Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 29 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH</b>
<b>---TIỂU LUẬN MƠN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC HIỆN NAY</b>
<b>GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN QUỲNH ANHNHĨM THỰC HIỆN:</b>
<b>TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 2 NĂM 2023</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>MỤC LỤC</b>
<b>PHẦN MỞ ĐẦU...</b>
<b>1. Lý do chọn đề tài...</b>
<b>2. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu...</b>
<b>3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu...</b>
<b>4. Kết cấu tiểu luận...</b>
<b>PHẦN NỘI DUNG...</b>
<b>CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÔN GIÁO</b> 1.1. Khái niệm, đặc điểm của tôn giáo theo quan điểm Mác-Lênin...
1.2. Vai trị và ý nghĩa của tơn giáo ...
1.3. Mối liên hệ của tôn giáo với đời sống theo sự phát triển của loài người ...
<b>Tiểu kết Chương 1CHƯƠNG 2: TƠN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNGNHÀ NƯỚC VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO...</b>
2.1. Các loại hình tơn giáo phổ biến ở Việt Nam...
2.2. Vai trị và giá trị của tôn giáo đối với người dân Việt nam ...
2.3. Quan điểm và chính về tơn giáo của Đảng và Nhà nước...
2.4. Thực trạng và giải pháp về tôn giáo ở Việt Nam...
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">Trải dài lịch sử từ xưa cho đến cuộc sống hiện đại ngày nay, tín ngưỡng tơn giáo vẫn ln là yếu tố được chú trọng, thể hiện mật thiết từ sự ảnh hưởng đến hoạt động đời sống của con người. Việt Nam là đất nước đa dạng sắc tộc khi có đến 54 dân tộc cùng sinh sống trên cùng lãnh thổ, tương ứng với đó mỗi dân tộc có một tín ngưỡng tơn giáo khác nhau dẫn đến những vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân, tập thể, xã hội và đất nước. Thực trạng nói lên tín ngưỡng tơn giáo có tác động lớn đến cả chính trị, kinh tế của một quốc gia và rất nhiều vấn đề liên quan. Vì vậy nghiên cứu một cách cụ thể và chi tiết về vấn đề tín ngưỡng tôn giáo là vô cùng quan trọng, cần thiết.
2. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tơn giáo, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam
- Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích về những phạm trù liên quan trực tiếp và gián tiếp đến tơn giáo cùng những chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo. Hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của tín ngưỡng tơn giáo đối với con người trong cuộc sống sinh hoạt, văn hóa, cách thức làm việc,...Có góc nhìn khách quan về tín ngưỡng tơn giáo từ nhiều góc độ của người dân, Đảng và Nhà nước, những quan điểm về tơn giáo nói chung và nói riêng.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin về vấn đề tôn giáo Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, phương pháp kế thừa, phương pháp lịch sử và phương pháp luận biện chứng.
4. Kết cấu tiểu luận
Bài được gồm hai phần : mở đầu và nội dung.
Mở đầu nhằm giải thích lý do chọn đề tài, đối tượng, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu.
Nội dung chia thành hai chương : lý luận và thực trạng, phân tích và làm rõ các khái niệm liên quan nhằm phục vụ mục tiêu của bài.
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÔN GIÁO1.1. Khái niệm, đặc điểm của tôn giáo </b>
<b>1.1.1. Khái niệm của tôn giáo </b>
Khi nói đến tơn giáo, dù theo ý nghĩa hay cách biểu hiện nào thì ln ln phải đề cập đến vấn đề hai thế giới: thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện hữu, thế giới của người sống và thế giới sau khi chết, thế giới của những vật thể hữu hình và vơ hình. Song song với đó, tơn giáo khơng chỉ là những sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên và xã hội, do thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mất mình do đó phải dựa vào thánh thần mà còn hướng con người đến một hy vọng tuyệt đối, một cuộc đời thánh thiện, mang tính “Hoàng kim nguyên thủy”, một cuộc đời mà quá khứ, hiện tại, tương lai cùng chung sống. Nó gieo niềm hi vọng vào con người, dù có phần ảo tưởng để mà yên tâm, tin tưởng để sống và phải sống trong một thế giới trần gian có nhiều bất công và khổ ải.
