Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Viện Chăn nuôi - Quá trình xây dựng và phát triển khoa học công nghệ chăn nuôi doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.33 KB, 10 trang )


BÁO CÁO KHOA HỌC

Viện Chăn nuôi - Quá trình xây
dựng và phát triển khoa học công
nghệ chăn nuôi

Hoàng Văn Tiệu
Viện Chăn Nuôi được thành lập vào tháng 2 năm 1952, theo Nghị định số 01-CN-
QT-NĐ ngày 9/2/1952 của Bộ Canh Nông. Trong quá trình phát triển Viện Chăn
Nuôi đã nhiều lần thay đổi tổ chức và đổi tên như sau: Viện Chăn Nuôi (1952);
Phòng Chăn Nuôi – Thú y thuộc Viện Khảo cứu Nông lâm (1955); Viện Khảo cứu
Chăn nuôi (1957); Khoa Chăn nuôi Thú y thuộc Học Viện khảo cứu Nông lâm
(1959); Ban Chăn nuôi – Thú y (1963); Ban Chăn nuôi thuộc Viện Khoa học
Nông nghiệp (1965) và Viện Chăn Nuôi từ 1969 cho đến nay.
Qua hơn nửa thế kỷ nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ, Viện chăn nuôi
đã tích cực góp phần phát triển ngành chăn nuôi, xoá đói giảm nghèo, nâng cao
đời sống và tạo công ăn việc làm cho người chăn nuôi.
I. NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG
NGHỆ CHĂN NUÔI
1. Giống lợn:
Kết quả nổi bật nhất trong giai đoạn 1958-1981 là hai công trình “Nghiên cứu lai
tạo hai giống lợn BSI và ĐBI phát triển rộng ở nhiều nơi thuộc đồng bằng Sông
Hồng, nuôi thâm canh mỗi năm một nái sản xuất được 1 tấn thịt lợn hơi, hai giống
lợn này được công nhận giống năm 1981. Viện đã nghiên cứu lai 2, 3 máu giữa
lợn Móng cái với Landrace, Yorshire tạo con lai có năng suất sinh sản cao, lợn lai
nuôi nuôi 5 tháng đạt 75-80kg; tỷ lệ nạc đạt 42-46%, các công thức lai 3 máu
ngoại nuôi thịt 5,5 tháng tuổi đạt 100kg, tỷ lệ nạc đạt 58-62%, chi phí thức ăn
giảm xuống từ 3,5kg còn 2,67kg. Từ giống lợn Móng Cái, Viện đã chọn lọc thành
dòng có năng suất sinh sản cao số con đẻ ra sống trung bình đạt 12,7 con và dòng
có khối lượng và tỷ lê nạc cao, tỷ lệ nạc đạt 40%; tăng trọng 570 g/con/ngay lớn


nhanh so với trước đây. Với thành tích đóng góp cho khoa học và sản xuất công
trình “Nghiên cứu lợn lai có năng suất và chất lượng cao ở Việt Nam” đã được
phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000 cho các nhà khoa học chuyên
ngành chăn nuôi lợn ở nước ta.
2. Giống bò:
Bên cạnh việc điều tra cơ bản về giống bò lai Sind, Viện đã nghiên cứu, nhân
thuần giống bò này, tiến hành chọn tạo được một số bò đực giống cung cấp cho
các Nông trường và các địa phương để cải tạo đàn bò vàng, nâng cao tầm vóc,
tăng khả năng cho thịt và sức kéo. Từ chỗ nước ta chưa có bò sữa Viện đã kết hợp
với các nhà khoa học trong ngành nghiên cứu lai tạo bò lai hướng sữa F
1
1/2; 3/4
và 7/8 máu bò Holstein Friesian (HF) công trình nghiên cứu bò lai hướng sữa đã
được tặng giải thưởng Nhà nước năm 2000 cho các nhà khoa học chuyên ngành
giống bò sữa. Viện cũng đã tiến hành rất nhiều các nghiên cứu lai kinh tế và vỗ
béo bò thịt tại nhiều tỉnh trong cả nước góp phần nâng cao năng suất, chất lượng
thịt của bò Việt nam.
3. Giống dê:
Đã chọn lọc, nhân thuần và phát triển giống dê Bách thảo lấy thịt và sữa trong sản
xuất. Đã dùng con đực lai cải tạo gióng dê cỏ địa phương, đưa khối lượng của dê
lai F1 lúc 12 tháng tuổi đạt 24-25kg/con, trong khi dê Cỏ chỉ đạt 12-14kg. Công
trình “Nghiên cứu xác định đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của dê Bách
Thảo” đã được nhận giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam năm 1997.
4. Giống gà:
Đã có nhiều công trình nghiên cứu nuôi thích nghi nhân thuần các giống gà nhập
nội cho năng suất chất lượng cao như: gà Goldline, Hiline, Ros-208; 308; Conish
plymouth, đã nhân thuần, chọn lọc và phát triển các giống gà lông màu thả vườn
như LV, Tam Hoàng 882; Giangcun có năng suất trứng đạt 160-170 quả/mái/năm,
gà nuôi thịt đến 11 tuần tuổi đạt 1,5-2,0kg, gà Kabir năng suất đạt 100-170
quả/mái/năm,; gà lai thương phẩm nuôi đến 9 tuần tuổi đạt 2,1-2,3kg. Gà Sacso

