NGHIÊN CỨU TẬP TÍNH DINH DƯỠNG (FEEDING BEHAVIOUR) - MỘT
HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI VÀ CÁC ỨNG DỤNG TRONG CHĂN NUÔI
Vũ Chí Cương
GIỚI THIỆU
Những năm gần đây, trên thế giới, trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng, người ta tập
trung khá nhiều công sức cho nghiên cứu tập tính dinh dưỡng bởi vì việc gia súc ăn được
bao nhiêu (lượng thức ăn ăn vào) phụ thuộc rất nhiều vào tập tính dinh dưỡng (feeding
behaviour) của chúng. Sự học tập về dinh dưỡng và trí khôn dinh dưỡng (nutritional
wisdom) bẩm ở một mức độ nhất định đóng vai trò trung tâm trong việc chọn lọc thức ăn
hoặc khẩu phần (Provenza, 1995). Nhiều khi chúng ta cho gia súc ăn một thức ăn nào đó
mà chúng ta nghĩ là rất ngon, rất bổ nhưng gia súc lại không ăn và ngược lại ? Tại sao
lại như vậy? Để gia súc có thể ăn được nhiều nhất (lượng thức ăn ăn vào lớn nhất), cho
năng suất cao nhất, việc tìm hiểu nguyên nhân tại sao gia súc chỉ chọn và ăn một số thức
ăn nhất định và từ chối không ăn một số thức ăn khác là rất quan trọng trong chăn nuôi.
Nói một cách khác, tìm hiểu xem cơ chế nào đã điều khiển lượng thức ăn ăn vào ở gia
súc và sự lựa chọn thức ăn của chúng để từ đó áp dụng những hiểu biết này trong thực tế
là một yêu cầu cần thiết cả về khoa học và thực tiễn.
Rất nhiều nhà nghiên cứu đã từng đặt câu hỏi liệu rằng gia súc có thể chọn lựa các thức
ăn hợp lý để đáp ứng nhu cầu của chúng và tránh được việc ăn quá nhiều các chất độc
(toxins) khi chúng ta đưa ra cho chúng hàng loạt các thức ăn để lựa chọn?.
Gần đây, ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy gia súc, gia cầm khi được tự do lựa chọn
nhiều loại thức ăn khác nhau về hàm lượng các chất dinh dưỡng,có thể chọn được các
loại thức ăn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của chúng (Mastika và Cumming, 1985;
Emmans, 1991; Kyriazakis và Oldham, 1993; Provenza, 1995). Gia cầm khi nuôi trong
đàn có khả năng tự lựa chọn các loại thức ăn khác nhau tuỳ theo nhu cầu sinh lý và mức
năng suất hiện tại của chúng (Pousa và cộng sự., 2005). Gia súc, gia cầm trong trường
hợp này cũng có khả năng giảm lượng thức ăn ăn vào của các thức ăn chứa độc tố hoặc
các thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng chúng không cần đến vào thời điểm đó.
Xin đưa ra đây một số ví dụ: Eward 1915 (Emmans, 1991 trích dẫn) trong một thí nghiệm
cho lợn tự do chọn thức ăn đã thấy lợn ở nhóm tự chọn thức ăn lớn nhanh hơn nhóm lợn
cho ăn theo khẩu phần (các loại thức ăn đã trộn lẫn) và điều quan trọng là thức ăn mà lợn
trong nhóm ăn tự do chọn khi tính ra cũng tương đương với nhu cầu dinh dưỡng của
chúng. Rất nhiều nghiên cứu khác trên gà, cừu, lợn đã cho thấy là gia súc, gia cầm có thể
tự chọn được khẩu phần đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của chúng khi cho chúng
quyền tự do lựa chọn thức ăn. Khi gà Broiler được cho tự do chọn chín loại thức ăn vào
lúc 4 - 9 tuần tuổi, chúng đã chọn được khẩu phần tương tự như nhu cầu dinh dưỡng
NRC (1984) (Ahmed, 1984 - Emmans, 1991 trích dẫn ).
Một ví dụ khác cũng rất thú vị là thí nghiệm trên lợn của Kyriazakis và cộng sự (1998).
Trong thí nghiệm này, người ta cho lợn tự lựa chọn 2 loại thức ăn có hàm lượng protein
khác nhau. Hai loại thức ăn này được đưa theo cặp: cao protein + thấp protein, thấp rotein
+ protein trung bình, protein trung bình + cao protein .
Khi phân tích số liệu, các tác giả thấy rằng, lợn đã biết tự lựa chọn thức ăn để có tăng
trọng cao đồng thời tuỳ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng từng ngày, lợn ăn thức ăn có
protein cao, thấp hay trung bình. Khi chúng càng lớn chúng càng ăn loại thức ăn có ít
protein hơn vì nhu cầu lúc này đã giảm.