Như vậy, tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng ngàn năm qua. Nói chung bất cứ tơn giáo nào, với hình thái phát triển đầy đủ của nó, cũng đều bao gồm: ý thức tơn giáo (thể hiện ở quan niệm về các đấng thiêng liêng cùng những tín ngưỡng tương ứng) và hệ thống tổ chức tôn giáo cùng với những hoạt động mang tính chất nghi thức tín ngưỡng của nó. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, “tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế.”
<b>1.1.2. Đặc điểm của tôn giáo</b>
Thứ nhất, các “tơn giáo” và tín ngưỡng” có sự dung hợp, đan xen và hịa đồng, khơng kỳ thị, tranh chấp và xung đột. Đây là yếu tố để đại đa số các dân tộc trên
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">thế giới dễ hịa đồng với nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Trong nhiều cộng đồng dân cư có sự xen kẽ giữa người có tơn giáo và người khơng có tơn giáo. Ở nhiều nơi, trong cùng một làng, xã, thị trấn, khu vực có nhóm tín đồ của tơn giáo này sống đan xen với nhóm tín đồ của tơn giáo khác hoặc với những người không theo tôn giáo họ sống hịa hợp với nhau trên nền tảng làng, xóm, dịng họ.
Thứ hai, các tơn giáo ln có tín ngưỡng riêng của mình từ đó mà họ thờ cúng các đối tượng, nhân vật khác nhau. Có thể họ thờ cúng nhân thần, những người có cơng lớn; có ý nghĩa lớn lao về mặt tinh thần ở thời xa xưa. Giúp cho con người thời xưa có được niềm tin tránh hỏi những nỗi sợ về tự nhiên bí ẩn ngồi kia, nay vẫn chỉ là niềm tin dân gian, chỉ là các tín ngưỡng. Ngồi ra cịn có hệ thống giáo lý của các tôn giáo như Công giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài,… Hầu hết đều sao chép hoặc chịu ảnh hưởng từ các tơn giáo có trước.
Thứ ba, mỗi tín ngưỡng, tơn giáo mang những nét văn hóa riêng biệt nhưng đều hướng đến Chân - Thiện - Mỹ, chịu ảnh hưởng của truyền thống dân tộc, góp phần tạo nên những nét đẹp trong nền văn hóa đa dạng, phong phú về bản sắc của dân tộc. Thực tế, mỗi tơn giáo đều mang trong nó một hay nhiều tín ngưỡng; các tín ngưỡng này đã có sự giao thoa với văn hóa của từng dân tộc, vùng miền khác nhau. Qua hàng trăm năm hình thành và phát triển tôn giáo đã trở nên đa dạng và xuất hiện hàu như trên toàn thế giới
Thứ tư, trong lịch sử của thế giới, các thế lực lớn mạnh ln tìm cách lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo và các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tơn giáo để xâm lược, đô hộ các nước yếu hơn, hoặc gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội, phục vụ cho ý đồ đen tối của chúng. HIện nay chúng vẫn sử dụng các tín ngưỡng, tôn giáo như một quân bài chiến lược quan trọng cho những mục đích thâm độc mang lại lợi ích cho chúng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>1.2. Vai trò và ý nghĩa của tơn giáo1.2.1. Vai trị của tơn giáo</b>
Một là chức năng đền bù hư ảo, luận điểm nổi tiếng của C. Mác: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” đã làm nổi bật chức năng đền bù hư ảo của tôn giáo. Giống như thuốc phiện, tôn giáo đã tạo ra cái vẻ bề ngoài của “sự giảm nhẹ” tạm thời những nỗi đau khổ của con người, an ủi cho những sự mất mát, thiếu hụt của con người trong cuộc sống. Chức năng đền bù hư ảo không chỉ là chức năng chủ yếu, đặc thù mà còn là chức năng phổ biến của tơn giáo. Ở đâu có tơn giáo ở đó có chức năng đền bù hư ảo. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp, nó khơng chỉ thực hiện một chức năng mà gồm một hệ thống chức năng xã hội. Mặc dù là chức năng chủ yếu nhưng chức năng đền bù hư ảo không thể tách rời các chức năng khác của tôn giáo.
