Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.59 KB, 37 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬTTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>
<b>KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO</b>
<b>ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG DMAIC CẢI TIẾN QUY TRÌNH KHO CHO</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA</b>
Nhóm: 01 – Lớp Quản trị chất lượng - QMAN331606_23_1_03CLC
Tên đề tài: Nghiên cứu sử dụng DMAIC cải tiến quy trình kho cho dịch vụ hậu cần bên
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN</b>
<i><b>Tp. Hồ Chí Minh, ngày … , tháng … , năm 2023</b></i>
<b>CHỮ KÝ XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>PHẦN KẾT LUẬN...29</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT</b>
DMAIC <sup>Define (Xác định), Measure (Đo lường), Analyze (Phân tích), Improve</sup> (Cải thiện) và Control (Kiểm sốt)
LSS <sup>Lean Six Sigma</sup>
VSM <sup>Value Stream Mapping</sup> SCM <sup>Supply chain management</sup>
PCE <sup>Process cycle efficiency</sup> VAT <sup>Value added time</sup>
NVAT <sup>Non value added time</sup> Cpk <sup>Process Capability Index</sup>
Cp <sup>Capacity process</sup>
PDCA <sup>Plan - lập kế hoạch, Do - thực hiện, Search - nghiên cứu, Do - hành động</sup> PM <sup>Process management</sup>
WMS <sup>Warehouse Management System</sup> FIFO <sup>First-in First-out</sup>
LIFO <sup>Last-in First-out</sup>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>DANH MỤC BẢNG</b>
Bảng 2.2.1 Hệ thống các câu hỏi SPC...6 Bảng 3.2.1 Thống kê 7 loại lãng phí quy trình kho...11 Bảng 3.2.3.1 Các vấn đề thường gặp trong quy trình kho, nguyên nhấn và giải pháp cải thiện...17 Bảng 3.2.3.2 Tỷ lệ phần trăm kết quả sau cải tiến... 20 Bảng 3.2.4.1 Khuôn khổ cải tiến kho... 26
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><b>DANH MỤC HÌNH ẢNH</b>
Hình 2.3.1 Các bước thực hiện VSM... 8
Hình 3.2.1 Thời gian giá trị gia tăng và khơng gia tăng của kho...12
Hình 3.2.2 Trung bình các đơn hàng thực hiện trên quy trình mỗi tháng...13
Hình 3.2.3 Khả năng thực hiện quy trình kho...14
Hình 3.2.4 Biểu đồ dịng giá trị VSM hiện tại với lĩnh vực cần cải tiến... 15
Hình 3.3.1 Thời gian giá trị gia tăng và khơng gia tăng của kho sau cải tiến... 18
Hình 3.3.2 Trung bình các đơn đặt hàng tăng lên sau cải tiến...18
Hình 3.3.3 Chỉ số khả năng thực hiện quy trình kho tăng... 19
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><b>PHẦN MỞ ĐẦU</b>
Hiện nay, kho bãi đang là thành phần quan trọng với rất nhiều doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp bán lẻ, thương mại và sản xuất…Kho bãi, kho hàng là một loại bất động sản được sử dụng để lưu trữ, bảo quản và xuất nhập các loại hàng hóa. Khi doanh nghiệp sở hữu quy trình vận hành kho hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí cho việc quản lý kho cũng như đơn giản hóa cơng đoạn kiểm tra số lượng hàng tồn trong kho, tránh tình trạng thất thoát, nhầm lẫn số lượng. Để việc quản lý kho thực sự phát huy tốt, doanh nghiệp cần phải nắm vững và xây dựng cho mình một quy trình thực hiện các hoạt động của kho hàng một các chuẩn xác và đồng nhất. Đó là lý do mà nhóm chúng tơi quyết định chọn đề tài nghiên cứu cải tiến khn khổ q trình thực hiện kho bằng công cụ tinh gọn kho DMAIC của tác giả Adeodu và cộng sự dựa trên dữ liệu đánh giá hoạt động kho của công ty dịch vụ hậu cần 3PL.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><b>PHẦN NỘI DUNG</b>
<b>CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI1.1 Giới thiệu DMAIC trong dịch vụ vận tải 3PL</b>
