Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 58 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">
<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH</b>
<b><small>NGUYỄN VĂN TUẾ (Tổng chủ biên) - NGUYỄN THỊ THANH THỦY (Chủ biên) NGUYỄN THANH HỒNG - NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN</small></b>
<b><small>TRẦN THỊ LAN - NGUYỄN THỊ QUẾ XUÂ</small>N</b>
<b><small>TTNỘI DUNG</small></b> <small>TrangCHỦ ĐỀ 1 CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM (4 TIẾT)18CHỦ ĐỀ 2 LỄ HỘI QUÊ EM (4 TIẾT)24CHỦ ĐỀ 3 MỘT SỐ MÓN ĂN ĐẶC TRƯNG Ở ĐỊA PHƯƠNG EM (4 TIẾT)28CHỦ ĐỀ 4 NƠI EM SỐNG (4 TIẾT)32CHỦ ĐỀ 5 SẢN PHẨM THỦ CÔNG, TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG EM (4 TIẾT)36CHỦ ĐỀ 6 NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI DÂN QUẢNG NINH (4 TIẾT)40CHỦ ĐỀ 7 GIAO THÔNG Ở ĐỊA PHƯƠNG EM (4 TIẾT)46CHỦ ĐỀ 8 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN (4 TIẾT)51</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>LỜI NÓI ĐẦU</b>
<i>Sách Hướng dẫn dạy học Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh </i>–
<i>Lớp 2 là tài liệu hướng dẫn giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục cấp Tiểu học </i>
<i>dạy học Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh </i>–<i> Lớp 2. Cuốn sách gồm </i>
hai phần:
<i><b>Phần một. Những vấn đề chung: Giới thiệu khái quát về Chương trình </b></i>
<i>giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh; sách Tài liệu giáo dục địa phương </i>
<i>tỉnh Quảng Ninh – Lớp 2; sách Hướng dẫn dạy học giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh – Lớp 2.</i>
<i><b>Phần hai. Hướng dẫn dạy học: Trong phần này, sách hướng dẫn dạy học </b></i>
<i>từng bài học theo các chủ đề trong chương trình: (1) Cảnh đẹp quê hương em; </i>
<i>(2) Lễ hội quê em; (3) Một số món ăn đặc trưng ở địa phương em; (4) Nơi em sống (huyện, thị xã, thành phố); (5) Sản phẩm thủ công, truyền thống địa phương em; (6) Nghề nghiệp của người dân Quảng Ninh; (7) Giao thông ở địa phương em; (8) Bảo vệ môi trường tự nhiên. </i>
Các kế hoạch bài học được thiết kế theo yêu cầu phát triển năng lực học sinh: mô tả mục tiêu của bài học bằng các từ ngữ, cụm từ thể hiện hoạt động của học sinh; xác định phương pháp dạy học, lựa chọn phương tiện dạy học thể hiện quy trình tổ chức hoạt động học phù hợp với mục tiêu của bài học.
Trong q trình biên soạn, chúng tơi đã nhận được góp ý của nhiều nhà khoa học về đề cương của cuốn sách, nhiều góp ý của giáo viên phổ thông về thiết kế kế hoạch bài học theo chủ đề tạo điều kiện thuận lợi để cuốn sách được xuất bản kịp thời.
Mặc dù các tác giả đã rất cố gắng nhưng tài liệu khó tránh khỏi thiếu sót. Chúng tơi rất mong được các đồng nghiệp tiếp tục góp ý để nội dung cuốn sách hoàn thiện hơn trong những lần tái bản.
Chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành.
<b>CÁC TÁC GIẢ</b>
<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ </b>
Ngày 26/12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Thơng tư số 32/2018/ TT– BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thơng (Sau đây gọi tắt là Chương trình Giáo dục phổ thông 2018). Theo lộ trình được quy định, từ năm học 2020 – 2021 sẽ chính thức thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018 trên cả nước.
Một trong những điểm mới của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xây dựng, thẩm định nội dung giáo dục của địa phương để đưa vào Chương trình giáo dục phổ thơng, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giáo dục địa phương là nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông (Ở cấp Tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp với Hoạt động trải nghiệm. Ở cấp Trung học cơ sở và cấp Trung học phổ thông, nội dung giáo dục của địa phương có vị trí tương đương các mơn học khác).
Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh phản ánh những vấn đề cơ bản hoặc những vấn đề thời sự về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, mơi trường, hướng nghiệp,... của tỉnh, bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung.
Thông qua nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh, góp phần trang bị cho học sinh những hiểu biết về địa phương mình, bồi dưỡng tình u q hương, đất nước, có ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để tham gia giải quyết những vấn đề của địa phương.
<b>II. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH QUẢNG NINH</b>
<b>1. Quan điểm xây dựng nội dung giáo dục địa phương</b>
Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh là thành phần của Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018 bắt buộc, tn thủ các quy định nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời xuất phát từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hoá, dân cư của tỉnh Quảng Ninh, nhấn mạnh một số quan điểm sau:
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">– Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh được xây dựng trên cơ sở các vấn đề cơ bản của tự nhiên, địa lí, lịch sử, văn hố, nghệ thuật, kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Ninh; các vấn đề cơ bản về bảo vệ mơi trường, giáo dục giá trị nhân văn; gắn lí thuyết với thực hành, gắn nội dung giáo dục với thực tiễn.
– Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh được xây dựng trên cơ sở kế thừa và kết nối với các môn học và hoạt động giáo dục khác, như: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, Lịch sử và Địa lí, Tin học và Cơng nghệ,... giúp học sinh vận dụng tích hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học và hoạt động giáo dục để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống, phù hợp với lứa tuổi.
– Lựa chọn những nội dung thiết thực đối với việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua phương pháp tổ chức các hoạt động học tập, hoạt động giáo dục trải nghiệm tích cực.
– Thiết kế nội dung theo hướng mở, linh hoạt để có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của các vùng khác nhau trong tỉnh nhưng không tách rời chương trình giáo dục tổng thể; phù hợp với khả năng của giáo viên, với các nhóm đối tượng học sinh khác nhau và thực tiễn dạy học ở nhà trường, song vẫn bảo đảm trình độ chung của giáo dục phổ thông trên cả nước.
<b>2. Mục tiêu giáo dục địa phương</b>
– Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh được xây dựng nhằm trang bị cho học sinh những hiếu biết cơ bản về văn hố, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... của tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, đồng thời bồi dưỡng những giá trị văn hoá của cộng đồng các dân tộc tỉnh Quảng Ninh; góp phần xây dựng tỉnh Quảng Ninh cùng nước Việt Nam ngày càng giàu và đẹp.
– Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh góp phần hình thành các năng lực cho học sinh được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Bên cạnh đó, phát triển cho học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội; vận dụng kiến thức (tự nhiên, văn hoá, xã hội) vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
<b>3. Kế hoạch giáo dục địa phương</b>
Nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm; ngồi ra cịn được tích hợp hoặc sử dụng trong dạy học các môn học (Tiếng Việt, Lịch sử và Địa lí, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc,...) ở từng lớp, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của địa phương. Tổng thời lượng tương ứng 35 tiết/năm học ở mỗi khối lớp.
<b>III. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 2</b>
<b> 1. Nội dung khái quát</b>
<b>1Văn hoá, lịch sử </b>
<b>truyền thống</b> <sup>Cảnh đẹp quê hương em</sup>
Lễ hội quê em
Một số món ăn đặc trưng ở địa phương em
<b>2Địa lí, kinh tế</b> Nơi em sống
Sản phẩm thủ công, truyền thống ở địa phương em
<b>Hướng nghiệp</b> Nghề nghiệp của người dân Quảng Ninh
<b>3Chính trị, xã hội Giao thông ở địa phương em 4Môi trường</b> Bảo vệ môi trường tự nhiên
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><b>2. Nội dung, yêu cầu cần đạt và kế hoạch dạy học</b>
<b>1. Cảnh đẹp quê hương em</b>
(4 tiết)
– Nêu được tên gọi một số cảnh đẹp của quê hương em. – Giới thiệu được với bạn bè, người thân về cảnh đẹp quê hương em.
– Thực hiện những việc làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ cảnh đẹp quê hương.
<b>2. Lễ hội quê em</b>
(4 tiết)
– Nêu được tên gọi, địa điểm tổ chức lễ hội ở quê hương em.
– Kể được một số hoạt động chính diễn ra tại lễ hội ở quê hương em.
– Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường cảnh quan của lễ hội.
<b>3. Một số món ăn đặc trưng ở địa phương em </b>
(4 tiết)
– Kể tên được một số món ăn đặc trưng ở địa phương em. – Chia sẻ được cảm nhận về một món ăn đặc trưng ở
– Nêu được tên huyện/thị xã/thành phố nơi em sống. – Kể tên được một số thôn/khu phố, xã/phường/thị trấn; trụ sở cơ quan xã/phường/thị trấn trực thuộc.
– Giới thiệu với bạn bè, người thân về huyện/ thị xã/ thành phố nơi em sống như: cảnh quan thiên nhiên, công việc, phong tục tập quán đơn giản,…
– Bày tỏ được sự gắn bó, tình cảm của bản thân đối với nơi em sống qua những việc làm cụ thể.
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><b>5. Sản phẩm thủ công, truyền thống </b>
<b>ở địa phương em </b>
(4 tiết)
– Kể được một số sản phẩm thủ công, truyền thống ở địa phương em: tên sản phẩm; nguyên vật liệu.
– Nêu được lợi ích/giá trị của sản phẩm đối với bản thân và gia đình, cộng đồng.
– Tham gia trải nghiệm được một nghề thủ công, truyền thống ở địa phương; hoặc làm được sản phẩm để tuyên truyền về ý nghĩa của việc gìn giữ, phát triển nghề thủ công, truyền thống tại địa phương.
<b>6. Nghề nghiệp của người dân </b>
<b>Quảng Ninh</b>
(4 tiết)
– Kể được tên một số nghề nghiệp phổ biến của người dân quê em (xã /huyện/tỉnh).
– Tham gia được một số trò chơi sắm vai nghề nghiệp
– Kể được tên một số phương tiện giao thông ở địa phương em.
