Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Nghiên Cứu Phân Tầng Nguy Cơ Tim Mạch Ở Người ≥40 Tuổi Bằng Thang Điểm Score Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Ninh Thuận.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 109 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> ĐẠI HỌC HUẾ</b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC</b>

<b>TRẦN THANH TRUYỀN</b>

<b>NGHIÊN CỨU PHÂN TẦNG NGUY CƠ BỆNH TIM MẠCH Ở NGƯỜI ≥ 40 TUỔI </b>

<b>BẰNG THANG ĐIỂM SCORE TẠI </b>

<b>BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH THUẬN</b>

<b>LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II</b>

<b>HUẾ - 2018</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ADA (American Diabetes Association): Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ BMI (Body Mass Index): Chỉ số khối cơ thể

EF Ejection Fraction Phân suất tống máu

ESC (European Society of Cardiology): Hội Tim mạch Châu Âu

HDL-C : Lipoprotein Cholesterol tỉ trọng cao

LDL-C : Lipoprotein Cholesterol tỉ trọng thấp

PĐTT : Phì đại thất trái

TCYTTG : Tổ chức Y tế Thế giới

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ...1</b>

<b>Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...3</b>

1.1. Bệnh tim mạch...3

1.2. Các thang điểm dự báo nguy cơ tim mạch...11

1.3. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài...19

<b>Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...25</b>

2.1. Đối tượng nghiên cứu...25

2.2. Phương pháp nghiên cứu...26

2.3. Xử lý số liệu...38

2.4. Đạo đức trong nghiên cứu...39

<b>Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...41</b>

3.1. Đặc điểm chung...41

3.2. Mối liên quan và tương quan...45

<b>Chương 4. BÀN LUẬN...55</b>

4.1. Đặc điểm chung...55

4.2. Khảo sát các yếu tố nguy cơ...58

4.3. Phân tầng nguy cơ theo thang điểm SCORE và tìm mối liên quan và

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Bảng 1.1. Phân tầng nguy cơ tim mạch theo thang điểm SCORE...17

Bảng 2.1. Tiêu chuẩn béo phì dành cho các nước châu Á [16]...28

Bảng 2.2. Phân độ tăng huyết áp của Hội THA Việt nam 2016 [9]...29

Bảng 2.3. Đánh giá mức độ RLLP máu theo NCEP, ATPIII (5/2001)[59]...30

<i>Bảng 2.4. Phân độ đau thắt ngực theo Hội Tim mạch Canada (CSS) [9]...31</i>

Bảng 1.2. Mục tiêu giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng...37

Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi và giới...41

Bảng 3.2. Đặc điểm về chỉ số nhân trắc...42

Bảng 3.3. Đặc điểm về các yếu tố nguy cơ...43

Bảng 3.4. Phân độ THA...44

Bảng 3.5.Thang điểm SCORE...44

Bảng 3.6. Liên quan giữa thang điểm SCORE với tuổi...45

Bảng 3.7. Liên quan giữa thang điểm SCORE với giới...45

Bảng 3.8. Liên quan giữa thang điểm SCORE với THA...46

Bảng 3.9. Liên quan giữa thang điểm SCORE với đái tháo đường...46

Bảng 3.10. Liên quan giữa thang điểm SCORE với BMI...47

Bảng 3.11. Liên quan giữa thang điểm SCORE với béo bụng...48

Bảng 3.12. Liên quan giữa thang điểm SCORE với hút thuốc lá...48

Bảng 3.13. Liên quan giữa thang điểm SCORE với hoạt động thể lực...49

Bảng 3.14. Tương quan giữa các yếu tố nguy cơ với thang điểm SCORE...50

Bảng 3.15. Mô hình hồi qui đa biến giữa thang điểm SCORE với các YTNC....53

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Biểu đồ 3.1. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu...41

Biểu đồ 3.2. Tương quan giữa thang điểm SCORE với HATTh...51

Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa thang điểm SCORE với cholesterol...51

Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa thang điểm SCORE với HDL-c...52

Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa thang điểm SCORE với LDL-c...52

Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa thang điểm SCORE với glucose máu...53

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Hình 1.1.Hậu quả của các yếu tố nguy cơ tim mạch ...11 Hình 1.2. Thang điểm SCORE...17 Hình 2.1. Thang điểm SCORE...36

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ</b>

Bệnh tim mạch đã trở thành gánh nặng tồn cầu khơng chỉ ở các quốc gia phát triển mà cả các quốc gia đang phát triển. Năm 2010, ước tính có 29,6% ca tử vong trên toàn thế giới do bệnh tim mạch, gấp đôi số ca tử vong do ung thư [49]. Tại Mỹ, thống kê năm 2013, tỷ lệ tử vong chung do bệnh tim mạch là 222,9/100.000 dân, ở nam là 269,8/100.000 dân và ở nữ là 184,8/100.000 dân. Những năm gần đây, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch giảm 28,8%. Tuy nhiên, trong năm 2013, bệnh tim mạch vẫn chiếm 30,8%, chiếm 1/3 số ca tử vong chung ở Hoa Kỳ. Ước tính mỗi ngày có 2200 người Mỹ chết vì bệnh tim mạch, trung bình cứ mỗi 40 giây có 1 ca tử vong. Khoảng 35% số ca tử vong do bệnh tim mạch xảy ra trước 75 tuổi, nhỏ hơn tuổi thọ trung bình hiện tại là 78,8 năm.[47]

Ở châu Âu, gần đây mặc dù tỷ lệ tử vong đã giảm ở nhiều nước nhưng bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong cho >4 triệu ca mỗi năm, chiếm gần một nửa số ca tử vong chung ở châu Âu. Tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch hàng năm ở châu Âu là 20%, trong đó ở phụ nữ 51% so với 42% ở nam [49].

Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế năm 2005, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch là 6,77% và tỷ lệ tử vong của bệnh tim mạch là 20,68% [13]

Bệnh tim mạch thường là hệ quả của nhiều yếu tố tác động. Để giải quyết tốt, làm giảm gánh nặng do bệnh tim mạch cần phải có chiến lược kiểm sốt và điều trị dự phịng tốt các yếu tố nguy cơ tim mạch. Những chiến lược nhằm hướng đến những yếu tố nguy cơ liên quan lối sống như chế độ ăn khơng hợp lý, ít vận động thể lực và hút thuốc lá cũng như những hậu quả của lối sống đó như tăng huyết áp, rối loạn dung nạp glucose, rối loạn lipid máu... [6], [20], [22].

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi chúng ta đều có thể mắc bệnh tim mạch, đặc biệt khi trên 40 tuổi. Do đó, việc đánh giá nguy cơ bị bệnh tim

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

mạch là rất quan trọng sẽ giúp chúng ta biết dự báo nguy cơ tim mạch trong tương lai và tôn trọng những quy tắc trong cuộc sống để dự phòng tốt, ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ tim mạch xảy ra. Vấn đề dự báo nguy cơ tim mạch được xem là chiến lược quan trọng của Tổ chức Y tế thế giới với mong muốn chủ động làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch trong thế kỷ XXI [10], [50].

Để đáp ứng mục tiêu đó, các Hiệp hội Tim mạch trên thế giới đã đưa ra nhiều thang điểm dự báo nguy cơ bệnh tim mạch như thang điểm Framingham, Reynolds, SCORE, Procam, Qrick, và gần đây thang điểm

Pooled Cohort Equations, trong đó thang điểm SCORE và thang điểm Framingham là hai thang điểm được sử dụng phổ biến nhất [14], [16], [24]. Ở

Việt Nam, Hội Tim mạch Việt nam đề xuất sử dụng thang điểm SCORE vì

thang điểm này dùng những biến đơn giản, dễ áp dụng, phù hợp với Việt Nam có tỷ lệ tử vong tim mạch thấp hơn [5], [10], [16].

Tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Ninh Thuận, số bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch rất thường gặp nhưng chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Việc phân tầng nguy cơ tim mạch ở người <i><b>≥</b></i>40 tuổi bằng thang điểm SCORE sẽ làm nền tảng cho việc điều trị và dự phòng các bệnh tim mạch một cách chính xác và hiệu quả. Từ đó có chiến lược dự phịng hợp lý, thay đổi lối sống lành mạnh nhằm cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch. Xuất phát từ

<i><b>thực tế đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu phân tầng nguy cơ timmạch ở người ≥40 tuổi bằng thang điểm SCORE tại Bệnh viện Đa khoaTỉnh Ninh Thuận” với 2 mục tiêu sau:</b></i>

<i>1. Khảo sát các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân ≥40 tuổi đến khámchữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Ninh Thuận.</i>

<i>2. Phân tầng nguy cơ bằng thang điểm SCORE và tìm mối liên quan vớicác yếu tố nguy cơ tim mạch ở người ≥40 tuổi đến khám tại Bệnh viện Đakhoa Tỉnh Ninh Thuận.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Chương 1</b>

<b>TỔNG QUAN TÀI LIỆU</b>

<b>1.1. BỆNH TIM MẠCH</b>

<b>1.1.1. Dịch tễ học</b>

Bệnh tim mạch đã trở thành gánh nặng tồn cầu khơng chỉ ở các quốc gia phát triển mà cả các quốc gia đang phát triển. Trước thế kỷ 18 tỷ lệ BTM rất thấp, từ khi nền công nghiệp phát triển dẫn đến sự thay đổi về cách sống, tăng tiêu thụ thức ăn giàu mỡ và muối, hút thuốc lá và giảm hoạt động thể lực đã làm tăng rõ rệt căn bệnh này. Đến giữa thế kỷ 20, tỷ lệ tử vong bệnh tim mạch ở Mỹ là 170-300 ca/100.000 dân trong đó BMV là 150/100.000 dân. Trong thời gian từ 1968-1976, tỷ lệ tử vong do BMV đã giảm khoảng 20%, hơn một nửa trong số này là do thay đổi lối sống, giảm cholesterol và bỏ thuốc lá [26], [38].

