Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tê-xã hội của Việt Nam trong giai đoan hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.23 KB, 54 trang )

khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Thoa - K29
Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, sự phát triển của mỗi quốc gia không chỉ đơn thuần phụ thuộc
vào mức độ tăng trởng kinh tế, sự phát triển khoa học - kĩ thuật mà còn phụ
thuộc vào chất lợng cuộc sống, vào sự giàu có cả vật chất lẫn tinh thần. Do đó, văn
hóa không thể thiếu trong chiến lợc phát triển lâu bền của mỗi quốc gia.
Văn hóa với t cách là động lực, mục tiêu và hệ điều tiết của sự phát triển
kinh tế - xã hội. Văn hóa do con ngời sáng tạo ra, hớng con ngời đến sự phát
triển toàn diện về cái Chân - Thiện - Mỹ. Chính văn hóa làm cho con ngời nâng
cao chất lợng cuộc sống, làm cho con ngời thực sự có cuộc sống xứng đáng với
con ngời. Cùng với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân đầu ngời
tăng cao, sức lao động và giá trị sản xuất đã chuyển dịch từ nông nghiệp sang
công nghiệp, rồi từ công nghiệp sang dịch vụ. Để thích ứng với điều đó, các loại
hình nguồn lực mà phát triển kinh tế trông chờ vào cũng thay đổi. Động lực chủ
yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế giờ đây không chỉ còn là sức lao động và t
bản nữa, mà bao gồm cả tri thức, khoa học kĩ thuật và công nghệ... Những tri
thức đó mang sức mạnh của nguồn lực trí tuệ, do đó không tách rời mà gắn liền
với con ngời, với năng lực và trình độ của chủ thể ngời - chủ thể sáng tạo văn
hóa.
Vấn đề văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đã đợc Đảng và
Nhà nớc ta quan tâm khi khẳng định rằng: "Văn hóa là kết quả của kinh tế đồng
thời là động lực của sự phát triển kinh tế".
Điều này đã khẳng định ở các kỳ đại hội IV, VII, VIII, IX và X của Đảng.
Đại hội IX khẳng định: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc, đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội ".
1
khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Thoa - K29


Đại hội X của Đảng nêu rõ: "Tăng trởng kinh tế đi đôi với phát triển văn
hóa ".
Văn hóa đợc kết tinh và thể hiện trong mọi yếu tố của hoạt động kinh tế.
Đó là tri thức và kiến thức, các quy tắc văn hóa - đạo đức, thói quen và tập quán,
tôn giáo và tín ngỡng Thực chất của hoạt động kinh tế là con ngời sử dụng toàn
bộ những tri thức đã tích lũy đợc để tạo ra các giá trị vật chất mới.
Thực tế là, đất nớc ta sau chiến tranh, từ nghèo khó, lạc hậu bắt tay vào
xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội chúng ta dễ rơi vào cách hiểu, cách làm
lệch lạc. Đó là coi văn hóa theo nghĩa hẹp nh trớc đây, coi kinh tế là vật chất,
văn hóa là tinh thần, không thấy đợc vai trò của văn hóa.
Năm 1986, đất nớc ta tiến hành đổi mới, xây dựng và phát triển nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trờng định hớng xã
hội chủ nghĩa. Để xây dựng thành công mô hình kinh tế đó là cả một quá trình
khó khăn phức tạp, bởi bên cạnh yếu tố tích cực nó còn những yếu tố tiêu cực:
tình trạng phân hóa giầu nghèo, bất bình đẳng xã hội, suy thoái cạn kiệt tài
nguyên Do vậy, hơn bao giờ hết chúng ta phải thấy vai trò điều tiết tinh thần,
làm lành mạnh hóa các mối quan hệ con ngời với tự nhiên, con ngời với con ng-
ời. Việc nghiên cứu vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của kinh tế - xã
hội, kế thừa và phát triển nội lực văn hóa để phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nớc là một chiến lợc quan trọng vừa có tính cấp thiết, vừa
là sự nghiệp lâu dài của toàn Đảng, toàn dân ta. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn
vấn đề: "Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay" làm đề tài khóa luận.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về văn hóa và phát triển, khóa luận
làm rõ hơn vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai
2
khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Thoa - K29

đoạn hiện nay và đề xuất một số giải pháp có tính định hớng cho việc xây dựng
chiến lợc văn hóa cho sự phát triển đất nớc.
Nhiệm vụ
Để đạt đợc mục đích trên khóa luận phải thực hiện các nhiệm vụ:
- Nêu lên một số quan niệm về văn hóa, xác định khái niệm cấu trúc,
chức năng của văn hóa; phân tích dới góc độ triết học mối quan hệ giữa kinh tế
và văn hóa.
- So sánh các lý thuyết phát triển, tác động của văn hóa theo hai hớng
tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng chiến lợc phát triển
văn hóa hớng tới sự phát triển bền vững của đất nớc.
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tợng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu vấn đề "vai trò của văn hóa đối với sự phát triển
kinh tế -xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay".
Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận đi sâu vào tìm hiểu khái niệm: Văn hóa, phát triển, vai trò
của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Khóa luận lý giải dới góc độ
triết học về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế - xã hội trong tình hình hiện
nay.
4. Phơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nêu trên, khóa luận đã dựa vào một
số cơ sở lý luận, phơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử đó là: Phơng pháp lịch sử - cụ thể, phân tích - tổng hợp, hệ
thống hóa - khái quát hóa
3
khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Thoa - K29
5. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Khóa luận làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài: Vai trò của

văn hóa đối với sự phát triển.
- Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trong việc tìm
hiểu và nghiên cứu các vấn đề của văn hóa - xã hội.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của khóa luận gồm 2 chơng:
Chơng 1: Lý luận chung về văn hóa.
Chơng 2: Vai trò của văn hóa trong sự phát triển kinh tế - xã hội của
nớc ta hiện nay.


4
khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Thoa - K29
Chơng 1
Lý luận chung về văn hóa
1.1. Khái niệm văn hóa
1.1.1. Sơ lợc các quan điểm về văn hóa
Văn hóa là sản phẩm do con ngời sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã
hội loài ngời. Văn hóa là một khái niệm mở, có tính xã hội và tính lịch sử. Cùng
với sự phát triển của xã hội, khái niệm văn hóa luôn đợc bổ sung và mở rộng.Vì
vậy từ lâu văn hóa đã đợc các nhà nghiên cứu cả phơng Tây và phơng Đông
quan tâm.
ở phơng Tây, thuật ngữ văn hóa bắt nguồn từ tiếng La tinh là Cultus có
nghĩa là trồng trọt vun xới ngoài đồng (Cultusagri), sau đợc chuyển thành trồng
trọt tinh thần (Cultusanimi).
Vào thế kỉ XVIII, khái niệm văn hóa đợc tiếp cận nh một thuật ngữ
khoa học, pu-phen-đoóc (Pufendorf), nhà nghiên cứu pháp luật ngời Đức là ngời
đầu tiên đa thuật ngữ văn hóa vào khoa học. Ông cho văn hóa là tất cả những gì
đối lập với tự nhiên. Quan điểm này hiểu văn hóa quá rộng. Sau pu-phen-đoóc,

