Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Thực trạng khai thác và quản lý dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng cá đông hải, phan rang tháp chàm, ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN
----o0o----

HUỲNH THỊ NGỌC CHI

THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ
HẬU CẦN NGHỀ CÁ TẠI CẢNG CÁ ĐÔNG HẢI,
PHAN RANG - THÁP CHÀM, NINH THUẬN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản Lý Thủy Sản

Khánh Hòa, 2017


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN
----o0o----

HUỲNH THỊ NGỌC CHI

THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ
HẬU CẦN NGHỀ CÁ TẠI CẢNG CÁ ĐÔNG HẢI,
PHAN RANG - THÁP CHÀM, NINH THUẬN
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản Lý Thủy Sản
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.S NGUYỄN TRỌNG LƯƠNG



Khánh Hòa, 2017


PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Sinh viên : HUỲNH THỊ NGỌC CHI

Lớp

: 55QLTS

Ngành

Khóa học

: 2013 – 2017

: Quản lý Thủy sản

Tên đề tài : “Thực trạng khai thác và quản lý dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng
cá Đông Hải, Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận”
Số trang: 112

Số chương: 3

Số tài liệu tham khảo: 16

Hiện vật: Quyển đồ án tốt nghiệp; Đĩa CD.
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Kết luận: .......................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Khánh Hòa, ngày……tháng ……năm 2017
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ, tên)


PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Sinh viên : HUỲNH THỊ NGỌC CHI

Lớp

: 55QLTS

Ngành

Khóa học


: 2013 – 2017

: Quản lý Thủy sản

Tên đề tài : “Thực trạng khai thác và quản lý dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng
cá Đông Hải, Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận”
Số trang: 112

Số chương: 3

Số tài liệu tham khảo: 16

Hiện vật: Quyển đồ án tốt nghiệp; Đĩa CD.
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Kết luận: .......................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Khánh Hòa, ngày…… tháng …… năm 2017

NGƯỜI PHẢN BIỆN
(Ký và ghi rõ họ, tên)


v

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là đồ án tốt nghiệp của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong bài báo cáo là trung thực do tôi thu thập và phân tích. Các thông tin trích
dẫn trong bài báo cáo đều được ghi rõ nguồn gốc.
Nha Trang, ngày … tháng … năm 2017


vi

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp: “Thực trạng khai thác và quản lý dịch
vụ hậu cần nghề cá tại cảng cá Đông Hải, Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận” tôi
xin chân thành cảm ơn tới:
Qúy Thầy Cô Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác thủy sản đã giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy Nguyễn Trọng Lương đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn đến:
Tập thể cán bộ Chi cục thủy sản tỉnh Ninh Thuận, Ban Quản lý khai thác các
cảng cá Ninh Thuận, cảng cá Đông Hải đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi tiếp cận thực tế, điều tra thực trạng dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng
cũng như công tác quản lý dịch vụ hậu cần của cảng.



vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................v
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... vi
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................................... xi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ xii
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ ................................................................................. xiv
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................3
1.1. Một số nghiên cứu khoa học về dịch vụ hậu cần nghề cá ................................3
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước ..............................................................................3
1.1.2. Nghiên cứu trong nước ...............................................................................4
1.2. Một số đặc điểm về nghề cá tỉnh Ninh Thuận ..................................................6
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................6
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Ninh Thuận ....................................................6
1.2.1.2. Điều kiện tự nhiên thành phố Phan Rang- Tháp Chàm .......................8
1.2.2. Đặc điểm dân cư và lao động .....................................................................8
1.2.2.1. Đặc điểm dân cư và lao động tỉnh Ninh Thuận ...................................8
1.2.2.2. Đặc điểm dân cư và lao động thành phố Phan Rang - Tháp Chàm .....9
1.2.3. Tài nguyên nguồn lợi vùng biển tỉnh Ninh Thuận .....................................9
1.2.3.1. Đặc điểm nguồn lợi thủy sản ...............................................................9
1.2.3.2. Sản lượng thủy sản tỉnh Ninh Thuận đã khai thác ...............................9
1.2.3.3. Số lượng tàu thuyền ...........................................................................11
1.3. Giới thiệu chung các công trình cảng cá, bến cá tỉnh Ninh Thuận.................12
1.3.1. Cảng cá Cà Ná ..........................................................................................12
1.3.2. Cảng cá Đông Hải ....................................................................................12
1.3.3. Cảng Ninh Chữ .........................................................................................12
1.3.4. Bến cá Mỹ Tân .........................................................................................13

