Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Đề cương luận văn thạc sĩ báo chí học quản lý bình luận trên báo mạng điện tử vnexpress net năm 2021 (chuyên mục thể thao)”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.39 KB, 21 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài</b>

Bình luận (comment) trên các báo mạng điện tử là một hoạt động tương tác của báo mạng điện tử và đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu đối với nhiều tòa soạn trên thế giới và Việt Nam trong thời gian qua. Việc quản lý bình luận càng trở nên cấp thiết hơn khi chúng ngày càng bộc lộ rõ nhiều ưu điểm và những thách thức mang lại cho tịa soạn.

Qua mục bình luận bên dưới các bài báo, độc giả có thể bày tỏ những ý kiến của mình về vấn đề mình quan tâm. Khơng chỉ “bình” và “luận”, đó cịn là sự gửi gắm tâm tư, tình cảm của cơng chúng về vấn đề đó. Nhờ việc chia sẻ trực tiếp trên báo mạng điện tử, họ nhận được chia sẻ, đồng cảm, thậm chí cả những ý kiến tư vấn, phân tích để họ nhìn thấu đáo hơn về vấn đề của riêng mình qua những phần bình luận của độc giả khác. Nhiều độc giả còn tạo được thương hiệu cho chính mình qua những bình luận trên báo mạng điện tử.

Phần bình luận tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa tịa soạn và độc giả, nhờ đó cơ quan báo chí có thể tiếp nhận, đánh giá hiệu quả về mặt thông tin mà bài báo mang lại, đồng thời coi đây là nguồn “nuôi đề tài” hoặc mở rộng đề tài giúp vấn đề được đẩy lên mức cao hơn, dư luận chú ý nhiều hơn. Cũng nhờ vào phần bình luận, các bài báo trở nên thú vị, đầy đủ và hấp dẫn hơn bởi nhiều ý kiến bổ sung nội dung cho bài viết.

Trong phạm vi hẹp, phần bình luận giúp tờ báo nâng cao vị thế và xây dựng đường hướng phát triển. Ở phạm vi rộng, bình luận giúp cơng tác quản lý xã hội, quản lý đất nước và phản biện chính sách.

Bên cạnh những lợi ích mang lại, hoạt động bình luận cũng đem tới nhiều thách thức cho các cơ quan báo chí. Ngồi những bình luận mang tính chất xây dựng, bổ sung nội dung, có khơng ít những ý kiến mang tính kích động, xúc phạm cá nhân, tổ chức hoặc thiếu chính xác, khách quan. Việc này đặt ra cho cơ quan báo chí thách thức phải làm tốt việc quản lý, xử lý, biên

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

tập nhằm đảm bảo xuất hiện trên mặt báo các bình luận có giá trị, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, quy định pháp luật và tơn chỉ của tờ báo. Chỉ cần một sai sót nhỏ xảy ra thì tồn bộ bài viết của phóng viên và cơng sức, danh tiếng của tịa soạn xây dựng bấy lâu sẽ khơng cịn. Thực tế trong thời gian qua, một số cơ quan báo chí đã bị kiện. bị cơ quan quản lý báo chí nhắc nhở, xử lý vì đã cho đăng những bình luận của cơng chúng mang tính xun tạc, sai sự thật.

Trong khi nhiều tòa soạn báo đã quyết định bỏ mục bình luận hoặc nhường lại cho các bên thứ ba như mạng xã hội thì các tịa soạn báo khác, điển hình là VnExpress.net lại xem mục bình luận như một bộ phận thiết yếu trong chiến lược thu hút độc giả tương tác. Những nỗ lực này là một phần trong chiến lược lớn lao nhằm lắng nghe độc giả nhiều hơn, cũng như biết rằng độc giả đang được lắng nghe.

Từ thực tế nêu trên và yêu cầu đặt ra, học viên đã lựa chọn đề tài

<i>“Quản lý bình luận trên Báo mạng điện tử VnExpress.net năm 2021 (Chuyên</i>

mục Thể thao)” với mong muốn phân tích rõ thực trạng, cách làm của VnExpess.net trong việc quản lý bình luận của các độc giả trên trang báo mạng điện tử của mình, đồng thời đề xuất những giải pháp phù hợp với sự phát triển của tờ báo. Nhờ đó các cơ quan báo mạng điện tử khác có thể tham khảo và áp dụng tại đơn vị mình.

