Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Độc quyền ngành điện - ngành kinh tế công phân tích đánh giá tình hình Việt Nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 17 trang )

GVHD:Ths TRẦN THU VÂN

Mục Lục
Nhận xét của giáo viên ...........................................................................trang 2
Mở Đầu ..................................................................................................Trang 3
I. Cơ Sở Lý Thuyết ..............................................................................Trang 4
1. Thế nào là độc quyền ?...................................................................Trang 4
2. Các hình thức của độc quyền là gì ?...............................................Trang 4
a. Độc quyền thường.....................................................................Trang 4
b. Độc quyền tự nhiên...................................................................Trang 4
3. Tổn thất khi có độc quyền?............................................................Trang 4
a. Đối với độc quyền thường .......................................................Trang 4
b. Đối với độc quyền tự nhiên......................................................Trang 4
4. Liệu có cần sự can thiệp của chính phủ hay không?....................Trang 5
II. Thực trạng của ngành điện và những tác động của độc quyền
điện tới nền kinh tế–xã hội..................................................Trang 6
1. Tổng quan về ngành điện Việt Nam...............................................Trang 6
2. Thực trạng hoạt động của ngành điện trong những năm qua........Trang 6
3. Những tác động từ hành vi độc quyền ngành điện tới kinh tế
xã hội..............................................................................Trang 10
a. Ảnh hưởng của việc tăng giá và cúp điện đối với người tiêu
dùng...........................................................................Trang 10
b. Ảnh hưởng của việc tăng giá điện đối với các ngành sản
xuất............................................................................Trang 11
4. Một số giải pháp của chính phủ nhằm giảm bớt tác động của
độc quyền ngành điện hiện nay......................................Trang 14
5. Một số đề xuất của nhóm đối với ngành điện Việt Nam.............Trang 15
III. Kết Luận.........................................................................................Trang 16
Tài liệu tham khảo ...............................................................................Trang 17

Trang 1




GVHD:Ths TRẦN THU VÂN

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................

Trang 2


GVHD:Ths TRẦN THU VÂN

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới,
chính vì vậy chúng ta cần có những thay đổi lớn trong công tác quản lý cũng
như điều hành kinh tế. Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh
nghiệp phát triển một cách thuận lợi hơn. Tuy nhiên hiện nay chúng ta vẫn ưu ái
qua nhiều cho một số nghành đã dẫn tới việc độc quyền tạo ra những tổn thất
khơng nhỏ cho xã hội. Chính sự độc quyền này góp phần khơng nhỏ trong việc
làm chậm q trình tăng trưởng cũng như phát triển của Việt Nam. Chúng
không tạo ra động lực thúc đẩy cho sự phát triển của nghành đó điển hình ở
Việt Nam chính là nghành điện, đại diện cho nghành điện chính là tập đồn điện
lực việt nam EVN. Có thể nói EVN tuy đã một mình một chợ nhưng vẫn khóc.
Trong thời gian gần đây, càng lúc lại càng nghe nhiều hơn về việc Tập đồn
điện lực Việt Nam (EVN) khơng ngừng than thiếu vốn, bị lỗ và luân phiên cúp
điện nhiều nơi như là giải pháp không thể tránh khỏi. Vậy tại sao lại có tình
trạng này xảy ra ? và khi EVN ln phiên cúp điện như vậy thì có ảnh hưởng gì
đến sinh hoạt và sản xuất? đâu là lối đi cho nghành điện Việt Nam? Trong phạm
vi bài làm nhóm nghiên cứu mong muốn tìm ra được những nguyên nhân và
ảnh hưởng của độc quyền ngành điện đối với kinh tế - xã hợi cũng như có vài ý
kiến đề xuất mong tìm ra hướng khắc phục cho nghành điện Việt Nam.


Trang 3


GVHD:Ths TRẦN THU VÂN

I.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Thế nào là độc quyền?
Độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và có
nhiều người mua. Đồng thời xí nghiệp độc quyền sản xuất ra một loại sản phẩm
riên biệt khơng có sản phẩm thay thế.
2. Các hình thức của độc quyền là gì?
Độc quyền bao gồm độc quyền thường và độc quyền tự nhiên.
a. Độc quyền thường:
Độc quyền thường là loại độc quyền mà nguyên nhân xuất hiện của nó là
do nó độc quyền về tài nguyên chiến lược, do luật định hay độc quyền về bằng
phát minh sáng chế.
b. Độc quyền tự nhiên:
Loại này xuất hiện khi có những nghành càng mở rộng qui mơ càng có
hiệu quả, chi phí trung bình càng giảm. Do đó chỉ có một xí nghiệp hoật
động là có hiệu quả tạo ra độc quyền tự nhiên .
3. Tổn thất khi có độc quyền?
a. Đối với độc quyền thường:
Do tối đa hóa lợi nhuận nên doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất hàng
hố ở mức sản lượng mà tại đó chi phí biên bằng với doanh thu biên thay vì sản
xuất ở mức sản lượng mà ở đó giá sản phẩm bằng chi phí biên như trong thị
trường cạnh tranh hoàn hảo (cân bằng cung cầu).
Doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất ở sản lượng thấp hơn và bán với giá

