Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

bài tập thực tập phân tích thiết kế hệ thống quản lý sinh viên tại trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.22 KB, 46 trang )

I.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
***

Nhóm thực hiện: Nhóm 3 - Lớp CP 08.91.1
1. Hoàng Thị Ngọc
2. Trần Thanh Phú
3. Ngô Hồng Ngọc Huyền
4. Võ Thị Trúc Linh
5. Phạm Thị Dung

Bài tập môn học
THỰC TẬP
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Đề tài: Quản lý sinh viên tại trường Đại học
Giáo viên phụ trách: Lê Thị Mỹ Dung
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
MỤC LỤC
Chương I. Khảo sát hệ thống 3
Hồ sơ khảo sát chi tiết hệ thống 3
Nhiệm vụ cơ bản: 3
Cơ cấu tổ chức: 4
4. Vẽ mô hình tiến trình nghiệp vụ: 9
Hồ sơ xác lập dự án: 11
Phạm vi, khả năng , mục tiêu của dự án: 11
Lập dự trù và kế hoạch triển khai dự án theo biện pháp khả thi: 14
Chương 2. Phân tích hệ thống về chức năng 15
Sơ đồ phân rã chức năng (BDF) 15
Gom nhóm chức năng 18
Vẽ mô hình BFD: 19


Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) 21
Mức 0: 22
Mức 1: 23
Mức 2: 24
Chương 3. Phân tích hệ thống về dữ liệu 27
A. Các mô hình và phương tiện biểu diễn dữ liệu 27
Mô hình thực thể liên kết (ER) 27
1. ER kinh điển 27
ER mở rộng 30
ER hạn chế 33
Mô hình quan hệ 36
B. Phân tích dữ liệu nghiệp vụ của hệ thống 38
I. Mục đích 38
II. Yêu cầu 38
Cách tiến hành 38
V. Các bước tiến hành 39
VI. Phương pháp phân tích dữ liệu 39
Sử dụng hồ sơ khảo sát chi tiết 40
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 2/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
Thành phố Hồ Chí Minh, 4/2011
Chương I. Khảo sát hệ thống
Hồ sơ khảo sát chi tiết hệ thống
Nhiệm vụ cơ bản:
Quản lý sinh viên tại Trường Đại học Trần Đại Nghĩa nên nhiệm vụ chính ở
đây là quản lý rèn luyện, học tập của sinh viên. Dựa vào kết quả học tập và đánh
giá rèn luyện xem đã đạt yêu cầu, chất lượng quản lý đào tạo hay chưa? Nếu chưa
thì cần phải cải thiện, nâng cao như thế nào?
Để phân tích bài toán được chi tiết ta cần làm từng bước một, từ việc phân
tích những chi tiết nhỏ nhất. Đây là phần quan trọng đầu tiên cho phép ta xác định

hướng đi của bài toán, giới hạn của bài toán và chức năng của bài toán.
Nói đến quản lý sinh viên thì đầu tiên ta cần xác định được các đối tượng cần
quản lý trong suốt quá trình sinh viên theo học tại trường. Thông thường thì các đối
tượng của quản lý sinh viên là: Sinh viên, Giáo viên,Lớp học, Môn học, Khoa, Kết
quả, Chính sách.
Sau khi đã xác định được các đối tượng cần quản lý, ta phải tìm ra các thông tin
liên quan đến các đối tượng. Mục đích của việc tìm các thông tịn liên quan đến các
đối tượng là lấy cơ sở để quản lý các đối tượng được chọn.
Với đối tượng là “Sinh viên” thì có các thông tin liên quan sau: Mã sinh viên, Họ
tên sinh viên, Giới tính, Ngày sinh, Quê quán, Nơi ở hiện tại, Điện thoại liên lạc, Số
chứng minh nhân dân, Sinh viên thuộc lớp nào quản lý, Loại chính sách áp dụng.
Với đối tượng là “Giáo viên” thì có các thông tin liên quan sau: Mã giáo viên,
Họ tên giáo viên, Giới tính, Ngày sinh, Trình độ chuyên môn (Cử nhân, Thạc sĩ,
Tiến sĩ), Chức vụ, Tuổi, Quê quán, Nơi ở hiện tại, Điện thoại liên lạc, Số chứng
minh nhân dân.
Với đối tượng là “Lớp” thì có các thông tin liên quan sau: Mã lớp học, Tên lớp
học, Sĩ số.
Với đối tượng là “Môn học” thì có các thông tin liên quan sau: Mã môn học, Tên
môn học, Số Đơn vị học trình (ĐVHT).
Với đối tượng là “Khoa” thì có các thông tin liên quan sau: Mã khoa, Tên khoa.
Với đối tượng là “Kết quả” thì có các thông tin liên quan sau: Mã sinh viên, Mã
môn học, Điểm trung bình môn, Điểm tổng kết học kỳ I(HKI), Điểm tổng kết HKII,
Điểm tổng kết năm học, Xếp loại học tập, Xếp loại rèn luyện, Ghi chú (Được lên lớp/
Ở lại).
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 3/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
Với đối tượng là “Chính sách” thì có các thông tin liên quan sau: Mã chính sách,
Tên chính sách, Giảm (bao nhiêu phần trăm học phí).
Cơ cấu tổ chức:
Quản lý sinh viên gồm 3 hệ thống tổ chức: Phòng đào tạo, phòng hành chính,