Nhờ những tiến bộ trong điều trị dự phịng tiên phát và thứ phát đã góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong BTM [30], [41].

Năm 2010, ước tính có 29,6% ca tử vong trên tồn thế giới do bệnh tim mạch, gấp đôi số ca tử vong do ung thư [49]. Tại Mỹ, thống kê năm 2013, tỷ lệ tử vong chung do bệnh tim mạch là 222,9/100.000 dân, ở nam là 269,8/100.000 dân và ở nữ là 184,8/100.000 dân. Những năm gần đây, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch giảm 28,8%. Tuy nhiên, trong năm 2013, bệnh tim mạch vẫn chiếm 30,8%, chiếm 1/3 số ca tử vong chung ở Hoa Kỳ. Ước tính mỗi ngày có 2200 người Mỹ chết vì bệnh tim mạch, trung bình cứ mỗi 40 giây có 1 ca tử vong. Khoảng 35% số ca tử vong do bệnh tim mạch xảy ra trước 75 tuổi, nhỏ hơn tuổi thọ trung bình hiện tại là 78,8 năm.[47]

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Ở châu Âu, gần đây mặc dù tỷ lệ tử vong đã giảm ở nhiều nước nhưng bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 4 triệu ca mỗi năm, chiếm gần một nửa số ca tử vong chung ở châu Âu. Tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch hàng năm ở châu Âu là 20%, trong đó ở phụ nữ 51% so với 42% ở nam [49].

Tại Trung Quốc, một nghiên cứu đoàn hệ lớn mang tên CMCS (Chinese Multi-provincial Cohort Study) thực hiện trên 16.552 người sống ở 11 tỉnh và 3118 người sống ở Bắc Kinh, tuổi từ 35 đến 64, khơng có bệnh mạch vành, được theo dõi 10 năm từ 1992 đến 2002, kết thúc nghiên cứu có 191 ca mắc bệnh mạch vành và 625 ca tử vong do BTM [47].

Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế năm 2005, tỷ lệ mắc bệnh tim

<b>mạch là 6,77% và tỷ lệ tử vong của bệnh tim mạch là 20,68% [13]. 1.1.2.Các yếu tố nguy cơ tim mạch</b>

<b>Yếu tố nguy cơ (YTNC) tim mạch là các yếu tố liên quan với sự gia tăng</b>

khả năng bị mắc BTM. Một người mang một hoặc nhiều YTNC nào đó có nghĩa là có sự gia tăng khả năng mắc bệnh của người đó chứ khơng phải bắt buộc là chắc chắn sẽ bị bệnh. Thường thì các YTNC hay đi kèm nhau, thúc đẩy nhau phát triển và làm nguy cơ bị bệnh tăng theo cấp số nhân. Người ta nhận thấy ngày càng có nhiều các nguy cơ tim mạch xuất hiện. Các yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh tim mạch bao gồm:

* Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được: tuổi, giới, di truyền (gia đình có người bị bệnh tim mạch sớm), chủng tộc.

* Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được: THA, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, thừa cân béo phì, giảm dung nạp glucose, đái tháo đường, ít vận động.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

* Một số yếu tố nguy cơ khác như: căng thẳng, giảm estrogen, rối loạn đông máu, uống rượu quá mức, hói sớm ở nam, mãn kinh sớm ở nữ, rối loạn các chỉ điểm sinh học như hs-CRP, hs-Troponin, BNP và NTpro BNP [38], [41].

Các nghiên cứu lớn đã xác định được 6 yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của các bệnh lý tim mạch nói chung và BMV nói riêng. Đồng thời, các nghiên

<i>cứu cũng khẳng định rằng, bệnh tim mạch là nhóm bệnh đa cơ chế bệnh sinhvà đa yếu tố nguy cơ, mặc dù từng yếu tố nguy cơ đơn độc cũng vẫn là một</i>

thể bệnh độc lập và ảnh hưởng độc lập lên hệ thống tim mạch. Do đó phải có

<i>một mơ hình đa biến để lượng giá nguy cơ bệnh tim mạch trên những cá thể</i>

khác nhau. Đồng thời can thiệp vào bệnh lý tim mạch sẽ dựa vào đánh giá mức độ nguy cơ và mục đích là can thiệp vào nhiều yếu tố nguy cơ. Các thang điểm lượng giá nguy cơ tim mạch ra đời đã đáp ứng được các yêu cầu đó [30], [38].

<i><b>1.1.2.1. Tuổi </b></i>

Theo thời gian, cùng với sự gia tăng của tuổi thọ, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong, tình trạng suy giảm chức năng, phối hợp nhiều bệnh lý đi kèm như THA, bệnh mạch vành và đột qụy ngày càng tăng cao ở người cao tuổi. Tuổi càng cao, càng làm tăng nguy cơ các biến cố tim mạch.

Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, tuổi là một trong những yếu tố dự đoán bệnh tật quan trọng nhất. Hơn nửa số người bị đột quỵ tim mạch và tới bốn phần năm số người bị chết vì đột quỵ có tuổi >65. Tuổi là YTNC khơng thay đổi được nhưng việc ăn uống điều độ, tập thể dục phù hợp với lứa tuổi và sinh hoạt hợp lý có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và giúp làm chậm q trình thối hố do tuổi tác [18], [26].

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Các thang điểm ước đoán nguy cơ tim mạch trong cộng đồng như SCORE, nguy cơ tử vong do tim mạch trong 10 năm phụ thuộc nhiều vào tuổi vì thế bệnh nhân THA trẻ tuổi mặc dù chỉ số huyết áp rất cao và có thêm các YTNC khác đi kèm nhưng nguy cơ vẫn thấp hơn ở người cao tuổi có cùng YTNC đó. Tuổi đã được chứng minh là một YTNC thật sự có ảnh hưởng rất lớn đến sự gia tăng của nguy cơ tim mạch chung [38].

<i><b>1.1.2.2. Giới </b></i>

Nam giới có nguy cơ mắc bệnh mạch vành, đột quỵ và các BTM khác cao hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, sau mãn kinh, nữ giới cũng có nguy cơ bị BTM khơng khác nhiều so với nam giới. BTM ở nữ giới cũng đang trở thành vấn đề đáng báo động [47]. Bên cạnh đó, từ kết quả các nghiên cứu cho thấy, trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2, biến chứng tim mạch đặc biệt chiếm tỷ lệ cao ở giới nữ. Giải thích sự khác biệt này có thể do phần lớn bệnh nhân nữ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 xảy ra ở độ tuổi Thật vậy, so với người không mắc bệnh ĐTĐ, nguy cơ bệnh mạch vành tăng cao rất đáng kể gấp 5,1 lần ở nữ và 2,4

<i><b>lần đối với nam giới [32]. 1.1.2.3. Yếu tố di truyền</b></i>

Những bằng chứng cho thấy những người có yếu tố di truyền gia đình bị BTM hoặc đột quỵ sớm (nam <55 tuổi và nữ <65 tuổi) sẽ có nguy cơ bị BTM cao hơn những người khác. Yếu tố di truyền bao gồm cả vấn đề chủng tộc: người Mỹ gốc Phi thường bị mắc bệnh ĐTĐ và THA cao hơn người Mỹ da trắng [47].

<i><b>1.1.2.4. Tăng huyết áp</b></i>

Tăng huyết áp là YTNC tim mạch thường gặp nhất và là YTNC có thể thay đổi được. THA được coi là kẻ giết người thầm lặng và có nguy cơ gây các biến cố tim mạch cao nhất. THA có thể khơng có triệu chứng và gây ra

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

các biến chứng nguy hiểm đến tim mạch. THA thường kết hợp với các YTNC khác, đặc biệt là béo phì, tăng cholesterol, tăng TG và ĐTĐ. Rối loạn này có thể là nguy cơ của rối loạn khác và ngược lại. Việc điều trị tốt THA giúp làm giảm đáng kể các nguy cơ liên quan đến THA. Vấn đề đặt ra là kết quả điều trị THA không chỉ phụ thuộc vào việc dùng thuốc mà việc điều chỉnh lối sống như giảm cân nặng, hạn chế muối, tập luyện đều... cũng góp phần điều trị THA [26], [38], [47].

