small>

<i><small> (Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang, Địa chí Bắc Giang: </small></i>

<i><small>Lịch sử và Văn hố, Sđd, 2006, tr.42 – 43)</small></i>

<b><small>Bài học này giúp em:</small></b>

<small>– Nêu được những nét chính về đơn vị hành chính của Bắc Giang từ đầu thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI.</small>

<small>– Chỉ ra được những đóng góp của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang trong cuộc đấu tranh chống quân Minh từ thế kỉ XV.– Trình bày khái quát được tình hình kinh tế – </small>

<small>xã hội, văn hố của Bắc Giang từ đầu thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI.</small>

<small>– Kể tên được một số bậc đại khoa và nhận biết được những đóng góp của các nhà khoa bảng Bắc Giang đối với địa phương và đất nước từ đầu thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI.</small>

<small>– Liên hệ được các sự kiện, địa danh và nhân vật tiêu biểu của Bắc Giang trong giai đoạn này với địa danh hiện nay của Bắc Giang.</small>

<i><small>“Đánh một trận, sạch không kình ngạc,</small></i>

<i><small>Đánh hai trận tan tác chim mng.Cơn gió to trút sạch lá khô,</small></i>

<i><small>Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,</small></i>

<i><small>Thượng thư Hồng Phúc trói tay để tự xin hàng.Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đườngXương Giang, Bình Than, máu trơi đỏ nước”.</small></i>

<i><small>Đoạn trích trên trong tác phẩm Bình Ngơ đại cáo </small></i>

<small>của Nguyễn Trãi gợi cho em biết về chiến thắng nào gắn liền với những đóng góp của nhân dân Bắc Giang trong sự nghiệp giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XV? Trong thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, ngoài thành tựu về kháng chiến chống ngoại xâm lừng lẫy, nhân dân Bắc Giang còn để lại dấu ấn nào khác trong dòng chảy của vương triều Lê sơ?</small>

<b>đến đầu thế kỉ XVI</b>

<b>1. Những cuộc chiến đấu nhằm ngăn chặn và đánh đuổi kẻ xâm lược </b>

Mùa xuân năm 1406, nhà Minh mang quân sang xâm lược Đại Việt. Nhân dân các xứ Lạng Châu, Bắc Giang đã theo lệnh nhà Hồ phá bỏ hết lúa, lương thực, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.

<b>Nhân dân Bắc Giang tham gia chống xâm lược và ách đô hộ của quân Minh đầu thế kỉ XV</b>

<b>I</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<small>Chủ đề. Bắc Giang từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI</small>

Năm 1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại. Tuy nhiên, người dân Bắc Giang vẫn cùng với nhân dân cả nước nổi dậy ở nhiều nơi chống lại sự cai trị của quân Minh.

Thành Xương Giang có vị trí trọng yếu, vì vậy nghĩa qn Lam Sơn quyết định phải đánh hạ toà thành này. Đêm 28-9-1427, nghĩa quân Lam Sơn phối hợp với dân binh địa phương đánh thành Xương Giang.

Tháng 10-1427, viện binh của quân Minh bị dồn về khu vực Xương Giang. Do khơng cịn chỗ dựa vì thành đã bị hạ, quân Minh buộc phải đắp luỹ ngồi đồng để tự vệ, ngày đêm khơng dám ra ngoài.

Ngày 3-11-1427, nghĩa quân Lam Sơn tổng cơng kích qn Minh ở khu vực Xương Giang.

<b><small>Bảng 5.1. Thống kê các cuộc nổi dậy của nhân dân địa phương </small></b>

<small>chống quân Minh</small>

<b><small>Thời gianĐịa bànThủ lĩnh khởi nghĩa</small></b>

<small>Năm 1406 – 1407 Khu vực rừng núi </small><sub>Lục Ngạn</sub> <sub>và 9 thủ lĩnh khác</sub><sup>Phạm Tất Đạt </sup> <small>Năm 1409Phủ Lạng Giang</small> <sub>và Thiêm Hữu</sub><sup>Ông Nguyễn </sup> <small>Năm 1412Vùng Lục NgạnNguyễn LiễuNăm 1417Vùng Lục NgạnNguyễn Trinh</small>

<small>1. Tư liệu 1 cho em biết gì về khó khăn của qn Minh và những đóng góp của nhân dân Bắc Giang trong việc cản bước tiến của quân xâm lược?2. Số liệu thống kê của bảng 3.1 </small>

<small>giúp em nhận thức điều gì về tinh thần đấu tranh chống quân Minh của nhân dân Bắc Giang?</small>

<b>2. Trận chiến Xương Giang trong sự nghiệp giải phóng đất nước </b>

Năm 1418, khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ, nhanh chóng thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân cả nước. Sau gần 10 năm tổ chức và gây dựng lực lượng, nghĩa quân Lam Sơn chuyển sang giai đoạn phản công, tiêu diệt quân Minh trên phạm vi cả nước.

