Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Thuyết minh dự án điện rác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 96 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>NHÀ MÁY ĐIỆN RÁC </b>

<b>Địa điểm: </b>

Tỉnh Quảng Trị

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC</b>

MỤC LỤC...2

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU...6

I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ...6

II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN...6

III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ...7

IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ...12

V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN...13

5.1. Mục tiêu chung...13

5.2. Mục tiêu cụ thể...14

CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN...16

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN...16

1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án...16

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội thực hiện vùng dự án...20

II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG...23

2.1. Công nghệ đốt chất thải phát điện trên thế giới và tại Việt Nam...23

2.2. Quy hoạch điện VIII: Bước đột phá chuyển dịch năng lượng...27

III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...36

3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...36

3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư...38

IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG...42

4.1. Địa điểm xây dựng...42

4.2. Hình thức đầu tư...42 V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.42

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

5.1. Nhu cầu sử dụng đất...42

5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án...43

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MƠ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ...44

I. PHÂN TÍCH QUI MƠ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH...44

II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ...45

2.1. Thành phần rác thải sinh hoạt...45

2.2. Chất thải rắn sinh hoạt (MSW)...47

2.3. Quy trình cơng nghệ nhà máy đốt rác phát điện...50

2.4. Cấu hình hệ thống và các thông số thiết kế cơ bản...53

CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN...60

I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG...60

1.1. Chuẩn bị mặt bằng...60

1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư:...60

1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật...60

II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH...60

2.1. Các phương án xây dựng cơng trình...60

2.2. Các phương án kiến trúc...61

III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN...62

3.1. Phương án tổ chức thực hiện...62

3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý...63

CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG...64

I. GIỚI THIỆU CHUNG...64

II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG...64

III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN...65

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI

VỚI MƠI TRƯỜNG...65

4.1. Giai đoạn thi cơng xây dựng cơng trình...65

4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng...67

V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT...69

VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG...69

6.1. Giai đoạn xây dựng dự án...69

6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng...71

VII. KẾT LUẬN...73

CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN...74

I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN...74

II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN...76

2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án...76

2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:...76

2.3. Các chi phí đầu vào của dự án:...76

2.4. Phương ánvay...77

2.5. Các thơng số tài chính của dự án...77

KẾT LUẬN...80

I. KẾT LUẬN...80

II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ...80

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH...81

Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án...81

Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm...82

Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm...83

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm...84

Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án...85

Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hồn vốn giản đơn...86

Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hồn vốn có chiết khấu...87

Phụ lục 8: Bảng Tính tốn phân tích hiện giá thuần (NPV)...88

Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)...89

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU</b>

<b>I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ</b>

<b>Tên doanh nghiệp/tổ chức: CƠNG TY CỔ PHẦN </b>

<i><b>Thơng tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký</b></i>

<b>Địa điểm thực hiện dự án:Tỉnh Quảng Trị.</b>

<b>Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 300.000,0 m<small>2</small> (30,00 ha).</b>

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: <b>300.802.960.000 đồng. </b>

<i>(Ba trăm tỷ, tám trăm linh hai triệu, chín trăm sáu mươi nghìn đồng)</i>

<b>II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ</b>

<i><b>Đáng báo động về thực trạng ô nhiễm đất tại Việt Nam</b></i>

Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển cơng nghiệp và hoạt động đơ thị hóa như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thối, diện tích đất bình qn đầu người giảm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các cơng trình xây dựng dân dụng, cơng nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đơ thị hố như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thối, diện tích đất bình quân đầu người giảm.

Đất ô nhiễm bị gây ra bởi sự có mặt của hóa chất xenobiotic (sản phẩm của con người) hoặc do các sự thay đổi trong môi trường đất tự nhiên. Nó được đặc trưng gây nên bởi các hoạt động cơng nghiệp, các hóa chất nơng nghiệp, hoặc do vứt rác thải không đúng nơi quy định. Các hóa chất phổ biến bao gồm: Hydrocacbon dầu, hydrocacbon thơm nhiều vòng (như là naphthalene and benzo(a)pyrene),… dung môi, thuốc trừ sâu, chì, và các kim loại nặng. Mức độ ô nhiễm có mối tương quan với mức độ công nghiệp hóa và cường độ sử dụng hóa chất.

Ở Việt Nam hiện nay có 33 triệu ha diên tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đang sử dung là 22.226.830 ha, chiếm 68,83% tổng quỹ đất.

Còn 10.667.577 ha đất chưa sử dụng, chiếm 33,04% diện tích đất tự nhiên. Đất nơng nghiệp ít, chỉ có 8,146 triệu ha, chiếm 26,1% diện tích đất tự nhiên.( Theo Tổng cục Địa chính, 1999).

Theo thơng tin từ Cục Mơi trường Việt Nam, chất lượng đất ở hầu hết các khu vực đô thị đông dân cư đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nguyên nhân chính là do chất thải từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt và rác thải từ các hộ dân. Hiện giờ, dọc theo bất cứ con đường, góc phố nào, chúng ta cũng bắt gặp những đống rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi vừa gây mất mỹ quan vừa ảnh hưởng đến chất lượng đất xung quanh. Ngay cả những vùng nơng thơn thì hiện trạng rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi vẫn xảy ra khơng kiểm sốt.

Bên cạnh thực trạng đó,quỹ đất càng ngày càng thấp và giảm theo thời gian do sức ép tăng dân số, q trình cơng nghiệp hố – hiện đại hoá đất nước ở

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

lộ những hạn chế và bất hợp lý trong phân bổ quỹ đất cho các ngành và lĩnh vực. Tình trạng phổ biến hiện nay là việc chuyển đổi cơ cấu mục đích sử dụng đất, suy giảm mạnh diện tích đất sản xuất nơng nghiệp do đơ thị hố, quỹ đất nông nghiệp được chuyển sang sử dụng vào mục đích xây nhà ở, các khu cơng nghiệp và thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông.

Với đặc điểm đất đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ lại nằm trong vùng nhiệt đới mưa nhiều và tập trung, nhiệt độ khơng khí cao, các q trình khống hóa diễn ra rất mạnh trong đất nên dễ bị rửa trơi, xói mịn, nghèo chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng dẫn đến thối hóa đất. Đất đã bị thối hóa rất khó có thể khơi phục lại trạng thái màu mỡ ban đầu.

Ơ nhiễm mơi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các tác nhân gây ô nhiễm.

– Nhiễm phèn: Do nước phèn từ một nơi khác di chuyển đến. Chủ yếu là nhiễm Fe2+, Al3+, SO42-. pH môi trường giảm gây ngộ độc cho con người trong mơi trường đó.

– Nhiễm mặn: Do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối, … nồng độ áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lí cho thực vật – Gley hóa trong đất sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH4, N2O, CO2, H2S. FeS,..).

– Chất thải công nghiệp: Khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, nhựa dẻo, nylon, các loại thuốc nhuộm, các kim loại nặng tích tụ trên lớp đất mặt làm đất bị chai, xấu, thối hóa khơng canh tác tiếp được.

– Chất thải sinh hoạt: Rác và phân xả vào môi trường đất như: rác gồm cành lá cây, rau, thức ăn thừa, vải vụn, gạch, vữa, polime, túi nylon…. Rác sinh hoạt thường là hỗn hợp của các chất vô cơ và hữu cơ độ ẩm cao nhiều vi khuẩn vi trùng gây bệnh. Nước thải sinh hoạt theo cống rãnh đổ ra mương và có thể đổ ra đồng ruộng kéo theo phân rác và làm ô nhiễm đất.

– Chất thải nông nghiệp: Phân và nước tiểu động vật.