Tiểu đoàn quản lý sinh viên.
a) Phòng đào tạo:
Phòng Đào tạo là nơi lưu giữ, quản lý toàn bộ hồ sơ sinh viên từ học tập đến rèn
luyện, từ lúc sinh viên đến đăng ký tuyển sinh cho tới khi sinh viên tốt nghiệp và kể
cả sau khi tốt nghiệp.
Đầu mỗi kỳ học, phòng đào tạo lập một bảng phân công giảng dạy gồm thầy nào,
dạy lớp nào, dạy môn nào. Còn giáo vụ phải xếp lịch học và phòng học. Dĩ nhiên,
một thầy có thể dạy nhiều môn và nhiều lớp khác nhau. Trong thời khóa biểu sẽ chỉ
ra thứ mấy, từ tiết nào đến tiết nào, ai dạy lớp nào, môn nào, ở phòng học nào.
Một Ban khảo thí được lập ra, chuyên giám sát, quản lý, đảm bảo công tác trông
coi thi sinh viên khi kết thúc các học phần.
b) Phòng hành chính:
Thống kê các khoản đóng góp của từng học kỳ trong năm mà sinh viên phải hoàn
thành, cũng như các đối tượng sinh viên thuộc diện chính sách xã hội như: con Liệt
sĩ, con Thương binh, con Bệnh binh, Hộ nghèo, Gia đình thuộc xã đặc biệt khó
khăn…để có chính sách thu phù hợp với quy định của Hội đồng nhà trường.
Hết hạn thu mà vẫn còn những sinh viên chưa hoàn thành cáckhoản đóng góp thì
lập danh sách gửi về các tiểu đoàn quản lý sinh viên, để kịp thời nhắc nhở sinh viên
khẩn trương hoàn thành. Và tìm hiểu nguyên nhân chưa thể hoàn thành để có biện
pháp giúp đỡ phù hợp.
c) Tiểu đoàn quản lý công tác rèn luyện, thi đua:
Nhiệm vụ chính của các Tiểu đoàn là đảm bảo công tác rèn luyện, tu dưỡng của
sinh viên, đặc biệt là khi tới trường. Nhắc nhở sinh viên đi học phải thực hiện tốt nội
quy trường lớp, như: mang mặc đúng quy định của nhà trường, đi học đúng giờ,
không ngủ trong lớp, không làm việc riêng trong lớp…
Hàng tháng, hàng quý nhà trường sẽ có những đợt phát động thi đua khen thưởng
chào mừng những ngày lễ lớn trong năm. Tiểu đoàn phải quán triệt nội dung thi đua
và phát động sâu rộng trong sinh viên để sinh viên hưởng ứng và tham gia tích cực,
nhằm đẩy mạnh phát triển phong trào Đoàn, đồng thời tìm ra nhân tố phát triển Đảng
trong sinh viên.

Ngoài ra, Tiểu đoàn quản lý công tác rèn luyện, thi đua sẽ có một Ban kiểm toán,
trợ giúp cho phòng hành chính trong việc triển khai việc thu học phí và các khoản thu
khác từ sinh viên.
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 4/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
1. Quy trình xử lý:
Sau một thời gian tìm hiểu thực tế về quy trình quản lý sinh viên tại trường Đại
học Trần Đại Nghĩa, em có thể mô tả lại quy trình hoạt động của nhà trường trong
công tác này như sau:
Trước khi thực hiện công việc quản lý thì phải có sinh viên, vì nếu không có sinh
viên thì ta không thể làm được công việc quản lý. Vì thế, công tác tuyển sinh hằng
năm cần đảm bảo làm tốt. Hội đồng nhà trường sẽ tổ chức tuyển sinh theo đề thi
chung và thời gian quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời công tác chấm
thi được thực hiện ngay sau đó. Và các thí sinh sau khi nhận được giấy báo trúng
tuyển sẽ xem xét nguyện vọng học của mình xem có phù hợp với nhu cầu tuyển sinh
của nhà trường thì đến nộp hồ sơ và làm thủ tục nhập học, tại phòng quản lý đào tạo
đại học. Các thí sinh này chính thức trở thành sinh viên của nhà trường và chịu sự
quản lý, giám sát của nhà trường trong suốt quá trình học tập, tu dưỡng ở trường.
Đối với những sinh viên năm thứ nhất, ngay khi đến làm thủ tục nhập học đều
phải mang theo học phí và các khoản đóng góp khác(có ghi rõ trong giấy báo nhập
học), nộp tại Ban kiểm toán - Tiểu đoàn quản lý công tác rèn luyện, thi đua. Hai công
việc này được thực hiện cùng lúc nhằm tránh tình trạng có những sinh viên có nhiều
do dự trong quá trình chọn trường học, ngành học và rất có thể sẽ rút hồ sơ ngay khi
vừa mới nộp hồ sơ, gây khó khăn cho công tác lưu trữ và quản lý (đặc biệt là quản lý
quân số, vì sự thay đổi liên tục). Việc nộp học phí cũng được thực hiện tương tự đối
với sinh viên năm thứ 2, 3, 4 tại Ban Kiểm toán, nhưng được giới hạn trong một thời
gian xác định và được Tiểu đoàn quản lý sinh viên thông báo rõ để sinh viên chủ
động đến nộp.
Sau khi kết thúc kỳ hạn nộp hoc phí, Ban kiểm toán sẽ lập một danh sách bao gồm
những sinh viên đã hoàn thành, chưa hoàn thành học phí và những sinh viên thuộc

