Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

MỐI QUAN hệ BIỆN CHỨNG GIỮA đổi mới KINH tế và đổi mới CHÍNH TRỊ TRONG THỜI kỳ đổi mới ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.77 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI
MỚI CHÍNH TRỊ TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM

GVHD:

TS. Bùi Văn Mưa

Nhóm 4 ( STT thành viên 48-49-50)
Nhóm trưởng:

Nguyễn Thị Thảo Sương

Thành viên 1:

Võ Thị Như Quỳnh

Thành viên 2:

Nguyễn Thành Tâm

Lớp:

Đêm 1 - K24

TP. Hồ Chí Minh, tháng 01/2015



TP. Hồ Chí Minh, tháng 01/2015


MỤC LỤC


Tiểu luận Triết học
Mưa

GVHD: TS. Bùi Văn

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay, Việt Nam
đang đứng trước hàng ngàn những cơ hội mới vàcả những thách thức mới.
Nhưng để đón nhận những cơ hội đó cũng như giải quyết được những thách
thức mới thì đổi mới là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa sống còn, đồng thời phù
hợp với xu thế phát triển chung của thời đại.“Thế giới ngày nay đang nhanh
chóng đổi mới, CNXH cũng phải phấn đấu đểchứng minh tính ưu việt về mọi
mặt so với CNTB trên thực tế. Đối với cộng đồngcác nước XHCN, đổi mới là
con đường vươn lên đáp ứng đòi hỏi của thời đại, đápứng nhu cầu ngày càng
cao và chính đáng của nhân dân. Đổi mới đối với nước talà cấp thiết, mang
tính sống còn, yêu cầu đó vừa là đòi hỏi bên trong của tìnhhình nước ta, vừa
phù hợp với xu thế phát triển của thời đại”. [TrườngChinh, 10-1985] [1]
Mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị luôn luôn là vấn đề quan trọng nhất
của mọi cuộc cải cách và đổi mới. Chúng ta nên xử lý mối quan hệ này như thế
nào để nắm bắt được cơ hội và hạn chế được thách thức trong quá trình hội
nhập?Với mong muốn tìm hiểu mối quan hệ đó, nhóm đã chọn đề tài“Mối
quan biện chứng giữa đổi mới kinh tế vàđổi mới chính trị trong thời kỳđổi
mới ở Việt Nam”.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nắm bắt được về mối quan hệ mật
thiết giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị nói chung và đặc biệt là mối
quan hệ đó được đặt trong giai đoạn đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới
hiện nay; từ đó, sẽ giúp ta hiểu được một cách sát thực nhất về đường lối đổi
mới đất nước của Đảng và Chính phủ, đồng thời có thể biết được quá trình đổi
mới đang diễn ra như thế nào.
Do hạn chế về thời gian và trình độ nhận thức, bài tiểu luận của nhóm
không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của Thầy.

Trang 4


Tiểu luận Triết học

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm cơ sở hạ tầng:
“Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế
của một xã hội nhất định”.[2]
2. Khái niệm kiến trúc thượng tầng:
“Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền,
triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật,… cùng với những thiết chế xã hội tương
ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội,… được hình thành
trên cơ sở hạ tầng nhất định”. [2]
3. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng:
Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là biểu hiện của mối quan
hệ giữa hai lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội đó là lĩnh vực kinh tế và lĩnh

chính trị, liên quan mật thiết tới mối quan hệ giữacơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng. Chúng thống nhất biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng giữ
vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng, còn kiến trúc thượng tầng có
tính độc lập tương đối và tác động trở lại cơ sở hạ tầng.
3.1. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng(kinh tế quyết định
chính trị):
Cơ sở hạ tầng quyết định nội dung, tính chất kết cấu của kiến trúc thượng
tầng. Cơ sở hạ tầng của một xã hội nhất định như thế nào, tính chất của nó ra sao,
giai cấp đại diện cho nó như thế nào thì hệ thống thiết chế chính trị pháp quyền,
đạo đức, triết học,…và quan hệ của các thể chế tương ứng với các thiết chế ấy
cũng như vậy.
Cơ sở hạ tầng quyết định sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng trong một
hình thái kinh tế xã hội nhất định, khi cơ sở hạ tầng biến đổi thì kiến trúc thượng
tầng cũng biến đổi theo.

