Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Thực trạng khai thác và quản lý dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng cá hòn rớ, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.81 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN

NGUYỄN THỊ NGHIÊM THÙY

THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ
DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ TẠI CẢNG CÁ HÒN RỚ
THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
(Ngành: Quản lý thủy sản)

Khánh Hòa – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN

NGUYỄN THỊ NGHIÊM THÙY

THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ
DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ TẠI CẢNG CÁ HÒN RỚ
THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
(Ngành: Quản lý thủy sản)

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Th.S Nguyễn Trọng Thảo


Khánh Hòa – 2017


ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Nghiêm Thùy

MSSV: 55134415

Lớp: 55 QLTLS

Khóa học: 2013 - 2017

Chuyên ngành: Quản lý thủy sản

Tên đồ án tốt nghiệp: “Thực trạng khai thác và quản lý dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng
cá Hòn Rớ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”.

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................


Khánh Hòa, ngày … tháng … năm 2017
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Nghiêm Thùy

MSSV: 55134415

Lớp: 55 QLTLS

Khóa học: 2013 - 2017

Chuyên ngành: Quản lý thủy sản

Tên đồ án tốt nghiệp: “Thực trạng khai thác và quản lý dịch vụ hậu cần nghề cá tại
cảng cá Hòn Rớ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”.

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Khánh Hòa, ngày … tháng … năm 2017
GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Đồ án tốt nghiệp này được hoàn thành là do quá trình thực tế,
nghiên cứu tài liệu, thực hiện các nội dung khảo sát, phỏng vấn điều tra và tìm hiểu kỹ
về cơ cấu tổ chức, về thực trạng khai thác và quản lý dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng
cá Hòn Rớ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Số liệu trong báo cáo là hoàn toàn trung thực, được xử lý theo phương pháp khoa
học và đảm bảo độ tin cậy. Các thông tin, dữ liệu được trích dẫn trong đồ án hoàn toàn
trung thực, khách quan và có độ chính xác cao. Đồ án tốt nghiệp là theo thực tế nghiên
cứu, không trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào đã được công bố.

Khánh Hòa, ngày 08 tháng 06 năm 2017
Người cam đoan

Nguyễn Thị Nghiêm Thùy


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Trọng Thảo – Trưởng bộ môn

Công nghệ Khai thác Thủy sản trường Đại học Nha Trang là người trực tiếp hướng dẫn,
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của: Anh Nguyễn Trung Hiếu – Trưởng Ban
quản lý Cảng cá Hòn Rớ, thành phố Nha Trang, anh Ngô Tuấn Dũng – Tổ Điều độ tàu
thuyền Cảng cá Hòn Rớ, thành phố Nha Trang, các cô, chú, anh chị hiện đang công tác
tại Cảng, các hộ gia đình ngư dân có tàu thuyền khai thác neo đậu tại Cảng cá Hòn Rớ
và các công ty, doanh nghiệp, nậu vựa thu mua thủy sản đã giúp đỡ tôi hoàn thành đồ
án tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Khánh Hòa, ngày 08 tháng 06 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Nghiêm Thùy


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................3
1.1.


Các công trình nghiên cứu liên quan ....................................................................3

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .........................................................................3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..........................................................................5
1.2.

Tình hình DVHC nghề cá hiện nay tại Việt Nam ................................................8

1.3.

Tình hình DVHC nghề cá hiện nay tại Khánh Hòa ............................................10

1.4.

Các văn bản pháp luật liên quan đến khai thác và quản lý cảng cá....................12

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................15
2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................15
2.3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................15
2.4. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ................................................15
2.4.1. Đặc điểm cảng cá Hòn Rớ ...................................................................................15
2.4.2. Các công trình, cơ sở hạ tầng và hệ thống DVHC nghề cá tại cảng ...................15
2.4.3. Thực trạng khai thác cảng và khai thác DVHC nghề cá tại cảng........................16
2.4.4. Thực trạng công tác quản lý khai thác cảng và hệ thống DVHC nghề cá...........16
2.4.5. Hiệu quả hoạt động khai thác và quản lý DVHC tại cảng ..................................16
2.4.6. Phương pháp phân tích, đánh giá và xử lý số liệu ...............................................17
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................18
3.1. Đặc điểm về cảng cá Hòn Rớ - thành phố Nha Trang............................................18
3.1.1. Vị trí địa lý của cảng...........................................................................................18



iv

3.1.2. Đặc điểm khí tượng thủy văn ..............................................................................19
3.2. Các công trình, cơ sở hạ tầng và hệ thống DVHC nghề cá ....................................20
3.2.1. Các công trình, cơ sở hạ tầng được phép khai thác .............................................21
3.2.1.1. Cơ sở vật chất hạ tầng ......................................................................................21
3.2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật .....................................................................................22
3.2.1.3. Hệ thống giao thông nội bộ ..............................................................................27
3.2.2. Hệ thống DVHC nghề cá tại cảng cá Hòn Rớ .....................................................27
3.2.2.1. Chợ thủy sản .....................................................................................................28
3.2.2.2. Nhà khách .........................................................................................................31
3.2.2.3. Dịch vụ cung ứng xăng dầu ..............................................................................31
3.2.2.4. Dịch vụ cung ứng nước đá................................................................................32
3.2.2.5. Hệ thống nhà sơ chế .........................................................................................34
3.2.2.6. Hệ thống xử lý nước thải ..................................................................................34
3.2.2.7. Dịch vụ cung ứng điện, nước............................................................................35
3.3.2.8. Dịch vụ bốc xếp thủy sản .................................................................................38
3.3.2.9. Trang thiết bị vận chuyển, bốc xếp thủy sản ....................................................39
3.2.2.10. Nơi sửa chữa cơ khí ........................................................................................40
3.2.2.11. Dịch vụ cung ứng ngư lưới cụ ........................................................................40
3.2.2.12. Dịch vụ cung cấp nhu yếu phẩm ....................................................................41
3.2.2.13. Trang thiết bị thông tin liên lạc ......................................................................41
3.3. Thực trạng khai thác cảng và khai thác hệ thống DVHC nghề cá .........................42
3.3.1. Thực trạng khai thác cảng cá ...............................................................................42
3.3.1.1. Cơ sở vật chất hạ tầng ......................................................................................42
3.3.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật .....................................................................................44
3.3.1.3. Hệ thống giao thông nội bộ ..............................................................................48
3.3.2. Thực trạng khai thác hệ thống DVHC .................................................................48

