Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Đề cương luận văn chất lượng đội ngũ công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện quỳnh nhai giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.02 KB, 21 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

CQCM Cơ quan chuyên môn

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỞ ĐẦU</b>

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài</b>

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ, coi đó là nền móng của mọi thành cơng: “Cán bộ là gốc của mọi công việc” [53, tr.27]. Thực hiện tư tưởng đó của Người, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và tổ chức triển khai thực hiện nhiều văn bản quy định về cán bộ, cơng chức, trong đó có các quy định về nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Năm 2008, Quốc hội đã thông qua Luật Cán bộ, công chức (được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức năm 2019) để phù hợp với yêu cầu mới.

Một trong năm nội dung lớn về cải cách hành chính nhà nước tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đó là: Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước; “Thực hiện cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người khơng hồn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức tương ứng với trách nhiệm và có chế tài nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức cơng vụ của cán bộ, công chức, viên chức…”[15] .

Nghị quyết số 12, Trung ương 4 khóa 11 ngày 16/01/2012 về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay cũng đã nhấn mạnh một trong các nội quan quan trọng trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay là xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức có năng lực cơng tác và phẩm chất đạo đức tốt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị Trung ương lần thứ bảy, khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ nêu rõ: “Chuẩn hoá, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với xây dựng thể chế, tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, phát huy sáng tạo và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Phân công, phân cấp gắn với giao quyền, ràng buộc trách nhiệm, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và xử lý nghiêm minh sai phạm”[35, tr.54-55].

Quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển và đổi mới phương thức quản lý, điều hành, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phục vụ nhân dân trong giai đoạn mới đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Điều này được thể hiện rõ thông qua sự gia tăng liên tục chỉ số hài lòng của người dân đối với đội ngũ cán bộ, công chức qua từng năm, từ 81,81% năm 2017 lên 85,1% năm 2018 và 85,62% năm 2019 [5].

Cùng với đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị (HTCT) nói chung của cả nước. Đội ngũ công chức (ĐNCC) của các cơ quan chuyên môn (CQCM) thuộc ủy ban nhân dân (UBND) huyện Quỳnh Nhai – tỉnh Sơn La trong những năm gần đây đã có bước phát triển về chất lượng: cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên, cũng như tình trạng chung của ĐNCC cả nước. ĐNCC CQCM thuộc UBND huyện Quỳnh Nhai vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập. Cơ cấu đội ngũ cịn nhiều bất hợp lý, nhất là trình độ chun mơn; văn hóa cơng chức; một bộ phận khơng nhỏ cơng chức có biểu hiện suy thối, biến chất, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, sa vào tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Khả năng hồn thành nhiệm vụ của ĐNCC còn những hạn chế nhất định; tính chun nghiệp, hiểu biết về chun mơn nghiệp vụ khơng cao. trong thực tiễn quản lý cịn thiếu

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

tính chủ động, lúng túng trong giải quyết các vấn đề phát sinh, vẫn cịn cơng chức vi phạm kỷ luật đảng; kỷ luật hành chính. Trong quan hệ với nhân dân. nhiều cơng chức cịn có biểu hiện chun quyền, độc đốn, vơ cảm, thiếu đạo đức và trách nhiệm trong thi hành công vụ, gây phiền hà, sách nhiễu đối với nhân dân, thiếu công tâm trong công việc gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Từ thực tiễn đó, yêu cầu đặt ra là phải xây dựng một đội ngũ cơng chức có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng và năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN thực sự của dân: do dân và vì dân, xây dựng một ĐNCC có tính chun nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân, gắn bó với nhân dân. Chính vì vậy, việc nâng cao phẩm chất chính trị; đạo đức cơng chức; văn hóa cơng sở; trình độ chun mơn: nghiệp vụ, ý thức pháp luật và ý thức trách nhiệm cho ĐNCC ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện nói chung và huyện Quỳnh Nhai nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Với mong muốn góp phần đẩy nhanh q trình xây dựng một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả và trước những đòi hỏi bức thiết của thực tế, tác giả đã

<i><b>chọn vấn đề “Chất lượng đội ngũ công chức của các cơ quan chuyên mônthuộc Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Nhai giai đoạn hiện nay” làm đề tài</b></i>

luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước.