– Nêu được vai trò, ý nghĩa của các phương tiện giao thông đối với đời sống.
– Nêu được những hành vi đúng để tham gia giao thơng an tồn.
– Tham gia giao thơng an toàn và nhắc nhở được bạn bè, người thân cùng thực hiện.
<b>8. Bảo vệ môi trường tự nhiên</b>
(4 tiết)
– Nêu được tên một số việc làm phù hợp để bảo vệ môi trường tự nhiên.
– Thực hiện được việc làm cụ thể để tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên.
– Nhắc nhở được bạn bè, người thân cùng bảo vệ môi trường tự nhiên.
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><b>IV. GIỚI THIỆU BỘ SÁCH </b>
<b>1. Sách Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh – Lớp 2</b>
<i><b>1.1. Phân chia nội dung</b></i>
Sách Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh – Lớp 2 là sách dành cho học sinh (SHS), được viết theo 4 mạch nội dung trong chương trình khung tổng thể nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh. Sách thể hiện nội dung 8 chủ đề tương đương với 8 bài: (1) Cảnh đẹp quê hương (huyện, thị xã, thành phố); (2) Lễ hội quê hương em; (3) Một số món ăn đặc trưng ở địa phương em; (4) Nơi em sống; (5) Sản phẩm thủ công, truyền thống ở địa phương; (6) Nghề nghiệp của người dân Quảng Ninh; (7) Giao thông ở địa phương em; (8) Bảo vệ môi trường tự nhiên.
Thời lượng cho mỗi chủ đề/bài học là 4 tiết học. Số tiết học còn lại GV có thể dùng để tổ chức tham quan, thực hành,… GV có thể điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với trình độ học sinh của lớp, trường và địa phương mình.
<i><b>1.2. Các bài học </b></i>
Các bài học được thiết kế theo tiến trình nhận thức, có bốn dạng hoạt động.
<i>• Hoạt động khởi động: khơi gợi các kiến thức, vốn sống của HS, </i>
giúp HS được chia sẻ những hiểu biết của mình về các sự vật, sự việc, hoạt động được nêu trong bài học.
<i>• Hoạt động khám phá: giúp HS tìm hiểu, hình thành kiến thức </i>
thơng qua các hoạt động nhằm phát triển các năng lực quan sát, phân tích, liên hệ, vận dụng,...
<i>• Hoạt động luyện tập: HS xử lí các tình huống cụ thể để củng cố </i>
kiến thức, hình thành các năng lực, phẩm chất, giá trị,…
<i>• Hoạt động vận dụng: giúp HS vận dụng các kiến thức vừa học để </i>
giải quyết vấn đề thực tế, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất.
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14"><b>2. Sách Hướng dẫn dạy học Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh – Lớp 2 </b>
Phần một. Giới thiệu chung
Phần hai. Hướng dẫn tổ chức hoạt động học
Phần này hướng dẫn theo từng bài học/chủ đề, mỗi bài học bao gồm: Các bài hướng dẫn mang cùng tên với các bài trong SHS. Nội dung hướng dẫn là những gợi ý để tổ chức bốn loại hoạt động: hoạt động khởi động, hoạt động khám phá, hoạt động luyện tập, hoạt động vận dụng.
Mỗi hoạt động học thường có ba nội dung: mục tiêu, các bước tiến hành, kết quả. Đó là một kịch bản ngắn, trong đó chủ yếu là những gợi ý để GV tổ chức các hoạt động cho HS. Các hoạt động luôn hướng tới độ mở, tạo sự chủ động, sáng tạo giúp GV linh hoạt trong dạy học phù hợp với năng lực HS và điều kiện từng vùng, miền,…
<b>V. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG</b>
<b>1. Các yêu cầu cơ bản khi sử dụng các phương pháp dạy học </b>
Phù hợp với quá trình nhận thức của HS lớp 2: từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó.
Khai thác những kiến thức, hiểu biết thực tế của HS về cuộc sống xung quanh; phát huy tính tị mị khoa học của HS với mơi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; hướng dẫn HS cách đặt câu hỏi, cách thu thập thông tin, cách sử dụng các thông tin thu thập được để đưa ra những nhận xét, kết luận mang tính khách quan, khoa học. Các hoạt động dạy học bao gồm chuỗi các hoạt động nhằm giúp học sinh học tập tích cực, phù hợp với đặc điểm, trình độ của từng đối tượng, thường bao gồm các cách tổ chức sau:
Tổ chức cho HS học thông qua quan sát. Đối tượng quan sát là các sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội từ tranh ảnh, vật thật, video, môi trường xung quanh. Hoạt động quan sát nhằm phát triển ở HS các kĩ năng nhận xét, so sánh, phân loại, phân tích, suy luận, khái qt hố những gì đã quan sát được ở mức độ đơn giản.
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">Tổ chức cho HS học thông qua trải nghiệm. HS thực hiện các hoạt động điều tra, khám phá, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống xung quanh, qua đó học cách giải quyết một số vấn đề đơn giản thường gặp; ứng xử phù hợp với sức khoẻ, sự an toàn của bản thân và những người xung quanh; bảo vệ môi trường sống.