<b>2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài</b>

Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu tài liệu để nghiên cứu về đề tài, học viên nhận thấy chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu đi sâu nghiên cứu về quản lý bình luận trên báo mạng điện tử. Phần lớn các đề tài đề cập tới đạo đức, trách nhiệm của những người làm báo mạng điện tử với công chúng, hoặc thực trạng và giải pháp quản lý thông tin, thông điệp trong các tòa soạn báo mạng điện tử. Những tài liệu này là nguồn tham khảo giá trị với học viên trong quá trình thực hiện nghiên cứu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

2.1. Nhóm 1: Hệ thống văn bản pháp luật

<i>- “Luật Báo chí năm 1989 và Luật sửa đổi bổ sung năm 1999” là Văn</i>

bản được ban hành nhằm đảm bảo quyền tự do báo chí, quyền tự do ngơn luận trên báo chí. Văn bản này cho biết, từ những năm đầu khi Báo chí xuất hiện, Đảng và nhà nước đã vô cùng quan tâm đến quyền tự do báo chí, tự do ngơn luận của nhân dân, cho nhân dân có tiếng nói, đóng góp vào q trình phát triển của xã hội. (Luật có hiệu lực đến ngày 31/12/2016)

<i>- “Luật Báo chí 2016” là văn bản thay thế 2 luật trên từ ngày 1/1/2017.</i>

Đây là văn bản định nghĩa về báo điện tử, quy định về quyền tự do báo chí của cơng dân, vấn đề phản hồi thơng tin trên báo chí. Đồng thời, văn bản cũng nêu rõ về trách nhiệm của cơ quan báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngơn luận trên báo chí của công dân.

<i>- “Nghị định số 72/2013/NĐ-CP” là văn bản quy định về quản lý, cung</i>

cấp, sử dụng Internet và thơng tin trên mạng. Cụ thể, văn bản nói về các hành vi bị cấm khi sử dụng Internet, các độc giả khi bình luận vẫn phải tuân theo

<i>những luật định trong văn bản. </i>

2.2. hóm 2: Sách, giáo trình

<i>- Cuốn “Những vấn đề cơ bản của đạo đức nghề nghiệp nhà báo”G.V.Ladutina, Biên dịch Hoàng Anh (NXB Lý luận, chính trị, 2004) trang150, chương “Một số mối quan hệ cơ bản của nhà báo” nêu rõ bằng mọi biện</i>

pháp bảo vệ tự do báo chí là một trong những quyền khơng thể tước đoạt của lồi người và như lợi ích chung của tồn xã hội và phải tơn trọng quyền con người được tham gia vào sự tự quyết dư luận xã hội, giúp họ thể hiện tự do quan điểm của mình trên báo in, báo nói và báo hình, góp phần thúc đẩy sự phổ cập của các phương tiện thông tin đại chúng.

<i>- Cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” của tác giả Nguyễn Văn Dững (NXBLao động, Hà Nội 2012) mang lại thông tin nền tảng về báo chí, truyền thơng.</i>

Tác giả đã nêu cụ thể những quan niệm về báo chí, tổng quan về các loại hình

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

báo chí (trong đó có báo mạng điện tử), những chức năng của báo chí, lao động báo chí, cơng chúng báo chí và các nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí.

<i>- Cuốn “Báo chí và dư luận xã hội” của tác giả Nguyễn Văn Dững(NXB Lao động, Hà Nội, 2011) đã phân tích rõ mối quan hệ tác động của báo</i>

chí và dư luận xã hội, trong đó báo chí có vai trị định hướng dư luận xã hội. Qua những phân tích từ trang 162 đến trang 166, tác giả đã cho thấy sự tương tác của thông tin báo chí đối với cơng chúng là vơ cùng quan trọng. Và khi mà sự tương tác giữa chủ thể - khách thể (cơng chúng – nhóm đối tượng truyền thông) càng nhiều, tần suất tương tác càng cao, tương tác càng bình đẳng bao nhiêu thì năng lực và hiệu quả truyền thông càng cao bấy nhiêu.

