Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Phân Tích Rào Cản Thương Mại Khi Thâm Nhập Thị Trường Của Doanh Nghiệp Cà Phê Trung Nguyên.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.43 MB, 30 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ</b>

<b>KINH DOANH QUỐC TẾ</b>

<b>ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RÀO CẢN THƯƠNG MẠI KHITHÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP</b>

<b>CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN</b>

<b>Giảng viên hướng dẫn: Mai Thanh Huyền Lớp học phần: 231_ITOM1312_01</b>

<b>Nhóm: 9</b>

<b>Hà Nội – 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>CHƯƠNG 2: PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN...10</b>

2.1. Xâm nhập thị trường thông qua xuất khẩu thông thường...10

2.1.1. Khái niệm xuất khẩu...10

2.1.2. Các hình thức xuất khẩu...10

2.1.3. Ưu nhược điểm...11

2.1.4. Cách thức xuất khẩu cà phê của Tập đồn...12

2.2. Xâm nhập thị trường thơng qua nhượng quyền kinh doanh...13

2.2.1. Khái niệm nhượng quyền thương mại...13

2.2.2. Đặc điểm của nhượng quyền thương mại...14

2.2.3. Ưu nhược điểm với doanh nghiệp nhượng quyền...14

2.2.4. Cách thức nhượng quyền Tập đoàn đã áp dụng...15

<b>CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH RÀO CẢN THƯƠNG MẠI KHI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN...17</b>

3.1 Khái niệm...17

3.1.1 Rào cản thương mại...17

3.1.2. Rào cản thương mại khi xâm nhập thị trường quốc tế...19

3.2. Đánh giá rào cản thương mại khi thâm nhập thị trường tại tập đoàn cà phê Trung

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP THÁO GỠ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÀ PHÊ </b>

<b>TRUNG NGUYÊN KHI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ...23</b>

4.1 Giải pháp đối với Nhà nước...23

4.2. Giải pháp đối với Doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên...24

<b>KẾT LUẬN... 25</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...27</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

Thương mại quốc tế những thập niên gần đây đã có bước tăng trưởng đột biến cả về chất và lượng. Song song với sự tăng trưởng mạnh mẽ này, các khu vực và quốc gia trên thế giới cũng đã và đang tích cực mở cửa thị trường nội địa của mình để phù hợp với xu hướng tự do hóa thương mại – một xu thế khách quan, là nền tảng của sự phát triển, đưa các quốc gia xích lại gần nhau, thân thiện hơn trong quan hệ sản xuất, kinh doanh và chia sẻ thịnh vượng chung. Việc thực hiện tự do hóa thương mại càng mở rộng, càng loại bỏ các rào cản thương mại giữa các quốc gia, các khu vực, thì cạnh tranh giữa chúng càng trở nên khốc liệt hơn. Với thực tế đó,để giữ vững quyền lợi của mình, các quốc gia đồng thời thực hiện các chính sách theo hai xu thế trái ngược: một mặt tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao kỹ năng quản lý, tăng chất lượng, giảm giá thành; mặt khác tăng cường bảo hộ trong nước thông qua những hàng rào thương mại. Thực tế cho thấy, không một quốc gia nào, dù là nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ hay Nhật Bản lại khơng có nhu cầu bảo hộ nền sản xuất trong nước cũng như tăng cường xâm nhập thị trường nước ngồi nhằm tối đa hóa lợi ích. Kể từ khi được thành lập, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã có những nỗ lực rất lớn trong việc điều chỉnh các rào cản thương mại quốc tế thơng qua việc khuyến khích và đưa ra những quy định bắt buộc về việc giảm thuế, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan với các nước thành viên . Tuy nhiên, lợi ích kinh tế lại là một điều rất hấp dẫn đối với con người, ở mọi chế độ và thời đại. Vì vậy, bất chấp những nỗ lực của WTO song song với việc xóa bỏ những rào cản thương mại hữu hình, dễ phát hiện, các nước ngày càng có xu thế tạo nên những rào cản vơ hình mà thoạt nhìn qua, nhiều người sẽ lầm tưởng đó là những chính sách, quy định, yêu cầu có vẻ hợp lý nhưng thực chất đó là những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh.

