Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BÁO CÁO SÁNG KIẾN NÂNG CAO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.82 KB, 10 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<i> Năm Căn, ngày 20 tháng 3 năm 2023</i>

<b>BÁO CÁO SÁNG KIẾN </b>

<b>“ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 4" </b>

<b>- Tên sáng kiến: </b>

- Họ và tên:

<b>- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học 1 thị trấn Năm Căn</b>

- Thời gian đã triển khai thực hiện:

<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>

<b>1. Tên sáng kiến: “Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 4”2. Sự cần thiết (Lí do nghiên cứu):</b>

<i><b>2.1. Xuất phát từ mục tiêu của Chương trình Giáo dục Tiểu học</b></i>

Giáo dục là sự nghiệp mà Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm. Nhằm mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Để đáp ứng với nhu cầu của đất nước, cần phải đào tạo con người có đầy đủ nhân cách, phát triển toàn diện.

Tuy giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của toàn xã hội quan tâm và chăm lo nhưng lực lượng chủ yếu có tác động trực tiếp vẫn là đội ngũ các thầy cô giáo. Trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, người giáo viên không chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh mà cịn phải có một trọng trách hết sức nặng nề đó là hình thành ở học sinh thái độ tiếp thu và vận dụng kiến thức đó cho có hiệu quả; đồng thời qua đó giáo dục cho học sinh về thẩm mỹ, về nhân cách. Trọng trách này đặt nặng lên đôi vai của người giáo viên chủ nhiệm lớp, đặc biệt là ở bậc tiểu học – Nơi ươm mầm những tài năng. Muốn cho xã hội ngày càng phát triển, ngày càng phồn thịnh thì ngay bây giờ chúng ta hãy ni dưỡng những mầm xanh ấy thật tươi tốt. Có thể nói nơi ươm giống tốt nhất cho những mầm non ấy không đâu tốt bằng môi trường giáo dục mà nhà trường đóng một vai trị rất quan trọng.

<i><b>2.2. Xuất phát từ vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc giáodục HS.</b></i>

Sự nghiệp “trồng người” hiện nay đang được tồn xã hội quan tâm. Vai trị của người giáo viên trong nhà trường gắn liền với hai trọng trách to lớn đó là vừa giảng

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

dạy vừa giáo dục đạo đức cho học sinh. Là người chịu trách nhiệm với chất lượng hai mặt giáo dục, tôi rất trăn trở, làm thế nào để góp một phần cơng sức của mình vào việc giáo dục các em, giáo dục nhân cách, ý thức của các em ngày càng hoàn thiện hơn, hướng các em tới một cái nhìn mới, một tương lai tươi sáng, một ý thức tự học.

Nhằm tạo ra những con người có đầy đủ “đức” và “tài” cho xã hội. Để làm được điều đó, người giáo viên khơng chỉ phải có phương pháp giảng dạy sáng tạo mà cịn phải làm tốt cơng tác chủ nhiệm của mình.

<i><b>2.3. Xuất phát từ thực tế công tác chủ nhiệm lớp tại đơn vị và nhu cầu côngtác của bản thân :</b></i>

Trong công tác chủ nhiệm ở tiểu học, việc giáo dục học sinh hình thành những cơ sở ban đầu về sự phát triển đúng đắn, lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để làm hành trang cho các em bước tiếp vào bậc học trên quả thật là một cơng việc khó khăn và phức tạp địi hỏi người giáo viên chủ nhiệm lớp phải hiểu rõ mục đích, vai trị nhiệm vụ của cơng tác chủ nhiệm, tác động của hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đến phong trào lớp và chất lượng giáo dục đó là: Giáo dục thiếu niên nhi đồng làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan của Bác Hồ.

