Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Phân tích, Thiết kế hệ thống quản lý sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.13 KB, 52 trang )

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
KHOA: CNTT
O0O
BÁO CÁO ĐỒ ÁN
MÔN: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN
ĐỀ TÀI:
QUẢN LÝ SINH VIÊN THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
Giáo viên hướng dẫn : ĐỖ THỊ MAI HƯỜNG
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN HUY LINH
Mã sinh viên : 10150320
Lớp : TH9A
BÁO CÁO PHÂN TÍCH – THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Đề tài: HỆ THỐNG QUẢN LÝ SINH VIÊN THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
LỜI NÓI ĐẦU
Đào tạo theo Hệ thống tín chỉ, lần đầu tiên được tổ chức tại trường Đại học
Harvard, Hoa Kỳ vào năm 1872, sau đó lan rộng ra khắp Bắc Mỹ và thế giới. Theo
đánh giá của Tổ chức ngân hàng thế giới (World Bank), thì đào tạo theo Hệ thống
tín chỉ, không chỉ có hiệu quả đối với các nước phát triển mà còn rất hiệu quả đối
với các nước đang phát triển. Đây là phương thức đào tạo theo triết lý “Tôn trọng
người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo”.
Ở Việt Nam, từ năm 1987 học chế tín chỉ được áp dụng một phần dưới hình
thức tổ chức môn học theo học phần và đơn vị học trình. Học chế tín chỉ được
chính thức triển khai từ năm 2001 khi Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh học chế tín
chỉ như là một giải pháp để đổi mới giáo dục đại học, và được khẳng định trong
Luật giáo dục 2005: “Về chương trình giáo dục: đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo
dục đại học có thể được tiến hành theo hình thức tích luỹ tín chỉ hay theo niên
chế”. Quyết định 43/2007/QĐ-BGD&ĐT do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bành Tiến
Long ký ngày 15 tháng 8 năm 2007 “Về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học và
cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” chính thức đưa hệ thống tín chỉ vào
vận hành trong đào tạo bậc đại học.
Năm 1993, Vụ Ðại học Bộ Giáo dục và Ðào tạo đề xuất đưa học chế tín chỉ


vào các trường đại học nước ta, nhiều người ngỡ ngàng và ít trường hưởng ứng, chỉ
có Ðại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh đi đầu thực hiện.
Năm 1998, Ðại học Thăng Long dạy và học theo học chế tín chỉ đầu tiên của
khối đại học dân lập. Hiện nay, tại các trường đại học ở nước ta và nhiều nơi trên
thế giới, nhất là ở châu Âu, người ta nói nhiều về học chế tín chỉ và đang cố gắng
đưa học chế tín chỉ vào nhiều trường đại học. Cho đến nay, cả nước đã có hơn 20
Trang số: 2/51
trường trong toàn quốc chuyển đổi sang đào tạo theo Hệ thống tín chỉ với lộ trình
và bước đi hợp lý.
Bản chất của đào tạo theo Hệ thống tín chỉ là sự tích lũy kiến thức được quy
định trong các chương trình đào tạo. Sự tích lũy được đánh giá bằng: số tín chỉ tích
lũy tối thiểu và điểm trung bình chung tích lũy tối thiểu quy định cho mỗi chương
trình để sinh viên có thể tốt nghiệp. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo số
tín chỉ tích lũy tối thiểu cho chương trình đào tạo đại học 5 năm là 150 tín chỉ và
điểm TBCTL của 150 tín chỉ được tích lũy này phải lớn hơn 2 (theo thang điểm 4)
là điều kiện quan trọng nhất để xét tốt nghiệp.
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển năng
lực của người học. Trong đào tạo theo học phần – niên chế, sinh viên phải học theo
tất cả những gì Nhà trường sắp đặt, không phân biệt sinh viên có điều kiện, năng
lực tốt, hay sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, năng lực yếu. Ngược lại, đào tạo theo
Hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên có thể chủ động học theo điều kiện và năng lực
của mình. Những sinh viên giỏi có thể học theo đúng hoặc học vượt kế hoạch học
tập toàn khóa, kế hoạch học tập từng học kỳ theo gợi ý của Nhà trường, để tốt
nghiệp theo đúng thời gian chuẩn của chương trình hoặc sớm hơn. Những sinh
viên bình thường và yếu có thể kéo dài thời gian học tập trong trường và tốt nghiệp
muộn hơn. Vì thế, việc tổ chức đào tạo đòi hỏi phải rất khoa học, chính xác, mềm
dẻo và linh hoạt.
Đào tạo theo Hệ thống tín chỉ sẽ thành công, đi vào thế ổn định và phát triển,
khi có sự chỉ đạo rất kiên quyết và khoa học của Ban giám hiệu, đặc biệt là vai trò
lãnh đạo của đồng chí Hiệu trưởng, sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị trong

