Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRO XỈ NHÀ MÁY NĐT LÀM VẬT LIỆU THAY THẾ TRONG XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÁC ĐỀ XUẤT NHẰM THÚC ĐẨY SỬ DỤNG TRO XỈ NĐT LÀM VẬT LIỆU THAY THẾ TRONG XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.97 KB, 12 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ THÚC ĐẨY SỬ DỤNG TRO XỈ LÒ NHIỆT ĐỐT THAN LÀMVẬT LIỆU THAY THẾ TRONG XÂY DỰNG</b>

<b>Lê Văn Tuấn và Phạm Xuân Anh - Trường Đại học Xây dựngTóm tắt</b>

Trên thế giới, tro xỉ từ nhà máy nhiệt điện than hầu như được tận dụng hết để làm vật liệu xây dựng, nhiều nước còn phải nhập khẩu tro, xỉ để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng. Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, nhu cầu tiêu thụ điện ngày một tăng dẫn đến khối lượng tro xỉ tạo ra từ tại các nhà máy nhiệt điện đang ngày một tăng thêm, gây sức ép lớn về việc lưu trữ và ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng tro xỉ làm vật liệu thay thế trong xây dựng mang lại nhiều hiệu quả to lớn, bảo vệ mơi trường, tiết kiệm diện tích đất làm bãi chứa, giảm sử dụng tài nguyên khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng, đảm bảo phát triển bền vững. Bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sử dụng tro xỉ nhiệt điện than làm vật liệu thay thế trong xây dựng.

<b>Từ khóa: tro xỉ, tro xỉ nhiệt điện than, tro xỉ lò nhiệt đốt than, vật liệu thay thế.</b>

<b>SOME RECOMMENDATIONS ON PROMOTING THE USE OF COAL – FIREDFURNACE ASH AS REPLACEMENT MATERIALS IN CONSTRUCTION</b>

<b>Le Van Tuan and Pham Xuan Anh - Construction UniversityAbstract:</b>

In the world, ash and slag from coal-fired power plants are almost fully utilized for construction materials, many countries have to import ash and slag to use as raw materials for construction materials production. Currently, along with the economic development of the country, the demand for electricity is increasing, leading to the increasing volume of ash generated from thermal power plants, causing great pressure on storage. and environmental pollution. The use of ash as a substitute material in construction brings about great effects, protects the environment, saves the land area for storage, and reduces the use of mineral resources to produce construction materials. ensure sustainable development. This article proposes a number of solutions to promote the use of coal-fired thermal ash as an alternative material in construction.

<b>Keywords: ash, slag, coal-fired thermal ash, coal-fired furnace ash, alternative materials </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>1. Đặt vấn đề</b>

Tro xỉ của nhà máy nhiệt điện đã được nghiên cứu và sử dụng phổ biến từ rất lâu trên thế giới . Tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện có thể làm phụ gia trong sản xuất xi măng, bêtông, sử dụng để làm chất liên kết gia cố các cơng trình giao thơng, sản xuất gạch khơng nung, bê tông nhẹ, làm tấm trần, tường thạch cao, gốm sứ rất hiệu quả. Việc tái chế tro xỉ sẽ tạo nguồn nguyên liệu thay thế các nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu để làm phụ gia cho sản xuất xi măng, làm bê tông, xử lý đất, đồng thời hình thành thị trường mua bán chất thải đã được xử lý để làm nguyên liệu làm vật liệu xây dựng. Đây là một giải pháp tạo nguồn nguyên liệu cơ bản nhằm ổn định để phát triển bền vững cho ngành vật liệu xây dựng, hạn chế sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và nhiên liệu phát thải nhiều ra môi trường gây ô nhiễm và hiệu ứng nhà kính.

Việt Nam được xếp vào 10 quốc gia có lượng phát thải tro xỉ lị nhiệt đốt than nhiều nhất trên thế giới. Trên thực tế, thống kê cho thấy, hiện nay mới chỉ có khoảng 10% lượng tro xỉ thải ra hàng năm được thu gom, sử dụng, còn lại 90% vẫn thực hiện tích chứa hoặc chơn lấp. Dự báo khi các nhà máy nhiệt điện than được phát triển nhiều lên thì lượng tro xỉ, tro bay sẽ tăng lên gấp nhiều lần, gây ra ô nhiễm môi trường hết sức nghiêm trọng nếu như không áp dụng các biện pháp lưu trữ hay sử dụng hiệu quả và hợp lý, thân thiện với môi trường. Việc xử lý chất thải của các nhà máy nhiệt điện than và dùng tro xỉ lò nhiệt điện đốt than làm vật liệu thay thế tại một số cơng trình xây dựng ở Việt Nam đang ngày càng trở nên bức thiết. Do đó, cần nghiên cứu các giải pháp nhằm thúc đẩy sử dụng tro xỉ Nhà máy nhiệt điện than làm vật liệu thay thế trong xây dựng