3.3.2.1. Chợ thủy sản .....................................................................................................48
3.3.2.2. Nhà khách .........................................................................................................50
3.3.2.3. Dịch vụ cung ứng xăng dầu ..............................................................................50
3.3.2.4. Dịch vụ cung ứng nước đá................................................................................50


v

3.3.2.5. Hệ thống nhà sơ chế .........................................................................................52
3.3.2.6. Hệ thống xử lý nước thải ..................................................................................52
3.3.2.7. Dịch vụ cung ứng điện, nước............................................................................52
3.3.2.8. Dịch vụ bốc xếp thủy sản .................................................................................54
3.3.2.9. Trang thiết bị vận chuyển, bốc xếp thủy sản ....................................................54
3.3.2.10. Nơi sửa chữa cơ khí ........................................................................................55
3.3.2.11. Dịch vụ cung ứng ngư lưới cụ ........................................................................55
3.3.2.12. Dịch vụ cung cấp nhu yếu phẩm ....................................................................56
3.3.2.13. Trang thiết bị thông tin liên lạc ......................................................................56
3.4. Công tác quản lý cảng và hệ thống DVHC nghề cá tại cảng cá Hòn Rớ ...............56
3.4.1. Bộ máy tổ chức, nhân sự và chuyên môn ............................................................56
3.4.1.1. Bộ máy tổ chức .................................................................................................56
3.4.1.2. Cơ cấu tổ chức ..................................................................................................58
3.4.1.3. Năng lực, trình độ chuyên môn ........................................................................59
3.4.2. Công tác quản lý cảng .........................................................................................60
3.4.2.1. Công tác an ninh – trật tự .................................................................................60
3.4.2.2. Công tác hành chính và hỗ trợ người dân trong cảng .......................................61
3.4.2.3. Công tác vệ sinh môi trường và ATVSTP........................................................61
3.4.2.4. Công tác an toàn lao động tại cảng ...................................................................62
3.4.2.5. Công tác phòng chống lụt bão ..........................................................................62
3.4.2.6. Công tác phòng chống cháy nổ ........................................................................62
3.4.2.7. Thực hiện chế độ chính sách pháp luật Nhà nước và chấp hành chế độ thông tin

báo cáo theo quy định ....................................................................................................62
3.4.2.8. Thông tin liên lạc với tàu cá .............................................................................63
3.4.2.9. Các thủ tục cho tàu thuyền ra vào cảng ............................................................63
3.4.3. Công tác quản lý hệ thống DVHC nghề cá tại cảng ............................................65
3.5. Hiệu quả hoạt động khai thác và quản lý DVHC cảng cá Hòn Rớ ........................67
3.5.1. Tình hình hoạt động trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2016 ..............................67
3.5.2. Đánh giá tình hình hoạt động của cảng cá Hòn Rớ .............................................70
3.5.2.1. Số lượt tàu thuyền qua cảng so với kế hoạch đề ra ..........................................70


vi

3.5.2.2. Sản lượng thủy sản qua cảng so với kế hoạch đề ra .........................................71
3.5.2.3. Tình hình thu phí theo NQ11/2009/NQ-HĐNĐ so với kế hoạch đề ra ...........71
3.5.2.4. Tình hình thu dịch vụ so với kế hoạch đề ra ....................................................72
3.5.2.5. Doanh thu của cảng cá Hòn Rớ so với kế hoạch đề ra .....................................73
3.5.3. Công suất hoạt động của cảng cá Hòn Rớ ...........................................................73
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................77
KẾT LUẬN ..................................................................................................................77
KHUYẾN NGHỊ ..........................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................80
PHỤ LỤC .....................................................................................................................82


vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Nội dung, ý nghĩa

Chữ viết tắt, ký hiệu

ANTT

An ninh trật tự

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

BQL

Ban quản lý

BTS

Bộ Thủy sản

CBNV

Cán bộ nhân viên

CRSD

Center fod Responsible Shale Development
- Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển
bền vững

CTTS

Công trình thủy sản


CV

Cheval – Sức ngựa

DVHC

Dịch vụ hậu cần

FAO

Food and Agriculture Organization of the
United Nations - Tổ chức Lương thực và
Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

KTTS

Khai thác thủy sản

NLTS

Nguồn lợi thủy sản

NN&PTNN

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NQ

Nghị quyết


PCCC

Phòng cháy chữa cháy



Quyết định

QLKT

Quản lý khai thác

UBND

Uỷ ban nhân dân


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Hạng mục cầu cảng .......................................................................................23
Bảng 3.2: Hạng mục trang thiết bị hàng hải ..................................................................25
Bảng 3.3: Hạng mục cơ sở DVHC ................................................................................27
Bảng 3.4: Đánh giá luồng lạch vào cảng cá Hòn Rớ.....................................................45
Bảng 3.5: Tai nạn gặp phải khi neo đậu tại cảng ..........................................................45
Bảng 3.6: Đánh giá người dân về việc tàu thuyền cập tại cảng cá Hòn Rớ ..................46
Bảng 3.7: Ngư dân kinh doanh thủy sản với các công ty ..............................................49
Bảng 3.8: Ngư dân kinh doanh thủy sản với nậu vựa tại cảng ......................................49
Bảng 3.9: Đơn vị cung cấp nhiên liệu mà ngư dân lựa chọn ........................................50
Bảng 3.10: Đơn vị cung cấp nước đá cho ngư dân .......................................................51

Bảng 3.11: Đánh giá người dân về hệ thống đèn tại cảng .............................................52
Bảng 3.12: Đánh giá người dân về hệ thống điện .........................................................53
Bảng 3.13: Đơn vị cung cấp nước ngọt mà ngư dân chọn ............................................53
Bảng 3.14: Đánh giá người dân về đơn vị cung cấp nước ngọt ....................................53
Bảng 3.15: Đơn vị ngư dân chọn cung ứng vật tư ngư cụ.............................................55
Bảng 3.16: Trình độ học vấn CBNV cảng cá Hòn Rớ năm 2017 .................................59
Bảng 3.17: Tuổi nghề công tác CBNV cảng cá Hòn Rớ năm 2017 ..............................60
Bảng 3.18: Đánh giá về việc thu phí neo đậu, bốc dở thủy sản của cảng .....................66
Bảng 3.19: Đánh giá công tác quản lý và điều hành tại cảng........................................67
Bảng 3.20: Đánh giá chung về hoạt động của cảng ......................................................67
Bảng 3.21: Sản lượng hàng hóa và phương tiện qua Cảng cá Hòn Rớ (1) ...................68
Bảng 3.22: Sản lượng hàng hóa và phương tiện qua Cảng cá Hòn Rớ (2) ...................68
Bảng 3.23: Số lượng tàu thuyền qua cảng cá Hòn Rớ so với kế hoạch đề ra ...............70
Bảng 3.24: Sản lượng thủy sản qua cảng cá Hòn Rớ so với kế hoạch đề ra .................71
Bảng 3.25: Tình hình thu phí theo NQ11/2009/NQ-HĐNĐ so với kế hoạch đề ra ......71
Bảng 3.26: Tình hình thu dịch vụ cảng cá Hòn Rớ so với kế hoạch đề ra ....................72


ix

Bảng 3.27: Doanh thu cảng cá Hòn Rớ so với kế hoạch đề ra ......................................73
Bảng 3.28: Số lượng tàu thuyền qua cảng từ ngày 15/03/2017 đến 15/04/2017 ..........73
Bảng 3.29: Sản lượng thủy sản qua cảng từ 15/03/2017 đến 15/04/2017 .....................75


x

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Vị trí khu vực cảng cá Hòn Rớ nhìn từ vệ tinh .............................................18
Hình 3.2: Sơ đồ cảng cá Hòn Rớ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ...................20