Tổ chức cho HS học thông qua tương tác. HS thực hiện các hoạt động trị chơi, đóng vai, thảo luận, thực hành, xử lí tình huống thực tiễn để hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, kĩ năng giao tiếp và sự tự tin.
Lựa chọn, phối hợp, vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học, đối tượng
Nhằm hình thành kiến thức mới thông qua tương tác với vật liệu học, với bạn. GV tổ chức cho HS hoạt động theo các bước:
– HS tìm hiểu, tương tác với vật liệu học; HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi với bạn, với sự hỗ trợ của GV, HS nhận ra kiến thức.
– HS nói được những nhận biết về đối tượng học tập, theo gợi ý của GV, khái quát thành kiến thức mới.
<i><b>2.3. Tổ chức hoạt động luyện tập </b></i>
Nhằm thực hành, củng cố từng phần hoặc tồn bộ kiến thức đã hình thành ở hoạt động khám phá. GV tổ chức cho HS hoạt động theo các bước:
– HS tự tìm hiểu vấn đề cần giải quyết; liên hệ, sử dụng kiến thức vừa hình thành; từ đó tìm ra đáp án, lời giải cho vấn đề. GV có thể gợi ý, giúp HS thực hiện đúng yêu cầu.
– HS trình bày trước lớp (hoặc nhóm) cách làm, kết quả. HS và GV trong lớp trao đổi, nhận xét, đánh giá kết quả.
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16"><i><b>2.4. Tổ chức hoạt động vận dụng </b></i>
Nhằm vận dụng một phần hoặc nhiều kiến thức của bài học vào tình huống thực tế. HS sử dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng đã có giải quyết tình huống. GV khuyến khích sự sáng tạo và tạo sản phẩm cá nhân hoặc nhóm. Tuỳ từng bài, hoạt động này có thể tách riêng hoặc ghép chung vào hoạt động luyện tập. GV tổ chức cho HS hoạt động theo các bước:
– HS sử dụng kiến thức, kĩ năng đã có vào bối cảnh tình huống mới. Tự tìm ra cách thực hiện, giải quyết vấn đề. GV hỗ trợ HS trong q trình phân tích, xác định vấn đề cần giải quyết, thực hiện.
– HS chia sẻ trước lớp (hoặc nhóm) để có thể thấy được có nhiều cách làm và sản phẩm đa dạng khác nhau. Từ đó, HS có thể vận dụng những điều đã học vào các tình huống thực tế trong cuộc sống.
<b>VI. ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC </b>
Việc đánh giá quá trình và kết quả học tập bài học cần được tiến hành thông qua các hoạt động học tập của học sinh ở các giai đoạn tiếp cận, gắn kết với bài học, đặt câu hỏi bài học; giai đoạn điều tra, khám phá thông tin; xử lí thơng tin; hình thành kiến thức mới; thực hành vận dụng kiến thức,... Đặc biệt, giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Không nhất thiết bài nào cũng cần có mục đánh giá riêng. Dưới đây là các hình thức đánh giá:
<b>1. Đánh giá quá trình: diễn ra trong suốt quá trình học tập của học sinh</b>
GV cần sử dụng nhiều công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập, biểu mẫu quan sát, bài thực hành, sản phẩm,... Tham gia đánh giá quá trình gồm GV đánh giá HS, HS đánh giá lẫn nhau, HS tự đánh giá. Qua các hoạt động đánh giá, HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy phản biện, năng lực giao tiếp và hợp tác.
Cách thức đánh giá năng lực nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: GV có thể sử dụng các câu hỏi (yêu cầu trả lời miệng hoặc viết, vẽ) đòi hỏi HS nhận biết/trình bày hiểu biết của mình về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ thường gặp trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh,… (trong đó có thể sử dụng sơ đồ, tranh ảnh).
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">Quan tâm đến việc sử dụng các câu hỏi đánh giá khả năng so sánh, phân loại,... của HS.
Cách thức đánh giá năng lực tìm tịi, khám phá (tìm hiểu) mơi trường tự nhiên và xã hội: GV có thể sử dụng phương pháp quan sát (sử dụng các công cụ hỗ trợ như bảng kiểm theo các tiêu chí đã xác định, các câu hỏi), quan sát HS trong quá trình đóng vai xử lí tình huống, quan sát sự vật, hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và xã hội, sử dụng các câu hỏi đánh giá các khả năng nhận xét, so sánh, phân loại,... của HS.
Cách thức đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người và xã hội: GV sử dụng các câu hỏi (có thể yêu cầu trả lời miệng hoặc viết, vẽ) đòi hỏi HS vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề, đặc biệt các vấn đề thực tiễn, sử dụng phương pháp quan sát (sử dụng các công cụ đánh giá như bảng kiểm theo các tiêu chí đã xác định, các câu hỏi), quan sát HS trong quá trình giải quyết vấn đề (như cách HS trao đổi, thảo luận, cách lựa chọn giải pháp,...), sử dụng cách đánh giá qua các sản phẩm thực hành của HS.