diện chính sách xã hội rồi quyết toán với phòng hành chính để phòng hành chính có
những xử lý thỏa đáng và trình báo cáo trước phòng đào tạo cũng như Hội đồng nhà
trường. Đồng thời, phòng hành chính có một bộ phận nhân viên làm công tác trông
giữ xe cho sinh viên. Toàn bộ số tiền thu được từ việc trông giữ xe sẽ nộp ngân sách
nhà trường
Đồng thời, đầu mỗi năm học, phòng đào tạo phối hợp với các khoa sẽ họp và lập
một bảng phân công giảng dạy gồm thầy nào, dạy lớp nào, môn nào, tại phòng học
nào. Và đưa lên trình Hiệu trưởng để Hiệu trưởng ký duyệt. Dĩ nhiên, một thầy có thể
dạy nhiều môn khác nhau. Trong thời khóa biểu sẽ chỉ ra thứ mấy, từ tiết nào đến tiết
nào, ai dạy lớp nào, môn nào và dạy ở phòng học nào. Thời khóa biểu sẽ được gửi tới
từng khoa, từng lớp học và các tiểu đoàn để đảm bảo tất cả mọi người cùng nắm được
công việc của mình. Và cứ thế, theo thời khóa biểu đã lập, các giáo viên đến lớp dạy
đúng tiết, dạy đủ tiết. Nếu bận và cho lớp nghỉ thì phải được sự cho phép của phòng
đào tạo, đồng thời phải có kế hoạch dạy bù giờ cho lớp đó. Hoặc nếu bận và muốn
đổi giờ dạy với một giáo viên khác thì phải được sự cho phép của phòng đào tạo và
hợp đồng rõ ràng với giáo viên được đổi với mình, để phòng đào tạo thông báo với
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 5/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
lớp, tránh tình trạng lớp không nắm được thay đổi và không có sự chuẩn bị bài học
trước khi đến lớp.
Như rất nhiều môi trường học Đại học khác, trường ĐH Trần Đại Nghĩa có một
thư viện chịu sự quản lý của phòng đào tạo, với những phòng đọc cho sinh viên và
chuyên cho sinh viên mượn sách về nhà tự nghiên cứu tài liệu học tập. Nguồn sách có
thể do các khoa cung cấp, từ một số trường Đại học trong nước hoặc từ các nhà sách
lớn trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, đầu và cuối mỗi buổi học, giáo viên phối hợp với cán bộ lớp điểm danh
quân số lớp trong buổi học đó. Nếu sinh viên vắng quá 20% số tiết của toàn học phần
thì sẽ bị cấm thi, bị trừ điểm rèn luyện chuyên cần và phải học lại
Ban khảo thí tiếp nhận lịch thi của các lớp và có trách nhiệm phân công giám thị
coi thi ở từng buổi thi, theo đúng thời gian quy định trong lịch. Kết thúc mỗi đợt thi,

Ban khảo thí sẽ gửi bài thi về từng khoa - nơi có giáo viên phụ trách giảng dạy môn
học đó, lớp đó để các giáo viên chấm bài. Sau đó, bảng điểm sẽ được thông báo về
từng lớp để sinh viên biết mình thi đậu hay trượt. Ban khảo thí sẽ theo chỉ đạo của
Phòng đào tạo tổ chức cho các sinh viên thi trượt được thi lại. Và vẫn đảm bảo các
bước như trên cho đến khi công bố điểm thi lại cho các sinh viên. Sau lần thi lại này,
nếu sinh viên vẫn thi trượt thi phải đợi Phòng đào tạo tổ chức cho học lại. Lưu ý: Khi
hết kỳ hạn nộp học phí, phòng đào tạo nhận được danh sách thống kê những sinh viên
còn nợ học phí từ phòng hành chính, thì những sinh viên đó sẽ không được thi kết
thúc học phần.
Khoa sẽ có trách nhiệm quản lý điểm học tập ‘gốc’ của sinh viên từ sổ điểm của
từng giáo viên. Giáo viên hằng ngày tới lớp giảng dạy sẽ kiểm tra bài cũ đầu giờ và
lưu điểm vào trong sổ điểm cá nhân của mình. Đồng thời, giáo viên cũng lưu tất cả
điểm dọc đường, điểm thi kết thúc học phần của sinh viên vào sổ điểm cá nhân của
mình. Cuối năm nộp sổ cho Khoa để Khoa quản lý, tiện cho việc giải quyết những
khiếu nại, thắc mắc sau này của sinh viên về điểm.
Ngay đầu mỗi năm học, sau khi sinh viên nghỉ hè vào trường nhập học trở lại,
Phòng đào tạo sẽ trình báo cáo trước Hội đồng nhà trường về kết quả học tập của sinh
viên trong năm học vừa qua để Hội đồng nhà trường trích quỹ thi đua và khen thưởng
(bằng khen, học bổng…) đối với những cá nhân, tập thể xuất sắc, hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao, ví dụ như: Sinh viên giỏi môn học, Sinh viên giỏi toàn khóa,
Gương mặt trẻ tiêu biểu Và xử lý kỷ luật với những đối tượng vi phạm(cảnh cáo,
buộc ngưng học để trả nợ môn, buộc thôi học… ngay trong năm đó).
Hằng ngày, khi tới trường sinh viên cần đảm bảo đúng tác phong quy định. Sẽ có
một đội “Cờ đỏ” đứng tại cổng trường kiểm tra, rà soát. Nếu không vi phạm qui định
về đồng phục của nhà trường, sinh viên đó sẽ được vào trường học, ngược lại, sẽ bị
nhắc nhở, chỉnh đốn lại cho đúng rồi mới được vào, nếu không chịu chấp hành hoặc
có ý chống đối thì sẽ không được vào trường. Cứ như thế, tùy vào mức độ vi phạm
mà sinh viên sẽ bị cảnh cáo, xử phạt ở những mức độ khác nhau (trừ điểm rèn luyện
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 6/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3