Thức ăn g/kg
Bột mỳ 625
Bột mạch 192
Dầu ngô (+ mùn cưa) 49
Bột cá 117
Bột thịt, xương 15
Bột đậu tương 9
Dicalci phốt phát 0,7
Muối 0,2
Premix vitamin và khoáng 0,2
Thành phần dinh dưỡng Khẩu phần gà chọn Nhu cầu dinh dưỡng NRC 1984
ME (MJ/kg) 12,5 13,4
Protein thô 17,7 18,0
Lysin 0,87 0,85
Methionine 0,61 0,60
Ca 1,05 0,80
P 0,80 0,50
CƠ CHẾ CỦA TẬP TÍNH DINH DƯỠNG
Như vậy, gia súc, gia cầm để tồn tại không chọn thức ăn một cách ngẫu nhiên mà chọn
lọc thức ăn ở môi trường xung quanh một cách cẩn thận (Launchbaugh và cộng sự.,
1999). Thêm vào đó chúng có một cơ chế sinh lý để chống lại việc bị nhiễm độc. Khi cơ
chế này không hoạt động hoặc hoạt động không có hiệu quả gia súc sẽ bị nhiễm độc, bị
ốm và có thể bị chết. Bằng cách nào gia súc, gia cầm điều chỉnh được lượng thức ăn ăn
vào để không bị nhiễm độc và chọn được khẩu phần thích hợp?. Hình như chúng có khả
năng bẩm sinh (trí khôn dinh dưỡng - nutritional wisdom) để cảm nhận các chất dinh
dưỡng cụ thể và độc tố trong thức ăn thông qua mùi, vị (Owen, 1992, Provenza và Balph,
1990). Hơn thế nữa để có thể ăn đúng, đủ và chọn đúng loại thức ăn cần thiết, sự học tập
(learning) đặc biệt ở giai đoạn còn non giúp cho gia súc, gia cầm phát triển sự thích
(Preference) hay không thích (Aversion) những thức ăn sẵn có (Provenza và Balph,
1990). Về nguyên tắc, gia súc, gia cầm học về thức ăn thông qua hai cơ chế có liên hệ lẫn
nhau đó là: cảm nhận và nhận thức về thức ăn như sơ đồ dưới đây (Garcia,1966, 1967).
Các thông tin về thức ăn gia súc muốn ăn được xử lý thông qua hai quá trình cảm nhận và
nhận thức. ở cả hai quá trình này vị của thức ăn đóng vai trò quyết định (Provenza và
cộng sự., 1992). Trong quá trình cảm nhận vị của thức ăn liên kết chặt chẽ với các thông
tin phản hồi sau khi ăn. Trong quá trình nhận thức mùi và vẻ ngoài của thức ăn liên quan
chặt chẽ với vị của thức ăn
. Quá trình nhận thức được chia thành 2 quá trình phụ: học tập
trong xã hội (Social learning - Học từ mẹ, từ anh em và các gia súc, gia cầm cùng lứa
tuổi, học từ những gia súc, gia cầm trưởng thành đã có kinh nghiệm và học tập tự thân
(Individual learning) hay học thông qua các thử nghiệm và sai lầm (Learning through
trials and errors) (Provenza và cộng sự., 1992).
Cảm nhận Nhận thức
Tích cực Tăng lượng ăn vào Tích cực Màu, vể bề ngoài
Thông tin ngược
Thông tin ngược sau khi ăn Vị Tìm kiếm
Tránh Tiêu cực
Giảm lượng ăn vào
Thông tin ngược tiêu cực Mùi, bề ngoài
Quá trình cảm nhận về thức ăn
Quá trình cảm nhận bao gồm quá trình hình thành phản xạ có điều kiện thích hay không
thích một thức ăn nào đó. Cả hai phản xạ này đóng vai trò sống còn trong lựa chọn thức
ăn ở gia súc, gia cầm. Phản xạ có điều kiện không thích một thức ăn nào đó cung cấp cho
gia súc, gia cầm một công cụ để bảo vệ chúng không ăn quá nhiều thức ăn có độc tố
trong khi phản xạ có điều kiện thích một thức ăn nào đó cho phép chúng lựa chọn các
thức ăn đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
Phản xạ có điều kiện không thích một loại thức ăn nào đó.
Thông thường, phản xạ có điều kiện không thích một loại thức ăn nào đó đựơc tạo thành
do các kinh nghiệm tiêu cực (ngứa, nôn mửa ) xuất hiện sau khi ăn một loại thức ăn đó
(Nolan và cộng sự., 1995). Phản xạ có điều kiện không thích một loại thức ăn nào đó có
thể tạo lập bằng cách dùng hoá chất hoặc độc tố đồng thời với thức ăn ở nhiều loại gia
súc (Proveza và cộng sự., 1994; Proveza và cộng sự., 1993; Launchbaugh và Provenza,
1994). Phản xạ này hình như sẽ xẩy ra khi hệ thống nôn của hệ thần kinh trung ương bị
kích thích bởi một độc tố hoặc một lượng chất dinh dưỡng quá cao nào đó
(Procenza,
1995). Sự tương tác giữa các vùng trong đại não gồm vùng Potrema và cơ quan thụ cảm
hoá học (Chemo-Receiptor) đóng vai trò quan trọng trong phản xạ này. Nhờ kết quả của
tiến hoá, tất cả vật nuôi đều có một cơ thể tự khử độc và bài tiết các chất trung gian
không mong muốn sản sinh ra trong cơ thể chúng trong quá trình trao đổi chất. Tuy
nhiên, để khử độc và loại bỏ các chất không mong muốn, gia súc cần có thời gian. Vì vậy
để hình thành phản xạ này, số lượng chất dinh dưỡng và độc tố cần phải được định lượng
cẩn thận. Ví dụ khi cho cừu ăn có khẩu phần có hàm lượng LiCl khác nhau, cừu lập tức
giảm ăn vì đã bị ngộ độc (du Toit và cộng sự., 1991). Có vẻ như là gia súc sẽ chọn một
thức ăn khác có chứa chất dinh dưỡng mà chúng cần nếu giới hạn về độc tố của một thức
ăn nào đó đã bị vượt quá trước khi nhu cầu về chất dinh dưỡng nào đó được thoả mãn.