Hình 3.3: Nhà bảo vệ cảng cá Hòn Rớ ..........................................................................21
Hình 3.4: Nhà điều hành cảng cá Hòn Rớ .....................................................................21
Hình 3.5: Căn tin cảng cá Hòn Rớ.................................................................................22
Hình 3.6: Nhà để xe cảng cá Hòn Rớ ............................................................................22
Hình 3.7: Cầu cảng chính ..............................................................................................23
Hình 3.8: Cầu cảng phía Bắc khu vực sửa lưới .............................................................24
Hình 3.9: Cầu cảng phía Nam khu vực tập kết ngư cụ..................................................24
Hình 3.10: Khu vực sửa lưới phía Nam ........................................................................25
Hình 3.11: Hệ thống cọc bích lắp đặt tại cảng ..............................................................26
Hình 3.12: Hệ thống đệm va lắp đặt tại cảng ................................................................26
Hình 3.13: Hệ thống giao thông nội bộ .........................................................................27
Hình 3.14: Chợ thủy sản ................................................................................................28
Hình 3.15: Thủy sản được công nhân chuyển lên xe ....................................................29
Hình 3.16: Người dân sơ chế trực tiếp trên nền xi măng ..............................................29
Hình 3.17: Người dân phân loại thủy sản tại cầu cảng và vận chuyển lên xe...............30
Hình 3.18: Chợ thủy sản vào ban đêm ..........................................................................30
Hình 3.19: Trạm xăng dầu bên ngoài Cảng cá Hòn Rớ ................................................31
Hình 3.20: Trạm xăng dầu gần cầu cảng .......................................................................32
Hình 3.21: Nhà máy nước đá trong khu vực Cảng cá Hòn Rớ .....................................32
Hình 3.22: Vận chuyển đá bằng đường chuyền trực tiếp xuống tàu .............................33
Hình 3.23: Đơn vị cung cấp Đá Nho vào cảng cung cấp đá .........................................33
Hình 3.24: Kho sơ chế được cho thuê ...........................................................................34
Hình 3.25: Bể xử lý nước thải .......................................................................................34
Hình 3.26: Hệ thống đèn cao áp lắp đặt tại cầu cảng ....................................................35
Hình 3.27: Hệ thống đèn lắp đặt tại khu nậu vựa kinh doanh .......................................36
Hình 3.28: Đài nước ngọt ..............................................................................................36


xi


Hình 3.29: Hệ thống cung cấp nước ngọt tại cầu cảng..................................................37
Hình 3.30: Hệ thống cung cấp nước mặn ......................................................................37
Hình 3.31: Hệ thống xử lý nước mặn ............................................................................38
Hình 3.32: Hệ thống rãnh thoát nước tại khu vực nậu vựa kinh doanh ........................38
Hình 3.33: Đội bốc xếp bốc thủy sản lên cầu cảng .......................................................39
Hình 3.34: Xe cầu hàng của cảng cá .............................................................................40
Hình 3.35: Nơi sửa chữa nhỏ dành cho người dân ........................................................40
Hình 3.36: Cửa hàng vật tư ngư cụ Đức Toàn ..............................................................41
Hình 3.37: Tạp hóa cung cấp nhu yếu phẩm trong khu vực Cảng cá Hòn Rớ ..............41
Hình 3.38: Loa phóng thanh và camera quan sát ..........................................................42
Hình 3.39: Kho cho người dân thuê ..............................................................................42
Hình 3.40: Kho cho người dân thuê ..............................................................................43
Hình 3.41: Xe máy dựng trên cầu cảng .........................................................................43
Hình 3.42: Tàu thuyền vào cập cảng .............................................................................44
Hình 3.43: Tàu rời cảng .................................................................................................44
Hình 3.44: Xe tải di chuyển trong khu vực cầu cảng ....................................................45
Hình 3.45: Tàu thuyền buộc dây vào cột mái che cầu cảng ..........................................46
Hình 3.46: Phao báo hiệu luồng bị hỏng .......................................................................47
Hình 3.47: Đệm va lắp đặt phía trong cầu cảng ............................................................47
Hình 3.48: Cầu cảng chưa trang bị đệm va ...................................................................48
Hình 3.49: Máy móc tại nhà máy nước đá đã rỉ, sét......................................................51
Hình 3.50: Xe đẩy, xe kéo, máy xay đá bị hư hỏng và cũ .............................................55
Hình 3.51: Sơ đồ tổ chức bộ máy cảng cá Hòn Rớ - Nha Trang - Khánh Hòa .............56
Hình 3.52: Biểu đồ tuổi nghề công tác CBNV cảng cá Hòn Rớ năm 2017 ..................60


1
MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và
địa kinh tế rất quan trọng. Để hỗ trợ và góp phần cho ngành thủy sản phát triển như hiện