<i><b>1.1.2.5. Rối loạn lipid máu</b></i>

Rối loạn lipid máu rất thường gặp và là một trong những YTNC có thể thay đổi được trong đó, hai thành phần quan trọng nhất là HDL-c và LDL-c. Khi nồng độ LDL-c tăng là yếu tố nguy cơ của BTM. Ngược lại, HDL-c là yếu tố bảo vệ nhưng khi HDL-c trong máu thấp thì nguy cơ bị BTM càng cao. Tăng TG cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc BTM. Các RLLP máu lại thường đi kèm các nguy cơ tim mạch khác như ĐTĐ, THA...Việc xét nghiệm nồng độ các thành phần lipid máu là rất quan trọng, nên làm ở tuổi 40. Chế độ ăn uống hợp lí, tập thể dục đều, các thuốc điều trị RLLP máu và điều chỉnh các nguy cơ khác đi kèm là biện pháp hiệu quả ngăn ngừa các biến cố tim mạch [20], [30], [52], [59].

Rối loạn lipid máu thường song hành với ĐTĐ týp 2 với biểu hiện đặc trưng bao gồm tăng nồng độ Triglycerid và giảm HDL-C [37],[56]. Nghiên cứu FIELD, ACCORD trên bệnh nhân ĐTĐ cho thấy tỷ lệ các biến cố tim mạch cao đáng kể trong nhóm rối loạn lipid máu (LDL.C ≥ 2,6 mmol/L, TG ≥ 2,3 mmol/L và HDL.C ≤ 0,88 mmol/L [33]. Phân tích gộp 14 thử nghiệm lâm sàng trên 18.686 bệnh nhân ĐTĐ, thời gian theo dõi 4,3 năm, kết quả giảm 9% tử vong do mọi nguyên nhân và 21% biến cố mạch máu chính khi giảm mỗi 1 mmol/L LDL.C. Bên cạnh đó, trên đối tượng ĐTĐ týp 2 có nồng

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

độ LDL.C đạt mục tiêu vẫn tồn tại nguy cơ tim mạch cao có liên quan với nhiều yếu tố bao gồm tăng nồng độ các protein giàu TG, giảm HDL.C và các phân tử LDL tỷ trọng thấp. Điều này đưa đến mục tiêu giảm nguy cơ tồn dư trên ĐTĐ týp 2 thông qua giảm TG < 2,2 mmol/L và/hoặc tăng HDL.C ≥ 1 mmol/L, đã được chứng minh qua nghiên cứu FIELD và ACCORD [15], [37].

<i><b>1.1.2.6. Hút thuốc lá</b></i>

Hút thuốc lá (kể cả thuốc lào) là một YTNC làm tăng nguy cơ mắc BTM như BMV, đột quỵ, bệnh mạch máu ngoại vi cho dù những người hút thuốc thường gầy và có huyết áp thấp hơn những người khơng hút thuốc. Bên cạnh đó, hút thuốc lá còn gây ung thư phổi và các bệnh lý khác. Bỏ thuốc lá là một biện pháp được chứng minh rất hiệu quả để giảm nguy cơ bị BTM. Mặt khác, hút thuốc lá thụ động thường xuyên cũng có nguy cơ tương đương như người hút thuốc lá [38], [58].

Là YTNC độc lập của bệnh lý tim mạch do xơ vữa động mạch [28], [44], [56]. Bên cạnh đó, bằng chứng cho thấy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của việc hút thuốc thụ động [28]. Một sự thay đổi song song giữa catecholamine trong huyết tương do tác động của nicotin của thuốc lá và huyết áp, cùng với rối loạn thụ thể của bộ phận cảm nhận phản xạ áp lực, đã được mô tả có liên quan đến hút thuốc [44]. Thật vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành và chứng minh rằng hút thuốc lá khơng những có mối liên quan đến nguy cơ bệnh tật trong dân số chung mà còn làm tăng các nguy cơ bệnh tim mạch, tử vong sớm và tăng tỷ lệ biến chứng mạch máu nhỏ trên đối tượng ĐTĐ [15], [56]. Nghiên cứu được tiến hành trên người hút thuốc lá mắc bệnh ĐTĐ týp 2 mới được chẩn đoán cho thấy bỏ hút thuốc lá có liên quan chặt chẽ với sự cải thiện các chỉ số chuyển hóa, giảm huyết áp và albumin niệu sau 1 năm [15].

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i><b>1.1.2.7. Thừa cân béo phì</b></i>

Thừa cân béo phì dẫn đến đề kháng insulin làm tăng nguy cơ mắc BTM. Béo phì có thể tác động tới sự hình thành các YTNC khác. Béo phì càng nhiều thì khả năng xuất hiện các yếu tố tiền đề cho xơ vữa động mạch như THA, ĐTĐ cũng như nguy cơ mắc BTM càng cao. Đánh giá béo phì dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI). Ngồi ra, vịng bụng là chỉ số để đánh giá béo phì ở bụng có liên quan chặt chẽ với các YTNC tim mạch khác như THA, RLLP máu, giảm dung nạp glucose máu và ĐTĐ. Đối với người châu Á, béo bụng khi vòng bụng ≥90 cm (ở nam giới) và ≥80 cm (ở nữ giới) [38], [42], [58].

Béo phì là một trong những YTNC truyền thống, thường được đánh giá thơng qua chỉ số khối cơ thể (BMI) và vịng bụng (VB). Ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, béo phì vừa là yếu tố dự báo bệnh ĐTĐ vừa là YTNC tim mạch [15], [32], [37]. Bởi vì ảnh hưởng bất lợi của béo phì lên kháng insulin và những hệ lụy khác, việc giảm cân vẫn luôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu đối với bệnh nhân ĐTĐ týp 2 [15].

<i><b>1.1.2.8. ĐTĐ và kháng insulin</b></i>

Những người mắc bệnh ĐTĐ, đặc biệt là ĐTĐ týp II, có tỷ lệ mới mắc bệnh mạch vành và đột quỵ cao hơn người bình thường. Bản thân người bệnh ĐTĐ cũng thường chết vì nguyên nhân tim mạch. Những người ĐTĐ týp II thường có nồng độ insulin trong máu cao và kèm theo tình trạng kháng insulin. ĐTĐ và đề kháng insulin làm tăng nguy cơ THA, RLLP máu, tăng lắng đọng cholesterol vào mảng XVĐM. Hậu quả, là thúc đẩy quá trình xơ vữa và các biến chứng của nó. Trong thực tế, giảm cân nặng và tập luyện có khả năng làm chậm lại sự xuất hiện của bệnh ĐTĐ. Việc điều trị khống chế tốt đường huyết sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ bệnh tim mạch. Những người bị

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

ĐTĐ týp I lại có nhiều nguy cơ tổn thương thận và mắt hơn là bệnh mạch vành hay đột quỵ [15],[38],[49].

Nghiên cứu Look AHEAD (Action for Health in Diabetes: Hành động vì sức khỏe người ĐTĐ), là một thử nghiệm can thiệp rất lớn trên 5.145 người ĐTĐ týp 2 có thừa cân, béo phì tại Mỹ, đã xác định duy trì giảm cân sẽ cải thiện glucose máu và ngăn ngừa các biến cố tim mạch trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Kết quả sau can thiệp thay đổi lối sống tích cực 1 năm, cân nặng trung bình giảm 8,6%, đã giảm đáng kể HbA1C và một số YTNC tim mạch khác và ích lợi này được duy trì kéo dài 4 năm [43], [44].

<i><b>1.1.2.9. Lối sống tĩnh tại</b></i>

Lối sống tĩnh tại được coi là một nguy cơ tim mạch. Việc vận động hàng ngày đều đặn ít nhất 30 phút mang lại lợi ích rõ rệt trong giảm nguy cơ BTM. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc tập luyện thể lực thường xuyên làm giảm nguy cơ xuất hiện NMCT đồng thời nâng cao khả năng sống sót sau khi xảy ra NMCT. Tập luyện có tác động tích cực tới các YTNC khác, lợi ích của tập luyện là giảm cân nặng, tăng khả năng dung nạp đường, tăng sức mạnh cơ tim, tăng nồng độ HDL-c, giảm căng thẳng, hạ HA… Các hình thức luyện tập được khuyến cáo là tập đều (ít nhất 5ngày/tuần), mỗi ngày ít nhất 30 phút, tập đủ mạnh (ấm người, thở hơi nhanh, ra mồ hôi vừa) [29], [33], [38], [46].

