Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.92 MB, 46 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
Mã SV Họ và tên Nhiệm vụ Đánh giá 21D260204 Phan Thị Ánh Nguyệt Nội dung chương II
21D260205 Vũ Đức Nhật Nội dung chương II 21D260206 Nguyễn Thị Nhung <sup>Nhóm trưởng + Nội</sup> dung chương I 21D260208 Trần Thùy Phương Powerpoint 21D260150 Trần Thị Như Quỳnh Nội dung chương II 21D260010 Nguyễn Tuấn Tài Powerpoint 21D260211 Nguyễn Văn Thịnh <sup>Mở đầu+ Kết luận +</sup>
tổng hợp word 21D260212 Lý Thị Thu Thuyết trình 21D260153 Nguyễn Thị Thùy Thuyết trình
20D260100 Hồng Thị Hà Phương Nội dung chương III
<b>THÀNH VIÊN NHĨM</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>MỤC LỤC</b>
A. LỜI MỞ ĐẦU...6
B. NỘI DUNG...7
Chương I: Cơ sở lý thuyết về tỷ giá hối đoái...7
1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái...7
1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái...7
1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái...7
1.3. Vai trị của tỷ giá hối đối...9
2. Các chế độ tỷ giá hối đoái...9
2.1. Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định...9
2.2. Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn...10
2.3. Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý...11
3. Chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái...12
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">Chương II: Thực trạng chính sách tỷ giá hối đối của Việt Nam trong giai đoạn
1. Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn 2017-2019...15
1.1. Bối cảnh quốc tế và Việt Nam...15
1.2. Chính sách tỷ giá hối đối của Việt Nam...16
1.3. Đánh giá chính sách tỷ giá hối đối của Việt Nam...22
1.3.1. Tác động tích cực của chính sách...22
1.3.2. Mặt hạn chế...24
2. Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn 2020-2021...28
2.1. Bối cảnh quốc tế và Việt Nam...28
2.2. Chính sách tỷ giá hối đối của Việt Nam giai đoạn 2020-2021...28
2.3. Đánh giá chính sách tỷ giá hối đối của Việt Nam...33
2.3.1. Tác động tích cực...33
2.3.2. Mặt hạn chế...34
3. Chính sách tỷ giá hối đối của Việt Nam năm 2022...35
3.1 Bối cảnh quốc tế và Việt Nam...35
3.2 Chính sách tỷ giá hối đối của Việt Nam...35
3.3 Đánh giá chính sách tỷ giá hối đối của Việt Nam...38
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">TÀI LIỆU THAM KHẢO...45
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>A. LỜI MỞ ĐẦU</b>
Tỷ giá hối đối đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế và các quyết định đầu tư. Đồng thời, tỷ giá hối đối cũng là một trong những cơng cụ của chính sách tiền tệ quốc gia mà Ngân hàng nhà nước (NHNN) sử dụng để giúp nền kinh tế ổn định hơn trước các cú sốc.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, một nước đang đi những bước đầu tiên tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn, hơn bao giờ hết việc nghiên cứu tỷ giá hối đoái đang trở thành vấn đề cấp bách đặt ra cho chúng ta.
Đặc biệt sau 1999, thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam hoạt động càng sôi nổi, kinh tế có nhiều bước chuyển dịch mình thì vai trị tỷ giá hối đoái cũng thật rõ nét. Xuất phát từ thực tế khách quan đó, trong bài viết này, em xin đề cập tới vấn đề “ Thực trạng tỷ giá hối đoái ở Việt Nam từ 2017-2022”.
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><b>B. NỘI DUNGChương I: Cơ sở lý thuyết về tỷ giá hối đoái 1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái </b>
<b>1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái </b>
Tỷ giá hối đoái là hệ số quy đổi của một đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác ( Fitch, 1997).
Trong một nền kinh tế mở, người dân và Chính phủ của quốc gia này thực hiện các giao dịch kinh tế với người dân, Chính phủ của quốc gia khác sẽ nảy sinh một vấn đề về đồng tiền giao dịch. Mỗi quốc gia có một đồng tiền giao dịch riêng và được lưu hành trong phạm vi nền kinh tế của quốc gia đó. Tuy nhiên, trong giao dịch quốc tế, người ta sẽ cần sử dụng những đồng tiền của các nước khác nhau. Khi đó sẽ nảy sinh việc mua bán các đồng tiền khác nhau, trao đổi đồng tiền này lấy đồng tiền kia. Hai đồng tiền được mua bán với nhau theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này gọi là tỷ giá. Như vậy, có thể định
<b>nghĩa: “Tỷ giá hối đối là giá cả đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện bằngkhối lượng các đơn vị tiền tệ nước ngồi” (Mishkin, 2010).</b>
Ví dụ: Ngân hàng Vietcombank cơng bố 1 USD = 23,500 VND (dữ liệu ngày), trong đó: USD đóng vai trị là đồng tiền yết giá, còn VND là đồng tiền định giá.
