Tải bản đầy đủ (.doc) (203 trang)

Hiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 203 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>CẦN THƠ, </b>

<b>2024</b>

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ</b>

<b>ĐẶNG THỊ PHƯỢNG</b>

<b>HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NGHỀ KHAI THÁCTHỦY SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG</b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ </b>

<b>NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆPMÃ NGÀNH: 9620115</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>CẦN THƠ, </b>

<b>2024</b>

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ</b>

<b>ĐẶNG THỊ PHƯỢNG</b>

<b>HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NGHỀ KHAI THÁCTHỦY SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>TĨM TẮT</b>

Hiệu quả sản xuất (hiệu quả kỹ thuật và chi phí) của nghề khai thác thủy sản trong nghiên cứu này được ước lượng từ hàm sản xuất biên ngẫu nhiên dạng translog, dựa trên số liệu sơ cấp thu thập của 223 tàu lưới kéo đơn ở bốn tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang thuộc ĐBSCL. Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng số liệu từ 24 cơ sở vựa thu mua; 10 cơ sở chế và chế biến; và 80 hộ kinh doanh bán lẻ nhằm mô tả kênh phân phối sản phẩm của nghề lưới kéo ở ĐBSCL. Một số kết quả chính của nghiên cứu được trình bày sau đây:

Nghề lưới kéo có số lượng lao động tham gia khai thác dao động 2-6 người/tàu. Thuyền trưởng có kinh nghiệm khoảng 16 năm và trình độ học vấn chủ yếu ở cấp 2. Thời gian khai thác của tàu lưới kéo là quanh năm. Tàu lưới kéo ở ĐBSCL có cơng suất tàu dao động từ 46,2 CV đến 82,2 CV. Chiều dài ngư cụ bình quân 22,1 m, dao động từ 8 m đến 45 m và kích cỡ mắt lưới ở đụt là 24,5 mm. Sản lượng khai thác của tàu lưới kéo trung bình là 582 kg/chuyến với thời gian đánh bắt mỗi chuyến khoảng 3,3 ngày. Chi phí của tàu lưới kéo cho mỗi chuyến khoảng 11,8 triệu đồng và thu lợi nhuận bình quân 8,1 triệu đồng với tỷ suất lợi nhuận là 0,9 lần. Nghề lưới kéo sử dụng loại ngư cụ có tính chọn lọc thấp nên được quan tâm quản lý bởi hệ thống văn bản pháp lý từ trung ương đến địa phương.

Sản phẩm khai thác được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường truyền thống, sản phẩm dạng tươi sống và chế biến thủ công. Các tác nhân chủ yếu tham gia KPP bao gồm vựa thu mua, cơ sở sơ chế và chế biến, nhóm bán lẻ sản phẩm đến người tiêu dùng. Vựa thu mua thủy sản đóng vai trị quan trọng trong KPP sản phẩm thủy sản khai thác của nghề lưới kéo. Kênh phân phối quan trọng nhất của sản phẩm khai thác của nghề lưới kéo là ngư dân khai thác bán cho vựa thu mua (100% sản lượng) và vựa thu mua bán cho chợ đầu mối 56,5% sản lượng và vựa thu mua bán cho người bán lẻ là 22,7% sản lượng. Trong khi đó, kênh có chế biến nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản khai thác chiếm khoảng 5% tống sản lượng khai thác của nghề lưới kéo ở ĐBSCL.

Mức hiệu quả kỹ thuật của lưới kéo đạt trung bình 68,8%, với khoảng 41,3% số tàu đạt mức hiệu quả kỹ thuật trên 80%. Các tàu lưới kéo có thể cải thiện mức hiệu quả là 31,2% để đạt mức hiệu quả tối ưu. Doanh thu mất đi do kém hiệu quả về kỹ thuật của nghề là 5,3 triệu đồng/chuyến. Kinh nghiệm của thuyền trưởng, kích cỡ tàu, số miệng lưới, liên kết trong khai thai thác, vấn đề đăng ký ngư cụ, khoảng cách ngư trường khai thác và ngư trường khai thác là những yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật của nghề lưới kéo. Kết quả cho thấy việc tăng sử dụng các đầu vào trong khai thác làm cho doanh thu tăng với tỷ lệ cao hơn.

Mức hiệu quả chi phí của nghề lưới kéo dao động từ 36,4% đến 95,5%, mức hiệu quả trung bình là 70,0%, tức là ngư dân có thể giảm chi phí khai thác khoảng 30% khi

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

các yếu tố khác cố định. Kinh nghiệm của thuyền trưởng, lao động gia đình, kích cỡ tàu, ngư trường khai thác, khoảng cách ngư trường và có đăng ký ngư cụ với cơ quan quản lý là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự kém hiệu quả chi phí.

Một số giải pháp chính góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của nghề lưới kéo ở ĐBSCL là (1) ngư dân cần đầu tư, nâng cấp tàu và lựa chọn ngư cụ khai thác thân thiện với môi trường và NLTS; (2) Cần có chính sách giảm số lượng tàu nghề lưới kéo và hài hòa giữa sinh kế của ngư dân và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; (3) tăng cường cơng tác kiểm tra và tun truyền về chính sách và quy định của Nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản; và hỗ trợ ngư dân nghề lưới kéo chuyển đổi nghề; (4) Xây dựng mơ hình liên kết ngang và liên kết dọc; và (5) ngư dân tăng cường khả năng bảo quản sản phẩm thủy sản khai thác, đóng gói và hình thức sơ chế và chế biến.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

This study estimated the production efficiency (technical and cost efficiency) of small-scale trawling in the Mekong Delta using a translog stochastic frontier production function model. Primary data was collected by interviewing small-scale trawling vessels from January 2020 to May 2021 in the four coastal provinces (Soc Trang, Bac Lieu, Ca Mau, and Kien Giang) of the Mekong Delta. In addition, data was collected from 24 wholesalers; 10 processors; and 80 retailers to describe the distribution channel of trawling in the Mekong Delta. The results showed that:

The crew size ranged from two to six persons per vessel. The trawlers have operated year-round. Trawling in the Mekong Delta was small-scale, the trawling fishers had small boats, ranged from 46,2 CV to 82,2 CV. The average net length was 22.1 m, varying from 8- 45 m, and the mesh size for the cod-end was 24.5 mm. The average yield of the trawl net was 581.8 kg/trip with 3.3 days/trip. The total cost of the trawlers was 11.8 million VND/trip and the profit was 8.1 million VND, with a benefit and cost ratio of 0.9 times. Trawl nets are the low selectivity fishing gear, so they are managed by a regulation system from the central to local government.

Marine fish were sold primarily in the traditional markets, fesh fish, and artisanally cured products. Major distribution channel actors in this study were: wholesalers, processors, and retailers. The wholesalers played an important role in fishing the channel of the trawling. The most important product distribution channel of small-scale trawl fishing was from the fisherman to the middleman (100% of the total yield) and then to wholesalers with 56.5% of the yield and to retailers with 22.7% of the yield. The channel with the processing, which advanced the value of caught fishery products made up about 5% of the total catch of the trawling in the Mekong Delta.

The average technical efficiency of the surveyed fishermen was approximately 68.8%, of which 41.3 % of vessels reached technical efficiency over 80%. Small-scale trawling vessels could increase their production by 31.2% if they operated at full technical efficiency. The average revenue loss due to technical inefficiency was 5.3 million VND/trip. The captain’s fishing experience, vessel size, the number of nets on a boat, cooperation for input supplies and problem-solving, fishing registration, operation distance, and the fishing grounds were the main factors influencing the technical efficiency. The results indicated that increasing these inputs would result in a more than proportional increase in revenue.

The average cost efficiency index ranged from 36.4% to 95.5%, with a mean of 70.0%, implying that the average fishing operation in the study area has the scope to increase cost efficiency by 30% given the existing technology. The captain’s fishing experience, family crew, vessel size, fishing group, operation distance, and gear

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

registration were the main factors influencing the cost efficiency.

Some proposed solutions to manage trawl fishing in the Mekong Delta include: (1) the fishermen should invest, upgrade, and choose their gears; (2) developing pathways to decrease trawl vessels; (3) harmonizing the likelihoods of fishermen and the protection of aquatic resources, strengthening the inspection and propaganda on the policies and regulations on fishing activities, and supporting the trawl fishermen to change jobs; (4) building horizontal and vertical linkage fishing models; and (5) improving the products preservation, packaging, and forms of processing by the fisherment.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...xiv

<b>Chương 1: GIỚI THIỆU...1</b>

1.1 Đặt vấn đề...1

1.1.1 Tính cấp thuyết về lý thuyết...<small>1</small>

1.1.2 Tính cấp thuyết về thực tiễn...<small>2</small>

1.2 Mục tiêu nghiên cứu...4

1.3 Câu hỏi nghiên cứu...5

1.4 Phạm vi nghiên cứu...5

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu...<small>5</small>

1.4.2 Phạm vi không gian...<small>6</small>

1.4.3 Phạm vi thời gian...<small>6</small>

1.4.4 Phạm vi nội dung nghiên cứu...<small>6</small>

1.5 Cấu trúc của luận án...7

1.6 Đóng góp của luận án...8

1.7 Hạn chế của luận án...8

<b>Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...10</b>

2.1 Hiện trạng khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long...10

2.1.1 Qui mô khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long...<small>10</small>

2.1.2 Cơ cấu nghề khai thác thủy sản...<small>10</small>

2.1.3 Ngư trường và mùa vụ khai thác thủy sản...<small>14</small>

2.1.4 Sản lượng thủy sản khai thác ở Đồng bằng sông Cửu Long...<small>16</small>

2.2 Hiệu quả sản xuất của hoạt động khai thác thủy sản...19

2.2.1 Hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long...<small>19</small>

2.2.2 Hiệu quả kỹ thuật và chi phí trong hoạt động khai thác thủy sản...<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trong khai thác thủy sản...<small>31</small>