sản lượng trứng đạt 185-195 qủa/mái/năm; gà thương phẩm nuôi đến 10 tuần tuổi
đạt 2,1-2,3 kg/mái; gà Ai cập cho năng suất trứng đạt 160-180 quả/mái/năm, chất
lượng trứng thơm ngon, sức kháng tốt đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Công trình nghiên cứu lai tạo gà Rohde Ri đã được công nhận là nhóm giống cho
phát triển trong sản xuất (1985). Từ gà Rohde Ri Viện đã tiến hành lai tạo với các
giống gà nhập nội nuôi thích nghi 9-10 tuần tuổi đạt 2,3-2,4kg; tiêu tón thức ăn
2,4-2,5kg.
Công trình “chọn lọc nâng cao năng suất chất lượng một số giống gà và tạo con lai
để phát triển chăn nuôi nông hộ” đã được giải thưởng Nhà nước năm 2005.
5. Giống vịt:
Viện đã nghiên cứu chọn lọc và nhân thuần được giống vịt cho năng suất tới 230
quả/mái/năm. Đặc biệt đã nghiên cứu nhân thuần chọn lọc vịt siêu thịt CV-Super
M cho năng suất thịt cao và khả năng cho trứng đạt tới 150-200 quả/mái/năm. Vịt
thương phẩm nuôi đến 8 tuần tuổi đạt 3,0-3,4 kg. Hệ thống giống vịt VIGOVA và
các hệ thống giống khác cung cấp khoảng 12-18 triệu con chiếm 60% số vịt trong
sản xuất. Công trình “Nghiên cứu vịt siêu thịt Cv Super M” được giải thưởng Nhà
nước năm 2000. Gần đây các nhà khoa học đã chọn lọc 2 dòng vịt T5 và T6 cho
khối lượng cao hơn và năng suất trứng đạt 190-230 quả/mái/năm phục vụ tốt cho
sản xuất. Viện cũng đã nghiên cứu thành công thụ tinh nhân tạo giữa ngan và vịt
đạt tỷ lệ phôi trên 80%. Con lai sau khi nhồi gan đạt 3,0-4,0 kg, gan có gía trị rất
cao.
6. Giống ngan:
Đã nghiên cứu nhân thuần, chọn lọc các dòng ngan R31, R51, R71 cho năng suất
trứng đạt từ 170-190 quả/mái/2 chu kỳ khai thác, ngan thương phẩm nuôi thịt đến
12 tuần tuổi trống đạt 4,5-5,5kg; mái đạt 2,5-3,0kg. Với những thành quả này đã
tạo ra một nghề mới cho người chăn nuôi ở các tình phía Bắc mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
7. Giống trâu:
Viện đã nhập, nghiên cứu nuôi thích nghi giống trâu Murrah ở Việt Nam, đã
nghiên cứu chọn lọc nâng cao khả năng sản xuất thịt và cày kéo của trâu nội;