Hiện nay, phần lớn các nước trên thế giới đều niêm yết đồng tiền của nước mình theo đơn vị USD dựa theo cung cầu trên thị trường ngoại hối. Nhưng khi muốn xác định được tỷ giá giữa hai đồng tiền khơng phải USD thì phải tính tốn thơng qua USD, nghĩa là sử dụng tỷ giá hối đối tính chéo.
<b>1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái</b>
a) Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối:
- Tỷ giá mua vào: là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá.
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">- Tỷ giá bán ra: là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá.
b) Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối
- Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá niêm yết giữa hai đồng tiền để chuyển giao ngay lập tức.
- Tỷ giá kỳ hạn: là tỷ giá được cam kết ngày hôm nay để giao dịch đồng tiền với nhau vào một thời điểm nhất định.
c) Căn cứ vào thời điểm mua bán và ngoại hối
- Tỷ giá mở cửa (Opening Rate) là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên trong ngày.
- Tỷ giá đóng cửa (Closing Rate): là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch cuối cùng trong ngày.
d) Căn cứ vào cơ chế điều hành tỷ giá gồm: tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen. e) Dựa theo giá trị tỷ giá gồm:
- Tỷ giá danh nghĩa: là tỷ giá được niêm yết vào một ngày cụ thể trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa biểu thị lượng ngoại tệ trên 1 đơn vị nội tệ.
- Tỷ giá thực tế: là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh theo mức giá tương đối giữa hai quốc gia. Hay nói cách khác, tỷ giá hối đoái thực phản ánh tỷ lệ trao đổi hàng hóa giữa hai quốc gia
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">- Tỷ giá hiệu quả: là tỷ giá phản nahs việc lên giá hoặc mất giá của một đồng tiền với một giỏ đồng tiền khác có tính đến trọng số.
f) Căn cứ vào chế độ quản lý tỷ giá
- Tỷ giá cố định là tỷ giá do ngân hàng trung ương công bố và không thay đổi trong một khoảng thời gian dài.
- Tỷ giá thả nổi là tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu ngoại hối và khơng có sự can thiệp của ngân hàng trung ương.
<b>1.3. Vai trị của tỷ giá hối đối</b>
Tỷ giá hối đối có vai trị rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Do đó, chính phủ ln quan tâm, điều giá để nền kinh tế đi vào hoạt động ổn định. Sau đây là một số vai trò của tỷ giá hối đoái với nền kinh tế:
- Tỷ giá hối đối là cơng cụ quan trọng để so sánh sức mua của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ. Từ đó đánh giá được giá cả hàng hóa trong nước với nước ngoài, năng suất lao động trong nước với nước ngồi…
- Tỷ giá hối đối ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia. Trong trường hợp tỷ giá hối đoái tăng tức là giá cả của hàng hóa xuất khẩu quốc gia đó thấp hơn so với sản phẩm cùng loại trên thị trường nước ngoài, điều này làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa.
- Tỷ giá hối đối ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc làm. Khi mà tỷ giá hối đoái tăng khiến cho giá hàng hóa nhập khẩu đắt hơn, làm tăng tỷ lệ lạm phát. Ngược lại, tỷ giá hối đoái giảm tức là đồng nội tệ tăng lên, giá hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn, tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức vừa phải.
<b>2. Các chế độ tỷ giá hối đoái.2.1. Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định.</b>
a) Khái niệm:
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Là chế độ tỷ giá trong đó NHTW công bố và cam kết can thiệp để duy trì một mức tỷ giá cố định gọi là tỷ giá trung tâm (Center Rate), trong một biên độ hẹp đã được định trước. NHTW của quốc gia này có trách nhiệm duy trì tỷ giá hối đối của đồng nội tệ bằng việc mua và bán nội tệ trên thị trường ngoại hối. Để tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối, địi hỏi NHTW phải có sẵn nguồn dự trữ ngoại hối nhất định nên khi quốc gia duy trì chế độ tỷ giá hối đối cố định gặp phải rất nhiều khó khăn.
Ví dụ: Chế độ bản vị vàng, chế độ tỷ giá Bretton Woods, ESMS,.. b) Ưu và nhược điểm
Ưu điểm:
- Hạn chế sự biến động tỷ giá nên khơng cần phải dự phịng cho rủi ro tỷ giá. - Chính phủ và NHTW dễ dàng đạt được các mục tiêu liên liên quan.