Trong thời gian qua, Nhà nước đã hết sức quan tâm và nỗ lực trong việc rà soát và ban hành các quy định pháp lý sử dụng tro xỉ nhiện điện than làm vật liệu thay thế trong xây dựng, cụ thể: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 23/9/2014 về một số giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ các NMNĐ, nhà máy hóa chất, phân bón. Ngày 12/4/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các NMNĐ, hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất VLXD và trong các cơng trình xây dựng (tại Quyết định số 452/QĐ-TTg). Các chủ cơ sở phát thải và xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao FGD, thạch cao PG làm nguyên liệu cho sản xuất VLXD, sử dụng trong các cơng trình xây dựng phải tn thủ quy định tại Điều 40, Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP. Luật BVMT năm 2014, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu đã quy định rõ: Tro, xỉ phát sinh từ các NMNĐ phải được phân định, phân loại và quản lý theo quy định đối với CTR cơng nghiệp thơng thường; Khuyến khích tái sử dụng, tái chế chất thải bao gồm cả việc sử dụng tro, xỉ làm nguyên liệu sản xuất theo quy định. Các quyết định và tiêu chuẩn cũng được ban hành như: Quyết định 456/QĐ-BXD năm 2019 về việc cơng bố định mức dự tốn một số cơng tác xây dựng sử dụng vật liệu tro xỉ nhiệt điện; Quyết định 216/QĐ-BXD năm 2019, ban hành chỉ dẫn kỹ thuật sử dụng tro xỉ nhiệt điện đốt than vào san lấp; Quyết định 1696/QĐ-TTg năm 2014, về một số giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng; TCVN 10302:2014, Phụ gia hoạt tính dùng cho bê tơng, vữa xây và xi măng; TCVN 12249: 2018, Tro xỉ nhiệt điện đốt than làm vật liệu san lấp - yêu cầu chung.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Tuy nhiên, cơ chế chính sách về sử dụng tro xỉ nhiệt điện than làm vật liệu thay thế trong xây dựng cịn rất ít và chưa đồng bộ. Một số quy định pháp lý mặc dù đã ban hành nhưng còn chưa rõ gây nhiều khó khăn trong việc tái sử dụng tro xỉ, điển hình như Nghị định 38/2015/NĐ-CP vẫn sử dụng cụm từ “tro xỉ là chất thải nguy hại” thì rất khó cho doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu. Văn bản hướng dẫn đồng xử lý tro, xỉ, thạch cao và hướng dẫn sử dụng tro, xỉ, thạch cao để hoàn nguyên mỏ chưa được ban hành. Bộ Khoa học và Cơng nghệ chưa có hướng dẫn sử dụng Quỹ chuyển giao công nghệ như quy định tại Quyết định 567/QĐ-TTg, nên các doanh nghiệp chưa được hưởng ưu đãi.

<b>2.2. Thực trạng sử dụng tro xỉ nhà máy nhiệt điện than làm vật liệu thay thế trong xâydựng tại Việt Nam</b>

Tại Việt Nam việc khai thác sử dụng xỉ đáy lò tương đối tốt. Tro, xỉ được các đơn vị thu mua trực tiếp từ nhà máy hoặc dùng để sản xuất vật liệu xây dựng như sản xuất xi măng, vật liệu khơng nung, san lấp nền móng và một số việc khác. Thực hiện Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 23/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp thực hiện xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất phân bón để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, các nhà máy nhiệt điện đã triển khai việc tiêu thụ tro, xỉ, thạch cao thải ra với các hình thức khác nhau như: Chủ động xây dựng dây chuyền xử lý tro, xỉ, thạch cao (tuyển ướt), xây dựng dây chuyển sản xuất vật liệu không nung; bán và cho không tro, xỉ, thạch cao cho các cá nhân, đơn vị thu mua, các nhà máy xi măng, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng... Theo Bộ Xây dựng, trong năm 2019, cả nước đã tiêu thụ khoảng 11-13 triệu tấn tro, xỉ, thạch cao phát sinh trong quá trình sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện, hóa chất và phân bón.

Hiện nay, tất cả các nhà máy nhiệt điện than đã đi vào vận hành đều được thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các nhà máy nhiệt điện đang thay đổi tư duy quản lý đối với chất thải rắn tro, xỉ, thạch cao theo hướng coi đó là nguồn tài nguyên và là sản phẩm đem lại giá trị kinh tế. Hiện cả nước đang có khoảng 90 đơn vị tham gia vào sản xuất phục vụ sản xuất xi măng. Theo đó, tiềm năng tái sử dụng tro xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất… làm phụ gia sẽ rất lớn.