Với tinh thần hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức khu vực và quốc tế như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hợp tác Á – Âu (ASEM), Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)...và mới đây nhất là gia nhập WTO. Việc gia nhập WTO đã mang lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi trong việc đưa các mặt hàng xuất khẩu chủ lực – trong đó có cà phê. Và đương nhiên không thể không nhắc đến cà phê Trung Nguyên – một biểu tượng thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam đã xâm nhập vào các thị trường quốc tế. Tuy nhiên, thị trường quốc tế là thị trường chứa đựng nhiều rào cản thương mại phức tạp và đa dạng. Việc nhận biết, hiểu rõ những rào cản thương mại này là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp Cà phê Trung Nguyên có đối sách phù hợp trong quá trình mở rộng thị trường quốc tế. Mặc dù vậy, hiện nay mới chỉ có những đề tài nghiên cứu về rào cản thương mại trên thế giới nói chung chứ chưa có một đề tài nào tập trung phân tích

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

các rào cản thương mại đối với một mặt hàng xuất khẩu như cà phê Trung Nguyên tại thị

<b>trường quốc tế. Chính vì vậy, nhóm 9 chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tíchrào cản thương mại khi thâm nhập thị trường của doanh nghiệp cà phê TrungNguyên”. Đề tài sẽ cập đến những kiến thức cơ bản và mới nhất về rào cản thương mại mà</b>

doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên đối mặt trên thị trường, đồng thời cũng đưa ra những kiến nghị và giải pháp thực tiễn, cụ thể cho doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên.

<b>NỘI DUNG</b>

<b>CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG TẬP ĐOÀN CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN1.1. Lịch sử hình thành và phát triển </b>

Ngày 16/06/1996: Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ thành lập Trung Nguyên tại Bn Ma Thuột với niềm tin và ý chí mãnh liệt của tuổi trẻ cùng với khát vọng xây dựng một Thương hiệu cà phê nổi tiếng, đưa hương vị cà phê Việt Nam lan tỏa khắp thế giới.

Năm 1998: Trung Nguyên xuất hiện ở TP.HCM bằng khẩu hiệu “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới”.

Năm 2001: Nhượng quyền thành công tại Nhật Bản, Singapore. Công bố khẩu hiệu: “Khơi nguồn Sáng tạo” với sản phẩm được chắt lọc từ những hạt cà phê ngon nhất, công nghệ hiện đại, bí quyết độc đáo khơng thể sao chép hịa cùng những đam mê tột bậc đã đưa Trung Nguyên chinh phục người tiêu dùng trên khắp cả nước.

Năm 2003: Cà phê hòa tan G7 Trung Nguyên ra đời bằng sự kiện “Ngày hội cà phê hòa tan G7” tại dinh Thống Nhất vào ngày 23/11/2003 đã thu hút hàng ngàn lượt người tham gia và ghi dấu ấn bằng Sự kiện thử mùi vị (blind taste test) bình chọn trực tiếp sản phẩm cà phê hịa tan ưa thích nhất giữa cà phê hòa tan G7 và thương hiệu cà phê lớn trên thế giới. Kết quả đã có 89% người chọn cà phê hòa tan G7 là sản phẩm ưu thích nhất.

Năm 2008: Trên chặng đường Thống lĩnh cà phê nội địa – Chinh phục cà phê thế giới, cà phê Trung Nguyên đã thành lập văn phòng tại Singapore nhằm mục tiêu phát triển thị trường này thành một cứ điểm để phát triển thị trường nội địa ASEAN và chinh phục thị trường cà phê toàn cầu.

Năm 2010: Sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, tiêu biểu như Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Asean…

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Năm 2017: Trung Ngun Legend chính thức khai trương văn phịng đại diện tại Thượng Hải (Trung Quốc), một trong những trung tâm thương mại, tài chính bậc nhất thế giới.

Năm 2018: Khánh thành Bảo tàng Thế Giới Cà Phê tại “Thủ phủ cà phê tồn cầu” Bn Ma Thuột. Ra mắt bộ tuyệt phẩm cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend và Trung Nguyên Legend Capsule.

