Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.65 KB, 15 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>LỜI CAM ĐOAN </b>
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
<i>bố trong bất kì cơng trình nào khác. </i>
<i>Huế, ngày ... tháng 8 năm 2016 </i>
<b>Học viên </b>
<b>Nguyễn Tuấn Linh </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>LỜI CẢM ƠN </b>
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của nhiều người. Sau đây tôi xin gửi lời bày tỏ cám ơn đến:
Ban lãnh đạo trường Đại học Nơng Lâm Huế, Phịng đào tạo sau đại học, cùng các quý thầy, cô trong khoa Khuyến nông & Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông Lâm Huế đã dạy dỗ, chỉ bảo ân cần, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hồn thành Luận văn.
Tơi xin chân thành cám ơn đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Chi cục Thống kê, Huyện đoàn, UBND huyện Vĩnh Linh và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Vĩnh Linh: UBND xã Vĩnh Thủy, UBND xã Vĩnh Tú, các tổ chức, đồn thể và cộng đồng dân cư thơn tại các xã thuộc địa bàn nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện Luận văn của mình.
Đặc biệt, tơi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến TS. Nguyễn Viết Tuân, người đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện và hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn của mình.
Mặc dù đã có sự cố gắng và nỗ lực nhưng còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm, kiến thức nên đề tài khơng thể tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết. Do vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô giáo, để đề tài của tôi được hồn
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>TĨM TẮT LUẬN VĂN </b>
Vĩnh Linh là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Trị. Chịu nhiều khó khăn qua 2 cuộc kháng chiến cứu nước, tuy nhiên hiện nay huyện đã có những bước chuyển mình tích cực. Tỉ trọng ngành nông nghiệp chiếm 34,8%, thu hút trên 70% tỉ lệ lao động tham gia. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, tỉ lệ lao động tham gia vào lĩnh vực nơng nghiệp có xu hướng giảm, đặc biệt là lao động thanh niên.
Thu nhập từ các hoạt động sản xuất chiếm trên 60% tổng thu nhập/năm của nông hộ, tuy nhiên lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp có xu hướng di chuyển sang các lĩnh vực khác như làm thuê, công nhân, thợ xây,..Đặc biệt là LĐ và LĐTN nam có xu hướng di chuyển vào các KCN thuộc các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam để tìm kiếm việc làm. Điều này đã dẫn đến tình trạng hoạt động sản xuất nơng nghiệp chỉ còn lao động nữ, người già, người chưa tới độ tuổi lao động tham gia. Tỉ lệ lao động thanh niên trong nhóm độ tuổi từ 15-18 tuổi; từ 19 đến 25 tuổi; từ 25 đến 30 tuổi chiếm tỉ lệ trung bình lần lượt là 17,1%; 54,61%; 28,29%. Tuy nhiên tỉ lệ LĐTN tham gia và xem hoạt động sản xuất nông nghiệp tại nơng hộ là nghề nghiệp chính chỉ chiếm 3,85% ở LĐTN trong nhóm độ tuổi từ 19 đến 25 tuổi ở xã Vĩnh Thủy và 9,26% ở nhóm LĐTN trong độ tuổi từ 25 đến 30 tuổi ở xã Vĩnh Tú.
Phần lớn nhóm LĐTN tham gia vào hoạt động sản xuất nơng nghiệp đều khơng có trình độ về chun mơn kĩ thuật. Ngồi ra, mặc dù tỉ lệ lao động thanh niên có trình độ về chuyên môn kĩ thuật cũng khá cao nhưng nhóm LĐTN này lại khơng mong muốn tham gia vào SXNN, có nguy cơ rời khỏi lĩnh vực nơng nghiệp để chuyển sang làm việc tại lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Đây là dấu hiệu tiêu cực khi lực lượng thanh niên chính là lực lượng duy trì các hoạt động sản xuất nơng nghiệp trong tương lai.
Định kiến về sản xuất nông nghiệp; thời gian làm việc nhàn rỗi và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp đã gây ra một số hệ quả xấu trong suy nghĩ của nông hộ và lao động thanh niên. Khiến cho bản thân nông hộ và lao động thanh niên đều không mong muốn tham gia vào sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ, lẻ hiện nay của nông hộ.
Lao động thanh niên có nhu cầu về đào tạo, tập huấn kĩ thuật sản xuất nông nghiệp vẫn khá cao khi tỉ lệ này đạt trên 25%. Phần lớn đều mong muốn được tập huấn về kĩ thuật chăn nuôi heo; gà. Tuy nhiên lực lượng lao động này vẫn gặp khá khăn về vốn sản xuất.
