Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Gia Lai Lớp 4.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.85 MB, 45 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>

NHÀ XUẤT BẢN . . . . Lê Duy Định (Tổng Chủ biên)

Bùi Khoa Nghi - Nguyễn Minh Tuấn (đồng Chủ biên)

Nguyễn Tiến Bình - Nguyễn Văn Đơng - Lương Thị Hằng - Trần Thị Thiên Hương Rơ Châm H’ Yanar - Trần Thị Tuyết Mai - Nhan Thị Hằng Nga

Nguyễn Linh Vinh Quốc - Hồ Đình Thanh - Lương Thị Kim Thoả

<b>TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG</b>

<b>TỈNH GIA LAI</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI NĨI ĐẦU</b>

Q thầy cơ giáo và các em học sinh lớp 4 thân mến! Ở lớp 1, 2 và 3, các em đã được học các nội dung giáo dục địa phương thông qua một số chủ đề về cảnh đẹp, văn hoá truyền thống, nghề truyền thống, nhân vật tiêu biểu...

Để giúp các em tiếp tục tìm hiểu về quê hương mình, Sở Giáo dục và Đào

<i><b>tạo Gia Lai đã biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Gia Lai lớp 4. Nội dung </b></i>

tài liệu gồm 6 chủ đề về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, mơi trường của tỉnh. Qua đó, giúp các em thêm yêu q và tự hào về q hương mình, có ý thức giữ gìn, phát huy các giá trị văn hố của địa phương, có kĩ năng sống tốt hơn.

Các chủ đề trong tài liệu này được tổ chức theo hướng hoạt động trải nghiệm. Các em sẽ được học, được thực hành, được trải nghiệm dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo, phụ huynh học sinh và mọi người xung quanh.

Mong rằng, quý thầy cô giáo, quý phụ huynh sẽ đồng hành cùng các em, giúp các em có những trải nghiệm hữu ích để thêm yêu quý quê hương mình.

Chúc các em có những trải nghiệm thật vui và bổ ích.

<b>CÁC TÁC GIẢ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>KHỞI ĐỘNG</b>

Học sinh huy động kiến thức, kinh nghiệm cá nhân để tham gia hoạt động tạo hứng thú, tò mò vào chủ đề mới.

Học sinh thực hiện các hoạt động quan sát, thảo luận, tìm tịi, tìm kiếm thơng tin nhằm phát hiện và chiếm lĩnh những điều mới, chưa biết của chủ đề.

Học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng được trang bị để giải quyết các vấn đề, tình huống, bài tập tương tự hay biến đổi… nhằm khắc sâu kiến thức, hình thành kĩ năng, một cách chắc chắn.

Học sinh giải quyết các vấn đề của thực tế hoặc vấn đề giả định có liên quan đến tri thức của chủ đề, từ đó phát huy tính linh hoạt của tư duy, khả năng sáng tạo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Chủ đề 1: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI JRAI, BAHNARChủ đề 2: DI TÍCH RỘC TƯNG-GỊ ĐÁ (AN KHÊ) </b>

<b>Chủ đề 3: THÁC PHÚ CƯỜNG </b>

<b>Chủ đề 4: NGHỀ TRỒNG RAU SẠCH Ở GIA LAIChủ đề 5: KĨ NĂNG ĐI ĐƯỜNG AN TOÀN Chủ đề 6: EM YÊU CÂY XANH</b>

<b>MỤC LỤC</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Gia Lai có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc đều có những trang phục truyền thống khác nhau, tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng, giàu

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>KHÁM PHÁ</b>

<b>1. Nguyên liệu chính và cách tạo màu làm nên trang phục truyền thống của người Jrai, Bahnar</b>

<i><b> a) Nguyên liệu</b></i>

<i>Quan sát các hình dưới đây, em hãy nêu những ngun liệu chính để làm nên trang phục truyền thống của người Bahnar, Jrai.</i>

<i><b>b) Cách tạo màu</b></i>

<i>Để tạo ra những màu sắc khác nhau, người ta phải làm như thế nào?</i>

<i><small>Quả bông được thu hoạch, đem cán và đánh tơi mịn</small></i>

<i><small>(Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc)</small></i>

<i><small>Phơi khô sợiSợi sau khi đã được nhuộm</small></i>

Từ quả bông, người ta đem cán, đánh tơi mịn, xe thành sợi, nhuộm màu, phơi sợi… rồi đưa lên khung dệt thành các sản phẩm khác nhau.

