Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Nhóm 3 ngân hàng trung ương trung quốc word

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.35 KB, 22 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>HỌC VIỆN NGÂN HÀNG </b>

<b> </b>

<b>BÀI TẬP LỚN </b>

<b>MƠN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ </b>

<b>TÊN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỊ TRÍ PHÁP LÝ, MƠ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TRUNG QUỐC </b>

<b>Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thành Nam Mã lớp: 231FIN82A11 </b>

<b>Nhóm sinh viên thực hiện: 03 </b>

<i><b>Hà Nội, tháng 11 năm 2023 </b></i>

1. Trần Thị Hiền : 25A4020779 2. Nguyễn Thị Diễm : 25A4020189 3. Nguyễn Thị Duyên : 25A4020200 4. Trần Thị Ngọc Hân : 25A4020776 5. Nguyễn Thị Hiền : 25A4060531 6. Nguyễn Thu Hiền : 25A4011732 7. Chu Hiển Minh : 25A4021469 8. Nguyễn Thị Trúc Quỳnh : 25A4061156

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>HỌC VIỆN NGÂN HÀNG </b>

<b> </b>

<b>BÀI TẬP LỚN </b>

<b>MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ </b>

<b>TÊN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỊ TRÍ PHÁP LÝ, MƠ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TRUNG QUỐC </b>

<b>Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thành Nam Mã lớp: 231FIN82A11 </b>

<b>Nhóm sinh viên thực hiện: 03 </b>

<i><b>Hà Nội, tháng 11 năm 2023 </b></i>

1. Trần Thị Hiền : 25A4020779 2. Nguyễn Thị Diễm : 25A4020189 3. Nguyễn Thị Duyên : 25A4020200 4. Trần Thị Ngọc Hân : 25A4020776 5. Nguyễn Thị Hiền : 25A4060531 6. Nguyễn Thu Hiền : 25A4011732 7. Chu Hiển Minh : 25A4021469 8. Nguyễn Thị Trúc Quỳnh : 25A4061156

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>LỜI CẢM ƠN ... 1</b>

<b>LỜI MỞ ĐẦU ... 2</b>

<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VỊ TRÍ PHÁP LÝ, MƠ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ TÍNH ĐỘC LỘC CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ... 3</b>

<b>1.1 Tổng quan về Ngân hàng Trung ương (NHTW) ... 3</b>

<b>1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng Trung ương ... 3</b>

<b>1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng trung ương. ... 3</b>

<b>1.2 Mơ hình tổ chức của ngân hàng trung ương. ... 3</b>

<b>1.2.1 Mơ hình ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ ... 4</b>

<b>1.2.2 Mơ hình ngân hàng trung ương độc lập chính phủ ... 4</b>

<b>1.3 Chức năng của ngân hàng trung ương ... 5</b>

<b>1.3.1 Độc quyền phát hành tiền trung ương ... 5</b>

<b>1.3.2 Ngân hàng Trung ương là ngân hàng của các ngân hàng. ... 6</b>

<b>1.3.3 Ngân hàng trung ương là ngân hàng của chính phủ ... 7</b>

<b>1.3.4 Chức năng quản lý nhà nước ... 8</b>

<b>1.4 Tính độc lập của ngân hàng trung ương ... 8</b>

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỊ TRÍ PHÁP LÝ VÀ MƠ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG TRUNG QUỐC ... 9</b>

<b>2.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng trung ương Trung Quốc ... 9</b>

<b>2.2 Thực trạng vị trí pháp lý và mơ hình tổ chức của NHTW Trung Quốc ... 10</b>

<b>2.2.1 Vị trí pháp lý... 10</b>

<b>2.2.2 Mơ hình tổ chức. ... 10</b>

<b>2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. ... 12</b>

<b>2.3 Đánh giá về thực trạng của ngân hàng Trung ương Trung Quốc ... 14</b>

<b>CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ... 15</b>

<b>3.1 Khái quát về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ... 15</b>

<b>3.2 Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị đối với NHNN Việt Nam hiện nay ... 16</b>

<b>LỜI CAM KẾT ... 18</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 19</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Lời đầu tiên, chúng em xin cảm ơn trường Học viện Ngân Hàng đã đưa bộ môn Tài chính tiền tệ vào chương trình đào tạo cũng như các thầy cô giảng dạy, những người đã hướng dẫn các phương pháp học tập, nghiên cứu, tạo điều kiện giúp chúng em có thêm những kiến thức, kỹ năng hữu ích giúp cho sau này.

Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Thành Nam, giảng viên khoa tài chính đã đồng hành cùng lớp trong học phần Tài chính tiền tệ và tận tình hướng dẫn cung cấp cho chúng em những kiến thức bổ ích liên quan đến mơn học để từ đó giúp chúng em có thể hồn thành bài tập lớn này. Nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như vốn kiến thức còn hạn chế nên bài luận sẽ khó tránh được những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày. Chúng em mong nhận được sự góp ý, nhận xét của quý thầy cơ để kiến thức của nhóm em trong lĩnh vực này được hồn thiện hơn đồng thời có điều kiện nâng bổ sung, nâng cao ý thức của bản thân.

Chúng em xin trân trọng cảm ơn!

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>

Trong thời đại của sự phát triển kinh tế và tài chính tồn cầu, ngân hàng trung ương đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì ổn định và phát triển của hệ thống tài chính quốc gia. Vị trí pháp lý và mơ hình tổ chức của ngân hàng trung ương Trung Quốc, một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã góp phần quan trọng vào sự thành công của nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, khi so sánh với ngân hàng trung ương Trung Quốc, thực trạng về vị trí pháp lý và mơ hình tổ chức của ngân hàng trung ương Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này tạo ra các thách thức và khó khăn trong việc xây dựng hệ thống ngân hàng trung ương mạnh mẽ và ổn định tại Việt Nam. Việt Nam, với nền kinh tế đang phát triển và mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế, cần xem xét kỹ lưỡng về vị trí pháp lý và mơ hình tổ chức của ngân hàng trung ương để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của ngân hàng này. Vì vậy, trong bài tiểu luận này, chúng em sẽ nghiên cứu và phân tích thực trạng vị trí pháp lý và mơ hình tổ chức của ngân hàng trung ương Trung Quốc. Dựa trên những kết quả phân tích được, chúng em xin đề xuất một số giải pháp về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Bài tiểu này luận chúng em muốn cung cấp một cái nhìn tổng quan về ngân hàng trung ương Trung Quốc và ngân hàng trung ương Việt Nam, từ đó đề xuất và đưa ra các giải pháp phù hợp cho Việt Nam nhằm cải thiện vị trí pháp lý và mơ hình tổ chức của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VỊ TRÍ PHÁP LÝ, MƠ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG </b>

<b>1.1 Tổng quan về Ngân hàng Trung ương (NHTW) 1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng Trung ương </b>

Là một định chế cơng cộng, có thể độc lập hoặc trực thuộc Chính phủ; thực hiện chức năng độc quyền phát hành tiền trung ương, là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của Chính phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lý Nhà nước về các hoạt động về tiền tệ, tín dụng cho mục tiêu phát triển và ổn định của cộng đồng.

<b>1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng trung ương. </b>

Sự đời của NHTW trải qua 4 giai đoạn:

*Giai đoạn hình thành NH sơ khai (từ 3500 -1800 tr.CN) Vào khoảng 3000 năm trước Cơng ngun, hình thức ngân hàng sơ khai được nhiều nhà sử học cho rằng đã hình thành trước khi con người phát minh ra tiền. Ban đầu, tài sản gửi tại “ngân hàng” là các loại ngũ cốc, sau đó là gia cầm, nông sản, rồi đến các kim loại như vàng. Đền thờ là nơi an toàn để cất giữ tài sản. Đó là các cơng trình được xây dựng kiên cố,thường xuyên có người tới hành lễ.

*Giai đoạn hình thành NHTM (từ TK V – TK XVIII) Sự ra đời nghiệp vụ ghi chép sổ sách, số hiệu tài khoản, hoạt động thanh toán bù trừ sơ khai, nghiệp vụ bảo lãnh.Từ TK X đến đầu TK XVIII: Nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu ra đời.

*Giai đoạn phân hóa hệ thống NHTM (từ XVIII – TK XX) Có sự phân hóa hệ thống ngân hàng thành 2 nhóm:

+ Các ngân hàng được phát hành tiền kèm theo nghiệp vụ kinh doanh. + Các ngân hàng chỉ được phép hoạt động kinh doanh tiền tệ và tín dụng.