Hoạt động thể lực đóng vai trị quan trọng giúp kiểm soát glucose máu và liên quan với biến chứng tim mạch trên bệnh nhân ĐTĐ. Ngoài ra, hoạt động thể lực giúp giảm khoảng 0,6% HbA1C, từ đó góp phần giảm các biến cố tim mạch và biến chứng mạch máu nhỏ. Phân tích gộp 23 nghiên cứu cho thấy, nhóm có thời gian hoạt động thể lực kéo dài > 150 phút mỗi tuần làm giảm đến 0,9% HbA1C so với nhóm hoạt động thể lực < 150 phút mỗi tuần chỉ giảm được 0,4% HbA1C [56]. Duy trì hoạt động thể lực đều khơng những góp phần làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch, mà còn giúp giảm cân, nâng

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

cao chất lượng cuộc sống của người bệnh [15]. Tuy nhiên, trước khi tham gia hoạt động thể lực, bệnh nhân ĐTĐ cần phải được tiến hành đánh giá tầm sốt tồn diện các yếu tố nguy cơ tim mạch cũng như nguy cơ bệnh mạch vành, bệnh lý võng mạc, biến chứng thần kinh ngoại biên, biến chứng thần kinh tự động vì những biến cố tim mạch nguy hiểm có thể xảy ra khi bệnh nhân gắng sức. Điều quan trọng là duy trì đều đặn hoạt động thể lực giúp cải thiện nhạy cảm insulin và giảm đáng kể các biến chứng tim mạch [15].

<b>Hình 1.1.Hậu quả của các yếu tố nguy cơ tim mạch [45]1.2. CÁC THANG ĐIỂM DỰ BÁO NGUY CƠ TIM MẠCH1.2.1.Cơ sở xây dựng thang điểm đánh giá nguy cơ tim mạch </b>

Để hiểu các hệ thống ước tính nguy cơ tim mạch được xây dựng như thế nào, có thể lấy hệ thống Framingham làm ví dụ. Framingham Heart Study là một nghiên cứu đoàn hệ tiến hành trên một bộ phận dân cư của thị trấn Framingham (hạt Middlesex, bang Massachusetts, Hoa Kỳ). Dân số nghiên

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

cứu ban đầu gồm 5209 người đàn ông và phụ nữ khỏe mạnh tuổi từ 30 đến 62, được theo dõi từ năm 1948. Đến năm 1971 các nhà nghiên cứu bắt đầu tuyển thêm một thế hệ thứ hai là con của những người tham gia ban đầu cùng với vợ (hoặc chồng) của những người con này. Cỡ mẫu nghiên cứu tổng cộng gồm 3969 người đàn ông và 4522 phụ nữ. Trong quá trình theo dõi các nhà nghiên cứu ghi nhận các biến cố tim mạch nặng xảy ra cho những người tham gia. Cùng với một số nghiên cứu dịch tễ khác, nghiên cứu Framingham Heart Study cho phép xác định các yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch: hút thuốc lá, tăng huyết áp, tăng cholesterol, đái tháo đường, HDL thấp. Từ các dữ liệu thu thập được, các nhà nghiên cứu dùng một mơ hình tốn học (mơ hình hồi qui Cox) để ước tính xác suất bị các biến cố tim mạch trong 10 năm tới của một người dựa vào giới, tuổi, cholesterol toàn phần, HDL-c, huyết áp tâm thu, tình trạng hút thuốc lá, có đái tháo đường hay khơng và có điều trị tăng huyết áp hay không. Hệ thống Framingham xây dựng 2 bảng điểm riêng biệt cho nam và nữ [18], [38].

Thang điểm SCORE được xây dựng từ số liệu của 12 nghiên cứu đoàn hệ tại các nước Châu Âu (tổng cộng 2,1 triệu người-năm theo dõi), hầu hết được thực hiện trong dân số chung. Các biến được đưa vào SCORE gồm: giới, tuổi, cholesterol toàn phần, huyết áp tâm thu và có hút thuốc lá hay khơng (Người có đái tháo đường được xếp vào nhóm nguy cơ cao hoặc rất cao, khơng cần phải ước tính nguy cơ theo SCORE). Biến cố được dự báo là chết do nguyên nhân tim mạch gồm tất cả các trường hợp chết vì một bệnh tim mạch có nguồn gốc xơ vữa động mạch: nhồi máu cơ tim, đột quị, phình động mạch chủ v.v… (tất cả các mã ICD được cho là có liên quan với xơ vữa động mạch).Việc dùng biến cố này có lợi điểm là dễ chuẩn hóa. Dạng trình bày là biểu đồ màu, có 2 biểu đồ riêng cho nhóm các nước có tử vong tim

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

mạch thấp (chủ yếu là các nước Tây Âu) và nhóm các nước có tử vong tim mạch cao (chủ yếu là các nước Đơng Âu). Ngồi ra cịn có chương trình tính nguy cơ trực tiếp trên mạng internet và chương trình tính nguy cơ có thể tải về máy tính cá nhân (miễn phí) từ địa chỉ www.heartscore.org.

Hệ thống SCORE được dùng để ước tính nguy cơ tim mạch cho những người tuổi từ 40 trở lên. Tuy nhiên việc ước tính nguy cơ tim mạch cho những người ở độ tuổi 65-75 có thể khơng chính xác vì hai ngun nhân. Nguyên nhân thứ nhất là số người ở độ tuổi này chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong các nghiên cứu đoàn hệ. Nguyên nhân thứ hai là ở người cao tuổi có sự thay đổi tầm quan trọng của các yếu tố nguy cơ. Ví dụ trong nghiên cứu INTERHEART, tăng huyết áp, hút thuốc, tăng cholesterol và đái tháo đường vẫn là những yếu tố nguy cơ của nhồi máu cơ tim ở tuổi > 60, nhưng tỉ số nguy cơ (tức là hệ số b) của các yếu tố này ở người > 60 tuổi thấp hơn nhiều so với ở người < 60 tuổi. Ngược lại, một số yếu tố như uống rượu vừa phải hay vận động thể lực thường xuyên lại đóng vai trị bảo vệ nhiều hơn ở người > 60 tuổ [23], [34], [38],[48].

<b>1.2.2. Các thang điểm ước tính nguy cơ tim mạch</b>

Dựa trên kết quả của các nghiên cứu lớn trên thế giới, người ta đã xây dựng được một số thang điểm để dự đoán khả năng bạn bị BTM trong vòng 10 năm tới. Nghiên cứu Tim Framingham là một nghiên cứu đoàn hệ tiến hành trên một bộ phận dân cư của thị trấn Framingham (bang Massachusetts, Hoa Kỳ). Dân số nghiên cứu ban đầu gồm 5209 người đàn ông và phụ nữ khỏe mạnh tuổi từ 30 đến 62, được theo dõi từ năm 1948. Đến năm 1971 các nhà nghiên cứu bắt đầu tuyển thêm một thế hệ thứ hai là con của những người tham gia ban đầu cùng với vợ (hoặc chồng) của những người con này. Cỡ mẫu nghiên cứu tổng cộng gồm 3969 người đàn ông và 4522 phụ nữ. Trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

quá trình theo dõi các nhà nghiên cứu ghi nhận các biến cố tim mạch nặng xảy ra cho những người tham gia. Cùng với một số nghiên cứu dịch tễ khác, nghiên cứu Framingham Heart Study cho phép xác định các YTNC chính của BTM do XVĐM như: hút thuốc lá, THA, tăng cholesterol, đái tháo đường (ĐTĐ), tăng LDL-c, HDL- c thấp [18], [38].

Từ các dữ liệu thu thập được, các nhà nghiên cứu dùng mơ hình hồi qui Cox để ước tính xác suất bị các biến cố tim mạch trong 10 năm tới của một người dựa vào giới, tuổi, cholesterol toàn phần, HDL-c, HATTh, tình trạng hút thuốc lá, có ĐTĐ hay khơng và có điều trị THA hay khơng. Khi cộng tất cả các điểm lại, ta có điểm tổng cộng cho từng người và ứng với mỗi điểm tổng cộng là một xác suất bị các biến cố tim mạch trong 10 năm tới . Thang điểm Framingham xây dựng 2 bảng điểm riêng biệt cho nam và nữ [38].

Đến nay, các Hiệp hội Tim mạch trên thế giới đã đưa ra nhiều thang điểm dự báo nguy cơ bệnh tim mạch như thang điểm Reynolds, SCORE, Procam, Qrick, Framingham và gần đây thang điểm Pooled Cohort Equations, trong đó thang điểm SCORE và thang điểm Framingham là hai thang điểm được sử dụng phổ biến nhất [18], [23], [25].

Thang điểm Reynolds được xây dựng từ số liệu của 2 thử nghiệm lâm sàng là Women Health Study (24.558 phụ nữ là nhân viên y tế) và Physician’s Health Study (10.724 bác sĩ nam), với biến cố được dự báo là nhồi máu cơ tim, đột quị, tái tưới máu mạch vành và chết do nguyên nhân tim mạch. Các biến được đưa vào thang điểm Reynolds ngoài giới, tuổi, HATTh, cholesterol toàn phần, HDL-c và hút thuốc lá cịn có tiền sử gia đình mắc nhồi máu cơ tim sớm (< 60 tuổi), HbA<small>1</small>C (nếu có ĐTĐ) và hs-CRP [13], [27] [32].