Điều này có nghĩa là vật nuôi cần ăn để sống trước đã (Nolan và cộng sự., 1995). Đây
chính là lý do giải thích vì sao một vật nuôi được cho ăn một loạt các thức ăn riêng lẻ lại
chỉ ăn mỗi thức ăn một ít/mỗi lần (Proveza, 1995). Đây cũng là một cơ sở cho chọn lựa
thức ăn ở vật nuôi.
Phản xạ có điều kiện không thích một loại thức ăn nào đó cũng có thể xác lập bằng các
chất dinh dưỡng mà thông thường không phải là chất độc (Kyriazakis và Oldham, 1993;
Cooper và cộng sự., 1982). Tiêm quá nhiều propionate vào máu gây ra phản xạ không
thích chất này vì nó ảnh hưởng đến các axit citric ở tế bào gan và kích thích tạo ra hiện
tượng axit hoá (acidosis) (Nolan và cộng sự., 1995).
Protein quá nhiều trong khẩu phần cũng là nguyên nhân gây phản xạ có điều kiện không
thích đối với thức ăn protein vì hàm lượng amonia được tạo ra nhiều trong dạ cỏ
(Summers và Leeson, 1978). Axit amin và urê được chuyển thành amonia và a keto axit
bởi gan sau đó amonia đi vào chu trình urê. Nếu hấp thu hoặc giải phóng amonia trong
quá trình trao đổi chất vượt quá khả năng khử độc của cơ thể thì axit amin, protein trở
thành chất dinh dưỡng không được ưa chuộng.
Phản xạ có điều kiện thích một loại thứa ăn nào đó
Gia súc, gia cầm có thể tạo lập một cách có điều kiện sự ưa thích một loại thức ăn nào đó.
Sự ưa thích này được tạo lập trên cơ sở các thông tin phản hồi tích cực sau khi gia súc,
gia cầm ăn thức ăn đó (Provenza và cộng sự.,1992). Đã có rất nhiều thí nghiệm về vấn đề
này ở chuột, gà, cừu bò và ở lợn (Nolte và Provenza, 1990; Nombekela và cộng sự 1994;
Burritt và Provenza 1989; Kyriazakis và Oldham, 1993). Ví dụ: Cừu có thể rất ưa thích 1
chất tạo màu khi đi kèm với glucoza (Burritt và Provenza, 1989). Bò cũng rất thích các
bánh dinh dưỡng bổ sung protein khi chỉ cho ăn cỏ có hàm lượng protein thấp (Provenza
và cộng sự., 1993). Câu hỏi ở đây là những cơ chế nào đã tạo ra sự thích hay không thích
một loại thức ăn nào đó? Theo Provenza và cộng sự., (1992): phản xạ có điều kiện thích
hay không thích một loại thức ăn nào đó được điều khiển bởi cùng một cơ chế liều lượng
(độc tố, dinh dưỡng) (Dose) - đáp ứng (Response). Một số vùng của đại não đã tham gia
vào phản xạ này: vùng Postrema, vùng dưới đồi, cùng với các chất dẫn truyền thần kinh.
ở đại não người ta phát hiện thấy có những cơ quan nhận cảm hoặc vùng ức chế cho các
chất dẫn truyền thần kinh (Histamine, dopamine, serotonin, axetylcolin) - những chất có
vai trò quan trọng trong sự thoả mãn và lo lắng (Baile và Forbes, 1974). ở gia súc nhai
lại, các dây thần kinh hướng tâm của đường tiêu hoá có thể đã có tương tác với các dây
thần kinh hướng tâm vị giác và khứu giác và các tương tác này được điều hoà bởi các sản
phẩm phụ của quá trình lên men ở dạ cỏ và các chất dẫn truyền thần kinh (Provenza,
1995). ở gia súc nhai lại, axit béo bay hơi propionic là một nguồn năng lượng chủ yếu
cho vật chủ và vai trò của chúng cũng giống như glucose ở gan của gia súc dạ dầy đơn là
điều khiển lượng thức ăn ăn vào (Provenza, 1995).
Tóm lại: Có một vài con đường trao đổi chất tồn tại để chuyển các thông tin liên quan tới
hiệu quả trao đổi chất của một thức ăn nào đó lên não và sau đó hình thành nên phản xạ
có điều kiện thích hoặc không thích một thức ăn nào đó (Forbes, 1995).
Quá trình nhận thức về thức ăn.
Kinh nghiệm về nhận thức một loại thức ăn nào đó ở gia súc gia cầm bao gồm việc sử
dụng các cảm giác về mùi và vẻ bề ngoài của thức ăn để nhận ra và phân biệt một loại
thức ăn với các thức ăn khác (Provenza và cộng sự., 1992). Những kinh nghiệm thu được
này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thói quen ăn uống của gia súc, gia cầm sau này. Quá
trình nhận thức về thức ăn bao gồm các quá trình phụ sau đây:
- Học tập trong xã hội (Social learning): Học từ mẹ, từ anh em và các gia súc, gia cầm
cùng lứa tuổi, học từ những gia súc, gia cầm trưởng thành đã có kinh nghiệm.
- Học tập tự thân (Individual learning): thông qua một chuỗi các thử nghiệm và sai lầm
(trials and errors).