nghiên cứu vỗ béo trâu 18-24 tháng tuôi, sử dụng trâu đực Murrah lai với trâu cái
Việt Nam tạo con lai F1, tăng khả năng cho thịt và sức cày kéo ở miền núi; nghiên
cứu xây dựng mô hình tạo nguồn thức ăn cho trâu trong hộ nông dân miền núi.
Nhiều năm qua Viện đã phối hợp tổ chức thi, bình tuyển trâu nội ở Tuyên Quang,
Thái Nguyên.
8. Giống ngựa:
Đã nghiên cứu tạo ngựa lai 1/4 máu ngựa Khabadin nâng cao được khối lượng tầm
vóc có sức thồ. kéo, cưỡi cao hơn 30-50% so với ngựa nội phục vụ cho dân sinh
và quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa.
9. Giống thỏ:
Trong những năm qua viện đã nghiên cứu nhân thuần chọn lọc 2 giống thỏ
Califorma và New-Zealand, làm tươi máu các giống thỏ nhập nội từ năm 1978.
Kết quả làm tươi máu đã nâng khối lượng cơ thể từ 3-3,5 lên 5-5,5kg, tăng khả
năng sinh sản tử 5,5 lứa lên 6 lứa/cái/năm và từ 5,6 con lên 6,5 con/lứa. Hiện nay
thỏ đang là đối tượng phát triển có hiệu trong những hộ nông dân nghèo.
10. Động vật quý hiếm và bảo tồn nguồn gen vật nuôi
Từ năm 1990 đến nay, Viện Chăn Nuôi đã được Nhà nước giao cho thực hiện
chương trình nghiên cứu “Bảo tồn quỹ gen vật nuôi”. Kết quả là đã bảo tồn nuôi
giữ 40 giống vật nuôi quý hiếm. Đặc biệt là nuôi giữ được những giống vật nuôi
quý hiếm có nguy cơ tiệt chủng như lợn ỉ, gà Hồ, gà Đồng Tảo, Cừu Phan Rang,
Dê Bách Thảo, Thỏ Xám, Thỏ Đen, vịt Bầu Quỳ, Bầu Bến, Kỳ lừa, Vịt Đốm, gà
H’Mông v.v.
Đến nay Viện đã áp dụng phương pháp di truyền phân tử để đánh giá bản chất di
truyền của nhiều giống vật nuôi quý của Việt Nam, đã bảo tồn được 2181 mẫu
AND của 39 giống, lưu giữ nhiều tinh, phôi của một số giống có nguy cơ tiệt
chủng cao.
11. Đà điểu:
Từ năm 1998 Viện đã tiến hành nghiên cứu nhân thuần nuôi thích nghi và chọn
lọc các dòng Đà điểu Zun, Black, Blue và Aust, năng suất trứng năm đẻ thứ 3 đạt
từ 40-43 quả/mái/năm, tỷ lệ phôi đạt từ 70-80%. Khối lượng con lai thương phẩm