Thang điểm SCORE được xây dựng từ số liệu của 12 nghiên cứu đoàn hệ tại các nước châu Âu (tổng cộng 2,1 triệu người-năm theo dõi), hầu hết

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

được thực hiện trong dân số chung. Các biến được đưa vào thang điểm SCORE gồm: giới, tuổi, cholesterol toàn phần, huyết áp tâm thu và có hút thuốc lá hay khơng (người có ĐTĐ được xếp vào nhóm nguy cơ cao hoặc rất cao, khơng cần phải tính nguy cơ theo thang điểm SCORE). Các biến cố được dự báo là tử vong do nguyên nhân tim mạch kể cả tử vong vì một BTM có nguồn gốc XVĐM: nhồi máu cơ tim, đột quị, phình ĐMC v.v..[23].

Năm 2013, Trường Mơn Tim mạch và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đưa ra thang điểm Pooled Cohort Equations [Mozaffarian] dựa trên tập hợp số liệu của các nghiên cứu đoàn hệ cộng đồng trên những người Mỹ gốc Phi và Mỹ da trắng khơng phải gốc La tinh được theo dõi ít nhất 12 năm, với biến cố kết cục là chết do bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim không chết, chết do đột quị hoặc đột quị không chết. Các biến được đưa vào thang điểm Pooled Cohort Equations gồm giới, tuổi, chủng tộc, cholesterol tồn phần, HDL-c, HATTh, có đang điều trị THA hay khơng, có ĐTĐ hay khơng và có hút thuốc lá hay khơng [47].

Tất cả các thang điểm nêu trên đều đáp ứng tiêu chuẩn tiện lợi, dễ dùng,

<b>có thể tải về máy tính cá nhân hoặc điện thoại smartphon. Các thang điểm</b>

mang lại lợi ích về mặt y tế (mọi người đều có thể biết nguy cơ tim mạch của mình là như thế nào) và lợi ích về kinh tế (ước tính nguy cơ tim mạch sẽ giảm số thuốc khơng cần thiết cho người có nguy cơ thấp) [47].

<b>1.2.3. Thang điểm SCORE</b>

<i><b>1.2.3.1. Mức chứng cứ </b></i>

Từ năm 2003, hướng dẫn về dự phòng bệnh tim mạch trong thực hành lâm sàng của Hội Tim mạch châu Âu khuyến cáo sử dụng thang điểm SCORE vì hệ thống này dựa vào cơ sở dữ liệu đoàn hệ châu Âu lớn, mang tính đại diện [16]. Thang điểm SCORE được khuyến cáo đánh giá nguy cơ và có thể

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

hỗ trợ quyết định điều trị hợp lý và có thể tránh điều trị khơng đúng mức. Những cá thể nguy cơ cao hoặc rất cao không cần sử dụng thang điểm SCORE mà cần can thiệp ngay các yếu tố nguy cơ. Tiếp cận nguy cơ tim mạch toàn thể cho phép giải quyết một cách linh động; nếu không đạt mục tiêu với một yếu tố nguy cơ, cố gắng đạt mục tiêu với các yếu tố nguy cơ khác vẫn có thể làm giảm nguy cơ.

Hội Tim mạch châu Âu đưa ra khuyến cáo về đánh giá nguy cơ tim mạch toàn thể như sau: đánh giá nguy cơ tim mạch một cách hệ thống ở những cá thể tăng nguy cơ tim mạch như tiền sử gia đình bệnh tim mạch sớm, tăng lipid máu gia đình, có các yếu tố nguy cơ tim mạch chính (như hút thuốc lá, THA, ĐTĐ hoặc RLLP máu) hoặc các bệnh đồng mắc làm tăng nguy cơ tim mạch (Mức KC: I, Mức CC: C). Đánh giá nguy cơ tim mạch được khuyến cáo lặp lại mỗi 5 năm, và thường xuyên đối với những cá thể có nguy cơ gần

<b>ngưỡng cần điều trị (Mức KC: I, Mức CC: C). Đánh giá nguy cơ tim mạch</b>

một cách hệ thống có thể được xem xét ở nam ≥40 tuổi và nữ ≥50 tuổi hoặc sau mãn kinh không có yếu tố nguy cơ tim mạch (Mức KC: IIb, Mức CC: C). Ở người trưởng thành ≥40 tuổi, nếu họ khơng thuộc phân nhóm nguy cơ cao như ĐTĐ, bệnh thận hoặc một yếu tố nguy cơ tăng cao (Mức KC: I, Mức CC: C). Không khuyến cáo đánh giá nguy cơ tim mạch một cách hệ thống ở nam < 40 tuổi và nữ < 50 tuổi không có yếu tố nguy cơ tim mạch (Mức KC: IIb, Mức CC: C) [16], [17].

<i><b>1.2.3.2. Cách đánh giá theo thang điểm SCORE </b></i>

Thang điểm SCORE ước đoán nguy cơ 10 năm dựa vào các yếu tố: tuổi, giới tính, hút thuốc lá, HATTh, cholesterol tồn phần (Hình 1.1).

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>Hình 1.2. Thang điểm SCORE</b>

<b>Bảng 1.1. Phân tầng nguy cơ tim mạch theo thang điểm SCORE </b>

<b>Nguy cơ rất cao</b>

Bệnh tim mạch đã được xác định: tiền sử NMCT, hội chứng mạch vành cấp, tái thông mạch vành (can thiệp mạch vành qua da, phẫu thuật bắc cầu ĐMV) và thủ thuật tái thông các động mạch khác, đột quỵ và cơn thoáng thiếu máu não, và bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh tim mạch đã xác định rõ như mảng xơ vữa có ý nghĩa trên chụp mạch vành hoặc siêu âm động mạch cảnh.

Đái tháo đường có tổn thương cơ quan đích như tiểu đạm hoặc có một yếu tố nguy cơ chính khác như hút thuốc lá, THA hoặc rối loạn lipid máu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Bệnh thận mạn mức độ nặng (độ lọc cầu thận <30 mL/ phút/1,73 m<small>2</small>)

Thang điểm SCORE ≥ 10%

<b>Nguy cơ cao</b>

Một yếu tố nguy cơ tăng đáng kể, đặc biệt cholesterol > 8 mmol/L (>310 mg/dL) (tăng cholesterol máu có tính gia đình) hoặc huyết áp ≥ 180/110 mmHg.

Bệnh nhân đái tháo đường (một số bệnh nhân trẻ đái tháo đường típ 1 có thể ở mức nguy cơ thấp hoặc trung bình).

Bệnh thận mạn mức độ trung bình (Mức lọc cầu thận 30-59 mL/phút/1,73 m<small>2</small>)

Thang điểm SCORE ≥ 5% và < 10%

<b>Nguy cơ trung</b>

<b>Nguy cơ thấp</b> Thang điểm SCORE < 1%.

<b>Bảng 1.2. Mục tiêu giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng</b>

Hút thuốc lá Không tiếp xúc với thuốc lá ở bất kỳ dạng nào.

Chế độ ăn <sup>Ít chất béo bão hòa, tập trung vào các sản phẩm nguyên</sup> hạt, rau, quả và cá

Hoạt động thể lực

Hoạt động thể lực cường độ trung bình ít nhất 150 phút mỗi tuần (30 phút ít nhất 5 ngày/tuần) hoặc cường độ nặng 75 phút mỗi tuần (15 phút trong 5 ngày/tuần) hoặc phối hợp.

Cân nặng BMI 20-25 kg/m<small>2</small>. VB < 90 cm (nam) hoặc < 80 cm (nữ)

LDL-c <b>Nguy cơ rất cao: < 1,8 mmol/L (< 70 mg/dL), hoặc giảm</b>

ít nhất 50% nếu nồng độ ban đầu ở khoảng giữa 1,8 và 3,5 mmol/L (70 và 135 mg/dL).

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>Nguy cơ cao: < 2,6 mmol/L (< 100 mg/dL), hoặc giảm ít</b>

nhất 50% nếu nồng độ ban đầu ở khoảng giữa 2,6 và 5,1 cho thấy nguy cơ thấp hơn.

Khơng có mục tiêu nhưng < 1,7 mmol/L (< 150 mg/dL) cho thấy nguy cơ thấp hơn và nồng độ cao hơn cho thấy cần tìm các yếu tố nguy cơ khác.

Đái tháo đường HbA1C < 7% (< 53 mmol/mol)

<b>1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI1.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước</b>

Nghiên cứu Tim Framingham (1976) là một nghiên cứu lớn theo dõi dự báo nguy cơ THA ở 4388 người tham gia, tuổi 18-30 năm không THA lúc ban đầu, sau 25 năm theo dõi có 1179 người tham gia có THA. Nguy cơ THA theo thang điểm Framingham [c-index = 0,84, KTC 95% (0,83-0,85)]. Nguy cơ tiền THA [(c-index=0,71, KTC 95% = 0,70-0,73)]. Khả năng dự báo nguy cơ mắc THA theo thang điểm Framingham ban đầu là (χ2=249,4; p<0,001) thấp hơn sau khi hiệu chỉnh (χ2 = 14,6; p = 0,067) [38].

