Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đè hsg trường thcs quảng chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.49 KB, 10 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG THCS QUẢNG CHÍNH</b>

<b> ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI PHÂN MÔN LỊCH SỬ 8 Thời gian : 150 phút.</b>

<b>A. Lịch sử thế giới.(6 điểm )</b>

<b>Câu 1.(3 điểm) Trình bày nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp</b>

dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) ? Em hãy nêu kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất ?

<b>Câu 2.(3 điểm) Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng </b>

Mười Nga năm 1917 và cho biết Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có ảnh hưởng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam ?

<b>B. Lịch sử Việt Nam .(10 điểm )</b>

<b>Câu 3 (3,5 điểm) Em có nhận xét gì về các phong trào vũ trang chống </b>

Pháp của nhân dân ta cuối TK XIX ? Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân ta cuối TK X I X đều thất bại ?

<b>Câu 4 (3 điểm) So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa phong trào Cần</b>

vương với cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?

<b>Câu 5 (3,5 điểm)Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?</b>

Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì khác so với con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh ?

<b>C. Chủ đề chung (4 điểm )</b>

<b>Câu 6 (2 điểm) Hãy xác định phạm vi ,vị trí của vùng biển và hải đảo </b>

Việt Nam ?

<b>Câu 7 ( 2 điểm ) hãy trình bày quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của </b>

Việt Nam trong lịch sử Việt Nam ?

<b>HƯỚNG DẪN CHẤM</b>

<b>A. Lịch sử thế giới.(6 điểm )Câu 1.</b>

<b>(3 đ)</b>

<b>* Nguyên nhân sâu xa:</b>

- Sự phát triển không đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt . Những đế quốc

1,5 đ

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

“già”như Anh ,Pháp chiếm phần thuộc địa lớn nhất ,những đế quốc “trẻ”có tiềm lực kinh tế như Đức lại có q ít thuộc địa .Tình trạng đó dẫn đế sự hình thành 2 khối quân sự đối lập nhau : Khối liên minh (Đức ,Ao-Hung ,Italia) ra đời năm 1882 ,Khối hiệp ước (Anh ,Pháp Nga) ra đời năm 1907.

=> Cả hai khối quân sự này đều ra sức kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chạy đua vũ trang, tìm cớ gây chiến tranh để phân chia lại thị trường, thuộc địa.

<b>* Nguyên nhân trực tiếp</b>

- Tình hình căng thẳng ở Ban-căng trong những năm 1912 - 1913 đã châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Lợi dụng sự kiện: ngày 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xéc-bi, nhân sự kiện này, Áo - Hung đã tuyên chiến với Xéc-bi; Đức tuyên chiến với Nga (1/8/1914),.. Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

<b>* Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất</b>

- Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa đối với cả 2 bên tham chiến . Chiến tranh kết thúc với thắng lợi của khối Hiệp ước,song đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại.

- Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã lôi cuốn 70 quốc gia (trong đó có 38 nước trực tiếp tham chiến) và hàng triệu dân thường vào vịng khói lửa khiến 10 triệu người chết và 20 triệu người bị thương, tổ thất về kinh tế khoảng 85 tỉ đô la Mỹ .Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ. Cacs nước châu Âu đều biến thành con nợ của Mỹ .Riêng Mỹ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ bn bán vũ khí ,đất nước không bị tàn phá,thu nhập quốc dân tăng gấp đôi ,vốn đầu tư ra nước ngoài tăng 4 lần.Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức,nâng cao vị thế ở khu vực Thái Bình Dương.

0,5 đ

1.0 đ

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Câu 2.(3đ)</b>

<b>* Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười:</b>

- Đối với nước Nga:

+ Thắng lợi của CM tháng Mười Nga đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người ở nga ,đã lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và địa chủ thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga.

+ CM tháng Mười thành cơng nó đã giải phóng thân phận người lao đơng khỏi chế độ xã hội cũ,giải phóng thân phận người lao động ,họ trở thành người chủ của đất nước ,nắm ngọn cờ lãnh đạo CM.

- Đối với thế giới:

+ Làm thay đổi thế giới -một chế độ mới ,nhà nước mới , ra đời trên 1/6 diện tích tồn cầu,làm các nước hoảng sợ.

+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế.

+ Dạy cho giai cấp công nhân ,nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới nhiều bài học quý báu ,đảm bảo cho sự nghiệp giải phóng triệt để của giai cấp cơng nhân và của cả lồi người.

+ Mở ra một con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh (con đường cách mạng vô sản).

<b>* Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có ảnhhưởng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam</b>

- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và

<b>sự ra đời của nước Nga Xô viết đã tác động sâu sắctới sự lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn ÁiQuốc, mở đầu quá trình giải quyết tình trạng khủng</b>

hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam (Nguyễn Ái Quốc đã từng nhận xét: “trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

của Cách mạng tháng Mười đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam. Ví dụ như:

<b>+ Bài học về vai trò lãnh đạo cách mạng: cách mạng</b>

muốn thành cơng cần có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã khẳng định: “lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng, vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi”).

<b>+ Bài học về lực lượng cách mạng: trong lực lượng</b>

tồn dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trị động lực cách mạng của cơng nhân và nơng dân. Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Cách mệnh Nga dạy chúng ta rằng muốn cách mệnh thành cơng thì phải lấy cơng nơng làm gốc”.

<b>+ Bài học về phương pháp cách mạng: sử dụng bạo</b>

lực cách mạng và chú trọng đến việc tạo thời cơ và chớp thời cơ cách mạng.