Hécđe (Hender) cho rằng: "Văn hóa là sự hình thành lần thứ hai của con ngời",
ông nói: lần thứ nhất con ngời xuất hiện nh một thực thể tự nhiên, lần thứ hai
con ngời hình thành nh một thực thể xã hội, tức là văn hóa theo nghĩa toàn vẹn
của từ này.
Đây là quan niệm tiêu biểu nhất của thế kỉ này, nó có ý nghĩa to lớn
đánh dấu việc con ngời bằng văn hóa đã vạch ra đờng ranh giới tách mình ra
khỏi các hình thức tồn tại khác của vật chất, tách con ngời ra khỏi giới động vật.
Nó đánh dấu việc chuyển từ t duy tôn giáo sang t duy trí tuệ, khắc phục những
hạn chế trong quan niệm trung cổ về con ngời.
5
khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Thoa - K29
Đến thế kỉ XIX, thuật ngữ văn hóa đợc những nhà nhân loại học phơng
Tây sử dụng nh một danh từ chính. Những học giả này cho rằng văn hóa(văn
minh) thế giới có thể phân loại ra từ trình độ thấp nhất đến trình độ cao nhất và
văn hóa của họ chiếm vị trí cao nhất. Bởi vì, họ cho rằng, bản chất của văn hóa
hớng về trí lực và sự vơn lên, sự phát triển tạo thành văn minh, đại biểu là E.B
Taylo (E.B Taylor) theo ông,văn hóa là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín
ngỡng, nghệ thuật, đạo đức, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà
con ngời có đợc với t cách là một thành viên của xã hội.
Học thuyết văn hóa giữ một địa vị khá quan trọng trong hệ thống triết
học của E.Căng (E.Kant), Hêghen (Hegel)... Các nhà triết học Đức đều có quan
điểm duy tâm về văn hóa coi nhẹ cơ sở vật chất của văn hóa. E.Căng quan niệm
văn hóa là sự phát triển, sự bộc lộ các khả năng, sức mạnh, các năng lực thiên
bẩm ở ngời. Hêghen lại đồng nhất văn hóa với giáo dục.
Các nhà khai sáng Pháp cũng rất quan tâm đến văn hóa. Vôn-te cho văn
hóa là văn minh, là sự phát triển của các ngành nghề. Rút-xô quan niệm văn hóa
là một hiện tợng xã hội và chỉ ra rằng t hữu t sản là nguồn gốc của sự đồi bại về
đạo đức.
Trong xã hội phơng Tây hiện đại, khái niệm văn hóa đợc phát triển ngày

càng đa dạng và phong phú. Dựa trên các quan niệm khác nhau về văn hóa mà
các nhà nghiên cứu xếp thành những nhóm định nghĩa nhất định nh:
- Định nghĩa mang tính chất miêu tả.
- Định nghĩa mang tính chất lịch sử, nhấn mạnh vào sự kế thừa di sản xã
hội.
- Định nghĩa nhấn mạnh vào nếp sống xã hội.
- Định nghĩa nhấn mạnh vào tính thích ứng con ngời.
- Định nghĩa nhấn mạnh vào tính chất di truyền xã hội, tức khả năng
học tập của con ngời.
6
khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Thoa - K29
- Định nghĩa nhấn mạnh vào phơng thức ứng xử.
- Định nghĩa nhấn mạnh vào khía cạnh t tởng của văn hóa.
- Định nghĩa nhấn mạnh vào phơng diện giá trị của văn hóa.
- Định nghĩa nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo lịch sử, nhằm hình
thành nên hệ thống giá trị xã hội.
- Định nghĩa nhấn mạnh vào mô hình các thể chế xã hội.
- Định nghĩa nhấn mạnh vào ý nghĩa biểu trng của văn hóa.
- Định nghĩa mang tính chất điều khiển học, nhấn mạnh vào phơng diện
thông tin của văn hóa [25, tr. 33-37].
Đặc điểm chung của các nhóm định nghĩa văn hóa trên đây là các nhà
nghiên cứu thờng nhấn mạnh vào một khía cạnh nào đó của văn hóa, phù hợp
với cách tiếp cận của họ.
Sang thế kỉ XX, khái niệm văn hóa thay đổi, theo F.Bao (F.Boas) ý
nghĩa văn hóa đợc quy định do khung giải thích riêng chứ không phải bắt nguồn từ
cứ liệu cao siêu nh "trí lực", vì thế sự khác nhau về mặt văn hóa từng dân tộc
cũng không phải theo tiêu chuẩn trí lực. Đó cũng là "tơng đối luận" của văn
hóa. Văn hóa không xét ở mức độ thấp cao mà ở góc độ khác biệt.
Nh vậy, trong lịch sử phơng Tây từ cổ đại đến hiện đại đã tồn tại rất

nhiều các quan niệm khác nhau về văn hóa.
ở phơng Đông khái niệm văn hóa cũng đợc xác định và bổ sung theo
tiến trình lịch sử. ở Trung Quốc khái niệm văn hóa xuất hiện khá sớm. Trong
Chu Dịch quẻ Bi đã có từ văn và hóa: xem dáng vẻ con ngời, lấy đó mà giáo hóa
thiên hạ. Về sau văn hóa đợc dùng với nghĩa "văn trị giáo hóa" nghĩa là dùng
thi, th, lễ, nhạc để cai trị thiên hạ. Văn là cái đẹp, hóa là hóa thành cái đẹp, giáo
là giáo dục. "Văn trị giáo hóa" là dùng cái đẹp để giáo dục thiên hạ để họ cảm
nhận đợc chân lý và tuân theo. Văn hóa với hàm nghĩa "Văn trị giáo hóa"đợc
dùng tới tận thế kỉ XIX.
7
khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Thoa - K29
Nh vậy, từ thời cổ đại quan niệm về văn hóa ở phơng Đông và phơng
Tây đều có điểm giống nhau: coi văn hóa gắn với giáo dục. Nhng
ở phơng Đông, quan niệm văn hóa chịu ảnh hởng khá rõ nét của t tởng Nho
giáo.
Quan niệm về văn hóa của các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam trong
dòng chảy chung của lịch sử nhân loại cũng dần hình thành. Tiêu biểu là quan
niệm của Đào Duy Anh - một nhà nghiên cứu văn hóa. Trong "Việt Nam văn
hóa sử cơng" (1938) ông quan niệm: Văn hóa là sinh hoạt. Điều kiện mỗi dân
tộc khác nhau do đó đời sống tinh thần của họ khác nhau, sinh hoạt là tiêu chí
để thấy sự khác nhau giữa các dân tộc.
Phạm Văn Đồng - nhà chính trị, nhà văn hóa Việt Nam, trong tác phẩm
"Văn hóa và đổi mới" đa ra định nghĩa: "Nói một cách đơn giản và theo nghĩa
rộng thì văn hóa là tất cả những gì không phải của thiên nhiên mà là tất cả
những gì ở trong con ngời do con ngời làm ra".
Trờng Chinh trong "Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam" (1949) viết:
Văn hóa là một vấn đề rất lớn bao gồm cả văn học, nghệ thuật, khoa học, triết
học, phong tục, tôn giáo
Căn cứ vào nghĩa gốc của Culute trong tiếng La tinh, giáo s Vũ Khiêu -