Hai là chức năng thế giới quan, khi phản ánh một cách hư ảo hiện thực, tơn giáo có tham vọng tạo ra một bức tranh của mình về thế giới nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức của con người dưới một hình thức phi hiện thực. Bức tranh tơn giáo ấy bao gồm hai bộ phận: thế giới thần thánh và thế giới trần tục và trên cơ sở đó mà tơn giáo giải thích các vấn đề của tự nhiên cũng như xã hội. Sự lý giải của tôn giáo về thế giới nhằm hướng con người tới cái siêu nhiên, thần thánh, do đó nó đã xem nhẹ đời sống hiện thực. Quan niệm này có thể tác động tiêu cựcđến ý thức giáo dân, đến thái độ của họ đối với xung quanh.
Ba là chức năng điều chỉnh, tôn giáo đã tạo ra một hệ thống các chuẩn mực, những giá trị nhằm điều chỉnh hành củanhững con người có đạo. Những hành vi được điều chỉnh ở đây không chỉ là những hànhvi trong thờ cúng mà ngay cả trong cuộc sống hàng ngày trong gia đình cũng như ngồi xã hội của giáo dân. Vì vậy, hệ thống chuẩn mực, giá trị trong lý thuyết đạo đức và xãhội mà tôn giáo tạo ra đã ảnh hưởng quan trọng đến mọi hoạt động của con người. Tất nhiên ở đây chúng ta cần phải chú ý rằng những chuẩn mực, giá trị tôn giáo đã bị tước bỏ khá nhiều những đặc trưng khách quan và phụ thuộc vào những giá trị siêu nhiên, hư ảo.
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Bốn là chức năng giao tiếp của tôn giáo thể hiện khả năng liên hệ giữa những người có chung một tín ngưỡng. Sự liên hệ (giao tiếp) được thực hiện chủ yếu trong hoạt động thờ cúng, sự giao tiếp với thánh thần được coi là sự giao tiếp tối cao. Ngoài mối liên hệ giao tiếp trong q trình thờ cúng, giữa các giáo dân cịn có sự giao tiếp ngồi tơn giáo như liên hệ kinh tế, liên hệ cuộc sống hàng ngày, liên hệ trong gia đình… Những mối liên hệ ngồi tơn giáo có thể lại củng cố, tăng cường các mối liên hệ tôn giáo của họ.
Năm là chức năng liên kết, trong các xã hội trước đây, tôn giáo với tư cách là bộ phận tất yếu trong cấu trúc thượng tầng đã đóng vai trò quan trọng của nhân tố liên kết xã hội, nghĩa là nhân tố làm ổn định những trật tự xã hội đang tồn tại, dựa trên những hệ thống giá trị và chuẩn mực chung của xã hội. Tuy nhiên không nên quan niệm một cách sai lầm rằng tôn giáo bao giờ cũng là nhân tố liên kết xã hội chủ yếu, bảo đảm sự thống nhất của xã hội. Sự thống nhất của xã hội trước hết được bảo đảm bởi hệ thống sản xuất vật chất xã hội chú không phải bằng cộng đồng tín ngưỡng. Hơn nữa trong những điều kiện xã hội nhất định, tơn giáo có thể biểu hiện như là ngọn cờ tư tưởng của sự chống đối lại xã hội, chống lại chế độ phản tiến bộ đương thời.