Nghiên cứu của Hajifathalian và cs (2015), phân tích đa biến dữ liệu từ 8 nghiên cứu thuần tập để ước tính theo thang điểm SCORE bao gồm hút thuốc lá, huyết áp, ĐTĐ và cholesterol tồn phần. Phân tích này cho phép giới tính và tuổi khác nhau giữa các nhóm hoặc các quốc gia trong nghiên cứu. Ở mọi lứa tuổi và yếu tố nguy cơ, nguy cơ bệnh tim mạch tử vong ước tính 10

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

năm thay đổi đáng kể giữa các quốc gia. Tỷ lệ người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và tử vong thấp nhất ở Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Đan Mạch, nơi chỉ có 5-10% nam và nữ có nguy cơ cao >10%, có từ 62–77% nam giới và 79– 82% nữ giới có nguy cơ trung bình <3%. Ngược lại, tỷ lệ người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch tử vong lớn nhất ở Trung Quốc và Mexico. Ở Trung Quốc, 33% nam giới và 28% phụ nữ có nguy cơ rất cao tử vong bệnh tim mạch trong 10 năm tới ≥10%, trong khi ở Mexico, tỷ lệ nguy cơ rất cao này là 16% đối với nam và 11% đối với nữ. nguy cơ trung bình <3% là 37% đối với nam và 42% đối với nữ ở Trung Quốc, và 55% đối với nam và 69% đối với nữ ở Mexico [34].

Neuhauser và cs (2005) so sánh thang điểm SCORE với thang điểm Framingham trong dự báo nguy cơ tim mạch 10 năm ở 1811 nam và 1955 nữ, tuổi từ 30 đến 69, khơng có tiền sử bệnh tim mạch và khơng có mức tăng đáng kể các yếu tố nguy cơ đơn lẻ. Kết quả 1955 phụ nữ tham gia phân tích có độ tuổi trung bình là 46,1 ± 10,9 tuổi, HATTh là 130,9 ± 18,2 mmHg, cholesterol toàn phần là 228,5 ± 39,3mg/dl và HDL-c là 66,0 ± 18,1mg/dl. Đái tháo đường hiện diện ở 1,6% phụ nữ, 23,7% hút thuốc thường xuyên và 29,0% người hút thuốc khơng thường xun hoặc đã bỏ thuốc lá trong vịng 1 năm. 1811 nam giới trong phân tích có độ tuổi trung bình là 45,5 ± 10,9 tuổi, HATTh 134,2 ± 15,5mmHg, cholesterol toàn phần 231,5 ± 37,9mg/dl và HDL-c là 51,3 ± 15,3mg/dl. ĐTĐ ở 1,3% nam giới, 30,5% là người hút thuốc thường xuyên và 36,7% hút thuốc không thường xuyên hoặc đã bỏ thuốc lá trong vòng 1 năm. Những người tham gia có tiền sử bệnh tim mạch khơng được đưa vào phân tích nên các yếu tố nguy cơ trong nhóm phân tích thấp hơn đáng kể so với mẫu nghiên cứu tổng thể. So sánh thang điểm SCORE-cao được khuyến cáo sử dụng ở Đức với thang điểm Framingham và thang điểm SCORE-thấp (kết quả 87 trường hợp bệnh tim mạch tử vong so với 77 ở

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

SCORE-cao, 62 ở Framingham và 47 ở SCORE-thấp; tử vong do bệnh mạch vành lần lượt là 62 so với 46, 46 và 30). Nguy cơ tử vong tim mạch 10 năm là ≥5% là vừa phải cho cả nam và nữ (so với 0,52 và 0,42 lần lượt đối với thang điểm Framingham và thang điểm SCORE-cao) [48].

Bell và cs (2014) nghiên cứu theo dõi dọc ở 780 đàn ơng khơng có bệnh tim mạch độ tuổi ≥70 tuổi, tuổi trung bình 71,1±0,77, tỷ lệ nguy cơ 10 năm Framingham ≥ 20% chiếm 94% và HATTh có nguy cơ làm tăng biến cố tim mạch gấp 1,75 lần [KTC 95% (1,07-2,84)]. Phân tích đa biến thống kê C cho thấy các trị số HATTh trung bình ban ngày, ban đêm, đều có giá trị dự báo nguy cơ tim mạch ở người cao tuổi [19].

<b>1.3.2. Các nghiên cứu trong nước</b>

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên và cs (2009), dự báo nguy cơ bằng thang điểm Framingham cho 801 người trưởng thành tại tỉnh Quảng Nam trong đó nữ 62,55%, tuổi nhỏ nhất 30, tuổi lớn nhất 74, đa số ≤ 59 tuổi (75,91%). Có 77,28% đối tượng có từ 1 YTNC trở lên. Tỷ lệ dự báo nguy cơ mắc bệnh mạch vành (BMV) là 6,94 ± 2,47%. Nguy cơ thấp chiếm 54,93%; nguy cơ trung bình chiếm 37,08%; nguy cơ cao chiếm 7,99%. Tỷ lệ dự báo nguy cơ mắc bệnh mạch não (BMN) là 2,59 ± 1,46%. Nguy cơ thấp chiếm 88,39%; Nguy cơ trung bình chiếm 10,11%; Nguy cơ cao chiếm 1,5%. Ở mức nguy cơ thấp và trung bình, nữ giới chiếm đa số. Ở mức nguy cơ cao, phần lớn là nam giới 76,56%, so với nữ là 23,44% (p<0,001). Nguy cơ mắc BMN tương quan thuận có ý nghĩa với số gói thuốc lá/năm (r = 0,354, p<0,001); Nguy cơ mắc BMV tương quan thuận trung bình với số gói thuốc lá/năm (r = 0,29, p<0,01), HATTh tương quan thuận chặt chẽ với BMN (r = 0,702, p <0,0001). Có mối tương quan thuận vừa giữa nguy cơ mắc BMV với TC và LDL (r = 0,485 và r = 0,492, p<0,0001). Tương quan thuận vừa có ý nghĩa

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

với nguy cơ mắc BMV (r=0,424, p<0,001). Tỷ lệ dự báo nguy cơ mắc BMV là 6,94 ± 2,47% [6].

Nghiên cứu của Nguyễn Minh Phương và cs (2015), phân tầng nguy cơ ở 300 bệnh nhân tại Bệnh viện Quân y 103 theo thang điểm Framingham trong đó có 181 nam (60,3%) và 119 nữ (39,7%), tuổi từ 20 - 79 tuổi. Kết quả: 48% BN THA, 56% BN tăng cholesterol máu, 27% BN giảm HDL-C, 19,33% hút thuốc lá, 24.67% BN thừa cân và béo phì, 17,33% BN đái tháo đường (ĐTĐ). 93% BN có ≥ 1 yếu tố nguy cơ. Nguy cơ mắc BMV trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham chung cho cả nhóm là 8,89 ± 8,84%, của nam: 11,55 ± 9,44%, của nữ: 4,82 ± 5,85%. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh BMV càng tăng, nguy cơ mắc BMV của nam cao hơn nữ. Nguy cơ mắc BMV ở nhóm THA, tăng cholesterol, giảm HDL-C, hút thuốc lá, béo phì, ĐTĐ đều cao hơn nhóm bình thường có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. Phân tầng nguy cơ mắc BMV cho cả nhóm: nguy cơ thấp 63,33%, nguy cơ trung bình 21%, nguy cơ cao 15,67%. Nguy cơ mắc BMV ở nhóm THA, tăng cholesterol, giảm HDL-C, hút thuốc lá, béo phì, ĐTĐ đều cao hơn nhóm bình thường. Mức độ nguy cơ mắc BMV tăng dần theo tuổi, nam cao hơn nữ [11].

Nghiên cứu của Nguyễn Tá Đông và cs (2015), đánh giá các thành tố của thang điểm Framingham ở 61 bệnh nhân bị bệnh mạch vành và mối liên quan của thang điểm Framingham với mức độ nặng của tổn thương mạch vành tại bệnh viện TW Huế, chụp mạch vành hẹp ít nhất một nhánh từ >50%). Kết quả cho thấy: hút thuốc lá chiếm 6,6%; tăng huyết áp chiếm 45,9%; ĐTĐ chiếm 19,0%, Giảm HDL-C chiếm 49,18%; tăng Cholesterol chiếm 55,74%; và tăng LDL-C chiếm 47,54%. Có sự tương quan thuận, chặt chẽ giữa điểm số của thang điểm Framingham với chỉ số Gensini với r=0,8744; p<0,01; Độ nhạy là 83,61%; độ đặc hiệu là 83,33% [2].