nhà văn hóa học Việt Nam cho rằng: "Văn hóa thể hiện trình độ đợc vun trồng
của con ngời, của xã hội Văn hóa là trạng thái của con ngời ngày càng tách
ra khỏi giới động vật, ngày càng xóa bỏ những đặc tính của động vật, để khẳng
định những đặc tính của con ngời" [13, tr. 21].
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh trong lĩnh vực
nghiên cứu này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về văn hóa.
Quan điểm về văn hóa trong học thuyết Mác tiếp nhận các yếu tố hợp lý
trong quan điểm văn hóa của loài ngời. Các ông xem xét sự vận động của giá trị
văn hóa gắn với sự vận động của phơng thức sản xuất và của đấu tranh giai cấp.
8
khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Thoa - K29
Tìm nguyên nhân kinh tế - xã hội làm cho con ngời bị tha hóa, giải phóng và
phát triển những năng lực, bản chất của con ngời.
Nói về sự sáng tạo các giá trị văn hóa, Các Mác và Ănghen bàn về các
"lực lợng bản chất ngời". Trong "Bản thảo kinh tế triết học", Các Mác viết:
"Chúng ta nhận thấy lịch sử công nghiệp và sự tồn tại của nền công nghiệp là
quyển sách mở của lực lợng sản xuất ngời". Trong một tác phẩm khác, Các Mác
và Ănghen viết:
"Của cải là gì nếu không phải là sự biểu hiện tuyệt đối của những tài
năng sáng tạo của con ngời không cần đến tiền đề nào khác, ngoài sự phát triển
lịch sử đã có, sự phát triển vốn lấy cái chỉnh thể của sự phát triển làm mục đích
tự thân, tức là mọi lực lợng bản chất ngời, bất chấp mọi quy luật đã định trớc.
Căn cứ vào mức độ tự nhiên đợc con ngời biến thành bản chất ngời. Tức
là mức độ tự nhiên đợc con ngời khai thác, cải tạo thì có thể xét đợc trình độ
văn hóa chung của con ngời" [25, tr. 39].
Nh vậy, Các Mác và Ănghen lần đầu tiên chứng minh tính chất xã hội
của các lực lợng bản chất ngời. Một trong các lực lợng bản chất ấy là sức lao
động, là tài năng sáng tạo của con ngời. Đó không phải là lực lợng bẩm sinh,
xuất hiện một cách tự nhiên mà chúng biến đổi do tác động của các quan hệ xã

hội, do trình độ phát triển văn hóa. Các lực lợng ấy đợc khách thể hóa thông qua
hoạt động cải tạo thế giới của con ngời. Chính hoạt động này là phơng thức tồn
tại và tái sản xuất ra đời sống xã hội.
Vậy là, xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử. Các Mác
và Ănghen đã đa ra khái niệm về văn hóa. Theo đó cách tiếp cận này, văn hóa là
sản phẩm sáng tạo của con ngời. Nó bao gồm hai lĩnh vực là văn hóa vật chất và
văn hóa tinh thần. Hai lĩnh vực này quan hệ biện chứng với nhau. Sự phân chia
nh vậy chỉ có ý nghĩa tơng đối. Văn hóa là sản phẩm của một quá trình lịch sử -
xã hội, do đó nó là một hiện tợng lịch sử và xã hội.
9
khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Thoa - K29
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ cách mạng Việt Nam, danh nhân văn
hóa thế giới thế kỉ XX tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt tinh
thần chủ nghĩa Mác, suy ngẫm về văn hóa, Ngời viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng nh mục
đích của cuộc sống. Loài ngời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phơng thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó, tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phơng
thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngời đã sản sinh ra nhằm thích
ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" [12, tr. 431].
Để xây dựng nền văn hóa mới sau khi giành đợc độc lập phải có nguồn
lực con ngời. Con ngời có học vấn, có đời sống vật chất đảm bảo và sống trong
hòa bình ổn định là yếu tố quan trọng nhất trong sự nghiệp đó. Vì vậy, Ngời đã
phát động phong trào ba chống: Chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Ngay
từ những năm đầu Cách mạng tháng Tám, Ngời cho rằng: "Văn hóa phải gắn
liền với lao động sản xuất".
Tóm lại, điểm thống nhất giữa quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và
t tởng của các nhà sáng lập ra học thuyết mácxít là ở chỗ: Các ông đều xem lao
động sáng tạo là cội nguồn của văn hóa.

Tại Hội nghị quốc tế Mêhicô, do UNESCO chủ trì họp từ 26-7 đến 6-8
năm 1983, ngời ta đã đa ra 200 định nghĩa văn hóa. Đến ngày 21-1-1988, khi
phát động "Thập kỉ thế giới phát triển văn hóa", ông tổng giám đốc UNESCO
khi ấy là Federico Mayor cũng đa ra một định nghĩa văn hóa nh sau: "Văn hóa
phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống con
ngời đã diễn ra trong quá khứ và cũng nh đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng
bao thế kỉ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ
và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình"
[4, tr. 18].
Ngày nay, các định nghĩa về văn hóa tiếp tục tăng lên. Theo thống kê
của hai nhà văn hóa học ngời Mỹ Cô-rô-bơ và Cơ-lác-khôn, tính đến 1950 đã có
10
khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Thoa - K29
164 định nghĩa văn hóa. Theo nhà xã hội học ngời Pháp Môles, đến năm 1967
có 250 định nghĩa. Và đến 1994 theo Phan Ngọc - nhà nghiên cứu văn hóa Việt
Nam, tổng kết có 400 định nghĩa văn hóa.
Định nghĩa văn hóa:
Tiếp thu tinh thần chung của các quan niệm văn hóa chúng ta có thể
hiểu: "Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con ngời
sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tơng tác giữa
con ngời với môi trờng tự nhiên và xã hội".
Khi nói đến văn hóa là nói đến những giá trị, đó là những giá trị tốt đẹp.
Nói đến giá trị là nói đến cái tốt, cái hay con ngời cần phải có để cuộc sống con
ngời thực sự có tính ngời. Văn hóa là sự thăng hoa của xã hội, là kết tinh tinh
túy của con ngời. Đó là chuẩn mực của Chân- Thiện- Mỹ. Các hành vi tham
nhũng, ăn hối lộ, chiến tranh phá hoạiđều là những hành vi phản giá trị bị xã
hội lên án, bài trừ. Lý tởng mà mọi xã hội đều hớng tới là công bằng, bình đẳng
không có áp bức bóc lột, mọi ngời đợc sống tự do, hạnh phúc, cùng đoàn kết đa
xã hội phát triển.