Tuy nhiên, đội ngũ các thầy giáo (cô giáo) làm công tác chủ nhiệm lớp đang phải đối mặt với những khó khăn như:

<i>* Về phía học sinh :</i>

- Đối tượng học sinh cấp tiểu học ở những độ tuổi khác nhau cũng có nhiều dạng khác nhau: có nhiều em rất ngoan, hiền và biết vâng lời thầy cơ giáo. Nhưng cũng có một số em thì ngang bướng, ngỗ nghịch,… Trong đối tượng học sinh này có một dạng

<i>gọi là “học sinh chưa ngoan”. Các em học sinh thuộc dạng cá biệt trong lớp, có hành</i>

vi xấu, hay gây gổ, chửi thề, nói tục, ý thức học tập khơng có, kết quả học tập yếu kém, lười học tập và không biết vâng lời thầy cô, bố, mẹ,... Đó là học sinh ln tạo ra nhiều sự phiền hà và bận rộn hơn cho giáo viên. Để đưa các em học sinh này vào khuôn khổ không phải giáo viên nào cũng thành công trong việc giáo dục và giảng dạy.

<i>- Do đặc thù tâm sinh lí của học sinh tiểu học là hay bắt chước, ham chơi và mau</i>

quên dễ nhớ.

- Các em mê chơi games nên quên học tập và rèn luyện ở nhà… dẫn tới ảnh hưởng đến việc học tập của các em .

- Thực tế cho thấy có rất nhiều học sinh ngoan, chăm học,…Nhưng số học sinh chưa ngoan cũng khơng ít. Bất cứ trường học nào, lớp học nào cũng có học sinh chưa

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

ngoan, lười biếng trong học tập. Lớp học do tôi làm chủ nhiệm cũng khơng ngoại lệ. Đó là một thách thức, khó khăn của người giáo viên chủ nhiệm lớp.

<i>* Về phía giáo viên:</i>

- Kinh nghiệm giáo dục học sinh chưa ngoan của một số giáo viên còn hạn chế. - Một số giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường, giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa được chú trọng .

- Công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ .

- Tiết sinh hoạt tập thể, sinh hoạt lớp đầu giờ chưa được chú trọng đúng mức, từ đó giáo viên chưa đánh giá hết các điểm mạnh, hạn chế của từng học sinh để thúc đẩy tiềm năng vốn có của học sinh và khắc phục những hành vi sai, uốn nắn và giáo dục các em kịp thời .

<i>* Về phía phụ huynh học sinh:</i>

- Trình độ dân trí ở địa phương cịn thấp, đa số phụ huynh học sinh là người lao động cơng việc làm ăn bận rộn nên ít có thời gian quản lí, kiểm tra và đơn đốc nhắc nhở việc học hành của con em mình .

- Số ít phụ huynh học sinh mang tư tưởng “Khoán trắng” cho nhà trường. Họ coi việc giáo dục học sinh là trách nhiệm của nhà trường, của các thầy giáo (cô giáo). Với trách nhiệm là một giáo viên trực tiếp đứng lớp và làm công tác chủ nhiệm đã nhiều năm. Hàng ngày giảng dạy và giáo dục các em, tơi nhận thấy cịn nhiều em chưa ngoan, chưa chú ý xây dựng bài, còn nhiều em chậm tiến, cịn lơ là khơng tích cực tham gia học tập, lao động và sinh hoạt tập thể. Nhiều học sinh còn vi phạm nội quy, chưa tự giác học tập, cịn tâm lí ỷ lại vào thầy cô và cha mẹ, bạn bè. Ban cán sự lớp chưa thật sự hiểu rõ được nhiệm vụ của mình và cũng chưa được bồi dưỡng khả năng tự quản lớp. Từ những vấn đề nêu trên tôi nhận thấy rằng việc áp dụng các biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp là thiết thực và cần thiết. Chính vì thế tơi mạnh dạn

<b>chọn sáng kiến: “Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 4” để áp dụng vào</b>

quá trình giảng dạy và giáo dục nhằm nâng cao chất lượng làm công tác chủ nhiệm lớp của mình.

<b>II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN</b>

Như đã nêu ở trên, nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp. Người giáo viên cần sử dụng một số biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Cụ thể:

<i><b>Biện pháp 1: Lập sơ đồ lớp:</b></i>

Những ngày đầu khi nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm cần nghiên cứu kĩ hồ sơ bàn giao và gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm năm học trước để nắm cụ thể về hồn cảnh gia

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

đình, tính cách, mặt mạnh, mặt yếu của từng học sinh để có thể bố trí chỗ ngồi cho các em một cách phù hợp.