Trang 5


Tiểu luận Triết học

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

Cơ sở hạ tầng quyết định sự thay đổi căn bản của kiến trúc thượng tầng. Khi
cơ sở hạ tầng nào mất đi thì kiến trúc thượng tầng do nó sinh ra cũng mất theo,
khi cơ sở hạ tầng mới xuất hiện thì nó lại sản sinh ra kiến trúc thượng tầng mới
phù hợp với nó.
3.2. Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng(chính trị tác
động kinh tế):
Kiến trúc thượng tầng do cơ sở hạ tầng sinh ra nhưng sau khi xuất hiện nó
có tính độc lập tương đối do đó nó tác động lại cơ sở hạ tầng.

Mỗi một yếu tố khác nhau của kiến trúc thượng tầng có vai trò khác nhau,
có cách thức tác động khác nhau. Trong xã hội có giai cấp thì Nhà nước là yếu tố
cơ bản có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ sở hạ tầng. Vai trò của Nhà nước
tác động với cơ sở hạ tầng thể hiện ở 3 chiều hướng: bằng công cụ pháp luật,
bằng sức mạnh kinh tế và sức mạnh bạo lực của Nhà nước tác động làm cho kinh
tế phát triển theo chiều hướng tất yếu.
Chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ, duy trì củng cố và
hoàn thiện cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó và tìm cách xoá bỏ cơ sở hạ tầng cũ, kiến
trúc thượng tầng cũ.
Khi kiến trúc thượng tầng tác động phù hợp với những quy luật vận động
của cơ sở hạ tầng thì nó thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển. Do đó, thúc đẩy sự
phát triển kinh tế- xã hội.
Khi kiến trúc thượng tầng tác động ngược chiều với những quy luật vận
động của cơ sở hạ tầng, khi nó là sản phẩm của quan hệ kinh tế lỗi thời thì nó cản
trở, kìm hãm sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Do đó, nó kìm hãm sự phát triển
kinh tế.

Trang 6


Tiểu luận Triết học

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

CHƯƠNG 2
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH
TRỊ TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm về đổi mới kinh tế:
“Khái niệm “đổi mới kinh tế” qua các văn kiện của Đảng được hiểu là quá
trình chuyển dịch nền kinh tế từ cơ chế tập trung, bao cấp chủ yếu dựa trên chế

độ sở hữu toàn dân và tập thể sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam theo định hướng XHCN”.[8]
Quá trình chuyển dịch này bao gồm hàng loạt thay đổi sâu rộng về cơ cấu
thành phần kinh tế, chế độ và hình thức sở hữu các tư liệu sản xuất, hình thức tổ
chức và cơ chế quản lý kinh tế. Mặc dù mang định hướng xã hội chủ nghĩa,
nhưng nền kinh tế thị trường của nước ta vẫn phải thể hiện đầy đủ bản chất và
những đặc trưng chung của kinh tế thị trường. Về bản chất, kinh tế thị trường là
hệ thống các quan hệ kinh tế do nền sản xuất hàng hóa tạo ra, là kiểu tổ chức nền
sản xuất có “đầu vào” và “đầu ra” đều là hàng hóa, là chuỗi sản xuất – kinh
doanh trong đó các chủ thể kinh tế vừa độc lập, vừa lệ thuộc lẫn nhau, cạnh tranh
và hợp tác với nhau nhằm mục tiêu đạt giá trị gia tăng ngày càng nhiều hơn.
Có thể khái quát 5 đặc trưng chung của kinh tế thị trường. Một là, các hoạt
động kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường, dưới sự chi phối của các quy
luật thị trường, trước hết là quy luật giá trị và quy luật cung cầu. Hai là, quan hệ
giữa các chủ thể kinh tế là quan hệ tiền tệ. Ba là, thị trường trở thành căn cứ chủ
yếu để phân bố các nguồn lực kinh tế. Bốn là, giá trị gia tăng và lợi nhuận tối đa
trở thành động lực bên trong, trực tiếp chi phối hoạt động của các doanh nghiệp.
Năm là, kinh tế thị trường là tự do hóa kinh tế, mở cửa và hội nhập.
2. Khái niệm về đổi mới chính trị:
Đổi mới chính trị được Đảng ta xác định là kiên trì mục tiêu chủ nghĩa xã
hội, tiếp tục con đường bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đi tới chủ
nghĩa xã hội. Đổi mới chính trị không có nghĩa là thay đổi hoặc từ bỏ chế độ xã
hội chủ nghĩa. Thực chất của đổi mới chính trị là đổi mới tư duy chính trị về chủ