Nói đến văn hóa không chỉ đề cập đến những giá trị văn hóa riêng lẻ
mà là nói đến tổng thể các giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Trong đó mọi
giá trị văn hóa đều quan hệ với nhau và cùng phát triển theo sự phát triển của
xã hội. Nói văn hóa là một tổng thể vì chúng có mặt trong mọi hoạt động sống
của con ngời: văn hóa giáo dục, văn hóa đạo đức, văn hóa chính trị, văn hóa
pháp luật đặc biệt văn hóa trong sản xuất vật chất thuộc quan hệ xã hội nói
chung. Bản thân các lĩnh vực này xét một cách thuần túy thì cha gọi là văn
hóa. Chỉ khi nào bản thân các lĩnh vực đó phù hợp với cuộc sống con ngời, đáp
ứng các mục tiêu nhân bản vì sự phát triển của con ngời thì nó mới có văn hóa.
Ví dụ khi sản xuất công cụ phục vụ lao động là văn hóa, nhng sản xuất những
vũ khí nhằm phục vụ chiến tranh phá hoại lại là phi văn hóa.
11
khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Thoa - K29
Nói đến văn hóa còn là nói đến những gì do con ngời sáng tạo ra. Văn
hóa là sản phẩm do con ngời tạo nên. Nói cách khác, là cái tự nhiên, thứ hai do
con ngời nhận thức thế giới và tự ý thức về mình, nó tạo nên một thế giới tối u
cho mình. Sự sáng tạo không phải là bừa bãi mà theo quy luật của tự nhiên, của
xã hội. Văn hóa là một kết quả của một quá trình hoạt động thực tiễn, từ thực
tiễn con ngời nhào nặn tự nhiên tạo ra cái mới. Chính quá trình đó và thành quả
của nó mới là văn hóa. T liệu sinh hoạt nh: cơm ăn, áo mặc, hàng ngày đến
các t liệu lao động sản xuất đều là thành quả của lao động. Nhờ lao động mà
con ngời có đợc những công trình kiến trúc nh: Vạn Lí Trờng Thành, Kim Tự
Tháp các công trình công cộng, viện bảo tàng ngày nay.
Những công cụ sản xuất ngày càng tinh vi hiện đại là điều kiện cho con
ngời khám phá thế giới tự nhiên và hiểu sâu sắc chính bản thân mình. Có thể
nói văn hóa là sản phẩm, là kết quả của những sáng tạo mà con ngời có đợc từ
hoạt động thực tiễn. Và nói đến văn hóa là nói đến một hiện tợng mang tính lịch
sử. Theo dòng lịch sử, những gì là tốt đẹp đều đợc loài ngời lu giữ, tích lũy và
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Kho tàng giá trị văn hóa không ngừng đ-

ợc chắt lọc bổ sung thêm phong phú và giầu có.
Văn hóa là tổng thể những giá trị tốt đẹp của một cộng đồng ngời trong
quá trình lịch sử lâu dài. Nó thể hiện sức sống và bản lĩnh của một dân tộc.
1.1.2. Phân biệt văn hóa với học vấn, văn minh, văn hiến, văn vật
Thứ nhất, cần phân biệt văn hóa với học vấn. Hiện nay việc nhầm lẫn,
đồng nhất hai khái niệm này diễn ra khá phổ biến, thậm chí cả trong văn bản
pháp quy. Hai khái niệm này hoàn toàn không đồng nhất với nhau. Học vấn là
những tri thức nhận đợc trong nhà trờng. Học vấn là điều kiện, là chìa khóa để
mở mang trí tuệ và tâm hồn. Không biết đọc, không biết viết thì không có hiểu
biết, không mở mang tri thức khoa học. Đó là một thứ giặc nội xâm nh Đảng và
Bác Hồ ngay sau Cách mạng tháng Tám đã nêu, Bác nói: "Một dân tộc dốt là
một dân tộc yếu, dốt thì dại, dại thì hèn". Nhận thức đợc điều đó Đảng và Nhà
12
khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Thoa - K29
nớc không ngừng mở các hệ đào tạo nâng cao học vấn cho nhân dân. Nhng có
học vấn cũng chỉ là khả năng để đạt tới văn hóa. Bởi vì, trong thực tế, có những
ngời có học vấn cao nhng bị coi là không có văn hóa trong lối sống, cách ứng
xử và trong các quan hệ xã hội. Do họ thiếu tính ngời, thiếu lòng vị tha, thiếu
khát vọng vơn tới những giá trị văn hóa.
Còn văn hóa, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác là "toàn bộ những giá
trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần do con ngời sáng tạo ra trong quá trình
thực tiễn lịch sử - xã hội và tiêu biểu cho trình độ đạt đợc trong lịch sử phát
triển xã hội".
Những giá trị văn hóa do con ngời sáng tạo ra là những cái tốt đẹp. Bản
chất của văn hóa là cái thật, cái tốt, cái đẹp. Đó là cái Chân - cái Thiện - cái Mỹ.
Các giá trị đó đã trở thành chuẩn mực, lý tởng để mỗi ngời vơn tới.
Nh vậy, học vấn chỉ là cơ sở, là điều kiện để đạt đến văn hóa. Học vấn
là một yếu tố của văn hóa, là khái niệm hẹp hơn so với khái niệm văn hóa.
Thứ hai, cần phân biệt văn hóa với văn minh. Lâu nay, không ít ngời sử

dụng văn minh nh một từ đồng nghĩa với văn hóa. Song thực ra, đây là hai khái
niệm rất khác nhau. Văn minh là văn hóa, khi ngời ta dùng để chỉ những gì đối
lập với bạo tàn. Nhng văn minh và văn hóa cũng có những điểm khác biệt. Văn
minh đợc dùng để chỉ "trình độ phát triển" của nhân loại đã đạt đợc ở một giai
đoạn nhất định nh: văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh hậu
công nghiệp
Văn hóa và văn minh khác nhau ở:
Tính lịch sử: Trong khi văn hóa luôn có bề dầy của quá khứ thì văn
minh chỉ là một lát cắt đồng đại. Nó cho biết trình độ phát triển của văn hóa ở
từng giai đoạn.
Tính giá trị: Trong khi văn hóa chứa cả giá trị vật chất và tinh thần, thì
văn minh chủ yếu thiên về giá trị vật chất mà thôi.
13
khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Thoa - K29
Về phạm vi: Văn hóa mang tính dân tộc, còn văn minh thì có tính quốc
tế, nó đặc trng cho một khu vực rộng lớn hoặc cả nhân loại, bởi lẽ cái vật chất
thì dễ phổ biến, lây lan.
Về nguồn gốc: Văn hóa gắn bó nhiều hơn với phơng Đông, nông nghiệp,
còn văn minh gắn bó nhiều hơn với phơng Tây, đô thị. Trong ngôn ngữ phơng Tây,
thuật ngữ "văn hóa" bắt nguồn từ chữ Cultus tiếng La tinh có nghĩa là; "trồng
trọt" còn văn minh thì bắt nguồn từ chữ Civitas có nghĩa là "thành phố".
Nh vậy, văn minh không phải là khái niệm trùng với khái niệm văn hóa.
Văn minh là thuộc văn hóa, là một bộ phận của văn hóa.
ở Việt Nam còn có khái niệm văn hiến và văn vật. Có thể hiểu văn hiến là
văn hóa theo cách dùng, cách hiểu trong lịch sử. Từ đời Lý (1010) ngời việt đã
tự hào về nớc mình là một "văn hiến chi bang". Hiến là hiền tài, văn hiến là
truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp, trong thơ Nguyễn Trãi có câu:
... Nh nớc Đại Việt ta từ trớc
Vốn xng nền văn hiến đã lâu...