Khi lập sơ đồ lớp, giáo viên chủ nhiệm dựa vào các căn cứ sau :

- Học lực của học sinh: Xen kẽ học sinh hoàn thành tốt với học sinh chưa hoàn thành.

- Thể chất của học sinh: Học sinh thấp ngồi trước, cao ngồi sau, mắt yếu ngồi gần bảng.

- Những em trong ban cán sự lớp: Thường ngồi giữa hoặc ngồi sau tổ (lớp). - Ý thức của học sinh: học sinh nói chuyện nhiều, khơng chú ý học thì cho ngồi xen kẽ với học sinh có ý thức cao trong học tập.

Liệt kê và xác định trong lớp có bao nhiêu học sinh cá biệt, phân loại từng em còn hạn chế mặt nào như: học lực chậm tiến, có đạo đức khơng tốt, hay gây gổ với bạn bè, hay mất trật tự trong giờ học,…

<i><b>* Nhóm các học sinh hạn chế về kiến thức:</b></i>

Khi tiến hành chia tổ, giáo viên chủ nhiệm cần tạo sự đồng đều trong tổ. Nói cách khác, mỗi tổ phải đảm bảo nhiều đối tượng: có học sinh chậm tiến, học sinh hoàn thành tốt, học sinh ở địa bàn xa - gần, có học sinh ngoan, học sinh chưa ngoan,… làm được như vậy thì trong quá trình học tập các em có thể hỗ trợ nhau trong học tập, trong lao động,…

Đối với nhóm những học sinh cá biệt về học lực, có thể vận dụng những biện pháp như:

- Thường xuyên kiểm tra việc chuẩn bị bài đối với học sinh thông qua các buổi sinh hoạt đầu giờ.

- Phân công các bạn học khá hơn kèm cặp, cùng làm các bài tập ở nhà.

- Hàng ngày giáo viên cần giúp đỡ các em trong học tập, giảng lại những bài mà các em chưa hiểu, giúp các em hoàn thành các bài tập bằng tự lực bản thân.

- Khi giảng bài thường chú ý và hỏi bài đến các đối tượng này, để theo dõi việc hiểu bài của các em mà giảng chậm hoặc giảng lại.

- Trao đổi với phụ huynh, nên giành thời gian cho các em học tập. Bố trí cho các em tổ chức đến nhà cùng nhau ôn tập và rèn luyện bài vở.

<i><b>* Nhóm các học sinh hạn chế về đạo đức:</b></i>

Đây là các em thường có học lực chậm tiến, đi đôi với hành vi không tốt, thường ảnh hưởng đến việc học tập của lớp. Giáo viên có thể vận dụng những biện pháp như:

- Gặp riêng từng em, hỏi thăm việc học tập và gia đình của các em. Sau đó phân tích những hành vi mà các em đã gây ra đúng sai như thế nào? Tìm hiểu lý do vì sao các em đó lại có hành vi ấy?

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

- Gặp gia đình, trao đổi và thống nhất các biện pháp giáo dục.

- Giao cho các em một số nhiệm vụ phù hợp để các em tự nhận thấy mình cũng có thể làm được những việc giáo viên đã giao.

- Giáo viên cũng cần biểu dương, khen thưởng, động viên, nhắc nhở, kỉ luật kịp thời, đúng thời điểm.

<i><b> Biện pháp 2: Xây dựng tập thể lớp tự quản.</b></i>

Trước hết muốn có một lớp học tốt, chăm ngoan giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch xây dựng một tập thể đồn kết, nhất trí, biết tự quản những công việc của lớp. Bởi vậy, giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng được một bộ máy tự quản của lớp mình gồm:

- Một lớp trưởng: Được tập thể lớp bầu vào đầu năm học, học sinh này phải thực sự tâm huyết, phải có năng lực lãnh đạo, có uy tín với bạn bè trong lớp.