Hiện nay các ngành sản xuất trong hoạt động kho bãi, đơn vị logistics thứ 3 hoặc chuỗi cung ứng tổng thể đang cạnh tranh mạnh mẽ, trong đó phương pháp tiếp cận tinh gọn được sử dụng để cải thiện năng suất. Đặc thù đối với hoạt động kho bãi đang thực hiện các hoạt động tiếp nhận và vận chuyển. Hầu hết các tổ chức trong lĩnh vực hậu cần và kho bãi đều đang tận dụng tinh gọn để tăng cường hiệu quả. Thành tựu của Lean trong một hệ thống được thể hiện ở việc giảm lãng phí, nhờ đó loại bỏ các hoạt động khơng có giá trị hoặc giảm đến mức tối thiểu. Nghiên cứu về quản lý chuỗi cung ứng tập trung vào việc cải thiện năng suất đã được nhận được sự chú ý trong các lĩnh vực như hậu cần và chuỗi cung ứng so với kho bãi. Bằng chứng đã cho thấy thiếu tài liệu và một số lỗ hổng hợp lý trong nghiên cứu. Theo tham chiếu, tinh gọn trong mơi trường sản xuất được tìm thấy trong mơi trường nhà kho. Từ các dữ liệu, những đóng góp cho việc cải thiện hoạt động kho bãi là giới hạn ở một số quy trình cụ thể như chiến lược lưu trữ và tiến bộ cơng nghệ. Ít tác phẩm được báo cáo về việc áp dụng Lean Six Sigma cho các vấn đề về kho bãi giống như đánh giá kho hàng thực tiễn và kết luận rằng năng suất của kho có thể được cải thiện khi triển khai phương pháp Lean. Phogat cũng nghiên cứu khả năng ứng dụng của Lean vào kho bãi. Kết quả cho thấy kho bãi tinh gọn có thể cải thiện khả năng hiển thị luồng hàng hóa, vật liệu, tổ chức cơng việc và tiêu chuẩn hóa quy trình. Salah và cộng sự liên kết Lean Six Sigma (LSS) với chuỗi cung ứng quản lý (SCM) trong một nghiên cứu, kết quả cho thấy sự hài lịng về chi phí, chất lượng và giao hàng. Quy trình kho bãi là lao động thâm canh, do đó có rất nhiều quy trình không cần thiết. Cách duy nhất để loại bỏ hoặc ít nhất là giảm thiểu lãng phí trong quy trình thông qua việc triển khai Lean. Thiếu tài liệu về việc đánh giá những lãng phí trong tất cả các quy trình của nhà kho. Ngun nhân chính là khơng thể áp dụng trực tiếp các nguyên tắc tinh gọn vào kho bãi do tính phức tạp của kho bãi. các quy trình phụ thuộc vào các yếu tố kích thước, bố cục, v.v. Điều này gây khó khăn cho các tổ chức trong việc áp dụng kho bãi tinh gọn do ít hoặc
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">khơng có kiến thức về tối ưu hóa và chiến lược triển khai. Nghiên cứu đề xuất một cải tiến có cấu trúc mới trong lĩnh vực kho hàng, tích hợp các cơng cụ tinh gọn khác nhau và phương pháp tiếp cận sáu sigma DMAIC. Tổ chức nghiên cứu trường hợp đơn vị logistics thứ 3, phải đối mặt với thách thức năng suất kém (hiệu quả chu trình quy trình thấp). Kho bãi tinh gọn được đề xuất với mục đích nâng cao hiệu quả chu trình trên tồn bộ quy trình kho đồng thời loại bỏ những hoạt động lãng phí khơng tạo ra giá trị cho tổ chức.
<b>1.2 Mục tiêu nghiên cứu</b>
Cải tiến quy trình thực hiện kho là một trong những mục tiêu quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào dù nhỏ hay lớn trong thời đại 4.0 ngày nay. Việc áp dụng DMAIC vào quy trình cải tiến kho trong bài nghiên cứu đã đem đến những kết quả thành công đáng kể. Bài nghiên cứu nhằm giúp cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vừa có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí trong các hoạt động kho. Vừa chỉ ra các loại lãng phí thường gặp để kịp thời thay đổi, sửa chữa đem đến môi trường làm việc thoải mái năng động cho nhân viên, đưa ra các chiến lược quản lý, phát triển, phân bổ công việc cho nhân viên một cách hiệu quả sẽ giúp tăng năng suất làm việc tăng hiệu quả sản phẩm và đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty.