Ở Bắc Giang, quân Minh đã từng lập ra vệ Xương Giang (huyện Lạng Giang) và cho xây thành luỹ kiên cố từ năm 1407.

<small>Thành Xương Giang nằm trong khu vực đồi thấp, có sơng nhỏ và các thửa ruộng trũng bao quanh. Thành được đắp bằng đất hình chữ nhật. Bốn góc thành có 4 vọng lâu lớn, có đặt súng thần cơ lớn nhỏ. Trong thành có nhiều doanh trại, kho vũ khí được canh phòng nghiêm ngặt.</small>

<b><small>Tư liệu 2: “Thang tre, rơm rạ từ các làng xung quanh được bí mật đưa đến. Nghĩa quân từ các đường </small></b>

<small>ngầm dùng câu liêm, giáo, nỏ cứng, hoả tiễn, hoả pháo, bốn mặt cùng đánh, không đầy một giờ đã hạ được thành. Tướng giữ thành là Kim Dận, Lý Nhậm phải tự sát”.</small>

<i><small> (Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang, Địa chí Bắc Giang: Lịch sử và Văn hoá, Sđd, tr.45)</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b><small>Tư liệu 3: “Quân Minh đại bại, ta chém hơn 5 vạn thủ cấp giặc, bắt sống bọn Thôi Tụ, Hoàng Phúc </small></b>

<small>và hơn 3 vạn tên, thu được vũ khí, ngựa chiến, vàng bạc, vải lụa nhiều khơng kể xiết. Cịn những kẻ chạy trốn thì trong khoảng không đến 5 ngày đều bị bọn chăn trâu kiếm củi bắt gần hết, khơng sót tên nào”. </small>

<i><small>(Ngơ Sĩ Liên và các sử thần thời triều Hậu Lê, Đại Việt sử kí tồn thư (bản dịch), </small></i>

<small>Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tập 2, tr.277)</small>

<b><small>Hình 5.1. Tồn cảnh khu di tích chiến thắng Xương Giang hiện nay.</small></b>

<b><small>Hình 5.2. Cổng đền Xương Giang trong khu di tích chiến thắng Xương Giang.</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<small>Chủ đề. Bắc Giang từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI</small>

Chiến thắng Xương Giang là một trong những trận quyết chiến giành thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đó là chiến thắng thể hiện rõ tài năng, trí tuệ và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Chiến thắng đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm lược của quân Minh, buộc chúng phải nghị hoà ở hội thề Đông Quan để rút quân về nước.

<i>“Nơi đây vũ cơng lừng lẫy</i>

<i>Giúp nên đất nước bình n</i>

<i>Lạch thiên nhiên của trời Nam sẵn cóMở thái bình cho đất Việt khắp miềnẤy Xương Giang một sơng hình đẹpMà dấu thơm mn thuở cịn truyền...”.</i>

<i>(Trích Xương Giang phú, Lý Tử Tấn)</i>

<small>1. Chỉ ra những từ/cụm từ thể hiện khí thế đánh giặc của nghĩa quân và tình cảnh thất bại của quân Minh trong tư liệu 2 và tư liệu 3. Những thông tin đó cho thấy nhân dân địa phương có vai trị như thế nào trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm?2. Dựa vào thông tin trong bài </small>

<small>học, hãy nêu kết quả và ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Xương Giang (năm 1427).</small>

<b>1. Địa giới hành chính và những nét chính về tình hình kinh tế – xã hội</b>

Sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh đổi nước ta thành quận Giao Chỉ, đặt 15 phủ, trong đó có phủ Bắc Giang và phủ Lạng Giang. Đầu thời Lê sơ, vùng đất Bắc Giang trực thuộc Bắc đạo. Năm 1466, vua Lê Thánh Tông chia cả nước làm 13 đạo thừa tuyên, trong đó có thừa tuyên Bắc Giang. Năm 1469, thừa tuyên Bắc Giang đổi gọi là Kinh Bắc với 4 phủ, 16 huyện trực thuộc. Từ năm 1480, vùng đất Bắc Giang trực thuộc xứ Kinh Bắc (sau đổi là trấn Kinh Bắc).