cao hơn so với thị trường cạnh tranh. Tổn thất mà xã hội phải gánh chịu do sản
lượng giảm sút trừ đi tổng chi phí biên để sản xuất ra phần sản lượng đáng lẽ
nên được sản xuất ra thêm đó chính là tổn thất do độc quyền.
b. Đối với độc quyền tự nhiên:
Chi phí sản suất ra một đơn vị sản phẩm giảm dần theo quy mơ nên chi
phí biên của doanh nghiệp độc quyền tự nhiên có xu hướng giảm và ln thấp
hơn chi phí sản xuất trung bình. Mặt khác để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp

Trang 4


GVHD:Ths TRẦN THU VÂN

độc quyền sẽ cung ứng sản phẩm sao cho doanh thu biên bằng chi phí biên. Khi
đó sản lượng sẽ thấp hơn và giá cao hơn so với trạng thái cân bằng của thị
trường cạnh tranh khi mà giá bán hay lợi ích biên bằng chi phí biên. Sự giảm
sút sản lượng cũng gây ra tổn thất do độc quyền giống như độc quyền thường.
Nhưng điểm khác của nó so với độc quyền thường, đó là khi bị điều tiết
để sản xuất ở mức sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp độc quyền thường vẫn có lợi
nhuận thì trong trường hợp độc quyền tự nhiên, nếu sản xuất ở mức sản lượng
hiệu quả, doanh nghiệp độc quyền sẽ bị lỗ vì giá bán sản phẩm thấp hơn chi phí
trung bình.
4. Liệu có cần sự can thiệp của chính phủ khi có độc quyền hay khơng?
Từ việc phân tích ảnh hưởng của độc quyền kể trên ta có thể thấy rằng sự
dẫn dắt nền kinh tế đi đến hiệu quả của bàn tay vơ hình trong điều kiện có độc
quyền là khơng thể xảy ra. Chính vì vậy cần có sự can thiệp của chính phủ trong
việc điều tiết các doanh nghiệp độc quyền.
Chính phủ có thể sử dụng các cơng cụ của mình như thuế hay các biện
pháp hành chính để đưa thị trường về điểm hiệu quả hơn.


Trang 5


GVHD:Ths TRẦN THU VÂN

II.

Thực Trạng Của Ngành Điện Và Những Tác Động Của Độc
Quyền Điện Đối Với Kinh Tế Xã Hội.

1. Tổng quan về ngành điện Việt Nam
Ngành điện Việt Nam chủ yếu do EVN cung cấp, sản lượng của EVN
chiếm 74% lượng điện sản xuất, chiếm 100% về truyền tải và 94% về phân phối
điện trên cả nước. Do đó EVN chính là một ví dụ điển hình của độc quyền tự
nhiên. EVN tham gia ở cả bốn khâu gồm phát điện, truyền tải, phân phối điện và
điều độ quốc gia. ở việt nam chưa hề có đối thủ canh tranh các cơng ty sản xuất
điện khác nếu có đều phải bán điện cho EVN với giá áp đặt đã tạo ra tình trang
độc quyền một cách nghiêm trọng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với
sản xuất và tiêu dùng.

Hình 1: Thuỷ điện Hoà Bình
Nguồn: Báo điện tử Vietnamnet
2. Thực trạng hoạt động của ngành điện trong những năm qua.
Trong những năm qua ngành điện Việt Nam ln hoạt động trong tình
trạng độc quyền dưới sự kiểm sốt của tập đoàn EVN là một tập đồn kinh tế
của Nhà Nước. Do có tình trạng độc quyền của EVN trong ngành điện ở nước
ta nhiều năm qua nên thủ tiêu động lực sản xuất ngành điện của tập đồn EVN.
Chính vì thế tình trạng thiếu điện ở VN những năm qua hết sức nghiêm trọng,
tới mức nhiều người bắt đầu ví von rằng sau 20 năm phát triển kinh tế thì Việt
Nam lại quay lại tình trạng phải liên tục cắt điện như thời còn bao cấp.