ý muốn khẳng định với nhà Minh rằng: nớc Đại Việt ta cũng có truyền thống
văn hóa tốt đẹp bắt rễ sâu xa trong lịch sử.
Giáo s Đào Duy Anh khi giải thích từ "Văn hiến" khẳng định" là sách
vở" và nhân vật tốt trong một đời [26, tr. 20]. Nói cách khác, văn là văn hóa,
hiến là hiến tài, nh vậy văn hiến thiên về những giá trị tinh thần do những ngời
có tài đức chuyên tải, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ rệt.
Đây là khái niệm của phơng Đông nói chung và của Việt Nam nói
riêng. Nó đợc xuất hiện trong thơ văn là chủ yếu. Vào thế kỉ XV, khái niệm này
đợc Nguyễn Trãi sử dụng trong bài "Bình Ngô Đại Cáo". Sau đó, nó đợc dùng
rộng rãi.
Khái niệm văn vật đợc dùng để chỉ những truyền thống tốt đẹp biểu hiện
ở truyền thống nhân tài và những di tích lịch sử. Theo nghĩa hẹp, văn vật chỉ
14
khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Thoa - K29
những công trình có giá trị nghệ thuật và lịch sử. Nơi có nhiều nhân tài hay có
nhiều công trình kiến trúc đã trở thành di tích lịch sử, ngời ta thờng gọi là
"mảnh đất văn vật", "Hà Nội nghìn năm văn hiến". Nh vậy văn vật chủ yếu phản
ánh các giá trị văn hóa vật thể.
Tóm lại, văn hiến và văn vật là những khái niệm hẹp hơn văn hóa. Văn
hiến phản ánh chủ yếu mặt giá trị tinh thần, văn vật lại phản ánh mặt giá trị vật
chất trong khi văn hóa bao quát cả hai loại hình giá trị vật chất và tinh thần đó.
Qua sự phân tích trên cho thấy các khái niệm: học vấn, văn minh, văn
hiến, văn vật đều hẹp hơn khái niệm văn hóa. Học vấn chỉ là cơ sở để vơn đến
văn hóa. Văn minh, văn hiến, văn vật chỉ là các khái niệm bộ phận của văn hóa. Vì
vậy, chúng ta cần phân biệt rõ ràng các khái niệm này khi sử dụng.
1.2. Cấu trúc và chức năng của văn hóa
1.2.1. Cấu trúc văn hóa
Do có nhiều cách tiếp cận trong việc nghiên cứu văn hóa vì vậy có nhiều
quan điểm khác nhau về cấu trúc của văn hóa. Một số tác giả chia văn hóa

thành: Văn hóa vật chất, văn hóa xã hội, văn hóa tinh thần hay văn hóa t tởng
song, cách chia phổ biến và thờng đợc nhiều ngời thừa nhận hơn cả là cách tiếp
cận chia văn hóa thành hai lĩnh vực: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Con
ngời có hai nhu cầu cơ bản là: nhu cầu vật chất và nhu cầu về mặt tinh thần. Từ
đó các dạng tồn tại của văn hóa (văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể) chính là
cơ sở của cách phân chia này.
Văn hóa vật chất là toàn bộ những giá trị sáng tạo của con ngời đợc thể
hiện trong các sản phẩm vật chất do xã hội tạo ra, kể từ các t liệu sản xuất cho
đến các t liệu tiêu dùng của xã hội. Trong các giai đoạn phát triển khác nhau
của xã hội, các sản phẩm do xã hội tạo ra cũng khác nhau, phản ánh các giai
đoạn khác nhau của xã hội. Những sản phẩm vật chất con ngời tạo ra nh đồ ăn,
đồ mặc, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, phơng tiện đi lại là các giá trị văn hóa
15
khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Thoa - K29
vật chất. Cùng với quá trình lao động sản xuất, hoạt động khoa học, con ngời
không ngừng chinh phục tự nhiên, tôn tạo thêm những cảnh đẹp thiên nhiên để
chúng trở thành những danh lam thắng cảnh, những kì quan phục vụ chính con
ngời. Đó là Vịnh Hạ Long, Hội An, Rừng Cúc Phơng Những giá trị văn hóa
vật chất, vì thế ngày càng phong phú thêm theo sự phát triển của lịch sử xã hội.
Văn hóa tinh thần là toàn bộ giá trị của đời sống tinh thần, bao gồm
khoa học và mức độ áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất và sinh hoạt,
trình độ học vấn, giáo dục, y tế, nghệ thuật, chuẩn mực đạo đức trong hành vi
của các thành viên xã hội, trình độ phát triển nhu cầu của con ngời Văn hóa
tinh thần còn thể hiện trong những phong tục tập quán, trong những phơng thức
giao tiếp và ngôn ngữ.
Việc phân chia văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần chỉ là tơng đối,
không thể quá tách bạch giữa các lĩnh vực. Bởi lẽ, ngay trong văn hóa vật thể lại
có văn hóa phi vật thể và ngợc lại. Những giá trị văn hóa thờng gắn với cá nhân
nhng trong cái cá nhân đó đã thể hiện tính xã hội, cá nhân tạo ra sản phẩm văn

hóa dựa trên những cơ sở xã hội nhất định. Giá trị văn hóa của cá nhân cũng
mang tính xã hội, có tính xã hội khi đợc xã hội công nhận. Cho nên, văn hóa
mang tính xã hội cùng với lịch sử các giá trị văn hóa đợc lu truyền qua các thế
hệ, tạo nên bản sắc văn hóa của các dân tộc và khẳng định sự tồn tại của dân tộc
ấy.
Chủ nghĩa Mác-Lênin coi văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần có quan
hệ biện chứng với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Khi xã hội phát triển,
nhu cầu vật chất tăng lên. Sự sáng tạo các giá trị vật chất phát triển đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng lên đó. Nhu cầu vật chất phát triển kéo theo nhu cầu tinh
thần cũng phát triển. Nhu cầu tinh thần đến một mức độ nhất định tác động trở
lại làm cho nhu cầu vật chất phát triển cao hơn. Do đó, những sáng tạo vật chất
và tinh thần tác động thúc đẩy nhau phát triển.
16
khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Thoa - K29
1.2.2. Chức năng của văn hóa
Văn hóa thực hiện chức năng cơ bản sau:
Chức năng tổ chức xã hội: Đây là một chức năng quan trọng của văn
hóa. Cơ sở xuất phát hình thành chức năng này là đặc trng tính hệ thống của văn
hóa. Văn hóa có tính hệ thống. Hệ thống đó bao gồm những giá trị vật chất và
những giá trị tinh thần có quan hệ hữu cơ với nhau, bao trùm mọi lĩnh vực của
xã hội. Nhờ đó văn hóa thực hiện đợc chức năng tổ chức xã hội. Xã hội loài ng-
ời đợc tổ chức theo những cách thức đặc biệt thành những làng xã, quốc gia, đô
thị, tổ nhóm mà giới động vật cha hề biết tới- đó là nhờ văn hóa. Làng xã,
quốc gia, đô thị của mỗi dân tộc lại cũng khác, do đó văn hóa khác nhau. Mỗi
dân tộc có bản sắc văn hóa riêng.
Hệ thống văn hóa bao trùm lên mọi hoạt động của đời sống xã hội.
Thực hiện chức năng tổ chức xã hội, văn hóa là yếu tố thờng xuyên làm tăng sự
ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội những phơng cách ứng phó với môi tr-
ờng tự nhiên và xã hội của mình.