– Sử dụng dư thừa các sản phẩm hóa học như: Phân bón hóa học, chất kích thích sinh trưởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, tồn tại lâu trong đất, tích tụ sinh học, thay đổi cân bằng sinh học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

– Các chất khí độc hại trong khơng khí như: Ơxit lưu huỳnh, các hợp chất nitơ… kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm ơ nhiễm đất. Một số loại khói bụi có hại ngưng tụ cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất.

Ví dụ, các vùng đất gần các nhà máy sản xuất hố chất Photpho, Flo, luyện kim dễ bị ơ nhiễm vì khói bụi, hàm lượng flo chứa trong khống chất photpho sử dụng ở các nhà máy phân hoá học thường là 2 – 4%, nếu khí thải khơng được xử lý thích đáng, có thể làm cho một vùng hàng ngàn km2 đất xung quanh bị ô nhiễm flo nặng. Ở gần các xưởng luyện kim, vì trong khí thải có chứa lượng lớn các chất chì, cadimi, crom, đồng… nên vùng đất xung quanh sẽ bị ô nhiễm bởi những chất này.

– Ngồi những nguồn ơ nhiễm trên, các hoạt động tưới khơng thích đáng, chặt cây rừng, khai hoang… cũng tạo thành các hiện tượng rửa trơi, bạc mầu, nhiễm phèn… trong đất.

<i><b>Tình hình xử lý rác thải</b></i>

Ngày nay, cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, đời sống người dân không ngừng nâng cao thì vấn đề mơi trường ln là điểm nổi bật và cần phải quan tâm của tất cả các nước trên thế giới. Rác thải là một phần tất yếu của cuộc sống, không một hoạt động nào trong sinh hoạt hằng ngày không sinh ra rác. Xã hội ngày càng phát triển thì số lượng rác thải ra ngày càng nhiều và dần trở thành mối đe dọa thực sự với đời sống con người.

Ở Việt Nam, nền kinh tế đang trên đà phát triển đời sống của người dân càng được nâng cao. Môi trường nước ta tiếp tục chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội. Quá trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và mở rộng địa giới hành chính đơ thị tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, dân số thành thị tăng nhanh. Cùng với đó, kinh tế phát triển, đời sống người dân tại các khu vực nông thôn cũng được cải thiện, nhu cầu sinh hoạt, tiêu thụ cũng gia tăng. Tất cả những vấn đề này bên cạnh việc đóng góp kinh phí cho nguồn ngân sách cũng đồng thời đưa một lượng lớn chất thải vào môi trường, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và mất cân bằng sinh thái,lượng rác thải phát sinh càng nhiều.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Tuy nhiên, hệ thống quản lý thu gom rác thải chưa thực sự có hiệu quả gây ra tình trạng ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng ở nhiều nơi. Hiện nay, chỉ ở các trung tâm lớn như ở thành phố, thị xã mới có cơng ty mơi trường đơ thị có chức năng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, còn tại các vùng nơng thơn hầu như chưa có biện pháp thu gom và xử lý rác thải hữu hiệu.

<i><b>Tình hình xử lý rác thải Quảng Trị</b></i>

Quảng Trị là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ, miền Trung Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía đơng giáp biển Đơng, phía Tây giáp biên giới các tỉnh Savannakhet và Saravane của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Tỉnh Quảng Trị có dân số là 632.375người (năm 2019) và hiện bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 125 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 101 xã, 13 phường và 11 thị trấn. Toàn tỉnh có 136.743 hộ gia đình, bình qn 4,4 nhân khẩu/hộ. Dân số thành thị có 195.413 người, chiếm 30,9%. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên tăng 0,55. Bình quân mỗi năm dân số trung bình tồn tỉnh tăng thêm khoảng 5.000-6.000 người. Với tốc độ đơ thị hố ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch v.v... kéo theo mức sống của người dân ngày càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ của cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt của người dân ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất.

Theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn, Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn 2020. Nên việc thực hiện dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được thực hiện là cấp thiết, và việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt sẽ hiệu quả hơn, góp phần ngăn ngừa ơ nhiễm.

Trên thế giới đã có nhiều nước sử dụng các phương pháp xử lý rác thải như chôn lấp, đốt và tái chế. Ở mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, hạn chế và đặc biệt việc lựa chọn phương pháp xử lý rác thải cịn phụ thuộc vào chi phí đầu tư cũng như vận hành.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Đốt rác thải là một trong những phương pháp thân thiện với môi trường nhất, rác thải được xử lý tương đối triệt để, không gây ô nhiễm, không tốn quỹ đất, ngoài ra nhiệt thu được từ việc đốt rác thải có thể sử dụng để cung cấp nước nóng, sử dụng để sản xuất điện. Nhưng với phương pháp này chi phí đầu tư là rất lớn.

Xử lý rác thải theo phương pháp phân loại để tái chế kết hợp chôn lấp hợp vệ sinh. Đây là phương pháp xử lý rác thải phổ biến ở các quốc gia đang phát triển và thậm chí đối với nhiều quốc gia phát triển. Sự kết hợp hai phương pháp này vừa giảm được diện tích cho các hố chơn lấp, cũng là giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời các loại rác thải như ni nơng, nhựa, thuỷ tinh có thể tái chế và sử dụng lại, còn các loại rác thải hữu cơ có thể sử dụng làm phân vi sinh. Song lượng rác thải tái sử dụng không cao, phần lớn vẫn phải chôn lấp.

Một trong những phương pháp xử lý rác thải được coi là kinh tế nhất cả về đầu tư ban đầu cũng như trong quá trình vận hành là kết hợp những ưu điểm của ba phương pháp chôn lấp, đốt và tái chế. Sự khác biệt ở đây là những rác thải không tái sử dụng được đưa vào lò để đốt, lượng rác thải phải đem đi chơn giảm nhiều (cịn khoảng 5 - 7%). Và với quá trình phân loại nhiều lần thì chất lượng mùn từ rác thải để sản xuất phân đảm bảo giảm tối đa tạp chất. Theo các nhà khoa học các chất hữu cơ được phân loại từ rác thải nếu sử dụng làm phân có nhiều tác dụng đối với cây trồng như cải thiện dinh dưỡng trong đất, làm cho đất tơi xốp, giữ được độ ẩm và tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật phát triển trong đất. Do đó việc xử lý rác thải với cơng nghệ xử lý thích hợp khơng những góp phần bảo vệ mơi trường mà cịn đem lại hiệu quả kinh tế.

<i><b>Nhà máy điện rác – giải pháp thân thiện với môi trường và đạt hiệu quả kinhtế cao</b></i>

Trên thế giới tạo ra khoảng 4 tỷ tấn của tất cả các loại chất thải mỗi năm. Các thành phố một mình tạo ra khoảng 1,5 tỷ tấn chất thải rắn mỗi năm và đây dự kiến sẽ tăng đến tấn 2,4 tỷ USD vào năm 2025.

Hiện nay, ba phần tư các chất thải được xử lý tại bãi chôn lấp, với chỉ một phần tư được tái chế

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Việc lấp đầy rác trên một vùng đất là vấn đề môi trường như phân hủy chất thải rắn tạo ra methane trong khu đơ thị, một loại khí nhà kính, và là nước lọc quặng là một mối đe dọa cho bề mặt và nước ngầm, và nơi mà luật pháp áp đặt thuế cao cho các bãi rác, việc lấp đầy rác trên một vùng đất là không khả thi. 

Nhà máy đốt rác phát điện biến chất thải thành năng lượng có giá trị và giảm thiểu sự cần thiết cho việc lấp đầy rác trên một vùng đất.

Sử dụng công nghệ ứng dụng cao, chúng tôi sẽ đề xuất các giải pháp để sản xuất điện trong các nhà máy bằng cách sử dụng phương pháp sản xuất bền vững. Điều này tăng thêm lợi nhuận cho các nhà đầu tư để có chi phí kiểm sốt về lâu dài và dựa trên thực tế của các bề mặt có sẵn.

Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án <i><b>“Nhàmáy điện rác”</b></i>tại Tỉnh Quảng Trịnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhthu gom và xử lý rác thảicủa tỉnh Quảng Trị.

<b>III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ</b>

 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;

 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;

 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;

 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;

 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 về về quản lý chất thải và phế liệu;

 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường

 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

 Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2021 quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường;

 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

 Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng;

 Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm 2022 về Cơng bố Suất vốn đầu tư xây dựng cơng trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu cơng trình năm 2021;

 Thơng tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại

 Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế

 Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng

 Thông tư 08/2017/TT-BXD quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng  Thông tư 07/2017/TT-BXD hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

 Quyết định 166/QĐ-TTg năm 2014 Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

 Quyết định 985a/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng khơng khí đến 2020, tầm nhìn đến 2025

<b>IV. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁNIV.1. Mục tiêu chung</b>

<i><b> Phát triển dự án “Nhà máy điện rác”theohướng chuyên nghiệp, hiện đại,</b></i>

cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngànhxử lý rác và sản xuất điện, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.  

 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Quảng Trị.

 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Quảng Trị.

 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hố mơi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.

<b>IV.2. Mục tiêu cụ thể</b>

 Phát triển mơ hình nhà máy điện rác xử lý rác và sản xuất điện chuyên nghiệp, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với mơi trường, góp phần giải quyết vấn đề thu gom và xử lý rác cấp bách trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận.  Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển đô thị bền vững.

 Góp phần xây dựng hệ thống quản lý chất thải sinh hoạt hiện đại, theo đó chất thải sinh hoạt được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những cơng nghệ tiên tiến và phù hợp.

 Góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất thải, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Thiết lập các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp chất

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

thải rắn.

 Nâng cao năng lực, tăng cường trang thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt.

 Xây dựng, hoàn chỉnh mạng lưới thu gom chất thả rắn trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải sinh hoạt theo hướng tăng cường tái chế các loại chất thải rắn, hạn chế chôn lấp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường.

 Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:

 Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.

 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.

 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Quảng Trịnói chung.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN</b>

<b>I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆNDỰ ÁN</b>

<b>I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.</b>

<i><b>I.1.1. Vị trí địa lý</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Quảng Trị là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ, miền Trung Việt Nam.

- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình - Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

- Phía đơng giáp biển Đơng

- Phía Tây giáp biên giới các tỉnh Savannakhet và Saravane của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Đơng giáp biển Đơng.

Tỉnh lỵ của Quảng Trị là thành phố Đông Hà nằm cách thủ đơ Hà Nội 593 km về phía Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.120 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A.

Quảng Trị là một tỉnh nằm ở dải đất miền Trung Việt Nam, nơi chuyển tiếp giữa hai miền địa lý Bắc - Nam. Tọa độ địa lý trên đất liền Quảng Trị ở vào vị trí:

- Cực Bắc là 17°10′ vĩ Bắc, thuộc địa phận thôn Mạch Nước, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh.

- Cực Nam là 16°18′ vĩ Bắc thuộc bản A Ngo, xã A Ngo, huyện Đa Krông. Ngập úng vào mùa mưa lũ.

- Cực Đông là 107°23′58″ kinh Đông thuộc thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, Hải Lăng.

- Cực Tây là 106°28′55″ kinh Đông, thuộc địa phận đồn biên phịng Cù Bai, xã Hướng Lập, Hướng Hóa.

Với tọa độ địa lý này, Quảng Trị được tạo nên bởi một khơng gian lãnh thổ mang sắc thái khí hậu nhiệt đới ẩm, điển hình của vịng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu và chịu ảnh hưởng rất lớn của biển Đơng.

Phía Bắc của tỉnh Quảng Trị giáp huyện Lệ Thủy (tỉnh Ninh Bình), phía Nam giáp hai huyện A Lưới, Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên-Huế), phía Tây giáp tỉnh (huong bac tay đi xuong vinh cam ranh khanh hoa ), với chiều dài 220km biên giới chung với Lào là 206 km, được phân chia bởi dãy Trường Sơn hùng vĩ. Phía Đơng giáp biển Đơng với chiều dài bờ biển 74 km và được án ngữ bởi đảo Cồn Cỏ, có tọa độ địa lý 17°9′36″ vĩ Bắc và 107°20′ kinh Đông, đảo Cồn Cỏ cách bờ biển (Mũi Lay) 25 km, diện tích khoảng 4 km². Chiều ngang trung bình của tỉnh 63,9 km, (chiều ngang rộng nhất 75,4 km, chiều ngang hẹp nhất 52,5 km).

Tuy với một diện tích khơng rộng, người khơng đơng nhưng do nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên Quảng Trị đã và đang giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ và khai thác biển Đông, giao lưu giữa hai miền Bắc - Nam của đất nước

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

cũng như lưu thông thuận lợi với các nước phía tây bán đảo Đơng dương, các nước khác trong khu vực Đông Nam Á và thế giới qua Lao Bảo - hành lang quốc lộ số 9 ra cảng Cửa Việt.

<i><b>Địa hình</b></i>

Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạy theo hướng tây bắc - đơng nam. Quảng Trị có nhiều sơng ngịi với 7 hệ thống sơng chính là sơng Thạch Hãn, sơng Bến Hải, sơng Hiếu, sơng Ơ Lâu, sông Bến Đá, sông Xê Pôn và sông Sê Păng Hiêng. Sơng ở các huyện miền núi có khả năng xây dựng thủy điện vừa và nhỏ. Nhìn đại thể, địa hình núi, đồi và đồng bằng Quảng Trị chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam và trùng với phương của đường bờ biển.

Sự trùng hợp này được thấy rõ trên dường phân thủy giữa Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây. Ở Quảng Bình, các đỉnh cao nhất đều nằm ở giữa đường biên giới Việt - Lào nhưng ở Quảng Trị, các đỉnh cao lại nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam. Các sông lớn như Sê Păng Hiêng, Sê Pôn... đều bắt nguồn từ Việt Nam chảy qua Lào.Tuy nhiên nếu xem xét địa hình ở quy mô nhỏ hơn, từng dãy núi, từng dải đồi thì địa hình lại có hướng song song với các thung lũng sông lớn như Cam Lộ, Thạch Hãn, Bến Hải...

Địa hình núi cao. Phân bố ở phía Tây từ dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp, chiếm diện tích lớn nhất, có độ cao từ 250–2000 m, độ dốc 20-300. Địa hình phân cắt mạnh, độ dốc lớn, q trình xâm thực và rửa trơi mạnh. Các khối núi điển hình là Động Voi Mẹp, Động Sa Mui, Động Châu, Động Vàng. Địa hình vùng núi có thể phát triển trồng rừng, trồng cây lâu năm và chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên phần lớn địa hình bị chia cắt mạnh, sơng suối, đèo dốc nên đi lại khó khăn, làm hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, mạng lưới điện... cũng như tổ chức đời sống xã hội và sản xuất. Tuy nhiên có tiềm năng thủy điện nhỏ khá phong phú.

- Địa hình gị đồi, núi thấp.Là phần chuyển tiếp từ địa hình núi cao đến địa hình đồng bằng, chạy dài dọc theo tỉnh. Có độ cao từ 50-250m, một vài nơi có độ cao trên 500 m. Địa hình gị đồi, núi thấp (vùng gị đồi trung du) tạo nên các dải thoải, lượn sóng, độ phân cắt từ sâu đến trung bình. Khối bazan Gio Linh -Cam Lộ có độ cao xấp xỉ 100 – 250 m dạng bán bình ngun, lượn sóng thoải,

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

vỏ phong hóa dày, khối bazan Vĩnh Linh nằm sát ven biển, có độ cao tuyệt đối từ 50-100m. Địa hình gị đồi, núi thấp thích hợp cho trồng cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cây ăn quả lâu năm.