Tuy nhiên, con số về khối lượng tro, xỉ được tiêu thụ vẫn chưa đáng kể. Mặc dù các Bộ, các địa phương, nhiều chủ cơ sở phát thải và nhiều đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng, các nhà đầu tư đã triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 452, nhưng tổng lượng tro, xỉ nhiệt điện đã tiêu thụ đến nay chỉ đạt khoảng 38% so với tổng lượng phát thải; tổng lượng tiêu thụ thạch cao PG chỉ đạt khoảng 3,5% so với tổng lượng phát thải trong khi mục tiêu của Đề án đặt ra đến năm 2020 là 52%. Lượng tro, xỉ nhiệt điện, thạch cao PG vẫn còn tồn đọng nhiều (khoảng hơn 42,6 triệu tấn tro, xỉ nhiệt điện và khoảng 14,7 triệu tấn thạch cao PG).

Công nghệ xử lý tro, xỉ, các nhà máy có quy mơ cơng suất ở mức trung bình (khoảng 300-500 ngàn tấn/năm). Các dây chuyền xử lý ở trình độ trung bình thấp, mức độ tự động hóa chưa đáng kể, hệ thống thu hồi chưa đồng bộ, mức tự động hóa cịn thấp. Do đó, tro, xỉ của một số nhà máy thải ra không đạt chuẩn. Các nhà máy gặp một số khó khăn do chi phí vận chuyển lớn, tro, xỉ chưa được cạnh tranh về giá thành, năng lực của một số đơn vị tham gia xử lý còn hạn chế…

<b>3. Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy sử dụng tro xỉ nhiệt điện than làm vật liệu thay thếtrong xây dựng</b>

<b>3.1. Giải pháp về chính sách thuế</b>

- Xây dựng cơ chế ưu đãi đặc biệt đối với các phương án xử lý tro xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện. Trong đó cơ chế tập trung vào ưu đãi về vốn vay với lãi suất thấp, cụ thể như sau: + Ưu đãi cho các chủ phát thải về vay vốn, tạo điều kiện đầu tư hệ thống thu gom, xử lý phế thải

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

các phế thải tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hoá chất phân bón.

+ Ưu đãi về vay vốn đầu tư, giảm thuế cho các cơ sở tái sử dụng các phế thải tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hố chất phân bón làm ngun liệu sản xuất VLXD và làm vật liệu san lấp san lấp trên cơ sở xác định hiệu quả sử dụng cho từng lĩnh vực.

- Đề xuất xây dựng thông tư hướng dẫn quy định riêng về ưu đãi thuế thu nhâp doanh nghiệp đối với doanh nghiệp sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng từ tro xỉ. Thông tư này cần thể hiện các vấn đề: Căn cứ và phương pháp tính thuế; Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế, thuế suất ưu đãi; Miễn thuế, giảm thuế.

- Cần quy định các đơn vị xử lý tro thải của các nhà máy điện được hưởng một phần chi phí chơn lấp tro thay vì phải mua như hiện nay.

- Đề xuất xây dựng thông tư hướng dẫn, quy định riêng về áp đặt thuế suất đối với các loại thiết bị, vật tư sản xuất vật liệu xây dựng từ tro xỉ. Trong thơng tư này cần có danh mục các loại thiết bị, vật tư sản xuất vật liệu xây không nung được miễn thuế nhập khẩu.

- Cần áp dụng chính sách tính thuế suất cao đối với những loại thiết bị nhập khẩu lạc hậu dẫn đến chi phí than cho 1kwh điện lớn, phát thải nhiểu.

- Ngồi các chính sách ưu đãi về thuế: nhập khẩu, thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi và hỗ trợ khác theo các quy định hiện hành, các dự án chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung nhẹ và sản xuất gạch xi măng – cốt liệu công suất từ 7 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm trở lên hưởng ưu đãi như đối với các dự án thuộc chương trình cơ khí trọng điểm.

<b>3.2. Sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp lý không phù hợp</b>

Để đảm bảo việc phát triển nhiệt điện than gắn với phát triển bền vững, cần sửa đổi một số các quy định pháp lý theo hướng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng, gạch không nung và nhiều cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng dễ dàng tiếp cận và xử lý, tái chế tro, xỉ của nhà máy nhiệt điện than, cụ thể như sau:

- Sửa đổi Nghị định số 38/2015//NĐ-CP theo hướng bổ sung công cụ pháp lý cho các bộ, ngành trong việc quản lý tro, xỉ.

- Sửa đổi Nghị định 38/2015/NĐ-CP theo hướng xem tro, xỉ nhiệt điện khi đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng thì được coi là sản phẩm hàng hóa và không bị điều chỉnh theo quy định về chất thải công nghiệp thông thường (Theo Danh mục chất thải rắn nguy hại ban hành theo thông tư số 36/2015/TT-BTNMT và vẫn còn hiệu lực).