Chức năng điều chỉnh xã hội: Cơ sở của chức năng điều chỉnh xã hội
là tính giá trị của văn hóa. Văn hóa gắn liền với những giá trị của nó. Đó là
những cái tốt đẹp đối lập với cái phi giá trị và xấu xa. Văn hóa vì vậy là thớc đo
giá trị nhân bản của xã hội và con ngời.
Nhờ việc thờng xuyên sàng lọc, tích lũy và tạo nên giá trị mà văn hóa
thực hiện đợc chức năng điều chỉnh xã hội. Trong những điều kiện lịch sử nhất
định, hệ giá trị cũng đợc thay đổi để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của văn hóa.
Văn hóa là căn cứ để đánh giá đúng, sai của hoạt động con ngời. Mọi sinh hoạt
đều có khả năng thích nghi với môi trờng xung quanh bằng cách tự biến đổi
mình sao cho phù hợp với môi trờng tự nhiên qua cơ chế di truyền và chọn lọc
tự nhiên. Con ngời thì hành xử theo một cách thức hoàn toàn khác: Dùng văn
hóa để biến đổi tự nhiên phục vụ cho mình bằng cách tạo ra đồ ăn, quần áo, nhà
cửa, vũ khí, máy móc, thuốc men [20, tr. 35]. Những hành động phản giá trị sẽ
bị xã hội lên án, trừng trị theo pháp luật.
17
khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Thoa - K29
Trong bối cảnh đầy phức tạp và biến động của xã hội hiện đại, những
giá trị văn hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự cân
bằng và định hớng phát triển của xã hội. Nó duy trì xã hội trong trạng thái cân
bằng động. Nó giúp xã hội không ngừng tự hoàn thiện thích ứng với những biến
đổi của môi trờng. Nhờ chức năng điều chỉnh, văn hóa trở thành chuẩn mực
mục tiêu và động lực của phát triển trong xã hội loài ngời.
Chức năng giáo dục: Đây là chức năng bao trùm nhất của văn hóa.
Nói cách khác, chức năng tập trung của văn hóa là bồi dỡng con ngời, hớng lý t-
ởng, đạo đức và hành vi con ngời vào "điều hay lẽ phải, điều khôn lẽ thiệt",..
theo những khuôn mẫu, chuẩn mực mà xã hội quy định [26, tr. 102].
Văn hóa bao giờ cũng hình thành trong mọi quá trình và đợc tích lũy
qua nhiều thế hệ, mang tính lịch sử và tạo cho văn hóa một bề dầy, bề sâu. Tính
lịch sử tạo nên truyền thống văn hóa. Đó là những giá trị tơng đối ổn định đợc

tích lũy và tái tạo trong cộng đồng ngời qua không gian và thời gian, đợc đúc
kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố định hóa dới dạng ngôn ngữ, phong
tục tập quán, nghi lễ, pháp luật, d luận.
Văn hóa giáo dục các thế hệ kế tiếp gìn giữ những giá trị văn hóa truyền
thống: Tinh thần yêu nớc, đoàn kết, tính tự lực, tự cờng, những phong tục tập
quán tốt đẹp. Văn hóa làm hình thành nhân cách con ngời, dỡng dục nhân cách
con ngời, tạo nên nền tảng tinh thần của xã hội.
Trong mỗi chế độ khác nhau tồn tại những hệ giá trị khác nhau, do đó
mỗi xã hội sẽ hình thành nên khuôn mẫu ngời khác nhau. Trong xã hội phong
kiến phơng Đông, việc giáo dục con ngời chịu ảnh hởng nặng nề bởi các chuẩn
mực giá trị của Nho giáo tạo ra mẫu ngời thụ động luôn tuân theo khuôn phép
nghiêm ngặt. Ngày nay, hệ giá trị mới sẽ tạo ra những nhân cách mới, năng
động, nhanh nhạy, sáng tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội. Văn hóa thực hiện
nhiệm vụ này thông qua chức năng giáo dục.
Chức năng giao tiếp: Văn hóa mang tính nhân bản. Mọi giá trị văn
hóa đều do con ngời sáng tạo ra, đều mang dấu ấn của con ngời. Nhờ tính nhân
18
khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Thoa - K29
bản, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con ngời với con ngời. Văn hóa thực hiện
chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết các thế hệ với nhau. Qua các sản
phẩm văn hóa, chúng ta có thể hiểu văn hóa của cha ông, đánh giá đợc trình độ
phát triển xã hội qua từng giai đoạn lịch sử. Văn hóa là trung gian để thế hệ
hiện tại chuyển giao những giá trị đạt đợc cho thế hệ mai sau. Mọi sáng tạo văn
hóa đều đóng góp vào dòng chảy văn hóa chung tạo môi trờng cho con ngời
ngày càng hoàn thiện mình. Nh vậy, nhờ tính nhân bản, văn hóa thực hiện chức
năng giao tiếp của mình.
Chức năng nhận thức: Đây là chức năng tồn tại trong mọi hoạt động
văn hóa.
Ngoài những chức năng cơ bản trên, văn hóa còn các chức năng khác