<i>- Cuốn sách chuyên khảo “Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ bản”,Nguyễn Thị Trường Giang (NXB chính trị - hành chính, 2010), trang 75, tác</i>

giả nêu rõ những vấn đề của Báo mạng điện tử bao gồm tính tương tác của báo mạng điện tử, trong đó thể hiện ưu điểm của báo mạng điện tử, vai trò của phần bình luận đối với tịa soạn và cơng chúng. Cuốn sách cũng cung cấp thêm thông tin về một số tờ báo mạng điện tử ở VN hiên nay như mơ hình tổ chức, bộ máy tịa soạn và quy trình sản xuất của báo mạng điện tử, trong đó

<i>có VNE. </i>

<i>- Cuốn sách chuyên khảo “Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử”,Nguyễn Thị Trường Giang (NXB Chính trị quốc gia – sự thật, 2014) nói về</i>

những ưu điểm, lợi ích của việc cơng chúng khi được chủ động phát biểu ý kiến trên báo mạng điện tử. Phần bình luận tuy chưa đạt đến “diễn đàn” nhưng là sự tự do bày tỏ quan điểm, ý kiến về một vấn đề. Vì thế ở góc độ nào đó, vai trị của những bình luận có những điểm tương đồng với vai trò của các diễn đàn báo chí và việc quản lý thơng tin trên những bình luận phải có sự chặt chẽ để khơng có lỗi.

2.3. Nhóm 3: Một số luận án, luận văn, khóa luận, bài báo khoa học

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>- Luận văn “Vấn đề hậu kiểm thông tin trong quản lý Báo mạng điện tửở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đỗ Minh Quân (Học viện Báo chí và tuyêntruyền) đã nêu lên thực trạng hậu kiểm thông tin trong quản lý Báo mạng điện</i>

tử hiện nay, mà phần bình luận thuộc một trong số đó. Với luận văn này, học viên đã được tìm hiểu thêm về quy trình hậu kiểm thông tin, việc xử lý sai phạm và những giải pháp để làm tốt công tác hậu kiểm thông tin trong quản lý Báo mạng điện tử.

<i>- Đề cương chi tiết học phần “Nhập môn báo mạng điện tử”, Đề tàinghiên cứu khoa học cấp cơ sở (TS Nguyễn Thị Thoa, Học viên Báo chí và</i>

<i><b>tuyên truyền, 2006) nói về tính tương tác được thể hiện ở 3 góc độ: Tương táccó tính định hướng; Tương tác chức năng; Tương tác tùy biến. Trong đó, phầnbình luận thuộc phần Tương tác tùy biến, có vai trị quan trọng trong sự phát</b></i>

triển của tòa soạn báo, người làm báo, thúc đẩy mối quan hệ giữa độc giả và cơ quan báo chí.

<i>- Khóa luận “Các hình thức tương tác giữa tòa soạn Báo mạng điện tửvà bạn đọc” của tác giả Nguyễn Tùng Lâm (Học viện Báo chí và tuyêntruyền, 2013) đã nêu lên những lý luận cơ bản về tính tương tác và các hình</i>

thức tương tác như qua email, diễn đàn, box phản hồi, đường dây nóng. Từ khóa luận này, học viên có thể tìm hiểu thêm về hình thức tương tác qua box phản hồi để từ đó thấy rõ hơn những thay đổi từ năm 2013 đến bây giờ của loại hình tương tác này trên báo mạng điện tử.