<b>1.2.2. Ý nghĩa của tôn giáo </b>
Tôn giáo giúp xoa dịu sự lo lắng: Hầu hết mọi người khi gặp phải một vấn đề nan giải trong cuộc sống đều sẽ cùng thực hiện một hành động để xoa dịu sự lo lắng, đó là cầu nguyện. Hành động này có thể khá mơ hồ nhưng nó có ý nghĩa giúp con người có thêm niềm tin để đối mặt với những chuyện không hay mà họ gặp phải.
Tôn giáo mang lại sự thoải mái: Các tôn giáo đều giúp con người nhìn những điều khó khăn mà họ phải trải qua bằng một con mắt khác để cảm thấy thoải mái hơn. Chẳng hạn, Phật giáo lý giải những khó khăn mà người ta đang gặp phải là nghiệp báo do những điều ác ở kiếp trước đã gây ra. Con người phải chấp nhận và làm những điều tốt để xóa bỏ nghiệp báo, nhận được những điều lành.
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Tôn giáo quy định hành vi của con người: Mỗi tơn giáo đều có những giáo lý, kinh sách quy định hành vi, tiêu chuẩn đạo đức của con người; Phân định những điều đúng – sai, tốt – xấu,….
Tôn giáo như một động lực vơ hình bên trong, thúc đẩy con người đi tìm lý do tồn tại của mình và sự tương quan với đồng loại. Bên cạnh đó, tơn giáo cịn gắn kết tâm hồn của con người với những yếu tố tâm linh luôn hiện hữu.
<b>1.3. Mối liên hệ của tôn giáo với đời sống theo sự phát triển của lồi người </b>
Về mặt tích cực : Trong q trình phát triển, lan truyền trên bình diện thế giới, tôn giáo không chỉ đơn thuần chuyển tải niềm tin của con người, mà cịn có vai trị chuyển tải, hồ nhập văn hố và văn minh, góp phần duy trì đạo đức xã hội nơi trần thế. Nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của con người Điểm mạnh trong truyền thụ đạo đức tơn giáo là, ngồi những điều phù hợp với tình cảm đạo đức của nhân dân, nó được thực hiện thơng qua tình cảm tín ngưỡng, niềm tin vào giáo lý. Do đó, tình cảm đạo đức tơn giáo được tín đồ tiếp thu, tạo thành đức tin thiêng liêng bên trong và chi phối hành vi ứng xử của họ trong các quan hệ cộng đồng. Hoạt động hướng thiện của con người được tơn giáo hố sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, nhiệt thành hơn.
Là hình thức phản ánh đặc thù, phản ánh hư ảo thế giới hiện thực, tôn giáo đã góp phần chế ngự các hành vi phi đạo đức. Do tuân thủ những điều răn dạy về đạo đức của các tơn giáo, nhiều tín đồ đã sống và ứng xử đúng đạo lý, góp phần làm cho xã hội ngày càng thuần khiết.
Tiêu cực : Về bản chất, chúng ta không thể quên rằng, thế giới quan tôn giáo là thế giới quan tiêu cực. Một khi đã thâm nhập vào ý thức con người (các tín đồ, các giáo dân và quần chúng chịu ảnh hưởng của tơn giáo), nó sẽ làm cho con người lãng quên hiện thực, đặt tất cả tinh thần, tâm tưởng vào thần thánh hư ảo mà họ tin đó là giá trị đích thực.
Chức năng thế giới quan của tơn giáo dẫn dắt các tín đồ theo một triết lý sống không hành động, không đấu tranh trong thực tại, lấy tu dưỡng tâm tính làm điều cốt yếu để mau chóng được giải thốt ở bên ngồi thực tại, nơi Thiên
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">đường của Chúa hay Niết bàn của Phật. Theo cách nhìn của tơn giáo, cuộc đời là nơi đầy những cám dỗ, "lành ít, dữ nhiều", đầy những cạm bẫy, những cái ác, những sự ô uế, vẩn đục làm vấy bẩn linh hồn. Muốn sớm được đến gần Chúa và trở về nơi nước Chúa, các con chiên phải tránh xa quỷ dữ. Muốn chứng được Niết bàn (đạt đến giải thốt), các tín đồ phật tử phải từ bỏ mọi ham muốn dục vọng, diệt trừ tham, sân, si. Tất cả những quan niệm, những triết lý sống đó cho thấy mặt tiêu cực của thế giới quan tôn giáo.
