Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Sự đổi mới về cảm hứng, ngôn ngữ và giọng điệu thơ nguyễn đình thi giai đoạn 1945 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.62 KB, 15 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>1. MỞ ĐẦU</b>

Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ của những kẻ mất nước đã đứng lên trở thành người làm chủ, tự quyết định vận mệnh của mình. Tuy nhiên cơng cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước vẫn cịn là một hành trình dài, đầy hy sinh gian khổ. Cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc, văn học cũng khép lại một chặng đường, chặng đường hiện đại hóa, và mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nền văn học cách mạng ra đời. Đó là một nền văn học cần thống nhất được thiên hướng sáng tạo của cá nhân với yêu cầu của nhân dân và thời đại. Chính vì vậy, văn học giai đoạn này (ở đây chỉ nói riêng đối với bộ phận văn học cách mạng) mang những đặc điểm riêng, khác với văn học giai đoạn trước. Đó là nền văn học phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng, thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, trở thành một bộ phận của sự nghiệp cách mạng, khơng có sự phân hóa thành nhiều khuynh hướng, trường phái như trước năm 1945. Trong nền văn học giai đoạn này, các tác giả có thể có tiếng nói riêng nhưng ở họ đều chung một con đường, một tư tưởng, một nhiệm vụ: Nhà văn chiến sỹ. Họ bám sát thực tiễn cách mạng, bám sát vận động xã hội, phản ánh kịp thời những vấn đề quan trọng, lớn lao của đất nước. Trong suốt chặng đường 30 năm phát triển, bỏ qua những hạn chế mà bất kỳ nền văn học nào ít nhiều cũng đều mắc phải, văn học cách mạng đã đạt được những thành tựu lớn, thể hiện ở tất cả các thể loại, đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của văn học dân tộc. Một trong những lĩnh vực văn học đạt được nhiều thành tựu lớn, thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ là thơ ca với

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

sự đóng góp tài năng, tâm huyết của nhiều nghệ sỹ thuộc nhiều thế hệ như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Quang Dũng, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Trần Dần, Nguyễn Mỹ, Lê Anh Xuân, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật… Sự đổi mới của thơ ca trong giai đoạn này thể hiện cả về mặt nội dung lẫn hình thức. Một trong những tên tuổi góp phần tích cực cho sự tìm tịi và đổi mới của thơ ca giai đoạn này Nguyễn Đình Thi.

<b>2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU</b>

<b>2.1. Vài nét về nhà thơ Nguyễn Đình Thi</b>

Nguyễn Đình Thi quê ở Hà Nội nhưng sinh ở Luang Prabang (Lào). Đến năm tuổi, Nguyễn Đình Thi theo bố mẹ trở về nước và đi học ở Hà Nội rồi Hải Phòng. Từ nhỏ, Nguyễn Đình Thi đã nổi tiếng thơng minh, học rất giỏi tất cả các môn, đặc biệt là môn Triết. Đang đi học mà ông đã viết sách

<i>triết học như “Triết học nhập môn” (1942), “Triết học Căng” (1942), “Triếthọc Nit-xơ” (1942), “Triết học Anh-xtanh” (1942), “Siêu hình học” (1942) và</i>

cùng một số người bạn học bí mật nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông học Luật ở Đại học Đông Dương và trở thành một trong những cán bộ chủ chốt của Hội Văn hố Cứu quốc. Là trí thức u nước, Nguyễn Đình Thi đã sớm trở thành người chiến sĩ cách mạng trung kiên. Ông đã từng là đại diện của Việt Minh trong Đảng Dân chủ. Hai lần bị kẻ thù bắt bớ, tra tấn, mua chuộc nhưng ông vẫn một lòng thuỷ chung với Cách mạng. Tháng 7.1945, Nguyễn Đình Thi được đi dự Quốc dân Đại hội tại Tân Trào và được cử vào Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam. Từ đó cho đến cuối đời, Nguyễn Đình Thi liên tục đảm nhận những cương vị quan trọng trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật: Tổng thư ký Hội Văn nghệ, Tổng thư ký Hội Nhà văn, Chủ tịch Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Nguyễn Đình Thi là người hoạt động chính trị, đã từng là sĩ quan quân đội, nhưng nhắc đến ông là mọi người nghĩ đến một nghệ sĩ đa tài. Ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình. Ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đáng trân trọng.