*Giai đoạn hình thành NHTW (từ đầu TK XX đến nay) NHTW hoàn thiện cả về tổ chức lẫn chức năng: Tách rời chức năng độc quyền phát hành ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ (diễn ra đầu tiên ở Anh).Vai trò của NHTW ngày càng được khẳng định thơng qua vai trị điều tiết vĩ mơ thực hiện CSTT, tín dụng và đảm bảo an tồn hệ thống tài chính, góp phần ổn định, phát triển kinh tế. Sự ra đời của NHTW là kết quả của quá trình lịch sử phát triển và phân hóa trong hệ thống ngân hàng.

<b>1.2 Mơ hình tổ chức của ngân hàng trung ương. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>1.2.1 Mơ hình ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ </b>

Theo mơ hình này, NHTW nằm trong cơ cấu bộ máy của Chính phủ, chịu sự điều hành trực tiếp của Chính phủ. Chính phủ có quyền can thiệp rất lớn, không chỉ trên phương diện tổ chức, điều hành mà còn trong hoạt động thực hiện chính sách tiền tệ (CSTT) quốc gia. NHTW được ví như cơng cụ của Chính phủ trong việc điều tiết giá trị đồng tiền và huy động các nguồn tài chính trong nền kinh tế.

Mơ hình này được xác định dựa trên cơ sở: Chính phủ là cơ quan hành pháp, thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế. Do đó, Chính phủ phải nắm trong tay các công cụ kinh tế vĩ mô để sử dụng nó một cách đồng bộ và phối hợp các cơng cụ nhằm vận hành nền kinh tế trôi chảy và hiệu quả, cũng là để thực thi tốt nhiệm vụ của mình, mà thực chất là Chính phủ nắm NHTW và thông qua NHTW tác động đến CSTT quốc gia.

Tiêu biểu cho mơ hình này là NHTW ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam...

Ưu điểm: Dễ phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mơ để hướng tới mục tiêu kinh tế vĩ mô chung.

Nhược điểm: (i) Giảm tính độc lập trong việc thiết lập các mục tiêu và sử dụng công cụ; (ii) Có khả năng mục tiêu ổn định giá cả trong trung và dài hạn bị vi phạm.

<b>1.2.2 Mơ hình ngân hàng trung ương độc lập chính phủ </b>

Theo mơ hình này, NHTW khơng nằm trong cơ cấu bộ máy của Chính phủ, khơng chịu sự lãnh đạo, điều hành của Chính phủ. Chính phủ khơng có quyền can thiệp vào

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

hoạt động của NHTW mặc dù ban lãnh đạo của ngân hàng do Tổng thống hay Thủ tướng bổ nhiệm. Chính quyền khơng được phế truất thống đốc.

NHTW độc lập với Chính phủ: độc lập trong thiết lập mục tiêu cuối cùng, sử dụng các công cụ CSTT và độc lập về ngân sách.

Điển hình cho mơ hình này là NHTW Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), NHTW Thụy Sĩ, Anh, Pháp, Đức, Nga và NHTW Châu Âu (ECB)... Xu hướng tổ chức NHTW theo mô hình này đang càng ngày càng tăng lên ở các nước phát triển.

Ưu điểm: Chủ động sử dụng công cụ CSTT để theo đuổi mục tiêu trung hạn Nhược điểm: Trách nhiệm giải trình lớn

<b>1.3 Chức năng của ngân hàng trung ương 1.3.1 Độc quyền phát hành tiền trung ương </b>

Ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất phát hành đồng tiền quốc gia theo các quy định trong luật hoặc được chính phủ phê duyệt (mệnh giá tiền, loại tiền, mức phát hành...). Giấy bạc do ngân hàng trung ương phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp, làm chức năng phương tiện thanh tốn và lưu thơng. Do đó, việc phát hành tiền của ngân hàng trung ương có tác động trực tiếp đến tình hình lưu thơng tiền tệ của đất nước. Để giá trị của đồng tiền được ổn định, đòi hỏi việc phát hành tiền phải tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt. Các nguyên tắc cơ bản cho việc phát hành tiền được đặt ra là:

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

• Phát hành tiền phải có vàng đảm bảo: Nguyên tắc này yêu cầu giấy bạc ngân hàng phát hành vào lưu thông phải được đảm bảo bằng vàng do giấy bạc ngân hàng có nguồn gốc từ tiền thực chất (vàng). Trên thực tế, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia mà việc xây dựng chế độ phát hành tiền có mức bảo đảm khác nhau.