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 3
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI... 3
1.1.1. Các lý luận của đề tài ... 3
1.1.2. Đặc điểm của lao động thanh niên nông thôn ... 13
1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến lao động thanh niên nông thôn ... 14
1.1.4. Ý nghĩa của vấn đề tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn ... 15
1.1.5. Mối quan hệ giữa việc làm cho lao động thanh niên nơng thơn và q trình xây dựng nông thôn mới ... 16
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ... 17
1.2.1. Tình hình về lao động và việc làm hiện nay của lao động thanh niên ở Việt Nam ... 17
1.2.2. Một số giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên nơng thơn ở nước ngồi ... 23
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">1.2.3. Một số giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn ở Việt Nam . 25
1.2.4. Các cơng trình nghiên cứu về lao động thanh niên nông thôn ... 27
CHƯƠNG 2. NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 29
2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ... 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ... 29
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ... 29
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ... 29
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 29
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ... 29
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu ... 30
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu ... 31
2.3.4. Phương pháp xữ lý thông tin, số liệu ... 32
2.3.5. Phương pháp phân tích ... 32
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 33
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ ... 33
3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Linh ... 33
3.1.2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, dân số và lao động tại địa bàn nghiên cứu ... 37
3.1.3. Thông tin chung về nơng hộ nghiên cứu ... 43
3.2. TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN TRONG NÔNG HỘ TẠI HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ. ... 51
3.2.1. Tình hình về số lượng lao động thanh niên phân theo nhóm tuổi tại nông hộ nghiên cứu năm 2015 ... 51
3.2.2. Trình độ chun mơn kĩ thuật của lao động thanh niên tại trong nhóm nơng hộ nghiên cứu ... 53
3.3. TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG THANH NIÊN THAM GIA VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NÔNG HỘ NGHIÊN CỨU NĂM 2015 ... 63
3.3.1. Tình hình lao động tham gia sản xuất nông nghiệp của nông hộ nghiên cứu năm 2015 ... 63
3.3.2. Sự đánh giá về mức độ tham gia trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp của lao động thanh niên so với lao động chính tại nông hộ nghiên cứu ... 65
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">3.3.3. Vai trò về việc làm của hoạt động sản xuất nông nghiệp đối với lao động thanh
niên tại nơng hộ nghiên cứu ... 68
3.3.4. Trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động thanh niên tham gia vào hoạt động sản xuất tại nông hộ ... 70
3.3.5. Sự ảnh hưởng của việc lao động thanh niên đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong nông hộ ... 73
3.3.6. Nhu cầu và ý định của lao động thanh niên đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong nông hộ ... 78
3.4. CÁC YẾU TỐ CẢN TRỞ SỰ THAM GIA CỦA LAO ĐỘNG THANH NIÊN VÀO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NÔNG HỘ ... 81
3.4.1. Các khó khăn gặp phải của lao động thanh niên khi tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại nông hộ nghiên cứu ... 81
3.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp của lao động thanh niên ... 83
3.4.3. Một số biện pháp thu hút lao động thanh niên tham gia vào sản xuất nông nghiệp
3.5.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng lao động thanh niên trong nông hộ ... 89
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 93
4.1. KẾT LUẬN ... 93
4.2. KIẾN NGHỊ ... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 96
PHỤ LỤC ... 99
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><b>DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><b>DANH MỤC BẢNG </b>
<i><b>Trang </b></i>