<i>- Luận văn “Vai trị của “nhà báo cơng dân” với báo mạng điện tử khuvực phía Nam” của tác giả Nguyễn Hữu Hạnh (Học viện Báo chí và tuyên</i>

<i><b>truyền, 2015) đã nêu lên vai trò, sự tác động của nhà báo công dân đối với báo</b></i>

mạng điện tử. Khái niệm nhà báo cơng dân, mọi cá nhân đều có thể trở thành nhà báo trong việc đóng góp ý kiến, đưa tin, bình luận, vì thế, với luận văn này, học viện có thể cũng tham khảo thêm được về vai trị và sự tác động của những bình luận đối với Báo mạng điện tử. Đó chính là một trong những

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn mà học viện đang thực hiện.

<i>- Khóa luận “Phản hồi của cơng chúng trên Báo mạng điện tử ViệtNam hiện nay” của tác giả Phùng Lan Nga (Học viện Báo chí và tuyên</i>

<i><b>truyền, 2012) đã cho thấy vai trị chủ động của cơng chúng trong việc thể hiện</b></i>

ý kiến cá nhân. Chỉ bằng một phương tiện như máy tính hay điện thoại là cơng chúng có thể thường xuyên, liên tục gửi ý kiến của mình mà khơng cần phải có một kịch bản nào cả, đây cũng chính là đặc điểm của hoạt động bình luận của độc giả trên báo mạng điện tử hiện nay.

<i>- Luận án Tiến sỹ “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiệnnay” của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang (Học viện Báo chí và tuyên</i>

<i><b>truyền, 2010) đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới tình trạng vi phạm đạo đức</b></i>

nghề báo. Theo khảo sát của tác giả thì ngun nhân chính là do “thiếu bản lĩnh chính trị vững vàng”, “thu nhập thấp”, “thiếu kiến thức cơ bản về báo chí”, “bị sức ép về tính nhanh nhạy của thơng tin”, “hành lang pháp lý cịn lỏng lẻo”… Đây cũng là những thơng tin tham khảo có giá trị đối với học viên trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình khi nhìn nhận ngun nhân dưới góc độ nhà báo quản lý những bình luận của độc giả.

<i>- Luận văn thac sỹ “Những biểu hiện thiếu trách nhiệm xã hội củangười làm báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Lan</i>

<i><b>Hương (Học viện Báo chí và tun truyền, 2015) đã có một hướng đi mới</b></i>

trong việc nghiên cứu đề tài khi đưa ra khá nhiều số liệu khảo sát, từ việc khảo sát thái độ của công chúng đối với những biểu hiện thiếu trách nhiệm xã hội của người làm báo, cho tới sự quan tâm của công chúng về trách nhiệm xã hội của người làm báo mạng điện tử. Một trong những biểu hiện thể hiện trách nhiệm xã hội của người làm báo chính là việc kiểm duyệt các bình luận trên báo mạng điện tử của độc giả. Trên cơ sở những khảo sát và phân tích, tác giả đã đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội của người làm báo mạng điện tử.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i>- Luận văn Thạc sỹ “Nhận diện mơ hình tịa soạn báo mạng điện tử ởViệt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Liên (Học viện Báo chí và tuyêntruyền, 2015) đưa ra mơ hình báo mạng điện tử VnExpress.net. Những phân</i>

tích về mơ hình của 2 tịa soạn đã rút ra được những hạn chế và thành công trong công tác quản lý, xử lý thơng tin phần bình luận của tịa soạn.

<i>- Luận văn Thạc sỹ “Tổ chức diễn đàn trên Báo mạng điện tử ở ViệtNam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang (Học viện Báo chí và</i>

<i><b>tuyên truyền, 2004) khảo sát tại báo VnExpress.net giúp hoc viên tham khảo</b></i>

về lịch sử của báo VnExpress.net và các hình thức mà VnExpress.net đã làm để tăng tính tương tác cho độc giả.

<i>- Luận văn Thạc sỹ “Quản lý bình luận trên báo mạng điện tử ViêtNam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy, (Học viện Báo chí và</i>

<i><b>tuyên truyền, 2016) nêu ra thực trạng, nguyên nhân và đề xuất giải pháp cho</b></i>

hoạt động quản lý bình luận của báo VnExpress, Dân trí, Tuổi trẻ Online năm 2016.