- Địa hình đồng bằng.Là những vùng đất được bồi đắp phù sa từ hệ thống các sơng, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối từ 25–30 m. Bao gồm đồng bằng Triệu Phong được bồi tụ từ phù sa sông Thạch Hãn khá màu mỡ; đồng bằng Hải Lăng, đồng bằng sơng Bến Hải tương đối phì nhiêu. Đây là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, nhất là sản xuất lúa ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh.

- Địa hình ven biển.Chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển. Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phân bố dân cư. Một số khu vực có địa hình phân hóa thành các bồn trũng cục bộ dễ bị ngập úng khi có mưa lớn hoặc một số khu vực chỉ là các cồn cát khô hạn, sản xuất chưa thuận lợi, làm cho đời sống dân cư thiếu ổn định.

<i><b>Khí hậu</b></i>

Quảng Trị nằm ở phía Nam của Bắc Trung Bộ, trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu. Miền khí hậu phía bắc có mùa đơng lạnh và phía nam nóng ẩm quanh năm. Ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió tây nam khơ nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống người dân gặp không ít khó khăn.

<i><b>Tài ngun khống sản</b></i>

Tài ngun khống sản của tỉnh Quảng Trị khá phong phú và đa dạng, đặc biệt là khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng. Đây là điều kiện để tỉnh có thể phát triển mạnh cơng nghiệp xi măng và VLXD.

Theo tài liệu hiện có, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 130 mỏ và điểm khống sản, trong đó có 86 điểm, mỏ vật liệu xây dựng và nguyên liệu sản xuất xi măng với các loại chủ yếu như đá vôi, đá sét và các chất phụ gia (như đá bazan, quặng sắt), sét gạch ngói, cát cuội sỏi, cát thủy tinh, cao lanh... Ngồi ra cịn có các điểm, mỏ khống sản khác như vàng, titan, than bùn...

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

- Đá vôi xi măng. Có tổng trữ lượng trên 3 tỷ tấn, tập trung chủ yếu ở các mỏ: Tân Lâm, Cam Thành (Cam Lộ), Tà Rùng, Hướng Lập (Hướng Hóa); sét ximăng ở Cam Tuyền, Tà Rùng, phụ gia xi măng khác ở Cùa, Tây Gio Linh...

- Đá xây dựng, ốp lát.Tồn tỉnh có 10 điểm, mỏ đá xây dựng, trữ lượng khoảng 500 triệu m3; phân bố chủ yếu dọc Quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh trở về phía Tây, có điều kiện giao thơng khá thuận lợi. Đá ốp lát có 4 điểm là đá granit Chân Vân, đá hoa Khe Ngài, granodiorit Đakrông và gabro Cồn Tiên.

- Sét gạch ngói.Hiện có 18 điểm, mỏ với trữ lượng khoảng gần 82 triệu m3, phân bố ở nhiều nơi nhưng tập trung chủ yếu ở Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng.

- Cát, cuội, sỏi xây dựng. Có 16 mỏ và điểm, trữ lượng dự báo khoảng 3,9 triệu m3, tập trung ở phần thượng nguồn các sơng, nằm ở những vùng có giao thơng thuận lợi cho việc khai thác.

- Cát thủy tinh. Dự báo trữ lượng khoảng 125 triệu m3, chất lượng tốt, phân bố chủ yếu ở Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng nhưng tập trung ở khu vực Cửa Việt; có khả năng chế biến silicát, sản xuất thủy tinh và kính xây dựng.

- Cao lanh.Đã phát hiện được 03 điểm cao lanh là Tà Long, A Pey (Đăkrông) và La Vang (Hải Lăng) chất lượng khá tốt, đang tiếp tục thăm dò, thử nghiệm để đưa vào khai thác.

- Than bùn.Phân bố tập trung ở Hải Lăng và Gio Linh với tổng trữ lượng gần 400 ngàn tấn cho phép khai thác làm nguyên liệu sản xuất phân vi sinh với khối lượng khá lớn.

- Ti tan.Phân bố dọc ven biển nhưng tập trung chủ yếu ở Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng, có trữ lượng trên 500.000 tấn, có thể khai thác với khối lượng khoảng 10 - 20 nghìn tấn/năm để chế biến xuất khẩu.

- Nước khống.Phân bố ở Cam Lộ, Đakrơng cho phép phát triển cơng nghiệp sản xuất nước khống, phát triển các dịch vụ nghỉ dưỡng, chữa bệnh.

- Vàng. Phân bố ở Vĩnh Ô (Vĩnh Linh), Tà Long, A Vao (Đakrông) với trữ lượng khoảng 20 tấn, trong đó điểm mỏ vàng góc A Vao đã được thăm dị có thể tổ chức khai thác với quy mơ công nghiệp.

<b>I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội thực hiện vùng dự án</b>

<i><b>Tình hình kinh tế</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý II/2022 ước tính tăng 3,52% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: khu vực nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 7,76%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 8,39%; khu vực dịch vụ tăng 7,82%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 10,59.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn ước tính tăng 3,50% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của 6 tháng đầu năm từ trước đến nay. Trong đó, khu vực nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 4,38%, làm giảm 1,02 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 6,59%, đóng góp 1,63 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,50%, đóng góp 2,64 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,11%, đóng góp 0,25 điểm phần trăm.

Khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản giảm 4,38% so với cùng kỳ năm trước, đây là lần đầu tiên khu vực này trong 6 tháng đầu năm có mức tăng trưởng âm. Ngành lâm nghiệp diện tích rừng trồng mới tập trung tăng 46,86%, sản lượng gỗ khai thác tăng 9,56%...nên tăng trưởng cao nhất 7,43%, đóng góp 0,34 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Ngành thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản giảm 5,82% nên giá trị tăng thêm giảm 2,11% so với cùng kỳ năm trước, làm giảm 0,07 điểm phần trăm. Ngành nông nghiệp, cây hàng năm vụ Đông Xuân mất mùa nặng; năng suất và sản lượng hầu hết các loại cây trồng đều giảm so với vụ Đơng Xn năm trước, trong đó, sản lượng lương thực có hạt giảm 29,50%...đã làm cho giá trị tăng thêm giảm 8,34% so với cùng kỳ năm trước, làm giảm 1,29 điểm phần trăm.

Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,59% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất trong 6 năm trở lại đây. Trong đó, ngành cơng nghiệp tăng 10,24%, đóng góp 1,30 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; ngành xây dựng tăng 2,72%, đóng góp 0,33 điểm phần trăm. Trong ngành công nghiệp, từ trước đến nay công nghiệp chế biến, chế tạo giữ vai trị dẫn dắt ngành cơng nghiệp tỉnh nhà phát triển nhưng 6 tháng đầu năm nay chỉ tăng 4,03%, đây là mức tăng thấp nhất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo từ trước đến nay đã làm cho tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chững lại. Ngành xây dựng, 6 tháng đầu năm nay chỉ tăng 2,72%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 9,30% của 6 tháng đầu năm 2021. Nguyên nhân chủ yếu là do, tình hình dịch COVID-19 kéo dài một bộ phận dân cư gặp khó khăn; ngân hàng siết chặt tín dụng bất

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

động sản, lãi suất cho vay tăng; hơn nữa, giá vật liệu xây dựng tăng cao, nguồn vật liệu xây dựng khan hiếm làm cho tăng trưởng của ngành xây dựng tăng chậm lại.