1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và nội quy của cảng cá Đông Hải ......13
1.4.1. Bộ máy tổ chức.........................................................................................13


viii

1.4.1.1. Bộ máy tổ chức Ban Quản lý khai thác các cảng cá Ninh Thuận......13
1.4.1.2. Bộ máy tổ chức tại cảng cá Đông Hải. ..............................................14
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của cảng ................................................................17
1.4.2.1. Chức năng ..........................................................................................17
1.4.2.2. Nhiệm vụ ............................................................................................18
1.4.3. Nội quy của cảng ......................................................................................21
1.4.3.1. Thời gian hoạt động ...........................................................................21
1.4.3.2. Nội quy và công tác thực hiện ...........................................................21
1.4.4. Cách thức, quy trình của công tác quản lý cơ sở hạ tầng, mặt bằng trong
cảng Đông Hải ....................................................................................................30
1.4.4.1. Thu phí sử dụng hè đường và lề đường, bến bãi ...............................30
1.4.4.2. Thu phí sử dụng mặt bằng .................................................................30
1.4.4.3. Thu tiền thuê cơ sở, hạ tầng ...............................................................31
1.4.4.4. Cách thức xử lý các trường hợp không tự giác nộp tiền thuê cơ sở hạ
tầng tại cảng ....................................................................................................31
1.4.5. Cách thức, quy trình để thực hiện quản lý tàu thuyền, phương tiện vận tải
ra vào cảngThủ tục cho tàu thuyền .....................................................................32
1.4.5.1. Thủ tục cho tàu thuyền .......................................................................32
1.4.5.2. Thủ tục cho các phương tiện vận tải khác .........................................33
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................34
2.1. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................34
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................35
2.2.1. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp .........................................................35
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ......................................................36

2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ...................................................37
2.2.4. Phương pháp đánh giá ..............................................................................37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................39
3.1. Khái quát về cơ cấu tổ chức tại cảng cá Đông Hải .........................................39
3.1.1. Giới thiệu sơ lược về cảng cá Đông Hải. .................................................39
3.1.2. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần tại cảng ...............................................39
3.1.2.1. Đặc điểm luồng lạch và giới hạn vị trí vùng nước cảng ....................39


ix

3.1.2.2. Hệ thống cầu cảng ..............................................................................42
3.1.2.3. Vị trí neo đậu và thiết bị đảm bảo an toàn hàng hải ..........................44
3.1.2.4. Kho bãi, khu sơ chế, bảo quản ...........................................................45
3.1.2.5. Hệ thống xử lý nước thải ...................................................................45
3.1.2.6. Những cơ sở dịch vụ hậu cần phục vụ cho tàu cá tại cảng ................49
3.2. Thực trạng khai thác và quản lý dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng cá ............59
3.2.1. Thực trạng khai thác dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng............................59
3.2.1.1. Số lượng tàu thuyền đăng ký hoạt động tại cảng ...............................59
3.2.1.2. Số lượt tàu thuyền cập cảng ...............................................................60
3.2.1.3. Số lượng hàng hóa cập cảng ..............................................................63
3.2.1.4. Số lượng xe hàng hóa cập cảng .........................................................66
3.2.1.5. Tình hình doanh thu của cảng, mức phí cho từng phương tiện .........67
3.2.1.6. Đánh giá thực trạng khai thác các dịch vụ hậu cần nghề cá ..............71
3.2.2. Thực trạng quản lý các dịch vụ hậu cần nghề cá .....................................74
3.2.2.1. Hoạt động kiểm tra, giám sát tàu cá tại cảng .....................................74
3.2.2.2. Hoạt động kiểm tra, giám sát công tác xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa
của các phương tiện qua cảng .........................................................................75
3.2.2.3. Công tác giữ gìn an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường ....................76
3.2.2.4. Công tác phòng chống lụt bão ...........................................................78

3.2.2.5. Đối với công tác PCCC ......................................................................78
3.2.2.6. Công tác phối hợp giữa ban quản lý cảng cá với các cơ quan hữu
quan .................................................................................................................79
3.2.2.7. Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ...................................81
3.2.3. Đánh giá chung về khai thác và quản lý dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng
cá Đông Hải ........................................................................................................81
3.2.3.1. Đánh giá chung ..................................................................................81
3.2.3.2. Những mặt thuận lợi ..........................................................................82
3.2.3.3. Những mặt khó khăn ..........................................................................82
3.2.3.4. Thành tích đạt được ...........................................................................84
3.2.3.5. Đánh gía năng lực của đội ngũ quản lý..............................................86
3.3. Đề xuất phương án khai thác và quản lý hiệu quả các dịch vụ hậu cần nghề cá
tại cảng cá Đông Hải..............................................................................................87


x

3.3.1. Giải pháp hỗ trợ tàu thuyền neo đậu ........................................................87
3.3.2. Giải pháp hỗ trợ hoạt động thu mua sản phẩm hải sản khai thác .............87
3.3.3. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước về dịch vụ hậu cần nghề
cá tại cảng cá Đông Hải ......................................................................................89
3.3.3.1. Về công tác quản lý điều hành ...........................................................89
3.3.3.2. Đối với công tác giữ gìn ANTT .........................................................90
3.3.3.3. Đối với công tác VSMT .....................................................................90
3.3.3.4. Giải pháp mở rộng quy mô, phát triển các cơ sở đóng mới, sửa chữa
tàu cá và công nghiệp phụ trợ phục vụ khai thác thủy sản .............................91
3.3.3.5. Giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ phục vụ khai
thác hải sản. .....................................................................................................92
3.3.3.6. Giải pháp nâng cao khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực.
.........................................................................................................................92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................93
KẾT LUẬN ...............................................................................................................93
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................96
PHỤ LỤC ..................................................................................................................98