Hạnh phúc trong đạo đức tôn giáo là hạnh phúc hư ảo. Tôn giáo không đề cao cuộc sống trần gian. Mặt khác, nó khuyên con người nhẫn nhục trước tình cảnh nơ lệ, biết sợ hãi trước sức mạnh siêu nhiên. Chính vì vậy, tơn giáo trở thành cơng cụ phục vụ đắc lực cho lợi ích của giai cấp thống trị (dù rằng, lúc đầu tôn giáo không phải là của giai cấp thống trị). Tôn giáo làm cho nhân dân đắm chìm vào đam mê, làm tê liệt ý chí đấu tranh giai cấp. C.Mác gọi “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” là theo nghĩa đó và cũng vì vậy, đạo đức tơn giáo đối lập với đạo đức chân chính.
<b>*Tiểu kết Chương 1:</b>
Tôn giáo mang ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của con người, đặc biệt là đời sống về mặt tinh thần. Như trăm ngàn con sông luôn đổ ra biển lớn thì các tơn giáo từ trước đến nay luôn hướng con người ta đến với các mặt tốt đẹp hơn, hướng ta đến một tương lai tương sáng hơn, một cuộc sống hạnh phúc hơn. Nhưng tơn giáo cũng có mặt tiêu cực của nó khi mà bị những người, thế lực lợi dụng cho mục đích cá nhân của họ; hay những cá nhân, tổ chức cuồng tín gây ảnh hưởng, thiệt hại cho người khác. Qua đó có thể thấy tôn giáo rất quan trọng với đời sống của con người nhưng cũng phải biết chọn lọc để tránh bước vào con đường sai trái.
<b>CHƯƠNG 2: TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG NHÀ NƯỚC VỀ VẤN ĐỀ TƠN GIÁO</b>
2.1. Các loại hình tơn giáo phổ biến ở Việt Nam
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Tôn giáo tại Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và một số tông phái cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tịnh độ cư sĩ Phật hội), Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành), tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài, và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại hình tín ngưỡng dân gian cũng có nhiều ảnh hưởng tại Việt Nam. Một lượng đáng kể người dân tự xem mình là người khơng tơn giáo, hoặc ít ra là trên giấy tờ thể hiện như vậy, mặc dù họ có đi đến các địa điểm tơn giáo vào một vài dịp trong năm. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng có chỗ đứng rất quan trọng trong tâm tưởng của đa phần người dân Việt Nam, được thực hành bởi đa số dân cư dù họ có theo tơn giáo nào hay khơng.[1]
Theo số liệu cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2019 thì cả nước có hơn 13,162 triệu người xác nhận theo một trong những tôn giáo được đăng ký chính thức. Năm tơn giáo lớn nhất là Cơng giáo, Phật giáo, Hịa Hảo, Tin Lành, và Cao Đài; các tôn giáo khác chiếm tỷ trọng nhỏ.[2] Ban Tơn giáo Chính phủ là cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về công tác tơn giáo, tín ngưỡng.
2.2. Vai trị và giá trị của tôn giáo đối với người dân Việt nam
<b>Tôn giáo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc</b>
Thời gian qua, các tổ chức tôn giáo ngày càng làm tốt công tác vận động chức sắc, chức việc, tín đồ chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo; đồng thời, các tổ chức tôn giáo là một kênh truyền thơng quan trọng, góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống và đến với đồng bào có đạo nhanh và hiệu quả. Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam đều xây dựng và duy trì đường hướng hành đạo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc
Thực hiện phát động treo cờ Tổ quốc được các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc và tín đồ đều hưởng ứng tích cực. Các tổ chức tơn giáo đã chủ động, tích cực hướng dẫn các cơ sở tơn giáo, gia đình các tín đồ treo cờ Tổ quốc vào dịp các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị, Tết cổ truyền của dân tộc và sự kiện quan
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">trọng của các tổ chức tôn giáo; tự nguyện, tự giác treo cờ Tổ quốc tại cơ sở tôn giáo và tại gia đình, trên tàu thuyền trong quá trình ra khơi bám biển. Ở nhiều nơi, tơn giáo đóng vai trị góp phần từng bước nâng cao tính tự quản của cộng đồng, ý thức trách nhiệm công dân, góp phần bài trừ các tập tục lạc hậu, tăng cường đồn kết trong nhân dân, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội ở vùng đồng bào các tôn giáo.