<b>2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài</b>

Chất lượng đội ngũ cơng chức nói chung và chất lượng ĐNCC của CCQCM nói riêng khơng cịn là vấn đề mới, đây là chủ đề nghiên cứu của nhiều môn khoa học như: chính trị học, quản lý cơng, xây dựng đảng và chính quyền nhà nước…nhưng chất lượng đội ngũ cơng chức ln là đề tài có tính thời sự và cũng khơng kém phần phức tạp. Chính vì vậy vấn đề này vẫn được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, hoạch định chính sách và hoạt động thực tiễn tập trung đi sâu nghiên cứu, tìm tịi, khảo sát và đã có nhiêu cơng trình

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

được cơng bố dưới những góc độ, mức độ, hình thức thể hiện khác nhau, trong đó có có các cơng trình tiêu biểu sau đây:

* Sách:

PGS Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân sầm (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chăt lượng đội ngủ cán bộ trong thời kỳ’ đây mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đăt nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung luận cứ đưa ra cơ sở lý luận trong sử dụng tiêu chuẩn cán bộ của Đảng phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, các quan điểm và phương hướng trong việc nâng cao chất lượng công tác cán bộ. Điểm nối bật của luận cứ là việc đưa ra nội dung, “tiêu chuẩn hóa cán bộ” đây là một quan điểm đổi mới trong công tác cán bộ mà tác giả có thế vận dụng và kế thừa trong luận văn của mình để đưa ra các tiêu chuẩn hóa CBCC của các CQCM.

- Nguyễn Ngọc Hiền (Chủ biên - 2001) Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả cuốn sách đã đưa ra q trình cải cách hành chính ở nước ta, những khó khăn, nguyên tắc và phương pháp thúc đẩy cải cách hành chính, trong đó có nội dung rất quan trọng là chất lượng CBCC trong quá trình cải cách hành chính.

<i>- TS Thang Văn Phúc và TS Nguyễn Minh Phương (2004), Xây dựngđội ngủ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của nhà nước pháp quyền XHCNcủa nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, NXB Chính trị quốc gia. Trên cơ sở</i>

nghiên cứu các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trị, vị trí người cán bộ cách mạng, cũng như yêu cầu đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức; tìm hiểu những bài học kinh nghiệm về việc tuyển chọn và sử dụng nhân tài trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, cũng như kinh nghiệm xây dựng nền cơng vụ chính quy hiện đại của đất nước trong khu vực và trên thế giới. Từ đó xác định các yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ, cơng chức

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

đáp ứng địi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vĩ dân. Ngồi ra cịn rất nhiều cuốn sách đề cập đến vấn đề chất lượng ĐNCC như:

- “Công chức và và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay” của Tô Tử Hạ [38].

- “Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Đào Thanh Hải, Minh Tiến [39].

- “Công vụ, công chức nhà nước” của Phạm Hồng Thái [72].

- “Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức đáp ứng địi hỏi của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” của Thang Văn Phúc. Nguyễn Minh Phương [59].

- “Tiếp tục đổi mới đảng bộ công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Nguyễn Minh Tuấn [80].

* Bài đăng tạp chí:

- “Trường Chính trị tỉnh với nhiệm vụ bồi dưỡng công chức theo nhu cầu công việc trong điều kiện hiện nay” của Trương Tiến Hưng [3].

- “Xâv dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020” của Lưu Hải Đăng [36].

- “Các yếu tố cấu thành văn hóa cơng sở hành chính” của Đinh Thị Cẩm Lệ [47].

- “Đảm bảo minh bạch trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước” của Nguyễn Thị Hồng Hải [40].