nay không thể không nhắc đến sự đóng góp quan trọng đó chính là DVHC. Cả nước
hiện có 78 cảng cá, 46 bến cá đã đưa vào khai thác sử dụng, đáp ứng cho khoảng 82.000
tàu cá cập cảng, lượng hàng thủy sản qua cảng đạt khoảng 1,65 triệu tấn và đây đang
thực sự là nơi mang lại nguồn thu lớn cho kinh tế ngành thủy sản ở Việt Nam.
Cảng cá là nơi tàu thuyền được sử dụng các DVHC nghề cá một cách đầy đủ, từ
nước ngọt, nước uống, dầu chạy tàu, đá lạnh dùng để ướp thủy sản, rau xanh, gạo… Hơn
nữa, cảng cá là nơi mà các mặt hàng thủy sản được đánh bắt trên biển sau khi về neo
đậu tại cảng cá được các công ty, doanh nghiệp hay nậu vựa thu mua ngay. Bên cạnh
đó, cảng cá là nơi có DVHC phát triển, ngoài việc đáp ứng được nhu cầu đi biển cho tàu
thuyền còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho ngư dân và cho chính người dân
địa phương có thêm nguồn thu.
Chủ trương xã hội hóa đầu tư phát triển các DVHC tại các cảng cá do Nhà nước
triển khai là việc làm cần thiết và quan trọng đem lại nhiều lợi ích. Ngoài ra, Nhà nước
ban hành nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản nhằm hỗ
trợ cho đội tàu khai thác xa bờ vừa làm kinh tế, vừa tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo
Việt Nam. Tuy nhiên, việc xây dựng cảng cá, bến cá hiện nay vẫn đang gặp phải nhiều
bất cập. Một số cảng cá, bến cá đã xuống cấp, cần phải đầu tư sửa chữa, nâng cấp hoặc
xây mới. Bên cạnh đó, DVHC nghề cá Việt Nam hiện nay chưa được đầu tư đồng bộ,
việc quản lý DVHC chưa thật sự hiệu quả, còn thiếu quy hoạch, các hoạt động DVHC
chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nghề cá theo hướng hiện đại.
Khánh Hòa là một trong 6 trung tâm DVHC nghề cá theo Quy hoạch tổng thể phát
triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính Phủ với ngư
trường Nam Trung Bộ và Trường Sa. Và một trong những cảng cá lớn nhất tại tỉnh
Khánh Hòa hiện nay phải kể đến đó chính là cảng cá Hòn Rớ. Với vị trí thuận lợi của
cảng cá Hòn Rớ: một bên giáp sông Tắc, một bên giáp đất liền có hệ thống giao thông
hoàn chỉnh nên rất thuận lợi cho việc phát triển nghề cá tại khu vực này. Trung bình mỗi
ngày có hàng trăm tàu thuyền ra vào cảng (thời điểm đông nhất có đến gần nghìn tàu cá
các loại), và hàng trăm ngư dân ra vào mua bán tại khu vực chợ cá. Đồng thời với vị trí
thuận lợi của cảng cá Hòn Rớ là nằm sâu bên trong so mới cửa biển nên hầu như không
chịu ảnh hưởng nhiều của sóng biển khi có bão. Vì vậy khu vực này là nơi neo đậu tránh

trú bão thuận lợi cho các tàu cá tại địa phương cũng như các tỉnh lân cận khác. Theo
Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt hệ
thống cảng cá, bến cá đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 thì dự báo nhu cầu đánh


2
bắt và sơ chế, vận chuyển tại cảng cá Hòn Rớ như sau:
+ 18.000 tấn/năm thủy sản qua cảng;
+ Đáp ứng 150 lượt/ngày, cỡ tàu ≥ 400 CV;
+ 300 ngư dân, thương lái hoạt động mỗi ngày;
+ Đáp ứng 100 lượt xe ra vào lấy hàng.
Dự báo mỗi năm nhu cầu tăng trưởng nằm trong khoảng 20%/năm.
Trên cơ sở hiện trạng của cảng và yêu cầu quy hoạch theo Quyết định số 346/QĐTTg ngày 15/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ, cảng cá Hòn Rớ đã được dự án CRSD
đầu tư cải tạo, nâng cấp đảm bảo phù hợp với quy mô cảng loại I và đáp ứng nhu cầu
DVHC, đồng thời là nơi neo đậu tránh bão cho tàu cá. Để đánh giá một cách thực tế về
khả năng quản lý của BQL về khai thác cảng và DVHC nghề cá đến với người dân đã
hiệu quả và phát huy tối đa tiềm năng cũng như sự kỳ vọng về phát triển DVHC của tỉnh
về cảng, tôi đã được Bộ môn Công nghệ Khai thác Thủy sản giao đồ án tốt nghiệp với
Đề tài: “Thực trạng khai thác và quản lý dịch vụ hậu cần nghề cá tại Cảng cá Hòn
Rớ, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”. Nội dung đồ án bao gồm:
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2. Tổng quan về cơ cấu tổ chức tại cảng cá
3. Thực trạng khai thác và quản lý DVHC nghề cá tại cảng cá
4. Kết luận và khuyến nghị
Trong quá trình tực hiện đồ án, bản thân tôi đã cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu tài
liệu nhằm hoàn thiện bài báo cáo tốt hơn. Mặc dù có nhiều cố gắng, song do thời gian,
kiến thức đã học, sự hiểu biết và kinh nghiệm chưa nhiều, tài liệu tham khảo còn hạn
chế. Nên việc thực hiện đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì lẽ đó, tôi kính
mong sự góp ý, tư vấn cũng như hỗ trợ của Quý Thầy, Cô giáo cùng toàn thể các bạn
sinh viên quan tâm, giúp đỡ để bổ sung và hoàn thiện báo cáo hơn nữa.


Khánh Hòa, ngày 08 tháng 06 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Nghiêm Thùy


3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Các công trình nghiên cứu liên quan

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trong nhiều năm qua, việc xây dựng cảng cá và đưa cảng cá đi vào hoạt động đã
và đang là vấn đề quan tâm của các nước trên thế giới thể hiện thông qua các quy định,
cẩm nang nghiên cứu liên quan bao gồm:
Theo FAO, quản lý cảng cá là sự kết hợp giữa các bên liên quan để đưa cơ sở hạ
tầng và hoạt động DVHC tại cảng phát triển hiệu quả. Quá trình nghiên cứu và đưa ra
phương hướng thử nghiệm sự kết hợp giữa các bên liên quan tại cảng cá Dhamara ở tiểu
bang Orissa tại Ấn Độ đã đạt được hiệu quả cao vì khi có sự hợp tác giữa người dân và
cán bộ quản lý cảng thì hoạt động của cảng đi vào thực tế và đảm bảo tiêu chuẩn quy
định về quy chuẩn ATTP cũng như là chất lượng DVHC tại cảng.
Cẩm nang “Nghề cá Cảng về Ngăn ngừa Ô nhiễm - Chương trình Bay of Bengal
đã nghiên cứu về việc bảo vệ môi trường tại các khu vực cảng cá thông qua các hoạt
động đánh bắt khai thác thủy sản”. Cẩm nang cung cấp những tiêu chuẩn về ATTP,
VSMT tại cảng và tiêu chuẩn đánh giá thủy sản. Tuy nhiên nội dung nghiên cứu chưa
đi sâu vào khai thác cảng và quản lý cảng.
Tài liệu “Quản lý nghề cá tại Cảng cá ở thị trấn Thoothukudi” do Trung tâm Nghiên
cứu Tuticorin của Viện Nghiên cứu Thuỷ sản Biển Trung ương Tuticorin. Tài liệu tập

trung nghiên cứu làm sao duy trì nguồn lợi thủy sản của Ấn Độ và quản lý tốt hơn các
nguồn lợi thủy sản biển. Ngoài ra, tài liệu đề cập đến quy chế quản lý cảng cá do Giám
đốc cảng ban hành. Tuy nhiên tài liệu chưa đi sâu vào khai thác cảng và các hệ thống
DVHC tại cảng.
Cảng cá và các hoạt động về DVHC nghề cá của các nước trong khu vực và trên
thế giới đã phát triển mạnh ở cả qui mô lẫn phạm vi hoạt động. Một số tổ chức cảng cá
và tình hình hoạt động DVHC nghề cá của các nước trong khu vực phát triển có thể nói
đến như:
Khu Cảng cá Navotas trung tâm nghề cá đầu tiên của Philippines và là một trong
những cảng lớn nhất ở châu Á, là cảng cá và khu chợ cá lớn đầu tiên nằm dưới thẩm
quyền độc quyền, kiểm soát và giám sát của Cơ quan Phát triển Thủy sản Philippines.
Cảng Navotas hoạt động dưới sự quản lý của PFDA thuộc thẩm quyền của Sở Nông
nghiệp. PFDA được ủy quyền trong việc tăng cường sức mạnh của chính phủ qua việc
cân bằng các liên doanh sản xuất các cơ sở hỗ trợ sau thu hoạch thông qua thành lập và
quản lý các cảng cá, chợ cá và cơ sở hạ tầng khác [19].