trường, đội ngũ giảng viên nhận thức được trách nhiệm và tham gia vào quá trình
đào tạo một cách tự giác, bằng cả tấm lòng của người thầy.
MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI
Nhằm tìm hiểu thực trạng công tác quản lý sinh viên trong quá trình chuyển
đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ;
Trang số: 3/51
Tìm hiểu công tác quản lý thông qua các phần mềm đang được sử dụng; Đề
xuất một số khuyến nghị và định hướng sửa đổi, bổ sung cho các hệ thống hiện tại.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
− Tìm hiểu một số khái niệm về quản lý, quản lý SV, đào tạo theo niên chế, tín
chỉ, đào tạo theo tín chỉ, yêu cầu của đào tạo theo TC đối với công tác quản lý
SV;
− Tìm hiểu kinh nghiệm nước ngoài và Việt Nam trong việc quản lý SV;
− Khái quát về quản lý SV trong đào tạo theo TC tại Học viện KTQS; tìm hiểu
một số nhân tố ảnh hưởng tới công tác này;
− Tìm hiểu hệ thống quản lý sinh viên theo học chế tín chỉ tại Học viện KTQS;
− Đề xuất một số khuyến nghị.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
− Phương pháp (PP) nghiên cứu lý luận;
− PP nghiên cứu thực tiễn;
− PP chuyên gia;
− PP thống kê toán học.
Trang số: 4/51
MỤC LỤC
Trang số: 5/51
NỘI DUNG BÁO CÁO
CHƯƠNG I: KHẢO SÁT HỆ THỐNG
I. MÔ TẢ HỆ THỐNG
1. Nhiệm vụ cơ bản:
Quản lý sinh viên là công việc nhằm quản lý tất cả quá trình hoạt

động và học tập của sinh viên trong các trường Đại học cũng để nâng cao
về công nghệ thông tin.
Quản lý sinh viên trong các trường Đại học chính là quản lý quá trình
học tập, trong đó có tất cả hồ sơ của sinh viên và điểm trong quá trình
học tập tại trường đều được lưu trong chương trình “Quản lý sinh viên”.
Trong quản lý sinh viên có nhiều đầu điểm, có nhiều môn và có điểm
của nhiều lần thi.
Chương trình “Quản lý sinh viên” gồm nhiều lĩnh vực như quản lý họ
tên, ngày sinh, giới tính, dân tộc, nơi sinh
Xây dựng chương trình Quản lý sinh viên nhằm hỗ trợ cho công tác
quản lý họ tên, ngày sinh, điểm. Bài toán đặt ra là phân tích thiết kế hệ
thống thông tin vấn đề đặt ra là tại sao phải quản lý? Và quản lý cái gì và
quản lý như thế nào để công việc có hiệu quả, tiết kiệm được thời gian
cho cán bộ công nhân viên.
Hệ thống quản lý sinh viên trong các trường Đại học cho phép thay
thế các công việc trước đây vẫn làm thủ công như lập danh sách sinh
viên, danh sách lớp, danh sách điểm thi cho từng lớp, danh sách khen
thưởng – kỷ luật, …
Ngoài ra, hệ thống còn có khả năng lưu trữ các thông tin phản hồi từ
sinh viên về điểm số và những yêu cầu thay đổi từ phía sinh viên đối với
từng sai sót của mình …
Với những yêu cầu như trên, hệ thống cần phải đáp ứng các nhiệm vụ
cơ bản:
1.1. Chức năng quản trị hệ thống:
(1)Tạo mới, sửa đổi, loại bỏ và cấp phát quyền cho người sử dụng.
(2)Đăng nhập vào hệ thống, đăng xuất khỏi hệ thống.
Trang số: 6/51
(3)Thay đổi mật khẩu của người sử dụng.
(4)Quản lý các từ điển dữ liệu.
(5)Quản lý các điều kiện ràng buộc: Thời gian, các quy định của quy chế

