Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

LAO ĐỘNG CHẤT XÁM VÀ SỰ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CHẤT XÁM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.45 KB, 17 trang )

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG CHẤT XÁM VÀ SỰ DI
CHUYỂN LAO ĐỘNG CHẤT XÁM TỪ KHU VỰC CÔNG SANG KHU
VỰC TƯ.
Vùng lãnh thổ
Không thay đổi Thay đổi
Dạng Không thay
Việc đổi
Làm
Nghề Thay đổi
Nghiệp
Trong đó:
(I): Không thay đổi dạng việc làm cũng như vùng lãnh thổ.
(II): Thay đổi dạng việc làm nhưng vùng lãnh thổ không đổi.
(III): Thay đổi vùng lãnh thô nhưng dạng nghề nghiệp không đổi.
(IV): Thay đổi cả dạng việc làm và vùng lãnh thổ.
Dạng nghề nghiệp: Công việc chuyên môn hay đơn giản là nội dung hình thức làm việc.
Vùng lãnh thổ: Nơi làm việc.
1.1. Lao động chất xám : chỉ lực lượng lao động tri thức, lao động chất lượng cao (phi
phổ thông), là đối tượng chính có vai trò thúc đẩy chuyển dịch kinh tế sang hướng Công
nghiệp hóa – Hiện đại hóa
1.2. Di chuyển chất xám: bắt nguồn từ thuật ngữ “chảy máu chất xám” (Brain drain
hay Human capital flight), là sự di cư quy mô lớn của “lao động chất xám”, thông thường
do những xung đột, do thiếu cơ hội, bất ổn định về chính trị hoặc các rủi ro sức khỏe. Chảy
máu chất xám thường được xem như một chi phí kinh tế, khi nhân lực di chuyển kéo theo
cùng họ những giá trị đào tạo hay ưu đãi trước đó được hỗ trợ bởi chính phủ, cũng giống
1
I III
II IV
như một chi phí về tài chính đối với quốc gia. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, thường
được gọi là “di chuyển chất xám” (trong nội bộ đất nước và ra nước ngoài).
1.3. Khu vực công, khu vực tư và sự di chuyển chất xám từ khu vực công sang


khu vực tư.
Khu vực công: Trong nhiều tài liệu Khu vực công cộng (KVCC) được sử dụng như một
thuật ngữ tương đương với khái niệm về khu vực của Chính phủ. Theo cách hiểu này, một
số lĩnh vực cơ bản sau được xếp vào KVCC:
- Hệ thống các cơ quan quyền lực của nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp,
các cơ quan hành pháp ( bộ máy chính phủ, các bộ, viện, Uỷ ban nhân dân các cấp), cơ
quan tư pháp (tòa án, viện kiểm sát)…
- Hệ thống quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội
- Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội (đường xá, bến cảng, cầu cống, mạng lưới
thông tin đại chúng, hệ thống cung cấp dịch vụ công, trường học, bệnh viện công, các công
trình bảo vệ môi trường…)
- Các lực lượng kinh tế của chính phủ: Doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế nhà
nước, lưc lượng dự trữ quốc gia…
- Hệ thống an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội…
Khu vực tư: Cho tới nay thì vẫn chưa có một khái niệm chính xác nào về khu vực tư,
nhưng dựa trên hình thức phân bổ nguồn lực thì phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường
phải tuân theo các quy luật của thị trường như quy luật khan hiếm, quy luật cung cầu, quy
luật giá trị…Phương thức này sẽ lấy động cơ tối đa hóa lợi ích làm mục tiêu phân bổ.
Nguồn lực sẽ được phân bổ vào những ngành những lĩnh vực hay địa bàn nào mang lại lợi
ích tối đa cho người sở hữu nguồn lực đó. Theo cách gọi của Adam Smith thì đó chính là
“bàn tay vô hình” và là cơ sở để hình thành khu vực tư nhân.
Di chuyển lao động từ khu vực công sang khu vực tư
Theo TSKH Phạm Đức Chính thì di chuyển lao động giữa các công ty hoặc là cơ động của
người lao động gắn liền với vấn đề bỏ việc, có thể là tự nguyện của họ hoặc là sự bắt buộc
của người sử dụng lao động phải bỏ việc.
2
Dựa vào quan điểm trên thì di chuyển lao động từ khu vực công sang khu vực tư là hình
thức người lao động tự nguyện bỏ việc ở khu vực công chuyển sang khu vực tư hoặc bị ép
buộc phải thôi việc từ người sử dụng lao động của khu vực công.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến di chuyển lao động chất xám từ khu vực công sang