Khu vực dịch vụ tăng 5,50%, cao hơn mức tăng của 6 tháng năm 2020 và năm 2021 nhưng thấp hơn mức tăng của các năm trước đó. Khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 đang phục hồi mạnh mẽ. Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: bán bn, bán lẽ tăng 5,72%, đóng góp 0,57 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; thông tin và truyền thơng tăng 5,01%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,17%, đóng góp 0,42 điểm phần trăm… Riêng ngành vận tải kho bãi tăng trưởng chậm chỉ tăng 1,53%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm do ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu, những tháng đầu năm dịch COVID-19 với biến thể mới Omicron diễn biến phức tạp, số ca bệnh tăng cao đã ảnh hưởng đến hoạt động vận tải…Các ngành dịch vụ phi thị trường chỉ ổn định do giảm biên chế, chưa tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức…

Về cơ cấu kinh tế 6 tháng đầu năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 22,57%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 26,47%; khu vực dịch vụ chiếm 46,82%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,14% (cơ cấu tương ứng của 6 tháng đầu năm 2021 là: 24,76%; 24,50%; 46,74%; 4%).

<i><b>Giao thơng</b></i>

Quảng Trị có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đơng và nhánh Tây), tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc qua tỉnh, và Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á cho phép Quảng Trị có thể giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước. Cảng Cửa Việt là một trong những cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hóa trong vùng và trung chuyển hàng hóa qua đường Xun Á. Cách khơng xa trung tâm tỉnh lỵ Đơng Hà có sân bay Phú Bài - Thừa Thiên Huế (khoảng 80 km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 150 km).

Tỉnh có đường sắt Bắc Nam, đường quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh chạy qua. Đặc biệt có đường 9 nối với đường liên Á qua cửa khẩu quốc tế Lao

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Bảo sang Lào. Dự án sân bay Quảng Trị ở Gio Linh, cách Đơng Hà 7 km về phía bắc đang được chuẩn bị thủ tục triển khai đầu tư. Cảng biển Mỹ Thủy, Đại lộ Đông Tây bảy làn xe nối từ cảng Mỹ Thủy qua cửa khẩu Lao Bảo, có tổng vốn đầu tư khoảng 150 triệu USD.

<i><b>Dân số</b></i>

Quảng trị đứng thứ 57 so với cả nước về số dân, Tính đến ngày 1/4/2019, dân số của tỉnh là 632.375 người. Tồn tỉnh có 136.743 hộ gia đình, bình quân 4,4 nhân khẩu/hộ. Dân số thành thị có 195.413 người, chiếm 30,9%. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên tăng 0,55; dân số cơ học tăng không đáng kể. Bình quân mỗi năm dân số trung bình toàn tỉnh tăng thêm khoảng 5.000-6.000 người. Đây cũng là tỉnh ít dân nhất vùng Bắc Trung Bộ với gần 700.000 dân.

Trong cơ cấu dân số phân theo giới tính, nữ chiếm 50,4%, nam chiếm 49,6%; phân theo độ tuổi, từ 0-59 tuổi chiếm khoảng 90,9%, chỉ tiêu này cho thấy đây là cơ cấu dân số trẻ, riêng dân số dưới 15 tuổi chiếm 37,9%, đây là lực lượng lao động dự trữ dồi dào của tỉnh.

Mật độ dân số toàn tỉnh là 126,7 người/km2, thuộc loại thấp so với các tỉnh, thành khác trong cả nước. Dân cư phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ, tập trung đông ở các thành phố, thị xã, các huyện đồng bằng như thị xã Quảng Trị: 308 người/km2, thị xã Đơng Hà: 1.157 người/km2, trong khi đó huyện Đakrơng chỉ có 29 người/km2, Hướng Hố 64 người/km2. Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng các công trình hạ tầng giao thơng, điện, nước, thủy lợi, trường học, trạm y tế... phục vụ sản xuất và dân sinh ở những vùng có địa hình núi cao, chia cắt, thưa dân.

Cộng đồng các dân tộc tỉnh Quảng Trị gồm 3 dân tộc chính: Kinh, Vân Kiều và Pa Cô. Tỉ lệ các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 9% tổng dân số. Mỗi dân tộc đều có lịch sử lâu đời và có truyền thống văn hóa phong phú, đặc sắc, đặc biệt là văn hóa dân gian. Đồng bào các dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pa Cô sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi phía Tây của tỉnh như: Hướng Hóa, Đakrơng.

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, tồn tỉnh có 9 tôn giáo khác nhau đạt 86.363 người, nhiều nhất là Phật giáo có 52.881 người, tiếp theo là Cơng giáo có

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

25.720 người, đạo Tin Lành có 7.750 người. Cịn lại các tơn giáo khác như Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có năm người, đạo Cao Đài và Baha'i giáo mỗi tơn giáo có hai người, Hồi giáo, Phật giáo Hòa Hảo và Tứ Ân Hiếu Nghĩa mỗi tơn giáo chỉ có một người

<b>II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG</b>

<b>II.1. Công nghệ đốt chất thải phát điện trên thế giới và tại Việt Nam</b>

Công nghệ đốt chất thải để tạo ra điện ngày càng được áp dụng rộng rãi do có một số ưu điểm nổi bật so với các công nghệ khác, như giảm được 90-95% thể tích và khối lượng chất thải; có thể tận dụng nhiệt; giảm phát thải khí nhà kính so với biện pháp chơn lấp; giảm thiểu ơ nhiễm nước, mùi hơi...

<i><b>Xu hướng cơng nghệ lị đốt chất thải kết hợp phát điện trên thế giới</b></i>

Lượng chất thải rắn tồn cầu đang tăng lên nhanh chóng, từ hơn 3,5 triệu tấn mỗi ngày trong năm 2010, và dự kiến sẽ tăng lên hơn 6 triệu tấn mỗi ngày vào năm 2025. Chất thải từ các thành phố đã đủ để lấp đầy một dòng xe chở hàng dài 5.000 cây số mỗi ngày. Do đó, việc xử lý chất thải trở thành vấn đề cấp bách cần giải quyết. Khi việc chôn lấp chất thải trở nên lạc hậu và kém hiệu hiệu quả, nhiều phương pháp xử lý mới đã được phát triển như đốt, chế biến compost... Nhiều quốc gia thậm chí cịn tận dụng chất thải để trở thành nguồn nguyên liệu cho sản xuất điện và gặt hái được nhiều thành cơng, điển hình là một số nước Châu Âu, Nhật và Trung Quốc.

Ở Châu Âu: sau khi lệnh cấm chôn lấp chất thải khơng qua xử lý được ban hành, nhiều lị đốt chất thải đã được xây dựng để xử lý chất thải rắn (CTR). Gần đây, một số thành phố đã bắt đầu xây dựng và đưa nhiều lò đốt CTR phát điện đi vào hoạt động. Tại châu Âu, điện tạo ra từ chất thải được coi là từ một nguồn năng lượng tái tạo (Renewable Energy Resorce - RES) và nếu cơ sở đốt

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

chất thải phát điện do tư nhân điều hành thì sẽ được hưởng một số khoản ưu đãi thuế.

Điển hình của việc áp dụng công nghệ đốt chất thải phát điện là Thụy Điển: trong số chất thải cần xử lý, lượng chất thải cần phải chôn lấp chỉ chiếm khoảng 1%, lượng chất thải được tái chế chiếm 47% và lượng chất thải được đốt để sản xuất nhiệt và điện chiếm 52%. Thụy Điển đã thiết lập mạng lưới đốt chất thải để thu lại nguồn điện, hoà vào mạng điện Quốc gia và 50% lượng điện năng tiêu thụ trong nước là từ năng lượng tái tạo.