2.2.3.1 Đặc điểm của lao động khai thác thủy sản...31

2.2.3.2 Đặc điểm của tàu và ngư cụ khai thác thủy sản...31

2.2.3.3 Đặc điểm của ngư trường và tổ chức sản xuất khai thác thủy sản...32

2.3 Tình hình tiêu thụ và phân phối sản phẩm thủy sản khai thác...32

<b>Chương 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...35</b>

3.1 Khái niệm liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản...35

3.1.1 Ngư cụ lưới kéo...<small>35</small>

3.1.2 Khai thác thủy sản...<small>36</small>

3.1.3 Vùng khai thác thủy sản...<small>36</small>

3.1.4 Phân loại sản phẩm thủy sản hải sản...<small>37</small>

3.2 Cở sở lý luận về hiệu quả sản xuất...37

3.2.1 Lý thuyết về sản xuất...<small>37</small>

3.2.1.1 Hàm sản xuất...37

3.2.1.2 Hiệu quả sản xuất...38

2.2.1.3 Hiệu quả sản xuất trong hoạt động khai thác thủy sản...<small>42</small>

3.2.2 Đo lường và dạng hàm hiệu quả sản xuất trong khai thác thủy sản...43

3.2.2.1 Cách đo lường hiệu quả sản xuất...43

3.2.2.2 Dạng hàm hiệu quả sản xuất...45

3.2.2.3 Hiệu quả kỹ thuật...45

3.2.2.4 Hiệu quả chi phí ước lượng từ hàm chi phí biên...47

3.2.2.5 Hiệu suất thay đổi theo quy mơ...49

3.2.2.6 Phân tích hàm sản xuất biên ngẫu nhiên cho hoạt động KTTS...50

3.2.2.7 Hàm phi hiệu quả kỹ thuật và chi phí trong khai thác thủy sản...53

3.3 Phương pháp nghiên cứu...54

3.3.1 Cách tiếp cận và khung nghiên cứu...<small>54</small>

3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu...<small>55</small>

3.3.2.1 Số liệu thứ cấp...55

3.2.2.2 Số liệu sơ cấp...55

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

3.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu...57

3.3.3.1 Phương pháp xử lý...<small>57</small>

3.3.3.2 Phương pháp phân tích số liệu...<small>57</small>

<b>Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...65</b>

4.1 Hiện trạng khai thác của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long...65

4.1.1 Đặc điểm về lao động của nghề lưới kéo...<small>65</small>

4.1.2 Đặc điểm về tàu và ngư cụ khai thác...<small>67</small>

4.1.3 Đặc điểm về ngư trường, mùa vụ và sản lượng thủy sản khai thác...<small>68</small>

4.1.4 Thành phần loài hải sản khai thác của nghề lưới kéo đơn...<small>70</small>

4.1.5 Thông tin về tổ chức sản xuất của nghề khai thác thủy sản...<small>71</small>

4.2 Tình hình tiêu thụ và phân phối của sản phẩm thủy sản khai thác...72

4.3 Hiện trạng quản lý nghề lưới kéo ở Đồng bằng sơng Cửu Long...75

4.3.1 Chính sách quản lý về ngư cụ trong khai thác thủy sản ở Việt Nam...<small>75</small>

4.3.2 Nhận định về quản lý nguồn lợi và bảo vệ nguồn lợi thủy sản...<small>76</small>

4.3.2.1 Các quy định của nhà nước về quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản...76

4.3.2.2 Sự thay đổi nguồn lợi thủy sản...76

4.3.2.3 Những khía cạnh phát triển và quản lý để bảo vệ NLTS...77

4.3.2.4 Những rủi ro trong hoạt động khai thác thủy sản...78

4.4 Phân tích hiệu quả sản xuất của nghề lưới kéo ở ĐBSCL...79

4.4.1 Hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sơng Cửu Long...<small>79</small>

4.4.1.1 Chi phí hoạt động khai thác của nghề lưới kéo ở ĐBSCL...79

4.4.1.2 Khía cạnh tài chính của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sơng Cửu Long...82

4.4.1.3 Thu nhập của lao động khai thác thủy sản...<small>84</small>

4.4.1.4 Cá tạp trong khai thác thủy sản...<small>84</small>

4.4.2 Hiệu quả kỹ thuật của nghề lưới kéo đơn...<small>85</small>

4.4.2.1 Mô tả các yếu tố đầu vào và đầu ra trong mơ hình hiệu quả kỹ thuật...85

4.4.2.2 Ước lượng hiệu quả kỹ thuật của nghề lưới kéo ngoài yếu tố trữ lượng....86

4.4.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nghề lưới kéo...<small>94</small>

4.4.2.4 Ước lượng hiệu quả kỹ thuật với trường hợp có yếu tố trữ lượng...99

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

4.4.3 Hiệu quả chi phí nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long...<small>101</small>

4.4.3.1 Các yếu tố đầu vào và đầu ra của hàm ước lượng hiệu quả chi phí...101

4.4.3.2 Kiểm định các tham số của mơ hình hàm chi phí...102

4.4.3.3 Hiệu quả chi phí của nghề lưới kéo...104

4.4.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí của nghề lưới kéo...107

4.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. . .111

4.5.1 Thuận lợi và khó khăn của nghề lưới kéo ở ĐBSCL...<small>111</small>

4.5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả của nghề khai thác thủy sản ở ĐBSCL...<small>112</small>

4.5.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của ngư dân...112

4.5.2.2 Giải pháp quản lý nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long...113

4.5.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối và tiêu thụ sản phẩm...114

<b>Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...115</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>DANH SÁCH BẢNG</b>

Bảng 2.1: Số lượng tàu khai thác thủy sản ở ĐBSCL...10

Bảng 2.2: Trữ lượng và khả năng khai thác NLTS vùng biển ĐNB và TNB...16

Bảng 2.3: Sản lượng thủy sản khai thác ở ĐBSCL từ 2015-2021...16

Bảng 2.4: Hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo...20

Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả nghiên cứu về hiệu quả sản xuất trong KTTS...29

Bảng 3.1: Số quan sát cần thu thập...57

Bảng 3.2: Mô tả yếu tố đầu vào, đầu ra của hàm hiệu quả kỹ thuật...60

Bảng 4.1: Thông tin chung về hộ khai thác của nghề lưới kéo...66

Bảng 4.2: Kết cấu của tàu và ngư cụ khai thác thủy sản...68

Bảng 4.3: Thời gian và sản lượng thủy sản khai thác của nghề lưới kéo...69

Bảng 4.4: Thành phần loài thủy sản nghề lưới kéo đơn ở ĐBSCL...71

Bảng 4.5: Thông tin tổ chức sản xuất của nghề lưới kéo đơn...72

Bảng 4.6: Giá bình qn một lồi thủy sản chính...73

Bảng 4.7: Đăng ký ngư cụ khai thác...75

Bảng 4.8: Nhận định của ngư về về các quy định quản lý nguồn lợi thủy sản...76

Bảng 4.9: Đánh giá của ngư dân về sự suy giảm nguồn lợi thủy sản...77

Bảng 4.10: Tỷ lệ (%) mức điểm của các khía cạnh về bảo vệ NLTS...77

Bảng 4.11: Giá trị đầu tư và chi phí cố định của nghề lưới kéo...81

Bảng 4.12: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của nghề lưới kéo đơn...83

Bảng 4.13: Thu nhập của lao động trên tàu lưới kéo đơn...84

Bảng 4.14: Tỷ lệ cá tạp trong khai thác thuỷ sản...85

Bảng 4.15: Mô tả các yếu tố đầu vào và đầu ra sử dụng trong hàm sản xuất...86

Bảng 4.16: Kiểm định giả thuyết lựa chọn mô hình và phi hiệu quả kỹ thuật...87

Bảng 4.17: Kết quả ước lượng hàm sản xuất và phi hiệu quả kỹ thuật...88

Bảng 4.18: Mức hiệu quả kỹ thuật của nghề lưới kéo...90

Bảng 4.19: Sự phân phối TE với các đầu vào và đầu ra...93

Bảng 4.20: Hệ số co giãn yếu tố đầu ra với các yếu tố đầu vào...94

Bảng 4.21: Hệ số tác động biên đến phi hiệu quả kỹ thuật...99

Bảng 4.22: Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật có yếu tố trữ lượng NLTS...100

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Bảng 4.24: Kiểm định giả thuyết lựa chọn mơ hình và phi hiệu quả chi phí...102

Bảng 4.25: Kết quả ước lượng hiệu quả chi phí của nghề lưới kéo ở ĐBSCL...103

Bảng 4.26: Mức hiệu quả chi phí của nghề lưới kéo đơn...107

Bảng 4.27: Hệ số tác động biên đến phi hiệu quả chi phí của nghề lưới kéo...110

Bảng 4.28: Những thuận lợi và khó khăn của nghề lưới kéo ở ĐBSCL...112

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>DANH SÁCH HÌNH</b>

Hình 2.1: Cơ cấu lượng tàu khai thác ven bờ và xa bờ...11

Hình 2.2: Cơng suất tàu khai thác thủy sản...12

Hình 2.3: Cơ cấu nghề khai thác thủy sản chính ở ĐBSCL...13

Hình 2.4: Số lượng tàu lưới kéo ở ĐBSCL...14

Hình 2.5: Ngư trường khai thác vụ Bắc của lưới kéo...15

Hình 2.6: Ngư trường khai thác vụ Nam của lưới kéo...15

Hình 2.7: Sản lượng thủy sản khai thác ở ĐBSCL...17

Hình 2.8: Năng suất khai thác thủy sản ở ĐBSCL...18

Hình 2.9: Kênh phân phối sản phẩm thủy sản khai thác...33

Hình 3.1: Lưới kéo đơn...35

Hình 3.2: Cắt lược sơ đồ vùng biển Việt Nam...37

Hình 3.3: Đo lường hiệu quả theo đầu vào...41

Hình 3.4: Đo lường hiệu quả theo đầu ra...41

Hình 3.5: Sản lượng và nỗ lực khai thác...42

Hình 3.6: Nỗ lực khai thác, tổng doanh thu và tổng chi phí của nghề cá...43

Hình 3.7: Khung phân tích của nghiên cứu...54

Hình 3.8: Vùng nghiên cứu...56

Hình 4.1: Kênh phân phối sản phẩm thủy sản của lưới kéo...74

Hình 4.2: Rủi ro trong khai thác thủy sản...78

Hình 4.3: Cơ cấu chi phí khai thác phân theo vùng khai thác...79

Hình 4.4: Cơ cấu chi phí khai thác phân theo nhóm chiều dài tàu lưới kéo...80

Hình 4.5: Phân phối mức hiệu quả của nghề lưới kéo...91

Hình 4.6: Mức hiệu quả kỹ thuật phân theo ngư trường...92

Hình 4.7: Mức hiệu quả kỹ thuật phân theo nhóm tàu...92

Hình 4.8: Mức TE với kích cỡ mắt lưới và tỷ lệ cá tạp...96

Hình 4.9: Mức TE với đăng ký ngư cụ và liên kết trong khai thác...98

Hình 4.10: Mức hiệu quả chi phí của nghề lưới kéo...105

Hình 4.11: Hiệu quả chi phí ở ĐNB...105

Hình 4.12: Hiệu quả chi phí ở TNB...106

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT</b>

NN và PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Quản lý nghề cá là quản lý theo nhiều mục tiêu, bao gồm mục tiêu về kinh tế,