4
Cảng New Bedford được bao bọc bởi New Bedford về phía tây và Fairhaven và
Acushnet về phía đông và phía bắc. Cảng New Bedford là cảng đánh bắt cá có thu nhập
cao nhất nước Mỹ với 123,8 triệu pounds (1pound= 0,45359237 kilograms) hải sản trị
giá trên 321,9 triệu đô la (2015). Các nghề khai thác bao gồm nghề khai thác sò điệp và
nghề đánh bắt tôm hùm, nghề lưới kéo, máy nghiền, tàu chở hàng, tàu biển ngoài khơi,
tôm hùm ngoài khơi, ngao, câu vàng, đánh bắt cá trích và cá tạp,... Là một cảng có đầy
đủ dịch vụ bao gồm nhà cung ứng nguyên vật liệu cho tàu biển, nhà đông lạnh, thợ hàn,
nhà thiết kế mạng, bãi neo đậu, khu sửa chữa tàu, chế tạo và sửa chữa ngư cụ [18].
Việc nghiên cứu về các mô hình DVHC nghề cá trên biển hiện nay chưa được các
nhà nghiên cứu khoa học quan tâm đúng mức. Thực tế cho thấy, các mô hình DVHC
nghề cá trên biển được hình thành xuất phát từ yêu cầu thực tế của hoạt động KTTS.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển của nghề KTTS đòi hỏi các mô hình DVHC

trên biển này cũng phát triển và hoàn thiện về nhiều mặt [8].
Trên thế giới hiện nay đã hình thành và phát triển mạnh các mô hình DVHC nghề
cá ở cả qui mô lẫn phạm vi hoạt động. Các tàu theo mô hình DVHC hoạt động dưới
nhiều hình thức và qui mô khác nhau tồn tại dưới 2 dạng mô hình chính là mô hình công
nghiệp và mô hình hợp tác xã hoặc tổ đội. Dưới đây là một số mô hình của các nước
trong khu vực và trên thế giới:
- Thái Lan: Các tàu ở đây hoạt động theo mô hình như sau: Đội tàu khai thác thủy
sản sẽ bán sản phẩm cho tàu thu mua và ngược lại tàu thu mua sẽ cung cấp nhiên liệu,
lương thực thực phẩm cho các tàu khai thác. Tàu thu mua sẽ mua sản phẩm của tất cả
các tàu đánh bắt ở gần khu vực mà tàu này hoạt động. Tàu thu mua thường có chiều dài
từ 30 – 50 m và được đầu tư hệ thống bảo quản sản phẩm rất hiện đại, để đảm bảo chất
lượng sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn. Như vậy, ở Thái Lan các mô hình DVHC chủ yếu
là do ngư dân tự thành lập, liên kết lại với nhau, Chính Phủ chỉ quản lý bằng cách cấp
giấy phép hoạt động [18].
- Tại Nhật Bản: Ngoài mô hình DVHC theo kiểu công nghiệp, Nhật Bản đã xây
dựng mô hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng. Việc xây dựng Hợp tác xã có đặc
điểm chính như tất cả ngư dân, chủ tàu đều có thể tham gia Hợp tác xã, tài sản và tàu
thuyền vẫn thuộc sở hữu riêng. Ngoài ra, Hợp tác xã chỉ làm dịch vụ bao tiêu sản phẩm
cho xã viên, dịch vụ cầu cảng, kho lạnh, hậu cần,... Các xã viên chỉ phải trả một phần
chi phí nhất định tuỳ theo các dịch vụ mà họ yêu cầu Hợp tác xã đáp ứng. Việc tổ chức
tiêu thụ sản phẩm và DVHC được tổ chức minh bạch, rõ ràng theo hình thức bán đấu
giá ở các chợ cá [8].
- Malaysia: Chính phủ nước này đã xây dựng mô hình quản lý nghề cá dựa vào
cộng đồng cho các tàu khai thác hải sản (mô hình hợp tác xã). Sản phẩm sau khi khai


5
thác ngư dân sẽ giao cho hợp tác xã để bán. Hợp tác xã sẽ bán theo hình thức đấu giá ở
các cảng cá [8].
Như vậy, ở các nước trên thế giới và trong khu vực hiện nay tồn tại chủ yếu 2 mô

hình chính, mô hình công nghiệp và mô hình hợp tác xã/tổ đội. Tuy nhiên, tùy thuộc vào
điều kiện nghề cá của mỗi nước để lựa chọn và đưa ra được mô hình hiệu quả nhất.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong những năm gần đây việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cảng cá và
cơ sở DVHC phục vụ nghề cá ngày càng được quan tâm. Đến nay đã có khá nhiều đề
tài khoa học nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của cảng cá có thể nhắc tới như:
Đề tài: “Đánh giá tình hình hoạt động của cảng cá Hòn Rớ thành phố Nha Trang,
Khánh Hòa” năm 2011 (Nguyễn Thị Bích Hiền) đã đưa ra những nhận xét, đánh giá
khách quan và trung thực về hoạt động cảng cá Hòn Rớ vào năm 2011. Tác giả đã đưa
ra những DVHC của cảng cá, tình hình hoạt động của cảng thông qua số liệu về sản
lượng thủy sản hàng năm, số lượt tàu thuyền cập cảng cũng như là doanh thu của cảng
để nêu lên được một bức tranh toàn cảnh về cảng cá Hòn Rớ. Nhưng vấn đề còn tồn tại
ở đề tài này là hầu hết tập trung chủ yếu vào tình hình hoạt động của cảng chưa đi sâu
vào phân tích vai trò của BQL cảng cá đối với việc khai thác cảng và các hệ thống
DVHC tại cảng.
Đề tài “Điều tra hiện trạng khu vực neo đậu, cơ sở hạ tầng phục vụ tàu thuyền nghề
câu cá ngừ tại khu vực Hòn Rớ, sông Tắc, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” năm
2007 (Phạm Hồng Hải). Đề tài đã nêu ra được thực trạng khu vực neo đậu, cơ sở vật
chất hạ tầng, DVHC nghề cá, nghề câu cá ngừ đại dương của tỉnh Khánh Hòa. Tác giả
đi sâu vào thực trạng khu neo đậu từ những phân tích, đánh giá và quan sát của bản thân
đưa ra được nguy cơ tiềm ẩn đối với tàu thuyền câu cá ngư đại dương khi neo đậu tại
khu vực Hòn Rớ. Tuy nhiên, đề tài chưa đi sâu vào nhận xét và đánh giá tình hình khai
thác cảng cá và hệ thống DVHC cũng như công tác quản lý tại cảng cá Hòn Rớ.
Đề tài “Thực trạng neo đậu tàu thuyền nghề cá tại khu vực neo Hòn Rớ, sông Tắc,
thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” năm 2010 (Phạm Cao Thắng). Tác giả đã đưa
ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng neo đậu tàu thuyền tại Hòn Rớ chưa đi sâu
vào phân tích tình hình khai thác cảng và hệ thống DVHC hiện nay tại cảng cá Hòn Rớ.
Đề tài: “Điều tra hiện trạng khu neo đậu, cơ sở phục vụ tàu thuyền nghề câu cá
ngừ đại dương tại các khu neo đậu (không kể Hòn Rớ, Sông Tắc) thành Phố Nha Trang
- tỉnh Khánh Hòa” năm 2006 (Trương Thế Kỳ). Đề tài đã đưa ra được hiện trạng khu