Trang 6


GVHD:Ths TRẦN THU VÂN

Theo EVN – ông trùm của ngành điện Việt Nam – thì việc thiếu điện là do
tốc độ tăng trưởng tiêu dung điện quá nhanh. Điều này không khác nào EVN đổ
hết lỗi cho người tiêu dùng chứ không phải do lỗi của EVN.
Cũng theo EVN, lý do quan trọng nữa là việc Chính phủ VN (CP) không
cho phép tăng giá điện. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, giá điện đã tăng từ
mức 600 đồng một KW hồi năm 1997 lên tới mức hiện tại là 860 đồng một
KW. Như vậy trung bình giá điện chỉ tăng có 43% trong hơn 10 năm. Nếu điều
chỉnh theo lạm phát thì giá điện thực tế thậm chí đã giảm. EVN cho rằng do
không thể tăng giá điện, họ khơng có đủ nguồn lực để đầu tư xây dựng năng lực
phát điện mới. Và như thế, lỗi thiếu điện chung quy lại là tại chính phủ.
Thực chất ngành điện không hề thiếu vốn và lợi nhuận cũng không hề thấp.
Bằng chứng là EVN vẫn có khả năng đầu tư mạnh vào những ngành thâm dụng
vốn mà đặc biệt là kinh doanh thêm viễn thơng, là ngành có chi phí rất lớn và có
mơi trường cạnh tranh cao tại sao ngành điện không dùng khoản vốn này để đầu
tư vào việc thực hiện các dự án điện nâng cao cơ sở hạ tầng,hay cho đường dây
truyền tải điện vốn đã xuống cấp nghiêm trọng?

Hình2 : Đường dây điện sinh hoạt của người dân
(Nguồn: Theo báo Vietnamnet)
Chúng ta đã quá quen thuộc với những quảng cáo của EVN Telecom với
những chi phí mà khi người sử dụng dùng nó thì gần như được cho không với

Trang 7



GVHD:Ths TRẦN THU VÂN

chi phí cực rẻ, cho khơng thiết bị đầu cuối, chứng tỏ Viễn thơng điện lực có tài
chính rất lớn, vậy EVN tại sao ln kêu ca là thiếu vốn. Ngành điện vừa ở vào
thế độc quyền, vừa chưa có những báo cáo minh bạch về tình hình tài chính nội
bộ, nên việc tăng giá điện có thể bắt nguồn chủ yếu từ sức mạnh độc quyền đặt
giá, thay vì những khó khăn thật sự về tài chính như vẫn được nêu ra.
Việc sản lượng khơng tăng đủ nhanh để đáp ứng kịp nhu cầu cũng như tốc
độ mở rộng sản xuất chậm có thể bắt nguồn từ hiệu quả tổ chức - quản lý thấp
do thiếu cạnh tranh trong nội bộ ngành, chứ khơng phải vì giá điện thấp. Việc
đẩy giá điện trong nước lên ngang bằng khu vực là chưa hợp lý vì trong cấu trúc
chi phí của ngành, có nhiều loại chi phí thấp hơn các nước khác trong khu vực
(như giá nhân công, ngun liệu)
Có thể nói EVN là tập đồn có độc quyền kinh doanh điện. Nó sở hữu hệ thống
đường dây tải điện trên cả nước, hệ thống các công ty bán lẻ như Công ty Điện
lực Hà Nội hay Công ty Điện lực TP HCM. EVN cũng sở hữu khoảng 85%
năng lực sản xuất điện tồn quốc (số cịn lại do các nhà sản xuất điện độc lập
cung cấp). EVN mua điện của các nhà sản xuất điện độc lập cung cấp này qua
các hợp đồng dài hạn. Nó có ưu thế có thể ép giá các nhà cung ứng độc lập vì
nó là người mua duy nhất. Nó cũng khơng gặp tổn hại gì nếu hoạt động khơng
hiệu quả. Trên thực tế, nó ít có động cơ phải hoạt động hiệu quả hơn trừ phi
Chính phủ ép buộc nó phải làm. Một ví dụ về phi hiệu quả là thất thoát trên
đường truyền và trong phân phối của ngành điện là 12,2% năm 2004 (theo số
liệu của World Bank), 11,02% năm 2006 - ở mức cao so với các nước trong khu
vực. Con số giảm khiêm tốn từ năm 2004 tới năm 2006 là do sức ép của thủ
tướng CP yêu cầu ngành điện phải cắt giảm thất thoát xuống dưới mức 8%. Tuy
nhiên, EVN cũng thường khẳng định là khó lịng có thể giảm xuống thấp hơn.
Gần như độc quyền trên thị trường bán buôn, độc quyền bán lẻ và đường
dây tải, EVN khơng có lý do gì phải làm hài lòng khách hàng. Người dùng điện