<b>2. Đánh giá định kì</b>
Các đánh giá định kì được thực hiện sau khi học xong các chủ đề. Kết quả đánh giá định kì là những nhận xét cụ thể của GV về việc HS đạt được hay chưa đạt được những yêu cầu đã được nêu trong chương trình mơn học.
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18"><b>Chủ đề 1: CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM (4 tiết)YÊU CẦU CẦN ĐẠT</b>
– Nêu được tên một số cảnh đẹp của quê hương em (huyện, thị xã, thành phố).
– Giới thiệu được với bạn bè, người thân về cảnh đẹp quê hương em. – Thực hiện những việc làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ cảnh
GV giới thiệu hình ảnh của một số huyện, thị xã, thành phố tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh: sống lưng khủng long, huyện Bình Liêu; ngọn hải đăng đảo Cơ Tơ (hình 1, 2 trang 6 – SHS).
GV đặt câu hỏi:
– Em có biết cảnh đẹp này ở đâu không? Em đã đến thăm nơi này chưa?
GV mời một số HS trả lời câu hỏi và tổ chức thi tìm một số bài hát, bài thơ nói về cảnh đẹp của q hương mình.
GV dẫn dắt HS vào bài học:
– Chúng mình sẽ cùng nhau tìm hiểu bài: “Cảnh đẹp quê hương em”.
<i>* Một số thơng tin dành cho GV:</i>
Hình 1 (Sống lưng khủng long): là con đường mòn trên đỉnh núi thuộc huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, nơi có cột mốc 1305 (biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc).
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">Hình 2 (Ngọn hải đăng Cơ Tơ): Ngọn hải đăng Cơ Tơ có vai trị như biết bao ngọn đèn biển khác: để đánh dấu các đường bờ biển hoặc bãi cạn nguy hiểm và đưa đường dẫn lối an toàn vào cảng; hỗ trợ việc định hướng cho các máy bay. Ngoài ra, ngọn hải đăng Cơ Tơ cịn là điểm tham quan của nhiều du khách.
<b>TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ</b>
<b>HĐ2. Tìm hiểu về một số cảnh đẹp của quê hương emCách thực hiện</b>
GV hướng dẫn HS quan sát các hình 1 – 11 trong SHS trang 7,8,9, đọc lời thoại dưới mỗi hình và đặt câu hỏi:
– Những cảnh quan này có ở đâu? Em đã từng đến thăm những cảnh quan này chưa?
GV hướng dẫn từng cặp HS kể về các cảnh quan tiêu biểu có trong SHS và kể thêm một số cảnh đẹp có ở nơi em sống. GV khuyến khích HS nói tình cảm của HS đối với cảnh đẹp đó.
Chọn một số HS giới thiệu về cảnh đẹp nơi em sống, nói về tình cảm của mình về những cảnh đẹp đó.
GV mời các HS trong lớp tự đặt câu hỏi để hỏi nhau:
– Theo bạn, chúng ta nên làm gì để thể hiện tình yêu của mình với những cảnh đẹp nơi mình đang sống?
GV mời một số HS nhận xét phần giới thiệu của các bạn. GV khen những HS, nhóm HS trả lời tốt các câu hỏi và tích cực tham gia hoạt động cặp đơi, hoạt động nhóm,…
<i>* Một số thơng tin dành cho GV:</i>
Hình 2, 3 trang 7 SHS, đảo Cái Chiên: Ở đây có bãi tắm Vạn Cả và hồ Khe Dầu, có diện tích 18ha, là hồ nước ngọt lớn nhất ở đảo Cái Chiên.
Hình 6, trang 8 – SHS, Khe Chè: Nằm cách trung tâm thị xã Đông Triều khoảng 7km, hồ Khe Chè (thuộc địa phận xã An Sinh, thị xã Đông Triều) có diện tích rộng khoảng 276ha, với phong cảnh khá hoang sơ, nước trong xanh, mênh mông. Xung quanh hồ được bao bọc
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">bởi những ngọn núi trùng điệp, tạo nên một cảnh quan thiên nhiên thật thơ mộng... Ngay giữa hồ là một quả đồi nhỏ, gọi là đồi Khe Chè.
Hình 8, trang 9, bãi đá Móng Rồng, huyện Cơ Tơ: là bãi đá cổ có từ lâu đời, tên cũ là bãi đá Cầu Mỵ thuộc Khu 4, thị trấn Cô Tô. Năm 2015 được đổi tên là bãi đá Móng Rồng bởi hình dạng của nó giống như những chiếc móng rồng đang nhơ ra biển. Theo nghiên cứu của một số nhà địa chất thì bãi đá Móng Rồng khơng phải loại đá núi kiến tạo trong các hang động mà là một hệ thống những lớp đá trầm tích bị nước biển bào mòn qua hàng ngàn, hàng vạn năm, tạo thành những vách đá dựng đứng với độ cao 60 − 80m kỳ thú và hùng vĩ, không chỉ có giá trị về cảnh quan mà cịn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn của tạo hố về kiến tạo địa chất độc đáo.