Gia súc và gia cầm non học về thức ăn trong xã hội khi tiếp xúc với các gia súc và gia
cầm khác. Bằng cách này, chúng được khuyến khích để xác định những thức ăn giàu dinh
dưỡng tiềm tàng, thử những thức ăn này và nhờ thế có được các kiến thức cho mình về
thức ăn. Tiến hoá đã tạo ra một áp lực lớn cho các gia súc, gia cầm cho ăn theo đàn lớn,
trong một nhóm lớn, sử dụng học tập trong xã hội để chuyển tải các thông tin về thức ăn
từ những gia súc, gia cầm có kinh nghiệm cho những con chưa có kinh nghiệm gì
(Provenza và Balph, 1987).
*Học tập trong xã hội
Học tập trong xã hội về thức ăn đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn thức ăn ở gia súc,
gia cầm, đặc biệt là đối với gia súc, gia cầm non. Quá trình học tập này về bản chất là quá
trình chuyển tải các thông tin về thức ăn từ những gia súc, gia cầm có kinh nghiệm sang
những gia súc gia cầm chưa có kinh nghiệm, ví dụ: từ mẹ sang con hay từ những con
trưởng thành sang những con non. (Lobato và cộng sự., 1980; Lynch và cộng sự., 1980).
Học tập trong xã hội đã giúp cho những gia súc gia gia cầm chưa có kinh nghiệm tránh
được việc ăn uống không hiệu quả (ăn không đúng chủng loại thức ăn) và tránh được việc
phải thử nghiệm tất cả các loại thức ăn (Provenza và Balph, 1987).
Học tập về thức ăn từ mẹ.
Thông tin về thức ăn có thể được chuyển rất nhanh từ mẹ sang con hàng ngày. Đáp ứng
về mùi vị thức ăn của mẹ và con sẽ giống nhau hơn đáp ứng này ở những gia súc không
có quan hệ họ hàng với nhau (Pronen và Balph, 1987). Hơn nữa, đã có những bằng chứng
cho thấy ảnh hưởng của mẹ về thói quen ăn uống đối với con cái bắt đầu ngay từ khi ở
bào thai và ảnh hưởng này tiếp tục đến tận lúc cai sữa (Nolan và cộng sự., 1995; Tiện và
cộng sự., 1997). Như vậy, phản xạ có điều kiện của gia súc non đã được hình thành trước
khi chúng bắt đầu ăn thức ăn đặc (solid foods) (Provenza và cộng sự., 1992). ở giai đoạn
sau cai sữa, khi gia súc nhai lại bắt đầu ăn cỏ, những gia súc nào được nuôi cùng với bố
mẹ chúng học được cách chọn được loại thức ăn phù hợp và tránh được các thức ăn có
chứa độc tố nhanh hơn những con đã được nuôi không có mẹ trong thời kỳ bú sữa (Mieza
và Porvenza,1994). Nolte và Poovenza (1992) thấy rằng cừu con thích những thức ăn có
vị riêng mà chúng đã từng được thấy trong sữa của mẹ chúng.
Rất nhiều hợp chất hoá học trong cây cỏ được chuyển rất nhanh từ mẹ sang con qua bào
thai và gia súc đã tự liên hệ giữa mùi vị của thức ăn và hiệu quả sau khi ăn thức ăn đó khi
còn trong bào thai (Hepper,1989). Như vậy, những gì đã học được khi còn trong bào thai
và từ sữa mẹ về mùi vị của thức ăn đã chứa đựng cả hai thành tố nhận thức và cảm nhận.
Khi gia cầm non bắt đầu chọn lọc thức ăn, hiệu quả của việc học tập từ mẹ sẽ được thể
hiện ở chỗ chúng đã học được thức ăn nào nên ăn, thức ăn nào nên tránh. Ví dụ những
cừu đã học được từ mẹ chúng rằng một thức ăn nào đó sẽ gây khó chịu sau khi ăn sẽ
nhanh chóng tránh thức ăn đó so với cừu không được nuôi cùng mẹ và không có kinh
nghiệm này (Burritt và Provenza, 1989). Hơn thế nữa, những cừu được nuôi cùng mẹ sẽ
nhanh chóng ăn thức ăn mà mẹ nó ưa thích so với cừu không được nuôi cùng mẹ (Nolte
và cộng sự., 1990; Lynch và cộng sự., 1980). Lợn con cũng chấp nhận những thức ăn có
mùi vị chúng đã được nếm trong sữa mẹ nhanh hơn các thức ăn khác (Campbell, 1976).