neo đậu, cơ sở phục vụ tàu thuyền nghề câu cá ngừ trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Ngoài
ra, tác giả nêu được những điểm mạnh, điểm yếu mà khu neo đậu trong địa bàn tỉnh


6
đang gặp phải và đưa ra giải pháp thay đổi những khó khăn đó. Tuy nhiên, vì đề tài
mang tính chất điều tra hiện trạng khu neo đậu trong địa bàn tỉnh và ngoại trừ Hòn Rớ
nên đề tài chỉ dừng lại ở nội dung nghiên cứu thực trạng chưa đi sâu vào các hoạt động
khai thác cảng và hoạt động khai thác hệ thống DVHC nghề cá tại cảng cá Hòn Rớ.
Đề tài: “Báo cáo thực trạng quản lý điều hành tại cảng cá Ba Trì, Bình Đại tỉnh
Bến Tre” năm 2009 (Phan Xuân Quang). Đề tài đã cung cấp những mô hình quản lý tại
cảng cá Hòn Rớ thuộc tỉnh Khánh Hòa và cảng cá Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Định. Tác
giả đã đưa đến người đọc những nội dung về tình hình hoạt động, phương thức quản lý
điều hành cũng như là DVHC tại các cảng cá. Tuy nhiên đề tài vẫn chưa đi sâu vào thực
trạng hoạt động khai thác cảng và hoạt động khai thác hệ thống DVHC tại cảng cá Hòn
Rớ, chưa nêu và thể hiện rõ cách thức quản lý tại cảng cá.
Đề tài: “Đánh giá tình hình hoạt động của cảng cá Đông Hải, tỉnh Ninh Thuận”
năm 2011 (Huỳnh Trung Hiếu) và đề tài: “Đánh giá tình hình hoạt động của Ban quản
lý Âu Thuyền và cảng cá Thọ Quang, Thành Phố Đà Nẵng” năm 2011 (Nguyễn Văn
Tân). Có thể nói tác giả đã cho người đọc có cái nhìn tổng quát hơn về cảng cá Đông
Hải, về những hoạt động DVHC trong năm 2011. Tác giả đưa ra những đánh giá, phân
tích và nhận xét thông qua số liệu thu thập được về doanh thu, sản lượng thủy sản, hàng
hóa và lượt tàu thuyền ra vào cảng để đưa ra được những kết luận về tình hình hoạt động
của cảng cá. Từ đó đánh giá cảng cá đó hoạt động có hiệu quả hay không. Tuy nhiên,
đề tài không thể hiện được tình hình công tác quản lý, điều hành hoạt động khai thác
cảng và hoạt động khai thác hệ thống DVHC tại cảng cá Hòn Rớ, Nha Trang.
Đề tài: “Giải pháp neo đậu an toàn cho tàu cá tại khu vực neo đậu tránh trú bão
sông Tắc Hòn Rớ thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa” năm 2010 (Phạm Văn Thông).
Tác giả đã nghiên cứu và đi sâu vào phân tích tình hình neo đậu cho tàu cá tại khu vực
sông Tắc, Hòn Rớ cũng như đưa ra những giải pháp cụ thể, rõ ràng dựa trên thực tế kiểm

tra, quan sát và điều tra phỏng vấn của bản thân. Hơn nữa, tác giả làm rõ những tiêu chí
cần thiết phải có tại khu neo đậu và một phần đề cập đến tình hình về hoạt động DVHC
tại cảng cá Hòn Rớ. Tuy nhiên, đề tài chủ yếu phân tích về tình hình neo đậu trên khu
vực sông Tắc chưa đi sâu vào tình hình hoạt động khai thác cảng và hoạt động khai thác
các hệ thống DVHC tại cảng.
Ngoài những công trình nghiên cứu hầu hết liên quan đến hoạt động của cảng cá
thì công tác quản lý cảng được thể hiện qua một số tài liệu như về quản lý cảng của các
cảng cá Cát Bà, Cửa Hội, Xuân Phổ, Sông Gianh, Thuận Phước, Phan Thiết, Côn Đảo,
Cà Mau, Tắc Cậu và Trần Đề được các phát hành bởi ngân hàng Á Châu. Tuy nhiên,
những tài liệu về quản lý cảng chỉ là cẩm nang cho quản lý cảng cá và chưa phù hơp với
điều kiện thực tế của cảng cá Việt Nam.


7
Các nghiên cứu đánh giá về cảng cá của Việt Nam hầu hết chưa đi sâu vào đánh
giá hiện trạng của cảng cá và chưa đưa ra được các giải pháp quản lý cảng cá phù hợp
với điều kiện thực tế của Việt Nam. Vì vậy, cần có thêm các nghiên cứu sâu về lĩnh
vực cảng cá để có thể đưa ra được những chính sách phát triển mạnh hơn cho việc khai
thác cảng đảm bảo tối ưu tiềm năng cảng cũng như là phát triển hiệu quả hệ thống
DVHC phục vụ nghề cá nhằm là tiền đề cho mục tiêu phát triển, khai thác hải sản bền
vững và hiện đại hóa nghề cá Việt Nam.
Một số mô hình DVHC nghề cá tại Việt Nam như:
- Tại Hải Phòng: Mô hình Hợp tác xã và DVHC xã Lập Lễ huyện Thủy Nguyên
có 5 tàu thu mua DVHC, 61 tàu khai thác, 2 cơ sở chế biến thủy sản và một cơ sở đóng
mới, sửa chữa tàu thuyền, một quỹ tín dụng nhân dân. Các tàu khai thác trong Hợp tác
xã được chia thành các tổ đội khai thác trong cùng một nghề, các tổ đội này được liên
kết thành một đoàn khai thác cùng đánh bắt trong một ngư trường [16].
- Các dạng mô hình trong nghề cá hiện nay ở Đà Nẵng gồm có 97 mô hình tổ/đội
khai thác hải sản, trong đó có 45 tổ khai thác xa bờ. Hình thức hợp tác của các tàu trong
mô hình tổ/đội khai thác hải sản là hỗ trợ tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn, ngư trường khai

