Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Ðiều trị bệnh tim mạch ở người lớn tuổi bằng đông y (Phần 2) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.01 KB, 5 trang )

Ðiều trị bệnh tim mạch ở người lớn
tuổi bằng đông y (Phần 2)

Chống ngưng tập tiểu cầu
Bệnh tim mạch đang ngày càng gặp nhiều ở người lớn tuổi. Khác với bệnh tim
mạch ở người trẻ chủ yếu là các bệnh tim bẩm sinh hoặc do viêm nhiễm, bệnh tim
mạch ở người lớn tuổi chủ yếu là tai biến mạch não, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ
tim, suy tim vv. Những bệnh trên gây tử vong hoặc tàn phế nặng nề. Tây y đã có
những nghiên cứu sâu sắc và những biện pháp phòng chữa có hiệu quả.
Nhưng thực tế đã cho thấy Ðông y cũng có thể tham gia một cách có hiệu quả trong
chữa trị các bệnh tim mạch . Khi mới nghe điều này, có thể một số người cho rằng
Ðông y xu thời, rằng bệnh tim mạch đang là thời sự của thế giới, chỉ có những nước
giàu mới đủ tiền nghiên cứu và chữa trị, Ðông y làm sao chen chân vào được.
Ðúng vậy, bệnh tim mạch hiện nay chữa trị rất tốn kém : một ca chụp động mạch vành
tốn vài nghìn đô la, phẫu thuật tim tốn vài chục nghìn, trang bị cho một phòng mổ tim
tốn cả triệu đô la. Nhưng nếu xem xét kỹ chúng ta sẽ thấy có những phần mà Ðông y
có thể tham gia. Thật vậy, guyên nhân chủ yếu gây ra các tai biến tim mạch là do các
mảng xơ vữa làm hẹp lòng động mạch ; trong đó nổi lên vai trò rất quan trọng của sự
ngưng tập tiểu cầu và sự lắng đọng của cholesterol. Ðông y có những nhóm thuốc có
tác dụng chống lại các nguyên nhân trên, nên góp phần điều trị các bệnh tim mạch .
Ngay từ xưa Ðông y đã có nhóm thuốc gọi là "hoạt huyết" gồm nhiều vị thuốc
có tác dụng làm tăng lưu thông máu. Ngày nay qua thực nghiệm người ta thấy chúng
có nhiều tính năng quý báu; trong đó có nhiều vị có tính chống sự ngưng tập tiểu cầu
của máu, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông gây các tai biến về tim và não.
Chúng ta hãy xem một số vị thường gặp.
- Ích mẫu: tính hơi hàn, vị đắng cay; thuốc có tác dụng hoạt huyết khu ứ, lợi
tiểu tiêu phù, thanh nhiệt giải độc; Ðông y dùng để trị các chứng kinh nguyệt không
đều, bế kinh đau bụng sau khi sanh, đau do chấn thương, phù tiểu ít, sang độc sưng
tấy, ban chẩn ngứa. Qua thực nghiệm thấy Ích mẫu có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu
cầu, ngoài ra có tác dụng tăng lưu lượng động mạch vành, làm chậm nhịp tim, cải
thiện vi tuần hoàn bị rối loạn, tăng co bóp tử cung, hưng phấn hô hấp, lợi tiểu, hạ