• Nguyên tắc phát hành giấy bạc ngân hàng thơng qua cơ chế tín dụng, được bảo đảm bằng giá trị hàng hóa và dịch vụ: Theo cơ chế này, việc phát hành giấy bạc khơng nhất thiết phải có vàng bảo đảm, mà phát hành thơng qua cơ chế tín dụng ngắn hạn, trên cơ sở có bảo đảm bằng giá trị hàng hóa, cơng tác dịch vụ, thể hiện trên kỳ phiếu thương mại và các chứng từ nợ khác có khả năng hốn chuyển thành tiền theo luật định. Đó là tín dụng của Ngân hàng Trung ương, được thực hiện bằng phương thức tái cấp vốn đối với các ngân hàng thương mại. Việc phát hành giấy bạc ngân hàng theo nguyên tắc này, một mặt nó xuất phát từ nhu cầu tiền tệ phát sinh do sự tăng trưởng kinh tế, mặt khác tạo ra khả năng để Ngân hàng Trung ương thực hiện việc kiểm soát khối lượng tiền cung ứng theo yêu cầu chính sách tiền tệ.

Ngân hàng trung ương phát hành tiền qua các kênh như: cho các ngân hàng thương mại vay; Cho chính phủ hoặc đại diện của Chính phủ vay; Giao dịch trên thị trường ngoại hối; Giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở.

<b>1.3.2 Ngân hàng Trung ương là ngân hàng của các ngân hàng. </b>

Là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng trung ương cung ứng đầy đủ các dịch vụ của một ngân hàng cho các NHTM:

• Mở tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng và tổ chức tín dụng : Trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng đều phải mở tài khoản tiền gửi và gửi tiền vào Ngân hàng Trung ương, gồm có hai loại sau: +Tiền gửi thanh toán: Đây là khoản tiền gửi của các ngân hàng tại Ngân hàng Trung ương nhằm bảo đảm nhu cầu chi trả trong thanh toán giữa các ngân hàng và cho khách hàng.

+Tiền gửi dự trữ bắt buộc: Khoản tiền dự trữ này áp dụng đối với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng có huy động tiền gửi của cơng chúng. Mức tiền dự trữ này được Ngân hàng Trung ương quy định và bằng một tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách hàng. Đây là một công cụ của Ngân hàng Trung ương trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Do vậy, dự trữ bắt buộc này sẽ thay đổi theo yêu cầu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

• Làm trung gian thanh tốn cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng: Với chức năng này, Ngân hàng Trung ương thực hiện các nghiệp vụ thanh toán như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

+Thanh toán từng lần: Mỗi khi có nhu cầu thanh tốn, các ngân hàng gửi các chứng từ thanh toán đến Ngân hàng Trung ương, yêu cầu trích tiền từ tài khoản các ngân hàng để trả cho ngân hàng hưởng thụ.

+Thanh toán bù trừ: Ngân hàng Trung ương là trung tâm tổ chức thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng, kế cả kho bạc Nhà nước. Việc thanh toán bù trừ được tiến hành giữa các ngân hàng theo định kỳ hoặc cuối mỗi ngày làm việc. Việc thanh toán được dựa trên cơ sở trao đổi các chứng từ thanh toán nợ kèm theo bảng kê khai thanh toán bù trừ của các ngân hàng, hoặc thực hiện bù trừ thông qua hệ thống vi tính, số dư cuối cùng được thanh tốn bằng cách trích tài khoản của người phải trả nợ tại Ngân hàng Trung ương.

• Cho vay đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng:

Ngân hàng Trung ương cấp tín dụng cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhằm bảo đảm cho nền kinh tế đủ phương tiện thanh toán cần thiết trong từng thời kỳ nhất định.Mặt khác, thông qua việc cấp vốn và lãi suất tín dụng để điều tiết lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế theo yêu cầu của chính sách tiền tệ.

Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sử dụng vốn tập trung, huy động được để cho vay đối với nền kinh tế. Khi xuất hiện nhu cầu tiền Ngân hàng Trung ương làm phương tiện thanh toán, các ngân hàng này được Ngân hàng Trung ương cấp tín dụng theo những điều kiện nhất định, phù hợp với yêu cầu chính sách tiền tệ. Như vậy, về thực chất là Ngân hàng Trung ương thực hiện cung ứng tiền tệ theo nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế, thông qua việc tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác bằng nghiệp vụ chiết khấu hoặc tái chiết khấu.

<b>1.3.3 Ngân hàng trung ương là ngân hàng của chính phủ </b>

NHTW có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho chính phủ, đồng thời làm đại lý, đại diện và tư vấn chính sách cho chính phủ.

• Làm thủ quỹ cho kho bạc nhà nước:

Tùy theo đặc điểm của từng nước, chính phủ có thể ủy quyền cho bộ tài chính hoặc kho bạc nhà nước đứng tên chủ tài khoản tại NHTW. Hàng ngày, các khoản thu của nhà nước dưới dạng thuế, lợi nhuận hoặc các khoản thu khác được gửi vào tài khoản này. NHTW có trách nhiệm theo dõi, chi trả, thực hiện thanh toán và cấp vốn theo yêu cầu của kho bạc và sử dụng số dư đó khi nhàn rỗi tương tự như tài sản của khách hàng tại một ngân hàng trung gian.

Tuy nhiên, NHTW khơng phải nơi duy nhất thực hiện vai trị thủ quỹ cho chính phủ. Ở một số nước, đặc biệt là các nước áp dụng mơ hình NHTW độc lập với

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

chính phủ thì một bộ phận lớn vốn của kho bạc được gửi các ngân hàng tư nhân bởi sự hấp dẫn của lãi suất tiền gửi.

• Quản lý dự trữ quốc gia:

Dự trữ quốc gia bao gồm các loại tài sản chiến lược mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải dự trữ cho nhu cầu chi tiêu trong những trường hợp khẩn cấp: vàng, ngoại tệ, giấy tờ có giá của nước ngồi. NHTW là tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý khoản dự trữ này.

• Cho chính phủ vay:

NHTW có thể cấp cho chính phủ các khoản tín dụng nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời trong năm tài chính hoặc bị bội chi ngân sách vào cuối năm tài chính. Tuy nhiên, do việc cho vay trực tiếp sẽ làm tăng lượng cung tiền, có thể dẫn tới nguy cơ lạm phát nên ngày nay các NHTW rất hạn chế các khoản tín dụng trực tiếp cho chính phủ. Phần lớn các khoản tín dụng được cấp gián tiếp thông qua việc tái chiết khấu các trái phiếu chính kho bạc do các ngân hàng trung gian nắm giữ. • Làm đại lý, đại diện và tư vấn cho chính phủ:

NHTW làm đại lý cho chính phủ trong việc phát hành chứng khốn chính phủ khi có nhu cầu bù đắp thiếu hụt ngân sách. NHTW thực hiện dịch vụ đại lý toàn phần cho hoạt động phát hành chứng khốn chính phủ.

Ngồi ra, NHTW cịn đại diện cho chính phủ tại các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, ký kết các điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo sự ủy quyền của chính phủ

<b>1.3.4 Chức năng quản lý nhà nước </b>

Đây là chức năng quyết định bản chất NHTW của một ngân hàng phát hành. Việc thực hiện chức năng này không thể tách rời các nghiệp vụ của NHTW. Nói cách khác, NHTW quản lý vĩ mô hoạt động ngân hàng thông qua khả năng tác nghiệp của mình.

• Hoạch định và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia: NHTW xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ nhằm điều tiết hoạt động kinh tế vĩ mô. Tác động của CSTT được truyền tải qua các kênh: kênh lãi suất, kênh giá tài sản và kênh tín dụng. • Thanh tra giám sát hệ thống ngân hàng: nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của

hệ thống ngân hàng; bảo vệ quyền lợi của khách hàng và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả giữa các ngân hàng.

• Quản lý dự trữ ngoại hối.

<b>1.4 Tính độc lập của ngân hàng trung ương </b>

</div>

×