Để đáp ứng “nhu cầu về chất thải” rất lớn này, người dân Thuỵ Điển đã và đang thực hiện theo một quy trình phân loại chất thải rất khoa học, kể từ những năm 1970. Tuy nhiên lượng chất thải trong nước vẫn khơng đủ, Thuỵ Điển cịn phải nhập khẩu chất thải từ các nước khác. Đây là một chính sách thông minh, Thuỵ Điển không những tận dụng rất tốt “tài nguyên chất thải”, mà còn được các nước lân cận trả tiền để “sử dụng” chất thải hộ.

Ở Nhật Bản: So với các nước Châu Âu, Nhật Bản không phải là Quốc gia đi đầu về tái chế chất thải. Nhưng họ là Quốc gia đi đầu trong việc phân loại chất thải và xử lý chất thải hiệu quả, trong đó phải kể đến việc đốt chất thải một cách triệt để bằng công nghệ CFB (Circulating fluidized bed - Cơng nghệ đốt hóa lỏng tầng sơi).

Cơng nghệ CFB xử lý chất thải bằng cách vùi chất thải vào một lớp cát, sau đó sử dụng lưu lượng khơng khí trong q trình nung lị, cùng một số hóa chất khác để tiêu hủy chất thải. Chất thải bên trong lò sẽ được đối lưu liên tục, và sẽ bị tiêu huỷ hết trong thời gian rất nhanh, kể cả những vật liệu khó tiêu hủy. Khơng chỉ vậy, cơng nghệ này cũng giúp lượng khí thải như NO và NO2 giảm đi rất nhiều, cùng giá thành rẻ hơn những loại hình khác. Lượng nhiệt năng sau khi đốt cũng được sử dụng để sản xuất điện. (1)

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Ở Trung Quốc: Đốt chất thải phát điện trở thành xu thế mới tại Trung Quốc. Do nền kinh tế phát triển nhanh chóng và tốc độ đơ thị hóa cao, mỗi năm Trung Quốc thải ra 250 triệu tấn chất thải. Chất thải sinh hoạt một mặt đang tạo áp lực rất lớn đối với môi trường và sự phát triển của đô thị, mặt khác lại là nguồn tài nguyên đem lại lợi ích kinh tế to lớn. Việc khai thác chất thải cũng trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của ngành công nghiệp bảo vệ môi trường tại quốc gia này.

Công tác xử lý đốt chất thải đô thị của Trung Quốc phát triển khá nhanh, khả năng xử lý đốt chất thải của năm 2011 tăng gấp 33 lần so với năm 2000, đạt 940 tấn/ngày. Đến cuối năm 2012, có 142 nhà máy đốt chất thải sinh hoạt phát điện đã được xây dựng và đưa vào vận hành hoạt động, tổng quy mơ xử lý là 124 nghìn tấn, tổng công suất lắp đặt khoảng 2.600 MW. Phát điện nhờ chất thải tại Trung Quốc có bước khởi đầu khá muộn. Nhà máy phát điện nhờ chất thải đầu tiên được đưa vào vận hành năm 1987, thiết bị kỹ thuật chủ yếu đều nhập từ nước ngoài.

Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng từ thiết bị lò đốt nhập khẩu đến lò chế tạo trong nước rồi đến lị hơi tầng sơi tuần hồn đã khiến cho ngành công nghiệp phát điện nhờ chất thải tại Trung Quốc đi từ khơng đến có, đồng thời đạt được sự phát triển nhanh chóng. Hiện tại, số lượng hệ thống đốt chất thải mới xây tại Trung Quốc đã chiếm hơn một nửa của thế giới. Hiện nay, khả năng đốt chất thải phát điện trên toàn Trung Quốc có thể đạt trên 310 nghìn tấn/ngày. (2)

<i><b>Xu hướng cơng nghệ lò đốt chất thải kết hợp phát điện ở Việt Nam</b></i>

Cùng với sự gia tăng dân số, quá trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) đang gia tăng cả về khối lượng và chủng loại. Cả nước phát sinh trung bình 64.658 tấn CTRSH, trong đó khu vực đô thị chiếm 55%, khu vực nông thôn chiếm 45%. Tỷ lệ thu gom và xử lý

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

CTRSH tại khu vực đơ thị trung bình đạt 92% và khu vực nông thôn đạt 66%, trong số chất thải rắn thu gom được, khoảng 71% (tương đương 35.000 tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp chơn lấp (chưa tính lượng bã thải từ các cơ sở chế biến compost và tro xỉ phát sinh từ các lò đốt); 16% (tương đương 7.900 tấn/ngày) được xử lý tại các nhà máy chế biến compost; 13% (tương đương 6.400 tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp đốt.

Để xử lý lượng chất thải rắn này, hiện trên cả nước có 1.322 cơ sở xử lý CTRSH, gồm 381 lò đốt CTRSH, 37 dây chuyền chế biến compost, 904 bãi chơn lấp, trong đó có nhiều bãi chơn lấp không hợp vệ sinh. Một số cơ sở áp dụng phương pháp đốt CTRSH kết hợp nhiều phương pháp xử lý, trong đó phải kể đến phương pháp đốt thu hồi năng lượng phát điện.

Quy trình cơng nghệ đốt chất thải phát điện như sau: lò đốt được trang bị hệ thống trao đổi nhiệt và nồi hơi để thu hồi nhiệt năng từ việc đốt CTRSH. Hơi nước sinh ra được sử dụng để chạy tua-bin phát điện. Về cơ bản có thể coi nhà máy đốt CTRSH phát điện là một nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu là CTRSH. Hiện nay, nhiều nhà máy, tổ chức tại Việt Nam đã lựa chọn nghiên cứu áp dụng công nghệ đốt chất thải phát điện trong xử lý CTRSH. Điển hình có Khu xử lý CTR ấp Trường Thọ, xã Trường Xuân, huyện Thới Lai của Cần Thơ, Nhà máy phân loại xử lý CTRSH, sản xuất điện và phân bón khống hữu cơ xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch của Quảng Bình, Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội (nhà máy NEDO) với công suất xử lý 75 tấn/ngày chất thải công nghiệp và nguy hại, đồng thời tận dụng phát điện với công suất 1.930 kW... Nhiều địa phương khác đang trong quá trình nghiên cứu để đầu tư như Hà Nội với 2 dự án lớn gồm: Nhà máy Đốt chất thải phát điện công suất 4.000 tấn/ngày tại Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, vận hành trong năm 2021; và Nhà máy Đốt chất thải phát điện công suất 1.500 tấn/ngày tại Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, dự kiến vận hành từ tháng 4/2023; Thành phố Hồ Chí Minh

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

với dự án Nhà máy đốt chất thải phát điện Tâm Sinh Nghĩa tại Khu xử lý chất thải Tây Bắc xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, có cơng suất xử lý đốt chất thải phát điện 2.000 tấn/ngày đêm; Đồng Nai với dự án Điện chất thải Vĩnh Tân có cơng suất xử lý 600 tấn chất thải/ngày, công suất phát điện 30MW...

<b>II.2. Quy hoạch điện VIII: Bước đột phá chuyển dịch năng lượng</b>

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) do Viện Năng lượng, Bộ Công Thương soạn thảo đã được chỉnh sửa sau các lần hội thảo, góp ý của các tổ chức chuyên môn, các chuyên gia năng lượng trong và ngoài nước, nhận xét và đánh giá của Hội đồng thẩm định quốc gia. Từ thực tế giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy phát triển nguồn điện chưa phù hợp với sự phân bổ và phát triển phụ tải, hy vọng Quy hoạch điện lần này sẽ đáp ứng được nhu cầu phụ tải, trong đó, đặc biệt là cơ cấu nguồn điện phù hợp với cam kết đưa phát thải rịng về khơng vào năm 2050.