thác, bảo vệ nguồn lợi và môi trường thủy sản, hỗ trợ vốn để mua ngư cụ, thiết bị phục
vụ sản xuất, hỗ trợ nhau về mặt tinh thần, hỗ trợ kết nối thông tin giữa tàu với tàu, giữa
biển với đất liền…. Ngoài ra, Đà Nẵng đang tồn tại hai loại hình DVHC nghề cá chính
đó là DVHC nghề cá tại bờ và DVHC nghề cá trên biển. Loại hình DVHC nghề cá tại
bờ phục vụ chính cho hầu hết các nghề KTTS và chủ yếu là theo các mô hình tổ/đội.
Loại hình DVHC nghề cá trên biển là các mô hình liên kết thu mua sản phẩm khai thác
và cung ứng nguyên vật liệu cho một số nghề khai thác nhất định như: nghề lưới rê,
nghề lưới vây, chụp mực.
- Tại Thái Bình: toàn tỉnh có 26 phương tiện làm DVHC nghề cá. Trong đó có 07
tàu phục vụ nhiên liệu trên cho khai thác có công suất dưới 90CV và 19 tàu thu mua hải
sản, từ tàu khai thác trên biển, để cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến hải sản
trong tỉnh. Tuy nhiên đội tàu DVHC nghề cá còn một số hạn chế như phát triển tự phát,
manh mún, chưa được tổ chức, chưa đáp ứng được yêu cầu của tàu khai thác và phương
thức bảo quản sản phẩm chưa phù hợp.
- Đội tàu của 2 ngư đội Trường Sa là mô hình ra đời từ sự liên kết giữa Công ty
TNHH một thành viên 128, ngư dân và Công ty TNHH Hải Vương. Mô hình này hoạt
động theo hình thức tàu mẹ - tàu con. Quy mô của mô hình này gồm 8 tàu của ngư dân
khai thác xa bờ làm tàu con và 2 tàu mẹ. Tàu mẹ có nhiệm vụ cung cấp dầu, nước đá,
nhu yếu phẩm, chăm sóc y tế, đồng thời tiêu thụ cá cho tàu con với giá bằng giá hiện
hành trên đất liền nếu có nhu cầu bán. Tuy nhiên, để mô hình này đạt hiệu quả và bền


8
vững thì cần đưa ra được cơ chế, chính sách, cơ cấu tổ chức phù hợp rõ ràng, đảm bảo
được quyền lợi cho cả 2 bên [8].
Ngoài các mô hình DVHC tại các tỉnh thành còn có mô hình DVHC được thành
lập theo công ty, doanh nghiệp như: Doanh nghiệp tại Phú Quý - Bình Thuận và Phú
Yên, đội tàu của 2 ngư đội Trường Sa (do Công ty TNHH một thành viên 128 và Công
ty TNHH Hải Vương cùng với tàu khai thác của ngư dân liên kết với nhau)… bên cạnh
đó còn có một số trung tâm DVHC khác. Các trung tâm DVHC nghề cá hiện nay được

thành lập với mục tiêu là đầu tư thành những trung tâm dịch vụ nghề cá của tỉnh và khu
vực như: Trung tâm DVHC nghề cá Quy Nhơn, Trung tâm DVHC nghề cá Phú Yên,
Trung tâm DVHC nghề cá Đà Nẵng…
Như vậy, mô hình DVHC trên biên không chỉ hỗ trợ công tác bảo quản thu mua
thủy sản của ngư dân trên biển mà đây còn là mô hình tạo cơ hội việc làm cho người
dân. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn một số hạn chế khi chưa chưa có cơ chế, chính
sách rõ ràng. Bên cạnh đó do mô hình hoạt động trên biển nên vẫn còn xảy ra tình trạng
ép giá thu mua và tăng giá nguyên vật liệu dẫn đến mức độ ổn định, bền vững của mô
hình là chưa cao.
1.2.

Tình hình DVHC nghề cá hiện nay tại Việt Nam

Trong xu hướng phát triển của ngành thủy sản Việt Nam hiện nay, nghề cá mang
lại hiệu quả không chỉ về mặt kinh tế mà đó còn là về mặt xã hội. Bởi lẽ KTTS là nghề
đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước và tạo việc làm, thu nhập cho người dân
cũng như là bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên NLTS và năng suất khai
thác của nước ta ngày càng giảm đặc biệt NLTS ven bờ đang đứng trước nguy cơ cạn
kiệt. Chính vì lẽ đó, Chính phủ và các tỉnh thành có biển không ngừng đầu tư, phát triển
DVHC nghề cá ngày một lớn mạnh để phục vụ tối ưu và đáp ứng đầy đủ cho ngư dân
yên tâm ra khơi bám biển dài ngày. Mặc dù được đầu tư và quan tâm từ Nhà nước nhưng
DVHC nghề cá hiện tại của Việt Nam chưa thực sự tương xứng với tiềm năng về điều
kiện tự nhiên, vị trí địa lý cũng như kinh tế xã hội của nước nhà.
Trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, cả nước có 29 cảng cá và 75 bến
cá nhân dân, với 1.340 m cầu bến. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh về
số lượng tàu thuyền tham gia khai thác hải sản thì yêu cầu về an toàn sản xuất cho tàu
thuyền tham gia hoạt động thủy sản, yêu cầu về cơ sở hạ tầng nghề cá phục vụ cho khai
thác hải sản càng trở nên cấp thiết. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phát triển
cơ sở hậu cần phục vụ nghề cá, ngày 07 tháng 8 năm 1995 Thủ tướng Chính Phủ đã phê
duyệt Dự án khôi phục và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá Việt Nam. Đến nay ngành

thủy sản đã hình thành được 66 cảng cá và 137 bến cá [9]. Việc hoạt động của các cảng
cá này đang đóng góp tích cực vào việc lưu thông hàng hóa và thúc đẩy kinh tế khu vực