đào tạo tín chỉ.
(6)Sao lưu dữ liệu từ máy chủ hoạt động sang máy chủ dự phòng hoặc
sao ra thiết bị nhớ ngoài.
1.2. Cập nhật dữ liệu:
(1)Nhập dữ liệu.
(2)Sửa dữ liệu.
(3)Xóa dữ liệu.
1.3. Tìm kiếm:
(1)Bảng điểm của sinh viên.
(2)Các môn thi lại của sinh viên.
(3)Lớp, điểm thông tin cá nhân của sinh viên.
1.4. Thống kê, báo cáo:
(1)Xem, in danh sách sinh viên của từng lớp, lớp học phần.
(2)Xem, in điểm thi từng môn của lớp học phần.
(3)Xem, in điểm thi lại của mỗi lớp.
(4)Xem, in điểm, tổng kết của từng sinh viên.
2. Cơ cấu tổ chức:
Các bộ phận, chức năng và nhiệm vụ:
2.1. Bộ phận Quản trị hệ thống
(1)Quản lý cấp phát quyền người sử dụng:
− Cấp quyền cho cán bộ quản lý.
− Cấp quyền cho cố vấn học tập phê duyệt kết quả đăng ký sinh viên.
− Cấp quyền cho sinh viên truy cập vào hệ thống đăng ký.
Trang số: 7/51
(2)Quản lý hệ thống:
− Thiết lập tham số hệ thống.
− Tra cứu Log người dùng.
− Sao lưu, phục hồi dữ liệu.
2.2. Bộ phận Quản lý hồ sơ:
Quản lý hồ sơ sinh viên trong trường Đại học là một vấn đề cần đề

cập đến.
Việc quản lý hồ sơ không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến việc theo dõi sinh
viên và những việc liên quan đến sinh viên đang theo học tại trường cũng
như những sinh viên đã ra trường. Quản lý hồ sơ sinh viên tốt sẽ giúp đỡ
chúng ta biết được thông tin về sinh viên đó.
Khi mà chúng ta muốn biết thông tin về ai đó thì chúng ta có thể sử
dụng hồ sơ mà chúng ta quản lý để tìm thông tin về họ. Chẳng hạn như:
Sinh viên thuộc diện ưu tiên nào? Tình trạng nghỉ học của sinh viên, sinh
viên chuyển lớp.
Bộ phận Quản lý hồ sơ đảm bảo yêu cầu:
− Quản lý danh sách sinh viên theo khoa, ngành, chuyên ngành, lớp
hành chính.
− Cập nhật và In hồ sơ sinh viên theo mẫu hồ sơ 58 của Bộ GD&ĐT.
− Quản lý các đối tượng chính sách, trợ cấp.
− Cập nhật thông tin về hoạt động đoàn thể, xã hội của sinh viên, thông
tin, nơi ở của sinh viên bao gồm nội trú, ngoại trú.
− Tìm kiếm thông tin sinh viên theo nhiều tiêu chí khác nhau.
− Thống kê số liệu sinh viên theo mẫu 58 của Bộ GD&ĐT.
2.3. Bộ phận Quản lý học tập:
- Quản lý kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ.
- Xếp loại kết quả học tập, xét ngừng học, buộc thôi học cho sinh viên.
- Xét duyệt đăng ký học chương trình thứ 2 và chuyển điểm cho
chương trình thứ 2.
- Xét duyệt sinh viên chuyển từ các trường khác về Học viện và từ Học
viện đến các trường khác.
- Xét tốt nghiệp cho sinh viên theo ngành học đăng ký.
- Cuối mỗi học kỳ, Phòng máy tính in và gửi mẫu bảng điểm từng môn
của từng lớp cho các khoa để vào điểm, sau đó nhập dữ liệu vào hệ
thống.
Trang số: 8/51