Dưới thời Lê sơ, kinh tế nơng nghiệp của Bắc Giang có nhiều chuyển biến nhờ chính sách trọng nơng của nhà nước. Một số nghề thủ công truyền thống như dệt, gốm, rèn vẫn có điều kiện phát triển. Làng gốm Thổ Hà phát triển rực rỡ từ thế kỉ XIV, đến thời kì này vẫn là một trung tâm sản xuất gốm nức tiếng. Trong dân gian, hoạt động trao đổi buôn bán nội vùng diễn ra sơi nổi nhờ có lệ cho lập chợ và họp chợ của triều đình.

<b>Vùng đất Bắc Giang dưới thời Lê sơ (1428 – 1527)</b>

<b>II</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b><small>Hình 5.3. Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ.</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<small>Chủ đề. Bắc Giang từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI</small>

Dưới các đời vua từ Lê Thái Tổ đến Lê Thánh Tơng, nhân dân Bắc Giang có cuộc sống yên vui, ổn định. Tuy nhiên, từ đời các vua Lê Uy Mục, Lê Tương Dực trở đi, triều chính rối ren. Nhân dân nhiều vùng ở Bắc Ninh, Bắc Giang rơi vào tình trạng đói khổ. Nhiều cuộc nổi dậy chống lại triều đình đã diễn ra.

<b><small>Bảng 5.2. Thống kê những người đỗ đại khoa ở Bắc Giang dưới thời Lê sơNămNgười đỗ đạtQuê quánThành tích đỗ đạt</small></b>

<small>1469 Thân Nhân Trung Xã Yên Ninh, huyện Yên DũngĐệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân1475 Nguyễn Lễ Kínhxã Yên Ninh, huyện Yên DũngĐệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân1481 Ngô Văn CảnhXã Yên Ninh, huyện Yên DũngĐệ nhị giáp Tiến sĩ</small>

<small>1481 Thân Tông VũXã Yên Ninh, huyện Yên DũngĐồng Tiến sĩ xuất thân1481 Lê Đức TrungXã Cổ Dũng, huyện Yên DũngĐồng Tiến sĩ xuất thân</small>

<small>1484 Lê Nhữ ThơngXã Phúc Linh, huyện Hiệp HồĐệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân1487 Thân Cảnh VânXã Yên Ninh, huyện Yên DũngĐệ nhất giáp Thám hoa</small>

<small>Dưới thời vua Lê Tương Dực, cuộc khởi nghĩa Trần Cảo chống lại triều đình đã nổ ra. Nghĩa quân từng xây dựng đại bản doanh ở khu vực Chu Nguyên (nay là thị trấn Vơi, Lạng Giang) và từng kiểm sốt được tồn bộ khu vực bắc sông Cầu (gồm Bắc Giang, Hải Dương, Lạng Sơn, An Bang).</small>

<small>1. Địa giới hành chính vùng đất Bắc Giang dưới thời Lê sơ gắn với những tên gọi nào?2. Nêu những nét chính về tình </small>

<small>hình kinh tế – xã hội của vùng đất Bắc Giang dưới thời Lê sơ.</small>

<b>2. Giáo dục, khoa cử và đời sống văn hoá của Bắc Giang thời Lê sơ </b>

Dưới thời Lê sơ, đặc biệt là thời vua Lê Thánh Tông, giáo dục, khoa cử phát triển thịnh đạt. Trường học của nhà nước được mở đến tận phủ, lộ với các khoa thi được tổ chức đều đặn.

Giáo dục, khoa cử ở Bắc Giang trong thời kì này đạt nhiều thành tựu. Trong số 58 người đỗ đại khoa của Bắc Giang qua các thời kì, riêng thời Lê sơ đã có tới 17 người. Các bậc đại khoa đều ra làm quan, có nhiều đóng góp cho triều đình và quê hương.

<small>Riêng kì thi Hương ở các địa phương, nhà nước quy định xứ Kinh Bắc cùng với Hải Dương, Sơn Nam, Tam Giang sẽ lấy ngày 18-8 vào kì Đệ nhị, ngày 25-8 vào kì Đệ tam, ngày mồng 1-9 vào kì Đệ tứ, ngày mồng 7-9 treo bảng ghi tên những người thi đỗ.</small>

</div>

×