- “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ góc nhìn chuỗi kết quả và chỉ sổ đánh giá” của Đoàn Văn Dũng [22].

- “Điều kiện để thực hiện đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ” của Đào Thị Thanh Thủy [76].

- “Nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ công chức hiện nay” của Trần Sỹ Phán [57].

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

- “Bồi dưỡng chức danh, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới” của Lê Minh Quân [60].

* Luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ:

- “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện ở thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Nguyễn Hồng Tân [71].

- “Thực hiện pháp luật về tuyển dụng công chức, viên chức ở tỉnh Sơn La hiện nay” của Hoàng Văn Định [37].

- “Ban thường vụ huyện ủy quản lý cán bộ, cơng chức chính quyền cùng cấp ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay” của Bùi Quốc Toản [77].

- “Chất lượng cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện ở thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Thị Kim Tuyến [81].

- “Xây dựng đội ngũ trưởng, phó phịng các cơ quan chun mơn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện ở tỉnh Sơn La giai đoạn hiện nay” của Mai Đình Lâm [44].

- “Đánh giá cơng chức của các văn phịng ủy ban nhân dân quận ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Thị Ánh Tuyết [80].

- “Quản lý nhà nước đổi mới đội ngũ công chức các huyện ở thành phố Hải Phòng giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Thị Thanh Nhàn [55].

- “Chất lượng đội ngũ cán bộ văn phòng Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân quận ở thành phố Hải Phòng giai đoạn hiện nay” của Lương Trác Quyền [64].

- “Bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ phường ở thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Văn Thuấn [75].

Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã bàn đến rất nhiều vấn đề cơ bản, trọng tâm của công tác cán bộ, xây dựng ĐNCC. Đây là

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

những gợi ý rất quan trọng để tác giả luận văn kế thừa và đi sâu tìm hiểu, trong nghiên cứu chất lượng ĐNCC CQCM thuộc UBND cấp huyện ở tỉnh Sơn La .

Tuy nhiên, cho đến nay chưa cơng trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về chất lượng ĐNCC CQCM thuộc UBND huyện Quỳnh Nhai trong giai đoạn hiện nay.

<b> 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu</b>

<i><b> 3.1. Mục đích nghiên cứu</b></i>

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng ĐNCC CQCM thuộc UBND huyện Quỳnh Nhai, luận văn đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng ĐNCC CQCM thuộc UBND huyện Quỳnh Nhai trong giai đoạn hiện nay.

<i><b> 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu</b></i>

Làm rõ các vấn đề lý luận về quan niệm, vai trò, tiêu chí đánh giá chất lượng ĐNCC CQCM thuộc UBND huyện Quỳnh Nhai.

Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng ĐNCC CQCM thuộc UBND huyện Quỳnh Nhai, từ đó chỉ ra các nguyên nhân và những vấn đề đặt ra.

Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng ĐNCC CQCM thuộc UBND huyện Quỳnh Nhai trong thời gian tới

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>

<i><b>4.1. Đối tượng nghiên cứu</b></i>

Luận văn nghiên cứu chất lượng ĐNCC CQCM thuộc UBND huyện Quỳnh Nhai

<i><b>4.2. Phạm vi nghiên cứu</b></i>

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chất lượng ĐNCC CQCM thuộc UBND huyện Quỳnh Nhai trong giai đoạn hiện nay

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu</b>

<i><b>5.1. Cơ sở lý luận</b></i>

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về xây dựng chính quyền nhà nước, về công tác cán bộ, công chức.

<i><b>5.2. Cơ sở thực tiễn</b></i>

Luận văn được thực hiện trên cơ sở thực tiễn chất lượng ĐNCC CQCM thuộc UBND huyện Quỳnh Nhai. Các báo cáo và số liệu sơ kết, tổng kết về ĐNCC CQCM thuộc UBND cấp huyện trong tỉnh Sơn La.