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><b>CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Phương pháp DMAIC</b>
DMAIC là quá trình cải tiến dựa trên dữ liệu thu thập được sử dụng để cải thiện, tối ưu hóa và ổn định các quy trình và thiết kế kinh doanh. DMAIC (xác định đo lường -phân tích - cải tiến - kiểm soát) là phương pháp cải tiến quan trọng nhất. Quá trình DMAIC này hoạt động tốt như một chiến lược mang tính đột phá. Các cơng ty ở khắp mọi nơi áp dụng phương pháp này vì nó cho thấy sự cải thiện và hiệu quả đáng kể dựa trên sự thay đổi, thời gian chu kì, năng suất, thiết kế. 5 giai đoạn của DMAIC được hiểu với vai trò như sau:
(1) Define - Xác định (D)
Đây là giai đoạn đầu tiên của phương pháp Lean Six Sigma, có nhiệm vụ chuẩn bị và xác định, làm rõ vấn đề cần giải quyết, các yêu cầu và mục tiêu của dự án. Mục tiêu của một dự án nên tập trung vào các vấn đề quan trọng liên quan đến chiến lược kinh doanh của công ty và yêu cầu của khách hàng.
(2) Measure - Đo lường (M)
Mục tiêu của bước đo lường là hiểu rõ mức độ thực hiện hiện tại bằng cách xác định cách tốt nhất để đánh giá khả năng hiện tại và bắt đầu quá trình đo lường. Hệ thống đo lường rất quan trọng, liên quan đến việc xác định và đo lường nguồn gốc sự biến động.
(3) Analyze - Phân tích (A)
Trong giai đoạn này, sử dụng các thông số thu thập được trong bước đo lường, phân tích để tạo ra các giả thuyết về nguyên nhân của sự biến động trong các thông số được tạo ra và sau đó được kiểm chứng.Chính ở bước này, các vấn đề kinh doanh thực tế được chuyển đổi thành các vấn đề thống kê.
(4) Improve - Cải tiến (I)
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">Bước cải tiến tập trung vào việc phát triển các giải pháp nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự biến động, kiểm chứng và chuẩn hóa các giải pháp để thúc đẩy quy trình thực hiện trong một tổ chức.
(5) Control - Kiểm soát (C)
Mục tiêu của bước kiểm sốt là thiết lập các thơng số đo lường chuẩn để duy trì kết quả và khắc phục các vấn đề khi cần thiết, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến hệ thống đo lường đánh giá, kết quả là tạo ra quy trình mới.
Qi Macros được nhúng trong phần mềm Microsoft cung cấp các công cụ và chức năng bổ sung để tăng cường khả năng làm việc với Excel. Công cụ này cung cấp một loạt các macro và công cụ tự động hóa để giúp người dùng thực hiện các tác vụ phức tạp một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.IQ Macros cung cấp các chức năng như tự động tạo báo cáo, tạo biểu đồ, xử lý dữ liệu, tối ưu hóa cơng thức và nhiều tính năng khác. Nó giúp tiết kiệm thời gian thống kê và năng lượng khi làm việc với Excel, đồng thời cung cấp các cơng cụ phân tích và thống kê mạnh mẽ giúp cải thiện vấn đề tích tụ lãng phí trong quá trình xử lý đơn hàng, từ đó cải thiện quy trình kho.
<b>2.2 Phương pháp quy trình thống kê (Statistical process control)2.2.1 Giới thiệu</b>
Là một phương pháp giúp giám sát và kiểm sốt quy trình thống kê các cơng cụ đã sử dụng nhằm giải quyết những vấn đề trong khuôn khổ được xác định để cải thiện nhà kho. Cách tiếp cận này được sử dụng để đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi liên quan đến “tại sao” và “như thế nào”. Vấn đề thời gian thực về năng suất kém trong quy trình kho hàng đã được xem xét dựa trên dữ liệu được thu thập trên nhà cung cấp, khách hàng và quan hệ kho hàng bằng cách sử dụng một số công cụ tinh gọn đã được thiết lập có khả năng chẩn đốn và giải quyết vấn đề lưu kho.
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><b>2.2.2 Các bước thực hiện và công cụ thực hiện</b>
Theo tác giả Adeodu và cộng sự trong một bài nghiên cứu khác cho biết những câu hỏi được dùng trong hạng mục đo lường và kiểm sốt q trình thống kê như bảng sau:
SPC 01 Các quy trình trong phân xưởng có được quản lý bằng SPC khơng? SPC 02 Có sử dụng kỹ thuật thống kê nào để giảm sự khác biệt của quy trình khơng? SPC 03 Có cơng cụ trị chuyện nào để đo lường năng xuất tại xưởng khơng? SPC 04 <sup>Có kỹ thuật giải quyết vấn đề được tiêu chuẩn hóa nào để xác định ngun</sup>
nhân gốc rễ của vấn đề khơng?
SPC 05 <sup>Có nghiên cứu nào về năng lực quy trình trước khi giới thiệu các quy trình hậu</sup> cần mới khơng?