Năm 2022: Ra mắt Thế giới Cà phê Trung Nguyên Legend tại Việt Nam và Trung Quốc, Tạp chí Forbes vinh danh Trung Nguyên Legend là “Thương hiệu Tỉnh thức”.

Năm 2023: Khai trương Văn phòng Đại diện tại Hàn Quốc và Kỷ niệm 20 năm thương hiệu G7 chinh phục tồn cầu.

<b>1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh </b>

“Tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta cần ý thức được giới hạn của cuộc sống để lựa chọn một lối sống. Theo tơi, có hai cách sống. Một là, sống theo ý mình, sống hưởng thụ. Hai là, sống có trách nhiệm. Tơi đã chọn cách thứ hai”, doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ nêu quan điểm. Có thể thấy được tập đoàn Trung Nguyên Legend đã được thổi hồn bởi tư tưởng đúng đắn của một doanh nhân tài ba, thể hiện qua tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi ngắn gọn nhưng vẫn nêu bật lên được tinh thần mà tập đồn ln hướng tới.

Trung Nguyên Legend đã đặt mục tiêu trở thành một trong những thương hiệu cà phê hàng đầu trên tồn cầu. Cơng ty muốn giữ vững và phát triển di sản cà phê Việt Nam, đồng thời đưa nền văn hóa cà phê Việt Nam ra thế giới. Tầm nhìn của Trung Nguyên Legend là xây dựng một thương hiệu mà mỗi tách cà phê đều mang đậm đà hương vị và giá trị đặc trưng của đất nước Việt Nam.

Sứ mệnh của Trung Nguyên Legend là mang đến cho người tiêu dùng trên khắp thế giới những trải nghiệm cà phê tuyệt vời và độc đáo. Công ty cam kết chất lượng sản phẩm và hy vọng thúc đẩy niềm đam mê về cà phê thông qua việc tạo ra những hương vị độc đáo và đậm đà, đồng thời bảo vệ sự bền vững và công bằng trong tồn bộ q trình sản xuất cà phê. Trung Nguyên Legend cũng đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam thông qua việc tạo ra nhiều cơ hội việc làm và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng địa phương. Công ty đề cao trách nhiệm xã hội và cam kết thực hiện các hoạt động bền vững, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.

Giá trị cốt lõi từ trước đến nay của Trung Ngun ln là xây dựng lịng tin với khách hàng, đối tác và cộng đồng bằng cách đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tuân thủ cam kết và giao dịch cơng bằng. Hơn thế, tập đồn cam kết đóng góp và hỗ trợ cho cộng đồng thơng qua các hoạt động xã hội, chương trình từ thiện và các dự án hướng tới sự phát triển bền vững. Trung Nguyên định hướng để xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ, hạnh phúc và

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

phát triển, và tạo ra một tác động tích cực đối với xã hội. Cùng với đó, Trung Nguyên hướng tới một môi trường làm việc công bằng, tôn trọng sự đa dạng và khuyến khích sự phát triển cá nhân và chuyên môn của mọi thành viên trong tổ chức. Cuối cùng, tập đoàn xây dựng mối quan hệ đối tác bền vững và hài hòa với khách hàng và đối tác, dựa trên sự tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau.

<b>1.3. Một số sản phẩm của Tập đoàn </b>

Cà phê chuyên biệt Trung Nguyên:

Đây là dòng cafe cao cấp nhất - được đánh giá là ngon nhất của Trung Nguyên gồm: Cà phê Chồn Weasel; Cafe hương chồn Legend; Hộp Quà Cafe phê Legend; Cà phê Sáng tạo 8.

Cà phê Rang Xay Trung Nguyên:

Gồm nhiều dòng sản phẩm như: Dịng cafe loại Trung Cao; Dịng phổ thơng; Dịng cafe Capsule (viên nén).