Các tổ chức tơn giáo cũng đã chủ động đề xuất và tích cực tham gia các mơ hình phịng, chống và khắc phục thiên tai, các hoạt động chống biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở nhiều địa phương với nhiều mơ hình tốt, cách làm hay đã được thực hiện và nhân rộng, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức, làm thay đổi thái độ, hành vi, thói quen của người dân trong cơng tác bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. “Chức sắc, chức việc các tơn giáo có vai trị then chốt trong hướng dẫn, vận động, khuyên bảo tín đồ chăm chỉ làm ăn, chấp hành tốt pháp luâ ‹t, tránh các tê ‹ nạn xã hô ‹i, chấp hành các quy định ở địa phương, xây dựng tình làng nghĩa xóm, tơn trọng và đồn kết các tơn giáo, dân tơ ‹c. Chính những điều đó đã tạo nên sự ổn định, gắn kết, sức mạnh nội tại trong cộng đồng tôn giáo và làm cho tôn giáo luôn có vị trí nhất định trong đời sống xã hội”.
<b>Cộng đồng các tơn giáo đã đóng góp nguồn lực quan trọng vào công cuộcxây dựng và phát triển đất nước</b>
Hơn 26 triệu tín đồ các tơn giáo, chiếm 27% dân số Việt Nam là nguồn nhân lực quan trọng có nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với số lượng tín đồ chiếm số lượng khá lớn trên quy mô dân số, đồng bào các tôn giáo là lực lượng sản xuất đông đảo, tham gia vào tất cả các thành phần kinh tế, đã và đang trực tiếp tạo ra của cải vật chất, không chỉ phục vụ đời sống gia đình mà cịn cùng với các thành phần xã hội khác đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, các tín đồ tơn giáo đã đồn kết, giúp đỡ nhau về vốn và kinh nghiệm sản xuất, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">trong sản xuất. Thông qua các sinh hoạt tơn giáo, chức sắc, chức việc đã góp phần tun truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào có đạo biết cách làm giàu, vươn lên thoát nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Kinh tế phát triển, đồng bào có đạo có điều kiện đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và nhiều công trình cơng cộng khác. Bên cạnh đó, các tổ chức tơn giáo cũng đóng góp nguồn lực quan trọng, đồng hành cùng các cấp chính quyền trong cơng tác an sinh xã hội, giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo.
Những hoạt động của các tổ chức, cá nhân tôn giáo đã góp phần làm đa dạng việc huy động các nguồn lực xã hội; chia sẻ gánh nặng với chính quyền địa phương, với Nhà nước và xã hội, lan tỏa tinh thần “tương thân, tương ái” sâu sắc trong cộng đồng.