Học từ những anh em cùng trang lứa và những gia súc, gia cầm trưởng thành đã có
kinh nghiệm
Khi gia súc bắt đầu ăn thức ăn cứng và sữa mẹ bắt đầu giảm thì việc học từ những anh
chị em cùng lứa và những gia súc trưởng thành có kinh nghiệm trở nên vô cùng quan
trọng để thiết lập và củng cố tập tính dinh dưỡng (Provenza và cộng sự., 1992). Các thí
nghiệm trên cừu cho thấy tập tính dinh dưỡng của những cừu trưởng thành có kinh
nghiệm ăn hạt lúa mỳ có thể chuyển cho các cừu non (Chapple và cộng sự., 1987). Khi
gia súc lớn lên, sự phụ thuộc vào mẹ (sữa mẹ) giảm đi, vì vậy ảnh hưởng của mẹ đến tập
tính dinh dưỡng của con cũng giảm theo, ảnh hưởng của những con cùng thời và những
con trưởng thành có kinh nghiệm vì thế tăng lên (Provenza và cộng sự., 1992). Đã có rất
nhiều bằng chứng cho thấy tầm quan trọng của loại hình học tập trên đến khả năng lựa
chọn thức ăn của gia súc, gia cầm. Ví dụ, gia cầm mới sinh ra học được cách ăn hạt lúa
mỳ nhanh hơn nếu chúng được nhốt thành từng cặp thay vì nhốt riêng, dù cả hai đều chưa
bao giờ ăn thức ăn này (Forbes, 1995). Cừu con nuôi theo cặp ăn nhiều hơn cừu con nuôi
riêng (Chapple và cộng sự.,1987). Cừu được cho ăn hạt lúa mỳ lần đầu không có mặt của
những cừu trưởng thành đã từng ăn hạt lúa mỳ đã không ăn một chút hạt lúa mỳ nào
trong năm ngày đầu, trong khi đó nhóm cừu tương tự được cho ăn hạt lúa mỳ lần đầu với
sự có mặt của những cừu trưởng thành đã từng ăn hạt lúa mỳ đã ăn hạt lúa mỳ ngay ngày
thứ hai (Chapple và Lynch, 1986). Bò cái nuôi theo nhóm ăn nhiều thức ăn hơn so với bò
nuôi riêng (Albright, 1993). Người ta cũng đã thấy rằng, khi cừu con được đưa cho một
loại thức ăn mà mẹ nó không thích, nó cũng sẽ ăn rất ít thức ăn đó (Thorhalls Dottir và
Provenza, 1988).
* Học tập thông qua các thử nghiệm là sai lầm (Trial and errors)
Giai đoạn thử thức ăn trong quá trình học tập về thức ăn là rất quan trọng bởi vì gia súc,
gia cầm chỉ tạo được các phản xạ có điều kiện đối với thức ăn khi nó ăn thức ăn đó, có
được các thông tin phản hồi từ chính cơ thể mình sau khi ăn và sau đó, thiết lập mối liên
hệ giữa các đặc điểm của thức ăn và kết quả về tiêu hoá sau khi ăn thức ăn đó (Provenza,
1995).
Một trong những cách để một gia súc, gia cầm đánh giá và học về một loại thức ăn nào
đó là thông qua các thử nghiệm và sai lầm. Bằng cách này vật nuôi học được cách tránh
các thức ăn có hại và chọn những thức ăn có lợi cho chúng. Mô hình học tập này dựa trên
các thông tin phản hồi của chính cơ thể gia súc sau khi ăn một thức ăn nào đó. Như vậy,
việc hình thành và phát triển phản xạ có điều kiện thích hoặc không thích một loại thức
ăn nào đó là kết quả của ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực của thức ăn lên cơ thể gia súc,
gia cầm khi ăn thức ăn đó. Thích hay không thích một loại thức ăn nào đó là kết quả từ
kinh nghiệm có được khi gia súc, gia cầm ăn thử một thức ăn nào đó và có được các
thông tin phản hồi về cảm giác, về dinh dưỡng và sinh lý của các thức ăn đó
(Chapple và
Lynch. 1986; Provenza, 1995).
Như đã biết, vật nuôi có được các kinh nghiệm cá nhân về thức ăn thông qua hai quá
trình cảm nhận và nhận thức. Quá trình cảm nhận liên kết vị của thức ăn với các thông tin
phản hồi về thức ăn đó sau khi ăn. Quá trình nhận thức chịu trách nhiệm về nhận dạng
màu, vị, đặc điểm bề ngoài của thức ăn. Hình như học tập thông qua các thử nghiệm và
sai lầm tạo cho vật nuôi có khả năng chọn lọc thức ăn một cách mềm dẻo hơn.
Thử nghiệm và sai lầm để tránh ăn một thức ăn nào đó
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy học tập để tránh một thức ăn nào đó là một khía
cạnh rất quan trọng của chọn lọc thức ăn (Provenza và Balph, 1990). Quá trình này dựa
trên cơ sở các thông tin phản hồi tiêu cực sau khi ăn. Ví dụ: sau khi ăn một thức ăn có
độc tố, độc tố được hấp thu, mặc dù có thể cơ thể giải độc, nhưng để giải độc cần phải có
thời gian. Nếu độc tố được hấp thu với tốc độ nhanh hơn tốc độ giải độc của cơ thể, nồng
độ độc tố trong cơ thể sẽ tăng lên và gây ra hậu quả tiêu cực, hiệu quả tiêu cực này có thể
sẽ tạo ra các dấu hiệu báo nguy hiểm cho hệ thống thần kinh trung ương. Kết hợp giữa
ảnh hưởng tiêu cực này (ngộ độc) với các đặc điểm của thức ăn và môi trường khi vật
nuôi ăn thức ăn đó sẽ tạo ra phản xạ có điều kiện không thích loại thức ăn kể trên.
Khi không có các gia súc trưởng thành có kinh nghiêm, gia súc, gia cầm khi được cho ăn
thức ăn mới sẽ nếm thức ăn một cách rất cẩn trọng (Provenza và Balph,1990). Để khỏi bị
nhiễm độc, gia súc thường ăn các thức ăn lạ từng tí một để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc,
nhưng vẫn đủ dinh dưỡng cho cơ thể chúng. Nếu một thức ăn có chứa độc tố, lượng thức
ăn ăn vào của thức ăn đó sẽ giảm do thông tin phản hồi tiêu cực có được sau khi ăn.