trong học kỳ, trong năm học của sinh viên đó, trừ điểm thi đua của lớp đó nếu có
nhiều sinh viên vi phạm).
4. Mẫu biểu:
Trong hệ thống có các chủ thể cần quản lý là:
- Sinh viên
- Giáo viên
- Môn học
- Lớp
- Kết quả
- Chính sách
- Khoa
Các thông tin cần quản lý cho các chủ thể là:
 Sinh viên:
• Họ tên sinh viên: Bắt buộc phải nhập
• Ngày sinh: Bắt buộc phải nhập
• Giới tính: Bắt buộc phải nhập
• Địa chỉ: Không bắt buộc
• Số điện thoại: Không bắt buộc
• Để phân biệt các sinh viên với nhau người ta cho mỗi sinh viên một mã số.
Cách đánh mã số theo qui ước của phòng đào tạo.
 Giáo viên:
• Họ tên giáo viên: Bắt buộc phải nhập
• Ngày sinh:Bắt buộc phải nhập
• Giới tính: Bắt buộc phải nhập
• Địa chỉ: Không bắt buộc
• Số điện thoại:Không bắt buộc
• Chức danh: Bắt buộc phải nhập
• Môn dạy: Bắt buộc phải nhập
• Học vị: Không bắt buộc
• Để phân biệt các giáo viên với nhau người ta cho mỗi giáo viên một mã số.

Cách đánh mã số theo qui ước của Khoa.
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 7/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
 Môn học:
• Tên môn học:Bắt buôc phải nhập
• Số ĐVHT: Bắt buộc phải nhập
• Để phân biệt các môn học với nhau người ta cho mỗi môn học một mã số ký
hiệu riêng
 Lớp:
• Tên lớp: Bắt buộc phải nhập
• Sĩ số lớp: Bắt buộc phải nhập
• Để phân biệt các lớp học với nhau người ta cho mỗi lớp học một mã số riêng
 Kết quả:
Để phiếu kết quả đánh giá được khách quan, phòng đào tạo sẽ cho in các thông tin
ra mẫu biểu:
• Mã sinh viên
• Mã môn học
• Điểm trung bình môn
• Điểm tổng kết HKI
• Điểm tổng kết HKII
• Điểm tổng kết năm học
• Xếp loại học tập
• Xếp loại rèn luyện
• Ghi chú (nếu có)
 Chính sách:
• Mã chính sách: Bắt buộc phải nhập
• Tên chính sách: Bắt buộc phải nhập
Tùy theo từng loại chính sách, Phòng hành chính sẽ áp dụng những cơ chế miễn
giảm học phí khác nhau cho sinh viên.
 Khoa:

• Mã khoa: Bắt buộc phải nhập
• Tên khoa: Bắt buộc phải nhập
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 8/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
4. Vẽ mô hình tiến trình nghiệp vụ:
a) Mô hình tiến trình nghiệp vụ:
Hình 1. Mô hình nghiệp vụ của hệ thống
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 9/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
b) Các đối tượng trong mô hình xử lý:
 Chức năng xử lý (Process)
 Luồng thông tin (Data Flows)
 Kho dữ liệu (Data Store)
 Tác nhân ngoài (External)
 Tác nhân trong (Internal Entity)
Định nghĩa các đối tượng trong mô hình:
 Chức năng xử lý (Process):
-Khái niệm: Chức năng xử lý là chức năng biểu đạt các thao tác, nhiệm vụ hay
tiến trình xử lý nào đó. Tính chất quan trọng của chức năng là biến đổi thông tin. Tức là
làm nó thay đổi thông tin đầu vào theo một cách nào đó như tổ chức lại thông tin, bổ
sung thông tin hoặc tạo ta thông tin mới.
-Biểu diễn: Chức năng xử lý được biểu diễn bằng hình Ovan, trong đó ghi
nhãn(tên) chức năng.
-Nhãn(tên) chức năng =”động từ” +”bổ ngữ” vì chức năng là một thao tác.
 Luồng dữ liệu (Data Flows):
-Khái niêm: Luồng dữ liệu là luồng thông tin vào hay ra của một chức năng xử
lý. Bởi vậy, luồng dữ liệu được xem như là giao diện giữa các thành phần của
biểu đồ.
-Biểu diễn: Luồng dữ liệu trên biểu đồ được biểu diễn bằng mũi tên có hướng,
trên đó có ghi tên nhãn là tên luồng thông tin mang theo. Mũi tên để chỉ hướng