<b>2.2. Sự đổi mới về cảm hứng</b>

Nguyễn Đình Thi thuộc kiểu nghệ sĩ đa tài, ông vừa là nhạc sĩ với những ca khúc bất hủ, vừa là nhà văn với những sáng tác trải ra trên các lĩnh vực: thơ, văn xi, kịch, tiểu luận phê bình... Song thơ là cái mà ông thiết tha nhất, dụng công nhiều nhất trong việc tìm tịi đổi mới, như chính ơng từng

<i>phát biểu : “Thơ là cái thiết tha nhất của tôi, và cái tìm tịi rất khổ của tơi”.</i>

Thơ của nguyễn Đình Thi thời kì đầu kháng chiến đã đem lại cho thơ ca Cách mạng một âm hưởng mới với những cách tân đầy táo bạo.

Thế giới Thơ Mới bị giới hạn trong cái “tơi”, ít gắn bó với những vấn đề cơ bản của đời sống cần lao. Đến thơ Cách mạng, mà Nguyễn Đình Thi là một trong những cây bút đi đầu, thế giới thơ mở ra thực tại rộng lớn hơn. Nhà thơ hướng tới đời sống thực tại phong phú, sống động. Thơ Nguyễn Đình Thi ghi lại một cách tươi mới, tự nhiên hiện thực sinh động của sự sống đang lên.

<i>Thực tế Cách mạng đã “thổi lửa” vào tâm hồn nhà thơ, giúp ông tìm đượccho mình “ngọn nguồn phong phú nhất”, “mn màu muôn vẻ”, để “tiếp sứcsống tươi trẻ cho nghệ thuật, tạo ra giá trị tinh thần cho loài người”. Thơ ôngdạt dào cảm hứng yêu thương sâu lắng về đất nước “vất vả, gian nan, tươithắm vô ngần”. Đất nước đau thương và quật khởi, con người vất vả và anh</i>

hùng là chủ đề quán xuyến trong thơ Nguyễn Đình Thi. Với tình cảm gắn bó tha thiết với đất Việt yêu thương, với niềm tự hào về truyền thống vẻ vang

<i>của dân tộc, Nguyễn Đình Thi đã cho ra đời những bài thơ bất hủ như “Đấtnước”, “Nhớ”, “Bài thơ Hắc Hải”, “Lá đỏ”… Những câu thơ tha thiết lắng</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

đọng giàu chất triết lý chiêm nghiệm về sự kỳ diệu của sự sống, của tình yêu, của sức mạnh tiềm ẩn trong con người Việt Nam hiền lành, đơn hậu.

<i>Nguyễn Đình Thi quan niệm: “Thơ phải có tư tưởng , phải có ý thức”,</i>

thơ phải nói lên được những tư tưởng mới của thời đại. Tư tưởng trong thơ, theo Nguyễn Đình Thi, là tư tưởng gắn liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống. Mà đời sống ở đây không được hiểu là những hoạt động mưu sinh của sự sinh

<i>tồn mà là sự sống của tâm hồn, là “trạng thái tâm lý đang rung chuyển mạnhmẽ khác thường” [1]. Ông khẳng định: “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nóithứ nhất của tâm hồn khi đua, chạm với cuộc sống. Toé lên ở nơi giao nhaugiữa tâm hồn với ngoại vật, trước hết là những cảm xúc” và “và đem cảmxúc mà đi thẳng vào sự suy nghĩ”. Trong bối cảnh những năm đầu kháng</i>

chiến chống Pháp, cảm hứng chủ đạo của thơ Nguyễn Đình Thi là cảm hứng về đất nước trong chiến tranh.

Tình yêu quê hương đất nước là một đề tài lớn trong thơ ca Cách Mạng nói chung, thơ kháng chiến chống Pháp nói riêng. Nhưng với mỗi nhà văn đất nước hiện lên với một gương mặt riêng. Với cảm hứng hiện thực kết hợp lãng mạn bay bổng, đất nước trong cảm nhận của Nguyễn Đình Thi hiện lên như

<i>một thể thống nhất với sự chuyển hóa của hai đối cực: “vất vả đau thương”nhưng “tươi thắm vơ ngần”.</i>

Bằng những hình ảnh thơ đầy sức ám gợi, Nguyễn Đình Thi đã để lại trong lịng người đọc những ấn tượng không thể quên về một đất nước đau thương trước sự giày xéo của quân thù:

<i>“Bức tường đầy vết đạnƠm bóng tối đổ nghiêng...Hà Nội nát người trong gai sắtMáu chảy hồng tươi bất khuất”</i>

<i> (Hà Nôi đêm nay)</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>“Cây cháy rũ vàngMặt em trắng tốt"</i>

(Em bé gái)

<i>“Ơi q hương ta đau xótĐói gầy mắt nhìn thiêu đốt”</i>

<b>(Lúa) </b>

Nhưng tâm điểm trong cảm hứng về đất nước của Nguyễn Đình Thi khơng phải ở nỗi vất vả, đau thương. Nhà thơ dường như dồn hết tâm sức của mình để khắc họa một đất nước tươi thắm vô ngần, dù cho bom đạn kẻ thù giày xéo... Đây là điều kì diệu của dân tộc Việt Nam, là điều kì diệu trong những sáng tác của Nguyễn Đình Thi. Viết về đất nước đau thương nhưng những câu thơ của ông không hề bi thương, người đọc luôn nhận thấy một cảm hứng vượt thoát, vượt thoát lên trên nỗi đau để khẳng định sức mạnh, sức

<i>sống quật cường bất khuất của dân tộc mình: “Hà Nội nát người trong gaisắt”, “máu chảy” nhưng là “hồng tươi bất khuất”, bức tường đầy vết đạn củakẻ thù nhưng vẫn “cố vươn mình thẳng lên”, một dân tộc “chìm trong máuchảy” nhưng vẫn đủ sức mạnh để “vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đấtđen”... Nguồn sống diệu kì ấy được tạo nên bởi những con người biết sống,</i>

chiến đấu và hi sinh cho lẽ phải. Đó là những con người :

<i>“Vì Tổ quốc anh hi sinh lặng lẽTrên môi lưu luyến nụ cười”</i>

<b>(Người tử sĩ) </b>

Là đồng chí:

<i>"Chiều qua đồn trúng đạn</i>

<i>Giữa vườn lê anh nhắm mắt thản nhiênAn Châu mấy anh khơng về nữa</i>

<i>Nụ cuời cịn tươi ngun”</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

(Bài thơ viết cạnh đồn Tây)

Đọng lại trong tâm trí người đọc là nụ cười, nụ cười của những người

<i>đã ngã xuống, của những người đang sống, nụ cười mang “niềm hi vọng xóathương đau”, nụ cười của ngày trở về, ngày chiến thắng:</i>

<i>"Bóng cờ bát ngát ngày vui, nước non reo cười, trên môi người cườiTiếng cười</i>

<i>Ngày về”</i>

<b>(Người Hà Nội)</b>

Cảm hứng chính trong những tác phẩm thời kì đầu kháng chiến của Nguyễn Đình Thi là cảm hứng về đất nước trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc nhưng khơng phải ơng khơng có những trầm tư về vị thế của con người cá nhân trong cuộc trường chinh ấy. Cảm hứng về hạnh phúc cá nhân trong cuộc đổi thay lớn của dân tộc tạo nên cho thơ Nguyễn Đình Thi giai đoạn này nét riêng độc đáo mà nhiều nhà thơ sau này như Thanh Thảo, Hữu Thỉnh… đã nối tiếp cảm hứng ấy.

Thơ Mới là tiếng thơ của cái tôi cá nhân có phần tích cực, có ý nghĩa nhân bản, nhưng khơng ít trường hợp là cái tơi cơ đơn, buồn chán tìm kiếm sự thốt li, hưởng lạc. Cuộc Cách mạng tháng tám thắng lợi mở ra một thời đại mới, thời đại của cái ta, thơ văn ít nói đến cái tơi cá nhân, ít nói đến nỗi buồn,

<i>tình u... Nhà phê bình Hồi Thanh cũng đã có nói: “Đời sống cá nhânkhơng có nghĩa gì trong đời sống bao la của tồn thể”... Nhưng Nguyễn Đình</i>

Thi vẫn viết về tình u lứa đơi, và khơng thể phủ nhận rằng ơng cũng có những bài thơ tình đích thực. Cảm hứng về hạnh phúc, cá nhân trong thơ ơng có những nét riêng đột phá. Tình u trong thơ ơng là những mối tình nảy nở trong cuộc vạn lí trường chinh đầy bão tố của dân tộc. Những người chiến sĩ nguyện hy sinh cho hạnh phúc của nhân dân, của cộng đồng nhưng cũng có