<b>Các tổ chức tơn giáo góp phần thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở củaĐảng và Nhà nước</b>
Với chính sách tơn giáo ngày càng cởi mở, hoạt động quốc tế của các tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra rất đa dạng, phong phú. Nhiều đoàn của tơn giáo ra nước ngồi dự hội nghị, hội thảo, mở rộng quan hệ quốc tế với các tổ chức tôn giáo quốc tế, tham gia diễn đàn khu vực và quốc tế như: Đối thoại liên tín ngưỡng Á - Âu (ASEM), đối thoại Liên tín ngưỡng khu vực Châu Á Thái Bình Dương… Nhiều hoạt động tơn giáo quốc tế lớn đã được tổ chức trọng thể, thành công ở nước ta và dư luận thế giới đánh giá cao như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam 03 lần đăng cai và tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp quốc; Giáo hội Công giáo tổ chức Tổng hội Dòng Đa minh thế giới; Hô ‹i đồng Giám mục Viê ‹t Nam tổ chức hơ ‹i nghị Giám mục Á châu. Ngồi ra, các sự kiê ‹n tôn giáo lớn thu hút sự quan tâm, tham dự của chức sắc, tín đồ tơn giáo ở trong và ngồi nước như: Hơ ‹i yến Diêu trì cung của Cao Đài tổ chức hàng năm; Đại hô ‹i La Vang của Công giáo… Những hoạt động trên đã góp phần giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người Việt Nam; về các tôn giáo, lịch sử, văn hóa của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, góp phần đáng kể vào cơng tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước và đối ngoại nhân dân, giúp bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về đời
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">sống tơn giáo Việt Nam, chính sách nhất qn tơn trọng tự do tín ngưỡng, tơn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
<b>Các tổ chức tôn giáo góp phần thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở củaĐảng và Nhà nước</b>
Với chính sách tơn giáo ngày càng cởi mở, hoạt động quốc tế của các tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra rất đa dạng, phong phú. Nhiều đồn của tơn giáo ra nước ngồi dự hội nghị, hội thảo, mở rộng quan hệ quốc tế với các tổ chức tôn giáo quốc tế, tham gia diễn đàn khu vực và quốc tế như: Đối thoại liên tín ngưỡng Á - Âu (ASEM), đối thoại Liên tín ngưỡng khu vực Châu Á Thái Bình Dương… Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn đã được tổ chức trọng thể, thành công ở nước ta và dư luận thế giới đánh giá cao như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam 03 lần đăng cai và tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp quốc; Giáo hội Cơng giáo tổ chức Tổng hội Dịng Đa minh thế giới; Hô ‹i đồng Giám mục Viê ‹t Nam tổ chức hô ‹i nghị Giám mục Á châu. Ngồi ra, các sự kiê ‹n tơn giáo lớn thu hút sự quan tâm, tham dự của chức sắc, tín đồ tơn giáo ở trong và ngồi nước như: Hơ ‹i yến Diêu trì cung của Cao Đài tổ chức hàng năm; Đại hô ‹i La Vang của Công giáo… Những hoạt động trên đã góp phần giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người Việt Nam; về các tơn giáo, lịch sử, văn hóa của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, góp phần đáng kể vào công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước và đối ngoại nhân dân, giúp bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về đời sống tơn giáo Việt Nam, chính sách nhất qn tơn trọng tự do tín ngưỡng, tơn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
<b>2.3. Quan điểm và chính sách về tơn giáo của Đảng và Nhà nước</b>
Quan điểm của Nhà nước:
Đã từ lâu, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến các hoạt động tơn giáo và ban hành những chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động đúng tơn chỉ mục đích và Hiến pháp, pháp luật. Quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">người dân, bảo đảm sự bình đẳng, khơng phân biệt đối xử vì lý do tơn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Những quan điểm nhất quán này đã được ghi nhận trong Hiến pháp, kể từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp 2013.
Trong các văn kiện của Đảng luôn nhất qn quan điểm: Tín ngưỡng, tơn giáo là một nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đồn kết tồn dân tộc.
Chính sách của Nhà nước:
Thực hiện nhất qn chính sách tơn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc khơng theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tơn giáo hoạt động trong khn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam (bổ sung, phát triển 2011) - một văn kiện có giá trị pháp lý cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng ghi rõ: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo và khơng tín ngưỡng, tơn giáo của Nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tơn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và Nhân dân”.
Nghị quyết 25-NQ/TW khẳng định những chủ trương nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tôn giáo. Nghị quyết khẳng định tín ngưỡng và tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc. Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tơn giáo bình thường theo đúng pháp luật được bảo đảm. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự
</div>