Trang 7


Tiểu luận Triết học


GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đổi mới cơ chế, chính sách
mà hạt nhân cơ bản là giải quyết hợp lý, hài hòa quan hệ lợi ích; đổi mới cơ cấu
tổ chức và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị để xây dựng chế độ xã hội chủ
nghĩa ngày càng vững mạnh, thực hiện tốt nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nhằm
phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế - xã hội dưới sự lãnh đạo của
Đảng.
Với mục tiêu đó, quá trình đổi mới hệ thống chính trị đã và đang được triển
khai dựa trên các quan điểm chủ yếu. Một là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi
mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời
từng bước đổi mới chính trị. Hai là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động
của hệ thống chính trị không phải là hạ thấp hoặc thay đổi bản chất của nó, mà là
nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cho hệ thống chính trị hoạt động năng
động hơn, có hiệu quả hơn, phù hợp với đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ đất
nước; đặc biệt là phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Ba là, đổi mới hệ thống chính
trị một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm
phù hợp. Bốn là, đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống
chính trị với nhau và với xã hội, tạo ra sự vận động cùng chiều theo hướng tác
động, thúc đẩy xã hội phát triển.
4. Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trịở nước ta hiện
nay:
Chủ trương giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính
trị được tiếp tục nhấn mạnh trong văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần
thứ VII: “Phải tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế, đáp ứng những đòi hỏi cấp
bách của nhân dân về đời sống, việc làm và các nhu cầu xã hội khác, xây dựng
cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, coi đó là điều kiện quan trọng để

tiến hành thuận lợi đổi mới trong lĩnh vực chính trị. Đồng thời với đổi mới kinh
tế, phải từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính

Trang 8


Tiểu luận Triết học

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

trị, phát huy ngày càng tốt quyền làm chủ và năng lực sáng tạo của nhân dân
trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội”. Kinh nghiệm thành công
của sự kết hợp đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII của Đảng khẳng định: “Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới
kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng
bước đổi mới chính trị”.
Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu đổi mới nội
tại, đồng thời tạo cơ hội cho đổi mới kinh tế và chính trị rộng lớn hơn, đồng bộ
và toàn diện hơn, sâu sắc và triệt để hơn. Sự tác động ấy, một mặt, trực tiếp buộc
chúng ta phải thay đổi một số thể chế, luật pháp, quy trình thực hiện, quan điểm
và phương pháp đánh giá các vấn đề kinh tế, xã hội,…; mặt khác, nó thúc đẩy
nhu cầu nội tại, bên trong của Việt Nam về đổi mới một cách mạnh mẽ hơn. Nếu
như ở giai đoạn trước đây, đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị đã động chạm đến
phần ngoài thì sắp tới, đổi mới buộc phải động chạm đến phần nhân lõi: hệ thống
chính trị, phương thức phân phối, công bằng xã hội, dân chủ và văn minh,…bởi
nó trực tiếp động đến nền tảng chính trị và kinh tế của toàn xã hội và của các bộ
phận dân cư nhạy cảm nhất.
Phân tầng xã hội trong hơn 20 năm qua tạo nên những lợi ích và nhu cầu
khác nhau đối với giai đoạn tiếp theo của đổi mới. Giai đoạn tiếp theo cũng
không thể chỉ xác định trọng tâm duy nhất của đổi mới chỉ là đổi mới kinh tế. Bối