- Sửa đổi Nghị định số 38/2015/NĐ-CP theo hướng loại bỏ giấy phép "Giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường" theo Khoản 5 Điều 32 để các doanh nghiệp sản xuất xi măng, gạch không nung và nhiều cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng dễ dàng tiếp cận và xử lý, tái chế tro, xỉ của nhà máy nhiệt điện than.

- Sửa đổi QCVN 22:2009/BTNMT phù hợp với thực tế hoạt động của các nhà máy và đảm bảo lộ trình áp dụng quy chuẩn phù hợp với các nhà máy NĐT.

- Sửa đổi các quy định liên quan đến việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, quy định về xác nhận hồn thành cơng trình bảo vệ môi trường tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ.

<b>3.3. Ban hành các quy định pháp lý cho phép và khuyến khích sử dụng tro xỉ làm vật liệuxây dựng</b>

Để đạt được các mục tiêu về xử lý, sử dụng tro, xỉ đặt ra, cần sự ban hành đồng bộ các quy định pháp lý cho phép và khuyến khích sử dụng tro xỉ làm vật liệu xây dựng, cụ thể:

- Chính phủ:

+ Ban hành nghị định yêu cầu các dự án đầu tư xây dựng cơng trình, sử dụng vốn Nhà nước phải

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

sử dụng tro xỉ hoặc các sản phẩm vật liệu xây dựng có tro xỉ đảm bảo hiệu quả kinh tế, kỹ thuật. + Ban hành các quy định pháp lý yêu cầu bắt buộc thị trường vật liệu xây dựng sử dụng các sản phẩm sản xuất từ tro, xỉ, thạch cao, bê tông, gạch không nung...

+ Xây dựng chính sách nhằm hạn chế sử dụng gạch nung tại các địa phương, khu vực đặt các nhà máy nhiệt điện, để giảm sử dụng đất sét, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên tro, xỉ từ mỗi nhà máy…

+ Xem xét, ban hành các quy định pháp lý để các địa phương không được cấp đất quá 2 năm tồn chứa các phế thải tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hố chất phân bón cho các dự án đầu tư mới.

- Bộ Xây dựng:

+ Xây dựng, ban hành Chỉ dẫn kỹ thuật “Thi công và nghiệm thu khối xây bằng gạch bê tông” và các chỉ dẫn kỹ thuật liên quan.

+ Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn thiết kế cơng trình sử dụng vật liệu xây không nung đối với gạch bê tông và gạch nhẹ, sổ tay thiết kế chi tiết điển hình dùng cho gạch nhẹ; sốt xét, xây dựng lại định mức sử dụng vật liệu xây không nung phù hợp với điều kiện thực tế.

+ Biên soạn và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật cho việc xử lý, sử dụng tro xỉ, nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng trong các công trình xây dựng.

+ Xem xét, ban hành đơn giá cho khối bê tông lấn biển sản xuất từ tro, xỉ.

+ Ban hành thơng tư hướng dẫn hạch tốn chi phí liên quan đến xử lý, tiêu thụ tro, xỉ của nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng trong các cơng trình xây dựng.

+ Xây dựng các tiêu chí về vật liệu xanh, tạo điều kiện để cấp chứng chỉ vật liệu xanh cho các sản phẩm, cơng trình sử dụng tro, xỉ, thạch cao tái chế làm nguyên liệu.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường:

+ Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật , quy định tro xỉ, thạch cao để hoàn nguyên mỏ.

+ Xem xét, ban hành thông tư hướng dẫn việc chôn lấp tro xỉ trong trường hợp tro xỉ không thể sử dụng được.

+ Cấp chứng chỉ xanh cho các đơn vị sản xuất nhiệt điện, hố chất phân bón đảm bảo các tiêu chí về mơi trường và các đơn vị, cơng trình sử dụng các vật liệu tái chế.

- Bộ Giao thông vận tải cần xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, quy định sử dụng tro xỉ làm vật liệu xây dựng đường giao thông.

- Bộ Công thương:

+ Cần ban hành văn bản hướng dẫn về hạch toán chi phí liên quan đến xử lý, tiêu thụ tro xỉ của Nhà máy nhiệt điện than.

+ Xây dựng ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật, các tiêu chí và phương pháp đánh giá mức độ tiên tiến và hiệu quả của công nghệ tái chế.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật quy định sử dụng tro xỉ để xây dựng các cơng trình thủy lợi và các ứng dụng khác trong xây dựng các cơng trình nơng nghiệp và phát triển nông thôn.