lúc 12 tháng tuổi đạt 104-107 kg/con. Hiện Đà điểu đang được phát triển ở nhiều
tỉnh trong cả nước.
12. Đồng cỏ và cây thức ăn:
Hai mươi năm trở lại đây Viện đã nhập 120 giống cây thức ăn, qua quá trình nhân
thuần, lai tạo và phát triển kết quả đã có nhiều giống cỏ được công nhận là tiến bộ
kỹ thuật và đưa vào sản xuất đại trà như: cỏ Ruzzi, cỏ Ghine TD58, các giống cỏ
này có hàm lượng đạm cao từ 9-11%, năng suất chất xanh từ 65-70 tấn và 90-100
tấn/ha/năm.
10. Dinh dưỡng và thức ăn vật nuôi
Từ kết quả nghiên cứu, phân tích xác định thành phần dinh dưỡng các nguồn thức
ăn, năm 2001 Viện đã tái bản lần thứ tư và bổ sung hoàn thiện quyển sách
“Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc Việt Nam”. Tài liệu này đã và
đang phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu, tra cứu để áp dụng trong sản
xuất. Những kết quả nghiên cứu về tiêu chuẩn khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng
cho các loại gia súc, gia cầm ở các giai đoạn phát triển đã nâng cao hiệu quả sử
dụng thức ăn, nâng cao năng suất sinh trưởng và sinh sản, tiêu tốn thức ăn cho lợn
giảm từ 3,804,0kg trước đầy xuống còn 2,5-2,6kg, và từ 2,6-2,8kg cho gà công
nghiệp xuống còn 1,9-2,2kg, gà lông màu thả vườn từ 2,8-3,0kg xuống 2,2-2,4kg,
cho vịt thịt từ 3,1-3,5kg xuống còn 1,6-2,7kg cho 1kg tăng trọng. Công trình “ đã
được tặng giải thưởng Nhà nước năm 2004. Từ các kết quả nghiên cứu trong
khuôn khổ dự án hợp tác giữa Viện và trường Đại học công giáo vùng Louvain, Bỉ
Việ đã cho xuất bản cuốn sách '' Nuôi dưỡng bò ở miền Bắc Việt nam: Nhu cầu
dinh dưỡng của bò và giá trị dinh dưỡng của thức ăn'' bằng ba thứ tiếng Việt, Anh
và Pháp. Đây là tài liệu đầu tiên về nuôi dưỡng bò dựa trên hệ thống đơn vị thức
ăn cho sữa (UFL) và protein tiêu hoá ở ruột (PDI) của INRA (Pháp). Trong lĩnh
vực nghiên cứu về thức ăn và dinh dưỡng gia súc, Viện với sự hợp tác trong ngoài
nước đã và đang áp dụng những phương pháp nghiên cứu hiện đại như: phương
pháp gas production, phương pháp túi nylon (Nylon bag technique), phương pháp
sử dụng máy quang phổ hấp phụ cận hồng ngoại (NIRS)
15. Sinh sản và thụ tinh nhân tạo.

Đã nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật lấy tinh, đánh giá chất lượng tinh, pha loãng
bảo tồn và dẫn tinh dịch lợn, trâu, bò, gà vịt và ngan. Đặc biệt là thành công trong
công tác thụ tinh ngan cho mái vịt đạt kết quả có phôi trên 80%, tạo ra một hướng
mới cho lai khác loài. viện đã sản xuất được “Môi trường bảo tồn tinh dịch lợn
trong 5 ngày có giá thành hạ, cung cấp hàng chục ngàn lít môi trường đáp ứng
30% cho sản xuất.
16. Công nghệ sinh học trong chăn nuôi
Các nhà khoa học Viện đã làm chủ được công nghệ cấy truyền phôi tươi và phôi
đông lạnh. Từ công nghệ này đã tạo ra hàng trăm bò cho tăng trưởng cao hơn 30-
40%, năng suất sữa cao hơn 25-30%. Có nhiều bò cho năng suất sữa ở lứa 1 và 2
đạt 4500-5500 lít/chu kỳ vắt sữa.
Các nhà khoa học Viện cũng đã làm chủ được kỹ thuật nhân gen PCR trên các
thiết bị đã có ở Việt Nam, bằng công nghệ này đã xác định được gen Halothane
trên lợn, gen Kappacasein và -lactoglobulin trên bò, một số gene Hocmon sinh
trưởng và sinh sản của gà, lợn góp phần chọn lọc cải tiến di truyền chất lượng
giống lợn và bò sữa.
Viện cũng đã bước đầu ứng dụng công nghệ lên men để chế biến bảo quản phụ
phế phẩm nông nghiệp, hải sản làm thức ăn cho gia súc, xử lý chất thải góp phần
làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo nguồn khí đốt biogas phục vụ dân sinh.
17. Công nghệ bảo quản chế biến sản phẩm chăn nuôi
Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công “thịt gà chất lượng cao”, “thịt vịt
xông khói”, “thịt vịt, ngan hầm măng” thịt gà ác hầm thuốc bắc, súp gà, bột dinh
dưỡng từ thịt gia cầm, bảo quản trứng. Đặc biệt là đã thành công trong việc sản
xuất hỗn hợp premix vitamin đẻ nhồi gan béo, cùng với công nghệ thụ tinh nhân
tạo giữa ngan và vịt đã nghiên cứu thành công quy trình nhồi gan béo đạt kết quả
gan nặng tự 280-400g/con có giá trị kinh tế cao.
18. Thú y – bảo vệ sức khoẻ vật nuôi:
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác phòng trợ các bệnh trên gia súc, gia
cầm có hiệu quả, giảm tỷ lệ nhiễm bệnh, tăng sức đề kháng; tăng tỷ lệ nuôi sống
của đàn gia súc gia cầm. Nhiều công trình được công nhân là tiến bộ kỹ thuật và