khu vực tư
Xét theo góc độ kinh tế, bất cứ ai quan tâm đến kinh tế đều biết bài học vỡ lòng đồng thời
là nên tảng quan trọng nhất của kinh tế học (economics), đó là vấn đề lợi ích và chi phí
(benefit and cost). Do đó bất cứ một quyết định nào được đưa ra đều dựa trên nguyên tắc
tổng lợi ích của quyết định đó mang lại cho người ra quyết định phải lớn hơn tổng chi phí
mà người đó bỏ ra. Trong tất cả các tình huống có thể, thì tình huống được lựa chọn là tình
huống mang lại lợi ích nhiều nhất cho người lựa chọn nó.
Lợi ích và chi phí của di chuyển lao động
Trong đó: B1t - lợi ích ở chỗ làm việc mới trong năm t;
B0t - lợi ích ở chỗ làm việc cũ trong năm t;
Xét dưới góc độ quản trị học (management), bất cứ ai trong cuộc sống đều muốn được
thỏa mãn nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow
đã chỉ ra rằng nhu cầu của con người được chi ra thành năm cấp độ khác nhau: cấp thấp
nhất là các nhu cầu về vật chất, tiếp theo là nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hôi, nhu cầu được
kính trọng và cao nhất là nhu cầu được thể hiện bản thân.
Đối với những người có kiến thức và trình độ học vấn càng cao thì những nhu cầu càng
trên cao của tháp Maslow càng quan trọng hơn vì những người này thừa hiểu rằng họ có đủ
khả năng để có được cuộc sống ổn định về mặt vật chất và mong muốn tìm kiếm những cơ
hội tốt hơn cho mình.
3
Theo triết học ( philosophy), vật chất và tinh thần là hai yếu tố không thể tách rời, chúng
vừa đối lập vừa bổ sung cho nhau. Do đó khi đời sống vật chất được nâng lên thì những
nhu cầu về tinh thần cũng phải nâng lên một cách tương ứng.
Dựa trên những nền tảng lý thuyết đã đưa ra ở trên thì những yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định di chuyển từ khu vực công sang khu vực tư của lao động được chúng tôi xem xét bao
gồm:
- Tiền lương
- Môi trường làm việc
- Yếu tố chủ quan của người lao động (giới tính, tuổi tác, gia đình, thâm niên công
tác…)

CHƯƠNG 2: DI CHUYỂN CHẤT XÁM TỪ KHU VỰC CÔNG SANG KHU
VỰC TƯ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Thực trạng di chuyển chất xám từ khu vực công sang khu vực tư tại tp HCM
Chảy máu chất xám dần trở thành “hiện tượng” tại các quốc gia đang phát triển hay các
nền kinh tế chuyển đổi, cụ thể ở Việt Nam, sự chuyển dịch lao động từ khu vực công sang
khu vực tư đang là dòng chảy tất nhiên của một thị trường lao động đang hình thành và
phát triển. Làn sóng người lao động nghỉ việc Nhà nước ra ngoài làm việc không còn là
vấn đề mới mẻ. Theo Bộ Nội vụ, từ năm 2003 đến hết năm 2007, có hơn 16.000 công chức
xin thôi việc ở Bộ Tài chính và TP HCM là những đơn vị có lượng người xin nghỉ việc cao
nhất. Con số này chỉ chiếm 0,8% công chức cả nước và cũng trong thời gian đó, lượng
công chức tăng lên đến hơn 500 ngàn người. Và lượng công chức bỏ việc chủ yếu diễn ra
tại Hà Nội và TP HCM, nơi khu vực kinh tế tư nhân đang tìm mọi cách thu hút những
người có năng lực và kinh nghiệm làm việc.
Tại Tp HCM, nơi có nền kinh tế phát triển nhất Việt Nam thì hiện tượng này ngày càng
phổ biến. Theo điều tra của viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm vừa qua
số lao động có trình độ chuyển từ khu vực nhà nước sang khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài đến hơn 50%, sang khu vực tư nhân gần 28%
4
Kết quả điều tra sự dịch chuyển lao động diễn ra theo thành phần kinh tế:
Doanh nghiệp chuyển từ
Doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước
ngoài
Doanh nghiệp
công ty tư nhân
Doanh nghiệp
Nhà nước
Doanh nghiệp Nhà nước Trung ương 22,22% 8,37% 26,12%
Doanh nghiệp Nhà nước thành phố 26,67% 14,98%
Doanh nghiệp, công ty tư nhân 11,11% 24,15% 0,78%