SPC 06 <sup>Trạng thái hiện tại và mong muốn của tất cả các luồng giá trị có được ánh xạ</sup> khơng?
<i><b>Bảng 2.2.1 Hệ thống các câu hỏi SPC</b></i>
Và các công cụ mà phương pháp quy trình thống kê giám sát và kiểm sốt như:
WA (phân tích lãng phí): đây là một cơng cụ tinh gọn nhằm loại bỏ các hoạt động không mang giá trị gia tăng trong các quy trình, hoạt động và tài nguyên.
6S được phát triển từ 5s là một phương pháp quản lý sản xuất với mục đích chính là loại bỏ các lãng phí trong sản xuất, giảm thiểu các hoạt động không giá trị gia tăng. Gồm
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">có sàng lọc (Sort), sắp xếp (Straighten), sạch sẽ (Shine), săn sóc (Standardize), sẵn sàng (Sustain) với S6 phát triển đó là an tồn (Safety).
PDCA: plan - do - check - action là cơ sở giúp các quy trình được cải tiến liên tục nhằm đạt được được mục tiêu để ra, theo dõi kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả.
PM (quản lý quy trình) với 4 yếu tố quan trọng gồm lập kế hoạch chất lượng, đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng và cải tiến chất lượng.
Việc phân tích thống kê được thực hiện bằng cách sử dụng Statistical Gói Khoa học xã hội (SPSS) phiên bản 2019
=> Từ việc áp dụng cách tiếp cận này, tác giả đã đưa kết luận rằng:
Phân tích hiệu quả hoạt động của các kho về mặt năng suất cho thấy việc thực hiện tốt với điểm >80-90%.
Phân tích hiệu quả hoạt động của kho về mặt chất lượng cho thấy mức độ triển khai tinh gọn trung bình với mỗi điểm là >= 60-80%.
<b>2.3 Phương pháp VSM2.3.1 Giới thiệu</b>
Theo nghiên cứu của tác giả, đã nêu khái niệm về VSM như sau:
VSM là quá trình lập bản đồ trực quan luồng thông tin và vật liệu khi họ đang chuẩn bị bản đồ trạng thái trong tương lai bằng các phương pháp và hiệu suất tốt hơn. Nó giúp trực quan hóa thời gian chù kỳ trạm, hàng tồn kho ở từng giai đoạn, nhân lực và luồng thông tin trong chuỗi cung ứng. Cho phép cơng ty “nhìn thấy” tồn bộ quy trình ở cả trạng thái hiện tại và mong muốn trong tương lai, từ đó phát triển lộ trình ưu tiên các dự án hoặc nhiệm vụ nhằm thu hẹp khoảng cách giữa trạng thái hiện tại và trạng thái tương
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">Bản đồ ᴄhuỗi giá trị ѕẽ là ᴄơ ѕở ᴄho ᴄáᴄ ý tưởng ᴄải tiến nhằm giảm các lãng phí trong quy trình kho và phân loại các hoạt động giá trị gia tăng và khơng gia tăng.
Việc áp dụng VSM có các phương pháp hỗ trợ thường được sử dụng trong Lean để phân tích và thiết kế các dịng chảy hệ thống (trên nhiều process). Mặc dù lập VSM thường gắn liền với sản xuất, tuy nhiên nó cũng được sử dụng trong logistics, chuỗi cung ứng, các ngành liên quan đến dịch vụ, chăm sóc sức khỏe, phát triển phần mềm, phát triển sản phẩm, hành chính và các quy trình văn phòng.
<b>2.3.2 Các bước thành lập VSM</b>
Để bắt đầu cải thiện năng suất bằng cách xác định lãng phí và sau đó loại bỏ nó bằng cách áp dụng nguyên tắc tinh gọn trong ngành, khơng có cơng cụ nào tốt hơn VSM. Nói chung VSM có 4 bước chính được đưa ra bởi Rother và Shook (1996) [2]:
<i><b>Hình 2.3.1 Các bước thực hiện VSM</b></i>
Và để hiểu rõ hơn về các bước VSM hiện nay áp dụng được nêu ra gồm 7 bước: Bướᴄ 1: Xáᴄ định Sản phẩm hoặᴄ Dịᴄh ᴠụ để lập bản đồ VSM
Bướᴄ 2: Vẽ bản đồ ᴄhuỗi giá trị VSM hiện tại Bướᴄ 3: Đánh giá Chuỗi giá trị hiện tại
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">Bướᴄ 4: Vẽ bản đồ ᴄhuỗi giá trị VSM tương lai (mong muốn) Bướᴄ 5: Lập kế hoạᴄh để đạt đượᴄ ᴄhuỗi giá trị mong muốn Bướᴄ 6: Thựᴄ hiện Kế hoạᴄh
Bướᴄ 7: Đánh giá Kết quả đạt đượᴄ ᴠà Lặp lại q trình VSM có thể được thiết kế bằng cách sử dụng Qi Macros được nhúng trong Phần mềm Excel.