cảnh quốc tế cũng như những đòi hỏi nội tại của xã hội đang yêu cầu đổi mới
trong giai đoạn tiếp theo phải xem đổi mới chính trị như một trong những trọng
tâm quan trọng để thúc đẩy đổi mới kinh tế. Hơn nữa, đó phải là những đổi mới
quan điểm một cách căn bản, đột phá để tạo nên bước phát triển nhảy vọt nhưng
vững chắc. Đổi mới kinh tế vẫn phải đồng hành với đổi mới chính trị, nhưng đổi
mới chính trị trong giai đoạn tới phải được chú trọng và nhấn mạnh hơn để tạo ra
những bước đột phá mới, căn bản. Nếu không có những bước đột phá căn bản,
mới trong đổi mới, Việt Nam vẫn có thể phát triển đều và ổn định, nhưng sẽ
không rút ngắn được khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển cao. Điều

Trang 9


Tiểu luận Triết học

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

này đã được các nhà lãnh đạo và các học giả, quần chúng nhân dân nhận thức rõ.
Đây sẽ là lực lượng và động lực quan trọng cho giai đoạn đổi mới tiếp theo.
Tuy nhiên, nếu xem xét tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã
hội năm 2011, kết luận của Hội nghị Trung ương 3 ( khóa XI) của Đảng đã chỉ ra
rằng, bên cạnh một số kết quả bước đầu quan trọng thì vẫn còn những hạn chế,
yếu kém. Một số chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội chưa
hoàn thành, nhất là mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Đến nay,
nền kinh tế vẫn còn nhiều thách thức, chậm đổi mới; đời sống của nhân dân còn
nhiều khó khăn; giáo dục- đào tạo, y tế,...còn nhiều bất cập. Nghị quyết cũng chỉ
ra nguyên nhân là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế
toàn cầu, nhưng chủ yếu là do nguyên nhân nội tại nền kinh tế với mô hình tăng
trưởng và cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả, chậm khắc phục do những yếu
kém trong lãnh đạo, quản lý, điều hành các cấp, các ngành. [13]

5. Nâng cao mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị hiện
nay:
- Để đảm bảo mối quan hệ thuận chiều giữa hai quá trình đổi mới kinh tế và

đổi mới hệ thống chính trị, cần dân chủ hóa và minh bạch hóa hơn nữa quá trình
ra các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
- Đảng lãnh đạo, nhưng không đưa ra trước các quyết định, mà trước hết là
phải tạo điều kiện, cơ chế cho giới chuyên môn, cho nhân dân thảo luận, nêu các
phương án khác nhau. Vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện trong việc đưa ra
quyết định cuối cùng, lựa chọn một phương án cụ thể.
- Phải chuyển từ quá trình phát triển về lượng (chỉ lo tăng trưởng) lên quá
trình phát triển về chất (thể hiện ở trình độ công nghệ cao trong các doanh
nghiệp, chất lượng sản phảm với thương hiệu Việt Nam, hình thành lực lượng lao
động và lực lượng quản lý chuyên nghiệp trình độ cao…).
- Kiên quyết phòng chống nguy cơ một số nhóm lợi ích chi phối quá trình
hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách. Đổi mới thể chế kinh tế là để giải
phóng sức sản xuất, phát triển sức sản xuất; đổi mới hệ thống chính trị là để tập
hợp toàn dân, tổ chức toàn dân thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chung. Chỉ như vậy,
quá trình đổi mới mới tiếp tục được đẩy mạnh đồng bộ, hài hòa cả về kinh tế và

Trang 10


Tiểu luận Triết học

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

hệ thống chính trị, đưa Việt Nam tới đích dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.