<i>- Khóa luận “Xử lý phản hồi của cơng chúng trên báo Giaoduc.net.vn”</i>

<i><b>của tác giả Phạm Thị Lài (Học viện Báo chí và tun truyền, 2012) có nêu ra</b></i>

quy trình và cách thức xử lý phản hồi của công chúng. Mặc dù chỉ giới hạn ở báo Giaoduc.net.vn nhưng học viên có thể tham khảo thêm thơng tin và cách xử lý của báo khác về vấn đề học viên đang thực hiện nghiên cứu.

<i>- Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đạo đức nghề báo trong khai thác và xử</i>

<i><b>lý nguồn tin” (Học viện Báo chí và tuyên truyền, 2012) với nhiều bài báo đề</b></i>

cập tới việc khai thác, xử lý thông tin trên báo mạng điện tử. Trong đó có những bài viết đáng chú ý như:

<i>+ Bài “Đạo đức nghề báo cốt ở sự trung thành và trung thực”, nhà báo Hà</i>

<i><b>Đăng nêu lên việc “thông tin trên mạng, nhất là mạng xã hội là đa chiều và</b></i>

khó kiểm chứng đúng sai, vì thế nếu vội vã khai thác và đưa lên mặt báo thì có thể biến thành tin thật và hậu quả thế nào thì ai cũng biết. Đây cũng là một

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

bài học kinh nghiệm đối với những biên tập viên làm cơng tác xử lý bình

<i><b>luận. </b></i>

<i>+ Bài “Đại đức nghề báo trong khai thác và xử lý nguồn tin nhìn từ báoQuân đội nhân dân”, nhà báo Hà Mạnh Tường – Phó Tổng biên tập Báo</i>

<i><b>Quân đội nhân dân đã nêu ra các quy trình làm báo để dễ dàng gắn trách</b></i>

nhiệm khi có sai sót, sai phạm xảy ra.

<i>+ Bài “Đạo đức nhà báo trong thực hiện quy trình tác phẩm báo chí” củatiếng sỹ Hà Huy Phượng – Phó trưởng Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và</i>

<i><b>tuyên truyền nêu ra các bước tiến hành cơ bản trong quy trình sáng tạo một</b></i>

tác phẩm báo chí, trong đó có bước theo dõi, nắm bắt và xử lý thông tin phản hồi. Nếu nhà báo làm khơng tốt bước này thì cũng có thể dẫn tới việc khơng giải quyết kịp thời những tình huống liên quan đến dư luận xã hội mà tác phẩm của mình đem lại.

<i>+ Bài “Đao đức nghề báo chính ở trong tâm mỗi nhà báo” của nhà báo</i>

<i><b>Huỳnh Dũng Nhân – Tổng biên tập Tạp chí Nghề báo TP.HCM có đưa ra</b></i>

quan điểm về “quy tắc nghề nghiệp riêng cho mỗi tờ báo”. Đây cũng là những kinh nghiệm để người làm cơng tác quản lý báo chí hay những người làm nhiệm vụ xử lý, quản lý bình luận trên báo mạng điện tử tham khảo.

<i>- Bài viết “Tương lai của comment trên báo chí” trên trang</i>

Vietnamplus có đề cập tới các vấn đề như: tầm quan trọng của bình luận trên báo chí, những cách thức để thực hiện việc quản lý, xử lý các bình luận trên báo chí. Những ví dụ của bài viết thường lấy từ nguồn báo nước ngồi, có tính chất tham khảo lớn và giá trị cho đề tài của học viên đang nghiên cứu

<i>- Bài viết “Tương tác, bình luận trên báo điện tử: “Cấm” hay“quản”?” trên trang Nguoilambao.vn nêu rõ về ưu điểm về việc bình luận</i>

của độc giả trên báo mạng điện tử, đồng thời đưa ra những vấn đề, đề xuất để làm tốt việc quản lý, xử lý, biên tập.

<i>- Bài viết “Khơng để bình luận trên báo điện tử thành nơi kích động,</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>xuyên tạc, sai sự thật” trên trang Nguoilambao.vn nêu rõ về tầm quan trọng</i>

của việc quản lý bình luận của độc giả trên báo mạng điện tử. Bài viết cũng trích dẫn phần phát biểu là góc nhìn của 3 nhà báo trong nghề về vấn đề này.