<b>3.4. Xây dựng quy hoạch sử dụng tro xỉ làm vật liệu xây dựng cho phù hợp với điều kiện xãhội và lợi ích kinh kế</b>

<b>3.4.1. Giải pháp trong quy hoạch xây dựng nhà máy nhiệt điện than</b>

- Rà soát Quy hoạch tổng sơ đồ điện VII điều chỉnh đã được phê duyệt để có kế hoạch và lộ trình đóng cửa NMĐT hoạt động kém hiệu quả; không đưa NMĐT mới vào quy hoạch và đồng thời

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

nghiên cứu, triển khai ứng dụng, lắp đặt, sản xuất năng lượng tái tạo, sạch và thân thiện với môi trường.

- Xây dựng nhà máy nhiệt điện than có 3 yêu cầu bắt buộc đối với các chủ đầu tư, bao gồm: Khắc phục tối đa các khí thải độc hại và lắp đặt lọc bụi tĩnh điện để tạp chất không đào thải ra môi trường; Xây dựng được các cảng cấp than, băng chuyền than phải hợp lý để tránh rơi vãi than; Xử lý các chất thải tro, xỉ.

- Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương nghiên cứu, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn công nghệ sản xuất của các nhà máy nhiệt điện theo hướng siết chặt các công nghệ lạc hậu có nguy cơ nhập khẩu từ nước ngồi vào Việt Nam nhằm giảm thiểu việc phát sinh tro, xỉ.

<b>3.4.2. Xây dựng quy hoạch sử dụng tro xỉ làm vật liệu xây dựng</b>

- Xây dựng được phương án và hướng dẫn sử dụng cho tất cả các dạng tro, xỉ do các nhà máy nhiệt điện sử dụng than thải ra theo hướng sau: Những loại tro, xỉ có hàm lượng than chưa cháy thấp sẽ sử dụng làm phụ gia cho xi măng và bê tông cốt thép; Những loại tro, xỉ có hàm lượng than chưa cháy lớn sẽ xử lý giảm than chưa cháy để sử dụng cho xi măng, bê tông hoặc không xử lý để sử dụng cho sản xuất bê tông không cốt thép, gạch nung, gạch không nung, san lấp. - Đẩy mạnh sử dụng tro xỉ tại các NMNĐ vào thi cơng bê tơng đầm lăn cơng trình đập thủy điện. - Các tỉnh có nhà máy nhiệt điện nằm trên địa bàn thì UBND tỉnh cần thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước trong hoạt động xử lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy; Chỉ đạo các chủ đầu tư xây dựng chuyên ngành sử dụng vốn ngân sách nhà nước ưu tiên sử dụng tro, xỉ, thạch cao hoặc các sản phẩm vật liệu xây dựng sử dụng tro, xỉ, thạch cao trong thành phần để xây dựng các cơng trình nơng nghiệp và phát triển nơng thơn; Ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sử dụng tro, xỉ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong cơng trình xây dựng.

- Lập quy hoạch vùng nguyên liệu để sản xuất gạch đất sét nung phù hợp với các quy hoạch liên quan, cấm sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất gạch đất sét nung

<b>3.5. Xây dựng và chứng nhận sự phù hợp của tro xỉ làm vật liệu xây dựng theo quy địnhpháp luật</b>

Cần có một cơ quan quản lý Nhà nước được giao nhiệm vụ cấp chứng nhận tro xỉ không phải là chất thải rắn nguy hại. Tro xỉ NMNĐ cần được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy để đảm bảo khi đưa vào làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng không nguy hại cho người và môi trường xung quanh.

<small>Bảng 3.1. Căn cứ chứng nhận, chứng nhận hợp chuẩn, công bố chất lượng tro xỉ</small>

<b>STT<sup>Mã số Tiêu chuẩn,</sup><sub>Quy chuẩn</sub><sup>Tên Tiêu chuẩn,</sup><sub>Quy chuẩn</sub>Ghi chú</b>

16:2016/BXD <sup>Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia</sup>về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Áp dụng với tro xỉ, thạch cao làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, làm vật liệu san

4 TCVN 7570:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa Áp dụng chứng nhận xỉ đáy lò 5 TCVN 10302:2014 Phụ gia hoạt tính tro bay

dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng

Áp dụng chứng nhận tro bay

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>STT<sup>Mã số Tiêu chuẩn,</sup><sub>Quy chuẩn</sub><sup>Tên Tiêu chuẩn,</sup><sub>Quy chuẩn</sub>Ghi chú</b>

6 TCVN 4315:2007 Xỉ hạt lò cao dung để sản

xuất xi măng <sup>Áp dụng chứng nhận xỉ lò cao</sup> 7 TCVN 9807:2013 Tro xỉ nhiệt điện đốt than

làm vật liệu san lấp

Áp dụng chứng nhận thạch cao

xỉ đáy lò

Quy định về ghi nhãn tro xỉ đạt chuẩn chứa tại các cơ sở phát thải hoặc cơ sở xử lý; trách nhiệm của chủ các cơ sở phát thải, cơ sở vận chuyển, sử dụng tro xỉ; thời gian lưu trữ, bãi chứa, kho chứa tro, xỉ đạt chuẩn tại cơ sở phát sinh.