của luồng thông tin.
-Nhãn(tên) luồng dữ liệu: Vì thông tin mang trên luồng, nên tên là “danh
từ”+”Tính từ” nếu cần thiết.
Biên lai
 Kho dữ liệu (Data Store):
- Khái niệm: Kho dữ liệu là thông tin cần lưu lại trong khoảng thời gian, để sau
đó một hay vai chức năng xử lý hoặc tác nhân trong sử dụng. Nó bao gồm một
nghĩa rất rộng là các dạng dữ liệu lưu trữ.
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 10/46
Dạ
y
học
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
- Biểu diễn: Kho dữ liệu được biểu diễn bằng một hình chữ nhật hở hai đầu,
hay là cặp đoan thẳng sau song song trên đó có ghi nhãn của kho.
- Nhãn: Bởi vì kho chứa các dữ liệu nên tên của nó là danh từ kèm theo tính từ
nếu cần thiết, nó nói lên nội dung thông tin chứ không phải là giá mang thông
tin:
Phòng học
Hồ sơ xác lập dự án:
Phạm vi, khả năng , mục tiêu của dự án:
 Phạm vi dự án: Ở đây chúng em chỉ nghiên cứu một dự án nhỏ và vừa về việc
quản lý sinh viên ở một trường Đại học quân sự.
 Trong hệ thống có các hệ con mà chúng em nghiên cứu như sau:
- Phòng đào tạo
- Phòng hành chính
- Tiểu đoàn công tác rèn luyện, thi đua
 Các hạn chế đối với dự án:
- Không đảm bảo nhân sự khi thực hiện dự án:
+ Mô tả rủi ro:

Khi đang tiến hành xây dựng dự án thì vì một lý do nào đó (ví dụ như:Sinh
viên ngưng học, thôi học nửa chừng…) mà ta không đảm bảo đầy đủ về mặt số lượng
và chất lượng sinh viên tham gia xây dựng dự án, ảnh hưởng đến thành công của dự án
+ Tình huống xuất hiện:
• Sinh viên vừa làm thủ tục nhập học, thì đến rút hồ sơ nên khó quản lý
• Sinh viên đang trong quá trinh học tập thì nghỉ giữa chừng,
hoặc bị ngưng học, thôi học nên quân số lớp có nhiều bất cập
• .v.v.
Các tình huống như trên có thể xảy ra một cách riêng lẽ trong từng giai đoạn
hoặc đồng thời xảy ra dối với một hệ thống. Nếu các tình huống đó xảy ra riêng lẽ thì
mức độ nghiêm trọng là còn ít,còn nếu các tình huống trên xảy ra đồng thời thì mức độ
nghiêm trọng sẽ lớn hơn,ảnh hưởng lớn thành công của dự án
+ Độ lớn và tầm quan trọng:
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 11/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
Như đã phân tích ở các phần trên, ta thấy rủi ro không đảm bảo về mặt nhân
sự thực hiện dự án có thể do nhiều lý do (nhiều tình huống xuất hiện như đã phân tích ở
phần trên) gây nên. Bên cạnh đó, các rủi ro này có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào
và cũng có thể chúng đồng thời xảy ra một lúc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự
thành công của dự án.
Sự thiếu hụt về mặt nhân sự gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ của dự án.
+ Mức độ ảnh hưởng của rủi ro:
Tùy vào mức độ thiếu hụt nhân sự mà mức độ ảnh hưởng của rủi ro cũng
khác nhau: Nếu như thiếu hụt nhỏ thì không làm ảnh hưởng lớn đến dự án, nhưng nếu
như sự thiếu hụt nhân sự lớn thì có thể gây chậm tiến độ xây dựng dự án, thậm chí là
ngưng trệ, dẫn đến dự án thất bại.
+ Biện pháp phòng ngừa:
Chuẩn bị kế hoạch về tuyển dụng, đào tạo để đề phòng rủi ro về việc không
đảm bảo nguồn nhân lực khi tiến hành tham gia dự án, đảm bảo có đủ người thay thế
trong trường hợp thiếu hụt về nguồn nhân lực.