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Cà phê hịa tan Trung Ngun:

Với cơng nghệ rang, chế biến tại Buôn Ma Thuột và trung tâm điều khiển tại Đức, Trung Nguyên là doanh nghiệp duy nhất sở hữu công nghệ kép của Châu Âu và bí quyết khơng thể sao chép để tạo ra một loại cà phê hòa tan G7 thứ thiệt, thơm lừng, tuyệt ngon có chất lượng áp đảo cà phê hàng đầu thế giới đến từ Thụy Sỹ với tỷ lệ G7 là 89%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Các loại cafe hạt trung, cao cấp Trung nguyên:

Hiện nay, Trung Nguyên đang sản xuất và đã sở hữu nhiều loại hạt cà phê ngon như Success 8, hạt Espresso và Success 3. Các sản phẩm còn lại được gọi là loại trung.

Dòng Cafe Trung Nguyên Legend:

Đây là dòng sản phẩm mới của Trung Nguyên, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại hơn và cafe được sấy lạnh trước khi đóng gói. Cafe hịa tan này được coi là loại cafe ngon nhất thế giới và được ra mắt vào đầu năm 2018. Đây được coi là bước tiên phong đột phá tạo ra dòng cafe cho tín đồ cà phê Trung Nguyên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>CHƯƠNG 2: PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA TẬPĐOÀN CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN</b>

<b>2.1. Xâm nhập thị trường thông qua xuất khẩu thông thường</b>

2.1.1. Khái niệm xuất khẩu

Khái niệm xuất khẩu theo Luật thương mại 2005 thì được nêu cụ thể tại Điều 28, khoản 1 như sau: "Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hố được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật". Về cơ bản, xuất khẩu là hoạt động thương mại quốc tế nhằm đưa các hàng hoá, dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác để bán.

2.1.2. Các hình thức xuất khẩu

Hình thức xuất khẩu có thể được chia thành 2 loại xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức tham gia thị trường quốc tế khá phổ biến với mọi doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp tiến hành bán các sản phẩm của họ trực tiếp cho người mua tại thị trường nước ngoài để khai thác lợi thế so sánh giữa các quốc gia, nhằm nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.

- Ưu điểm:

Doanh nghiệp sẽ trực tiếp làm việc đối tác nước ngồi do vậy có thể nắm bắt được diễn biến tình hình thị trường và nhu cầu thị trường từ đó có phương án thích hợp với từng thị trường cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Chủ động đối phó với những diễn biến mới trên thị trường.

Chủ động trong việc vận chuyển hàng, làm thủ tục hải quan,.. từ đó khai thác được nguồn lực logistics trong nước.

- Nhược điểm:

Xuất nhập khẩu luôn tồn tại rủi ro, đặc biệt khi tiến hành xuất khẩu trực tiếp diễn ra giữa các quốc gia có khoảng cách địa lý xa cách, dẫn đến những rủi ro khó có thể lường trước. Thường những rủi ro này xảy ra do công ty chưa thực sự am hiểu về sản phẩm, đối tác, thị trường.

Chi phí tốn kém do vậy chỉ thực hiện khi có đủ số lượng hàng lớn.

Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức xuất khẩu trong đó doanh nghiệp bán các sản phẩm của họ cho các trung gian thương mại rồi các nhà trung gian này bán lại cho những người mua nước ngoài trong thị trường mục tiêu.

- Ưu điểm:

Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm của mình. Giúp cho hàng hóa của doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào một thị trường mới mà mình chưa biết, tránh được rủi ro khi mình kinh doanh trên thị trường đó.

Tận dụng sự am tường hiểu biết của bên nhận ủy thác trong nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu từ khâu đóng gói, vận chuyển, thuê tàu mua bảo hiểm, sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tiền của, thời gian đầu tư cho việc thực hiện xuất khẩu - Nhược điểm:

Mất mối liên hệ trực tiếp của doanh nghiệp với thị trường

Xuất khẩu gián tiếp sẽ hạn chế mối liên hệ với bạn hàng của nhà xuất khẩu, đồng thời khiến nhà xuất khẩu phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho người trung gian

Nhiều khi đầu ra phù thuộc vào phía ủy thác trung gian làm ảnh hưởng đến sản xuất. 2.1.3. Ưu nhược điểm

Ưu điểm:

Đa dạng hóa khách hàng: Xuất khẩu giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới khách hàng bằng cách tiếp cận các thị trường nước ngoài. Thay vì phụ thuộc vào một thị trường nội địa duy nhất, việc xuất khẩu cho phép doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng ở các quốc gia khác nhau. Điều này giúp giảm rủi ro do phụ thuộc vào một thị trường duy nhất và tăng cơ hội kinh doanh từ nhiều nguồn thu nhập.

Mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường mới: Cùng với việc đa dạng hóa được mạng lưới khách hàng, xuất khẩu thông thường cho phép các doanh nghiệp tiếp cận các thị trường quốc

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

tế mà họ trước đây chưa tham gia. Điều này mở rộng cơ hội kinh doanh và tăng doanh số bằng cách tiếp cận khách hàng từ các thị trường mới.

Tăng doanh số, phát triển thị phần: Từ những cơ hội kinh doanh đa dạng, xuất khẩu thơng thường có thể tạo ra nguồn thu nhập bổ sung đáng kể cho doanh nghiệp. Thị trường quốc tế thường có tiềm năng tiêu thụ lớn hơn và mức giá bán có thể cao hơn so với thị trường nội địa, dẫn đến tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.

Tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa tính linh hoạt: Xuất khẩu giúp doanh nghiệp giảm rủi ro bằng cách phân tán hoạt động kinh doanh trên nhiều thị trường và quốc gia khác nhau. Khi doanh nghiệp đối mặt với khó khăn trong một thị trường cụ thể, các thị trường khác có thể đóng vai trị như một "cushion" (cái đệm) để giảm thiểu tác động tiêu cực. Đồng thời, xuất khẩu cũng mang lại tính linh hoạt cho doanh nghiệp trong việc thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động dựa trên tình hình thị trường và yêu cầu khách hàng.

Chi phí thâm nhập thị trường thấp: So với việc xây dựng một nhà máy hoặc chi nhánh tại một thị trường nước ngồi, xuất khẩu thường có chi phí thâm nhập thị trường thấp hơn. Việc xuất khẩu chỉ đòi hỏi đầu tư một phần của quy mô và cơ sở hạ tầng sản xuất hiện có để sản xuất hàng hóa cho thị trường nước ngồi. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và giảm rủi ro tài chính trong giai đoạn thâm nhập thị trường.

Tận dụng lợi thế cạnh tranh: Xuất khẩu thông thường cho phép doanh nghiệp tận dụng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Các sản phẩm có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh hoặc độc đáo có thể thu hút sự quan tâm của khách hàng quốc tế và giúp doanh nghiệp xây dựng lợi thế trong thị trường xuất khẩu.

Nhược điểm:

Không linh hoạt theo thị trường: Tiếp cận một thị trường mới cũng đem lại khó khăn là doanh nghiệp thường phải thích ứng với yêu cầu và quy định của thị trường đích. Mỗi thị trường có thể có những quy định và tiêu chuẩn riêng biệt về sản phẩm, văn hóa kinh doanh, ngơn ngữ, đặc điểm vùng miền và quyền sở hữu trí tuệ. Điều này địi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư thời gian và nguồn lực để nghiên cứu và tuân thủ các quy định này, tạo ra sự phức tạp và đòi hỏi sự linh hoạt cao trong việc điều chỉnh sản phẩm, quy trình sản xuất và chiến lược kinh doanh.

Mức độ nhạy cảm đối với thuế quan và các rào cản thương mại khác: Xuất khẩu thường phải đối mặt với mức độ nhạy cảm cao đối với thuế quan và các rào cản thương mại khác. Chính phủ và các tổ chức quốc tế có thể áp đặt các thuế quan bảo vệ và các biện pháp chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp đối với các mặt hàng nhập khẩu. Những biện pháp này có thể làm tăng giá trị đề xuất của hàng hóa xuất khẩu và làm giảm sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, các rào cản thương mại khác như hạn chế nhập khẩu, kiểm soát

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

xuất khẩu và quy định xuất nhập khẩu cũng có thể gây khó khăn và giới hạn khả năng tiếp cận thị trường.