Bảng 1.1. Tình hình lao động và lao động thanh niên trong cả nước năm 2015 ... 18 Bảng 1.2. Tình hình việc làm của lao động và lao động thanh niên trong cả nước năm 2015 ... 21 Bảng 3.1. Cơ cấu dân số của huyện Vĩnh Linh từ năm 2011-2015 ... 36 Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất tại xã Vĩnh Tú và Vĩnh Thủy năm 2015 ... 38 Bảng 3.3. Tình hình về dân số và lao động tại xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Tú năm 2015 . 39 Bảng 3.4. Tình hình về lao động và lao động thanh niên xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Tú từ năm 2011-2015 ... 40 Bảng 3.5. Dân số chia theo nhóm tuổi tại xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Tú năm 2015 ... 42 Bảng 3.6. Quy mô về hoạt động sản xuất nông nghiệp phân theo nhóm hộ nghiên cứu tại xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Tú năm 2015... 44 Bảng 3.7. Thu nhập từ các hoạt động sản xuất nơng nghiệp phân theo nhóm hộ tại xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Tú năm 2015 ... 46 Bảng 3.8. Cơ cấu lao động và lao động thanh niên phân theo nhóm nơng hộ nghiên cứu tại xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Tú năm 2015 ... 48 Bảng 3.9. Tình hình thuê lao động của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu năm 2015 ... 50 Bảng 3.10. Số lượng lao động thanh niên phân theo nhóm độ tuổi tại nông hộ nghiên cứu năm 2015 ... 52 Bảng 3.11. Trình độ chun mơn kỹ thuật của lao động thanh niên tại nông hộ nghiên cứu năm 2015 ... 53 Bảng 3.12. Tình hình việc làm của lao động thanh niên phân theo nhóm tuổi tại nông hộ nghiên cứu năm 2015 ... 55 Bảng 3.13. Sự phân bố về khu vực làm việc của lao động thanh niên phân theo nhóm tuổi tại nông hộ nghiên cứu năm 2015 ... 58 Bảng 3.14. Việc làm và thu nhập của lao động thanh niên trong nông hộ nghiên cứu năm 2015 ... 60 Bảng 3.15. Tình hình lao động và lao động thanh niên tham gia sản xuất nông nghiệp tại nông hộ nghiên cứu năm 2015 ... 64
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Bảng 3.16. Sự đánh giá về mức độ tham gia trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp của lao động thanh niên so với lao động chính tại nơng hộ nghiên cứu năm 2015 ... 66 Bảng 3.17. Vai trò về việc làm của hoạt động sản xuất nông nghiệp đối với lao động thanh niên tại nông hộ nghiên cứu năm 2015 ... 68 Bảng 3.18. Tình hình lao động thanh niên tham gia vào các lớp tập huấn về kĩ thuật sản xuất nông nghiệp trong nông hộ nghiên cứu năm 2015 ... 72 Bảng 3.19. Dòng dịch chuyển trong vòng 5 năm (2011-2015) của lao động thanh niên tại nông hộ nghiên cứu ... 73 Bảng 3.20. Tình hình nơng hộ chịu sự ảnh hưởng khi lao động thanh niên di cư trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp năm 2015 ... 75 Bảng 3.21. Nhu cầu về tập huấn kĩ thuật sản xuất nông nghiệp của lao động thanh niên trong nông hộ nghiên cứu năm 2015 ... 79 Bảng 3.22. Các khó khăn gặp phải của lao động thanh niên khi tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại nông hộ ... 81 Bảng 3.23. Kết quả thảo luận nhóm tại xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Tú ... 83
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><b>DANH MỤC HÌNH </b>
<i><b>Trang </b></i>
Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ... 33 Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế của huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2011-2015 ... 34 Hình 3.3. Biểu đồ trình độ chun mơn kĩ thuật của lao động thanh niên tham gia
vào hoạt động sản xuất nông nghiệp tại nông hộ nghiên cứu năm 2015 ... 70 Hình 3.4. Biểu đồ các ảnh hưởng của lao động thanh niên khi di cư đối với hoạt
động sản xuất nông nghiệp tại nơng hộ nghiên cứu năm 2015 ... 76 Hình 3.5. Biểu đồ ý kiến về việc tăng, giảm quy mô các hoạt động sản xuất nông
nghiệp của lao động thanh niên tại nông hộ nghiên cứu năm 2015 ... 77 Hình 3.6. Biểu đồ ý định tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp của lao
động thanh niên trong thời gian tới ... 80
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><b>MỞ ĐẦU </b>
<b>1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI </b>
Lao động - việc làm luôn là một trong những vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, ổn định xã hội của mỗi Quốc gia. Theo Tổng cục thống kê Việt Nam (2015), cả nước hiện có trên 22,5 triệu lao động ở độ tuổi thanh niên, tỉ lệ lao động thanh niên nông thôn chiếm 75% tổng lao động thanh niên. Tuy nhiên tỉ lệ thất nghiệp ở thanh niên nông thôn năm 2015 là 4,63%, trong khi mỗi năm có từ 1,2 đến 1,6 triệu thiếu niên bước vào độ tuổi thanh niên [36]. Do vậy vấn đề về việc làm cho thanh niên hiện đang là mối quan tâm chung của toàn xã hội, đặc biệt là vấn đề việc làm cho lao động nông thơn.