áp dụng có hiệu quả trong sản xuất và thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học.
II. CÔNG TÁC HỢP TÁC QUỐC TẾ
Cho đến nay Viện đã hợp tác nghiên cứu với 22 nước và tổ chức trên thế giới trên
nhiều lĩnh vực khác nhau như giống, thức ăn dinh dưỡng, cây thức ăn gia súc,
phân tích giá trị dinh dưỡng v.v. Từ những kết quả hợp tác đã có nhiều công trình
phục vụ tốt cho sản xuất như cuốn sách “Giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc”, hợp
tác với Viện XINAO, cuốn '' Nuôi dưỡng bò ở miền Bắc Việt nam: Nhu cầu dinh
dưỡng của bò và giá trị dinh dưỡng của thức ăn'' hợp tác với trường Đại học công
giáo vùng Louvain, Bỉ. Viện cũng đã hợp tác có hiệu quả về chăn nuôi thỏ với
Viện chăn nuôi Tiểu gia súc KATKI Hungary, Trâu sữa và Dê với ấn Độ; nghiên
cứu phát triển bò thịt, vịt với FAO. Đặc biệt lần đầu tiên một số cơ sở nghiên cứu
của Viện là Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây đã được tổ chức FAO tăng
giải thưởng ED. SAOMA năm 2001 do thực hiện có hiệu quả kinh tế xã hội dự án
TCP/VIE/66-13 về phát triển chăn nuôi dê sữa trong nông hộ và chế biến pho mát
sữa dê.
III. CÔNG TÁC XÂY DỰNG, ĐÀO TẠO
Trong quá trình xây dựng và phát triển, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, hợp tác
nghiên cứu với các tổ chức trong và ngoài nước, cùng với công tác khuyến nông,
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đội ngũ cán bộ nghiên cứu và quản lý
ngày càng trưởng thành đảm đương tốt những nhiệm vụ được Nhà nước giao. Đến
nay Viện đã có một hệ thống tổ chức tương đối hoàn chỉnh bao gồm 12 bộ môn
nghiên cứu, 5 phòng chức năng và phục vụ. Viện có 11 Trung tâm, Trạm trại
chuyên nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi ở 3 miền đất nước, chuyên
nuôi giữ, nghiên cứu và chuyển giao các loại gia súc, gia cầm nội. Tất cả các đơn
vị đều có cơ sở hạ tầng tương đối khang trang, có điều kiện cho cán bộ khoa học
làm việc và hợp tác nghiên cứu với các đơn vị và các nước trong lĩnh vực khoa
học công nghệ chăn nuôi.
Từ năm 1994 Viện Chăn nuôi được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sỹ ngành chăn nuôi
với ba chuyên ngành: Di truyền giống vật nuôi, Thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi và
Chăn nuôi động vật nông nghiệp. Đến nay phòng đào tạo đã tuyển được 63 nghiên

cứu sinh trong đó có 24 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án và được
Nhà nước cấp bằng tiến sỹ nông nghiệp.
Hiện nay Viện Chăn Nuôi có 450 cán bộ đại học, 114 thạc sỹ và tiến sỹ; 4 phó
giáo sư, ngoài ra còn có hàng trăm nhân viên kỹ thuật và nghiệp vụ khác phục vụ
công tác nghiên cứu khoa học.
Từ tháng 5/2006 Viện Chăn Nuôi được Bộ Văn hoá thông tin cho phép xuất bản
tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi. Đây là một điều kiện thuận lợi để đăng tải
những kết quả nghiên cứu để chuyển tải đến các nhà nghiên cứu khoa học, giảng
viên đại học, học sinh, sinh viên và nông dân cả nước nhằm phục vụ tốt nhất cho
phát triển ngành chăn nuôi.
Nhân dịp này chúng tôi mong nhận được nhiều sự giúp đỡ, cộng tác của độc giả để
tạp chí ngày càng có chất lượng cao và thiết thực.
Xin chân thành cảm ơn.



×