Sau khi sợi được phơi khô, người ta thường dùng các loại lá, hoa, quả, vỏ, rễ... từ các loại cây mọc tự nhiên để nhuộm thành những màu sắc khác nhau rồi dệt thành các sản phẩm khác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>2. Trang phục truyền thống của người Jrai, Bahnar</b>

<i><b> a) Một số đặc điểm của trang phục người Jrai</b></i>

<i>Em hãy quan sát các hình dưới đây, nhận xét về kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trên trang phục của người Jrai.</i>

<i><small>Trang phục của nữ</small></i>

<i><small>Trang phục của nam</small></i>

<i><small>Hoa văn trên trang phục của người Jrai(Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc)</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Trang phục nữ gồm áo và váy. Áo có hai loại: áo cổ thuyền có tay hoặc khơng có tay.

Trang phục nam gồm áo và khố. Áo cũng có hai loại: áo có tay hoặc khơng có tay. Đặc biệt trên áo nam (vùng phía đông tỉnh Gia Lai) thường được đắp một tấm vải màu đỏ ở trước ngực tượng trưng cho sự mạnh mẽ, gan dạ, dũng cảm... của người đàn ơng.

Trang phục của người Jrai có hai tơng màu chính là đen và đỏ, ngồi ra, họ cịn dùng một số màu khác. Các hoa văn trên váy, cổ áo, ngực áo, khố, cánh tay áo... thường là màu đỏ (có thể điểm thêm chút màu vàng hoặc các màu khác). Đặc biệt, người ta thường đính thêm hạt cườm dọc theo thân váy, áo, khố... để thêm phần rực rỡ cho bộ trang phục.

Hoa văn trên trang phục chủ yếu là hoa văn kiểu hình học (hình vng, chữ nhật, tam giác...) xen lẫn với hoa văn mơ phỏng những hình ảnh của thiên nhiên, đất trời và đời sống sinh hoạt của con người.

<i><b>b) Một số đặc điểm của trang phục người Bahnar</b></i>

<i>Em hãy quan sát các hình dưới đây, nhận xét về kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trên trang phục của người Bahnar.</i>

<i><small>Trang phục của nữ</small></i>

<i><small>Trang phục của nam(Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc)</small></i>

2

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Trang phục nữ gồm áo và váy. Áo có hai loại: áo cổ trịn khơng có tay hoặc có tay. Váy thường ngắn trên mắt cá chân và thường có gắn thêm một miếng đắp với hoa văn sặc sỡ, chạy từ thắt lưng xuống quá mông.

Trang phục nam gồm áo và khố. Áo có cổ xẻ sâu. Khố thường ngắn, khơng có tua, màu sắc hoa văn sặc sỡ.

<i><small>Hoa văn trên trang phục của người Bahnar(Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc)</small></i>

Trang phục của người Bahnar thường có ba tơng màu chính là đen, đỏ và trắng. Màu nền thường màu đen (hoặc màu chàm) tượng trưng cho sức mạnh của con người. Các màu vàng, xanh, nâu, tím... Trên các hoa văn nổi bật trên nền màu đen (hoặc chàm) tạo nên những bộ trang phục rực rỡ, đẹp mắt.

Hoa văn trên trang phục thường mơ phỏng những hình ảnh của thiên nhiên, đất trời như: cây cối, hoa... và đời sống sinh hoạt của con người.