nh: chức năng thẩm mỹ, chức năng giải trí thể hiện vai trò của văn hóa trong
đời sống xã hội.
1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế - xã hội
Cũng nh mọi hoạt động tự nhiên và xã hội, văn hóa luôn nằm trong quá
trình biến đổi và phát triển không ngừng. Trong sự vận động của mình, văn hóa
chịu sự chi phối của nhiều mối quan hệ có tính quy luật. Một trong những mối
quan hệ đó là mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế - xã hội.
Về bản chất văn hóa là bộ mặt tinh thần của xã hội, là linh hồn của một
dân tộc. Xét ở góc độ ấy, văn hóa thuộc kiến trúc thợng tầng của xã hội. Do đó,
nó cũng chịu sự qui định, chi phối của cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở kinh tế.
Khi kinh tế phát triển, các quan hệ sản xuất thay đổi kéo theo văn hóa thay đổi.
Không có sự tiến bộ nào của kinh tế mà lại không có sự tham gia của văn hóa,
khi kinh tế tăng trởng sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển.
Hồ Chí Minh giải thích: "văn hóa là một kiến trúc thợng tầng nhng cơ
sở hạ tầng có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết đợc và đủ điều kiện để phát
triển đợc" [19, tr. 32]. Ngời nói: "Văn hóa phải gắn liền với lao động sản xuất".
Tất nhiên cơ sở hạ tầng không quy định sự phát triển của văn hóa theo lối trực
19
khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Thoa - K29
tiếp giản đơn mà phải thông qua vô vàn các mối quan hệ khác. Chính vì thế, có
những giai đoạn lịch sử, kinh tế phát triển phồn vinh nhng văn hóa lại phát triển
hết sức chậm chạp và ngợc lại, có những giai đoạn kinh kế phát triển chậm chạp,
văn hóa lại phát triển hết sức rực rỡ. Song, dù có những hiện tợng lịch sử nh thế,
nhìn một cách tổng quát, cơ sở hạ tầng vẫn chi phối đến sự phát triển văn hóa.
Đây là lý do để Hồ Chí Minh khẳng định, muốn xây dựng văn hóa nhất thiết
phải quan tâm xây dựng xã hội mới [19, tr. 32].
Nh vậy, cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa cũng phát triển. Kinh tế
là cơ sở vật chất thúc đẩy văn hóa phát triển. Đây là một trong những quy luật
phát triển văn hóa.

Kinh tế chi phối văn hóa - một bộ phận của kiến trúc thợng tầng nhng
văn hóa cũng tác động trở lại kinh tế làm cho kinh tế phát triển nhanh hơn hoặc
tác động kìm hãm đối với sự phát triển kinh tế. Tính độc lập tơng đối của văn
hóa thể hiện ở vai trò của văn hóa đối với kinh tế. Văn hóa không phải là yếu tố
thụ động, theo đuôi kinh tế mà có ảnh hởng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế
của quốc gia hiện đại. Vì vậy, khi xem xét mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa
phải đứng trên quan điểm duy vật biện chứng khoa học cho phép ta có cái nhìn
toàn diện hơn, chống lại quan điểm duy vật cực đoan siêu hình chỉ nhìn thấy sự
tác động một chiều của kinh tế đến sự phát triển của văn hóa. Kinh tế và văn
hóa tồn tại tơng hỗ ràng buộc và chi phối lẫn nhau theo quy luật nhân - quả. Vì
thế không thể bàn luận một cách chung chung trừu tợng về mối quan hệ giữa
chúng mà phải đặt chúng vào điều kiện lịch sử nhất định của một quốc gia để
tiếp cận, nghiên cứu đồng thời cần chú ý đến sự thống nhất giữa trạng thái tĩnh
và động trong văn hóa và mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế. Bởi văn hóa suy
thoái sẽ trực tiếp cản ngại cho tiến trình xây dựng kinh tế và không thể xây
dựng kinh tế thành công. Bởi lẽ văn hóa và kinh tế là hai nội dung cốt lõi của sự
sinh tồn và phát triển dân tộc. Muốn xây dựng kinh tế phải có những con ngời
đợc đào tạo, rèn luyện trong một môi trờng văn hóa lành mạnh.
20
khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Thoa - K29
Xã hội càng hiện đại ngời ta càng thấy rõ, kinh tế không thể xa rời văn
hóa, ngợc lại văn hóa cũng không phải là phi kinh tế, phi sản xuất, chỉ là kết
quả của hoạt động kinh tế. Các giải pháp xử lý không đúng về mối quan hệ giữa
văn hóa và kinh tế nh: phát triển kinh tế bất chấp văn hóa, giải quyết kinh tế tr-
ớc rồi mới phát triển văn hóa sau đều không thành công. Những đóng góp của
văn hóa cho sự phát triển kinh tế thế giới những thập kỉ gần đây đã chứng minh
điều đó. Các yếu tố văn hóa ngày càng khẳng định vai trò của nó đối với sự phát
triển bền vững của các quốc gia. Đây là thực tế đòi hỏi chúng ta phải nhận thức
lại vai trò của văn hóa trong sự phát triển nói chung.

21
khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Thoa - K29
Chơng 2
Vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội
ở nớc ta hiện nay
Về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế, Đảng ta nhận định:
Nếu kinh tế là yếu tố vật chất quyết định sự phát triển xã hội thì văn hóa là nền
tảng tinh thần, là động lực, mục tiêu của sự phát triển ấy. Kinh tế là hoạt động
nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội, trong đó có các nhân tố: vốn, tài
nguyên, khoa học- công nghệ và con ngời. Trong các nhân tố đó nhân tố con
ngời có vai trò quyết định tới sự phát triển. Nói con ngời chính là nói tới văn
hóa vì toàn bộ các giá trị văn hóa làm nên những phẩm chất, những năng lực
tinh thần của con ngời. Những năng lực và phẩm chất đó đợc vật chất hóa trong
quá trình sản xuất. Văn hóa đợc coi là sức mạnh nội sinh, là nền tảng tinh thần
có vai trò to lớn đối với mọi lĩnh vực của đời sống.
Ngày nay, sự phát triển thần kì của khoa học - công nghệ đã góp phần
làm tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân loại. Song bên
cạnh những thành tựu đạt đợc, loài ngời cũng phải đối mặt với những hậu quả
do sự phát triển ấy đem lại. Đó là nghịch lý của sự phát triển. Để khắc phục
những nghịch lý đó, nhân loại đã tìm giải pháp mà một trong những giải pháp đ-
ợc chú ý nhất hiện nay là giải pháp văn hóa. Việt Nam trên con đờng hòa nhập
và phát triển không thể không quan tâm đến vấn đề đó. Hởng ứng cuộc vận
đông "Thập kỉ văn hóa vì phát triển 1987 - 1997" của UNESCO, Việt Nam đã
thành lập "ủy ban quốc gia về thập kỉ quốc tế phát triển văn hóa "và tổ chức
nhiều hội nghị thảo luận về vai trò của văn hóa đối với phát triển.
2.1. Tác động của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Để tìm hiểu về vai trò của văn hóa đối với phát triển, ngoài một số lý
luận về văn hóa đã bàn ở chơng trớc thì chúng ta cần hiểu thế nào là phát triển?