Q trình đơ thị hố nhanh, mở rộng nên đất canh tác nơng nghiệp ngày càng có xu hướng thu hẹp lại; cơng nghiệp hố nơng nghiệp đã khiến cho thời gian nông nhàn nhiều hơn khi thay thế lao động việc sản xuất bằng các phương tiện máy móc ngày càng trở nên phổ biến. Vì vậy dẫn đến việc lực lượng lao động thanh niên nông thôn bị đẩy vào thị trường lao động khi họ chưa được trang bị đầy đủ những yêu cầu cần thiết đáp ứng với thị thường lao động. Ngoài ra, việc lao động thanh niên không muốn tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp mà di cư ồ ạt vào các khu công nghiệp trên cả nước. Điều này đã dẫn đến tình trạng tại vùng nơng thơn này chỉ cịn lại người già, trẻ em và người ngồi độ tuổi lao động, bỏ đất bỏ ruộng không canh tác gây ảnh hưởng nặng nề đến việc sản xuất nông nghiệp [30].
Quảng Trị là một tỉnh có quy mơ dân số trung bình, nhưng sức ép về việc làm rất lớn. Ước tính bình qn mỗi năm tồn tỉnh có khoảng từ 3.000-4.000 người bước vào độ tuổi lao động, trong khi đó lao động qua đào tạo chỉ đạt 36,4%, tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 27,3%. Chất lượng lao động thấp, phần lớn là lao động phổ thông nên tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn còn cao, đặc biệt là đối tượng lao động thanh niên nông thôn. Theo sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị (2015), trong tổng số 7.027 lao động thất nghiệp trong độ tuổi lao động, có 4.612 lao động đã qua đào tạo. Số lao động tốt nghiệp các hệ Trung cấp, Cao Đẳng, Đại học trở lên là 3.506 người, phần lớn là lao động trong độ tuổi thanh niên [26].
Từ thực tế nêu trên, đề tài mong muốn xác định được những hoạt động về việc làm hiện nay và trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nào có sự tham gia của thanh niên. Từ đó nêu lên được chất lượng của lao động nông nghiệp, nông thôn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị có đang ở trong tình trạng thiếu lao động hay không. Đây là nhiệm vụ rất cấp bách và có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Do vậy, chúng tôi chọn đề tài
<i><b>“Lao động và việc làm của thanh niên trong sản xuất nông nghiệp ở nông hộ tại </b></i>
<i><b>huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị” để nghiên cứu. </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><b>2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung </b>
Tìm hiểu tình hình việc làm hiện nay của lao động thanh niên trong nông hộ, sự khác biệt về công việc giữa các nhóm tuổi thuộc độ tuổi thanh niên. Dịng dịch chuyển và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn việc làm của lao động thanh niên. Qua đó làm rõ được thực trạng về vấn đề lao động trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp đang thừa hay thiếu, chất lượng lao động như thế nào. Góp phần tìm ra các giải pháp hướng đến việc sử dụng lao động thanh niên nông thôn hợp lý.
<b>2.2 Mục tiêu cụ thể </b>
- Tìm hiểu về tình hình thanh niên nơng thơn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. - Nghiên cứu việc làm và sự tham gia của lao động thanh niên vào sản xuất nông nghiệp của nông hộ tại huyện Vĩnh Linh.
- Giải pháp nâng cao chất lượng lao động thanh niên của nông hộ.
<b>3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học </b>
- Từ kết quả nghiên cứu về tình trạng việc làm hiện nay của lao động thanh niên nông thôn góp phần làm cơ sở thực tiễn và lý luận để hướng đến việc sử dụng và khai thác lực lượng lao động thanh niên nông thôn một cách hợp lý.
- Là cơ sở khoa học cho việc triển khai những chính sách hướng đến mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nơng thơn một cách có hiệu quả.
<b>3.2. Ý nghĩa thực tiễn </b>
- Thơng qua nghiên cứu về tình hình việc làm và lao động thanh niên trong sản xuất nơng nghiệp ở nơng hộ cho thấy được tình hình về việc làm hiện nay của lao động thanh niên và sự tham gia của lao động thanh niên vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Kết quả thu được có ý nghĩa cho thấy chất lượng và số lượng LĐ hiện nay đang ở tình trạng nào. Góp phần phân bố lại và sử dụng lực lượng lao động thanh niên nơng thơn có hiệu quả hơn.
- Giúp cho địa phương có những hoạt động, chính sách hỗ trợ kịp thời cho lao động thanh niên tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp, giải quyết và tạo lập việc làm cho lao động thanh niên tại địa phương.
</div>