<b>3. Sử dụng và bảo tồn</b>

- Ngày nay, sống trong xã hội hiện đại, đồng bào dân tộc thiểu số đang dần phải thay đổi nhiều thói quen về sản xuất, sinh hoạt... cho phù hợp. Trong sinh hoạt hàng ngày, họ ít mặc trang phục truyền thống mà chỉ sử dụng trong những sự kiện quan trọng của gia đình hoặc các lễ hội.

- Trước nguy cơ bị mai một, trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar cần được bảo tồn để mãi mãi lưu giữ được những nét đẹp văn hóa giàu bản sắc của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

4

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>THỰC HÀNH</b>

<b>1. Ghép hình ở cột A với câu trả lời đúng ở cột B.</b>

<b>2. Từ hình gợi ý dưới đây, em hãy thiết kế (vẽ và tô màu) một vài loại hoa văn thường được trang trí trên trang phục của người Jrai hay Bahnar mà em thích ?</b>

<b>1. Em hãy đóng vai là hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu với du khách về vẻ đẹp trang phục truyền thống của người Jrai, người Bahnar.</b>

<b>2. Thăm bảo tàng tỉnh Gia Lai (nếu có điều kiện) để hiểu thêm về trang phục truyền thống của người Jrai, người Bahnar.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i><small>Di tích sơ kỳ đá cũ Rộc Tưng - An Khê(Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc)</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i><small>Bản đồ hành chính thị xã An Khê (Gia Lai) (Ảnh: Ủy ban nhân dân thị xã An Khê)</small></i>

Di tích Rộc Tưng - Gò Đá thuộc thời đại đồ đá cũ cách ngày nay khoảng 80 vạn năm. Hiện nay, khu di tích nằm trên địa bàn xã Xuân An và phường An Bình, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i><small>Sơ đồ các địa điểm thuộc di tích đồ đá cũ An Khê(Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc)</small></i>

Di tích Rộc Tưng - Gị Đá ở An Khê là hệ thống nhiều điểm di tích, phân bố khắp thung lũng An Khê trong bán kính hơn 3 km quanh lịng hồ thủy điện.

<i><small>Hình ảnh các địa điểm khai quật(Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc)</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Từ năm 2014, các nhà khảo cổ học Việt Nam và Liên bang Nga đã tiến hành khai quật nhiều địa điểm trong hệ thống di tích như: Gị Đá, Rộc Tưng, Rộc Gáo, Rộc Lớn, Rộc Hương, Rộc Nếp...

<i><small>Hình ảnh các địa điểm khai quật(Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc)</small></i>

<i><small>Công cụ ghè một mặtCông cụ chặt thô</small></i>

<b>2. Tìm hiểu về các hiện vật</b>

<i>Quan sát hình và đọc thơng tin, em hãy mơ tả về hình dáng của một số hiện vật ở di tích khảo cổ Rộc Tưng - Gị Đá.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i><small>Các mảnh tước</small></i>

<i><small>Cơng cụ mũi nhọn</small></i> 4 <i><small>Rìu tay</small></i> 5

<i><small>Rìu tay sơ kỳ đá cũ An Khê(Ảnh: Bảo tàng tỉnh Gia Lai)</small></i>

6

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i><small>Rìu tay sơ kỳ đá cũ An Khê(Ảnh: Bảo tàng tỉnh Gia Lai)</small></i>

Các hiện vật được tìm thấy ở di tích gồm hàng ngàn cơng cụ lao động của người nguyên thủy. Từ những viên đá cuội cứng, người nguyên thủy đã chế tạo ra các công cụ ghè một mặt, công cụ chặt thô, các mảnh tước, cơng cụ mũi nhọn... Trong đó, tiêu biểu là những chiếc rìu tay.

<i><b>Em có biết?</b></i>

Sưu tập cơng cụ sơ kỳ Đá cũ An Khê gồm 10 hiện vật, trong đó có 4 rìu tay, cịn lại là rìu ghè một mặt và các cơng cụ mũi nhọn được công nhận bảo vật quốc gia. Tất cả 10 hiện vật trong bộ sưu tập đều được tìm thấy trên địa bàn thị xã An Khê.