Trang 11


Tiểu luận Triết học

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

KẾT LUẬN
Hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục là xu hướng tất yếu của Việt
Nam trong những năm tới, như việc gia nhập các tổ chức thế giới như Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Khu vực thương mại tự do ASEAN
(AFTA), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và gần đây nhất
là hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. Việc mở cửa hội nhập với thế
giới sẽ có cả hai mặt tích cực và tiêu cực, hợp tác và đấu tranh, thuận lợi và khó
khăn đan xen nhau. Muốn hội nhập có kết quả chúng ta phải đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới chính trị như cơ chế quản lý kinh tế- xã hội, hoàn
chỉnh hệ thống pháp luật…nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nước tham gia
đầu tư phát triển ở thị trường Việt Nam cũng như bảo vệ lợi ích, tăng sức cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong nước. Đưa Việt Nam trở thành nước phát triển
sánh vai với các nước cường quốc trên thế giới trong tương lai.

Trang 12


Tiểu luận Triết học

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vì sao đổi mới ở nước ta là vấn đề mang tính sống còn?


( />2. Bùi Văn Mưa (chủ biên - 2014), Triết học, Khoa Lý luận Chính trị, Tp.

HCM.
3. Dương Xuân Ngọc (2010), Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới

chính trị ở Việt Nam, Đề tài KX.04.11/06-10.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Trung tâm Thông tin tư liệu, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia

Hồ Chí Minh(2013), Tọa đàm khoa học Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi
mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay – Vấn đề và phương pháp nghiên
cứu, Hà Nội.
8. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam -Giới thiệu văn kiện Đảng - Mối

quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trong quá trình đổi mới ở Việt
Nam
(http://123.30.190.43/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?
topic=168&subtopic=306&leader_topic=867&id=BT851234952)
9. Tạp chí Cộng Sản- quán triệt và thực hiện nghị quyết đại hội XI của

Đảng- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

( />
hoi-dang-XI/Noi-dung-co-ban-van-kien/2011/977/Giai-quyet-tot-moi-quan-hegiua-doi-moi-kinh-te-va.aspx)

Trang 13


Tiểu luận Triết học

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

10. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài quan hệ giữa đổi mới kinh tế

và đổi mới chính trị ở việt nam - Hội đồng lý luận trung ương bộ khoa học và
công nghệ chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước
kx.04/06.
(:81/kqncvn2012/Kinh_te/Toan_van/8054.pdf)
11. Trần Ngọc Hiên- đặc điểm mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở Việt

Nam- Vấn đề và giải pháp.
( />%C3%B3c-nh%C3%ACn-v%C4%83n-h%C3%B3a/dac-diem-moi-quan-hegiua-kinh-te-va-chinh-tri-o-viet-nam-van-de-va-giai-phap)
12. Mấy vấn đề về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở việt nam hiện nay.

( />13. Trần Văn Khánh- Giái quyết mối quan hệ lớn đổi mới kinh tế và đổi mới

chính trị - Tạp chí phát triển nhân lực số 1 (27)-2011
( />uuid=ddf7e242-04d9-4c41-9946-c9b56b453f0a&groupId=10217)

Trang 14



Tiểu luận Triết học

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

PHỤ LỤC
BẢNG TÓM TẮT CÔNG VIỆC
GIAI
ĐOẠN
1

CÔNG VIỆC THỰC HIỆN
THỐNG NHẤT CHỌN ĐỀ
TÀI

TRÁCH
NHIỆM
CẢ NHÓM

SỰ THAM GIA CỦA CÁC
THÀNH VIÊN
100% THÀNH VIÊN

2

PHÂN CHIA CÔNG VIỆC

NHÓM
TRƯỞNG

100% THÀNH VIÊN


3

TÌM TÀI LIỆU

CẢ NHÓM

100% THÀNH VIÊN

4

THẢO LUẬN

CẢ NHÓM

100% THÀNH VIÊN

5

VIẾT KHUNG SƯỜN CHO
BÀI TIỂU LUẬN

CẢ NHÓM

100% THÀNH VIÊN

6

TỔNG HỢP


CẢ NHÓM

100% THÀNH VIÊN

7

XEM XÉT LẠI BÀI TIỂU
LUÂN

CẢ NHÓM

100% THÀNH VIÊN

8

THỐNG NHẤT-HOÀN
TẤT BÀI TIỂU LUẬN

CẢ NHÓM

100% THÀNH VIÊN

Trang 15



×