- Sau khi nhập tất cả điểm thi lần 1, hệ thống tính ra điểm trung bình
lần 1 cho từng cá nhân và in ra Danh sách học lại theo từng môn.
Danh sách này cũng được dùng làm bảng ghi điểm thi học lại; Sau khi
nhập điểm học lại, hệ thống tính ra Điểm trung bình cao nhất cho sinh
viên.
- Hệ thống tự tính và cộng điểm với những sinh viên có thành tích tốt
hay thuộc diện chính sách.
- Điểm tổng kết cuối cùng được tính bằng tổng điểm trung bình các
môn học và điểm cộng.
- Dựa vào kết quả học tập và rèn luyện của từng cá nhân trong kỳ học,
hệ thống xếp loại học tập, rèn luyện cho sinh viên trong kỳ. Hết 1 năm
học, hệ thống tính điểm trung bình cả năm cho sinh viên.
- Bảng xếp loại học tập và bảng kết quả học tập của sinh viên (bao gồm
điểm trung bình, điểm tổng kết và điểm cộng) theo từng lớp được in ra
gửi về Phòng đào tạo để nhập kho thông tin cá nhân, xét khen thưởng
và gửi về lớp chính khóa.
2.4. Bộ phận Quản lý đào tạo:
• Quản lý khóa học:
− Tạo mới khoá học và lập danh sách các ngành và chuyên ngành đào
tạo của khoá học.
− Import danh sách sinh viên từ dữ liệu tuyển sinh, lập các lớp sinh
hoạt, cấp tài khoản cho sinh viên và quản lý các lớp sinh hoạt.
Trang số: 9/51
• Quản lý khung chương trình đào tạo:
− Tạo mới năm học, xác định các mốc thời gian của hoạt động đào tạo,
lập và quản lý chương trình đào tạo trong năm học của từng ngành, tổ
chức lớp học phần.
− Quản lý danh mục các học phần và ràng buộc về điều kiện tiên quyết
của học phần.
− Xây dựng kế hoạch đào tạo dự kiến và xác lập kế hoạch đào tạo chính

thức cho mỗi học kỳ.
• Quản lý giảng dạy:
− Phân công giảng dạy.
• Quản lý đăng ký học:
− Bao gồm xử lý các công việc Đăng ký bình thường, Đăng ký muộn và
rút học phần của sinh viên.
2.5. Bộ phận Quản lý Học bổng:
− Xét duyệt học bổng cho sinh viên dựa trên danh sách điểm tổng kết
từng kỳ học
Trang số: 10/51
2.6. Quản lý tài chính sinh viên:
(1)Quản lý học phí
− Quản lý sinh viên theo lớp học phần về danh sách thực học và việc
đóng học phí.
− Lập danh sách miễn giảm học phí
− Lập danh sách sinh viên trong ngân sách, ngoài ngân sách để xác định
mức học phí
− Xác định mức học phí theo tín chỉ, hệ số học phần và các hệ số khác
− Viết biên lai thu tiền theo học phần đăng ký
− In sổ biên lai thu theo giai đoạn, tháng, kỳ, năm
− Thống kê sinh viên nợ học phí theo kỳ, năm, toàn khóa học
− In các báo cáo thống kê phục vụ quản lý
(2)Quản lý học bổng
− Lập danh sách sinh viên hưởng trợ cấp
− Quản lý quỹ học bổng, phân bổ quỹ học bổng
− Phân loại học bổng theo đối tượng, kết Quả học tập và rèn luyện
− Xét sinh viên được hưởng học bổng trợ cấp và học bổng khuyến khích
học tập
− In tổng hợp xét học bổng và danh sách học bổng chi tiết
Trang số: 11/51