Trong đó, rìu tay Gị Đá được phát hiện vào tháng 6/2014 tại phường An Bình, rìu tay Rộc Tưng phát hiện tháng 11/2015 tại xã Xuân An, rìu tay Rộc Lớn phát hiện tháng 6/2014 tại phường An Phước, rìu tay Rộc Gáo phát hiện tháng 3/2016 tại phường Ngơ Mây.

<i>(Nguồn: Huỳnh Bá Tính, (31/01/2023), Sưu tập công cụ sơ kỳ đá cũ An Khê vừa được công nhận bảo vật quốc gia, Bảo tàng tỉnh Gia Lai, truy cập ngày 02/3/2016)</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i><small>Hạch đá trong phòng trưng bày</small></i>

<i><small>Nhà bảo tồn di tích địa điểm Rộc Tưng 4</small></i>

<i><small>Ngày 29/12/2022, Di tích Rộc Tưng-Gò Đá ở thị xã An Khê, Gia Lai được xếp hạng “DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT”</small></i>

Hiện nay, hiện vật thu được trong các cuộc điều tra, khảo sát và khai quật tại các địa điểm của di tích Rộc Tưng - Gị Đá đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Tây Sơn Thượng Đạo ở phường An Phú, thị xã An Khê.

Đọc tư liệu, em hãy nêu ý nghĩa của di tích Rộc Tưng – Gị Đá.

<b>3. Tìm hiểu ý nghĩa của di tích Rộc Tưng – Gị Đá</b>

<i><small>(Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc)</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Những hiện vật được tìm thấy tại di tích Rộc Tưng - Gị Đá là bằng chứng quan trọng để khẳng định sự tồn tại một cộng đồng cư dân cổ tại An Khê, cách ngày nay khoảng 80 vạn năm.

Năm 2022, Rộc Tưng - Gò Đá được Thủ tướng Chính phủ kí quyết định xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt.

<b>1. Em hãy xác định vị trí địa lý của di tích Rộc Tưng - Gị Đá.</b>

<b>2. Lập bảng tóm tắt thơng tin về di tích Rộc Tưng - Gị Đá.</b>

A. Khẳng định được sự xuất hiện rất sớm của loài người ở An Khê. B. Chứng minh một giai đoạn phát triển cao của đời sống con người. C. Khẳng định trình độ phát triển cao của con người, mang tầm vóc

Câu 1. Rộc Tưng – Gị Đá được xếp hạng di tích cấp:

B. Quốc gia đặc biệt. C. Tỉnh. D. Thế giới.

<b>3. Em hãy chọn đáp án đúng. </b>

<b>1. Nêu những việc cần làm để bảo vệ di tích Rộc Tưng - Gị Đá.</b>

<b>2. Em tập làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với du khách thông tin cơ bản về khu di tích Rộc Tưng - Gị Đá.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>THÁC PHÚ CƯỜNG</b>

Chủ đề 33

<b>KHỞI ĐỘNG</b>

<i>Kể tên các sông, suối, hồ, thác ở Gia Lai. Chia sẻ với bạn những điều em biết về sông, suối, hồ, thác mà em vừa kể.</i>

<i>Nêu những hiểu biết của em về thác Phú Cường.</i>

<i>Nếu đi tham quan thác Phú Cường, em sẽ chọn đi vào mùa nào? Vì sao?</i>

<i><small>Tồn cảnh thác Phú Cường nhìn từ trên cao</small></i>

<b>KHÁM PHÁ</b>

Thác Phú Cường cách thành phố Pleiku khoảng hơn 40km về phía đơng nam. Từ trung tâm thành phố, đi theo quốc lộ 14, ngang qua núi Hàm Rồng, cách thị trấn Chư Sê 5 km. Thác thuộc địa phận xã Dun, huyện Chư Sê.