Nhược điểm:
- Thị trường ngoại hối không phát triển và luôn tiềm ẩn những hạn chế và tình trạng mất cân đối cung cầu.
- Tình trạng khan hiếm ngoại tệ rất phổ biến hạn chế sự phát triển thương mại quốc tế.
- Chi phí can thiệp và quản lý dự trữ ngoại hối rất lớn.
<b>2.2. Chế độ tỷ giá thả nổi hồn tồn.</b>
a) Khái niệm
Là chế độ tỷ giá trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà khơng có bất cứ sự can thiệp nào của NHTW. Trong cơ chế tỷ giá thả nổi, sự biến động của tỷ giá luôn phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Chính phủ tham gia thị trường ngoại hối với tư cách là một thành viên bình thường, nghĩa là Chính phủ có thể mua vào hay bán ra một đồng tiền
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">- Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có động thái điều chỉnh giảm tỷ giá mua vào đồng USD liên tiếp trong 3 ngày hồi giữa tháng 10/2017. Với cùng một bước giảm là 5 đồng, giá mua vào đồng USD niêm yết trên Sở giao dịch NHNN sau 3 ngày đã giảm tổng cộng 15 đồng, từ 22.725 VND/USD xuống còn 22.710 VND/USD.
=> Điều này cho thấy NHNN đã rất có lợi khi mua ngoại tệ làm tăng dự trữ ngoại hối với mức chi phí hợp lý. Đây là lần đầu tiên, NHNN giảm giá mua USD kể từ khi cơ chế tỷ giá mới được áp dụng. Trước điều chỉnh trên, NHNN đã 3 lần nâng giá mua vào USD trong năm 2017, lần lượt trong các tháng 1, 4 và 6.
b) Năm 2018
<b>Biểu đồ: Diễn biến tỷ giá trung tâm trong năm 2018 (Đvt: VNĐ/USD)</b>
Có thể thấy đây là năm tỷ giá biến động nhiều. Diễn biến tỷ giá VND/USD năm 2018 có thể được chia thành 3 giai đoạn cụ thể sau:
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">- Giai đoạn 1 (Tháng 01/2018 - 05/2018): Tiếp nối thành công trong năm 2017, tỷ giá và thị trường ngoại hối tiếp tục duy trì trạng thái ổn định cho đến thời điểm cuối tháng 5/2018.
- Giai đoạn 2 (Tháng 6/2018 – 8/2018): Tỷ giá VND/USD liên tục nằm trong xu hướng tăng mạnh trên cả thị trường chính thức và thị trường tự do. Đặc biệt, ngày 29/7/2018, tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do vượt trần tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và đạt đỉnh tới 23.650 VND/1 USD vào ngày 17/8/2018 – Mốc cao nhất từ trước đến nay.
- Giai đoạn 3 (Tháng 9/2018-12/12/2018): Tỷ giá VND/USD ổn định xoay quanh mức cân bằng mới khoảng 23.400 VND/1USD.
Tính đến ngày 31/12, tỷ giá trung tâm được duy trì ở mức cao kỷ lục 22.825 đồng. Như vậy, so với phiên giao dịch đầu tiên của năm 2018 (2/1/2018), tỷ giá trung tâm đã tăng tới 410 đồng.
Áp lực lên tỷ giá trong năm 2018 chủ yếu đến từ thị trường quốc tế, trong đó hai yếu tố chính là:
- Kinh tế Mỹ tăng trưởng ấn tượng (GDP năm 2018 ước tăng 2,9% so với mức tăng 2,2% năm 2017) cùng với việc Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục nâng lãi suất đồng suất đồng USD thêm 4 lần trong năm khiến USD tăng giá 4,8% khiến các ngoại tệ khu vực mất giá tương ứng.
- Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung dẫn đến việc Trung Quốc buộc phải phá giá đồng Nhân dân tệ, gây sức ép lên tỷ giá VNĐ, và khiến lo ngại rủi ro chính sách tăng, giảm đà tăng trưởng của nhiều nền kinh tế châu Á, khiến các đồng tiền trong khu vực mất giá khá nhiều. Và ngoài ra cịn có sự can thiệp vào thị trường ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Có thể thấy rằng, đây là một năm tương đối khó khăn với NHNN Việt Nam khi các yếu tố gây biến động tỷ giá lại khơng hồn tồn xuất phát từ cung cầu trên thị trường
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">ngoại hối Việt Nam mà chủ yếu là do các yếu tố từ nước ngoài như điều hành lãi suất của FED, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Tuy vậy, vượt qua những thách thức khó khăn, NHNN Việt Nam đã thực thi khá linh hoạt một số biện pháp nhằm ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ cụ thể như sau:
- Thứ nhất, NHNN tiếp tục thực hiện công bố tỷ giá trung tâm hàng ngày trên cơ sở tham chiếu diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT. Tỷ giá trung tâm thay đổi linh hoạt theo cả hai chiều tăng/giảm giúp hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, giảm tình trạng đơ-la hóa; đồng thời, giúp giảm thiểu tác động bất lợi từ các biến động bên ngoài tới thị trường trong nước, hạn chế áp lực lên tỷ giá.