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

hạnh phúc của riêng mình. Họ tự nguyện gác tình riêng để chiến đấu bởi họ biết xa nhau chỉ là tạm thời, xa nhau để mong có ngày gặp lại:

<i>"Đôi người yêu xa cách lại xa nhauYêu nhau nên họ xa nhau"</i>

<b>(Chuyện hai người yêu xa cách) </b>

<i>"Anh muốn em sung sướng suốt đờiXa nhau hẹn ngày gặp lại”</i>

<b>(Chia tay)</b>

Khi kẻ thù còn giày xéo đất nước này thì mỗi cá nhân khơng thể có tình u trọn vẹn. Vì thế tình u ln đồng hành cùng lí tưởng. Các nhà thơ Cách mạng thường né tránh chuyện tình yêu, nhớ nhung vì sợ nỗi nhớ bi lụy sẽ làm nhụt ý chí, cịn Nguyễn Đình Thi dám nói lên những cảm xúc rất thật của lịng mình. Dưới ánh đèn khơng ngủ, bóng dáng người yêu lại hiện lên

<i>nguyên vẹn với “cái miệng hay cười”, “đôi mắt em hay nghĩ ngợi”, tưởng</i>

như:

<i>“Thấy em bước vội </i>

<i>Tới tìm anh qua đêm lạnh xa xôi”... </i>

<i>Nhưng cái miệng hay cười của em là cái miệng “nói chuyện nhữngngày mai sẽ tới”, tiếng thì thầm của em là tiếng:</i>

<i> “Thì thầm em nói em u q Các anh vất vả vì giống nịi”</i>

<i>(Bài thơ viết cạnh đồn Tây). </i>

Tình yêu của em như ngọn lửa như ánh sao chiếu rọi tim anh, chiếu rọi những chặng đường chiến đấu đầy gian lao phía trước:

<i>“Anh mang em như ngọn đèn chiếu rọiNhư trái tim anh đập khơng ngừng...Đời anh có em như ngày có nắng</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>Yêu em anh yêu cả mọi người”</i>

<i><b>(Chia tay) </b></i>

Lần đầu tiên trong thơ kháng chiến, cảm hứng về tình u hịa quyện với cảm hứng về Tổ quốc. Nguyễn Đình Thi đã dung hịa được cá nhân và tập thể, cá nhân với cộng đồng, cái chung với cái riêng.Tình yêu trong thơ Nguyễn Đình Thi khơng não nùng như những bài thơ tình trong Thơ Mới, tình yêu trong thơ ơng hịa quyện những phẩm chất mới, hiện đại của tình yêu thế hệ trẻ trong thời đại mới. Tình u em, tình u đơi lứa ln đồng hành cùng tình u Tổ quốc dân tộc. Chính sự kết hợp hài hịa khơng gượng ép này khiến cho ơng có những bài thơ tình đích thực.

<b>3/ SỰ ĐỔI MỚI CỦA THƠ NGUYỄN ĐÌNH THI VỀ MẶT NGHỆTHUẬT </b>

Thơ Mới ra đời là một cuộc cách mạng trong thơ ca. Về mặt hình thức, Thơ Mới đã phá vỡ nhiều khuôn khổ ràng buộc với những quy phạm chặt chẽ, tạo ra những khả năng mới và rộng rãi cho thơ trong việc phám phá và biểu hiện đời sống, đặc biệt là đời sống nội tâm của cái tôi cá nhân cá thể. Tuy nhiên xu hướng tự do hóa cho hình thức thơ ấy chỉ đi được những bước khởi đầu. Thơ Mới nhanh chóng tìm đến những hình thức thể loại khá ổn định theo

<i>con đường “từ xung khắc đến hòa giải với truyền thống” (Trần Đình Hượu).</i>

Sứ mệnh cách tân thơ theo hướng tự do hóa được chuyển sang tay các nhà thơ

<i>Cách mạng mà Nguyễn Đình Thi được xem là một trong những người “chủxướng”. “Thơ Nguyễn Đình Thi đã tạo ra một điệu mới như tiếng sóng reotrong lặng lẽ, tấu lên một thứ nhạc mới - trong lặng mà rung ngân...” (Chu</i>