xi

DANH MỤC VIẾT TẮT
ANTT

: An ninh trật tự

ATTP

: An toàn thực phẩm

BCH

: Ban chấp hành

BGTVT

: Bộ Giao thông vận tải

BTS

: Bộ Thủy sản


BVKS

: Bảo vệ kiểm soát

CTCP

: Công ty cổ phần

CBVC

: Cán bộ viên chức

GDP

: Gros Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

HCNC

: Hậu cần nghề cá



: Hợp đồng

NĐ- CP

: Nghị định- Chính phủ

PCCC


: Phòng cháy chữa cháy

PFDA

: Cơ quan phát triển thủy sản Philippin

QĐ- TT

: Quyết định- Thông tư

SNNPTNN : Sở Nông nghiệp phát triển Nông thôn
SXKD

: Sản xuất kinh doanh

UBND

: Uỷ Ban nhân dân

VSMT

: Vệ sinh môi trường


xii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Sản lượng khai thác tính theo các đối tượng khai thác chính (2013-2016)
của tỉnh Ninh thuận ................................................................................................... 10
Bảng 1.2: Thống kê số lượng tàu cá tỉnh Ninh Thuận (2010 - 2016) ....................... 11

Bảng 1.3: Mức độ chấp hành nội quy của các cơ sở kinh doanh, sản xuất tại cảng
Đông Hải ................................................................................................................... 22
Bảng 2.1: Phân bổ phiếu điều tra theo công suất tàu ................................................ 35
Bảng 3.1: Kết quả điều tra về khả năng đáp ứng về nguyên liệu của cảng cá Đông
Hải theo nhóm tàu ..................................................................................................... 49
Bảng 3.2: Kết quả điều tra về khả năng đáp ứng về nước đá của cảng cá Đông Hải
theo nhóm tàu ............................................................................................................ 50
Bảng 3.3: Kết quả điều tra về khả năng đáp ứng về ngư cụ và sửa chữa tàu thuyền
của cảng cá Đông Hải theo nhóm tàu ....................................................................... 51
Bảng 3.4: Phân chia khu vực của các cơ sở doanh nghiệp cảng cá Đông Hải theo
chức năng .................................................................................................................. 53
Bảng 3.5: Kết quả điều tra số lượng cơ sở hoạt động có mái che và không có mái
che tại cảng cá Đông Hải .......................................................................................... 53
Bảng 3.6: Kết quả điều tra diện tích các cơ sở tại cảng cá Đông Hải ....................... 54
Bảng 3.7: Kết quả điều tra mức phí thuê cơ sở trên một m2 tại cảng cá Đông ......... 54
Bảng 3.8: Kết quả điều tra về phí mặt bằng tại theo năm tại cảng cá Đông Hải ...... 55
Bảng 3.9: Kết quả điều tra về mức độ hài lòng của các cơ sở đối với công tác quản
lý ................................................................................................................................ 56
Bảng 3.10: Kết quả điều tra về việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản khai thác được của
ngư dân cảng cá Đông Hải ........................................................................................ 57
Bảng 3.11: Số lượng tàu thuyền đăng ký hoạt động tại cảng cá Đông Hải theo công
suất năm 2016 ........................................................................................................... 59
Bảng 3.12: Cơ cấu độ tuổi lao động nghề cá tại cảng cá Đông Hải năm 2016......... 60
Bảng 3. 13: Số lượng tàu thuyền cập cảng cá Đông Hải qua các năm (2012-2016) 61
Bảng 3.14: Số lượt tàu thuyền cập cảng cá Đông Hải theo tháng năm 2016 ........... 62


xiii

Bảng 3.15: Sản lượng hàng hóa cập cảng cá Đông Hải qua các năm (2012-2016) .. 63

Bảng 3.16: Sản lượng hải sàn cập cảng cá Đông Hải qua các năm (2012 - 2016) ... 64
Bảng 3.17: Sản lượng hàng hóa qua cảng cá Đông Hải qua từng tháng................... 65
Bảng 3.18: Năng suất bốc xếp hàng hóa ................................................................... 65
Bảng 3.19: Số lượt xe hàng ra vào cảng cá Đông Hải qua các năm (2012-2016) .... 66
Bảng 3.20: Số lượng xe hàng qua cảng cá Đông Hải theo từng tháng ..................... 67
Bảng 3. 21: Đánh giá doanh thu đạt được của cảng cá Đông Hải qua các năm (20122016).......................................................................................................................... 69
Bảng 3. 22: Tổng doanh thu của cảng cá Đông Hải qua các năm (2012-2016) ....... 70
Bảng 3.23: Bảng kết quả khảo sát khả năng đáp ứng an toàn khi tàu cập cảng cá
Đông Hải ................................................................................................................... 73
Bảng 3.24: Mức độ kiểm tra, giám sát tàu cá ........................................................... 75
Bảng 3.25: Mức độ kiểm tra và giám sát công tác xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa .... 75
Bảng 3.26: Tình hình vệ sinh môi trường cảng cá Đông Hải ................................... 77
Bảng 3.27: Trình độ học vấn và độ tuổi của đội ngũ quản lý cảng cá Đông Hải ..... 86


xiv

DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Ban quản lý khai thác các cảng cá Ninh Thuận. ... 13
Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức cảng cá Đông Hải .................................................. 14
Hình 3.1: Mặt bằng tổng thể cảng cá Đông Hải........................................................ 41
Hình 3.2: Mặt bằng hệ thống cầu cảng ..................................................................... 42
Hình 3.3: Một phần mặt bằng bến cập tàu ................................................................ 44
Hình 3.4: Mặt bằng tổng thể hệ thống thoát nước .................................................... 46
Hình 3.5: Hoạt động kinh doanh và buôn bán tại cảng cá Đông Hải. ...................... 47
Hình 3.6: Biểu đồ về việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản khai thác được của ngư dân
của cảng cá Đông Hải. .............................................................................................. 57
Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện số lượng tàu thuyền theo công suất của cảng cá Đông
Hải năm 2016 ............................................................................................................ 57
Hình 3.8: Biểu đồ thể hiện số lượng tàu thuyền cập cảng cá Đông Hải từ năm 2012