<i><small>(Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc)</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i><small>Dưới chân thác </small></i>

<i><small>Thác Phú Cường vào mùa khô</small></i>

<i><small>Cây rừng trên các phiến đá</small></i>

<i><small>Thác Phú Cường vào mùa mưa</small></i>

Thác Phú Cường có độ cao hơn 45m, chảy xi trên nền nham thạch của một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động từ lâu. Dòng nước thác bắt nguồn từ trên núi, đổ xuống suối Ia Pêt và chảy về sơng Ayun - nơi có cơng trình thủy lợi Ayun Hạ.

Đường xuống thác là một con dốc khá dài, vượt qua bãi đá với hàng trăm phiến đá lớn nhỏ chồng chất lên nhau tạo nên những hình thù kì thú. Dưới chân thác là khơng gian n bình với các lồi hoa dại của núi rừng, những bọt nước tung bụi li ti, tỏa hơi mát lạnh. Một số cây cổ thụ tỏa bóng râm trên những tảng đá rộng. Từ dưới nhìn lên, thác như một dải lụa trắng trên nền trời xanh mát.

Vào mùa mưa, mực nước dâng cao, chảy xiết và liên tục tạo ra từng vùng bọt tung trắng xố. Vào mùa khơ, thác nước hiền hịa, trầm lắng, dòng nước mát lạnh chảy nhẹ qua những vách đá, phiến đá lớn nhỏ. Khi nắng lên, xuất hiện những cầu vồng bắc qua làn hơi nước, đây sẽ là những khoảnh khắc tuyệt vời nhất cho du khách trải nghiệm.

Với vẻ đẹp kì vĩ, hùng tráng, thơ mộng, thác Phú Cường là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa. Nguồn nước từ thác có thể phục vụ việc tưới tiêu cho các thửa ruộng bậc thang ở các sườn đồi.

<i><small>(Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc)</small></i>

<i><small>(Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc)</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i><small>Ruộng lúa ở xã Dun, huyện Chư Sê(Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc)</small></i>

<b>THỰC HÀNH</b>

<b>1. Trong các ý sau, ý nào trả lời đúng về đặc điểm của thác Phú Cường?</b>

<b>2. Quan sát các hình sau, nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của thác Phú Cường và giới thiệu với bạn bè nơi xa đến du lịch.</b>

A. Khi nắng lên, xuất hiện những cầu vồng bắc qua làn hơi nước.

C. Dưới chân thác là không gian n bình với những lồi hoa dại của núi rừng.

B. Có độ cao 20m, chảy xi trên nền nham thạch của một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động từ lâu.

D. Dòng nước thác bắt nguồn từ trên núi và chảy về sông Sê San.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>2. Kể một số việc làm để phòng chống đuối nước và tai nạn thương tích khi đi đến các sơng, suối, hồ, thác.</b>

<b>1. Sắp xếp các địa danh sau vào các số tương ứng để hoàn thành sơ đồ đường đi từ thành phố Pleiku đến thác Phú Cường.</b>

<b>3. Theo em, thác Phú Cường có những lợi ích gì ?</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>NGHỀ TRỒNG RAU SẠCH Ở GIA LAI</b>

Chủ đề 44

<b>KHỞI ĐỘNG</b>

<i>Quan sát các hình sau và gọi tên các loại rau có trong mỗi hình. Kể thêm các loại rau mà </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i>Quan sát các hình sau, em hiểu thế nào là rau sạch?</i>

<i>Quan sát và đọc thơng tin dưới mỗi hình sau, ghi lại các bước theo thứ tự đúng trong quy trình trồng rau sạch vào bảng dưới đây.</i>

<i><small>Vườn rau Cơng ty TNHH MTVHương Đất An PhúVườn rau ở Phú Hoà,</small></i>

<i><small>Chư Păhcủa gia đình</small><sup>Vườn rau</sup></i>

<i><small>Thu hoạch, sơ chế và đóng gói</small></i>

Rau sạch là rau được sản xuất và thu hoạch theo quy trình khép kín, đảm bảo được các tiêu chí, tiêu chuẩn về kĩ thuật từ các khâu chọn giống trồng, chăm sóc, chế biến và thu hoạch hoặc là loại rau được trồng hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên, khơng dùng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật...