- Thứ hai, thực hiện can thiệp thị trường ngoại tệ một cách chủ động, linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường nhằm ổn định thị trường ngoại tệ. Căn cứ diễn biến thị trường và quan điểm điều hành CSTT, NHNN điều chỉnh linh hoạt tỷ giá mua/bán ngoại tệ và thực hiện mua/bán ngoại tệ kỳ hạn với các tổ chức tín dụng. Cụ thể: Khi nguồn cung ngoại tệ dồi dào, bên cạnh việc mua ngoại tệ giao ngay, NHNN thực hiện mua ngoại tệ kỳ hạn 3 tháng (từ ngày 07/02/2018) góp phần điều tiết hợp lý nguồn tiền cung ứng và kiểm soát lạm phát. Khi tỷ giá và thị trường ngoại tệ chịu áp lực do cân đối cung cầu ngoại tệ diễn biến kém thuận lợi, thị trường quốc tế có diễn biến bất lợi, gây áp lực lên thị trường trong nước, bên cạnh các biện pháp điều hành và truyền thông khác, NHNN bán ngoại tệ khi cần thiết để ổn định thị trường.
- Thứ ba, NHNN điều hành tỷ giá kết hợp với việc điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT, điều tiết thanh khoản, lãi suất tiền đồng... Chủ động đẩy mạnh công tác truyền thông, định hướng thị trường đối với quan điểm và biện pháp điều hành CSTT và tỷ giá, đặc biệt là trong những giai đoạn tỷ giá và thị trường ngoại tệ chịu áp lực ngắn hạn, qua đó tạo sự đồng thuận của các thành viên thị trường và nâng cao tính minh bạch, hiệu quả của CSTT và tỷ giá. Công tác điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ năm 2018 được nhiều tổ chức quốc tế, doanh nghiệp và người dân đánh giá cao.
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">Đánh giá: Có thể thấy, điểm khá đặc biệt trong cách thức điều hành tỷ giá của NHNN so với trước, đó là NHNN đã sử dụng các cơng cụ mang tính thị trường hơn là các cơng cụ mang tính áp đặt hành chính. Điều này thể hiện sự quyết tâm theo đuổi cơ chế tỷ giá trung tâm linh hoạt và định hướng thị trường của NHNN Việt Nam. Công cụ lãi suất đang phát huy hiệu lực trong điều hành tỷ giá của NHNN Việt Nam. Sự điều chỉnh có định hướng khá linh hoạt của NHNN đối với công cụ lãi suất cũng đã góp phần điều chỉnh hành vi, tâm lý của các thành viên trên thị trường, qua đó ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối.
c) Năm 2019
<b>Biểu đồ. Tỷ giá diễn biến tỷ giá trung tâm USD/VND năm 2019</b>
Năm 2019, diễn biến tỷ giá VND/USD tương đối ổn định nhờ chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ -Trung gây áp lực không nhỏ lên tỷ giá. Theo đó, trong tháng đầu năm và cuối năm, tỷ giá VND/USD giao dịch ổn định quanh ngưỡng 23.250 VND/USD; đến ngày 31/5/2019, tỷ giá VND/USD biến động mạnh dao động quanh mức 23.455 VND/USD ở chiều bán ra; sau đó giảm dần trong các tháng cuối năm. Kết thúc năm 2019, NHNN đã
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">tăng tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) thêm 330 đồng, lên mức 23,155 đồng/USD, tương đương tăng 1.4% so với hồi đầu năm 2019.
Trong năm 2019, tỷ giá chịu ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, gây sức ép phá giá đồng Nhân dân (CNY). Ngoài ra, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất 3 lần trong năm qua và sự điều tiết nguồn cung ngoại hối của NHNN cũng ảnh hưởng lên các đợt tăng mạnh của tỷ giá trong năm.