Những thớ đá đầy màu sắc nhìn từ trên cao như những đợt sóng biển tầng tầng lớp lớp. Kết cấu đá có chỗ dích dắc tạo nên những hình thù kì lạ, kết hợp với nhiều màu sắc... trông như một bức hải đồ khổng lồ. Buổi sáng, nước biển cạn làm lộ ra những viên đá nhiều màu sắc, hình dạng. Đến trưa, ánh nắng mặt trời rọi xuống các vân đá óng ánh những sắc diện sinh động khác nhau. Xa xa có những trụ đá nghiêng nghiêng theo thế tiến ra biển hoặc xếp thẳng chồng lên nhau, cao thấp khác nhau tựa như những chồng đĩa được xếp ngay ngắn. Ngoài ra, bãi biển ở đây hoàn toàn tách biệt với khơng khí ồn ào ở thị trấn Cơ Tơ nên du khách có thể nghe rõ tiếng sóng vỗ rì rào.
Hình 9 trang 9 SHS, phong cảnh vịnh Bái Tử Long, thành phố Cẩm Phả: Nằm bên vịnh Bái Tử Long xinh đẹp thuộc khu du lịch Vũng Đục, Vũng Đục được bao bọc xung quanh bởi dãy núi Bàn Cờ. Khu du lịch hang động Vũng Đục thuộc địa bàn phường Cẩm Đông, thành phố Cẩm Phả. Tới đây, bạn sẽ được tham quan một chuỗi những hang động, đầu tiên là động Thiên Băng, sau đó là động Long Vân. Ra khỏi động Long Vân, đi theo con đường chính, bạn sẽ bước tới hang Kim Quy và động
<i>Ngỡ Ngàng. Tới đây, bạn sẽ thấy câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đốt </i>
hiện ra rõ ràng bên trong với hình tượng cây tre trăm đốt và 3 pho tượng ngồi nối tiếp nhau với những hình thù kì lạ. Cuối cùng của chuỗi hang động chính là hang Dơi. Đúng như cái tên, hang Dơi hiện nay là nơi sinh sống của khá nhiều lồi dơi. Ở đây, du khách có thể nghe rất rõ ràng tiếng chít chít của những chú dơi. Đây cũng là hang động cuối cùng trong hệ thống hang động ở Vũng Đục.
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">Hình 10, trang 9, thác Pạc Sủi, huyện Tiên Yên: Cách trung tâm thị trấn Tiên Yên khoảng 8km, theo QL18A, vượt cầu Tiên Yên, rẽ trái rồi men theo đường phía đồi sẽ tới chân thác Pạc Sủi (thôn Pạc Sủi, xã Yên Than). Pạc Sủi theo phiên âm tiếng Hoa là "Bạch Thủy", có nghĩa là "nước trắng". Thác có 16 tầng gắn với phong cảnh rừng tự nhiên, hệ thống thực vật khá phong phú, đa dạng. Mỗi tầng thác có những vẻ đẹp khác nhau và dưới 2-3 tầng thác lại có một hồ nước nhỏ, nước trong xanh và khơng q sâu, nước suối trong vắt có thể nhìn thấu đáy những viên đá cuội óng ánh do ánh mặt trời soi rọi. Điều kì lạ ở Pạc Sủi là tầng thác trên bao giờ cũng đẹp hơn tầng thác dưới và mỗi tầng thác lại có dáng vẻ khác nhau: có tầng dốc thẳng đứng, nước chảy tung bọt trắng xoá gầm gào; có tầng lại êm đềm rì rào, róc rách; có tầng lại chảy tn như mái tóc tiên nữ trải dài, có tầng thì nhiều rễ cây rủ xuống; có tầng thì lại nhiều hoa lan rực rỡ sắc màu… tạo thành bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
<i><b>Củng cố</b></i>
GV nêu câu hỏi:
– Hôm nay, chúng ta đã biết được những cảnh đẹp nào của tỉnh Quảng Ninh?
– Hãy kể thêm những cảnh đẹp có ở địa phương em và cho biết tình cảm của em đối với những cảnh đẹp đó.
<b>TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNHHĐ3. Giới thiệu tên của các cảnh đẹpCách thực hiện</b>
GV hướng dẫn HS quan sát các hình từ 1 – 4, đọc tên các cảnh đẹp, hướng dẫn HS viết tên các cảnh đẹp tương ứng với các hình vào vở. Tuỳ khả năng ngơn ngữ của mỗi HS, GV hướng dẫn, khuyến khích HS theo sự hiểu biết của các em để nói 1 – 3 câu giới thiệu về cảnh đẹp đó.
GV khen ngợi và có thể chọn 2 – 4 HS tốt nhất nói về các cảnh đẹp đó trước lớp.
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24"><b>HĐ4. Bảo vệ cảnh đẹp nơi em sốngCách thực hiện</b>
GV chia nhóm 4 – 6 HS để tổ chức hoạt động nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận, thuyết trình trước nhóm về những việc nên làm để bảo vệ các cảnh đẹp của quê hương.
GV u cầu mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét…
Dựa vào gợi ý trong SHS, GV khuyến khích HS tự phát triển các việc nên làm để bảo vệ cảnh đẹp của quê hương như: trồng thêm nhiều cây xanh; giữ gìn vệ sinh chung như vứt rác đúng nơi quy định, hạn chế dùng rác thải nhựa; tăng cường giới thiệu với bạn bè, người thân về cảnh đẹp của quê hương,…
GV hỏi:
– Sau khi thảo luận và thuyết trình, chúng ta rút ra điều gì?