<i>nguồn lợi thủy sản (NLTS), xã hội, và chính trị (Mardle et al., 2002) nên một số mục</i>

tiêu dẫn đến mâu thuẫn như là giữa mục tiêu kinh tế và NLTS hoặc xã hội. Ở các nước đang phát triển, kể cả Việt Nam có đặc điểm quản lý tài nguyên mở và tiếp cận quản lý nghề cá đa mục tiêu, trong đó trọng yếu là mục tiêu xã hội, tức là quan tâm đến thu

<i>nhập và việc làm của cộng đồng ngư dân (Quang et al., 2019). Nên quản lý nghề cá có</i>

thể gặp khó giữa tăng nỗ lực khai thác để đạt được hiệu quả kinh tế và hạn chế nỗ lực

<i>khai thác để giảm chi phí khai thác (Ward et al., 2004). Việc cân bằng giữa các mục</i>

tiêu là thách thức đối với nhà quản lý. Một khi quản lý nghề cá có hiệu quả thì góp phần gia tăng sản lượng khai thác và giải quyết tốt việc làm, thu nhập của ngư dân cũng như giảm áp lực lên NLTS, đặc biệt là vùng khai thác có NLTS suy giảm (ví dụ là vùng biển ven bờ ở Việt Nam).

Quản lý nghề khai thác thủy sản (KTTS) sử dụng nhiều cơng cụ kiểm sốt, trong đó là cơng cụ quản lý được áp dụng phổ biến là kiểm soát các hoạt động của ngư dân

<i>(Quang et al., 2019) thơng qua cách tiếp cận kiểm sốt các yếu tố đầu vào và đầu ra,hạn ngạch khai thác (Pascoe et al., 2003). Cách kiểm soát nỗ lực khai thác chủ yếu là</i>

giảm công suất đánh bắt, thông qua các chỉ tiêu như là số ngày đánh bắt, công suất

<i>máy, ngư cụ, chiều dài tàu, trọng tải tàu (Pascoe & Coglan, 2000; Quang et al., 2019).</i>

Đo lường hiệu quả trong hoạt động KTTS là xem xét mối quan hệ giữa nỗ lực khai thác và sản lượng thủy sản đánh bắt (Anderson, 2004), tương ứng với mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào được sử dụng với sản lượng đầu ra trong một quá trình sản xuất (Beattie & Taylor, 1993). Tuy nhiên, nỗ lực khai thác là một khái niệm phức tạp, có thể được đo lường bởi các yếu tố đặc trưng bao gồm thời gian đánh bắt, số lượng tàu, lực lượng lao động (Pascoe & Coglan, 2000; Anderson, 2004; Song & Thụy, 2006). Vì thế, nổ lực khai thác thủy sản là một biến số được kiểm soát bởi nguồn lực con người (Anderson, 2004). Thông tin về hiệu quả sản xuất và các yếu tố tác động đến hiệu quả của các tàu KTTS có giá trị trong việc giải quyết cả tình trạng khai thác NLTS quá mức và giá cả đầu vào và đầu ra không ổn định (Guttormsen & Roll, 2011). Chính vì vậy, phân tích hiệu quả sản xuất trong KTTS có vai trị quan trọng cho ngư dân và người quản lý trong ngành thủy sản. Nó góp phần cung cấp thơng tin cơ bản về hoạt động KTTS của tàu, các nhà quản lý có cơ sở đưa ra hoặc xây dựng các công cụ chính sách quản lý nghề cá, đánh giá lại sự phù hợp việc thực hiện các chính sách quản

<i>lý và ngư dân có thể xem xét mức đầu tư (Rose et al., 2000).</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Nghiên cứu về hiệu quả sản xuất trong KTTS được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm. Một số nghiên cứu tập trung đánh giá hiệu quả theo ngư cụ khai thác

<i>(Squires et al., 2003; Truong et al., 2011; Duy & Flaaten, 2016; Quang et al., 2019),</i>

một số nghiên cứu theo hướng cách tiếp cận của nghiên cứu (Fousekis, 2002; Herrero

<i>et al., 2006; Tingleg et al., 2005) hoặc đối tượng loài đánh bắt (Pascoe et al., 2017;Kompas et al., 2004) và cũng như chỉ đánh giá về khía cạnh kỹ thuật và tài chính củahoạt động khai thác (Sinh & Long, 2011; Vẹn và ctv, 2014; Hùng & Quỳnh, 2020).</i>

Điều này cho thấy đo lường hiệu quả KTTS được ứng dụng trong nhiều mục đích khác nhau và tùy thuộc vào dữ liệu nghiên cứu và đặc điểm của hoạt động KTTS. Có hai cách tiếp cận đo lường hiệu quả sản xuất phổ biến trong KTTS là cách tiếp cận biên ngẫu nhiên và phân tích màng bao dữ liệu. Đặc điểm chung của hai kỹ thuật đo lường là phương pháp ước lượng biên, một đường biên sẽ được xác định và điểm hiệu quả sẽ được xác định dựa trên đường biên đó (Lewin & Lovell 1990). Các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả sản xuất, bao gồm kỹ thuật và kinh tế điển hình trong KTTS là

<i>Kirkley et al. (1995); Sharma & Leung (1999); Pascoe & Coglan (2002); Kompas &Che (2005); Herrere et al. (2006); Quang et al. (2019); Vinary et al. (2022).</i>

Ở Việt Nam, nghiên cứu về hiệu quả sản xuất trong KTTS được ứng dụng ở một vài nghiên cứu liên quan đến ngư cụ khai thác, điển hình là lưới rê ở Đà Nẵng (Truong

<i>et al., 2011); lưới kéo ở Nha Trang (Ngoc et al., 2009) và lưới kéo ở Quảng Ninh vàBến Tre (Quang et al., 2019), nhưng nghiên cứu ở lĩnh vực này vẫn còn hạn chế, đặc</i>

biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vùng với KTTS là hoạt động sinh kế quan trọng của cộng đồng ven biển (Sinh & Long, 2011). Chính vì thế, nghiên cứu này tập trung phân tích về hiệu quả sản của nghề KTTS, đặc biệt nghề lưới kéo đơn ở ĐBSCL thông qua cách tiếp cận hàm sản xuất ngẫu nhiên, nhằm góp phần đưa ra một số hàm ý chính sách quản lý khai thác ổn định nghề KTTS ở ĐBSCL.

<b>1.1.2 Tính cấp thiết về thực tiễn</b>

Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam với đóng góp 9-10% tổng kim ngạch xuất khẩu (VASEP, 2021) trong đó có sự góp phần của hoạt động KTTS. Sản lượng hải sản khai thác từ 3,1 triệu tấn và giá trị xuất khẩu là 2,2 tỷ USD trong năm 2015 (VASEP, 2018) và tăng đến 3,92 triệu tấn, mang lại giá trị xuất khẩu là 3,4 tỷ USD trong năm 2021 (VASEP, 2022). Ngoài ra, KTTS đã tạo ra một nguồn thực phẩm lớn cho tiêu thụ trong nước và trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho cộng đồng

<i>dân cư vùng ven biển (Pomeroy et al., 2009; Sinh & Long, 2011). Đồng bằng sơng</i>

Cửu Long là vùng có dân số 17,3 triệu người, chiếm 17,7% tổng dân số của cả nước (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2021) với hơn 74,2% dân số sống ở vùng nông thôn. Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp hơn 38,4% tổng sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên của Việt Nam, trong đó sản lượng hải sản là 26,1% (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2021). ĐBSCL là vùng có tám tỉnh tiếp giáp biển và phát triển mạnh về hoạt động khai thác thủy sản (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2021), trong đó tỉnh Sóc

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang đóng góp khoảng 70% sản lượng thủy sản khai thác và chủ yếu là hải sản. Nghề khai thác thủy sản của vùng thì khá đa dạng. Lưới kéo, lưới rê và lưới vây là ba loại nghề khai thác phổ biến, chiếm khoảng 60% tổng lượng tàu của vùng. Qui mô khai thác thủy sản ở ĐBSCL trong năm 2018 là qui mô nhỏ và khai thác gần bờ, chiếm khoảng 53,3% số tàu đánh cá. Ngoài ra, thu nhập của hộ ngư dân khai thác được tích lũy chính từ hoạt động khai thác thủy sản với hơn

<i>80% tổng thu nhập của hộ (Hiền và ctv., 2019). Vì vậy, cộng đồng dân cư ven biển ở</i>

Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng phụ thuộc lớn vào nguồn tài nguyên thủy

<i>sản và NLTS ven bờ đang bị áp lực (Pomeroy et al, 2009).</i>

Nghề lưới kéo (còn gọi nghề cào) ở ĐBSCL là một trong những nghề khai thác thủy sản phổ biến, có thể phân thành hai loại là nghề lưới kéo đơn và lưới kéo đơi

<i>(Long và ctv., 2019). Lưới kéo đơn hay cịn gọi là nghề lưới kéo một tàu, lưới được</i>

mở ngang bằng hai ván lưới và ngư trường khai thác là vùng ven bờ và vùng lộng (vùng biển ven bờ) và vùng khơi (vùng biển xa bờ). Lưới kéo đôi là nghề lưới kéo hai tàu kéo một lưới và ngư trường khai thác chủ yếu là vùng khơi. Nghề lưới kéo được đánh giá là nghề có tính chọn lọc thấp, do khai thác đa dạng thành phần loài và kích cỡ thủy sản. Lưới kéo khai thác chủ yếu các loài thủy sản sống ở tầng đáy và tầng gần đáy biển. Nghề lưới kéo đơn ở ĐBSCL là nghề hoạt động với quy mô nhỏ, là tàu khai thác nhỏ, sử dụng số lao động trên tàu ít, công suất máy tàu không lớn, vùng khai thác