<i>- Bài viết “Bình luận trên báo điện tử: Nên “cấm” hay “quản”?” trên</i>

trang GenK.vn nêu rõ thực trạng bình luận nặc danh của độc giả và cách xử lý. Đây là một trong những biểu hiện thường gặp trong hoạt động quản lý bình luận của các tịa soạn.

<i>- Bài viết “Bình luận của độc giả trên báo điện tử: Đặc sản và “daohai lưỡi” trên trang danviet.vn đã đề cập tới những tác động tích cực và tiêu</i>

cực của phần bình luận trên báo mạng điện tử

<i>- Bài viết “Tương lai của web ngày nay: “Miễn bình luận”?” trên trang</i>

GenK.vn thống kê về loạt tờ báo trên thế giới tham gia xu hướng đóng phần bình luận từ năm 2012 – 2015. Bài viết nói rõ về những thách thức của các tịa soạn trong giai đoạn 2012 – 2015 khi khơng thể quản lý bình luận mà buộc phải “đóng cửa” hoạt động này.

<i>- Bài viết “Vì sao hàng loạt tờ báo đóng phần bình luận của độc giả?”</i>

trên trang Vietnamplus nói về xu hướng đóng phần bình luận của nhiều trang báo trên thế giới với nhiều lý do khác nhau như: không phải sản phẩm chủ đạo của tịa soạn, tốn nhiều chi phí và nhân lực để quản lý bình luận, chuyển các cuộc tranh luận lên mạng xã hội. Đây chính là tài liệu tham khảo quý giá của học viên khi

<i>- Bài viết “The New York Times điều tiết 12.000 bình luận mỗi ngàybằng cách nào?” trên trang Vietnamplus đề cập về giải pháp quản lý bình</i>

luận của tờ báo New York Time: sử dụng cơng nghệ tự động hóa. Đây là một trong những giải pháp đáng ghi nhận trong hoạt động quản lý bình luận của báo mạng điện tử trên thế giới.

<i>- Bài viết “VnExpress tương tác độc giả tốt hơn nhờ chuyển đổi số”</i>

trên trang Chungta.vn đề cập về việc VnExpress đã áp dụng công nghệ số:

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

giải pháp Phân loại bình luận tự động vào để quản lý bình luận.

<i>- Bài viết “VnExpress xuất bản gần 4 triệu bình luận của độc giả mỗinăm” và “VnExpress chinh phục những kỷ lục mới” trên trang Chungta.vn đề</i>

cập về số lượng bình luận của độc giả tại tờ báo này và nêu rõ triết lý xây dựng sự tin cậy của VnExpress không thể tách rời việc lắng nghe bạn đọc.

<b>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu</b>

<i><b>3.1. Mục đích nghiên cứu</b></i>

Trên cơ sở hệ thống hóa những khái niệm, lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu, luận văn sẽ tiếp tục khảo sát thực trạng hoạt động quản lý bình luận trên báo mạng điện tử VnExpress.net năm 2021, từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp khoa học nhằm nâng cao chất lượng quản lý bình luận trên báo mạng điện tử Việt Nam trong thời gian tới.

<i><b>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu</b></i>

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận, các khái niệm liên quan đến đề tài: Làm rõ các khái niệm; nêu vai trò, đặc điểm, phương thức của việc quản lý bình luận trên báo mạng điện tử; nêu ra cơ sở pháp lý đối với việc quản lý.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý bình luận trên báo mạng điện tử VnExpress.vn; đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong cơng tác quản lý bình luận

- Từ kết quả khảo sát và đánh giá, nêu ra các vấn đề đang tồn tại, đưa ra những kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lượng quản lý bình luận trong thời gian tới cho báo VnExpress.vn

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1. Đối tượng nghiên cứu</b>

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý bình luận (comment) của độc giả trên báo mạng điện tử VnExpress.vn.

</div>

×