<b>3.6. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá nhằm thúc đẩy tro xỉ làm vật liệu xây dựng3.6.1. Giải pháp tuyên truyền, quảng bá tro xỉ làm vật liệu xây dựng</b>

Cần tăng cường tuyên truyền để người dân và doanh nghiệp hiểu đúng về các loại vật liệu thay thế, coi nó như là các vật liệu thơng thường, đủ tiêu chuẩn, an tồn, hữu ích.

- Xây dựng các chương trình, tài liệu, tổ chức phổ biến, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ và nhân viên trong việc quản lý, xử lý và sử dụng tro, xỉ.

- Phổ biến các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế, kỹ thuật về sản phẩm vật liệu xây dựng có sử dụng tro, xỉ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng trong các cơng trình xây dựng.

- Tăng cường và đa dạng hóa hình thức truyền thơng nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp chính quyền, doanh nghiệp và người dân về vấn đề xử lý, tái sử dụng tro, xỉ.

- Phổ biến các chính sách ưu đãi, khuyến khích sử dụng sản phẩm sản xuất trong nước sử dụng trong dây chuyền thiết bị xử lý tro, xỉ.

- Tăng cường, phát triển hợp tác quốc tế về nghiên cứu, trao đổi khoa học công nghệ trong lĩnh vực xử lý, sử dụng tro, xỉ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng trong các cơng trình xây dựng.

- Các cơ quan quản lý, các tập đồn, tổng cơng ty, các nhà máy nhiệt điện than phải tăng cường công tác truyền thông để các cấp quản lý và cộng đồng dân cư hiểu rõ hơn về vai trò của nhiệt điện đốt than, thực trạng công nghệ và bảo vệ môi trường của các nhà máy.

- Xây dựng phịng truyền thơng cộng đồng với đầy đủ thiết bị truyền tín hiệu, hình ảnh trực tiếp về hoạt động bảo vệ môi trường của nhà máy để phục vụ cộng đồng dân cư, cơ quan quản lý và cơ quan báo trí đến thăm quan, tìm hiểu.

<b>3.6.2. Giải pháp lan truyền xã hội trong quá trình tiếp nhận sản phẩm tro xỉ làm vật liệuxây dựng</b>

Sự lan truyền xã hội đã cho thấy một vai trò quan trọng trong quá trình khách hàng tiếp nhận sản phẩm mới, để tiếp nhận và sử dụng sản phẩm theo một cách cụ thể. Sự lan truyền xã hội liên quan tới sự ảnh hưởng giữa các cá nhân về một sản phẩm cụ thể, cả thuộc tính sản phẩm và tính chất khách hàng, thứ kích thích hoặc ngăn cản ba yếu tố của sự lan truyền xã hội, đều được xác định. Từ đó, sáu cấu trúc được rút ra : sự phổ biến sản phẩm, sự trung thành sản phẩm, tuổi thọ sản phẩm, sự phổ biến khách hàng, sự trung thành khách hàng và tuổi thọ khách hàng (xem hình 3.1).

Sử dụng phương pháp lan truyền xã hội trong quá trình tiếp nhận sản phẩm mới để tuyên truyền quảng bá tro xỉ làm vật liệu xây dựng. Cần tập trung vào việc xác định các yếu tố quyết định sự lan truyền xã hội và điều tra tác động gián tiếp của chúng vào nhu cầu thị trường đối với sản phẩm tro xỉ làm vật liệu xây dựng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>Hình 3.1. Mơ hình khái niệm các yếu tố quyết định của sự lan truyền sự lan truyền xã hội trongsản phẩm và khách hàng</i>

Để sử dụng mơ hình thành cơng việc đầu tiên phải thu thập dữ liệu thật tốt. Dữ liệu bao gồm hai phần: (1) dữ liệu bán hàng thực tế cho từng sản phẩm-phân khúc kết hợp; và (2) các đánh giá chuyên gia về thuộc tính sản phẩm và đặc điểm phân khúc. Bên cạnh đó, cần có những phương pháp dự đoán nhu cầu thị trường tốt hơn để có thể áp dụng ở giai đoạn đầu của q trình phát triển sản phẩm mới.