Thử nghiệm và sai lầm để tạo phản xạ thích một thức ăn nào đó
Quá trình học tập này dựa trên các thông tin phản hồi tích cực sau khi ăn loại thức ăn nào
đó. Các thông tin này gồm nồng độ glucosa trong máu, nồng độ axit amin và các axit béo
trong dạ cỏ (Provenza và cộng sự., 1992). Sự thay đổi của các chất này trong máu giúp
gia súc nhai lại nhanh chóng liên kết những đặc điểm cụ thể của loại thức ăn chúng đã ăn
với các hiệu quả tích cực sau khi ăn để tạo nên phản xạ có điều kiện thích loại thức ăn đó.
Tóm lại: Khi được chọn trong nhiều thức ăn một cách tự do, vật nuôi có thể tự chọn được
cho mình một khẩu phần ăn có đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu lúc đó của chúng và tránh
bị ngộ độc. Thích hay không thích một loại thức ăn nào đó là kết quả của tác động tương
hỗ giữa các đặc điểm của thức ăn (màu sắc, mùi vị, to, bé,…) và hiệu quả sau khi ăn thức
ăn đó. Quá trình này được điều khiển bởi hệ thống thần kinh – thể dịch với vai trò trung
tâm của não bộ. Học tập đóng vai trò chủ chốt trong chọn lọc thức ăn. Học ăn cái gì và ăn
thế nào được hoàn thành bởi hai quá trình học trong xã hội và tự học.
TẬP TÍNH DINH DƯỠNG VÀ CÁC ỨNG DỤNG TRONG CHĂN NUÔI
Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của gia súc, gia cầm
Để nghiên cứu vấn nhu cầu dinh dưỡng của gia súc, gia cầm trong quá khứ cũng như
trong hiện tại, người ta phải tiến hành một loạt các thí nghiệm rất tốn kém, lâu dài, với
nhiều trang thiết bị phức tạp. Bởi vì gia súc, gia cầm sở hữu cái mà chúng ta gọi là trí
khôn dinh dưỡng, chúng có thể tự chọn cho mình một khẩu phần thích hợp với nhu cầu
dinh dưỡng từng ngày của mình (Kyriazakis và cộng sự., 1998) nên hoàn toàn có thể
dùng cách cho tự chọn thức ăn (Free-choice of feeding) để xác định nhu cầu dinh dưỡng
ở gia súc, gia cầm. Đây alf phương pháp đơn giản, rẻ tiền và với độ chính xác tương tự.
Chúng ta có thể bố trí một thí nghiệm, trong thí nghiệm này, gia súc được tự do lựa chọn
thức ăn và các nguyên liệu một cách tự do. Kiểu thí nghiệm như thế này đã được khẳng
định là thành công ở gà Broiler nuôi trong điều kiện khí hậu nóng (Gous và Swatson,
2000). Tương tự như vậy, khi có một giống gia súc mới chưa biết nhu cầu dinh dưỡng
của chúng, chúng ta có thể làm theo cách trên để biết nhu cầu dinh dưỡng (Kyriazakis và
cộng sự., 1998). Tuy nhiên, cần lưu ý khi thực hiện các thí nghiệm kiểu này, thức ăn cho
ăn phải thoả mãn các điều kiện sau:
1/ Sự phối hợp các thức ăn là không hạn chế (có nghĩa là phải có nhiều loại thức ăn riêng
lẻ với thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng khác nhau) (Holcombe và cộng sự., 1975;
Kyriazakis và cộng sự., 1998; Bennett, 2003).
2/ Gia súc, gia cầm phải được tự do tiếp xúc với thức ăn một cách liên tục (Kyriazakis và
Oldham.1993)
3/ Thời kỳ chuẩn bị phải đủ dài 1-4 tuần (Pousa và cộng sự., 2005).
Tăng lượng thức ăn ăn vào khi gia súc ăn thức ăn mới
Sử dụng nguồn thức ăn sẵn có, đặc biệt là các phế phụ phẩm công, nông nghiệp là một
chiến lược để phát triển chăn nuôi ở các nước phát triển nhằm đảm bảo có một nền chăn
nuôi bền vững. Tuy nhiên, khi cho gia súc, gia cầm ăn các thức ăn mới (Novel foods)
lượng thức ăn ăn vào thường thấp nên năng suất gia súc, gia cầm thấp (Provenza và
Balph, 1987). Hiện tượng gia súc, gia cầm không ăn nhiều thức ăn mới được gọi là hội
chứng sợ thức ăn (Neophobia). Nephobia là cơ chế tự vệ bẩm sinh cho phép gia súc, gia
cầm có thời gian để học về một thức ăn mới và tránh bị ngộ độc (duToit và cộng sự.,
1991; Nolan và cộng sự., 1995). Nephobia là nguyên nhân chính gây ra việc tránh các
thức ăn mới (Corey, 1978). Đây chính là khó khăn vì sao các thức ăn mới được nghiên
cứu như: tảng liếm urê-rỉ mật, hạt bông, rơm lúa mặc dù là các thức ăn tốt nhưng gia súc
lại không thích ăn. Để vượt qua hiện tượng Neophobia chúng ta có thể có rất nhiều cách:
(1) Gia súc, gia cầm cần được huấn luyện ăn các thức ăn đó cùng với mẹ, cùng với các
con khác (Tiện,1997; Lombato và cộng sự.,1980)
(2) Cho tập ăn thức ăn mới với sự có mặt của mùi, vị của các thức ăn chúng đã quen ăn
hoặc phối hợp với các thức ăn trước đó chúng đã quen ăn (Tiện, 1997).