22
khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Thoa - K29
Nội dung của nó? Phát triển vì ai và cho ai? Văn hóa có vai trò nh thế nào đối
với sự phát triển và thế nào là phát triển bền vững?
Giải đáp những vấn đề đó chúng ta đi xem xét các quan điểm về phát triển.
* Lý thuyết cũ về phát triển
Trong thời kỳ chủ nghĩa t bản cổ điển, phát triển có nghĩa là tăng trởng
kinh tế mà GDP là tiêu chí duy nhất, đặc trng cho phát triển kinh tế học chính
trị là học thuyết phát triển của thập kỷ này. Ngời ta gọi đây là thời kỳ "Quyết
định luận kinh tế".
Bớc sang thời kỳ chủ nghĩa t bản hiện đại, đặc biệt từ sau chiến tranh
thế giới lần thứ hai (1939- 1945) ở các nớc phơng Tây, ngời ta lại đề ra nhiều lý
thuyết phát triển khác nhau (thực chất chỉ là những lý thuyết tăng trởng kinh tế)
đó là:
- Lý thuyết " tăng trởng cân bằng" của Nurkee.
- Lý thuyết "cú hích lớn" của Roseinsteins - Rodan.
- Lý thuyết về "các giai đoạn phát triển" của Rostow
Đặc điểm chung của các lý thuyết này là chỉ coi trọng yếu tố kinh tế, kĩ
thuật của sự tăng trởng. Phát triển và tăng trởng thể hiện ở hiệu năng của hệ
thống sản xuất (tức kinh tế); sự thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của nhân dân; sự
thỏa mãn các nhu cầu tiêu thụ cao cấp của một số nhóm ngời có nhu cầu cao
trong xã hội. Các lý thuyết đó quá nhấn mạnh đến khía cạnh kinh tế, kĩ thuật,
trạng thái lý hóa của sự phát triển, cho rằng phát triển chỉ cần chú trọng đến
việc cải thiện cuộc sống về mặt số lợng. Vì vậy mà ngời ta coi chỉ số thu nhập
bình quân đầu ngời (GDP) là tiêu chuẩn đánh giá, thớc đo sự phát triển của một
quốc gia, một dân tộc. Sự đánh giá này không hề chú ý đến chất lợng cuộc
sống, môi trờng sống, các mối quan hệ nhân văn, các chỉ tiêu về sự đáp ứng nhu
cầu vật chất và tinh thần của con ngời. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng, lý
thuyết đánh giá sự phát triển chỉ căn cứ trên khía cạnh thu nhập bình quân đầu

23
khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Thoa - K29
ngời hàng năm là không toàn diện. Nếu phát triển là sự tăng trởng kinh tế, là sự
nâng cao mức sống thì tại sao ở những nơi cuốc sống vật chất đầy đủ nhất con
ngời lại cảm thấy cô đơn, bất lực hơn bao giờ hết giữa những tiện nghi và của
cải của mình? Sao ngời già không tìm đợc cuộc sống thanh thản cùng con cháu
mà phải vào trại điều dỡng? Sao ngời ta phải cầu cứu đến điện thoại tâm tình,
văn phòng môi giới hôn nhân để giải quyết những nhu cầu tự nhiên của mình?...
Vì sao con ngời lại bị dồn đến tình cảnh bất lực đến khổ sở nh vậy trong khi con
ngời có thể làm biết bao điều kì diệu khác? Con ngời vẫn tự hào rằng đã từng
đặt chân lên mặt trăng, đã từng chui dới đáy đại dơng, bắt thiên nhiên phải phục
vụ lợi ích của mình. Con ngời hùng mạnh là thế, sao lại yếu đuối đến vậy trong
cuộc sống riêng của mình? Phải chăng đó là hệ quả của sự phát triển chỉ thuần
túy theo hớng tăng trởng kinh tế? Phải chăng vì trong sự phát triển về số lợng ấy
chúng ta đã bỏ quên một nhân tố là văn hóa?
Sự phát triển không chú trọng tới yếu tố văn hóa giống nh con dao hai l-
ỡi. Nó mang lại cho con ngời nhiều thành quả nhng cũng cớp đi của con ngời
nhiều thứ quý giá. Thành quả của sự phát triển thì chúng ta đã rõ, nhng nó cũng
đa đến những nghịch lý nan giải mà chúng ta có thể thấy trong tự nhiên và trong
xã hội.
Hậu quả của sự ứng xử thiếu văn hóa của con ngời đối với thiên nhiên đã
gây ra sự tàn phá khủng khiếp môi trờng sống. Trong nhiều lĩnh vực hoạt động của
mình con ngời đều vô tình hoặc cố ý hủy hoại thiên nhiên. Ngời ta quên mất rằng
con ngời sống đợc là nhờ thiên nhiên. Chúng ta đã đối xử với thiên nhiên thật thô
bạo, thiếu văn hóa và ngày nay thiên nhiên đang "trả đũa" chúng ta.
Những cơn lũ cha từng thấy, những trận lụt thế kỉ, những vụ mất mùa và
bao thiên tai khác đang xảy ra liên miên trên khắp mọi vùng của trái đất. Mỗi
năm trên toàn cầu có hơn 100.000 km
2

rừng nhiệt đới bị tàn phá. Điều đó làm
mất khả năng ngăn nớc phòng hộ, làm đất bị xói mòn biến thành đồi trọc, nhiều
nơi bị sa mạc hóa. Liên Hợp Quốc đã khẩn thiết cảnh báo loài ngời rằng, hiện
24
khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Thoa - K29
tại tài nguyên của trái đất đang bị cạn kiệt, đất nông nghiệp đang bị xói mòn và
bị lấy cho việc đô thị hóa. Hiện nay ở nớc ta, tốc độ đô thị hóa đang gia tăng rất
nhanh, cùng với nó là các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng khác nh dầu
mỏ và nguồn nớc ngọt cũng đang cạn kiệt.
Theo Báo cáo phát triển nguồn nớc thế giới của Liên Hợp Quốc năm
2003 đã cảnh báo rằng, ở mức tồi tệ nhất thì đến 2050 sẽ có khoảng 7 tỷ ngời
thuộc 60 quốc gia sẽ phải đơng đầu với nạn khan hiếm nớc. Ngoài ra, nớc ngọt
đang ngày càng đợc sử dụng cho sinh hoạt với mức độ tăng vọt.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế toàn cầu phát triển
mạnh mẽ và nhanh chóng đang dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trờng nghiêm
trọng, đến mức các nớc thành viên Liên Hợp Quốc đã phải họp nhau lại tại
Tokyo (Nhật Bản) năm 1997 để ban bố Nghị định th Tokyo về cắt giảm lợng khí
thải gây hiệu ứng nhà kính [4, tr. 235].
Những ống khói của nền văn minh công nghiệp đã thải hàng nghìn,
hàng tỉ mét khối bụi lên bầu trời. Những nguyên tố độc hại trong khói không
chỉ gây phản ứng phá hỏng các công trình kiến trúc, kết hợp với các chất khác
trong khí quyển tạo thành những trận ma axít mà còn gây hàng trăm thứ bệnh
đáng sợ cho con ngời. Chúng còn bào mòn tầng ôzôn bảo vệ trái đất gây hiệu
ứng nhà kính làm thay đổi khí hậu trái đất.
Cách ứng xử này của con ngời đối với thiên nhiên không thể gọi bằng từ
nào khác ngoài từ "thiếu văn hóa". Ngày nay, hàng trăm tổ chức bảo vệ môi tr-
ờng, bảo vệ động vật phải vất vả và tốn kém để bảo vệ, cứu vãn những nguồn tài
nguyên này. Ngay cả con ngời đang trở thành nạn nhân của hiểm họa từ sự hủy
hoại môi trờng. Phải chăng đó là cái giá mà con ngời phải trả cho sự phát triển

phiến diện?
Nh vậy, "sự phát triển ngày càng là một sự thoái hóa chứ không phải là
một sự cải thiện, phí tổn hơn những cái lợi mà ngời ta rút ra từ đó" [24, tr. 39].
25

×