– Em hãy cho biết những việc nên làm và những việc không nên làm để bảo vệ cảnh đẹp nơi chúng ta sống.
<b>TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNGHĐ5. Cùng sáng tạo</b>
<b>Cách thực hiện</b>
GV giao từng HS vẽ về cảnh đẹp của địa phương.
GV khuyến khích HS phát huy các năng lực của các em như vẽ, viết, trang trí cho hình ảnh sáng tạo, đẹp và có thể khuyến khích HS làm thành bộ sưu tập trên khổ giấy to hoặc làm thành cuốn catalog,…
GV có thể tổ chức buổi trưng bày sản phẩm của các em, chọn một vài HS giới thiệu sản phẩm của mình trước lớp và có thể khen thưởng một vài bạn có kết quả xuất sắc.
* Lưu ý: GV linh hoạt ở hoạt động này. Đối với những HS khơng có khả năng vẽ có thể làm hoạt động khác như sưu tầm tranh, ảnh, trang trí và trình bày trước lớp.
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25"><b>HĐ6. Cùng giới thiệu về một cảnh đẹp của quê emCách thực hiện</b>
GV tổ chức nhóm thảo luận những việc làm để thể hiện tình yêu đối với cảnh đẹp của địa phương, quê hương theo các gợi ý: Tên cảnh đẹp đó là gì?; Cảnh đẹp đó ở đâu?; Cảnh nơi đó có gì đẹp?; Tình cảm của em đối với cảnh đẹp đó như thế nào?; Em và người dân ở địa phương đã làm gì để gìn giữ, bảo vệ cảnh đẹp đó?
GV mời từng cặp HS lên giới thiệu sản phẩm của mình hoặc của nhóm. GV mời một số HS lên tổng kết. Câu trả lời gợi ý:
– Để cảnh đẹp của quê hương xanh, sạch, đẹp, chúng ta nên làm gì? Khơng nên làm gì?
– Em đã làm gì để góp phần bảo vệ cảnh đẹp của quê hương? GV biểu dương các nhóm có bài giới thiệu tốt.
GV nhắc HS đọc và thực hiện theo mục Chúng mình nhớ: Yêu quý, giữ gìn và bảo vệ cảnh đẹp của quê hương.
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26"><b>Chủ đề 2: LỄ HỘI QUÊ EM (4 tiết)I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT</b>
– Nêu được tên gọi, địa điểm tổ chức một số lễ hội ở quê hương em. – Kể được một số hoạt động chính diễn ra tại lễ hội ở quê hương em. – Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường, cảnh quan của lễ hội.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>
– Các hình ảnh trong SHS.
– Các hình ảnh, video về các lễ hội của địa phương.
<b>III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNGHĐ1. Khởi động</b>
GV giới thiệu hình ảnh trong SHS.
<b>Hình 1: Hình ảnh lễ tế tại Đền Xã Tắc thuộc phường Ka Long, </b>
thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Đền Xã Tắc ở vị trí quan trọng nơi địa đầu Tổ quốc, cạnh ngã ba sông biên giới Việt – Trung. Đền Xã Tắc được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 2020, khắc ghi dấu ấn lịch sử nơi ông cha ta trấn yên bờ cõi và khẳng định những nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hố tín ngưỡng của người dân đất Việt.
<b>Hình 2: Hình ảnh múa, hát tại Lễ hội Tiên Công diễn ra trong </b>
những ngày đầu xuân tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Đây là một trong những lễ hội văn hoá truyền thống lớn nhất trong năm, thể hiện sự tri ân của người dân địa phương với 17 vị Tiên Cơng đã có cơng “quai đê, lấn biển”, khai ấp, dựng làng, lập nên “tứ xã” đảo Hà Nam (thị xã Quảng Yên). Không chỉ là một nét đẹp văn hoá truyền thống của người dân vùng đảo Hà Nam mà trong nhịp sống hiện đại, lễ hội đã khơi dậy đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, truyền thống “kính lão đắc thọ” của người Việt và đề cao tình đồn kết dịng tộc, xóm làng.
GV đặt câu hỏi:
– Theo em, các bức hình mơ tả hoạt động gì?
– Em đã từng tham gia hoạt động nào như thế này chưa?
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">GV mời một số HS trả lời câu hỏi.
GV cho HS quan sát hình và lời dẫn trong SHS trang 14, 15.
Giáo viên có thể hỏi một số câu hỏi để giúp học sinh hiểu nội dung: – Em hãy kể tên một số lễ hội tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh. – Lễ hội thường được tổ chức vào thời gian nào?
GV hướng dẫn HS đọc các câu hỏi trong SHS.
GV hướng dẫn lớp làm việc nhóm bốn, giải quyết các câu hỏi (Lưu ý: lễ hội này có thể được tổ chức tại thành phố, huyện, thị xã).