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Huệ và cs (2011) ở 500 bệnh nhân (158 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 và 342 người khơng ĐTĐ) có cùng độ tuổi được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm glucose, cholesterol toàn phần, HDL-C máu lúc đói. Đánh giá nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm tới theo thang điểm Framingham. Kết quả cho thấy: Nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm tới theo Framingham ở nhóm ĐTĐ (7,93 ± 6,56%) so với nhóm chứng (5,35 ± 5,97%), p<0,001). Nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm của nam và nữ ở nhóm ĐTĐ (lần lượt là: 12,24 ± 6,12 và 4,68 ± 4,78%) cao hơn so với nhóm chứng (lần lượt là: 9,68 ± 7,17 và 3,52 ± 4,21%) có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm của nam trong nhóm ĐTĐ (12,24 ± 6,12%) cao hơn so với nữ (4,68 ± 4,78%) với p<0,001. Tỷ lệ nguy cơ thấp bệnh ĐMV trong 10 năm ở nhóm ĐTĐ (63,3%) thấp hơn so với nhóm chứng (76,7%) có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tỷ lệ nguy cơ trung bình, cao và rất cao ở nhóm ĐTĐ (lần lượt là: 27,8; 8,2 và 0,7 %) cao hơn so với nhóm chứng (lần lượt là: 19,3; 3,5 và 0,5 %) có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [3].

Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Anh và cs (2011) ở 131 (nam 52, nữ 79) người có RLLP máu có tuổi trung bình (62,0 ± 11,0) năm đã được tính đánh giá nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm theo thang điểm Framingham. Kết quả của nghiên cứu cho thấy: Điểm ước tính nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm theo Framingham trung bình là: 10,3 ± 3,25%. Trong đó, nam (10,9 ± 2,96%) cao hơn so với nữ (4,2 ± 2,18%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điểm trung bình ước tính nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10 năm theo Framingham ở nhóm có tăng cholesterol (12,2 ± 3,27%) cao hơn so với nhóm khơng tăng cholesterol (5,4 ± 2,17%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điểm trung bình ước tính nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10 năm theo Framingham ở nhóm có tăng LDL-C (13,1 ± 3,25%) cao hơn so với nhóm khơng tăng LDL-C (8,8 ± 3,16

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận. Nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10 năm theo Framingham ở nhóm có tăng cholesterol, tăng LDL-C (lần lượt là: 12,2 ± 3,27% và 13,1 ± 3,25%) cao hơn so với nhóm khơng tăng cholesterol, tăng LDL-C (lần lượt là: 5,4 ± 2,17% và 8,8 ± 3,16%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) [1].

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>Chương 2</b>

<b>ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>

<b>2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU </b>

Là những người ≥40 tuổi đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Ninh Thuận trong thời gian từ tháng 4/2017 đến tháng 4/2018. Tình nguyệnk tham gia nghiên cứu.

<b>2.1.1. Cỡ mẫu chọn và cơng thức tính cỡ mẫu:</b>

Cỡ mẫu được tính theo cơng thức [4]

Z: Là trị số giới hạn tin cậy được chọn bằng 1,96 tương ứng khoảng tin cậy mong muốn là 95%;

p: Là tỷ lệ ước đoán người mắc BTM ở người ≥40 tuổi là 10%

- Là những người ≥40 tuổi đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Ninh Thuận. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Chúng tôi khảo sát yếu tố nguy cơ tim mạch dựa theo thang điểm SCORE.

<b>2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ</b>

- Những bệnh nhân <40 tuổi

- Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>2.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.2.1.Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang</b>

<b>2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Ninh Thuận2.2.3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4/2017 đến tháng 4/20182.2.4. Định nghĩa các biến số nghiên cứu</b>

- Giới tính: Biến định tính, có 2 giá trị: + Nam.

+ Nữ.

- Hút thuốc lá: Biến định tính, có 2 giá trị: + Có (nguy cơ khi hút ≥ 20 góixnăm)

- Huyết áp tâm thu: Biến định lượng, có 5 giá trị:

+ Bình thường hoặc đạt mục tiêu: <140 mmHg (HA phòng khám) + THA độ I (nhẹ): 140-159mmHg

+ THA độ II (vừa): 160-179mmHg + THA độ III (nặng): ≥180mmHg + THA tâm thu đơn độc ≥140mmHg

- Cholesterol toàn phần: Biến định lượng, có 2 mức giá trị. + Bình thường: < 200 mg/dL (< 5,2 mmol/L)

+ Tăng khi ≥200mg/dl (≥5,2mmol/L) - HDL-c: Biến định lượng, có 2 mức giá trị.

+ < 40 mg/dL (< 1 mmol/L) + ≥ 40 mg/dL (≥ 1 mmol/L).

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

- Glucose máu đói: Biến định lượng, có 2 mức giá trị: + Có ĐTĐ khi G<small>0</small>≥126mg/dL.

+ Khơng ĐTĐ khi G<small>0</small> <126mg/dL ở 2 lần xét nghiệm

<b>2.2.5. Khảo sát các yếu tố nguy cơ tim mạch</b>

<i><b>2.2.5.1. Chỉ số khối cơ thể (BMI)</b></i>

<b>- Tiến hành: </b>

+ Đo chiều cao và cân nặng:

Đo chiều cao theo thước đo chiều cao có cân bàn của y tế. Đối tượng đứng thoải mái, hai chân chụm lại hình chữ V, mắt nhìn thẳng, chiều cao tính bằng mét (m) và sai số khơng q 0.5 centimets (cm).

Đo trọng lượng cơ thể sử dụng cân bàn y tế. Đối tượng đứng nhẹ nhàng lên giữa bàn cân. Khi kim báo trọng lượng hoàn toàn đứng yên mới đọc kết quả, kết quả được tính bằng kilogram (kg) và sai số không quá 100 gram (g).

Đơn vị biểu thị: Cân nặng (P) = kg, chiều cao (H) = m. + Tính chỉ số khối cơ thể (BMI) dựa theo công thức sau: BMI = Cân nặng/ Chiều cao<small>2 </small>(kg/m<small>2</small>).

+ Đo VB: được đo ngang qua rốn, ở cuối kỳ thở ra. Sai số đo không quá 0,5cm. Đơn vị biểu thị: cm.

Bình thường VB của nữ < 80cm và nam < 90cm.

<b>- Đánh giá béo phì: dựa vào tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới dành</b>

cho các nước châu Á năm 2001.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>Bảng 2.1. Tiêu chuẩn béo phì dành cho các nước châu Á [16]</b>

Bằng máy đo huyết áp (HA) đồng hồ hiệu ALPKA 2 (Nhật) đã được chuẩn hoá bằng máy đo huyết áp thuỷ ngân. Để bệnh nhân ngồi (nằm) 5 phút trong một phòng yên tĩnh trước trước khi bắt đầu đo HA. Đo thường quy là tư thế ngồi. Cởi bỏ quần áo chật, cánh tay để tựa trên bàn ở mức ngang tim, thả lỏng tay và khơng nói chuyện trong khi đo. Đo ít nhất hai lần cách nhau 1-2 phút, nếu hai lần đo này quá khác biệt thì tiếp tục đo thêm vài lần nữa.

Dùng băng quấn tay đạt tiêu chuẩn. Băng quấn đặt ngang mức tim dù bệnh nhân ở tư thế nào. Mép dưới băng quấn trên nếp khuỷu 2cm.

Sau khi áp lực hơi trong băng quấn làm mất mạch quay, bơm lên tiếp 30 mmHg, sau đó xả băng ép từ từ (2 mm/giây). Nếu xuất hiện tiếng đập đầu tiên (pha I Korotkoff) là HATT, khi tiếng đập biến mất (pha V Korotkoff) là HATTr. Tính HA dựa trên trị số trung bình hai lần đo.

<i><b>* Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp</b></i>

- Tại phịng khám/bệnh viện: khi HA>140/90mmHg, đo ít nhất 2 hoặc 3 lần khác nhau.

- Tại nhà: khi HA >135/85mmHg sau đo nhiều lần đúng phương pháp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i><b>* Phân loại THA theo khuyến cáo của Hội THA Việt nam năm 2016</b></i>

<b>Bảng 2.2. Phân độ tăng huyết áp của Hội THA Việt nam 2016 [9]</b>

<i><b>2.2.5.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường</b></i>

Chẩn đoán đái tháo đường theo tiêu chuẩn của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA: American Diabetes Association) năm 2016 cập nhật năm 2018 [15]. Chẩn đốn khi có một trong bốn tiêu chuẩn dưới đây và phải có ít nhất hai lần xét nghiệm ở hai thời điểm khác nhau:

1. HbA1c ≥ 6,5%. Hoặc:

2. Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dl (7,0 mmol/l), đường huyết đói là đường huyết khi đo ở thời điểm nhịn đói ít nhất 8 giờ. Hoặc:

3. Glucose máu 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l). Xét nghiệm được thực hiện sau khi uống 75g glucose hòa tan trong nước. Hoặc:

4. Bệnh nhân có triệu chứng cổ điển của tăng đường huyết hay cơn tăng glucose máu cấp, và glucose máu bất kỳ ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l).

Triệu chứng cổ điển của ĐTĐ bao gồm: uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân khơng giải thích được [15].