3. Quy trình xử lý:
− Với mỗi sinh viên thuộc từng khoa, Các Khoa tương ứng sẽ thông qua
Bộ phận quản lý hồ sơ để quản lý các hồ sơ, sổ sách của sinh viên.
− Ngay khi nhập học, các Khoa yêu cầu sinh viên cung cấp đầy đủ hồ sơ
sổ sách của bản thân cho Khoa.
− Khi có bất kỳ yêu cầu bổ sung vào hồ sơ, sinh viên tới gặp Bộ phận
quản lý hồ sơ (Bộ phận quản lý sinh viên Hệ Dân sự) để sửa đổi.
− Căn cứ vào hồ sơ sinh viên, mỗi sinh viên sẽ được cấp 1 tài khoản
truy cập vào hệ thống.
− Tài khoản này dùng để sinh viên xem thông tin hồ sơ cá nhân, quá
trình học tập, rèn luyện của bản thân và yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu
có sai sót).
− Trước mỗi kỳ học, Phòng Đào tạo thông qua Bộ phận quản lý đào tạo
lập ra kế hoạch đào tạo của kỳ học; Tạo mới và lập danh sách các môn
học theo từng ngành học; quản lý danh mục các học phần và ràng
buộc về điều kiện tiên quyết của học phần; Quản lý khung chương
trình đào tạo; Xác định các mốc thời gian của hoạt động đào tạo; Tổ
chức các lợp học phần;
− Sinh viên dựa trên kế hoạch của Phòng Đào tạo sẽ đăng ký các môn
học và thực hiện theo khung kế hoạch của Phòng Đào tạo.
− Các Khoa, dựa trên kế hoạch Đào tạo của Phòng đào tạo sẽ phân công
giảng dạy; quản lý việc thực hiện giảng dạy của giáo viên trong khoa
của mình.
− Gần cuối mỗi kỳ học, Bộ phận Quản lý thi sẽ tổng hợp các sinh viên
để điều kiện thi và báo cáo lên Phòng đào tạo, đồng thời thông báo tới
sinh viên.
− Thông qua Bộ phận Quản lý học tập, Phòng Đào tạo cập nhật điểm
của sinh viên, thông báo điểm về lớp hoặc từng sinh viên.
− Sinh viên theo dõi điểm, nếu có vấn đề, liên hệ với Phòng Đào tạo
thông qua bộ phận quản lý học tập; Nếu có vấn đề về bài thi, liên hệ

với Phòng Khảo thí thông qua Bộ phận quản lý thi.
Trang số: 12/51
− Phòng Tài vụ, thông qua kết quả đăng ký học phần của Phòng Đào tạo
(Bộ phận quản lý học tập) sẽ tổ chức việc thu nộp học phí của sinh
viên.
Trang số: 13/51
4. Mẫu biểu:
Mẫu biểu 1: Hồ sơ sinh viên (sơ yếu lí lịch).
SƠ YẾU LÝ LỊCH
Họ và tên:
Ngày sinh:
Nơi sinh:
Địa chỉ thường trú:
Giới tính: Nam/Nữ
Dân tộc:
Tôn giáo:
Họ tên bố: Nghề nghiệp:
Họ tên mẹ: Nghề nghiệp:
Chính sách:
Điện thoại (nếu có):
Ghi chú:
Trang số: 14/51
Mẫu biểu 2: Danh sách sinh viên:
DANH SÁCH SINH VIÊN LỚP TIN HỌC 9A
STT Họ và tên Ngày
sinh
Quê quán Ghi chú
Mẫu biểu 3: Thẻ sinh viên.
Trang số: 15/51
Mẫu biểu 4: bảng phân công giáo viên giảng dạy các môn học cho các lớp

Mẫu biểu 5: Danh sách môn học.
Mẫu biểu 6: Bảng điểm từng môn học.
STT Họ và tên Lớp Điểm Điểm Điểm Điểm Ghi chú
Trang số: 16/51
STT
Tên môn
học

môn
Số
tiết
Phòng
Số tín
chỉ
Học
chung với
lớp
Giáo viên
giảng dạy
01
Phân tích
TKHTTT
03BK 45 H9202 3ht
Nguyễn Hoài
Anh
02
… …. …. …. …. …. …. ….
chuyên
cần
thườn

g
xuyên
thi
cuối
kỳ
tổng
kết

Mẫu biểu 7: Bảng điểm tổng kết học kỳ.
STT Họ và tên
Môn
học 1
Môn
học 2
Môn
học 3