- Các lớp phó: Lớp phó học tập, lớp phó văn - thể - mĩ, lớp phó lao động - theo dõi việc trực nhật, việc giữ gìn cơ sở vật chất trong lớp của mình.

- Trong lớp giáo viên chủ nhiệm cũng phải chia thành nhiều tổ tùy vào số lượng

<i>học sinh của từng lớp (có thể chia làm 3,4 hoặc 5 tổ - Đặt tên tổ theo dãy hoặc têncác ngày trong tuần để học sinh dễ nhớ nhiệm vụ được giao của tổ mình như lịch trựcnhật, lịch kiểm tra vở bài tập,...). Mỗi tổ có một tổ trưởng và một tổ phó. Mỗi tổ có</i>

thể chia thành nhiều nhóm học tập, mỗi nhóm có một nhóm trưởng.

- Tổ nhóm học tập: Tổ nhóm học tập sẽ giúp phần thúc đẩy sự chuyên cần học tập, giúp nhau giải đáp thắc mắc, giúp nhau học tập lý thuyết, bài tập và thực hành. Đặc biệt hơn, tổ nhóm học tập còn giúp được các bạn học sinh chậm tiến và các bạn hay nghỉ học vì sức khỏe, cũng như vì hồn cảnh gia đình. Tổ nhóm học tập cịn dần hình thành nền móng của tình bạn lâu dài, có khả năng giúp nhau trong cuộc sống khi đã trưởng thành.

<i><b> Biện pháp 3: Rèn nền nếp lớp.</b></i>

Ngay từ khi nhận lớp, tôi đã cho các em học sinh học về Nhiệm vụ của người học sinh và nội quy trong lớp học, cho các em học cụ thể chi tiết từng mục một, phân tích kỹ để các em hiểu nhiệm vụ của mình, vì nhiều khi các em cịn q nhỏ, lớp học phải trật tự có nền nếp thì giáo viên mới giảng dạy tốt, tránh tình trạng thầy nói, trị nói, khơng ai nghe ai. Trong cơng tác này luôn phải nghiêm khắc nhưng cũng cần phải nhẹ nhàng với các em, học ra học, chơi ra chơi. Ngoài ra, tôi đã hướng dẫn tỉ mỉ về yêu cầu thi đua giữa các tổ và các cá nhân ngay từ buổi học đầu tiên để các em phấn đấu. Ln duy trì đều đặn hoạt động thi đua giữa các tổ, các cá nhân, có khen thưởng kịp thời. Lấy tiêu chí khen, động viên là chính.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Tơi ln đề cao vai trị của cán bộ lớp, các em này thực sự là những cô (thầy) giáo nhỏ của lớp học. Tôi hướng dẫn cách các em tự quản lớp như thế nào, nhiều khi những em cán bộ lớp được tôi phân công lại là những em hiếu động ở trong lớp để các em có ý thức sửa chữa và động viên kịp thời nếu các em làm tốt nhiệm vụ được giao.

Là chủ nhiệm của lớp nhỏ tuổi nhưng tôi luôn đề cao tinh thần tự quản của các em, khen tập thể cá nhân nào có ý thức tự quản tốt, từ đó giúp các em có sự thi đua nhau. Cuối mỗi tuần, mỗi tháng luôn giành khoảng thời gian cho các em tự bình bầu thi đua giữa các tổ, các cá nhân. Hàng tuần tôi sẽ thưởng cho các cá nhân xuất sắc và tổ có nhiều thành tích tốt.

Để làm tốt được những việc trên không thể ngày một ngày hai mà các em có thể thực hiện được tốt, do vậy tôi luôn phải nhắc nhở đến khi các em quen dần, đặc biệt trong một, hai tháng đầu giáo viên phải chỉ dẫn tỉ mỉ cho học sinh từng tí một để các em có cái chuẩn để thực hiện theo.