đến năm 2016 ............................................................................................................ 59
Hình 3.9: Biểu đồ thể hiện số lượng hàng hóa cập cảng cá Đông Hải từ năm 2012
đến năm 2016 ............................................................................................................ 61
Hình 3.10: Biểu đồ thể hiện doanh thu của cảng cá Đông Hải từ năm 2012 đến năm
2016. .......................................................................................................................... 63


1

MỞ ĐẦU
Việt Nam là nước có đủ điều kiện để phát triển toàn diện ngành thủy sản vì có
nhiều thuận lợi như có đường bờ biển kéo dài 3.260 km, biển nhiệt đới tương đối ẩm
thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển các loài thủy sản, vùng biển đặc quyền kinh
tế rộng khoảng 1 triệu km2. Nguồn lợi hải sản phong phú và đa dạng, có những loài
có giá trị xuất khẩu cao, có nguồn lao động dồi dào, nhân dân có kinh nghiệm về đánh
bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản, các phương tiện tàu thuyền đang ngày càng được
đầu tư và đẩy mạnh, thị trường xuất khẩu đang ngày càng được mở rộng cũng chính
vì thế mà khai thác hải sản có đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế và bảo vệ
an ninh, chủ quyền trên các vùng biển nước ta. Tuy nhiên, nguồn lợi và năng suất
khai thác ngày càng có nhiều biến động, đặc biệt là nguồn lợi ven bờ đang có xu
hướng giảm trong khi đánh bắt xa bờ chưa phát huy được thế mạnh do thiếu dịch vụ
hậu cần nghề cá, mặc dù Chính phủ và các địa phương đã đầu tư xây dựng các trung
tâm dịch vụ hậu cần nghề cá ở các vùng khai thác trọng điểm và các tỉnh, song dịch
vụ hậu cần nghề cá trên các vùng biển nước ta vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm
năng và yêu cầu phát triển.
Cảng cá không chỉ là nơi cho tàu thuyền neo đậu bốc dỡ hàng thủy sản mà nó
còn thực hiện nhiều chức năng khác gắn liền với họat động của nó, ở đó có các hoạt
động như quản lý tàu thuyền, xếp dỡ, xử lý, chế biến và mua bán hải sản, cung cấp
các dịch vụ hậu cần như lương thực, thực phẩm, ngư cụ, nhiên liệu và các nguyên vật
liệu khác cho tàu cá nhằm phục vụ cho công tác đánh bắt cá trên biển đồng thời thực

hiện nhiệm vụ bảo quản, vận chuyển cá và tiến hành sửa chữa, đóng mới tàu thuyền
cùng các dịch vụ khác. Qua đó ta có thể thấy vai trò quan trọng của dịch vụ hậu cần
nghề cá đối với việc phát triển kinh tế thủy sản nước ta nói chung và kinh tế thủy sản
của từng địa phương nói riêng. Một tỉnh có ngành thủy sản phát triển hay không phụ
thuộc rất nhiều yếu tố như đặc điểm tự nhiên, nguồn lao động… trong đó không thể
không kể đến đó là các dịch vụ hậu cần nghề cá, khi các hoạt động dịch vụ hậu cần
nghề cá ngày càng phát triển tại các tỉnh ven biển như Cà Mau, Kiên Giang, Bình
Định, Bình Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu, tuy có khác nhau về quy mô, cách thức hoạt


2

động nhưng nhìn chung nó đều đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả
khai khác, nâng cao đời sống cho ngư dân, phát triển nghề cá địa phương…Trong đó
một trong những tỉnh có các dịch vụ hậu cần phát triển là tỉnh Ninh Thuận với 3 cảng
cá là Cảng cá Đông Hải, Cảng cá Cà Ná, cảng Ninh Chữ và Bến cá Mỹ Tân...Có thể
thấy cảng cá Đông Hải là một trong những cảng cá lớn của tỉnh Ninh Thuận, dù là
một cảng cá lớn của tỉnh nhưng thực chất những dịch vụ hậu cần nghề cá của cảng
Đông Hải đã khai thác hết tiềm năng của nó hay chưa hay công tác quản lý dịch vụ
hậu cần tại cảng đã phù hợp hay chưa, để giải đáp những vấn đề đó tôi thực hiện đề
tài “Thực trạng khai thác và quản lý dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng cá Đông Hải,
Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận” nhằm chỉ ra được thực trạng khai thác và quản
lý dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng để từ đó làm cơ sở đưa ra được các giải pháp nâng
cao hoạt động khai thác và quản lý dịch vụ hậu cần nghề cá của cảng để làm sao cho
hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá không chỉ dừng lại ở việc đơn lẻ mà còn phải xây
dựng chương trình, mục tiêu phát triển, kế hoạch hoạt động và quan trọng là hoạt
động phải có sự gắn kết từ khâu đầu vào, đánh bắt, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hoạt động hậu cần nghề cá nói chung và tại cảng
Đông Hải nói riêng.