Cạnh tranh với các đối thủ địa phương: Việc đa dạng hóa thị trường từ xuất khẩu đem lại nhiều ưu điểm tuy nhiên cũng không hề dễ dàng, các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang một thị trường mới thông thường phải cạnh tranh với các doanh nghiệp địa phương và các đối thủ quốc tế khác. Cạnh tranh sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, quản lý chi phí và tìm kiếm những lợi thế cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong thị trường xuất khẩu.

2.1.4. Cách thức xuất khẩu cà phê của Tập đoàn

Xuất khẩu là một phần quan trọng của chiến lược phát triển được Trung Nguyên xác lập ngay từ đầu, nhưng Trung Nguyên không giống với những doanh nghiệp xuất khẩu khác, Trung Nguyên chỉ xuất khẩu những sản phẩm được chế biến riêng theo gu thưởng thức của nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, sản phẩm cà phê Trung Nguyên đang được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu (chiếm 20% sản lượng). Cà phê rang Trung Nguyên cũng có mặt trong các siêu thị và các cửa tiệm ở Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Mỹ, Đức… Năm 2011, cà phê hòa tan G7 của Cơng ty Cà phê Trung Ngun chính thức vào hệ thống siêu thị bán lẻ của hai tập đoàn hàng đầu thế giới là Costco (thứ 3 của Mỹ) và E-Mart (số 1 của Hàn Quốc). Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Trung Nguyên là các trung tâm kinh tế thế giới, có mơi trường kinh doanh ít rủi ro và nền chính trị ổn định.

Trung Nguyên đã thực hiện việc xuất khẩu thông qua các nhà phân phối trung gian. Ở Anh: Công ty Dragon Coffee. Dragon Coffee là một tên thương mại của Dragon e-Business Ltd, một công ty tiếp thị web có trụ sở tại Cardiff, Vương quốc Anh. Cơng ty liên kết với doanh nghiệp Dragon Travel, chuyên về du lịch và đi du lịch đến Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc vì thế giúp giới thiệu các sản phẩm của công ty rộng khắp. Ở Canada: H & O Company Coffee. H & O Coffee là công ty kinh doanh các sản phẩm cà phê của Việt Nam trong đó có sản phẩm của Trung Nguyên.

Tại Việt Nam, trong nền kinh tế mở cửa, các trang thương mại điện tử xuyên biên giới đang được rất nhiều doanh nghiệp tận dụng để mở rộng quy mô ra thị trường quốc tế. Nhân kỷ niệm 24 năm thành lập (16-6-1996 và 19-6-2020), Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã khai trương Thế giới Cà phê trên các sàn thương mại điện tử toàn cầu Amazon và Alibaba. Sau hơn nửa năm tìm hiểu và nghiên cứu, Trung Nguyên Legend đã chính thức ra mắt “Gian hàng thương hiệu cà phê Trung Nguyên Legend” trên Amazon, đánh dấu một bước tiến quan trọng của Tập đoàn trên hành trình xuất khẩu cà phê thơng qua thương mại điện tử xuyên biên giới. Việc bán hàng trên Amazon là định hướng sáng suốt của Trung Nguyên Legend

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

nhằm khai thác một kênh xuất khẩu mới đầy tiềm năng và bền vững. Amazon – trang thương mại điện tử xuyên biên giới hàng đầu vốn luôn nổi tiếng với những giải pháp và công nghệ tiên tiến, hướng tới việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển trong dài hạn.

<b>2.2. Xâm nhập thị trường thông qua nhượng quyền kinh doanh </b>

2.2.1. Khái niệm nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng giữa hai hay nhiều bên, trong đó bên nhận quyền được cấp quyền bán hoặc phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo cùng một kế hoạch kinh doanh hay hệ thống hay hệ thống tiếp thị mà bên nhượng quyền đưa ra trong một khoảng thời gian xác định. Khi thực hiện kinh doanh bằng vốn và các nguồn lực của mình, bên nhận quyền phải tuyệt đối tuân thủ kế hoạch hay hệ thống tiếp thị gắn liền với nhãn hiệu, thương mại, biểu tượng, tiêu chí quảng cáo mà bên nhượng quyền đưa ra.