Trong năm 2019, NHNN đã có một số những động thái tăng tỷ giá trung tâm nhằm ổn định thị trường ngoại hối cụ thể:
- Việc tăng tỷ giá trung tâm trong năm 2019 khiến tỷ giá trung tâm USD/VND đã có 3 lần lập đỉnh mới. Lần đầu tiên, khi tỷ giá trung tâm USD/VND vượt qua mốc 22,998 đồng, lên mức 23,004 đồng từ cuối tháng 4. Sau đó, tỷ giá trung tâm biến động nhưng vẫn trong kênh tăng, và đạt mốc mới thứ hai tại 23,115 đồng vào đầu tháng 8. Mốc cuối cùng được lập trong năm 2019 chạm mức 23,169 đồng vào cuối tháng 12, tăng 344 đồng, tương đương tăng 1.5% so với đầu năm 2019.
- Từ đầu tháng 8, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trở nên căng thẳng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp mức thuế 10% với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào ngày 01/08. Đẩy tỷ giá CNY so với USD rơi xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua, vượt ngưỡng 7 CNY/USD ngày 05/08/2019. Động thái này gây sức ép lên tỷ giá USD/VND bởi đồng CNY là một trong 8 loại tiền tệ trong rổ tính tỷ giá trung tâm của Việt Nam. Kết quả NHNN đã có động thái điều chỉnh tăng thêm 15 đồng, đưa tỷ giá trung tâm lên mức 23,115 đồng vào ngày 06/08/2019.
Nhìn vào diễn biến thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ, tình hình thương mại và đầu tư quốc tế của Việt Nam trong năm 2019, có thể thấy việc tăng tỷ giá trung tâm của NHNN là một bước đi cần thiết để góp phần ổn định vĩ mơ.
<b>1.3. Đánh giá chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam.1.3.1. Tác động tích cực của chính sách.</b>
a) Tác động tích cực của chính sách tỷ giá hối đối trong năm 2017:
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">Nhìn lại cả năm 2017, diễn biến tỷ giá đã có những bước chuyển biến khá bất ngờ. Hồi đầu năm, các cơ quan điều hành cũng như giới chuyên gia đánh giá, tỷ giá năm 2017 sẽ chịu rất nhiều áp lực và dự báo mức tăng từ 2-3% so với năm 2016 do cán cân thanh toán quốc tế kém thuận lợi, đặc biệt là đồng USD, đồng tiền chủ chốt trong rổ tính tỷ giá của Việt Nam mạnh lên. Tuy nhiên nhờ chính sách tỷ giá hối đối linh hoạt được sử dụng mà tỷ giá VND/USD được giảm xuống, ở mức khoảng 1,5%. Và đây là một trong những thành công trong việc điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt của NHNN trong năm 2017. BVSC cũng nhận định mức độ tăng của tỷ giá VND/USD cả năm 2017 sẽ chỉ ở khoảng mức từ 1-2%.
Đặc biệt là trong năm 2017, NHNN có thể đã mua vào cả tỷ USD chỉ riêng trong tuần điều chỉnh và lượng dự trữ ngoại hối đã lập kỷ lục mới lên tới 45 tỷ USD, tăng thêm 6 tỷ USD so với cuối năm 2016. Mức dự trữ kỷ lục mới của NHNN cũng được Cơng ty Cổ phần Chứng khốn Bảo Việt (BVSC) đánh giá là "tấm đệm" tốt giúp NHNN có thêm công cụ điều hành linh hoạt tỷ giá, đồng thời góp phần tăng thêm xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam trong tương lai. Một khi lượng dự trữ ngoại hối dồi dào sẽ giúp cho Ngân hàng Nhà nước có nhiều dư địa và giải pháp phù hợp trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Đặc biệt nhất là, chúng tạo nên sự thuận lợi trong việc điều hành linh hoạt và ổn định tỷ giá, nâng cao giá trị của VND (bán USD thu VND để giảm cung VND tăng cầu USD và ngược lại.
b) Tác động tích cực của chính sách tỷ giá hối đối năm 2018:
Mặc dù bối cảnh thị trường quốc tế biến động nhanh và phức tạp, thị trường ngoại tệ trong nước năm 2018 tương đối ổn định nhờ nền tảng kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định và các giải pháp điều hành CSTT chủ động, linh hoạt của NHNN, kinh tế, thu hẹp điều kiện tài chính tồn cầu. Theo đó, tỷ giá thị trường có xu hướng tăng nhanh, có thời điểm lên đến trên 23.350 VND/USD. Mặc dù chịu áp lực lớn trong nửa cuối năm nhưng nhìn chung, trong năm 2018, tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong nước ổn định (đến cuối năm 2018, tỷ giá trung tâm tăng khoảng 1,78% so với cuối năm 2017, tỷ giá giao dịch USD/VND trên thị trường tăng khoảng 2,16%).
</div>