<i><b>Biện pháp 4: Xây dựng phong trào học tập</b></i>

Ngay từ đầu năm học, tôi điều tra học lực của các em, phân loại học sinh để có biện pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng, luôn ưu tiên đến các học sinh chậm tiến trong lớp, giành cho các em này những câu hỏi đơn giản để các em cảm thấy tự tin khi phát biểu ý kiến.

Tôi cũng luôn tạo ra trong lớp một khơng khí thi đua học tập tốt, sơi nổi trong mọi tiết dạy.

Duy trì thi đua cho những học sinh hăng hái, khen thưởng cho những học sinh có thành tích tốt và cho tổ có nhiều em phát biểu ý kiến, nhiều khi là một tràng pháo tay tuyên dương cho những em trả lời đúng, làm như vậy sẽ khích lệ các em rất nhiều. Khi xếp chỗ ngồi, tôi luôn chú ý xếp xen kẽ học sinh chưa hoàn thành với học sinh hoàn thành tốt để các em tự giúp đỡ nhau trong học tập, cuối tuần ln có bình bầu đơi bạn nào tiến bộ nhất trong tuần đó.

Ngay trong đầu năm học phải cho các em hiểu các ký hiệu về học tập và được thống nhất khi ở trong lớp như cách giơ tay, lấy đồ dùng học tập phải được sắp xếp như thế nào, cách đứng trả lời... từ đó rèn cho HS tác phong nhanh nhẹn trong mọi hoạt động.

Duy trì nền nếp kiểm tra bài đầu giờ và kiểm tra bài của nhau trong các tiết dạy giúp GV tiết kiệm được thời gian và hướng các em vào mục tiêu tự đánh giá kết quả của mình. Tơi ln có kế hoạch kèm cặp các em chậm tiến bộ. Trong lớp chủ động gọi các em nhút nhát để các em tự tin và mạnh dạn hơn trong học tập.

<i><b>Biện pháp 5: Phối hợp với các lực lượng trong nhà trường:</b></i>

<i>- Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Đội TNTPHCM:</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Phải thường xun quan tâm đến cơng tác Đội, có kế hoạch kết hợp chặt chẽ với Đội. Qua thực tế nhiều năm làm công tác chủ nhiệm cho thấy, nếu giáo viên chủ nhiệm nào quan tâm đến công tác của Sao, Chi đội – Liên đội thường xuyên hơn thì thành quả giáo dục đối với mọi thành viên trong lớp được nhân lên nhiều lần.

<i>Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn:</i>

Giáo viên chủ nhiệm phải là trung tâm cầu nối giữa giáo viên bộ môn và học sinh. Bằng việc theo dõi thường xuyên mọi hoạt động, những kết quả học tập của mỗi em học sinh ở các bộ môn, thông qua giáo viên bộ mơn để có biện pháp phát huy, uốn nắn, sửa chữa kịp thời.

<i>Giáo viên chủ nhiệm tham mưu với Ban giám hiệu:</i>

Báo cáo tình hình của lớp, kết quả giáo dục, ý chí, nguyện vọng của học sinh lớp mình với BGH khi cần. Tích cực tham mưu với lãnh đạo nhà trường để vận động, hỗ trợ tập vở, quần áo, xe đạp, gạo,... cho học sinh có hồn cảnh khó khăn.

<i>Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các lực lượng khác trong nhà trường:</i>

Giáo viên chủ nhiệm cũng thường xuyên phối hợp với các lực lượng như bảo vệ, thư viện…, thực tế cho thấy nhiều khi giáo viên chủ nhiệm hiểu học sinh mình thơng qua lực lượng này sẽ rất khách quan, chính xác.

<i><b>Biện pháp 6: Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với gia đình học sinh:</b></i>

<i>Cha mẹ học sinh chính là nơi giáo viên chủ nhiệm dễ dàng biết rõ hồn cảnh giađình từng em. Giáo viên chủ nhiệm có điều kiện để gửi gắm tâm tư, tình cảm, trao đổi</i>

của mình đến từng phụ huynh học sinh và nắm bắt hoàn cảnh thực tế gia đình, địa

<i>phương, nơi các em đang sống. Ngồi ra giáo viên chủ nhiệm có thể trao đổi qua zalo,</i>

thông báo, điện thoại…để tham mưu, phối hợp với cha mẹ các em.