+ Biện pháp khắc phục:
Nếu như dự án đang tiến hành mà vì lý do nào đó bị thiếu hụt nguồn nhân lực
thì ngay lập tức phải đẩy nhanh tiến độ, có kế hoạch tuyển dụng mới vào các bộ phận
thiếu hụt để lấp đầy chỗ trống.
- Thiết kế không hợp lý:
+ Mô tả rủi ro :
Trong quá trình xây dựng dự án,ở một số giai đoạn nhất định ví dụ như triển
khai bản thiết kế không hợp lý dẫn đến việc tiến hành rất khó khăn không thể thực hiện
được
+ Tình huống xuất hiện: Việc thiết không hợp lý diễn ra trong quá trình thiết
kế về hệ thống. Hậu quả là xảy ra các rủi ro do những thiết kế không hợp lý đó gây ra.
Một số tình huống xuất hiện như: Hệ thống không chạy suôn sẻ được như trong thiết kế.
+ Độ lớn và tầm quan trọng:
Việc thiết kế không hợp lý nếu xảy ra thì sẽ dẫn đến việc tiến hành xây dựng
dự án gặp phải nhiều khó khăn,ngưng trệ và yêu cầu bắt buộc phải đặt ra là phải tiến
hành thiết kế lại rất mất thời gian( ảnh hưởng đến tiến độ của hệ thống) và làm các chi
phí khác nảy sinh
+ Mức độ ảnh hưởng của rủi ro:
Mức độ ảnh hưởng của rủi ro phụ thuộc vào mức độ sai lệch,không hợp lý
của thiết kế.
+ Biện pháp phòng ngừa:
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 12/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
Tiến hành phân tích cẩn thận hệ thống.Khi tiến hành thiết kế hệ thống phải
dựa trên tính khả thi của những thiết kế đó và phải phải phù hợp với mô hình chung của
bài toán
+ Biện pháp khắc phục: Tiến hành chỉnh sửa một cách khoa học có hệ thống
những bất hợp lý trong thiết kế
- Thiếu kinh nghiệm thực tế:
+ Mô tả rủi ro:

Vì đây chỉ là một dự án do một nhóm sinh viên thực hiện nên hạn chế do
thiếu kinh nghiệm thực tế có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện và kết quả của dự
án. Sự non trẻ về kinh nghiệm thực tế khiến nhóm thực hiện dự án có thể không lường
trước hay lường trước không đủ sâu về các tình huống xảy ra.
+ Tình huống xuất hiện:
Những thời điểm có thể phát sinh các tình huống: khi phân tích thiết kế hệ
thống, ước lượng và đánh giá dự án,…
+ Độ lớn và tầm quan trọng:
Kinh nghiệm thực tế đối với các dự án lớn đóng vai trò quyết định tới tiến độ
triển khai dự án.
+ Mức độ ảnh hưởng rủi ro:
Có mức đọ ảnh hưởng không lớn lắm đến tiến độ của dự án.
+ Biện pháp phòng ngừa:
Cần họp bàn và phân tích kỹ càng hơn vấn đề của dự án. Thường xuyên tham
khảo ý kiến của những người đi trước.
+ Biện pháp khắc phục:
Kết nạp vào một hoặc hai người có kinh nghiệm vào dự án, hoặc thuê người
tư vấn cho dự án.
- Rủi ro về lịch biểu:
+ Mô tả rủi ro:
Có thể trong giai đoạn triển khai và thực hiện dự án thì có nhiều vấn đề mà
phải trao đổi mất rất nhiều thời gian do đó mà có thể quá trình làm sẽ không còn phù
hợp được với lịch biểu đặt ra từ trước.
+ Tình huống xuất hiện:
Vấn đề rủi ro về lịch biểu thường xuất hiện trong các trường hợp sau: Khi
đang triển khai và thực hiện dự án thì mắc bởi một số vấn đề không lường trước được
(ví dụ: rủi ro về mặt công nghệ, không đảm bảo nhân sự,…) vì thế ta mới gặp thêm rủi
ro nữa là lịch biểu sắp xếp từ trước đã không hoàn thành được đúng thời hạn.
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 13/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3

+ Độ lớn và tầm quan trọng của rủi ro: Lớn
+ Mức độ ảnh hưởng của rủi ro: Lớn
+ Biện pháp phòng ngừa:
Sắp xếp lịch chủ động, họp nhóm lại thực hiện và đề ra một lịch biểu sắp xếp
mới sao cho phù hợp với yêu cầu mới.
+ Biện pháp khắc phục:
Cố gắng hết sức đảm bảo tiến độ.
Lập dự trù và kế hoạch triển khai dự án theo biện pháp khả thi:
d) Hồ sơ điều tra va xác lập dự án
e) Dự trù về thiết bị
f) Kế hoạch triển khai dự án:
Hinh 2. Kế hoạch triển khai dự án
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 14/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
Chương 2. Phân tích hệ thống về chức năng
Sơ đồ phân rã chức năng (BDF)
1. Xác định chức năng chi tiết:
Để xây dựng được mô hình phân cấp chức năng của hệ thống ta phải sử dụng hai
phương pháp cơ bản:
- Sử dụng phương pháp Bottom up để tìm kiếm những chức năng chi tiết.
- Sử dụng phương pháp Topdown để gom nhóm các chức năng chi tiết thành
các chức năng ở mức cao hơn.
- Thực hiện cho đến khi thu được chức năng của toàn bộ hệ thống.
Bước 1: Từ quy trình xử lý mà ta đã khảo sát trong thực tế về hệ thống ta sẽ
gạch chân tất cả các động từ + bổ ngữ liên quan đến công việc của hệ thống bán hàng.
Ở đây ta có tất cả 46 chức năng:
1. Tổ chức tuyển sinh theo đề thi chung 2. Chấm thi
3. Nhu cầu tuyển sinh 4. Nộp hồ sơ
5. Thủ tục nhập học 6. Thủ tục nhập học
7. Chọn trường học, ngành học 8. Rút hồ sơ