<b>3.7. Đưa chi phí tái sử dụng tro xỉ làm vật liệu xây dựng như một chi phí sản xuất</b>

Hiện nay hầu hết số lượng tro xỉ không được xử lý tại các NMNĐ than đều mang đi chơn lấp, gây lãng phí nguồn tài nguyên và gây ra ô nhiễm môi trường rất lớn. Cần phát triển đầu tư xây dựng các Nhà máy tuyển tro xỉ để tận dụng nguồn phế thải vừa giảm thiểu được tác động môi trường. Bên cạnh đó các cơ quan quản lý Nhà nước cần ban hành các chính sách hỗ trợ cho các đơn vị đầu tư nhà máy tuyển như hỗ trợ về lãi suất, thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng, đồng thời giúp các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ, cấm nhập khẩu tro, xỉ từ sản xuất nhiệt điện, phân bón, hóa chất, cần ban hành quy định các đơn vị xử lý tro thải của các nhà máy điện được hưởng một phần chi phí chơn lấp tro thay vì phải mua như hiện nay. Cần xây dựng lộ trình và đơn đốc thực hiện việc xóa bỏ lị gạch thủ cơng theo các vùng, miền.

Để số lượng tro xỉ của các NMNĐ than đều đạt chuẩn và được tiêu thu hết, thì ngay từ đầu khi xây dựng các NMNĐ than cần đưa chi phí xử lý tái sử dụng tro xỉ làm vật liệu thay thế trong xây dựng vào chi phí sản xuất.

<b>3.8. Chứng minh hiệu quả (kinh tế, xã hội, môi trường,…) khi sử dụng tro xỉ làm vật liệuxây dựng</b>

Cần bổ sung các quy định bắt buộc đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trung ương và địa phương phải ưu tiên sử dụng sản phẩm sản xuất từ tro, xỉ trong các cơng trình xây dựng, san lấp... Đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng tro, xỉ nhà máy nhiệt điện làm nền đường thay thế cho các loại vật liệu thông dụng đã được một số địa phương, đảm bảo chất lượng, giảm giá thành. Các

<i><small>Độ trung thành: Mức độ của các bản sao hành vi khách </small></i>

<small>hàng tạo ra liên quan đến sản phẩm.</small>

<i><small>Tuổi thọ: Mức độ khách hàng tiếp tục tạo ra các hành vi </small></i>

<small>liên quan đến sản phẩm trong một thời </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

nhà máy nhiệt điện cần phối hợp với các địa phương tổ chức các buổi tham quan, tìm hiểu về loại vật liệu tro xỉ để biết được các tính năng đảm bảo an tồn về mơi trường, độ nén. Lựa chọn các đơn vị có khả năng xử lý tro xỉ.

Cần cụ thế hoá các kết quả nghiên cứu đã có bằng các dự án sản xuất thử mơ hình thí điểm cơng nghiệp và nhân rộng. Xây dựng một mơ hình đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của việc áp dụng vật liệu xây dựng làm tử tro xỉ và vật liệu truyền thống cho một dự án cụ thể với các mục tiêu như sau:

<small>Bảng 3.2. Các mục tiêu của dự án cần đạt được</small>

<b>Phân loạiCác mục tiêu cần đạt được</b>

Kỹ thuật Đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế của dự án cũng như tiêu chuẩn ngành

Môi trường Đáp ứng các yêu cầu của luật và văn bản pháp quy liên quan đến tác động mơi trường và tối thiểu hóa các tác hại (và/ hoặc tối đa hóa các tác động có lợi) lên mơi trường đất, khơng khí, nước chịu tác động bởi dự án

Xã hội Đáp ứng các yêu cầu của luật và văn bản pháp quy liên quan đến tác động xã hội và tối thiểu hóa các tác hại (và/ hoặc tối đa hóa các tác động có lợi) lên mơi trường văn hóa, dân cư, di sản, khảo cổ, sức khỏe, thẩm mỹ

Kinh tế Tối thiểu hóa chi phí và/ hoặc mang lại thu nhập dương cho dự án

<b>3.9. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học cho các giải pháp mới trong sử dụng tro xỉ làm vật liệuxây dựng</b>

Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện việc biên soạn và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật về xử lý, sử dụng tro, xỉ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, hồn thiện cơng nghệ xử lý và sử dụng tro, xỉ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các cơng trình xây dựng.

Nhà nước hỗ trợ ngân sách theo quy định; đồng thời khuyến khích các chủ cơ sở phát thải tham gia, hỗ trợ kinh phí để đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong xử lý, sử dụng tro, xỉ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng trong các cơng trình xây dựng; Các đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất thử nghiệm đối với việc xử lý, sử dụng tro, xỉ được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.

UBND các tỉnh, thành phố cần ưu tiên bố trí ngân sách cho các cơ sở nghiên cứu ứng dụng và thử nghiệm xử lý, sử dụng tro, xỉ trên địa bàn quản lý.

Tăng cường nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm giảm phát thải, tạo ra phế thải tro, xỉ không cần xử lý hoặc dễ xử lý thành các nguyên liệu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn. Tiếp tục nghiên cứu tạo ra hoặc ứng dụng công nghệ mới trong việc tái chế, tái sử dụng tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện và hố chất phân bón làm VLXD và VL san lấp. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý dữ liệu về xử lý, sử dụng tro, xỉ.

