Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thực hành ứng dụng phương pháp nghiên cứu văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.94 KB, 3 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

1

<b>BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ - LỚP CAO HỌC VĂN HỌC VIỆT NAM 21.1 CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC </b>

<i><b>1. Đề tài Nhân vật kẻ sĩ trong hai tiểu thuyết “Nguyễn Du” và “Chuông reo ngàn hống” của Nguyễn Thế Quang </b></i>

<i><b>1.1 Hướng nghiên cứu </b></i>

<i>Để tiếp cận đề tài Nhân vật kẻ sĩ trong hai tiểu thuyết “Nguyễn Du” và” Chuông reo ngàn hống” của Nguyễn Thế Quang, tôi chọn hướng nghiên cứu xã hội học và </i>

thi pháp học.

Với hướng nghiên cứu xã hội học (hướng lịch sử phát sinh), luận văn sẽ nghiên

<i>cứu nhân vật kẻ sĩ từ nguồn gốc của lịch sử (thời phong kiến, cụ thể là thế kỷ XVIII - XIX); </i>

bức tranh hiện thực đời sống (thi cử, chốn quan trường, triều đình phong kiến, khởi nghĩa nông dân,…) được nhà văn phản ánh trong tác phẩm. Theo hướng này, luận văn sẽ lý giải

<i>được nguồn gốc phát sinh và những biểu hiện của nhân vật kẻ sĩ được thể hiện trong hai </i>

tiểu thuyết nói trên.

Tiếp đến, với hướng nghiên cứu thi pháp học, luận văn sẽ chỉ ra được nghệ

<i>thuật xây dựng nhân vật kẻ sĩ trong hai tiểu thuyết Nguyễn Du và Thông reo ngàn hống. </i>

Tuy đây là hai tiểu thuyết dựa trên nhân vật và sự kiện lịch sử có thật, nhưng cần có sự sáng tạo nghệ thuật của nhà văn để tạo nên giá trị nghệ thuật cho hai tiểu thuyết này. Hướng tiếp cận thi pháp học sẽ chỉ ra được nhà văn Nguyễn Thế Quang đã có sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào khi xây dựng nhân vật Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ trong hai tác

<i>phẩm. Từ đó, luận văn sẽ xác định được được nghệ thuật xây dựng nhân vật kẻ sĩ trong hai </i>

tiểu thuyết trên.

<i><b>1.2 Phương pháp nghiên cứu </b></i>

<i>Để nghiên cứu đề tài Nhân vật kẻ sĩ trong hai tiểu thuyết “Nguyễn Du” và “Chuông reo ngàn hống” của Nguyễn Thế Quang, tơi chọn phương pháp phân tích tổng </i>

hợp và phương pháp so sánh.

Với phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp này sẽ chỉ ra được những đặc điểm của bối cảnh xã hội được xây dựng trong hai tác phẩm và biểu hiện cụ thể của

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

2

<i>nhân kẻ sĩ thông qua lời nói, hành động, cách phản ứng với thời cuộc. Từ đó, luận văn sẽ </i>

tổng hợp được cái nhìn đa chiều về nhân vật kẻ sĩ trong hai tiểu thuyết.

Với phương pháp so sánh, luận văn sẽ so sánh nhân vật trung tâm của hai tiểu

<i>thuyết (Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ) với những nhân vật kẻ sĩ khác trong tác phẩm, và so sánh với các nhân vật kẻ sĩ trong các tác phẩm văn học khác có cùng chủ đề, đề tài </i>

hoặc cùng hình mẫu nhân vật lịch sử. Từ đó, luận văn chỉ ra được đặc trưng tư tưởng và nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả Nguyễn Thế Quang.

<i><b>2. Đề tài Tính nữ trong thơ Xuân Quỳnh và Lâm Thị Mỹ Dạ 2.1 Hướng nghiên cứu </b></i>

<i>Để tiếp cận đề tài Tính nữ trong thơ Xuân Quỳnh và Lâm Thị Mỹ Dạ, tôi chọn </i>

hướng nghiên cứu phong cách học. Với hướng nghiên cứu này, luận văn sẽ chỉ ra được nét riêng phong cách nghệ thuật của hai nhà thơ Xuân Quỳnh và Lâm Thị Mỹ Dạ để tạo nên

<i>tính nữ trong sáng tác trong sáng tác của hai tác giả. Từ đó, luận văn sẽ có một cái nhìn đối </i>

sánh để làm rõ đặc trưng nữ tính trong thơ của hai tác giả trên.

<i><b>2.2 Phương pháp nghiên cứu </b></i>

<i>Để nghiên cứu đề tài Tính nữ trong thơ Xuân Quỳnh và Lâm Thị Mỹ Dạ, tôi </i>

chọn phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp so sánh.

Với phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp này sẽ chỉ ra và phân tích

<i>những đặc điểm, biểu hiện của tính nữ trong thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ. Từ đó, luận văn sẽ tổng hợp được cái nhìn tồn diện về tính nữ trong sáng sáng tác thơ của hai </i>

tác giả trên.

Với phương pháp so sánh, trên cơ sở kết quả của phương pháp phân tích,

<i>tổng hợp, luận văn sẽ so sánh tính nữ trong thơ của hai tác giả, chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt về tính nữ của hai nhà thơ. Từ đó, luận văn sẽ đưa ra lý giải về sự tương </i>

<b>đồng, khác biệt đó để thấy được phong cách riêng của từng tác giả. </b>

<i><b>3. Đề tài Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Bến không chồng” của Dương Hướng </b></i>

<i><b>3.1 Hướng nghiên cứu </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

3

<i>Để tiếp cận đề tài Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Bến không chồng” của Dương Hướng, tôi chọn hướng nghiên cứu thi pháp học. Với hướng nghiên cứu này, </i>

luận văn sẽ tập trung vào nghiên cứu không gian trần thuật, thời gian trần thuật, điểm nhìn

<i>trần thuật, kết cấu,…. Từ đó, nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Bến không chồng sẽ </i>

<i><b>được làm rõ. </b></i>

<i><b>3.2 Phương pháp nghiên cứu </b></i>

<i>Để nghiên cứu đề tài Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Bến không chồng” của Dương Hướng, tôi chọn phương pháp cấu trúc hệ thống và phương pháp phân </i>

tích tổng hợp.

<i>Với phương pháp cấu trúc hệ thống, luận văn sẽ xem nghệ thuật trần thuật </i>

là một cấu trúc hoàn chỉnh được tạo thành từ các yếu tố: không gian trần thuật, thời gian trần thuật, điểm nhìn trần thuật, kết cấu, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ trần thuật,….Luận văn sẽ nghiên cứu sự tác động qua lại và sự cộng hưởng giữa các yếu tố trên để tạo nên

<i>nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm. </i>

Với phương pháp phân tích tổng hợp, luận văn sẽ phân tích nhân vật, chi tiết

<i>cụ thể trong tác phẩm Bến không chồng của Dương Hướng. Đây là cơ sở để tiến hành </i>

phương pháp cấu trúc hệ thống. Từ dó, luận văn sẽ rút ra kết luận về đặc điểm của nghệ

<i>thuật trần thuật trong tiếu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng. </i>

<b>-Hết- </b>

</div>

×