<i>ven bờ (Wagenaar et al., 2007; Madau et al., 2009; Sinh & Long, 2011), nên sản</i>

lượng khai thác trên đơn vị đánh bắt nhỏ, tiêu thụ sản phẩm tại địa phương và trong

<i>nước (Hauck, 2008; Madau et al., 2009). Năng suất khai thác của lưới kéo ven bờ đạt</i>

530 kg/CV/năm. Tổng chi phí sản xuất của nghề lưới kéo khoảng 307-376 triệu đồng/năm/tàu và mang lại lợi nhuận 19,9 triệu đồng đối với lưới kéo (Sinh & Long,

<i>2011; Vẹn và ctv, 2013).</i>

Mặc khác, tiêu thụ sản phẩm thủy sản khai thác là vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt là ngư dân quy mô nhỏ. Các nghiên cứu trước cho thấy ngư dân bán sản phẩm qua các khâu trung gian như là vựa thu mua, sơ chế và chế biến và cuối cùng được cung

<i>cấp đến người tiêu dùng (Ardjosediro & Neven, 2008; Porras et al., 2017; Duy và ctv.,2012; Duy và ctv., 2014). Ngư dân bán sản phẩm thuỷ sản chủ yếu là tươi sống vàkênh bán hàng truyền thống (Vẹn và ctv., 2013; Duy và ctv., 2014; Phượng và ctv.,</i>

2018). Ngư dân là tác nhân đầu tiên trong kênh phân phối và ảnh hưởng trực tiếp bởi

<i>nhiều rủi ro trong khai thác, thị trường đầu vào và đầu ra (Vẹn và ctv., 2013; Rosaleset al., 2017; Purcell et al., 2017), do ngư dân khai thác với qui mơ nhỏ thường ít thơng</i>

tin về giá trên thị trường và nếu có thơng tin thường do các vựa thu mua cung cấp. Ngoài ra, ngư dân thiếu dữ liệu tin cậy và thông tin về các tác nhân tham gia trong chuỗi KTTS.

Định hướng phát triển ngành khai thác thủy sản các tỉnh ven biển ở ĐBSCL đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là tổ chức lại sản xuất khai thác hải sản trên

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

biển, đặc biệt là hạn chế áp lực khai thác vùng biển ven bờ và tăng khả năng khai thác vùng biển xa bờ. Viện Nghiên cứu Hải sản (2018) thống kê tổng trữ lượng nguồn lợi hải sản ở vùng biển Việt Nam giảm 13,9% từ 2000-2014 và phần lớn sự giảm trữ lượng ở nhóm hải sản tầng đáy biển (41,7%). Hạn chế nghề khai thác hải sản ở tầng đáy và gần đáy biển (ví dụ nghề lưới kéo) là chính sách được quan tâm ở các tỉnh ven biển ở ĐBSCL. Các tỉnh ven biển ở ĐBSCL đã và đang thực hiện theo chiến lược phát triển chung của ngành và quan tâm đến vấn đề chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản. Sở NN và PTNT tỉnh Bạc Liêu (2020) thống kê tốc độ giảm bình quân số lượng tàu khai thác thủy sản ven bờ là 1,1%/năm và tăng bình quân số lượng tàu xa bờ là 1,6%/năm trong giai đoạn từ 2016-2020. Tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh có tốc độ khai thác thủy sản tăng bình quân 2,03%/năm và 4,77%/năm tương ứng giai đoạn 2021-2030, giảm khoảng 3%/năm và 5%/năm so với giai đoạn 2016-2020 (Sở NN và PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2016; Sở NN và PTNT tỉnh Trà Vinh, 2017). Nhìn chung, sự thay đổi cơ cấu về quy mơ khai thác có xu hướng là số lượng tàu khai thác công suất nhỏ giảm, phù hợp với chủ trương giảm số lượng tàu khai thác ven bờ và phát triển số lượng tàu khai thác thủy sản vùng xa bờ. Tuy nhiên, một trong những áp lực lớn cho các sở ban ngành của địa phương là chưa có chính sách hỗ trợ và kinh phí đầu tư chuyển đổi nghề khai thác, tạo sinh kế thay thế một số nghề khai thác thủy sản vùng ven bờ (Sở NN và PTNT tỉnh Bạc Liêu, 2020). Khó khăn này có thể làm giảm hiệu quả của chính sách tổ chức lại sản xuất khai thác trên biển. Mặt khác, nghề lưới kéo vẫn thu hút ngư dân tham gia khai thác, đặc biệt là các tàu khai thác vùng ven bờ, do mức đầu tư phù hợp nguồn tài chính của ngư dân. Một số ngư dân chấp nhận lựa chọn nghề này để sinh kế với hình thức trái phép. Chính những lý do trên nghiên cứu để quản lý hiệu quả là góp phần cung cấp thông tin, các thể chế và quy định được xây dựng hiệu quả, ngư dân có thể cải thiện thu nhập và định hướng phát triển nghề nghiệp cho ngư dân thông qua nâng cao hiệu quả sản xuất.

Trên những thực trạng trên cho thấy để quản lý KTTS hiệu quả, ngư dân KTTS cần thông tin hiệu quả sản xuất của họ và nhà quản lý đánh giá chính sách quản lý nghề cá cũng như góp phần cung cấp thơng tin để xây dựng cơng cụ quản lý hiệu quả trong KTTS, nên vấn đề này thật sự cần thiết để nghiên cứu.

<b>1.2 Mục tiêu nghiên cứu</b>

Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích hiệu quả sản xuất của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sơng Cửu Long, từ đó đề xuất hàm ý chính sách quản lý khai thác ổn định nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là:

<b>- Ước lượng hiệu quả kỹ thuật trong hoạt động khai thác thủy sản của nghề lưới</b>

kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Ước lượng hiệu quả chi phí trong khai thác thủy sản của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

- Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trong hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Đề xuất hàm ý chính sách quản lý phát triển ổn định nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long.

<b>1.3 Câu hỏi nghiên cứu</b>

Để thỏa mãn những mục tiêu nghiên cứu, đề tài có những câu hỏi nghiên cứu như

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

- Mức hiệu quả kỹ thuật của các tàu lưới kéo ở vùng ĐBSCL đạt ở mức độ nào? - Mức hiệu quả chi phí của các tàu lưới kéo ở vùng ĐBSCL đạt ở mức độ nào? - Yếu tố nào tác động đến mức hiệu quả kỹ thuật và chi phí của các tàu lưới kéo ở ĐBSCL?

<b>1.4 Phạm vi nghiên cứu</b>

<b>1.4.1 Đối tượng nghiên cứu</b>

Đối tượng nghiên cứu của luận án này là phân tích hiệu quả kỹ thuật và chi phí của nghề lưới kéo ở ĐBSCL. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất hàm ý chính sách quản lý phát triển ổn định nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Củu Long. Hoạt động khai thác được định nghĩa theo vùng thủy vực bao gồm khai thác thủy sản nội đồng và khai thác thủy sản biển (Sở NN và PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2016). Do vậy, đối tượng nghiên cứu chỉ tập trung vào hoạt động khai thác biển, sau đây được gọi ngắn gọn là khai thác thủy sản và các quyết định đưa ra trong quá trình khai thác thủy sản của ngư dân ở ĐBSCL.

Ngư cụ khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng, trong đó có nghề lưới kéo đơn. Lưới kéo đơn là ngư cụ khai thác chủ động, vùng khai thác rộng, mùa vụ quanh năm và khai thác chủ yếu các loài thủy sản sống ở tầng đáy và tầng gần đáy biển. Đặc điểm của nghề lưới kéo là chọn lọc đối tượng khai thác thấp nên khai thác đa dạng thành phần lồi và kích cỡ thủy sản. Quy mô khai thác thủy sản của ngư dân sử dụng lưới kéo đơn ở ĐBSCL chủ yếu là quy mơ nhỏ. Trong khi đó, tổng trữ lượng nguồn lợi thủy sản ở vùng biển Việt Nam giảm 13,9% từ năm 2000 đến 2014 và sự giảm trữ lượng ở nhóm thủy sản tầng đáy biển là phần lớn, chiếm 41,7% tổng trữ lượng thủy sản (Viện Nghiên cứu Hải sản, 2018). Định hướng phát triển ngành khai thác thủy sản các tỉnh ven biển ở ĐBSCL đến năm 2020 và năm 2030 là tổ chức lại sản xuất khai thác thủy sản trên biển, đặc biệt là hạn chế áp lực khai thác vùng biển ven bờ và tăng khả năng khai thác vùng biển xa bờ. Hạn chế nghề khai thác thủy sản ở tầng đáy và gần đáy biển (ví dụ nghề lưới kéo đơn) là chính sách được quan tâm ở các tỉnh ven biển ở ĐBSCL. Chính vì thế, nghiên cứu này tập trung khảo sát trên loại ngư cụ là lưới kéo đơn có chiều dài tàu từ 6 m đến dưới 15 m, là nhóm ngư cụ khai thác thủy sản từ vùng lộng trở vào vùng ven bờ và không khai thác ở vùng khơi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>1.4.2 Phạm vi không gian</b>

Nghiên cứu tập trung khảo sát nghề lưới kéo đơn ở bốn tỉnh thuộc ĐBSCL là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Trong đó, tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu đại diện cho vùng biển khai thác ở phía Đơng (ĐNB) và tỉnh Kiên Giang và Cà Mau đại diện cho vùng biển khai thác ở phía Tây (TNB). Các tỉnh này phát triển mạnh về hoạt động KTTS, chiếm khoảng 70% về sản lượng thủy sản khai thác của ĐBSCL. Thêm vào đó, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các tàu lưới kéo đơn khai thác ở vùng ven bờ và vùng lộng, tương ứng chiều dài tàu từ 6 m đến dưới 12 m và 12 m đến dưới 15 m. Luật Thủy sản Việt Nam năm 2017 và Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ năm 2019 đã sửa đổi và quy định quản lý vùng khai thác thủy sản ở vùng biển là vùng khai thác bao gồm vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi, tương ứng với tàu có chiều dài từ 6 – dưới 12 m, 12- dưới 15 m và trên 15 m, thay cho quy định vùng khai thác thủy sản trước đó (Luật Thủy sản 2003) là vùng gần bờ và vùng xa bờ, tương ứng với tàu có cơng suất máy tàu từ dưới 90 CV và từ 90 CV trở lên.