Căn cứ Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11/02/2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, theo đó Nghị quyết xác định rõ và tồn diện hơn về nhiệm vụ bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và vai trò của phát triển năng lượng quốc gia, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển năng lượng, đặc biệt là kinh tế tư nhân, kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp độc quyền, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hóa thạch. Nghị quyết cũng quy định tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 15 - 20% năm 2030 và 25 - 30% năm 2045, tương ứng tỷ lệ điện năng của năng lượng tái tạo (NLTT) trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc là khoảng 30% năm 2030 và 40% năm 2045.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Trên cơ sở các yêu cầu cụ thể đó, Dự thảo Quy hoạch điện VIII (Dự thảo tháng 2/2021) đã đề xuất phát triển cơ cấu công suất các loại hình nguồn điện như sau (xem bảng 1):

Cơng suất các loại hình nguồn điện dự kiến quy hoạch đến năm 2045 (Kịch bản phụ tải cơ sở). Đơn vị: MW. <small>Nguồn linh hoạt chạy khí (ICE+SCGT)600140049001080015600Nhiệt điện+TBK dầu898138000Thủy điện (bao gồm cả thủy điện nhỏ)2449724792250922509225092Điện gió trên bờ1132016010231103091039610Điện gió ngồi khơi0200090001500021000Điện mặt trời1724018640302904234055090Điện sinh khối20503150386041505310Nguồn lưu trữ01200415060007800Nhập khẩu35085677567756775677</small>

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) ở Glasgow (Vương quốc Anh) đầu tháng 11 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra tuyên bố Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 với nỗ lực cao của quốc gia và với sự hỗ trợ hiệu quả về cơng nghệ và tài chính từ quốc tế. Đây là thể hiện quyết tâm và cam kết chính trị của Đảng, Nhà nước ta trong việc đẩy mạnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

chuyển đổi kinh tế nhằm góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu tồn cầu, trong đó Việt Nam là một trong số ít nước phải chịu hậu quả nặng nề nhất. Phát thải khí nhà kính từ các hoạt động năng lượng gây ô nhiễm môi trường, là tác nhân trực tiếp dẫn tới biến đổi khí hậu (BĐKH) và tạo ra các yếu tố rủi ro tiềm ẩn cho sự phát triển bền vững của quốc gia. COP26 đã hoàn thành các nội dung quan trọng và kết thúc tại Glasgow (Vương quốc Anh) vào ngày 13/11/2021 với gần 200 quốc gia đồng thuận với Hiệp ước Khí hậu Glasgow để giữ cho mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt ở 1,50C, nhận định các tồn tại và hoàn thiện các phần chưa được thống nhất của Thỏa thuận Paris. Để đạt được mục tiêu này cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng sạch thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch.

Sau Hội nghị COP26, thực hiện cam kết đưa phát thải rịng về khơng vào năm 2050 như Thủ tướng Chính phủ đã tuyên bố, Viện Năng lượng - cơ quan soạn thảo Quy hoạch điện VIII đã tính tốn lại cơ cấu phát triển nguồn điện giai đoạn 2021 - 2045 như sau (xem bảng 2). Với nhiệt điện than, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu rà soát lại quy hoạch nguồn điện này sau năm 2030 theo hướng chuyển đổi nhiên liệu hoặc không tiếp tục phát triển nếu dự án khơng có các ràng buộc, có nguy cơ gây thiệt hại về kinh tế. Đặc biệt, lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu cân nhắc tăng thêm quy mơ điện gió ngồi khơi và nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nguồn điện này.

Cơng suất các loại hình nguồn điện dự kiến quy hoạch đến năm 2045 (Kịch bản phụ tải cao). Đơn vị: MW. Dự thảo tháng 11/2021.

Tổng công suất đặt 106521 155922 213517 277487 <sup>33358</sup><sub>7</sub>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Thủy điện (bao gồm cả thủy điện

So sánh bảng 2 với bảng 1 cho thấy:

- Tỷ trọng công suất nhiệt điện than năm 2030 (theo bản Dự thảo tháng 11/2021) chiếm 25,3% cơ cấu cơng suất tồn hệ thống, thấp hơn tính tốn theo bản Dự thảo tháng 2/2021 và tháng 10/2021 tương ứng là 1,3% và 3%.

- Nhiệt điện khí chiếm tỷ trọng 24%, cao hơn tính tốn theo bản Dự thảo tháng 2/2021 và tháng 10/2021 là 1,7%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

- Nguồn NLTT (không kể thủy điện) chiếm tỷ trọng 27,4%, tương đương với Dự thảo tháng 2/2021, nhưng cao hơn so với tính tốn theo bản Dự thảo tháng 10/2021 là 2,5%.

- Phát triển nguồn thủy điện so với bản Dự thảo tháng 2/2021 đến năm 2030 là 5,3% và năm 2045 tăng 19,2%.

- Nguồn lưu trữ (bao gồm thủy điện tích năng và pin tích năng) so với bản Dự thảo tháng 2/2021 đến năm 2030 tăng gấp đôi và năm 2045 tăng hơn 73%.

Tại Hội thảo “Phát triển điện gió ngồi khơi vì tương lai năng lượng sạch của Việt Nam” do Ban kinh tế Trung ương và Hội đồng năng lượng gió tồn cầu đồng chủ trì đã diễn ra tại Hà Nội (ngày 16/12/2021), đại diện Bộ Công Thương xác nhận: Căn cứ vào tiềm năng điện gió ngồi khơi và nhu cầu phát triển NLTT, dự thảo Quy hoạch điện VIII đã dự kiến xây dựng điện gió ngồi khơi đến năm 2030 với tổng công suất đạt 5.000 MW và đến năm 2045 là 41.000 MW, so với Dự thảo tháng 2/2021 có mức tăng tương ứng là 150% (năm 2030) và 95% (năm 2045). Đặc biệt đến tháng 12/2020 QHĐ VIII dự kiến quy mô nhiệt điện than ở mức dưới 40 GW tới năm 2030 và không xây dựng thêm nhiệt điện than sau năm 2030.

Như vậy rõ ràng Dự thảo Quy hoạch điện VIII đã xác định vai trò nguồn năng lượng tái tạo và lưu trữ điện năng trong phát triển cơ cấu nguồn điện toàn hệ thống nhằm tiến tới đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Phát triển NLTT trong đó đáng chú ý là điện gió ngồi khơi với tiềm năng kinh tế -kỹ thuật đạt 162 GW, lớn hơn cả tổng công suất đặt của hệ thống vào năm 2030 được dự báo là 155, 9 GW (kịch bản phụ tải cao), tuy nhiên dự thảo mới chỉ đề xuất xây dựng 5 GW vào năm 2030 và 41 GW vào năm 2045 là khá thấp so với tiềm năng. Đến năm 2045, với công suất dự kiến xây dựng 41 GW, điện gió

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

ngồi khơi sẽ chiếm 12% trong cơ cấu nguồn toàn hệ thống. Hiện nay nhiều địa phương trong cả nước đã đề xuất phát triển điện gió ngồi khơi với Bộ Cơng Thương và Chính phủ, với tổng cơng suất lên tới trên 110 GW. Theo ý kiến của Bộ Công Thương, cơng suất điện gió ngồi khơi trong Quy hoạch VIII sau năm 2030 có thể phát triển nhiều hơn nữa nếu "điều kiện kinh tế, kỹ thuật cho phép".

Đi đôi với phát triển nguồn điện từ NLTT, sẽ phát triển hệ thống pin lưu trữ năng lượng nhằm góp phần giảm công suất cực đại vào giờ cao điểm của hệ thống điện, giảm tình trạng lưới điện bị quá tải hoặc giảm nhu cầu đầu tư nguồn điện và hạ tầng lưới điện để đáp ứng nhu cầu phụ tải cho một số ít giờ cao điểm, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống điện. Rõ ràng, Quy hoạch điện VIII (dự thảo tháng 11 và 12 năm 2021) đã đồng loạt tăng tỷ trọng NLTT lên mức cao hơn so với các bản dự thảo trước đó, kể cả nguồn năng lượng tái tạo truyền thống như thủy điện và bổ sung nguồn phát điện mới, đó là lưu trữ năng lượng (thực tế là 2 dự án thủy điện tích năng Bác Ái và Phước Hịa với quy mơ mỗi dự án 1.200 MW).