3

1. Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số nghiên cứu khoa học về dịch vụ hậu cần nghề cá
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Ở Philippin các ngành công nghiệp đánh bắt đã đóng góp 1.8% vào tổng sản
phẩm quốc nội của đất nước. Năm 2015, xuất khẩu thủy sản đạt giá trị 1.5 tỷ USD
[15]. Là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của bão, Philippin chủ trương phát triển
các trung tâm nghề cá đặt dưới sự kiểm soát của cơ quan phát triển thủy sản Philippin.
Các trung tâm này có nhiều chức năng, vừa là nơi neo đậu, tránh trú bão, sửa chữa,
đóng mới tàu thuyền và cũng là nơi chợ tiêu thụ sản phẩm. Các thủ tục tại cảng được
đơn giản hóa và được PFDA hỗ trợ về thị trường, do đó giảm được thời gian các sản
phẩm thủy sản từ cảng đến người tiêu dùng. PFDA đã phát triển các cảng cá trở thành
một tổ hợp công nghiệp phục vụ hậu cần nghề cá, với các mục đích kinh doanh như:
Cho thuê đối với khu vực tư nhân để đóng hộp cá, chế biến và dịch vụ liên quan khác,
tiếp thị thương mại và công nghiệp liên quan đến thủy sản. Các dịch vụ hậu cần nghề
cá được cung cấp như: Dịch vụ ngân hàng, viễn thông, điện nước trong khu vực cảng
được hỗ trợ đầy đủ. Công tác bốc dỡ và tiếp thị cá, các sản phẩm thủy sản được tổ
chức cả ở thị trường trong nước và nước ngoài, chế biến, làm lạnh các sản phẩm, cung
cấp đầy đủ các dịch vụ tủ đông lạnh, kho lạnh và các thiết bị cho chế biến thủy sản
tươi sống, dịch vụ các hoạt động sửa chữa, nhiên liệu, nước, dầu, vận chuyển nước
đá và chuyển tải sản phẩm, cung cấp thông tin cơ sở, không gian văn phòng, mặt bằng
cho các cơ sở, nhà máy chế biến thủy sản [7].
Theo các nhà khoa học về nghề cá ở Nhật Bản thì nhiệm vụ quản lý cảng cá,
khu neo đậu, chế biến, đóng mới và sửa chữa tàu được gắn chặt với nhiệm vụ quản
lý tàu thuyền, chống đánh bắt bất hợp pháp, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền đánh bắt
hải sản trước khi rời bến cũng như thúc đẩy kinh doanh buôn bán hàng thủy sản và
các hoạt động đó rất được Nhật Bản quan tâm. Ở Nhật Bản quản lý cảng cá được gắn

với nhiệm vụ xúc tiến thương mại, đầu tư, bán đấu giá các sản phẩm thủy sản nhằm


4

hạn chế mức tối đa thiệt thòi của người bán cá, đồng thời tăng giá trị của các sản
phẩm hải sản khai thác. Cảng cá, bến cá, khu neo đậu không chỉ là cơ sở phục vụ cho
các hoạt động sản xuất thủy sản mà còn là nơi phân phối, chế biến hải sản, ngoaì ra
còn đóng vai trò quan trọng như một cơ sở cho xã hội làng chài [2].
Ở Indonesia: Cảng cá Jakarta không chỉ là một cảng đánh cá mà còn là nơi tiếp
thị, trung tâm phân phối của các mặt hàng hóa thủy sản, ngoài ra nó còn là nơi phục
vụ như một trung tâm chế biến các mặt hàng hải sản khác nhau để xuất khẩu và quan
trọng hơn khi nó còn đóng vai trò như một nơi để xác định xuất xứ để truy xuất nguồn
gốc sản phẩm các sản phẩm thủy sản từ cảng này xuất khẩu ra các thị trường ngoài
nước [7].
Ở Đức cảng cá hoạt động theo hai cơ quan và tất cả các phương tiện, cơ sở vật
chất của cảng thuộc về các Chính phủ. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế được điều hành
bởi các công ty tư nhân, vai trò của các công ty thương mại tại các cảng cá bao gồm:
Quản lý, điều hành và bảo trì của tất cả các cơ sở vật chất được giao, hỗ trợ thương
mại thủy sản, xếp dỡ, vận tải hàng hóa... [7].
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng cá đóng vai trò quan trọng trong việc phát
triển nghề cá nước ta, dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển, ngoài việc đáp ứng nhu cầu
đi biển cho tàu thuyền còn góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho
ngư dân và người dân trong và ngoài tỉnh.
Theo tác giả Trương Bá Thanh và Lê Bảo đã nghiên cứu thì trong quá trình phát
triển của ngành thủy sản, sự phát triển của dịch vụ hậu cần nghề cá là một trong những
nhân tố thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. Tuy nhiên, trong những
năm vừa qua sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá vùng duyên hải miền
Trung vẫn còn quá nhiều mặt tồn tại cần khắc phục như: Mạng lưới dịch vụ hậu cần

chưa được bố trí một cách phù hợp theo các tuyến sản xuất và các vùng nguyên liệu,
các khu neo đậu tránh trú bão tàu thuyền, cơ sở sản xuất nước đá, cơ sở kinh doanh
phục vụ nghề cá, các cơ sở sửa chữa tàu thuyền... vẫn chỉ hình thành một cách tự phát