Điểm
tổng
kết
Học
lực
Ghi chú
Mẫu biểu 8: Danh sách học bổng.
DANH SÁCH HỌC BỔNG
Trang số: 17/51
STT Họ và tên Lớp Điểm tông kết Ghi chú
Mẫu biểu 9: Danh sách học lại môn học nào đó.
DANH SÁCH HỌC LẠI MÔN HỌC LẬP TRÌNH WEB
STT Họ và tên Lớp Ghi chú

Trang số: 18/51
5. Mô hình tiến trình nghiệp vụ:
Trang số: 19/51
Hình : Mô hình tiến trình nghiệp vụ
Trang số: 20/51
TÊN BỘ PHẬN
- Chức năng 1
- Chức năng 2
- …
- Chức năng n
Giải thích ký hiệu sử dụng trong mô hinh:
CHỨC NĂNG:
TÁC NHÂN:
LUỒNG THÔNG TIN:
Trang số: 21/51
TÊN TÁC
NHÂN
II. Xây dựng dự án:
1. Tổng hợp hồ sơ:
1.1. Dữ liệu, tài nguyên hệ thống:
- Dữ liệu dự phòng
- Dữ liệu chính
- Dữ liệu để truy cập web
Dữ liệu hệ thống bao gồm:
(1)Nhóm dữ liệu vào:
- Hồ sơ sinh viên: Họ tên, ngày sinh, nơi sinh, lớp, …
- Nhóm dữ liệu liên quan đến kết quả học tập: Điểm thi các môn, điểm
học lại các môn, …
- Nhóm dữ liệu về các danh mục cần quan tâm: Danh sách lớp, danh
sách lớp môn học, danh sách học phần, danh sách giáo viên, …

(2)Nhóm dữ liệu ra:
- Danh sách sinh viên mỗi lớp chính khóa.
- Danh sách sinh viên theo lớp học phần.
- Điểm thi của mỗi lớp học phần.
- Điểm thi của các sinh viên theo lớp chính khóa.
- Danh sách các môn học lại của từng sinh viên.
- Kết quả học tập các môn của mỗi sinh viên.
1.2. Nhóm người sử dụng:
- Người quản trị
- Sinh viên
- Các phòng, ban
2. Dự trù thiết bị:
- (Mỗi phòng, khoa, bộ phận có các máy tính.)
Trang số: 22/51
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG HỆ THỐNG
I. SƠ ĐỒ PHÂN RÃ CHỨC NĂNG
Hình : Sơ đồ phân rã chức năng của hệ thống
1. Xác định chức năng chi tiết
• Sau khi tiến hành khảo sát hoạt động của chương trình Quản lý sinh viên
trong thực tế, mô hình mới được đưa ra với các chức nằng xử lý được
phân rã thành các chức năng nhỏ như sau:
- QL hồ sơ
- QL đào tạo
- QL học tập
- QL học bổng
- QL tài chính
Trang số: 23/51
• Từ yêu cầu của bài toán quản lý sinh viên, ta có những thông tin về sinh
viên như sau:
- Thông tin về hồ sơ sinh viên: Thông tin chi tiết về hồ sơ được lưu trữ

trong kho hồ sơ với các thuộc tính: họ tên, ngày sinh, giới tính, dân
tộc, tôn giáo, nơi sinh,
- Thông tin về điểm
- Thông tin về dân tộc
- Thông tin về tôn giáo
- Thông tin về khoa_ngành học
- Thông tin về khoá học
- Thông tin về lớp
- Thông tin về môn học
- Thông tin về học lực
2. Gom nhóm chức năng
Như vậy, hệ thống gồm các nhóm chức năng như sau:
- Cập nhật hồ sơ;
- Xử lý dữ liệu;
- Thống kê – báo cáo.
Trang số: 24/51
II. SƠ ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU
1. Ký hiệu sử dụng
Trang số: 25/51

×