9. Nộp hồ sơ 10. Quản lý quân số
11. Nộp học phí 12. Lập một bảng phân công giảng dạy
13. Hoàn thành học phí 14. Trông giữ xe
15. Nộp ngân sách nhà trường 16. Dạy lớp nào, môn nào, tại phòng học
nào
17. Trình Hiệu trưởng 18. Dạy nhiều môn
19. Dạy nhiều lớp 20. Dạy lớp nào, dạy môn nào và dạy ở
phòng học nào
21. Gửi tới từng khoa, từng lớp học và
các tiểu đoàn
22. Nắm được công việc
23. Dạy đúng tiết, dạy đủ tiết 24. Dạy bù giờ cho lớp
25. Thông báo với lớp 26. Chuẩn bị bài học
27. Mượn sách 28. Nghiên cứu tài liệu học tập
29. Điểm danh quân số lớp 30. Trừ điểm rèn luyện chuyên cần
31. Tiếp nhận lịch thi 32. Phân công giám thị coi thi
33.Gửi bài thi 34. Công bố điểm thi lại
35. Thi kết thúc học phần 36. Kiểm tra bài cũ
37. Lưu điểm 38. Lưu tất cả điểm dọc đường, điểm thi
kết thúc học phần
39. Giải quyết những khiếu nại, thắc mắc 40. Nhập học
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 15/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
41. Trình báo cáo 42. Trích quỹ thi đua và khen thưởng
43. Xử lý kỷ luật 44. Đứng tại cổng trường kiểm tra, rà soát
năm học
45. Trừ điểm RL trong học kỳ, trong năm 46. Trừ điểm thi đua của lớp
Bước 2: Trong những chức năng mà ta đã lựa chọn được thì tìm cách loại bỏ
những chức năng trùng lặp
Dựa vào bước 1 ta thấy có những chức năng trùng lặp:

• 5 + 6 +40  Thủ tục nhập học
• 4 +9  Nộp hồ sơ
• 11 + 13  Nộp học phí
• 16 + 20  Dạy lớp nào, môn nào, tại phòng học nào
• 10 + 29  Quản lý quân số
• 17 + 41  Trình báo cáo
• 30 + 45 + 46 Trừ điểm rèn luyện chuyên cần
• 37 + 38  Lưu điểm học phần
Sau bước gom nhóm giản lược này ta còn lại 36 Chức năng:
1. Tổ chức tuyển sinh theo đề thi chung
2. Chấm thi
3. Nhu cầu tuyển sinh
4. Nộp hồ sơ
5. Thủ tục nhập học
6. Chọn trường học, ngành học
7. Rút hồ sơ
8. Quản lý quân số
9. Nộp học phí
10. Lập một bảng phân công giảng dạy
11. Trông giữ xe
12. Nộp ngân sách nhà trường
13. Dạy lớp nào, môn nào, tại phòng học nào
14. Trình báo cáo
15. Dạy nhiều môn
16. Dạy nhiều lớp
17. Gửi tới từng khoa, từng lớp học và các tiểu đoàn
18. Nắm được công việc
19. Dạy đúng tiết, dạy đủ tiết
20. Dạy bù giờ cho lớp
21. Thông báo với lớp

22. Chuẩn bị bài học
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 16/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
23. Mượn sách
24. Nghiên cứu tài liệu học tập
25. Trừ điểm rèn luyện chuyên cần
26. Tiếp nhận lịch thi
27. Phân công giám thị coi thi
28. Gửi bài thi
29. Công bố điểm thi lại
30. Thi kết thúc học phần
31. Kiểm tra bài cũ
32. Lưu điểm học phần
33. Giải quyết những khiếu nại, thắc mắc
34. Trích quỹ thi đua và khen thưởng
35. Xử lý kỷ luật
36. Đứng tại cổng trường kiểm tra, rà soát
Bước 3: Trong danh sách những chức năng được chọn ở bước 2, ta gom nhóm
những chức năng đơn giản do một người thực hiện lại:
• 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7  Tổ chức tuyển sinh
• 10 + 13 +15 + 16  Phân công giảng dạy
• 19 + 20  Yêu cầu giáo viên dạy đủ số tiết
• 23 + 24  Cho mượn sách học tập
• 25 + 35  Xử lý kỷ luật
• 26 + 27 + 28 +29 + 30  Giám sát thực hiện công tác trông coi thi
• 31 +32  Lưu điểm học phần
Sẽ còn lại những chức năng sau (19 chức năng):
1. Tổ chức tuyển sinh
2. Quản lý quân số
3. Nộp học phí