<b>1.4.3 Phạm vi thời gian</b>

Nghiên cứu này sử dụng thông tin từ hai loại số liệu để phân tích các nội dung nghiên cứu là số liệu thứ cấp và sơ cấp. Thứ nhất là thông tin dữ liệu thứ cấp chủ yếu được thu thập trong giai đoạn 2015 – 2021 để phân tích trong luận án. Thứ hai là thơng tin dữ liệu sơ cấp các thông tin về hoạt động khai thác của các tàu lưới kéo đơn tại địa bàn nghiên cứu; hoạt động kinh doanh và sản xuất của các cơ sở vựa và thương lái thu mua, hộ sơ chế và chế biến; hộ kinh doanh bán lẻ các mặt hàng thủy sản. Nhằm đảm bảo thống nhất với hai nhóm tàu ở hai vùng nghiên cứu. Nghiên cứu này, tác giả chọn phân tích đánh giá hiệu quả khai thác bình quân trên chuyến với thời gian hoạt động sản xuất trong năm 2019. Ở các tàu có chiều dài từ 6 m đến dưới 15 m, công nghệ và trang thiết bị trên tàu trang bị khai thác thủy sản không quá khác biệt giữa các tàu. Nghiên cứu cũng giả định trong năm 2019, ngư dân bán sản phẩm khai thác không biến động lớn bởi sự tác động của thị trường và mùa vụ khai thác thủy sản.

<b>1.4.4 Phạm vi nội dung nghiên cứu</b>

Đề tài nghiên cứu về hiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở ĐBSCL. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu tập trung phân tích hiệu quả sản xuất của nghề lưới kéo có chiều dài từ 6- dưới 15 m, với ngư trường là vùng ven bờ và vùng lộng. Đây là một trong những ngư cụ khai thác thủy sản phổ biến và được quản lý chặt chẽ của cơ quan ban ngành.

Nội dung 1: Phân tích hiện trạng khai thác, quản lý của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long. Các nội dung 1 được trình bày như là (1) Hiện trạng khai thác thủy sản của nghề lưới kéo ở ĐBSCL; (2) Tình hình tiêu thụ và phân phối của sản phẩm thủy sản của nghề lưới kéo ở ĐBSCL; và (3) Hiện trạng quản lý của nghề lưới kéo ở ĐBSCL.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Nội dung 2: Hiệu quả sản xuất của nghề lưới kéo ở ĐBSCL. Các nội dung 2 bao gồm (1) Phân tích hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo ở ĐBSCL; (2) Phân tích hiệu quả kỹ thuật và chi phí của nghề lưới kéo ở ĐBSCL; và (3) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự kém hiệu quả kỹ thuật và chi phí của nghề lưới kéo ở ĐBSCL.

Nội dung 3: Đề xuất hàm ý chính sách quản lý phát triển ổn định nghề lưới kéo ở ĐBSCL. Nội dung 3 được trình bày là (1) Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nghề lưới kéo; (2) Giải pháp quản lý nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long; và (3) Giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối và tiêu thụ sản phẩm thủy sản .

<b>1.5 Cấu trúc của luận án</b>

Nội dung của luận án gồm có 5 chương, nội dung cụ thể của các chương được trình bày như sau:

Chương 1: Giới thiệu. Nội dung của chương trình bày tính cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu của luận án, các mục tiêu nghiên cứu cần đạt được, các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu. Đồng thời, nội dung của chương này cịn trình bày cấu trúc của luận án, một số đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn và điểm mới cũng như một số hạn chế của luận án.

Chương 2: Tổng quan tài liệu. Nội dung của chương 2 gồm có một số nội dung chính được trình bày như: Khái quát về hoạt động khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, tổng quan các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu, nó cung cấp những thông tin cơ bản về lĩnh vực nghiên cứu và khái qt các cơng trình nghiên cứu liên quan.

Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu này trình bày một cách tổng thể cơ sở lý luận, các khái niệm, đánh giá lý thuyết về hiệu quả trong khai thác thủy sản. Trên cơ sở lý thuyết và lý luận, phương pháp nghiên cứu của luận án này được xây dựng nhằm đáp ứng với mục tiêu và nội dung nghiên cứu đề ra.

Chương 4: Kết quả và thảo luận. Nội dung chương 4 bao gồm các nội dung sau: (1) Nghiên cứu mô tả hiện trạng khai thác của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sơng Cửu Long; (2) Tình hình tiêu thụ và phân phối của sản phẩm thủy sản khai thác ở ĐBSCL; (3) Hiện trạng quản lý của nghề lưới kéo ở ĐBSCL; (4) Phân tích hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nghề lưới kéo ở ĐBSCL; và (5) Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, quản lý và tiêu thụ sản phẩm thủy sản của nghề lưới kéo ở ĐBSCL.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Nội dung chương 5 được tác giả trình bày kết luận về các kết quả đạt được của nghiên cứu theo mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đặt ra. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và những hạn chế của nội dung nghiên cứu, tác giả kiến nghị những định hướng nghiên cứu trong tương lai trong lĩnh vực khai thác thuỷ sản ở ĐBSCL.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>1.6 Đóng góp của luận án</b>

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, thực trạng khai thác, tiêu thụ sản phẩm thủy sản và kết quả nghiên cứu thực nghiệm, kết quả luận án có một số đóng góp cho thực tiễn và khoa học như sau:

Nghiên cứu mô tả thực trạng hoạt động khai thác, tình hình tiêu thụ và kênh phân phối sản phẩm của nghề lưới kéo ở ĐBSCL. Từ đó góp phần cung cấp và bổ sung thông tin liên quan cho nhà quản lý và ngư dân. Đồng thời, thực trạng khai thác thủy sản này góp phần bổ sung thơng tin về nguồn tài liệu tham khảo cho đào tạo giáo dục.

Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thông tin sự kém TE và CE trong KTTS là một phần do sự phối hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình khai thác. Ngoài ra, nghiên cứu cũng xác định các yếu về đặc điểm tàu, ngư cụ và kinh tế- xã hội của ngư dân tác động sự kém hiệu quả sản xuất. Từ đây, ngư dân nắm được hiện trạng phối hợp sử dụng các yếu tố sản xuất nhằm góp phần cho ngư dân điều chỉnh và định hướng KTTS đạt hiệu quả tối ưu. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu là cơ sở vận dụng xây dựng chính sách trong việc quản lý phát triển ngành khai thác thủy sản trên địa bàn nghiên cứu.

Luận án áp dụng phương pháp ước lượng tham số, với phương pháp ước lượng biên ngẫu nhiên để đo lường TE và CE cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TE và CE trong KTTS. Phương pháp ước lượng tham số được nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và khai thác thủy sản nói riêng thực hiện. Nghiên cứu này ứng dụng kỹ thuật ước lượng đồng thời giữa hàm sản xuất và hàm phi hiệu quả nhằm để đạt được các ước lượng vững. Ngoài ra, luận án cịn tính tốn hiệu suất quy mơ của hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân làm nghề lưới kéo đơn.

Luận án góp phần làm giàu phương pháp đo lường hiệu quả sản xuất trong hoạt động KTTS với nhiều đầu ra sản phẩm. Cụ thể là phương pháp ước lượng hiệu quả kỹ thuật với biến đầu ra là doanh thu và sản lượng tổng hợp dựa trên tỷ trọng doanh thu các loài và nhóm lồi thủy sản đóng góp. Ngồi ra, tác giả đã ứng dụng phương pháp hồi quy logigit thứ bậc (Ordered logistic regression) cho các nhân tố tác động đến chỉ số phi hiệu quả kỹ thuật và chi phí. Từ đó tác giả xác định được xác suất hiệu quả của từng nhóm, góp phần đưa ra kiến nghị cho ngư dân nâng cao hiệu quả KTTS.

Địa bàn nghiên cứu là bốn tỉnh ven biển là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, đây là vùng có hoạt động khai thác thủy sản trọng điểm và trong định hướng phát triển kinh tế biển. Do đó, cần có nhiều nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển ngành khai thác thủy sản trong thời gian tới.

<b>1.7 Hạn chế của luận án</b>

Nghiên cứu đã phân tích được thực trạng, hiệu quả sản xuất, các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất và tình hình tiêu thụ sản phẩm thủy sản khai thác của nghề lưới kéo ở ĐBSCL. Tuy nhiên, nghiên cứu còn một số hạn chế như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

- Giá sản phẩm thủy sản khai thác được giả định là ổn định trong thời gian nghiên cứu, tức là doanh thu hoạt động khai thác của ngư dân phần lớn phụ thuộc vào sản lượng thủy sản khai thác. Tuy nhiên, giá cả sản phẩm biến động rất lớn giữa các chuyến biển, vùng nghiên cứu và mùa vụ khai thác, nhưng nghiên cứu này chưa được đo lường đầy đủ. Do vậy, kết quả nghiên cứu có thể giải thích tốt trong điệu kiện được giả định trên.

- Nghiên cứu chỉ tập trung phân tích hiệu quả sự phối hợp các yếu tố đầu vào trong khai thác của ngư dân. Trong khi đó, nguồn lợi thủy sản là nguồn lợi tự nhiên nên hiệu quả khai thác của ngư dân còn phụ thuộc vào yếu tố trữ lượng NLTS. Tức là phân tích về mặt sinh học chưa được quan tâm bởi yêu cầu số liệu phải có các thơng số về mặt sinh học của các loài cá cũng như số liệu theo thời gian (tháng, quý, năm). Hơn nữa, số liệu của nghiên cứu là số liệu sử dụng các giá trị bình qn và dựa vào ước đốn của người phỏng vấn nên có thể ảnh hưởng đến kết quả.

- Hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân rất đa dạng về ngư cụ và ngư trường khai thác, nhưng nghiên cứu chỉ tập trung các tàu lưới kéo đơn với chiều dài tàu từ 6m đến dưới 15 m ở ngư trường khai thác vùng ven bờ và vùng lộng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>Chương 2</b>

<b>TỔNG QUAN TÀI LIỆU</b>

Chương 2 mơ tả các nội dung chính sau: (1) khái quát tổng quát các đặc điểm về hoạt động khai thác thủy sản ở ĐBSCL thông qua các chỉ tiêu như là quy mô khai thác, nghề khai thác, ngư trường, mùa vụ cũng như sản lượng thủy sản khai thác; (2) tổng hợp các tài liệu liên quan đến hiệu quả sản xuất trong KTTS bao gồm hiệu quả về chi phí và tài chính; hiệu quả kỹ thuật và kinh tế trong hoạt động khai thác thủy sản cũng như thống kê các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trong KTTS, và (3) khái quát về tình hình tiêu thụ và phân phối sản phẩm thủy sản khai thác.