hoặc phải tìm đến với nó, hoặc tự sản xuất điện. Là một nhà độc quyền, EVN có
quyền xác định lượng điện phải cung cấp là bao nhiêu, tối thiểu cũng tới mức
làm cung – cầu cân bằng. Nói cách khác, nếu nó sản xuất được 10 MW, nó sẽ
tăng giá tới mức mà nhu cầu dùng điện chỉ còn đúng 10 MW. Thậm chí nó có
thể đóng cửa một số nhà máy điện không hiệu quả để tiếp tục giảm nguồn cung
điện xuống và gây sức ép tăng giá lên hơn nữa. Bằng chứng là hầu như khơng
có năm nào EVN không đề nghị chính phủ cho tăng giá. Tháng 5, 1997, EVN

Trang 8


GVHD:Ths TRẦN THU VÂN

yêu cầu chính phủ cho tăng giá thêm 13%. Tháng 6, 1998, EVN đòi tăng giá
32% từ 689 đồng/kw lên 910 đồng/kw. Tháng 9, 1999, EVN lại địi tăng giá
thêm 6% cho khu vực hộ gia đình và 10-12% cho công nghiệp. Tháng 7, 2000
tăng 10%. Tháng 10, 2002 tăng 12-13%. Cuối 2003 tăng 5.4%... Hiện nay EVN
đang đề nghị chính phủ cho tăng giá từ 860 đồng lên 917 đồng. EVN dựa vào lý
do cần vốn cho đầu tư dài hạn để tăng giá. Tuy nhiên phần lớn các đề nghị này
bị chính phủ từ chối
Hoạt động thiếu hiệu quả và liên tục đòi tăng giá này không phải là sản
phẩm tất yếu của độc quyền. Một nhà độc quyền thường bòn rút khách hàng tới
tận xương trừ khi anh ta bị ngăn cấm làm điều đó. Nhưng ngay cả khi bị cấm,
một nhà độc quyền vẫn có thể tìm ra cách để tư lợi cho mình. Phương pháp cổ
truyền là đẩy chi phí lên cao bằng nhiều cách, trong đó có việc tăng lương cho
nhân viên lên cao hơn hẳn mặt bằng chung hoặc thường xuyên bỏ tiền vào các
khoản chi không phải phục vụ cho việc sản xuất.
Lỗi thiếu điện hiện nay phải được nhìn từ phía quản lý điều hành ngành
điện của chính phủ. Việc thiếu điện hiện nay gợi nhớ cho chúng ta thời kỳ thiếu
gạo những năm 80. Rõ ràng Việt Nam hồi đó khơng thiếu khả năng sản xuất

gạo, cũng như bây giờ chúng ta không thiếu khả năng sản xuất điện. Vấn đề là
động cơ để sản xuất. Động cơ chỉ tồn tại trong những cơ chế thích hợp. Chính
phủ đã khơng tạo ra một cơ chế thích hợp để ngành điện phát triển mới chính là
nguyên nhân dẫn đến tình trạng độc quyền như hiện nay.

Trang 9


GVHD:Ths TRẦN THU VÂN

3. Những tác động từ hành vi độc quyền ngành điện tới kinh tế xã hội.
Thiếu điện như hiện nay là kết quả của tình trạng độc quyền của ngành
điện, còn hành vi của độc quyền được biểu hiện là việc cúp điện cũng như tăng
giá điện càng ngày càng nhiều và điều này khiến cả xã hội lẫn kinh tế Việt Nam
bị ảnh hưởng nghiêm trọng và càng lúc càng hỗn loạn.Vậy nó ảnh hưởng như
thế nào tới người tiêu dùng và tới các doanh nghiệp khi mà EVN thực hiện việc
tăng giá điện? Tổn thất mà xã hội phải gánh chịu ở đây là gì ?
a.

Ảnh hưởng của việc tăng giá và cúp điện tới người tiêu dùng:
Khi EVN thực hiện việc tăng giá điện điều này làm cho ngân sách hộ gia
đình bị giảm đi tương đối. Tiếp theo nữa là việc tăng giá điện cũng sẽ dẫn đến
sự tăng lên của tất cả các ngành sản xuất có điện là đầu vào, làm cho các mặt
hàng này cũng tăng giá theo. Ảnh hưởng chung tới sự tiêu dùng của người dân
cũng như tốc độ phát triển chung của nền kinh tế.
Hơn nữa việc EVN cúp điện luân phiên đã tạo ra một sự lãng phí lớn
người Để đề phòng việc cắt điện đột xuất ảnh hưởng tới buôn bán, người dân,
và các hộ kinh doanh thường mua dự phòng máy phát điện chạy bằng dầu
diesel,điều này gây ra sự lãng phí không những về tiền bạc mà còn gây ra lãng
phí về năng lượng cũng như tạo ra ô nhiễm tiếng ồn khi họ sử dụng.