<i><b>2.2.5.4. Rối loạn lipid máu</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Dựa vào phân loại của NCEP, ATPIII 5/2001 [59].

<b>Bảng 2.3. Đánh giá mức độ RLLP máu theo NCEP, ATPIII (5/2001)[59]</b>

< 100mg/dL (< 2,6 mmol/L) Tối ưu 100- 129 mg/dL (2,6- 3,4 mmol/L) Gần tối ưu 130- 159 mg/dL (3,4- 4,2 mmol/L) Cao giới hạn

<i><b>2.2.5.5. Chẩn đoán cơn đau thắt ngực</b></i>

Theo khuyến cáo của ACC/AHA năm 2016 [9]

<i><b>- Cơn đau thắt ngực (ĐTN) điển hình: khi có đủ ba tiêu chuẩn sau:</b></i>

+ Đau sau xương ức với tính chất và thời gian điển hình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

+ Khởi phát bởi gắng sức hay xúc cảm.

+ Giảm đau khi ngừng gắng sức hay dùng Trinitrin.

<b>-Cơn đau thắt ngực khơng điển hình: khi có 2 trong 3 tiêu chuẩn trên.</b>

-Khơng phải cơn đau thắt ngực: khi chỉ có 1 trong 3 tiêu chuẩn trên.

<i><b>2.2.5.6. Tiêu chuẩn chẩn đốn ĐTNKƠĐ</b></i>

Có ba biểu hiện chính của ĐTNKƠĐ, bao gồm:

* Đau thắt ngực xảy ra khi nghỉ: ĐTN xảy ra khi nghỉ và kéo dài, thường trên 20 phút.

<b>* Đau thắt ngực mới xuất hiện: ĐTN mới xuất hiện và nặng từ mức III</b>

theo phân độ của CCS trở lên.

* Đau thắt ngực gia tăng ở các bệnh nhân đã được chẩn đốn ĐTN trước đó mà đau với tần số gia tăng, kéo dài hơn hoặc có giảm ngưỡng gây

<b>đau ngực (nghĩa là tăng ít nhất một mức theo phân độ CCS và tới mức III trở</b>

lên) [9].

<i><b>Bảng 2.4. Phân độ đau thắt ngực theo Hội Tim mạch Canada (CSS) [9] </b></i>

<b> ĐộMô tả</b>

I <sup>Các hoạt động bình thường khơng gây ĐTN, ĐTN chỉ xảy ra khi </sup> đi bộ với chiều dài trên hai dãy nhà và leo lên một tầng gác. II <sup>Giới hạn nhẹ hoạt động thể lực bình thường. ĐTN xảy ra khi đi </sup>

bộ khoảng 1-2 dãy nhà và leo lên một tầng gác.

III <sup>Giới hạn nhẹ đáng kể hoạt động thể lực. ĐTN xảy ra khi đi bộ </sup> khoảng 1-2 dãy nhà và leo một tầng gác.

IV <sup>Khó khăn khi thực hiện bất cứ một hoạt động thể lực nào, triệu </sup> chứng đau ngực có thể xuất hiện cả khi nghỉ.

<i><b>2.2.5.7.Tiêu chuẩn chẩn đoán NMCTKSTCL</b></i>

Theo khuyến cáo của Hội tim mạch Việt Nam và ACC/AHA năm 2018.

- TroponinT tăng (> 0,1 ng/mL).

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

- Biến đổi điện tim với ST chênh xuống và/hoặc thay đổi sóng T: ST chênh xuống nằm ngang hoặc chênh xuống ≥ 0,05 mV ở hai chuyển đạo liên tiếp; và/ hoặc sóng T đảo ngược ≥ 0,1 mV ở hai chuyển đạo với sóng R cao hoặc R/S > 1.

<b>- Và/hoặc lâm sàng đau thắt ngực [9],[61].</b>

<i><b>2.2.5.8. Tiêu chuẩn chấn đoán nhồi máu cơ tim cấp</b></i>

Dựa theo tiêu chuẩn cổ điển của TCYTTG khi có ít nhất 2 trong 3 tiêu chuẩn:

+ Cơn đau thắt ngực kiểu mach vành, kéo dài trên 20 phút, dùng thuốc giãn vành không đỡ.

+ Biến đổi đặc hiệu ST-T trên điện tâm đồ: ST chênh lên ≥1mm ở ít nhất 2 chuyển đạo ngoại biên hoặc ST chệnh lên ≥2mm ở ít nhất 2 chuyển đạo liên tiếp và (hoặc) có sóng Q hoại tử ở các chuyển đạo trước tim.

+ Biến đổi men tim dặc hiệu CK-MB, hs-Troponin T [9], [61].

<i><b>2.2.5.9.Tiêu chuẩn chẩn đoán đột quỵ</b></i>

Chẩn đoán xác định: theo TCYTTG dựa vào 3 triệu chứng lâm sàng: + Có triệu chứng thần kinh khu trú

+ Xảy ra đột ngột

+ Khơng có chấn thương sọ não. Kết quả CLVT nhồi máu não:

+ Giai đoạn tối cấp (0-6 giờ): nhu mơ bình thường trừ nhồi máu rộng thấy phù nề và giảm đậm.

+ Giai đoạn cấp (tuần đầu): phù nề và giảm đậm, bờ không rõ và có hình thang (động mạch não giữa), hình tam giác đáy ngồi (nhánh động mạch não giữa), hình chữ nhật sát đường giữa (động mạch não trước) và hình dấu phẩy (nhồi máu nhánh sâu).

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

+ Giai đoạn bán cấp (tuần thứ 2-6): phù nề giảm, ổ nhồi máu có thể trở nên đồng tỷ trọng.

+ Giai đoạn mạn tính (trên 6 tuần): diện giảm đậm thu nhỏ, bờ rõ hơn và đậm độ tiến tới như dịch cịn gọi là giai đoạn hình thành kén nhồi máu não.

Kết quả CLVT xuất huyết não: vùng tăng tỷ trọng, sau 2 tuần thì giảm tỷ trọng dần và tiến tới đồng tỷ trọng nhưng còn thấy dấu hiệu đè ép, sau đó để lại hình dấu phẩy giảm tỷ trọng [30],[39].

<i><b>2.2.5.10.Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim theo ESC 2015 [14]</b></i>

-Chẩn đoán suy tim phân suất tống máu giảm khi: + Có triệu chứng cơ năng của suy tim

+ Có triệu chứng thực thể của suy tim + Giảm phân suất tống máu: EF≤40%

-Chẩn đoán suy tim phân suất tống máu bảo tồn khi + Có triệu chứng cơ năng của suy tim

+ Có triệu chứng thực thể của suy tim + Phân suất tống máu bảo tồn: EF≥50%

+ Có bằng chứng bệnh cấu trúc cơ tim (dày thất trái, dãn nhĩ trái) và/ hoặc rối loạn chức năng tâm trương.

- Suy tim phân suất tống máu khoảng giữa khi EF từ 41-49% [14].

Các tiêu chuẩn từ mục 2.2.5.5 đến 2.2.5.10 để tìm nguyên nhân bệnh mạch vành, NMCT, đột quỵ nếu nghi ngờ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>2.2.6. Phương pháp thăm dò cận lâm sàng</b>

Mẫu máu được lấy máu tĩnh mạch vào buổi sáng khi đói (ít nhất 8 giờ sau ăn) và gửi đi làm các chỉ số sinh hóa trên máy sinh hóa bán tự động SA –

<i><b>20 Clidiag tại khoa Sinh hóa Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Ninh Thuận 2.2.6.1. Định lượng Lipid máu </b></i>

<b>- Tiến hành: Lấy máu tĩnh mạch vào buổi sáng khi đói (ít nhất 8 giờ sau</b>

ăn). Định lượng lipid gồm: Cholesterol toàn phần (CT), Triglyceride (TG), HDL-C và LDL-C. Sử dụng phương pháp so màu enzym.

<i>* Phương pháp định lượng cholesterol máu</i>

Định lượng CT theo phương pháp CHOP - PAP: CT được xác định sau khi thuỷ phân và oxy hoá với enzyme. Chất chỉ thị Quinophenazon được tạo thành từ hydrogen peroxid và 4 aminophnazon với sự có mặt của phenol và peroxidase.

<i>* Phương pháp định lượng Triglycerid</i>

Định lượng bằng phương pháp so màu enzyme theo kỹ thuật Triglycerid GPO - PAP.

<i>* Phương pháp định lượng HDL-C máu</i>

Định lượng bằng phương pháp so màu enzyme theo nguyên lý: Chylomicron, VLDL, LDL được kết tủa bởi acid phosphotungstic và magnesiclorid, sau đó tiếp tục định lượng giống như Cholesterol theo kỹ thuật

<i><b>2.2.6.2. Định lượng Glucose máu </b></i>

<b>- Phương tiện: Bằng máy sinh hóa bán tự động. Đơn vị tính là mg/dL.</b>

- Nồng độ glucose máu bình thường là < 126 mg/dl.

</div>

×