<b>2.1 Hiện trạng khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long2.1.1 Qui mô khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long</b>

Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên trong hoạt động khai thác thủy sản. Sản lượng thủy sản khai thác của vùng thời gian qua khơng ngừng gia tăng, đóng góp khoảng 41% sản lượng thủy sản khai thác của Việt Nam. Năm 2021, số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản là 21.331 tàu, song với đó nhiều địa phương trong vùng đã đầu tư xây dựng trên 20 cảng cá, bến cá và hằng trăm cơ sở đóng sửa tàu thuyền cùng với các chợ và vựa thu mua thủy sản (Tổng cục Thống kê, 2022). Trong đó, đồng bằng sơng Cửu Long có khoảng 10.355 tàu đánh cá xa bờ, chiếm khoảng 48,5% số lượng tàu đánh bắt. Điều này có thể nói là qui mơ KTTS ở ĐBSCL thuộc qui mơ vừa và nhỏ, khoảng 51,5% số tàu đánh cá có qui mô nhỏ và khai thác ven bờ. Tuy nhiên, số lượng tàu đánh cá xa bờ có phát triển trong những năm qua nhưng tỉ lệ còn hạn chế. Tỷ trọng phát triển số lượng tàu khai thác xa bờ tăng bình quân 2,3%/năm trong giai đoạn 2015-2021 (Tổng Cục Thống kê, 2022).

Bảng 2.1: Số lượng tàu khai thác thủy sản ở ĐBSCL (Đơn vị tính: tàu)

Đồng bằng sơng Cửu Long có tám tỉnh ven biển đóng vai trị quan trọng phát triển kinh tế biển của vùng, trong đó tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Sóc Trăng là những tỉnh phát triển mạnh về khai thác biển và là ngành phát triển kinh tế mũi

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

nhọn. Tổng số lượng tàu khai thác thủy sản của tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Sóc Trăng chiếm khoảng 75% tổng lượng tàu khai thác và 65% tổng sản lượng thủy sản khai thác của tồn vùng. Chính vì thế việc quản lý và phát triển nguồn lợi thủy sản ổn định là một trong những mục tiêu quan trọng để quản lý nghề cá ở các tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL này.

Ngư trường khai thác thủy sản ở ĐBSCL ở cả vùng ven bờ, vùng lộng (hai vùng này được gọi chung là vùng ven bờ) và vùng khơi (xa bờ). Giai đoạn 2015-2021, số lượng vùng khai thác thủy sản ven bờ có xu hướng giảm, được thay thế có số lượng tàu khai thác vùng xa bờ (Hình 2.1). Tỷ trọng giảm và tăng của số lượng tàu khai thác thủy sản ở hai vùng khai thác là 2%/năm và 2,3%/năm tương ứng (Tổng cục Thống kê, 2022). Tỷ lệ phần trăm số lượng tàu khai thác vùng ven bờ chiếm khoảng 60% năm 2015, giảm còn 51% vào năm 2021, đây là hiệu quả tích cực của chiến lược chính sách phát triển ngành, giảm số lượng tàu khai thác ven bờ, đặc biệt là các ngư cụ khai thác không thân thiện với môi trường. Đồng thời, số lượng tàu khai thác xa bờ có xu hướng tăng trong giai đoạn này, từ 40%, tăng lên là khoảng 49%, dù có sự giai tăng nhưng khơng đáng kể và sự gia tăng này cần được phát huy hơn nữa trong thời gian sau. Mặc dù là có xu hướng tích cực nỗ lực giảm tải áp lực khai thác ven bờ, nhưng số lượng tàu nghề khai thác ven bờ, do người dân chưa có điều kiện chuyển đổi nghề như là thiếu vốn và kỹ thuật cũng như e ngại rủi ro trong đầu tư khai thác xa bờ (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tỉnh Trà Vinh, 2017).

Hình 2.1: Cơ cấu lượng tàu khai thác ven bờ và xa bờ (Nguồn: Cục Thống kê các tỉnh ven biển ĐBSCL, 2022)

Hình 2.2 cho thấy công suất tàu khai thác vùng xa bờ ở ĐBSCL có xu hướng tăng ở năm từ 2015 đến 2017 và sau đó tổng cơng suất của đội tàu này tăng nhẹ và ổn định trong khoảng thời gian đến 2021. Tổng cơng suất tàu khai thác thủy sản có sự chênh lệch rất lớn ở hai vùng khai thác là ven bờ và xa bờ. Mặc dù, số lượng tàu

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

KTTS vùng ven bờ lớn hơn so với đội tàu khai thác xa bờ, nhưng tổng công suất của đội tàu xa bờ lớn hơn rất nhiều so với đội tàu khai thác ven bờ. Đối với đội tàu xa bờ, tổng cơng suất bình quân là 4 triệu CV, bình quân 400 CV/tàu, lớn hơn gấp nhiều lớn so với đội tàu ven bờ (0,31 triệu CV và 26 CV/tàu).

Hình 2.2: Công suất tàu khai thác thủy sản (Nguồn: Cục Thống kê các tỉnh ven biển ĐBSCL, 2022)

<b>2.1.2 Cơ cấu nghề khai thác thủy sản</b>

Hoạt động khai thác thủy sản ở ĐBSCL có sự đa dạng về loại nghề khai thác. Theo số liệu thống kê của tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang cho thấy các tỉnh ven biển này đều có các nghề như nghề lưới rê, lưới kéo, lưới vây, nghề câu, ngư cụ cố định. Nghề lưới kéo, lưới rê và lưới vây là ba loại nghề khai thác thủy sản chính ở ĐBSCL (Hình 2.3) với tỷ trọng là 64,8% tổng số lượng tàu khai thác của vùng. Trong giai đoạn 2015-2021, tổng số lượng tàu KTTS nghề lưới kéo chiếm 40,4%, kế đến là nghề lưới rê là 20,4% và nghề lưới vây là 4%. Lưới vây là nghề khai thác chỉ tập trung khai thác ở ngư trường xa bờ, trong khi đó nghề lưới kéo và rê có thể đánh bắt ở ngư trường gần bờ và xa bờ. Điều này cho thấy, nghề lưới kéo có xu hướng tăng nhẹ và ổn định trong thời gian từ 2015-2019 và sau thời gian này số lượng tàu lưới kéo có xu hướng giảm đến 2021, trong khi đó nghề lưới rê có xu hướng ổn định và tăng trong khoảng thời gian trên tương ứng.

Tỉnh Kiên Giang là một trong những tỉnh có số lượng tàu khai thác lớn nhất vùng ĐBSCL, trong đó tỷ trọng nghề lưới kéo chiếm khoảng 40% tổng số lượng tàu khai thác thủy sản (Cục thống kê tỉnh Kiên Giang, 2022), kế đến là tỉnh Cà Mau chủ yếu phát triển nghề lưới rê từ năm 2015 đến 2021, số lượng tàu lưới rê chiếm tỷ trọng từ 25,7% tổng số lượng tàu năm 2015 tăng lên khoảng 30% ở năm 2021. Tuy nhiên, số lượng tàu lưới kéo có xu hướng giảm, tỷ trọng từ 35% cịn khoảng 12% tổng số lượng

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

tàu khai thác thủy sản (Cục thống kê tỉnh Cà Mau, 2022). Tỉnh Sóc Trăng, nghề lưới kéo và lưới rê là hai nghề có số lượng tàu lớn và tập trung loại tàu công suất nhỏ, chiếm khoảng 70% tổng số lượng tàu khai thác thủy sản (Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2022). Nghề khai thác này chủ yếu tập trung ở Cảng cá Trần Đề của tỉnh Sóc Trăng (Nhiên & Định, 2012).

Hình 2.3: Cơ cấu nghề khai thác thủy sản chính ở ĐBSCL (Nguồn: Cục Thống kê các tỉnh ven biển ĐBSCL, 2022)

Hình 2.4 cho thấy số lượng tàu lưới kéo ở ĐBSCL có xu hướng giảm trong 2015-2021. Định hướng phát triển ngành khai thác thủy sản các tỉnh ven biển ở ĐBSCL đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là tổ chức lại sản xuất khai thác thủy sản trên biển, đặc biệt là hạn chế áp lực khai thác vùng biển ven bờ và tăng khả năng khai thác vùng biển xa bờ. Viện Nghiên cứu Hải sản (2018) thống kê tổng trữ lượng nguồn lợi thủy sản ở vùng biển Việt Nam giảm 13,9% từ năm 2000 đến năm 2014 và phần lớn sự giảm trữ lượng ở nhóm hải sản tầng đáy biển (41,7%). Hạn chế nghề khai thác hải sản ở tầng đáy và gần đáy biển (ví dụ nghề lưới kéo) là chính sách được quan tâm ở các tỉnh ven biển ở ĐBSCL. Các tỉnh ven biển ở ĐBSCL đã và đang thực hiện theo chiến lược phát triển chung của ngành và quan tâm đến vấn đề chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản. Sở NN và PTNT tỉnh Bạc Liêu (2020) thống kê tốc độ giảm bình quân số lượng tàu khai thác thủy sản ven bờ là 1,1%/năm và tăng bình quân số lượng tàu xa bờ là 1,6%/năm trong giai đoạn từ 2016-2020. Tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh có tốc độ khai thác thủy sản tăng bình quân 2,03%/năm và 4,77%/năm tương ứng giai đoạn 2021-2030, giảm khoảng 3%/năm và 5%/năm so với giai đoạn 2016-2020 (Sở NN và PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2016; Sở NN và PTNT tỉnh Trà Vinh, 2017). Nhìn chung, sự thay đổi cơ cấu về quy mơ khai thác có xu hướng là số lượng tàu khai thác công suất nhỏ giảm, phù hợp với chủ trương giảm số lượng tàu khai thác ven bờ và phát triển số lượng tàu khai thác thủy sản vùng xa bờ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Hình 2.4: Số lượng tàu lưới kéo ở ĐBSCL (Nguồn: Cục Thống kê các tỉnh ven biển ĐBSCL, 2022)