<i><small>(Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc)</small></i>

<i><small>(Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc)</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>1. Chọn giống: Chọn những giống cây trồng phù hợp với địa hình và </b>

khí hậu. Phải biết rõ nguồn gốc nơi sản xuất giống.

<b>2. Làm đất trồng: Đất trồng rau phải là “đất sạch”, không bị ô nhiễm. </b>

Đất phải được làm tơi, xốp. Sử dụng phân hữu cơ (đã ủ cho hoai, mục) để bón lót.

<b>3. Gieo, trồng: Phải gieo, trồng đúng kĩ thuật để đảm bảo cây phát triển tốt.4. Chăm sóc: Việc phịng trừ sâu bệnh rất quan trọng. Ưu tiên sử dụng </b>

các biện pháp sinh học và phương pháp thủ cơng để phịng trừ sâu bệnh. Nếu dùng thuốc bảo vệ thực vật thì thời gian và liều lượng theo đúng chỉ định của cơ quan chuyên môn.

<b>5. Thu hoạch, sơ chế và đóng gói: Thu hoạch rau đúng độ chín, đúng </b>

thời kì của từng loại rau. Sau khi thu hoạch, rau phải được sơ chế, phân loại, làm sạch, loại bỏ lá già héo, trái bị sâu bệnh và dị dạng; rửa kĩ rau bằng nước sạch; dùng bao, túi sạch để chứa đựng.

<i><small>(Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc)</small></i>

9

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<i><small>Mơ hình trồng rau sạch ở Công tyTNHH MTV Hương Đất An Phú</small></i>

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều vùng trồng rau sạch, tiêu biểu như: - Thành phố Pleiku:

Tại xã An Phú mơ hình trồng rau sạch ứng dụng công nghệ cao như “Công ty TNHHMTV Hương Đất”, “Công ty Cổ phần An Phú Hưng Gia Lai”... Ngồi ra, Hội Nơng dân thành phố Pleiku cũng đã thành lập mơ hình “Tổ sản xuất rau sạch” trong các làng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc phường Chi Lăng, Yên Đỗ, Thắng Lợi, xã Chư Á...

- Ở các huyện, thị xã:

Thị xã An Khê: phường An Bình, An Phú, xã Thành An... ; huyện Đak Pơ: xã Tân An, Cư An, Phú An... và các huyện khác như Phú Thiện, Chư Păh, Ia Pa, Đak Đoa, Mang Yang, Chư Prơng, Chư Sê... cũng đều có những vùng trồng rau sạch.

- Hiện nay, với mơ hình trồng rau sạch, nông dân đã tiếp cận được với những tiến bộ của khoa học - kĩ thuật, áp dụng vào thực tiễn sản xuất để tạo ra sản phẩm có giá trị cao. So với trồng rau theo kiểu truyền thống trước đây thì việc trồng rau sạch tuy mất nhiều thời gian hơn nhưng bù lại kinh phí đầu tư ít hơn, ít tiếp xúc với hoá chất nên sức khỏe người sản xuất tốt hơn.

- Xu hướng hiện nay, người tiêu dùng thông thái hơn, hiểu biết hơn, họ quan tâm và coi trọng thực phẩm sạch vì nó có lợi cho sức khỏe nên họ sẵn sàng mua với giá cao hơn. Theo đó, thu nhập của người trồng rau cũng lớn hơn. Do đó, đây sẽ là một nghề mà người nông dân sẽ lựa chọn để mưu sinh lâu dài.

<b>3. Một số vùng trồng rau sạch tiêu biểu ở tỉnh Gia Lai</b>

<b>4. Hướng phát triển của nghề trồng rau sạch ở tỉnh Gia Lai</b>

<i>Hãy kể tên một số vùng trồng rau sạch ở tỉnh Gia Lai mà em biết.</i>

<i>Theo em, nghề trồng rau sạch ở Gia Lai có bền vững khơng? Vì sao?</i>

<i><small>(Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc)</small></i>

</div>

×