Gây ra tổn thất về môi trường,ngoài ra khi cắt điện tràn lan cịn có thể
gây ra hiện tượng kẹt xe đặc biệt vào giờ cao điểm. Ở một địa bàn nào, nếu bị
cắt điện, các hệ thống đèn giao thông không hoạt động, các phương tiện giao
thông khơng được điều tiết dễ dẫn đến tình trạng kẹt xe. Khi kẹt xe xảy ra
không chỉ gây thiệt hại về vật chất cho người dân mà còn làm mất quỹ thời gian
của họ.
Đối với các công sở thì việc cắt điện khiến cho công chức bỏ công sở với
công việc cần giải quyết đi ngồi uống nước tại các quán gây nên tình trang việc
thì nhiều mà giải quyết thì chẳng được bao nhiêu gây ra những tổn thất về thời
gian cũng như tiền bạc cho xã hội.
Đối với học sinh sinh viên việc tăng giá điện có ảnh hưởng không nhỏ tới
việc học tập và sinh hoạt của sinh viên khi ở trọ. Việc cắt điện cũng làm ảnh

Trang 10


GVHD:Ths TRẦN THU VÂN

hưởng tới việc học và ôn thi của học sinh sinh viên nhất là trong những ngày
cao điểm.
b.

Ảnh hưởng của việc tăng giá điện tới các ngànhsản xuất:
Việc tăng giá điện của EVN có ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều
ngànhnghề của sản xuất. Thiệt hại gây ra của việc tăng giá điện là rất lớn.
Điển hình vào ngày 4/7/2008, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Ðồng, từng phải
triệu tập một cuộc họp bất thường để yêu cầu Công Ty Ðiện Lực Lâm Ðồng
giải thích rõ vì sao thường xuyên cúp điện đột ngột. Chỉ trong một tháng, từ 2
tháng 6 đến 2 tháng 7, Công Ty Ðiện Lực Lâm Ðồng đã thực hiện 351 lần cúp
điện, trong đó có nhiều lần cúp điện gần như trên tồn tỉnh. Thời gian cúp điện

có lúc 7 phút nhưng khơng ít lần kéo dài đến 15 tiếng mà không hề thông báo
trước, điều này đang gây thiệt hại lớn đến sản xuất, kinh doanh của cả ngành du
lịch lẫn ngành chế biến nông sản, nhiều nhà máy chế biến trà đã phải đổ bỏ
nhiều mẻ trà do bị cúp điện đột ngột khi đang sơ chế.
Cịn tại đồng bằng sơng Cửu Long, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản
cũng đang trong tình trạng “sống dở, chết dở” vì cúp điện “vơ tội vạ”. Hiệp hội
Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam (VASEP) vừa gửi cơng văn cho
ơng Hồng Trung Hải, phó thủ tướng phụ trách ngành điện, yêu cầu chính phủ
chỉ đạo ngành điện phải ưu tiên cung cấp điện cho các doanh nghiệp chế biến
thủy sản ở miền Tây. Tình trạng cúp điện như hiện nay, các doanh nghiệp chế
biến thủy sản ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang hết sức bất bình trước
tình trạng thiếu điện trầm trọng. Ðiện áp trồi sụt, cắt mở bất thường nhiều lần
trong ngày đã gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp của VASEP, đồng thời
còn ảnh hưởng đến tốc độ thu mua, chế biến cá tra nguyên liệu, gây thiệt hại
cho nơng dân.
Cịn đối với Tập Ðồn Dệt May Việt Nam (Vinatex), than: “Chúng tơi
khơng thể tính được thiệt hại là bao nhiêu khi điện cúp đột ngột, lúc máy dệt và
máy nhuộm đang vận hành. Cúp điện kiểu đó khơng thể bảo đảm chất lượng
của sản phẩm, do vậy chúng tôi phải đổ bỏ tất cả những sản phẩm đang làm
dang dở. Chưa kể thời gian cúp điện ngày càng dài đã tạo ra áp lực lớn vì thời
hạn giao hàng ngắn lại”.
Tổng Cơng Ty Thép Việt Nam cũng khẳng định: “Thiệt hại lớn tới mức
không thể tính được nếu ngành điện tiếp tục cúp-mở vơ tư như thế này”, chính