(3) Huấn luyện cho gia súc non khi đang trong bụng mẹ bằng cách cho mẹ ăn những thức
ăn mà khi lớn lên gia súc cũng sẽ phải ăn (Tiên, 1998).
(4) Cho tập ăn thức ăn mới với sự có của các gia súc đàn anh, bố mẹ đã quen ăn các thức
ăn đó (Tiện, 1998).
Tăng lượng thức ăn ăn vào ở gia súc
Rất nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy nghiên cứu tập tính dinh dưỡng giúp đưa ra nhiều
quyết định quản lý hợp lý để nâng cao lượng thức ăn ăn vào và do đó nâng cao năng suất
gia súc, gia cầm. Dưới đây là một số ví dụ từ các nghiên cứu gần đây. Kouch và cộng sự
(2003), Đỗ Thị Thanh Vân và cộng sự., (2005) thấy treo thức ăn xanh lên tường cho dê
làm tăng lượng thức ăn ăn vào so với để thức ăn xuống máng, hoặc chặt nhỏ. Theo Đỗ
Thị Thanh Vân và cộng sự., (2005): khi nuôi nhốt dê, cừu thì số gia súc /nhóm có ảnh
hưởng đến lượng thức ăn ăn vào và năng suất. Trong những đàn bò sữa lớn luôn luôn có
sự cạnh tranh về thức ăn và có những bò ''đầu gấu'' trong những đàn này, để đảm bảo
lượng thức ăn ăn vào cao cho tất cả bò chiều dài tối thiểu của một máng ăn cho mỗi bò là
0,21 m (tiêu chuẩn là 0,61 m) (Grant và Albright, 2000).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Albright, J. L. 1993. Feeding behaviour in dairy cattle. Journal of Dairy Science. 76:485-498.
Baile, C. A. and J. M. Forbes. 1974. Control of feed intake and regulation of energy balance in ruminants.
Physiol. Rev. 54: 160-214.
Bennett, C. 2003. Choice-feeding of small laying hen flocks. Manitoba Agriculture and Food, University
Cescent Winnipeg
Burritt, E. A. And F. D. Provenza. 1989. Food aversion learning: Conditioning lambs to avoid a palatable
shrub. J. Anim. Sci.67: 650-653.
Campbell, R. G. 1976. A note on use of a feed flavor to stimulate the feed intake of weaner pigs. Anim.
Prod. 23: 417-419.
Chapple, R. S. and J. J. Lynch. 1986. Behavioural factors modifying acceptance of supplementary foods by
sheep. Research and Development i Agriculture 3:113-120.
Chapple, R. S., M. Wodzicka-Tomaszewka and J.J. Lynch. 1987. The learning behaviour of sheep when
introduced to wheat.1. Wheat acceptance by sheep and the effect of trough familarity. Appl. Anim. Behav.
Sci. 18: 157-162.
Cooper, J. R., F. E. Bloom and R. H. Roth. 1982. The biochemical Basis of Neuropharmacology. 4th
edition. Oxford University Press.
Corey, D. T. 1998. The determinant of exploitation and nephobia. Neuroscience and bihavioural reviews. 2:
235-253.
Do Thi Thanh Van, Nguyen Thi Mui and Inger Ledin. 2005. Tropical foliages: effect of presentation
method and species on intake by goats. Anim. Feeds Sci. and Technol. 118 (1-2): 1-17.
Du Toit, J. T., F. D. Provenza and A. S. Natis. 1991. Conditioned taste aversion: How risk must a ruminant
get before it detects toxicity in foods. Applied Animal Bihaviour Science 30-35.
NRC (1984)
Emmans, G. C. (1991). Diet selection by animals: Theory and experimental design. Proceedings of the
Nutrition Society. 59-64.
Forbes, J. M. 1995. Voluntary Feed Intake and Diet Selection in Farm Animals. CAB international
Walingford, UK. 1995.
Garcia, J., F. R. Ervin, C. H. York and R. A. Koelling. 1967. Conditioning with delayed vitamine injection.
Science, N. Y. 155: 16-18.
Garcia, J., F. R. Ervin and R. A. Koelling. 1966. Learning with prolonged delay of reinforcement.
Pchychon. Sci. 5:1-2.
Grant, R. J. and Albright, J. L. 2000. Feeding behaviour. In: Ed. J. P. F. D'Mello. Farm Animal Metabolism
and Nutrition. CAB international publishing, 2000. Pp: 365-382. (chua cos tai lieu nay).
Gous, R. M. And H. K. Swatson. 2000. Mixture experiment: a severe test of the ability of a broiler chicken
to make the right choice. British Poultry Science> 41: 136-140.
Hepper, P. G. 1989. Foetal learning: implication for psychiatry. Brit. J. Psych. 155:289-293.
Holcombe, D. J., D. A. Roland and R. H. Harms. 1975. The ability of hens to adjust calcium intake when
given a choice of diet containing two levels of calcium. Poultry Science. 54:252-261.