<b>2.4 Phương pháp hiệu suất chu trình PCE</b>
Hiệu suất chu kỳ quá trình là tỉ lệ giữa thời gian giá trị gia tăng trên tổng thời gian thực hiện. Thời gian giá trị gia tăng là thời gian hữu ích để xử lý các đơn hàng trong kho trong khi tổng thời gian giao hàng là sự kết hợp của giá trị gia tăng và giá trị không gia tăng. Các dữ liệu được sử dụng ước tính PCE đã được thu thập từ hồ sơ trước đây và nghiên cứu công việc được thực hiện trong kho với sự trợ giúp của nhân viên kho.
Phương trình :
PCE = ( Thời gian GTGT / Tổng thời gian thực )*100%
trong đó Thời gian thực = VAT (Thời gian giá trị gia tăng) + NVAT (Thời gian không tạo ra giá trị gia tăng)
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17"><b>CHƯƠNG III. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU3.1 Bối cảnh nghiên cứu</b>
Bài nghiên cứu này là một trường hợp về kho vận D&S cung cấp dịch vụ vận chuyển bên thứ ba cho các công ty sản xuất, nằm ở Nigeria và có tổng cộng 250 nhân viên tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau, bao gồm công việc quản trị. Hoạt động kho vận chiếm 70% tổng lực lượng lao động của D&S. Kho vận tham gia vào chuỗi cung ứng thông qua việc tiếp nhận và giao hàng hàng ngày.
<b>3.2 Tiếp cận phương pháp DMAIC3.2.1 Giai đoạn Xác định (Define)</b>
Đây là giai đoạn xác định mục tiêu và phạm vi của dự án, xem xét yêu cầu quy trình. Quy trình thực hiện được đưa ra lần lượt trong bài nghiên cứu: Nhận hàng, cất hàng, lưu trữ, lấy hàng, gói hàng, vận chuyển. Đồng thời, từ quy trình trên, tác giả đã chỉ ra những yếu tố lãng phí chính được phân loại như sau:
Hàng tồn kho
Do sự sản xuất quá mức của những người sản xuất trong chuỗi cung ứng, dẫn đến việc tích lũy lượng hàng tồn trữ nhiều ở kho, dẫn đến thiếu không gian lưu trữ và giảm năng suất của người lao động.
Ví dụ: Nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm,...khi chưa bán được, chưa tạo doanh thu.
Vận chuyển
Do việc di chuyển không cần thiết của sản phẩm, công nhân và người vận hành thiết bị xử lý vật liệu. Điều này xảy ra khi các mục sản phẩm không được lưu trữ một cách logic, làm tăng thời gian tìm kiếm đơn
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">Ví dụ: Khi xe tải được đóng gói xa khỏi điểm đóng hàng.
Thời gian chờ
Là thời gian không làm việc của người lao động do sự khơng có sẵn của sản phẩm, máy móc hay hệ thống. Điều này dẫn đến sự tiêu thụ khơng đầy đủ cơng suất của tài ngun.
Ví dụ: Khi các tài xế xe tải xếp hàng cùng lúc tại bãi đỗ xe.
Chuyển động
Là việc di chuyển không cần thiết của cơ thể bởi người vận hành khi các sản phẩm được lưu trữ ở vị trí khơng thoải mái về mặt cơ động học. Ví dụ: Việc đi lại khắp xưởng để tìm dụng cụ, các động tác thừa,... Sản xuất
Là việc chọn lựa hoặc chuẩn bị đơn đặt hàng mà khơng được u cầu. Ví dụ: Khách hàng yêu cầu một lô hàng, nhưng sản xuất ba lơ.
Xử lý q thừa
Do tích luỹ đơn đặt hàng khơng cần thiết quanh khu vực lưu trữ. Ví dụ: Việc di chuyển không cần thiết của sản phẩm thông qua lối đi bằng nhiều xe nâng.
Sản phẩm lỗi
Là việc chọn lựa sản phẩm hoặc số lượng sai, dẫn đến sự thiếu hụt hoặc thừa cung cấp đơn đặt hàng của khách hàng, dẫn đến lỗi quy trình. Ví dụ: Các sản phẩm bị hỏng trong kho trong quá trình xử lý.
</div>