5

theo cơ chế thị trường, quy mô nhỏ lẻ, phân tán, chưa đáp ứng được nhu cầu của
người dân. Sự phát triển của hệ thống cảng cá, bến cá, các cơ sở đóng và sửa chữa
tàu cá, sự phát triển ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho khai thác hải sản, dịch
vụ thu mua, kinh doanh nguyên liệu thủy sản và các hoạt động phục vụ khai thác hải
sản khác như hoạt động thông tin ngư trường nguồn lợi, hoạt động phòng chống lụt
bão và phục vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển, công tác đăng kiểm quản lý chất
lượng tàu cá và các trang thiết bị chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành khai thác
thủy sản. Nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng, khó khăn tồn tại để từ đó đề xuất
ra các giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá gồm: Nâng cấp hệ thống cảng cá,
bến cá, nâng cấp các cơ sở đóng và sửa chữa tàu thuyền, phát triển các ngành công
nghiệp phụ trợ phục vụ cho khai thác hải sản, dịch vụ thu mua... [5].
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh về số lượng tàu thuyền tham
gia khai thác hải sản thì yêu cầu về an toàn sản xuất cho tàu thuyền tham gia hoạt
động thủy sản, yêu cầu về cơ sở hạ tầng nghề cá phục vụ cho khai thác hải sản càng
trở nên cấp thiết. Việc hoạt động của các cảng cá này đang đóng góp tích cực vào
việc lưu thông hàng hóa và thúc đẩy kinh tế khu vực ven biển phát triển. Bên cạnh
những kết quả đã đạt được, lĩnh vực hậu cần nghề cá mà trực tiếp là hoạt động của
các cảng cá trong cả nước còn bộc lộ nhiều yếu điểm cần khắc phục, đặc biệt là trong
công tác quản lý cảng cá, công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động,
công tác kiểm soát môi trường. Hiện nay, công tác quản lý cảng cá, chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm của Ban quản lý cảng, hầu hết cảng cá đều dừng lại ở nhiệm vụ thu phí
dịch vụ và quản lý cơ sở vật chất nên chưa đạt được mục tiêu đặt ra khi đầu tư xây
dựng cảng. Đây là áp lực lớn đối với hậu cần nghề cá, đặc biệt là cảng cá Việt Nam

vốn dĩ có cơ sở vật chất nghèo nàn, chiều dài cầu bến hạn chế và đang trong tình trạng
xuống cấp. Việc kiểm soát nơi neo đậu của tàu thuyền cũng gặp khó khăn, số lượng
tàu thuyền neo đậu ở các bãi ngang, thậm chí neo đậu ngay trong vùng nước cảng cá
nhưng không theo quy định vẫn diễn ra gây mất an toàn giao thông, gây khó khăn
cho công tác quản lý cảng. Cảng cá hiện nay không có kế hoạch kiểm soát, giảm thiểu
ô nhiễm môi trường, các chất thải lỏng, rắn được xả trực tiếp xuống môi trường nước


6

thuộc khu vực cảng. Vùng nước cảng được người sử dụng nhìn nhận như là nơi thải
chất bẩn, nước thải. Do đó, vấn đề quản lý cảng cá, quản lý hoạt động cảng rất còn
chồng chéo, phức tạp và gặp nhiều khó khăn [4].
Theo đề án nâng cao năng lực đánh bắt hải sản của ngư dân Đà Nẵng của Sở
Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Đà Nẵng đã đưa ra các giải pháp hỗ
trợ nâng cao năng lực khai thác xa bờ của ngư dân thành phố Đà Nẵng, trong đó giải
pháp quan trọng là phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá để nâng cao năng lực khai thác
hải sản của thành phố [11].
Theo thạc sĩ Trần Viết Phương, công tác quản lý khai thác hải sản được đề xuất
theo hướng gắn kết với công tác dịch vụ hậu cần và chế biến thủy sản lại và đồng thời
nâng cao năng lực quản lý nhà nước về khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố [8].
1.2. Một số đặc điểm về nghề cá tỉnh Ninh Thuận
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Ninh Thuận
Vị trí địa lý
Ninh Thuận là một tỉnh duyên hải cực Nam Trung bộ của Việt Nam, phía Bắc
giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng
và phía Đông giáp với Biển Đông. Tỉnh lỵ của Ninh Thuận là thành phố Phan RangTháp Chàm, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 340 km về phía Nam, cách thủ đô Hà
Nội 1.380 km về phía Bắc và cách Nha Trang 100 km theo hướng Quốc lộ 1A [15].
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Ninh Thuận là 3.358km2 bao gồm 6 huyện,

thành phố, chiếm 1,04% diện tích đất tự nhiên và dân số của tỉnh chiếm 0,64% dân
số so với cả nước [15].
Bờ biển Ninh Thuận dài 105 km, vùng đặc quyền kinh tế 24.480 km2, diện tích
vùng biển nội thuỷ 1.800 km2 [15].