4. Trông giữ xe
5. Nộp ngân sách nhà trường
6. Phân công giảng dạy
7. Trình báo cáo
8. Gửi tới từng khoa, từng lớp học và các tiểu đoàn
9. Nắm được công việc
10.Yêu cầu giáo viên dạy đủ số tiết
11. Thông báo với lớp
12. Chuẩn bị bài học
13. Cho mượn sách học tập
14. Giám sát thực hiện công tác trông coi thi
15. Lưu điểm học phần
16. Giải quyết những khiếu nại, thắc mắc
17. Trích quỹ thi đua và khen thưởng
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 17/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
18. Xử lý kỷ luật
19. Đứng tại cổng trường kiểm tra, rà soát
Bước 4: Trong danh sách những chức năng được chọn ở bước 3, loại bỏ những
chức năng không có ý nghĩa với hệ thống :
1. Trình báo cáo
2 Nắm được công việc
3. Trông giữ xe
4. Nộp ngân sách nhà trường
5. Thông báo với lớp
6. Gửi tới từng khoa, từng lớp học và các tiểu đoàn
7. Chuẩn bị bài học
Bước 5: Chỉnh sửa lại tên các chức năng được chọn ở bước 4 sao cho phù hợp
với hệ thống, ta sẽ có được các chức năng đã được chọn như sau:
1. Tổ chức tuyển sinh

2. Quản lý quân số
3. Nộp học phí
4. Phân công giảng dạy
5. Yêu cầu giáo viên dạy đủ số tiết
6. Cho mượn sách học tập
7. Giám sát thực hiện công tác trông coi thi
8. Lưu điểm học phần
9. Giải quyết những khiếu nại, thắc mắc
10. Trích quỹ thi đua và khen thưởng
11.Xử lý kỷ luật
12.Đứng tại cổng trường kiểm tra, rà soát
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, ta có thể tổng quát hóa ra 3 bộ phận
chính tham gia vào hệ thống quản lý sinh viên của nhà trường như sau:
 Quản lý đào tạo
 Quản lý hành chính
 Quản lý công tác rèn luyện, thi đua
Gom nhóm chức năng
Áp dụng phương pháp Topdown để gom nhóm các chức năng chi tiết vào từng
nhóm chức năng đúng theo cơ cấu của nhà trường:
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 18/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
Hệ
Thống
Quản

Sinh
Viên
Quản lý đào tạo
1. Tổ chức thực hiện công
tác tuyển sinh

2. Phân công giảng dạy
3. Yêu cầu giáo viên dạy đủ số tiết
4. Giám sát thực hiện công tác
trông coi thi
5. Lưu điểm học phần
6. Giải quyết những khiếu nại,
thắc mắc
7. Trích quỹ thi đua và khen thưởng
Quản lý hành chính
1. Nộp học phí
2. Trích quỹ thi đua khen thưởng
Quản lý công tác rèn luyện, thi đua
1. Quản lý quân số
2. Xử lý kỷ luật
Vẽ mô hình BFD:
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 19/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
Hình3. Mô hình phân cấp chức năng tổng hợp của hệ thống Quản lý sinh viên
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 20/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD)
Định nghĩa các ký hiệu sử dụng trong mô hình:
 Các chức năng:
- Được biểu diễn bằng hình Oval có ghi tên chức năng
- Tên chức năng = Động từ + Bổ ngữ
- Biểu diễn:
 Các luồng dữ liệu
- Là dòng chuyển dời thông tin vào ra của một chức năng nào đó.
- Tên luồng = Danh từ + Tính từ
- Biểu diễn:

Tên luồng dữ liệu
 Kho dữ liệu:
- Kho dữ liệu là thông tin cần lưu lại trong khoảng thời gian, để sau đó một hay
vài chức năng xử lý hoặc tác nhân trong sử dụng. Nó bao gồm một nghĩa rất rộng các
dạng dữ liệu lưu trữ.
- Tên kho = Danh từ + Tính từ
- Biểu diễn:
- Tác nhân ngoài: Là một thực thể ở bên ngoài hệ thống, nhưng có chức năng
trao đổi thông tin với hệ thống.
- Tác nhân trong = Động từ +Bổ ngữ
- Biểu diễn:

Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 21/46
Tên
chức
năng
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
Mức 0:
DFD mức khung cảnh (mức 0): Đây là mô hình hệ thống ở mức tổng quát nhất, ta
xem cả hệ thống như một chức năng. Tại hệ thống này chỉ có duy nhất một chức năng.
Các tác nhân ngoài và đồng thời các luồng dữ liệu vào ra từ tác nhân ngoài hệ thống là
xác đinh.
Hình 4. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 của QL Sinh viên
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 22/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
Mức 1:
DFD mức đỉnh (mức 1) : Được phân rã từ DFD mức khung cảnh với các chức năng
phân rã tương ứng mức 2 của DFD. Các nguyên tắc phân rã:
- Các luồng dữ liệu được đảm bảo an toàn.
- Các tác nhân ngoài bảo toàn.

- Có thể xuất hiện các kho dữ liệu.
- Bổ sung thêm các luồng dữ liệu nội tại nếu cần thiết.
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 23/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
Hình 5. Sơ đồ luồng mức 1 của QL Sinh viên
Mức 2:
DFD dưới mức đỉnh phân rã từ DFD mức đỉnh. Các chức năng được định nghĩa
riêng từng biểu đồ hoặc ghép lại thành một biểu đồ trong trường hợp biểu đồ đơn.
♦ Sơ đồ luồng mức 2 của quản lý sinh viên bộ phận đào tạo
Hình 6. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 2 – Quản lý Đào tạo
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 24/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
♦ Sơ đồ luồng dữ liệu mức 2 của quản lý sinh viên bộ phận Hành chính.
Hình 7. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 2 – Quản lý Hành chính
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 25/46

×