<b>3.10. Áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để lựa chọn phương án sử dụng troxỉ</b>

<i>- Nội dung phương pháp phân tích thứ bậc</i>

AHP là một trong những phương pháp ra quyết định đa mục tiêu được đề xuất bởi Thomas L. Saaty – một nhà toán học người gốc Irắc vào năm 1980. AHP là một phương pháp định lượng, dùng để sắp xếp các phương án được đề xuất và chọn một phương án thỏa mãn các tiêu chí cho trước.

Giả sử ta có một vấn đề cần ra quyết định (gọi là mục tiêu), phải dựa trên nhiều tiêu chí (Tiêu chí C1, Tiêu chí C2, …,Tiêu chí Cn). Các phương án có thể đưa vào so sánh là PA1, PA2, … PAm. Các vấn đề của bài toán được mơ hình hóa ở Hình 3.2.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>Hình 3.2. Sơ đồ mơ tả phân tích thứ bậc</i>

Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) được thực hiện theo các bước như sau: Bước 1: Xác định mức độ ưu tiên cho các tiêu chí;

Bước 2: Tính tốn trọng số cho các tiêu chí;

Bước 3: Tính độ ưu tiên của các phương án theo từng tiêu chí; Bước 4: Tính điểm cho các phương án và lựa chọn.

<i>- Giải pháp áp dụng phương pháp AHP để lựa chọn phương án sử dụng tro, xỉ NMNĐ làm vậtliệu thay thế trong xây dựng</i>

Để lựa chọn phương án sử dụng tro, xỉ NMNĐ làm vật liệu thay thế trong xây dựng phù hợp, người ta phải có được tập hợp các ứng dụng đề xuất và các tiêu chí lựa chọn ứng dụng trước khi tiến hành các tính tốn cần thiết. Từng ứng dụng được cho điểm “đạt” hoặc “không đạt” theo từng tiêu chí sàng lọc sơ bộ. Nếu có bất kỳ tiêu chí nào khơng đạt, phương thức đó bị loại. Nếu số lượng ứng dụng cịn lại nhiều hơn 1 ứng dụng, bước tiếp theo đó là xây dựng mơ hình lựa chọn ứng dụng tro xỉ làm vật liệu thay thế bao gồm: phương pháp lựa chọn và tiêu chí lựa chọn. Sau đó tiến hành tính tốn lựa chọn ra ứng dụng được sử dụng. Ứng dụng được tính tốn lựa chọn sẽ được xem xét là phương án sử dụng tro, xỉ NMNĐ làm vật liệu thay thế trong xây dựng. Các căn cứ để lựa chọn ứng dụng có thể bao gồm: Đặc tính kỹ thuật, cơng nghệ xử lý/gia cơng (sau khi tiếp nhận tro xỉ), chi phí, rủi ro khi sử dụng sản phẩm (rủi ro về sức khỏe, mơi trường…), chính sách của nhà nước. các ứng dụng bao gồm: Làm nguyên liệu sản xuất xi măng; Làm cốt liệu sản xuất bê tông; San lấp mặt bằng; Đường giao thông và vật liệu đắp; Đắp đê; Hồn ngun mỏ; Gạch và ngói; Nơng nghip…

Khi xây dựng các tiêu chí lựa chọn cần phải xem xét và cân nhắc các nhóm rào cản. Các nhóm rào cản có thể có như sau:

- Nhóm 1: Về mặt kỹ thuật: có đáp ứng yêu cầu, có tiêu chuẩn sử dụng…

- Nhóm 2: Gia cơng, thi cơng: sự sẵn có về cơng nghệ, mức độ sẵn sàng để sử dụng (có cần qua xử lý), mức độ phức tạp của việc xử lý, thi cơng

- Nhóm 3: Chi phí sử dụng (Chi phí vận chuyển, Chi phí gia cơng (sơ chế), thi cơng…)

- Nhóm 4: rủi ro khi sử dụng (Môi trường, Chất lượng sản phẩm, Sức khỏe, Sản phẩm khơng tiêu thụ được…)

- Nhóm 5: khía cạnh xã hội (Thói quen của người sử dụng, Cam kết sử dụng sản phẩm khác …) - Nhóm 6: Chính sách: có khuyến khích hay khơng. Xu thế phát triển bền vững (xanh) nguy cơ sẽ đóng cửa các nhà máy nhiệt điện…

Việc xác định phương án sử dụng tro xỉ theo phương pháp này có thể áp dụng cho từng nhà máy, hay từng vùng hoặc nhóm các nhà máy nhiệt điện.

<i>- Giải pháp chia sẻ trách nhiệm của ngành điện</i>

</div>

×