Văn Sơn ). Những cách tân táo bạo của ông đã đem đến cho thơ ca Cách

<i>mạng một diện mạo mới đến mức có nhà nghiên cứu đã so sánh nếu “Nguyễn</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>Đình Thi cứ dám là mình, cứ dám đi cho thật hết cái lẽ phải của thơ theoquan niệm của mình”, khơng tìm cách dung hịa giữa cách tân và truyền</i>

thống trước sự phản ứng gay gắt của một số nhà thơ và độc giả đương thời thì

<i>“rất có thể ơng đã có vai trị như Xuân Diệu với phong trào Thơ Mới”(Chu</i>

Văn Sơn).

So với các thi sĩ trong phong trào Thơ Mới, các nhà thơ thuộc giai đoạn văn học Cách mạng nói chung và thời kì kháng chiến chống Pháp nói riêng đã đem đến cho thơ ca những cách tân đáng kể về mặt thi liệu, ngôn ngữ thơ, giọng điệu, thể thơ... Đóng góp nổi bật nhất của Nguyễn Đình Thi trong việc hiện đại hóa hình thức thơ ca giai đoạn đầu kháng chiến là sự đổi mới về thể thơ và ngôn ngữ thơ.

<b>3.1/ Đổi mới về ngôn ngữ thơ:</b>

Nếu như các nhà Thơ Mới và một số nhà thơ Cách Mạng sau này có xu hướng mĩ lệ hóa từ ngữ thì Nguyễn Đình Thi chủ yếu để hiện hình lên trang giấy những từ ngữ thuần Việt, mộc mạc, tự nhiên. Trong thơ ông xuất hiện

<i>đậm đặc các từ thuần Việt, các tính từ, các từ láy để “Mỗi tiếng mỗi chữngồi cơng dụng gọi tên sự vật bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến chungquanh nó những cảm xúc những hình ảnh khơng ngờ, tỏa ra xung quanh nómột vùng ánh sáng động đậy”: </i>

<i>Quanh co, chen nhau rộn ràng Đồng XuânXanh tươi bát ngát Tây Hồ</i>

<i>Hàng Đào ríu rít Hàng Đường Hàng Bạc, Hàng Gai...</i>

<b>(Người Hà Nội)</b>

<i> Rừng cây rung gió say sưaNgàn sao nghiêng mình chào vẫy</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>Bãi cát thắp lên từng dịng đuốc lửaĐị bơi tíu tít qua sông...</i>

<b>(Đêm sao) </b>

Với ngôn ngữ thơ giản dị nhưng Nguyễn Đình Thi vẫn gọi về cho thơ mình những hình ảnh thơ độc đáo. Ơng rất coi trọng hình ảnh trong thơ. Theo

<i>ông, “Người làm thơ phải để cho hình ảnh tự nói lên tình ý”. Nguyễn Đình</i>

Thi đã kiến tạo cho thơ mình hệ thống hình ảnh vừa lạ vừa quen, có những hình ảnh chưa thấy trong thơ ai bao giờ:

<i>"Những lề đường mòn cũQuặn nhớ chân người... Đêm nay trời sao trắng bạch</i>

<i>Cháy trùm những mái nhà đang khóc" </i>

Những con đường, những mái nhà thân quen gắn bó bao đời với mỗi chúng ta buớc vào thơ Nguyễn Đình Thi như mang một bóng dáng khác. Đó khơng phải là những vật vơ tri, ngàn đời nằm im lìm dưới bước chân người qua lại nữa mà nó cũng như có linh hồn, biết nhớ nhung biết khóc... Hình ảnh trong thơ Nguyễn Đình Thi khỏe khoắn, gân guốc, chất phác tự nhiên nhưng cũng không kém phần tinh tế, uyển chuyển. Lắng lại trong những tiếng ầm ầm của bom đạn, của gót giầy quân thù, bật lên trên nền đen

<i>tối của bóng đêm, của “miệng súng đen sì tua tủa” là: "Ngang đồi một tia vàng bay vút</i>

<i>Một vàng sao sáng ngời muôn vầng saoTung lên như hoa lửa</i>

<i>Như bụi ngọc ngập trờiRơi rơi trên đầu trên cổTrên ngón tay</i>

<i>Triệu triệu sao"</i>

</div>

×