<i><b> 5.3. Phương pháp nghiên cứu</b></i>

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận văn sử dụng hệ thống các phương pháp chuyên ngành như: phân tích và tổng hợp, lịch sử và lơgíc, thống kê, phương pháp chuyên gia, đặc biệt coi trọng phương pháp khảo sát, tổng kết thực tiễn.

<b>6. Đóng góp mới của đề tài</b>

<b>- Làm phong phú thêm cơ sở khoa học về năng lực thực thi công vụ</b>

của công chức

- Xây dựng hệ thống tiêu chí để kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan thực tiễn chất lượng đội ngũ công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Quỳnh Nhai, đề tài đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của các cơ quan chuyên môn cấp huyện của tỉnh Sơn La

<b> 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài</b>

<i><b>7.1. Ý nghĩa lý luận</b></i>

Về mặt lý luận, luận văn góp phần hệ thống hoá thêm khung lý luận về chất lượng đội ngũ công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i><b> 7.2. Ý nghĩa thực tiễn</b></i>

Luận văn có thể làm tài liệu để các cấp ủy đảng, chính quyền cấp huyện tham khảo trong việc tiếp tục nâng cao chất lượng ĐNCC CQCM thuộc UBND cấp huyện ở tỉnh Sơn La trong những năm tới.

<b>8. Kết cấu của luận văn</b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 9 tiết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>NỘI DUNG</b>

<b>Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨCÔNG CHỨC CỦA CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BANNHÂN DÂN CẤP HUYỆN </b>

<b>1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài</b>

<i>1.1.1. Khái quát về cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp huyện.</i>

<i>1.1.2. Khái niệm cơ quan chuyên môn và đội ngũ công chức của các cơquan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện </i>

<i>1.1.3. Chất lượng đội ngũ công chức của các cơ quan chuyên mônthuộc ủy ban nhân dân cấp huyện</i>

<b>1.2. Vai trị chất lượng đội ngũ cơng chức của các cơ quan chuyênmôn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện</b>

<b>1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ công chức của các cơquan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện </b>

<i>1.3.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức cơng chức1.3.2. Văn hóa cơng chức</i>

<i>1.3.3. Năng lực trí tuệ cơng chức1.3.4. Trình độ chun mơn cơng chức</i>

<i>1.3.5. Tính dân chủ trong thực thi nhiệm vụ của cơng chức</i>

<b>Chương 2: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CỦA CÁCCƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆNQUỲNH NHAI </b>

<b>2.1. Khái quát chung về đội ngũ công chức của các cơ quan chuyênmôn thuộc ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Nhai</b>

<b>2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức của các cơ quanchuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Nhai</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>2.2.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức cơng chức2.2.2. Văn hóa cơng chức</i>

<i>2.2.3. Năng lực trí tuệ cơng chức2.2.4. Trình độ chun mơn cơng chức</i>

<i>1.3.5. Tính dân chủ trong thực thi nhiệm vụ của công chức</i>

<b>2.3. Nhận xét chung </b>

<i>2.3.1. Ưu điểm</i>

<i>2.3.2. Hạn chế còn tồn tại</i>

<i>2.3.3. Nguyên nhân ưu điểm và hạn chế</i>

<b>Chưong 3: PHƯƠNG HƯỞNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦYẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CỦA CƠQUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆNQUỲNH NHAI</b>

<b>3.1. Các nhân tố tác động tới chất lượng đội ngũ công chức của cáccơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Nhai</b>

<i>1.3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Quỳnh Nhai1.3.2. Độ tuổi</i>

<i>1.3.2. Công tác quản lý đội ngũ công chức (Tuyển dụng, bố trí, sửdụng, đào tạo, bồi dưỡng)</i>

<b>3.2. Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của cáccơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Nhai</b>

<b>3.3. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ côngchức của các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện QuỳnhNhai trong thời gian tới</b>

<b>KẾT LUẬN</b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC</b>

</div>

×