Trang 11


GVHD:Ths TRẦN THU VÂN

vấn đề cấp điện vô tư như vậy nhiều giới doanh nghiệp, cùng với sự tham gia

của hàng loạt giám đốc sở công thương các tỉnh, thành phố như: Ðồng Nai, Hải
Phòng, Cần Thơ, Ðà Nẵng...đã gởi đơn kiện tố cáo tập đoàn điện lực EVN.
Dù điện càng ngày càng thiếu song EVN mới vừa thông báo sẽ đình hỗn
khoảng 500 cơng trình vì thiếu vốn đầu tư, bất kể điều này sẽ khiến tình trạng
thiếu điện càng lúc càng trầm trọng.
Ngồi hành vi cúp điện thì hành vi tăng giá điện trong thời gian qua cũng
ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề về kinh tế nước ta, khi mà kinh tế Việt Nam đang
trong giai đoạn suy giảm kinh tế do ảnh của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.
Theo nghiên cứu của TS Nguyễn Đức Thành, giám đốc trung tâm (trưởng nhóm
nghiên cứu), cho biết nhóm đã nghiên cứu cả ba kịch bản tăng giá điện với các
mức 0%, 10% và 20%. Cụ thể, với cả phương án tăng khu vực tiêu dùng 20%,
giữ nguyên khu vực sản xuất, tăng khu vực tiêu dùng 20%, khu vực sản xuất
10%; và phương án tăng trung bình 20% cho cả khu vực tiêu dùng và sản xuất,
kết quả tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đều giảm và chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
tăng.
khi giá điện tăng trong bối cảnh nền kinh tế cần có sự kích thích, chúng ta
có thể đặt câu hỏi là liệu hành động tăng giá trên là mâu thuẫn hay tương thích
với các chính sách hiện thời.
Theo một vài số liệu thống kê nhờ việc tăng giá theo quyết định
21/2009/QĐ-TT, thì lợi nhuận của EVN sẽ đạt khoảng 4.500 tỉ trong năm 2009,
trong đó khoảng 550 tỉ đến từ sự tăng giá. Đồng thời, doanh số của EVN sẽ tăng
khoảng 16.000 tỉ, trong đó 4.800 tỉ đến từ sự tăng giá.
Những số liệu thống kê này cho phép chúng ta lồng ghép ảnh hưởng của
việc tăng giá điện vào bức tranh kinh tế vĩ mô lúc này.
Ảnh hưởng thứ nhất là tăng giá điện sẽ hút khỏi nền kinh tế khoảng
4.800 tỉ đồng cho tiêu dùng. Vì như số liệu thống kê, việc tăng giá điện khiến
nền kinh tế (cả hộ gia đình và cơ sở sản xuất) phải tăng chi tiêu thêm khoảng
4.800 tỉ cho ngành điện.
Điều ấy tương đương làm giảm cơ hội chi tiêu cho các sản phẩm khác
một khoản tương ứng. Để hiểu quy mô của 4.800 tỉ đối với nền kinh tế, xin lấy

một ví dụ như sau.

Trang 12


GVHD:Ths TRẦN THU VÂN

Giả sử Chính phủ muốn kích thích tiêu dùng thông qua giảm thuế, và lựa
chọn phương án giảm (chứ không phải giãn) một nửa thuế thu nhập cá nhân cho
tất cả đối tượng nộp thuế trong một năm (2009).
Vì số thu thuế nhu nhập hiện nay ở nước ta là khoảng hơn 8.000 tỉ, việc
giảm thuế như vậy sẽ giải phóng một khoản thu nhập hơn 4.000 ti để kích thích
tiêu dùng.
Tuy nhiên, do giá điện tăng, một khoản tiền nhiều hơn như vậy (4.800 tỉ)
sẽ phải chi trả cho ngành điện, do đó, hồn tồn trung hồ ảnh hưởng của chính
sách kích cầu nêu trên.
Ảnh hưởng thứ hai là việc tăng giá điện sẽ tác động đến chi phí sản
xuất. Mặc dù theo quyết định 21, mức tăng giá đối với điện sản xuất có thấp
hơn mức điện tiêu dùng, nhưng theo tính tốn của TS Nguyễn Đức Thành việc
tăng gia điện sẽ làm giảm GDP một lượng nhất định.
Theo dự báo của nhiều tổ chức và chuyên gia, năm 2009 sẽ là năm có
tăng trưởng thấp vì chúng ta đang ở vào đáy của một chu kỳ kinh tế. Vì thế,
việc tăng giá điện lúc này là tạo ra một đóng góp cùng chiều với sự suy giảm
của nền kinh tế.
Ảnh hưởng tiếp theo của việc tăng giá điện theo Quyết định 21/2009/QĐTTg của Thủ tướng phê duyệt Đề án bán điện năm 2009 và các năm 2010-2012
theo cơ chế thị trường tổ chức sáng 17/2 tại Hà Nội là làm cho nhiều ngành sản
xuất “ ăn theo “ tức giá các hàng hóa khác tăng từ 1-4 %.
Những hành vi độc quyền của tập đồn EVN có thể ảnh hưởng đến vấn
An Ninh năng lượng của quốc gia. Do cơ chế hoạt động cũng như khả năng
cung cấp điện hiện nay của Tập Đoàn EVN và theo những tính tốn của Viện

trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam Vương Hữu Tấn cho biết, theo
phương án cơ sở (giả thiết tốc độ tăng trưởng GDP là 7,1%/năm cho giai đoạn
2001- 2020), nhu cầu điện sản xuất của Việt Nam sẽ là 201 tỷ kWh vào năm
2020 và 327 tỷ kWh vào năm 2030. Trong khi đó, khả năng huy động tối đa các
nguồn năng lượng nội địa cho sản xuất điện của Việt Nam chỉ tương ứng là 165
tỷ kWh và 208 tỷ kWh. Như vậy, năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 36 tỷ
kWh và năm 2030 thiếu gần 119 tỷ kWh. Chính vì vậy Việt Nam cần xây dựng
Chiến lược Phát triển ngành điện Việt Nam giai trong giai đoạn sắp tới.

Trang 13


GVHD:Ths TRẦN THU VÂN

4. Một số giải pháp của chính phủ nhằm giảm bớt tác động của độc
quyền ngành điện hiện nay.
Việt Nam đang thiếu điện nghiêm trọng, và sẽ còn tiếp tục thiếu điện
nghiêm trọng. Đây là một thực tế việc xây dựng năng lực cung ứng điện đủ đáp
ứng với nhu cầu địi hỏi nguồn tài chính khổng lồ. Riêng trong giai đoạn 20052010 cần khoảng 3 tỉ USD. Giai đoạn 2005-2020 sẽ cần tối thiểu 13.5 tỉ USD.
EVN khơng thể tự đầu tư nguồn tài chính này trừ khi nó được phép tăng giá bán
điện tùy tiện. EVN cũng không thể sử dụng nguồn tiền đi vay. Theo như tính
tốn của World Bank, việc tài trợ thuần túy bằng nguồn tiền vay sẽ khiến tỉ lệ
nợ-trên-vốn của EVN quá cao. Do đó, đối với các nguồn cung cấp tín dụng
quốc tế, cho EVN vay trở nên rủi ro quá mức chịu đựng. Việc này khiến việc
vay mượn về lâu dài là không khả thi. Việc CP VN đứng ra bảo lãnh các nguồn
vay cho EVN có lẽ cũng không khả thi, nhất là trước viễn cảnh kinh tế khơng có
nhiều điểm sáng như hiện nay.
Lối ra cho ngành điện hiện nay là mở cửa thị trường điện. Chính phủ
cũng đã tính đến con đường này và đã phác thảo ra một lộ trình dài hạn để thực
hiện, bao gồm 4 bước:

Cho phép tư nhân và quốc tế đầu tư sản xuất điện. EVN mua điện của các
nhà cung cấp điện độc lập này qua các hợp đồng dài hạn .
Tự do hóa một phần thị trường bán buôn: để các nhà cung cấp điện độc
lập tự do canh tranh với nhau, trong khi EVN giữ vị thế độc quyền trên thị
trường bán lẻ (lộ trình 2010-2014 của Bộ Cơng Nghiệp). Giai đoạn này thị
trường bán bn có nhiều người bán nhưng chỉ có 1 người mua .
Trong hai giai đoạn này, có nhiều người bán bn nhưng chỉ có một
người mua (EVN) để bán lại trên thị trường bán lẻ. Ở giai đoạn 1, từng người
bán buôn ký hợp đồng với EVN, các hợp đồng này độc lập với nhau và giá cả
được xác định kín giữa 2 bên. Trong giai đoạn 2, những người bán buôn phải
cạnh tranh trực tiếp với nhau để bán cho EVN. Giá cả được xác định theo mức
thị trường, công khai và chỉ có 1 giá duy nhất cân bằng cung – cầu.
Giai đoạn ba tự do hóa hồn tồn thị trường bán buôn thông qua việc phá
thế độc quyền bán lẻ của EVN (thí dụ thơng qua việc xé nhỏ tổng công ty này)