Khu vực quản lý Nhà nước 2,22% 4,84% 3,92%
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác 4,44% 2,64% 0,78%
Nghề tự do 17,18% 14,84%
Bộ đội chuyển ngành 7,03%
( Nguồn: Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)
Đặc biệt hiện tượng di chuyển chất xám tại TP HCM diễn ra mạnh mẽ ở các lĩnh vực như y
tế, giáo dục, ngân hàng…
• Y tế:
Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2008 cả nước có tổng số gần 290.000 cán bộ y tế
đang công tác tại các cơ sở y tế công lập. Tính tỷ lệ bình quân hiện nay là 6,5 bác
sĩ/1 vạn dân. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận, với trung bình
6,5 bác sỹ/10.000 dân như hiện nay là quá ít so với khu vực và thế giới.
Theo báo cáo của Sở Y tế TPHCM, từ năm 2004 đến hết năm 2007, có 1.501 nhân
viên y tế nghỉ hưu, thôi việc, bỏ việc và chuyển công tác; trong đó có 592 nhân viên
có trình độ lành nghề, là "chất xám" của ngành y tế thành phố. Riêng năm 2007 đến
nay, có hơn 276 nhân viên ngành y của thành phố xin nghỉ việc hoặc chuyển sang
làm cho bệnh viện tư. Bệnh viện Thống Nhất trong năm 2007 là nơi có số nhân viên
ra đi kỷ lục, lên đến 70 người. Bệnh viện Nhân dân 115, phụ sản Từ Dũ, Nguyễn
Trãi, cấp cứu Trưng Vương, mỗi nơi đều có hơn 20 người nghỉ việc.
5
Theo Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh, từ năm 2004 đến nay, toàn ngành y tế thành phố
có hơn 900 cán bộ, viên chức xin thôi việc, bỏ việc và chuyển công tác. Trong đó có
năm tiến sĩ, 33 thạc sĩ, 16 bác sĩ chuyên khoa II, 65 bác sĩ chuyên khoa I.
Phần lớn những người này đều vào làm việc tại các cơ sở y tế tư nhân, cơ sở y tế có
vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó không ít bác sĩ đang công tác tại các bệnh viện công nhưng vẫn làm
cho các bệnh viện, phòng khám tư với thời gian nhiều hơn.
Trong 4 năm từ 2004-2007, ngành Y tế TP giảm 1.501 cán bộ viên chức, trong đó
thôi việc là 550 và bỏ việc là 276 người. Trong đó có 592 nhân viên có trình độ lành
nghề, là "chất xám" của ngành y tế thành phố. Số chuyển công tác chỉ có 10 người.

Còn số lượng về hưu đông nhất chiếm tới 665 người. Lượng chất xám cũng tập
trung đông nhất ở số lượng cán bộ về hưu. số liệu cho thấy trong các năm qua,
ngành Y tế TP HCM chỉ giảm 0,7% trên tổng số cán bộ viên chức. Trong số những
người đã rời khỏi ngành vì nhiều lý do khác nhau có 11,4% là cán bộ viên chức giỏi,
lành nghề và những người về hưu cũng đã chiếm tới 56%.
• Giáo dục:
Theo thống kê chưa đầy đủ ở Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 7 /2003 đến ngày
31/12/2007 đã có hơn 3000 cán bộ công chức khối giáo dục chủ động rời bỏ nhiệm
sở để chuyển sang làm việc ở khu vực ngoài nhà nước. Năm học 2006 - 2007, TP
HCM có 1.809 giáo viên bỏ và thôi việc. Đến năm học 2007-2008, con số này là
1.286 người, trong đó có cả bậc tiểu học, trung học cơ sở, mầm non. Số giáo viên
bỏ việc thường chuyển sang các trường dân lập hay quốc tế. Giáo dục có vai trò vô
cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước vì thế tình
trạng chảy máu chất xám trong lĩnh vực giáo dục là vấn đề cần được báo động.
• Ngân hàng:
Tài chính và ngân hàng là những ngành năng động, đem lại thu nhập cao. Nhưng
hiện tượng chảy máu chất xám trong lĩnh vực này là đáng phải lưu tâm. Vào những
năm 1990, khi khu vực ngân hàng Việt Nam bắt đầu mở cửa thì đã xuất hiện trào
lưu chuyển dịch lao động từ khối ngân hàng nhà nước sang các ngân hàng nước
ngoài. Trong khi ngân hàng nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc kiềm chế lạm
6

×