7

Địa hình
Địa hình lãnh thổ tương đối dốc, thấp dần từ Tây sang Đông và từ Tây Bắc
xuống Đông Nam, bao gồm: Núi chiếm 63,2%; Đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4%;
Đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh [15].
Bờ biển Ninh Thuận có dạng bờ kiểu Riac nguyên sinh đang bị mài mòn, đồng
thời có những đầm, vũng ăn sâu vào đất liền như: đầm Nại, đầm Cà Ná, đầm Sơn Hải,
đầm Vĩnh Hy và dọc bờ biển có các sông, suối ngắn đổ ra các vũng, đầm tạo nên những
nơi đậu tàu thuyền tự nhiên khá thuận lợi [15].
Khí hậu
Nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ trung bình từ 26-27oC [15].
Lượng mưa trung bình 700-800 mm, độ ẩm không khí 75-77%, ít mưa và nằm
trong vùng khô hạn nhất cả nước, với các đặc trưng là khô hanh, nóng, gió nhiều, bốc
hơi mạnh từ 1.670 đến 1.827mm, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng
11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau. Năng lượng bức xạ lớn 160 Kcl/cm2.
Tổng lượng nhiệt 9.500– 10.0000C [15].
Một số nét thuỷ hải văn vùng biển
Vùng biển Ninh Thuận nằm trong khu vực nước trồi mạnh nhất. Hệ sinh thái
nước trồi năng suất sinh học cao, giàu có và phong phú sinh vật phù du, thực vật và
động vật làm thức ăn cho nhuyễn thể, động vật cấp thấp, cấp cao có giá trị kinh tế.
Vì vậy, vùng nước trồi thường có ngư trường lớn với nhiều đối tượng nguồn lợi
hải sản khai thác có giá trị kinh tế cao.
Với điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, vùng biển, khí hậu thuỷ văn như trên sẽ

tạo điều kiện thuận lợi cho thuỷ sản Ninh Thuận phát triển thông qua việc tiếp cận
khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá và
giao lưu kinh tế với các tỉnh khác.


8

1.2.1.2. Điều kiện tự nhiên thành phố Phan Rang- Tháp Chàm
Vị trí địa lý
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm phía Bắc giáp huyện Ninh Hải, phía Nam
giáp huyện Ninh Phước, phía Tây giáp huyện Ninh Sơn- Bác Aí, phía Đông giáp biển
Đông, có vị trí là đầu mối tại khu vực ngã ba giữa trục giao thông Quốc lộ 1A và quốc
lộ 27. Thành phố Phan Rang- Tháp Chàm là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa và
khoa học kỹ thuật tại tỉnh Ninh Thuận, đồng thời là hạt nhân kết nối các huyện trong
tỉnh và các tỉnh để phát triển kinh tế, xã hội [16].
Khí hậu
Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có thời tiết khô hạn bởi có nhiều rạng núi
bao quanh phía Bắc, phía Nam, phía Tây khiến cho gió mùa Đông-Bắc và gió mùa
Tây - Nam là những gió đem mưa tới bị ngăn cản lại trước khi thổi đến.
Độ ẩm trung bình hàng năm chừng 80%, các tháng khô khan nhất là từ tháng 1
đến tháng 3 dương lịch. Vào các tháng này, gió thổi rất mạnh.
Khí hậu thành phố Phan Rang - Tháp Chàm rất khô và là vùng khô hạn nhất
Việt Nam với lượng mưa hàng năm rất ít.
Độ pH của đất rất lớn: Thường đất đai có pH trên 6 (những nơi khác do mưa
nhiều nên pH của đất trung bình khoảng 5). Có những loại đất đặc biệt như đất kiềm
(pH > 7,5) chỉ có ở vùng Phan Rang [16].
1.2.2. Đặc điểm dân cư và lao động
1.2.2.1. Đặc điểm dân cư và lao động tỉnh Ninh Thuận
Dân số trung bình năm 2011 có 669.000 người, mật độ dân số trung bình 180
người/km2, phân bố không đều, tập trung chủ yếu vùng đồng bằng ven biển [13].

Dân số trong độ tuổi lao động có 365.700 người, chiếm khoảng 64%; tỷ lệ lao
động qua đào tạo đạt khoảng 40%. Cơ cấu lao động hoạt động trong lĩnh vực nông,
lâm, thủy sản chiếm 51,99% công nghiệp xây dựng chiếm 15% và các ngành dịch vụ
chiếm 33,01% [13].