huyết áp. Liều dùng 10 - 30 g.
- Nghệ: trong Ðông y phân biệt ra Uất kim và Khương hoàng, nhưng tính chất
và công dụng cũng gần như nhau. Nghệ có vị cay đắng, tính ôn, có tác dụng phá huyết
hành khí, thông kinh lạc, giảm đau. Theo nghiên cứu hiện đại có tác dụng chống
ngưng tập tiểu cầu, hạ cholesterol, lợi mật, chống viêm. Liều dùng 3 -10 g/ngày.
- Ðương quy: vị ngọt cay, tính ôn, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, cầm máu.
Tây y thấy Ðương quy có tác dụng giảm ngưng tập tiểu cầu, chống sự hình thành
huyết khối, giãn động mạch vành tăng lưu lượng máu, giảm lượng tiêu hao oxy cơ tim,
giảm rối loạn nhịp tim, hạ cholesterol máu . Liều dùng 5 - 15 g
- Xuyên khung: vị cay tính ôn, có tác dụng hoạt huyết hành khí, trừ phong giảm
đau. Xuyên khung có tác dụng ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, giảm sự hình thành cục
máu đông, giãn mạch vành, tăng lưu lượng máu não, an thần. Liều dùng 3 - 10 g
Hạ cholesterol máu cao
Hiện nay khoa học đã rõ vai trò quan trọng của các chất mỡ trong máu, mà
cholesterol là một trong những thành phần nguy hiểm nhất, trong nguyên nhân gây ra
các bệnh tim mạch ở người lớn tuổi. Vì vậy làm hạ được cholesterol máu là ngăn ngừa
được các bệnh tim mạch . Xin kể ra đây một số vị thuốc của Việt nam, rất dễ tìm, có
tác dụng giảm cholesterol máu :
- Ngưu tất : vị đắng chua, tính bình, có tác dụng hoạt huyết trừ ứ trệ, bổ can
thận cường gân cốt, lợi niệu, dẫn hỏa xuống dưới. Nghiên cứu dược lý cho thấy Ngưu
tất có tác dụng hạ cholesterol máu, hạ đường huyết, cải thiện chức năng gan, lợi tiểu .
Liều dùng 10 - 15g
- Tang ký sinh: là Tầm gửi trên cây Dâu tằm, vị đắng tính bình, có tác dụng
mạnh gân cốt, thông huyết mạch, lợi tiểu. Gần đây mới phát hiện tác dụng hạ
cholesterol của cây thuốc này. Liều dùng 12 - 20g
Sơn tra : vị chua ngọt, hơi ôn; có tác dụng tiêu thực trừ tích trệ, hoạt huyết tán
ứ. Vị thuốc có tác dụng làm giảm cholesterol máu, cải thiện tình trạng thiếu máu cơ
tim, trợ giúp tiêu hóa. Liều dùng 10 - 30g.
- Hà thủ ô: vị đắng ngọt sáp, hơi ôn; có tác dụng giải độc, thông đại tiện, bổ âm
cường tráng. Thuốc có tác dụng hạ cholesterol máu rõ rệt bằng nhiều cơ chế khác

nhau. Liều dùng 10 - 30g
- Tam thất: vị ngọt hơi đắng, tính ôn; có tác dụng thông huyết, cầm máu, trừ ứ
trệ giảm đau. Vị thuốc này đã được nghiên cứu khá kỹ về Tây y, cho thấy thuốc làm
giảm cholesterol, cầm máu, phục hồi chức năng miễn dịch. Liều dùng 5 - 10 g
- Tỏi: có tác dụng hạ cholesterol xấu, làm tăng cholesterol tốt. Hiện nay có
nhiều dạng bào chế của tỏi có bán, nhưng tốt nhất vẫn là ngày dùng từ 3 - 5 nhánh tỏi
tươi.
- Nghệ: như đã nói ở trên
Trên đây giới thiệu một số vị thuốc thường gặp cùng với cách dùng. Ðể cho
hiệu quả cao hơn cần phải phối hợp các vị thuốc trên với một số vị khác để thành một
bài thuốc hoàn chỉnh. Mặt khác cùng một vị thuốc lại có nhiều tác dụng phối hợp có
ích. Ðây quả là những đề tài nghiên cứu rất lý thú cho sự phát triển của Ðông y và Tây
y.
Hiện nay trên thị trường đang lưu hành nhiều dạng thuốc Ðông y đã bào chế sẵn như
các loại thuốc hoạt huyết, trong đó có những loại được giới thiệu rất ấn tượng như
Trung quốc có viên Thiên sứ Hộ tâm đan có tác dụng tốt trên tim mạch hiện, ở Việt
nam có viên CM2 là kết quả của công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, có tác
dụng phòng chống các bệnh mạch vành tim.

×