<b>III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠMVI ÁP DỤNG</b>

<b> 1. Tính mới:</b>

Thơng q q trình lâu dài, nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tơi ln đặt mục tiêu hồn thành tốt công tác chủ nhiệm mà lãnh đạo nhà trường giao phó.

Với vai trị là một giáo viên nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học, tôi đã vận dụng những kinh nghiệm mà bản thân đã đúc kết được trong những năm học qua. Sáng kiến đã trình bày được một số biện pháp hữu hiệu, khả thi về công tác chủ nhiệm. Tạo điều kiện cho phong trào thi đua của lớp vào khuôn khổ nền nếp, phát huy được tính tích cực của học sinh và tinh thần tự học, tự quản của học sinh.

<b>Sáng kiến “ Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 4” lần đầu được áp dụng</b>

tại đơn vị trường Tiểu học 1 TT Năm Căn và mang lại hiệu quả.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>2. Tính hiệu quả và khả thi:</b>

Sau thời gian áp dụng các biện pháp của sáng kiến, bản thân tôi nhận thấy chất lượng lớp chủ nhiệm đã dần được cải thiện và nâng cao. Điều đó đã cho tơi thấy mình có hướng đi đúng, cách làm phù hợp cho việc nâng cao nền nếp học tập cũng như chất lượng dạy- học của học sinh lớp tôi chủ nhiệm. Và dưới đây là kết quả sau thời gian tôi đã áp dụng biện pháp với chính lớp mình chủ nhiệm trong năm học 2021-2022 với tổng số học sinh là 39 em:

HSHTXS: 9 em, đạt 23,07 % HTVT: 12 em, đạt 30,76% HTCTLH: 39 em, đạt 100%

Thi toán Vioedu: Cấp trường 3 giải (2 giải Nhì, 1 giải Ba); Cấp huyện 2 giải (1 giải Nhì, 1 giải Ba).

Thi kể chuyện Bác Hồ : 1 giải Nhì

Thi bóng đá mini cấp trường: 1 giải Nhất.

Thi vẽ tranh chú bộ đội: 3 giải ( 1 giải Nhất, 2 giải Ba) Lớp đạt lớp vở sạch chữ đẹp.

3. Phạm vi áp dụng

- Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã được triển khai áp dụng để thực hiện trong toàn khối 4, trường Tiểu học 1 TT Năm Căn mang lại kết quả khả quan.

<i><b>- Có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học trong công tác chủ</b></i>

nhiệm ở các đơn vị khác.

<b>IV. KẾT LUẬN </b>

<b>Sáng kiến “Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 4” phần nào đã đáp</b>

ứng được yêu cầu giáo dục học sinh hiện nay, song kết quả mới chỉ là bước đầu. Để việc giáo dục học sinh đạt hiệu quả, trước hết giáo viên chủ nhiệm phải lưu ý: - Người giáo viên phải có tấm lịng u thương học sinh, sống gương mẫu, chân thành, gần gũi học sinh, có lịng vị tha bao dung, công bằng với các em. Không thành kiến với các em, nhìn nhận và đánh giá các em khách quan, vô tư. Động viên và tạo niềm tin cho học sinh có học lực chưa hồn thành phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện .

- Có kế hoạch và phương pháp giáo dục tốt, phát huy vai trò và niềm tin phấn đấu vươn lên trong học tập của các em .

- Có kế hoạch cụ thể chi tiết, khoa học, kế hoạch phải bám sát với tình hình thực tế của lớp, trường từ đó đề ra những giải pháp phù hợp, sát thực

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trưòng. - Biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, của phụ huynh, của học sinh,…

- Bản thân phải ln có ý thức rèn luyện tự học, tự bồi dưỡng để từng bước nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, năng lực tổ chức và hoạt động giáo dục .

<b> </b>

<b> XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Người báo cáo ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP</b>

</div>

×