9

Nhìn chung nguồn lao động của tỉnh dồi dào, tính về số lượng có thể đáp ứng
nhân lực cho các ngành kinh tế của tỉnh đặc biệt là ngành thủy sản. Tuy nhiên, lao
động có kỹ thuật và trình độ còn hạn chế, cần được nâng cao chất lượng và tăng cường
đào tạo lao động có tay nghề trong ngành thủy sản và các ngành khác trên địa bàn
tỉnh Ninh Thuận.
1.2.2.2. Đặc điểm dân cư và lao động thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm – Ninh Thuân thuộc đô thị loại II, thành
phố có tổng cộng 16 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 15 phường: Bảo An, Đài
Sơn, Đao Long, Đô Vinh, Đông Hải, Kinh Dinh, Mỹ Bình, Mỹ Đông, Mỹ Hải, Mỹ
Hương, Phủ Hà, Phước Mỹ, Tấn Tài, Thanh Sơn, Văn Hải và xã Thanh Hải, với tổng
dân số 191.730 người [16].
1.2.3. Tài nguyên nguồn lợi vùng biển tỉnh Ninh Thuận
1.2.3.1. Đặc điểm nguồn lợi thủy sản
Bờ biển dài 105 km, ngư trường của tỉnh nằm trong vùng nước trồi có nguồn
lợi hải sản phong phú và đa dạng với trên 500 loài hải sản các loại. Ngoài ra, còn có
hệ sinh thái san hô phong phú và đa dạng với trên 120 loài và rùa biển đặc biệt quý
hiếm chỉ có ở Ninh Thuận. Vùng ven biển có nhiều đầm vịnh phù hợp phát triển các
ngành thủy sản [13].
1.2.3.2. Sản lượng thủy sản tỉnh Ninh Thuận đã khai thác
Sản lượng thủy sản khai thác được của tỉnh Ninh Thuận những năm gần đây
đang có xu hướng tăng lên, được thể hiện qua bảng 1.1



10

Bảng 1.1: Sản lượng khai thác tính theo các đối tượng khai thác chính (20132016) của tỉnh Ninh thuận
Nội dung

ĐVT
(Tấn)

2013

2014

2016

2015

Tấn

66.300

71.655

76.250

80.478

Tấn

5.596


6.105,6

7.869

8.438,2

Cá chọn

Tấn

4.885

5.522

7.063

7.200,4

Tôm

Tấn

95

48,4

68,3

126


Mực ống

Tấn

458,5

372,3

500

685,4

Mực Nang

Tấn

99,5

126,6

179,8

268,7

Ghẹ

Tấn

58


36,3

58

157,7

Hải sản khác

Tấn

60.704

65.549,4

68.381

72.039,8

Cá xô

Tấn

60.319

65.305,5

68.121,6

71.261,1


Cá tạp

Tấn

190

234

137,4

551

Khác

Tấn

195

109

122

227,7

Tổng sản lượng
Hải sản có giá trị
kinh tế

(Nguồn: Chi cục thủy sản Ninh Thuận)

Nhận xét
Trong những năm gần đây tỷ lệ đánh bắt cá chọn tăng lên khá cao từ năm 2013
đến năm 2016 tăng lên 14,178 (tấn), còn các loại hải sản khác từ năm 2013 đến 2016
chỉ tăng 11,335 (tấn) tỷ lệ gia tăng thấp hơn so với hải sản có giá trị kinh tế.
Các loại hải sản có kinh tế chiếm tỷ lệ thấp mà chủ yếu là các lợi hải sản khác
như cá xô, cá tạp.
Thuận lợi
Nguồn lợi hải sản phong phú, có nhiều bãi cá đáy, cá nổi ổn định và nhiều bãi
rạn san hô là nơi cư trú sinh sản của các loài hải sản quý hiếm.


11

Ngư trường nước sâu và nằm trên đường di cư của các loài hải sản có nguồn
gốc đại dương như (cá thu, cá ngừ...) nên thuận lợi cho việc sản xuất quanh năm (cả
vụ Bắc và vụ Nam).
Cửa biển nước sâu (đầm Vĩnh Hy sâu 5m trở lên) làm nơi trú đậu tàu thuyền
lớn khá thuận lợi cho việc hình thành các trung tâm nghề cá như: Cà Ná, Đông Hải,
Khánh Hội.
Hạn chế:
Dọc theo bờ biển có nhiều bãi ngang, ít đầm vịnh.
1.2.3.3. Số lượng tàu thuyền
Cơ cấu tàu thuyền tỉnh Ninh Thuận đang chuyển biến qua các năm được thể
hiện qua bảng 1.2 sau:
Bảng 1.2: Thống kê số lượng tàu cá tỉnh Ninh Thuận (2010 - 2016)
Năm
2010
2011
2012
2013

2014
2015
2016

Số lượng
(chiếc)
2.542
2.579
2.608
2.673
2.731
2.735
2.752

Công suất (cv)
179.125
194.408
214.661
242.740
268.863
276.318
242.740
(Nguồn: Chi cục thủy sản Ninh Thuận)

Số lượng tàu cá tỉnh Ninh Thuận tăng qua các năm ngư dân có xu hướng phát
triển tàu thuyền có công suất lớn và giảm tàu thuyền có công suất nhỏ mang đến
những mặt tích cực sau: Tăng khả năng đánh bắt xa bờ bảo vệ nguồn lợi thủy sản,
tăng năng suất khai thác cải thiện sinh kế cho ngư dân, tăng tính an toàn cho người
và tàu cá.
Trong đó thành phố Phan Rang- Tháp Chàm có bờ biển dài 8 km, bờ biển có độ

dốc thấp, bãi cát rộng, cửa biển Đông Hải của thành phố gắn liền với ngư trường biển
của tỉnh Ninh Thuận là một trong những ngư trường lớn của cả nước.


×