<b>2.1.3 Ngư trường và mùa vụ khai thác thủy sản</b>

Ngư trường khai thác thủy sản ở ĐBSCL là vùng biển Đông Nam Bộ và Tây

<i>Nam Bộ (Long và ctv., 2018). Ngư trường Đông Nam Bộ là vùng biển từ Vũng Tàu</i>

đến mũi Cà Mau và ngư trường Tây Nam Bộ tập trung là vùng biển Vịnh Thái Lan (Sở NN và PTNT tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng và Trà Vinh, 2017). Vùng biển Đơng Nam Bộ có diện tích thềm lục địa khoảng 297 ngàn km<small>2</small>, bờ biển có nhiều chỗ lồi lõm và nhiều cửa sông với lưu lượng nước đỗ ra biển rất lớn, độ dốc đáy biển nhỏ hơn vùng biển miền trung rất nhiều, đáy biển có dạng đồng bằng rộng lớn. Thủy triều thuộc chế độ bán nhật triều với biên độ tương đối lớn đạt 2-4 m. Trong khi đó, vùng biển Tây Nam Bộ có bờ biển dài 345 km, là vùng biển nơng và tương đối kín, đáy biển thoải dần, ít khúc khuỷu, có dạng một elip được bao bọc chủ yếu là bờ biển Thái Lan. Đáy biển rộng, khá bằng phẳng, hơi nghiêng về phía Tây. Địa hình vùng biển này thuận lợi cho nghề lưới kéo, lưới vây và nghề câu (Sở NN và PTNT tỉnh Cà Mau, 2017). Nghề lưới kéo ở ĐBSCL có thể khai thác rải đều quanh năm và mùa vụ khai thác có thể chia thành hai vụ chính là vụ Bắc và vụ Nam. Thời gian vụ Bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau và vụ Nam là từ tháng 4 đến tháng 9. Ngư trường khai thác của nghề lưới kéo

<i>ở vụ Nam thì rộng hơn ở vụ Bắc (Viện nghiên cứu Thủy sản, 2009). Hùng và ctv</i>

(2020) nghiên cứu mùa vụ ở nghề khai thác thủy sản ven bờ tỉnh Bạc Liêu là đánh bắt chủ yếu ở độ sâu 30 m nước trở vào. Các tháng trong năm đều có tổng số tàu tham gia đánh bắt đạt từ 60% đến 87,5 %, trong đó tháng tư là tháng khai thác thấp nhất với khoảng 60% và tháng 11 là cao nhất với 87,5%. Nguyên nhân tháng tư ít nhất là do dịng chảy yếu, cá ít, nên sản lượng khai thác thấp, thu hoạch không đủ bù chi phí nên ngư dân thường ít đánh bắt vào tháng này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Hình 2.5: Ngư trường khai thác vụ Bắc của lưới kéo (Viện nghiên cứu Thủy sản, 2009)

Hình 2.6: Ngư trường khai thác vụ Nam của lưới kéo (Viện nghiên cứu Thủy sản, 2009)

Báo cáo của Sở NN và PTNT tỉnh Cà Mau (2017) trích từ Viện nghiên cứu hải sản, 2016 cho thấy trữ lượng nguồn lợi thủy sản (NLTS) biển ở Việt Nam có xu hướng giảm từ năm 2000 đến 2014. Giai đoạn 2000-2005, trữ lượng nguồn lợi thủy sản ở biển Việt Nam đạt 5,1 triệu tấn vào giai đoạn 2000-2005 và khả năng khai thác bền vững là khoảng 2,1 triệu tấn. Đến giai đoạn 2011-2014, trữ lượng nguồn lợi thủy sản ở biển Việt Nam giảm xuống là 4,25 triệu tấn và khả năng khai thác bền vững khoảng 1,75 triệu tấn. Trữ lượng ước tính khai thác được phân theo vùng sinh thái biển là vùng biển Đơng Nam Bộ có trữ lượng 1.141 nghìn tấn và khả năng khai thác là 478 nghìn tấn; Vùng biển Tây Nam Bộ có trữ lượng 610 nghìn tấn và khả năng khai thác là 250 nghìn tấn. Vùng giữa biển Đơng, có trữ lượng 1.035 nghìn tấn và khả năng khai thác là 414 nghìn tấn. Trong khi đó trữ lượng ước tính phân theo tuyến biển cho thấy trữ lượng NLTS ở vùng biển ven bờ ước tính khoảng 639 nghìn tấn với khoảng 23% tổng trữ lượng thủy sản và vùng biển xa bờ là 2.148 nghìn tấn, chiếm 76% tổng trữ lượng thủy sản.

Đồng bằng sơng Cửu Long có nguồn lợi thủy sản đa dạng và phong phú, có đa dạng các loại nghề khai thác và việc quản lý nguồn lợi thủy sản hay quản lý khai thác thủy sản ven bờ cũng là một vấn đề quan trọng được các nhà khoa học, các cấp chính quyền địa phương và trung ương quan tâm (Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, 2019). Những khó khăn trong cơng tác quản lý ngành như là khai thác thủy sản ở ĐBSCL chưa thiết lập được hệ thống quản lý nguồn lợi thủy thủy sản; chưa tổ chức cho tàu thuyền khai thác hợp lý tài nguyên tôm cá gắn với bảo vệ, phát triển và tái tạo nguồn

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

lợi hải sản (Sở NN và PTNT tỉnh Kiên Giang, 2019). Nguồn lợi thủy sản vùng lộng và vùng khơi chưa được đánh giá và dự báo chính xác; nghề khai thác thủy sản có quy mơ sản xuất nhỏ; việc sử dụng các phương pháp cấm khai thác có tính hủy diệt cịn khá phổ biến; tình trạng khai thác sai tuyến, sai mùa vụ, sai kích thước vẫn thường

<i>xuyên xảy ra (Sinh và ctv., 2010; Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau, 2020). Nhìn chung,</i>

cơng tác quản lý nghề khai thác thủy sản ở các tỉnh ven biển ĐBSCL vẫn còn nhiều thách thức lớn như là năng lực quản lý, giám sát, kiểm tra, tuần tra khai thác thủy sản

<i>ven bờ còn yếu (Thưởng và ctv., 2014).</i>

Bảng 2.2: Trữ lượng và khả năng khai thác NLTS vùng biển Đông và Tây Nam Bộ

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>Vùng biểnVùng sinh thái<sup>Nhóm nguồn</sup></b>

(Nguồn: Sở NN và PTNT tỉnh Cà Mau, 2017 trích từ Viện nghiên cứu hải sản, 2016)

<b>2.1.4 Sản lượng thủy sản khai thác ở Đồng bằng sông Cửu Long</b>

Sản lượng thủy sản khai thác của ĐBSCL bao gồm sản lượng thủy sản khai thác biển và sản lượng thủy sản khai thác nội đồng, chiếm khoảng 39,8% tổng sản lượng thủy sản khai thác của Việt Nam. Bảng 2.3 thể hiện sản lượng thủy sản khai thác ở ĐBSCL trong thời gian từ 2015 đến 2021.

Bảng 2.3: Sản lượng thủy sản khai thác ở ĐBSCL từ 2015-2021 (Đơn vị: 1.000 tấn)

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Bảng 2.3 cho thấy tổng sản lượng thủy sản khai thác của vùng tăng trong giai đoạn 2015-2021, sản lượng từ 1.232,2 ngàn tấn lên 1.515,7 ngàn tấn, sự gia tăng này là sự góp phần từ số lượng tàu khai thác thủy sản xa bờ tăng hằng năm và là kết quả chiến lược phát triển khai thác thủy sản theo hướng xa bờ. Năm 2021, sản lượng thủy sản khai thác chiếm khoảng 40% tổng sản lượng khai thác thủy sản của cả nước, trong đó 67,5% sản lượng thủy sản khai thác được đóng góp từ bốn tỉnh trọng điểm của vùng là tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau và Kiên Giang (Tổng Cục Thống kê, 2022). Giai đoạn 2015-2021, sản lượng thủy sản khai thác biển tăng từ 765 ngàn tấn năm 2015 đến 1.071 ngàn tấn ở năm 2021, tăng khoảng 40%. Sản lượng thủy sản khai thác biển chiếm khoảng 65,8% tổng SLTS khai thác của vùng và khoảng 26,2% tổng SLTS của Việt Nam. Trong đó, SLTS khai thác biển của bốn tỉnh ven biển của vùng là Bạc Liêu và Sóc Trăng (đại diện vùng Biển Đơng), Cà Mau và Kiên Giang (đại diện vùng Biển Tây) đóng góp bình qn 71,6% tổng sản lượng thủy sản khai thác biển của ĐBSCL trong giai đoạn 2015-2021. Năm 2015, SLTS khai thác biển của bốn tỉnh này đạt 552 ngàn tấn tăng lên 746,1 ngàn tấn ở năm 2021. Điều này cho thấy, hoạt động khai thác thủy sản có vai trị quan trọng vào góp phần tăng sản lượng thủy sản của vùng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thủy sản ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngồi nước.