Kouch, T., Preston, T. R., Ly, J. 2003. Studies on utilization of trees and shrubs as the sole feedstuff by
growing goats; foliage preferences and nutrient utilization. Studies on feeding behaviuor in goats fed tree
foliage,. MSc. Thesis. Swedish University of Agricultural Sciences, P.O. Box 7027,750 07 Uppsala,
Sweden.
Kyriazakis, I., Anderson, D. H. and Ducan, A. J.1998. Conditioned flavour aversions in sheep: Relationship
between dose rate of a secondary plant compound and the acquisition and persistence of aversion. Brit. J.
Nutr. 79:55-62.
Kyriazakis, I., Oldham, J. D.1993. Diet selection in sheep: the ability of growing lambs to select a diet that
meets their crude protein (N x 6.25) requirements. Brit.J. Nutr. 69: 617-629.
Launch Baugh, K. L. and F. D. Provenza. 1994. The effects of flavor concentration and toxin dose on the
formation and generalization of flavor aversion in lambs. J. Anim. Sci. 72: 10-13
Launchbaugh, K.L., J.W. Walker and C. A. Taylor. 1999. Foraging Behaviour: Experience or Inheritance?
In: Grazing Behaviour of Livestock and Wildlife. Eds: K.L.Launchbaugh, K.D Sander and J. C. Mosley.
Ohio. 1999.
Lobato, J. F. P., G. R. Pearce and R. G. Beilharz. 1980. Effects of early farmilarization with dietary
supplements on the subsequent ingestion of molasses-urea blocks by sheeps. Applied Animal Ethology. 6:
149-161.
Lynch, J. J. 1980. Behaviour of livestock in relation to their productivity. In: Handbook of Nutrition and
Foods. (Ed. M. Rechcigl. West Palm Beach, Fla: RC Press.
Mastika, I. M. and R. B. Cumming. 1985. Effects of nutrition and environmental variations on free-choice
of feeding of growing chicken. Ph.D. Thesis. University of New England, Armidale, Australia.
Mieza, S. N. and F. D. Porvenza.1994. Socially induced food avoidance in lambs: direct or indirect
maternal influence? Animal Science Journal. 72: 899-905.
Nolan, J. V., G. N. Hinch and J. J. Lynch. 1995. Voluntary food intake. In: Recent Advances in Animal
Science in Australia. Ed.J. L.Corbett., M. Choct., J. V. Nolan and J. B. Rowe. Pp: 24-33. University of New
England, Armidale, NSW, 2531, Australia.
Nolte, D. L. and F. D. Provenza. 1992. Food preference in lambs after exposure to flavors in milk. Appl.
Anim. Behav. Sci. 32: 381-389.
Nolte, D. L., Provenza, F. D. And Balph, D. F. 1990. The establishment and persistence of food preference
in lambs exposed to selected foods. J. Anim. Sci. 68 (998): 998-1002.
Nombekela, S. W., M. R. Murphy, H. W. Gonyou and J. I. Marden. 1994. Dietary preference in early
lactation as affected by tastes and sme common feed flavors. Journal of Dairy Science. 77: 2393-2399.
NRC. 1984. Nutrient requirements of poultry. 8th revised edition. National Academy Press.
Owen, J. B. 1992. Genetic aspects of appetite and feed choice in animals. J. ảgic. Sci. (Camb). 119: 151-
155.
Pousa, S., Boly, H. and Ogle, B. 2005. Choice feeding of poultry: a review. Livestock Research for Rural
Development. 17 (4) 2005 (Chua cos taif lieeuj nayf)
Provenza, F. D. 1995. Postingestive feedback as elementary determinant of food preference and intake in
ruminants. J. Range Manage. 48:2-17.
Provenza, F. D. and D. F. Balph. 1990. Applicability of five diet selection models to various foraging
chaleenges ruminants encounter. In: Behavioural mechanisms of food selection. Ed: Hughes, R. N., NATO
ASI Series. 20: 424-459.
Provenza, F. D., J. A. Pfister and C. D. Cheney. 1992. Mechanisms of learning in diet selection with
reference to phytotoxicosis in herbivorours. J. Range Manage. 45:36-45.
Provenza,1992).
Proverza, F. D. and D. F. Balph. 1987. Diet learning by domestic ruminants: Theory, evidence and practical
implication. Appl. Anim. Behav. Sci. 18: 211-232.
Proveza, F. D., J. J. Lynch and J. V. Nolan.1993. The relative importance of mother and toxicosis in the
selection of foods by lambs. Journal of Chemical Ecology. 19: 313-323.
Proveza, F. D., J. J. Lynch., E. A. Burritt and C. B. Scott. 1994. How goats learn to distinguish between
novel foods that differ in posingestive consequences. Journal of Chemical Ecology. 20: 609-624.
Summers, J. D. and S. Leeson. 1978. Dietary selection of protein and energy by broilers. British Poultry
Science. 19: 425-430. (chua cos tai lieu nay)
Thorhalls Dottir, A. G. and F. D. Provenza. 1988. Ability of lambs to learn about novel food while
observing or participating with social models. Appl. Anim. Behav. Sci. 25: 25-33.
Tien, D. V. 1998. Current practice, potential and solution for integration of livestock and crop in
mountainous ares of Quangbinhf province. In: Report of IFAD and UNDP project in Quangbinh, October,
1998. Pp: 20-28.
Tien, D. V. 1997. Strategies to improve sheep production in Vietnam: current feed use and techniques for
better use of novel feeds for sheep production in Trihai vilage in Southern Vietnam. MSc thesis, the
University of New England, Australia.