Chọn một số nhóm giới thiệu về lễ hội truyền thống của địa phương. GV mời một số HS nhận xét phần giới thiệu của các bạn. GV khen những HS, nhóm HS trả lời tốt các câu hỏi và tích cực tham gia hoạt động nhóm,…
<i>* Một số thơng tin dành cho GV:</i>
Lễ hội Yên Tử: thường diễn ra vào ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 (âm lịch) hằng năm, tại vùng núi Yên Tử (xã Thượng n Cơng, thành phố ng Bí). Lễ hội được tổ chức nhằm tơn vinh, tưởng nhớ Phật Hồng Trần Nhân Tông (người đã sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm). Lễ hội bắt đầu bằng nghi lễ long trọng ở chân núi Yên Tử, sau đó là lễ hành hương lên Chùa Đồng.
Lễ hội Bạch Đằng còn được gọi là ngày giỗ trận, được tổ chức vào ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hằng năm. Lễ hội diễn ra ở nhiều nơi thuộc thị xã Quảng Yên. Lễ hội Bạch Đằng kỉ niệm chiến thắng vang dội của những người anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm trên sông Bạch Đằng khi xưa: Ngơ Quyền (năm 938), Lê Hồn (năm 981), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần (năm 1288).
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">Lễ hội đền Cửa Ông: được tổ chức hằng năm tại đền Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, từ ngày mùng 2 tháng Giêng đến hết tháng 3 (âm lịch). Lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn tướng Trần Quốc Tảng và các tướng lĩnh nhà Trần có cơng đánh giặc và trấn ải vùng Đơng Bắc.
Lễ hội đình Lục Nà: Đình Lục Nà (xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu) được xây dựng lớn hơn so với các ngơi đình khác. Đây là ngơi đình hàng Tổng của tổng Bình Liêu. Niên đại của đình Lục Nà chưa rõ, nhưng theo sự tích thì Đình được xây dựng từ thời Hậu Lê để thờ thành hoàng làng là Hoàng Cần, người anh hùng dân tộc Tày có cơng lãnh đạo nhân dân các dân tộc Bình Liêu đánh đuổi bọn thảo khấu bên kia biên giới, bảo vệ bản, làng. Lễ hội đình Lục Nà được tiến hành từ ngày 15 đến ngày 17 tháng Giêng âm lịch hằng năm.
Đình Lục Nà khơng chỉ là nơi sinh hoạt văn hố, tín ngưỡng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn mà còn là nơi ghi lại mốc son lịch sử. Ngày 20/11/1945, tại đình Lục Nà, chính quyền cách mạng của huyện được thành lập. Để bảo vệ chính quyền cách mạng và thành quả đã đạt được, ngay sau khi Uỷ ban lâm thời huyện ra đời, ngày 21/11/1945, đơn vị Vệ quốc đoàn huyện được thành lập.
<b>V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNHHĐ3. Các hoạt động diễn ra trong lễ hộiCách thực hiện</b>
Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận nhóm đơi, nói 1 – 2 câu mô tả các hoạt động của lễ hội.
Một số nhóm lên báo cáo kết quả (giáo viên có thể dùng máy chiếu phóng to đưa hình ảnh trong sách).
Lớp nhận xét, bổ sung.
<i><b>Củng cố</b></i>
GV chốt ý chính hoặc đặt câu hỏi để học sinh nắm được: Các phần của lễ hội, kể tên được lễ hội chính ở địa phương. Nêu được một số việc cụ thể để giữ môi trường, cảnh quan lễ hội.
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29"><b>HĐ4. Cùng sáng tạo Cách thực hiện </b>
GV yêu cầu HS sưu tầm hình ảnh về lễ hội yêu thích nhất, gài hoặc dán vào vở. Sau đó, HS viết một số nội dung của lễ hội đó theo gợi ý trang 17 – SHS. Sau khi HS làm xong, GV tuyên dương những em làm tốt và cho một vài HS trình bày trước lớp.
<b>VI. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNGHĐ5. Đóng vai và xử lý tình huốngCách thực hiện</b>
GV nêu tình huống:
<i>* Tình huống 1: Ngày Tết, bạn em muốn lấy bóng bay, phong bao lì </i>
xì treo trên cây đào ở chùa về nhà chơi.
<i>* Tình huống 2: Khi đi xem lễ hội, em thấy một số anh chị thanh </i>
niên giẫm lên thảm cỏ, ngắt hoa để chụp ảnh.
Em hãy đưa ra ý kiến và giải thích vì sao. (HS làm việc cá nhân). GV tổ chức từng nhóm đóng vai, xử lí tình huống, khuyến khích HS
GV cho HS chia nhóm, tập làm hướng dẫn viên, giới thiệu những nét độc đáo về lễ hội ở địa phương theo các gợi ý trang 18, SHS.
Sau khi các nhóm hồn thành nhiệm vụ của mình, GV cho các nhóm lần lượt trình bày trước lớp và biểu dương các nhóm đạt kết quả tốt, có nhiều ý tưởng hay, độc đáo.
GV dặn dò, nhắc nhở HS chú ý theo nội dung mục Chúng mình nhớ: "Giữ gìn, bảo vệ cảnh quan sạch đẹp; mặc trang phục phù hợp; không chen lấn, xô đẩy khi tham gia lễ hội."
</div>