Bên nhận quyền thương mại có nghĩa vụ phải trả một khoản phí trực tiếp hoặc gián tiếp cho bên nhượng quyền, khoản phí này được gọi là phí nhượng quyền thương mại. Bên nhượng quyền có thể tiếp tục chuyển quyền thương mại cho một bên thứ ba khác nếu hợp đồng nhượng quyền thương mại đã cho thỏa thuận cho phép, hoặc người đã chuyển quyền thương mại đồng ý cho chuyển tiếp.

Nhượng quyền thương mại tương tự như cấp phép, nhưng hợp đồng nhượng quyền thường dài hạn hơn hợp đồng mua bán giấy phép.

2.2.2. Đặc điểm của nhượng quyền thương mại

Đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại, bao gồm quyền sử dụng mơ hình, kỹ thuật kinh doanh sản phẩm, dịch vụ dưới thương hiệu của bên nhượng quyền.

Chủ thể của nhượng quyền thương mại là bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Các chủ thể này có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, là công dân trong nước hoặc người nước ngoài. Trong thực tế, đa số các bên tham gia nhượng quyền thương mại là thương nhân.

Nội dung của nhượng quyền thương mại là sự trao đổi giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền về quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng và khai thác quyền thương mại. Bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp cho bên nhận quyền các thông tin, hỗ trợ, kiểm soát và giám sát về việc tuân thủ các điều kiện của hợp đồng. Bên nhận quyền có trách nhiệm thanh tốn phí nhượng quyền về cách thức kinh doanh và bảo vệ uy tín của thương hiệu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Trong thực tế hoạt động kinh doanh có 2 dạng nhượng quyền thương mại chính:

- Nhượng quyền sản phẩm và nhãn hiệu: Bên nhận quyền sẽ ký hợp đồng để được quyền mua bán hoặc phân phối các sản phẩm dưới nhãn hiệu hoặc tên thương mại mà bên nhượng quyền đang sở hữu. Phương thức nhượng quyền này có thể thầy ở một số ngành cơng nghiệp như đóng chai đồ uống nhẹ, ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô, trạm xăng dầu,...

- Nhượng quyền mơ hình kinh doanh: Đây là hình thức thể hiện mức độ hợp tác chặt chẽ trong trung và dài hạn với sự cam kết cao trong việc thực thi các quyền và nghĩa vụ giữa các bên nhượng quyền và nhận quyền. Với hình thức này, bên nhượng quyền sẽ chuyển giao cho bên nhận quyền ít nhất 4 nội dung cơ bản gồm: (1) Hệ thống: chiến lược, mơ hình, quy trình vận hành được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu thị trường, quảng cáo và xúc tiến bán; (2) Bí quyết công nghệ sản xuất, kinh doanh; (3) Hệ thống thương hiệu; (4) Sản phẩm, dịch vụ.

2.2.3. Ưu nhược điểm với doanh nghiệp nhượng quyền.

Việc nhượng quyền kinh doanh có cả ưu và nhược điểm đối với cả hai bên tham gia. Đối với doanh nghiệp nhượng quyền:

Ưu điểm:

Giúp doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng thị trường về phạm vi địa lý với chi phí đầu tư thấp, nhất là với những doanh nghiệp thực thi chiến lược toàn cầu dựa vào các sản phẩm hoặc dịch vụ được tiêu chuẩn hóa trên thị trường quốc tế.

Có thể tận dụng được tính kinh tế theo quy mơ trong hoạt động marketing trên phạm vi toàn cầu

Bên nhượng quyền cũng sẽ đối mặt với rủi ro thấp hơn so với việc tự đầu tư để xây dựng hệ thống sản xuất và phân phối trực tiếp hàng hóa và dịch vụ của mình ở thị trường nước ngồi.

Là phương thức nhượng quyền mơ hình kinh doanh cho phép doanh nghiệp có quyền giám sát ở mức độ cao hơn đối với các hoạt động của đối tác là bên nhận quyền. Doanh nghiệp có thể bảo vệ tốt hơn với các bí quyết cơng nghệ và kinh doanh, bằng

</div>

×