Hình 2.7: Sản lượng thủy sản khai thác ở ĐBSCL (Nguồn: Cục Thống kê các tỉnh ven biển ĐBSCL, 2022)

Trong xu hướng tăng về sản lượng thủy sản khai thác, năng suất khai thác thủy sản, sản lượng khai thác được tính trên mã lực hoặc cơng suất máy có xu hướng suy giảm và ổn định từ năm 2015 đến năm 2018 (Hình 2.8). Năng suất bình qn khai thác thủy sản của tồn vùng là 0,43 tấn/CV trong giai đoạn 2015-2021. Khai thác biển ở Trà Vinh chiếm 45,9% tổng sản lượng thủy sản khai thác, tuy nhiên số tàu khai thác xa bờ không nhiều, đối tượng khai thác chủ yếu là tơm, cá và mực trong đó nghề lưới kéo đóng góp rất quan trọng (chiếm khoảng 30% số lượng tàu), nhưng ngư cụ này có tính

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

sát hại nguồn lợi thủy sản cao, ảnh hưởng đến nền đáy và sinh thái mơi trường. Vì vậy, kế hoạch phát triển ngành thủy sản của Tỉnh có chủ trương giảm nghề lưới kéo và tăng cường nghề lưới rê, vì nghề lưới rê khai thác có chọn lọc, ít tác động đến sinh thái môi trường (Sở NN và PTNT tỉnh Trà Vinh, 2017). Kết quả thống kê cho thấy năng suất khai thác (tấn/CV) của tỉnh Trà Vinh suy giảm một cách nhanh chóng từ năm 2015 đến năm 2021, sự suy giảm này làm cho năng suất khai thác tính chung cho tồn vùng biển phía Đông ĐBSCL cũng suy giảm nhanh. Tỉnh Kiên Giang đánh giá năng suất khai thác hải sản giảm từ 25,3 tấn/CV ở năm 2008, xuống còn 20,6 tấn/CV ở năm 2018 (Sở NN và PTNT tỉnh Kiên Giang, 2019). Nhiên & Định (2012) nhận định về vấn đề hiện trạng khai thác hải sản ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng là sự gia tăng tổng sản lượng khai thác thủy sản hàng năm không phải là sự gia tăng về trữ lượng nguồn lợi thủy sản mà do năng lực khai thác. Trong khi đó tổng cơng suất tàu khai thác có xu hướng tăng nhưng năng suất khai thác có xu hướng suy giảm. Nguyên nhân là do thời tiết bất thường, giá nguyên liệu không ổn định, đặc biệt là sự suy thoái về nguồn lợi và hệ sinh thái vùng ven biển (Nhiên & Định, 2012; Sở NN và PTNT tỉnh Trà Vinh, 2017).

Hình 2.8: Năng suất khai thác thủy sản ở ĐBSCL (Nguồn: Cục Thống kê các tỉnh ven biển ĐBSCL, 2022)

Nhìn chung, hiện trạng khai thác thủy sản hiện nay là sự gia tăng tổng sản lượng khai thác hàng năm không phải là sự gia tăng trữ lượng nguồn lợi mà do năng lực khai thác tăng lên; trong khi đó năng suất khai thác suy giảm, đó là biểu hiện của sự suy thoái về nguồn lợi và hệ sinh thái vùng ven biển. Nguồn lợi thủy sản vùng ven biển bị khai thác một cách quá mức, trong khi đó nguồn lợi vùng xa bờ chưa được tổ chức khai thác hiệu quả. Nguyên nhân sản lượng khai thác giảm được ngư dân đánh giá chung là (1) sự gia tăng số lượng tàu tham gia vào hoạt động khai thác, kể cả sự tăng do số lượng tàu và ngư cụ khai thác; (2) thứ hai là sự khai thác quá mức, tức khai thác

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

vào mùa sinh sản và cá con; (3) thứ ba là môi trường ngày càng ô nhiễm; và (4) thứ tư là do ảnh hưởng bởi vụ mùa và điều kiện thời tiết (Sinh & Long, 2011). Bên cạnh đó, nghề KTTS phát triển tự phát; tổ chức sản xuất trên biển mang tính nhỏ lẻ, phân tán, chưa có sự liên kết và hợp tác trong tổ chức sản xuất; công nghệ khai thác, công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch trên tàu còn lạc hậu so với các nước trong khu vực; sự cạnh tranh trong khai thác ngày càng tăng; tình trạng đánh bắt bất hợp pháp vẫn diễn ra đã làm cạn kiệt nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ; thiếu thông tin, cơ sở dữ liệu nghề cá để phục vụ cho công tác quản lý, qui hoạch KTTS; đầu tư cơ sở hạ tầng còn dàn trải và thiếu đồng bộ.

<b>2.2 Hiệu quả sản xuất của hoạt động khai thác thủy sản</b>

<b>2.2.1 Hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long</b>

Nghề lưới kéo với cách gọi khác là nghề giã cào hoặc nghề cào, đây là nghề đánh bắt chủ động. Tổng hợp số liệu thống kê của Cục Thống kê các tỉnh ven biển ĐBSCL (2019) cho thấy nghề lưới kéo là một trong những nghề khai thác phổ biến ở ĐBSCL, khoảng 40% tổng số lượng tàu. Trong đó, lưới kéo khai thác từ vùng lộng trở vào vùng bờ hay nói cách khác là số lượng tàu có chiều dài từ 15 m trở xuống ở tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang chiếm khoảng 21,9% tổng số lượng tàu lưới kéo ven bờ. Tuy nhiên, nghề lưới kéo là nghề được đánh giá tác động đến NLTS, không thân thiện với môi trường (Sở NN và PTNT tỉnh Trà Vinh, 2017; Sở NN và PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2016). Vì vậy, chính sách phát triển chung của ngành thủy sản là hạn chế phát triển số lượng tàu đăng ký mới đối với nghề lưới kéo với chiều dài từ 6-dưới 12 m, nên ít nhiều ảnh hưởng đến sinh kế của nhóm ngư dân sử dụng đối với ngư cụ này và việc làm tại địa phương. Tổng hợp kết quả nghiên cứu trước cho thấy mỗi tàu khai thác thủy sản có từ 3 đến 5 thuyền viên với khoảng 1 đến 2 người là được chủ tàu thuê mướn. Nghề KTTS có cường độ lao động và mức độ nguy hiểm, rủi ro nhiều hơn so với các nghề khác trên bờ nên lao động trên tàu thường là lực lượng trẻ với độ tuổi

<i>bình quân là 31,6 tuổi (Tuy và ctv., 2011, Vẹn và ctv., 2013) và tuổi của thuyền trưởnglà 40 tuổi với kinh nghiệm trong nghề đánh cá từ 12,7 -14,1 năm (Sinh và ctv., 2010).</i>

Phần lớn thuyền trưởng có trình độ học vấn từ tiểu học đến trung học cơ sở, nguyên nhân là họ tham gia nghề KTTS sớm nên việc học trở nên khó khăn.

Tàu lưới kéo quy mơ nhỏ có trọng tải trung bình là 9,2 tấn và cơng suất máy tàu là 51,5 CV. Kích thước mắt lưới của ngư cụ có xu hướng thay đổi từ năm 2007 - 2019, kích thước mắt lưới 2a trung bình ở đụt lưới từ 35 mm vào năm 2007, giảm còn 21,4 mm năm 2019 và ở cánh lưới từ 80 mm xuống cịn 40 mm. Trong khi đó, kích thước mắt lưới ở đụt lưới nhỏ hơn qui định của Bộ Thủy sản (2006) và Bộ NN và PTNT (2019). Quy định kích cỡ mắt lưới ở đụt lưới của Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản đối với nghề lưới kéo đơn ven bờ là 28 mm và Bộ NN và PTNT (2019) đối với lưới kéo khai thác ở vùng lộng không nhỏ hơn 34 mm. Điều này cho thấy ngư dân đã vi phạm quy định và đây là nguyên nhân làm suy giảm NLTS.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Tổng sản lượng thủy sản khai thác ven bờ của nghề lưới kéo ở ĐBSCL trong giai đoạn 2007-2019 có xu hướng tăng nhưng sản lượng tính trên cơng suất máy có xu hướng giảm. Năm 2007, sản lượng thủy sản khai thác ven bờ của nghề lưới kéo ở ĐBSCL là 19.441 kg/năm và năng suất khai thác là 583,7 kg/CV/năm (Sinh & Long, 2011). Đến năm 2014, sản lượng thủy sản khai thác ven bờ của nghề này đạt trung bình 800 kg/chuyến với sản lượng bình quân trong năm là 25.400 kg và năng suất khai thác đạt 530 kg/CV (Long, 2014). Năm 2019, sản lượng thủy sản khai thác bình quân

<i>năm dao động từ 12,4 tấn đến 39,4 tấn với năng suất từ 347 -883 kg/CV (Long và ctv.,</i>

2019). Đối với tỉnh Bạc Liêu, sản lượng thủy sản khai thác ven bờ trong năm 2014 của nghề lưới kéo là 33,9 tấn/tàu/năm (tương đương khoảng 349 kg/chuyến) và năng suất

<i>khai thác là 1.184 kg/CV/năm (Thưởng và ctv., 2014). Trong khi đó sản lượng thủy</i>

sản khai thác nghề lưới kéo ở tỉnh Sóc Trăng đạt sản lượng cao, trung bình 127 tấn/tàu/ năm (Long, 2012). Riêng tỉnh Bến Tre, sản lượng khai thác của nghề lưới kéo chiếm tỷ trọng là chủ yếu (86,8% sản lượng khai thác tồn tỉnh), trong đó sản lượng lưới kéo đánh bắt xa bờ chiếm 68,9% sản lượng TSKT ở các nghề. Tuy nhiên, sản lượng có xu hướng giảm, đặc biệt là nghề lưới kéo đơn ven bờ, sản lượng bình quân năm từ 35.052 tấn giảm xuống còn 34.240 tấn từ năm 2014 đến năm 2016 (Chi Cục Thủy sản tỉnh Bến Tre, 2017). Tỷ lệ cá tạp khai thác được ở nghề lưới kéo ven bờ ở ĐBSCL là

<i>51,7% ở năm 2014 và giảm xuống 38,4% ở năm 2018 (Long, 2014; Long và ctv.,</i>

2018). Nguyên nhân là hiệu ứng tích cực từ chính sách bảo vệ NLTS, tăng kích cỡ mắt lưới ngư cụ khai thác.

Tổng chi phí hoạt động KTTS nghề lưới kéo ven bờ dao động từ 11,4 -11,6 triệu đồng/chuyến nhưng chi phí biến đổi có xu hướng tăng khoảng 0,5 triệu đồng/chuyến, phù hợp với xu hướng giá các đầu vào không ổn định. Song song đó, tổng doanh thu cho chuyến biến của ngư dân cũng được tăng từ 12,2 triệu đồng đến 18,4 triệu đồng mang lại lợi nhuận từ 0,6 triệu đồng đến 7,1 triệu đồng. Nhìn chung, hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo ven bờ trong năm 2019 cao hơn so với năm 2014 do tỷ suất lợi nhuận đạt 0,6 lần so với 0,1 lần tương ứng.

Bảng 2.4: Hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo (triệu đồng/chuyến)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2022)

Nghề lưới kéo nói riêng và các nghề khai thác hải sản nói chung có những rủi ro chủ yếu nhất là trường hợp thiếu bạn ghe/tàu, do thu hút lao động từ các khu công nghiệp trên bờ và do lao động trên biển thường xuyên đối mặt với nhiều nguy hiểm,

</div>

×