9
ven biển phát triển. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, lĩnh vực DVHC nghề cá mà
trực tiếp là hoạt động của các cảng cá trong cả nước còn bộc lộ nhiều yếu điểm cần khắc
phục, đặc biệt là trong công tác quản lý cảng cá, công tác đảm bảo an toàn cho người và
tàu cá hoạt động, công tác kiểm soát môi trường.
Hiện nay tại Việt Nam, hệ thống cảng cá, bến cá cũng như các cơ sở đóng mới và
sửa chữa tàu thuyền cùng với DVHC nghề cá về cung cấp nhiên liệu, nước đá, lương
thực thực phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành. DVHC nghề cá là một
chuỗi các hoạt động dịch vụ có liên quan đến quá trình khai thác bao gồm chuẩn bị
chuyến biển cho đến khi neo đậu bốc dỡ thủy sản mua bán cho các công ty, doanh nghiệp
và nậu vựa sau đó thành sản phẩm và cuối cùng đến tay người tiêu dùng. DVHC nghề
cá ở Việt Nam đang phát triển rất mạnh với nhiều dự án, chương trình được đầu tư vào
cảng cá, bến cá, khu neo đậu và các DVHC nghề cá. Chính vì thế, cảng cá, bến cá, khu
neo đậu ngày một nhiều hơn và không những hoàn thiện dần về cơ sở hạ tầng với các
mô hình hiện đại mà còn đảm bảo cung ứng đầy đủ các hoạt động DVHC nghề cá đáp
ứng nhu cầu của người dân.
Việt Nam có nhiều cảng cá, bến cá và khu neo đậu phục vụ cho nghề cá của các
địa phương. Số ít cảng cá ở Việt Nam được xây dựng hiện đại do Nhà nước quản lý, còn
lại chủ yếu là các bến cá và bến đậu tàu thuyền nhân dân tồn tại từ lâu đời có quy mô
nhỏ nằm dọc theo bờ kênh rạch hoặc các bãi ngang ven các cụm dân cư nghề cá. Các
cảng cá, bến cá có những đội tàu dịch vụ trên biển hay những con tàu DVHC hoạt động
ổn định phát triển nhanh về chất lượng và đa dạng các loại hình dịch vụ tạo thuận lợi
cho nghề KTTS ngoài khơi. Hầu hết các cơ sở DVHC nghề cá trong các tỉnh, nhất là
các cảng cá, bến cá, cung ứng dịch vụ xăng dầu, nước đá, nước ngọt quy mô lớn đã và
đang đáp ứng được yêu cầu sản xuất của ngành trong những năm gần đây. Tuy nhiên
các cảng cá, bến cá vẫn chưa xứng với tiềm năng sẵn có của tỉnh cần phải tăng về lượng

và chất hơn nữa mới đáp ứng được nhu cầu hiện nay.
Tuy nhiên DVHC nghề cá nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó còn nhiều
bến cá tự phát không có sự giám sát của cơ quan Nhà nước hay bến neo đậu tự nhiên,
quy mô nhỏ, chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng như cầu cảng, hệ thống điện, hệ thống thoát
nước… gây mất trật tự và ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, các cơ sở đóng sửa chữa tàu
cá trong nước còn thiếu, trình độ công nhân tay nghề chưa cao đa phần chỉ sửa chữa
nhỏ. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá chưa có sự đồng bộ, manh mún và
không đúng trọng điểm. Nhiều khu neo đậu tàu thuyền xây dựng lên nhưng khi đưa
vào sử dụng thì lại không sử dụng được gây lãng phí như khu neo đậu cảng cá Lạch Quèn
ở Nghệ An. Do không đáp ứng được yêu cầu về số lượng tàu ngày càng lớn nên


10
có rất nhiều các khu neo đậu tự phát do người dân tạo nên để phục vụ công tác neo đậu
của tàu thuyền.
Ngoài ra, việc phối hợp với các cơ quan quản lý còn nhiều bất cập, không có quy
chế phối hợp và không có tính chất ràng buộc, có khi chồng chéo nhau giữa lực lượng
biên phòng và kiểm ngư, cảnh sát biển. Công tác tổ chức tập huấn cho cán bộ cảng cá,
bến cá và người sử dụng cảng chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức. Cơ
chế quản lý còn lỏng lẻo, chất lượng công trình và điều kiện vệ sinh môi trường ATVSTP
không đảm bảo.
DVHC nghề cá được coi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát
triển của nghề KTTS. DVHC nghề cá Việt Nam ngoài việc đáp ứng được nhu cầu đi
biển cho tàu thuyền còn góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngư
dân và người dân trong và ngoài tỉnh. Phát triển DVHC một cách đúng đắn và hiệu quả
đồng nghĩa với việc tạo dựng được điểm tựa vững chắc cho ngư dân bám biển, chắp
cánh cho các đội tàu vươn khơi, đồng thời thúc đẩy lĩnh vực chế biến cùng phát triển.
1.3.

Tình hình DVHC nghề cá hiện nay tại Khánh Hòa

Khánh Hòa là tỉnh ven biển Nam Trung Bộ thuộc điểm cực Đông của Việt Nam, có

chiều dài bờ biển 385 km kể cả tuyến đảo, nằm ở phần cong vươn ra biển xa nhất về phía
Đông. Khánh Hòa có vùng biển rộng lớn của huyện đảo Trường Sa. Vùng biển Trường
Sa, DK1 là ngư trường của cá di cư đại dương rất phù hợp với các nghề câu cá ngừ đại
dương, vây, rê. Ngư trường hoạt động của các nghề khai thác tương đối rộng từ ngoài
khơi vùng biển Khánh Hòa đến vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, DK1 và vùng
giáp ranh biển Malaysia, Philippines, Indonesia đã góp phần nâng cao sản lượng khai thác
và thể hiện sự hiện diện của ngư dân trong thế trận bảo vệ vùng biển đảo nước ta.
Ngoài ra, Khánh Hòa có lợi thế về khoa học công nghệ vì trên địa bàn có nhiều cơ
sở đào tạo và nghiên cứu như Trường Đại học Nha Trang, Viện Hải Dương học Nha
Trang, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3. Trong quá trình phát triển nghề khai
thác, ngư dân với sự hỗ trợ của các nhà khoa học thay đổi cách khai thác theo truyền
thống sang xu hướng cải tiến công nghệ, đa dạng hóa loại hình đánh bắt. Nhiều ứng
dụng khoa học kỹ thuật được áp dụng và mang lại hiệu quả cao.
Bên cạnh sự ưu đãi của thiên nhiên và vị trí địa lý thuận lợi, ngư dân Khánh Hòa
còn nhận được sự tư vấn từ cơ quan cấp trên về chính sách hỗ trợ ngư dân theo Quyết
định 48/2010/QĐ-TTg. Chính vì thế đã có rất nhiều ngư dân tin tưởng và ngày càng đầu
tư tàu có công suất lớn để vươn ra khơi khai thác xa bờ với công suất bình quân khai
thác xa bờ cao nhất là 222,86CV/tàu. Các nghề hoạt động khai thác tại vùng khơi, bám
biển dài ngày như: Nghề câu, nghề câu vàng cá ngừ đại dương, nghề rê và nghề lưới
vây. Hiện nay nhiều địa phương sống bằng nghề biển trên địa bàn tỉnh đang từng bước


×