Cơ chế nào để phát triển hệ thống tích trữ năng lượng và điện gió ngồi khơi?

Để hiện thực hóa việc phát triển hệ thống tích trữ năng lượng và điện gió ngồi khơi như mục tiêu trong Quy hoạch điện VIII đề ra cần tổng kết kinh nghiệm phát triển điện mặt trời và điện gió trong năm 2020 và năm 2021.

Đánh giá kết quả tăng trưởng vượt bậc về lắp đặt điện mặt trời trong năm 2020 và tổng cơng suất điện gió trước ngày 1/11/2021 dễ dàng nhận thấy, cơ chế khuyến khích của Chính phủ đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của điện mặt trời và điện gió.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Với các cơ chế khuyến khích (Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ - xem bảng 3), điện mặt trời đã có sự phát triển bùng nổ trong năm 2019 và đặc biệt là năm 2020, góp phần bổ sung nguồn điện quan trọng, đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia.

Tính đến cuối năm 2020, tổng cơng suất lắp đặt điện mặt trời trên cả nước đã đạt khoảng 19.400 MWp (tương đương 16.500 MW). Đối với điện gió, giá FIT cũng là “cú hích” để các dự án loại hình năng lượng này phát triển mạnh.

Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-39/2018/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam (xem bảng 3). Tính đến thời điểm 31 tháng 10 năm 2021 đã có 84 dự án điện gió (so với 106 dự án đăng ký) với tổng công suất 3.980,265 MW được đưa vào vận hành thương mại.

Tổng hợp cơ chế khuyến khích phát triển điện tái tạo hiện hành.

<b>Loại hình NLTT<sub>cơng nghệ</sub><sup>Loại hình</sup></b>

(dưới 30MW) <sup>Sản xuất điện</sup> <sup>Biểu giá chi</sup>phí tránh được

Biểu giá CPTĐ được

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>Loại hình NLTT<sub>cơng nghệ</sub><sup>Loại hình</sup></b>

Thiêu đốt <sup>FIT cho 20</sup><sub>năm</sub> 10,05 USCents/kWh Chôn lấp <sup>FIT cho 20</sup><sub>năm</sub> 7,28 USCents/kWh

Điện mặt trời

ĐMT nổi <sup>FIT cho 20</sup><sub>năm</sub> 7,69 USCents/kWh ĐMT mặt đất <sup>FIT cho 20</sup><sub>năm</sub> 7,09 USCents/kWh ĐMT mái nhà <sup>FIT cho 20</sup><sub>năm</sub> 8,38 USCents/kWh

Ngồi các cơ chế khuyến khích về giá mua điện như nêu trên, các dự án NLTT ở Việt Nam cịn có thể được hưởng các cơ chế hỗ trợ khác như ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu thiết bị, ưu đãi về sử dụng đất và tiếp cận tài chính...

Cơ chế khuyến khích cho dự án điện tái tạo nối lưới tại Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>STT<sup>Cơ chế khuyến</sup><sub>khích tài chính</sub>Mức độ</b>

Thuế suất TNDN:

- 4 năm đầu kể từ năm có thu nhập chịu thuế: 0% - 9 năm tiếp theo: 5%

- 2 năm tiếp theo: 10% - Các năm còn lại: 20%

2 Thuế nhập khẩu

Hàng hóa nhập khẩu làm tài sản cố định, vật liệu và bán thành phẩm không được sản xuất trong nước. Nhà đầu tư nên kiểm tra Danh mục các hàng hóa và sản phẩm được miển thuế nhập khẩu hàng năm được Bộ KHĐT công bố.

3 Sử dụng đất Tiền thuê đất ưu đãi theo quy định của tỉnh. 4 <sup>Phí bảo vệ mơi</sup><sub>trường</sub> 0%

5 Đầu tư

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cho vay lên tới 70% tổng chi phí đầu tư với lãi suất tương đương với mức lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng với 1%/năm.

Phát triển điện gió nói chung, trong đó có điện gió ngồi khơi sẽ tạo thành một nền cơng nghiệp điện gió với chuỗi cung ứng phụ trợ. Điện gió ngồi khơi có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch chạy phụ tải nền với độ biến động thấp hơn, tính ổn định cao hơn và khả năng dự đoán cao hơn so với các nguồn NLTT khác, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh năng lượng. Tuy nhiên, giá FIT cho điện gió, trong đó có điện gió ngồi khơi đã hết hiệu lực từ tháng 11/2021. Liệu có cần gia hạn giá FIT để tạo “cú hích” tiếp tục cho điện gió ngoài khơi? Hiện tại các địa phương đã đăng ký phát triển hàng trăm MW dự án điện gió ngồi

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

tiếp tục gia hạn giá FIT sẽ dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt, lãng phí nguồn lực khơng cần thiết?

Điện gió ngồi khơi là lĩnh vực mới ở Việt Nam, do vậy cần đánh giá tiềm năng và điều kiện, chuỗi cung ứng điện gió ngồi khơi, trên cơ sở đó, khuyến nghị các chính sách và giải pháp phát triển như về thu hút vốn; xây dựng chuỗi giá trị về công nghiệp chế tạo, xây lắp và các dịch vụ liên quan, phát triển cảng, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư...

Đối với việc phát triển hệ thống tích trữ năng lượng và điện gió ngồi khơi khơng những phải bổ sung thêm các quy định, chính sách phù hợp mà có thể cần thêm những cơ chế chính sách, đặc biệt có các cơ chế chia sẻ rủi ro thì chắc chắn sự chuyển dịch năng lượng sẽ thành công.

<i><b>Kết luận:</b></i>

Rõ ràng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đâu chỉ là những con số để định hướng phát triển điện lực trong giai đoạn 10 năm tới mà đây còn là bước đột phá chuyển dịch năng lượng nước ta. Cơ cấu nguồn điện phù hợp hơn, giảm năng lượng hoá thạch, tăng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, đặc biệt là có phương án thêm điện gió ngồi khơi và hệ thống lưu trữ năng lượng trong tổng cơ cấu nguồn.

Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử - đó là lựa chọn phát triển điện gió ngồi khơi và sẽ mở ra ngành cơng nghiệp điện gió trong tương lai. Điều này phù hợp với các cam kết của Việt Nam tại hội nghị COP 26 về giảm phát thải carbon, bảo vệ môi trường. Tỷ trọng ngày càng tăng của điện mặt trời và điện gió, đặc biệt là điện gió ngồi khơi địi hỏi phải áp dụng các giải pháp linh hoạt về kinh tế và kỹ thuật. Bây giờ chính là lúc để thay đổi hệ thống đáp ứng với sự thay đổi về cơ cấu nguồn phát. Tính linh hoạt đã được xem là nguyên tắc chủ

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

đạo trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển điện trong giai đoạn 2021 -2030.

Pin lưu trữ năng lượng, thủy điện tích năng, phát triển thêm các nguồn thủy điện, trong đó có việc mở rộng thêm cơng suất một số nhà máy thủy điện đang vận hành; phát triển cơng nghiệp khí hydro; chuyển đổi nhiên liệu từ than sang gas sẽ tăng tính linh hoạt vận hành hệ thống điện là sự chuyển dịch tất yếu của ngành năng lượng nước ta.

<b>III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN</b>

<b>III.1. Các hạng mục xây dựng của dự án</b>

Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:

<i>Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị</i>

</div>

×