Trang 14


GVHD:Ths TRẦN THU VÂN

và cho phép các người mua lớn (thí dụ các khu cơng nghiệp lớn) có thể mua
điện trực tiếp từ người bán buôn. Khi giai đoạn này kết thúc, thị trường bán
bn sẽ có nhiều người bán và nhiều người mua. Theo lộ trình của Bộ Cơng
nghiệp, giai đoạn này sẽ được thực hiện trong thời gian 2014-2022.
Giai đoạn cuối cùng là tự do hóa cả thị trường bán lẻ điện. Khi giai đoạn
này được thực hiện, người mua điện nhỏ cũng có quyền lựa chọn mua điện của
các công ty bán lẻ khác nhau. Giai đoạn này sẽ được thực hiện sau 2022- cũng
theo lộ trình của Bộ Cơng nghiệp.
Chính phủ Việt Nam hi vọng việc tự do hóa thị trường sẽ tạo động lực
cho giới đầu tư tư nhân và quốc tế tham gia sản xuất điện. Tuy nhiên, đây

không phải là một kết quả tất yếu. Như đã đề cập ở phần trên, nếu khơng được
thực hiện tốt thì việc tự do hóa thị trường điện sẽ tạo ra những bẫy giá cả nguy
hiểm cho người mua và không chắc sẽ giải quyết được tình trạng khan hiếm
điện. Việc tái cơ cấu lại thị trường điện, vì thế, là một việc khó khăn, có nhiều
rủi ro và đòi hỏi các nhà quản lý và hoạch định chính sách phải có kiến thức tốt
(hoặc được tư vấn tốt) về thị trường điện hiện đại và cách xây dựng nó.
5. Mợt sớ đề x́t của nhóm đối với ngànhđiện Việt Nam .
Cần thanh tra, giám sát liên tục để kiểm soát chặt chẽ hoạt động của ngành
điện, tránh tình trạng khai báo khơng đúng sự thật như trong thời gian vừa qua.
Chia nhỏ các khâu trong ngànhđiện như phát điện, truyền tải, phân phối
điện và điều độ quốc gia để giảm ảnh hưởng của độc quyền đối với nên kinh tế .
Cần có sự quy hoạch mạng lưới điện cho từng vùng thích hợp.
Cần phát triển các nguồn năng lượng mới ngoài năng lượng thuỷ điện để
giải quyết việc cân đối điện giữa mùa khô và mùa mưa.
Tăng cường đầu tư phát triển thêm ngành thuỷ điện tại một số vùng có lợi
thế về thuỷ điện, mở rộng đầu tư thuỷ điện sang môt số khu vưc liên kết với
Campuchia hoặc Lào.
Chính phủ cần có qui hoạch và tính toán cụ thể để tránh tình trạng khi xây
xong một nhà máy cung cấp điện thì nhu cầu sử dụng diện đã tăng hơn nhiều
lần. Chính vì vậy cần có những kế hoạch dự báo cụ thể.

Trang 15


GVHD:Ths TRẦN THU VÂN

III.

Kết Luận.


Việt Nam trong những năm gần đây ln ở tình trạng khan hiếm điện.
Việc này là việc dễ thấy trước vì nhu cầu tiêu dùng điện của Việt Nam tăng
nhanh và tương đối ổn định. Khác với xăng dầu là cái có thể nhập khẩu tùy ý để
cân bằng cung cầu, điện là mặt hàng đặc biệt và Việt Nam phải dựa chủ yếu vào
năng lực sản xuất điện trong nước. Bằng việc giữ ngành điện trong tình trạng
độc quyền và quản lý giá cả, chính phủ đã đẩy EVN vào tình trạng kinh doanh
khơng hiệu quả và khơng có động lực phát triển năng lực sản xuất mới để đáp
ứng nhu cầu, và khơng có động lực để hoạch định chiến lược dài hạn. Những
vấn đề này không phải là lỗi của EVN – với tư cách là một tập đoàn kinh doanh.
Chúng là sản phẩm tất yếu của độc quyền. Để giải được bài toán điện, con
đường duy nhất là tái cấu trúc thị trường điện. Tuy nhiên, đây là con đường khó
khăn và có nhiều rủi ro. Có lẽ vì vậy mà chính phủ đang muốn giữ một nhịp độ
cải cách chậm. Điều này cũng đồng nghĩa việc khan hiếm điện và các hệ quả
bất lợi của nó đến sản xuất và sinh hoạt sẽ không thể được khắc phục trong
trung hạn.

Trang 16


GVHD:Ths TRẦN THU VÂN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kho thư viện mở
/>n_(kinh_t%E1%BA%BF).
2. Giáo trình kinh tế công cộng.NXB Thống Kê, T.S nguyễn thuấn. Trang
39,40
3. />4. />2009.html.
5. />6. />7. />
Trang 17



GVHD:Ths TRẦN THU VÂN

Trang 18



×