<b>Câu3(3,5đ)</b>

- Các phong trào đó có đặc điểm chung là :

+ Thứ nhất, phong trào diễn ra trong bối cảnh triều đình nhà Nguyễn đã hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp

+ Thứ hai, lãnh đạo phong trào là các văn thân sĩ phu yêu nước hưởng ứng phong trào Cần Vương hoặc là những nông dân yêu nước như Đề Nắm, Để Thám

+ Thứ ba, lực lượng tham gia phong trào rất đơng: sĩ phu,trí thức,binh lính…nhất là nơng dân

+ Thứ tư, mục tiêu của phong trào là bảo vệ quê hương đất nước hoặc giúp Vua đánh đuổi thực dân Pháp cứu nước

+ Thứ năm, phong trào diễn ra sôi nổi ,quyết liệt, rộng khắp trong cả nước và đấu tranh bằng vũ trang khởi nghĩa

1,5 đ

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

b. Nguyên nhân thất bại của các phong trào

- Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn, ngọn cờ của phong kiến đã lỗi thời,khơng thể tập hợp,đồn kết nhân dân chống Pháp

- Thiếu sự thống nhất, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa với nhau

- Cách đánh giặc chủ yếu là thủ hữu, dựa vào địa thế hiểm trở của thiên nhiên như khởi nghĩa Ba Đình, Bãi

- Đều là các cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp.

- Nêu cao tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường của người chỉ huy và nghĩa quân.

- Được nhân dân ủng hộ.

- Biết lợi dụng địa bàn để xây dựng căn cứ, có lối đánh phù hợp, kết quả đều thất bại.

<b>* Khác nhau.</b>

<b>Nội dungKhởi nghĩa Yên ThếCác cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương</b>

Không chịu sự chi phối của chiếu Cần vương

Chịu sự chi phối của chiếu Cần vương (ban ra ngày 13/7/1885).

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hịa hỗn, có giai đoạn tác

<i><b>* Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì </b></i>

- Nguyễn Tất Thành, sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn - Nghệ An. Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp, nhân dân ta sống trong cảnh lầm than, cực khổ.

-Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liên tục, song đều bị thất bại.

- Tuy Nguyễn Tất Thành rất khâm phục tinh thần đấu tranh chống Pháp của các bậc tiền bối nhưng Người khơng tán thành con đường cứu nước của họ. Vì con đường cứu nước đó khơng phù hợp với hồn cảnh đất nước, nên đã thất bại.

- Cứu nước và giải phóng dân tộc đã trở thành yêu cầu bức thiết của dân tộc ta. Vì vậy, Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc.

<b> *Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành khác</b>

2.0

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>với con đường cứu nước của Phan Bội Châu vàPhan Chu Trinh</b>

<i> - Các bậc tiền bối mà tiêu biểu:</i>

+ Là Phan Bội Châu đã chọn con đường cứu nước là sang Phương Đơng (Nhật Bản) vì ở đó từng diễn ra cuộc cải cách Minh Trị (1868) làm cho Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa, trở thành một nước đế quốc duy nhất ở châu Á, với hy vọng là một nước đồng văn, đồng chủng thì ơng sẽ nhận được sự giúp đỡ của Nhật để đuổi Pháp.

Phương pháp của cụ là vận động, tổ chức đấu tranh chống Pháp theo đường lối bạo động, cầu viện Nhật. Nhưng cuối cùng bị thất bại. Nguyễn Tất Thành đã nhận xét: “con đường cứu nước của cụ khác nào đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.

+ Cụ Phan Chu Trinh thì chủ trương đấu tranh bằng phương pháp cải lương, dựa vào Pháp để lật đổ ngôi vua và chế độ phong kiến thối nát. Sau đó mới quay lại đánh Pháp để giải phóng dân tộc.

Phương pháp của cụ là cải cách, nâng cao dân trí... Cuối cùng cũng bị thất bại. Nguyễn Tất Thành đã nhận xét: “con đường cứu nước của cụ khác nào xin giặc rũ lòng thương”.

+ Hướng đi của Nguyễn Tất Thành lại khác, Người sang phương Tây, nơi được mệnh danh là nơi có tư

<i>tưởng “tự do, bình đẳng, bác ái”, có khoa học kỹ thuật</i>

và nền văn minh phát triển. Cách đi của Người là đi vào tất cả các giai cấp, tầng lớp, giác ngộ họ, đoàn kết họ đứng dậy đấu tranh.

+ Người đề cao học tập, nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm các cuộc cách mạng mới nhất của thời đại. Cuối cùng, người bắt gặp Cách mạng tháng Mười Nga và Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng của Người dần dần có chuyển biến. Những hoạt động yêu nước của Người tuy mới là bước đầu, nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Câu 6 (2 đ)

* Phạm vi :

- Vùng biẻn Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km<small>2</small> ,là một phần của Biển Đông.

- Theo Luật biển Việt Nam năm 2012 ,vùng biển Việt Nam bao gồm : Nội thủy ,lãnh hải,vùng tiếp giáp lãnh

0,5

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

hải,vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địạ thuộc chủ quyền ,quyền chủ quyền ,quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

* Vị trí :

- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển các nước:

Trung Quốc,Phi -lip-pin,In-đô-nê-xi-a,Bru-nây,Malaixia,Xin -ga-po,Thái Lan và Cam-pu-chia. - Các đảo và quần đảo phân bố rộng khắp trên vùng biển nước ta.

+ Các đảo và quần đảo gần bờ tập trung nhiều ở vùng biển đông bắc và vùng biển tây nam.

+ Hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa và Trương Sa.

- Vùng biển và hải đảo Việt Nam cịn có vị trí chiến lược do nằm trên đường hàng hải và hàng không quốc tế hoạt động rất nhộn nhịp,nối liền các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á,châu Á và các châu lục khác .

- Vùng biển và hải đảo nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các vùng lãnh thổ trong nước ,cho việc giao thương mở đương ra biển Đông của một số nước và khu vực xung quanh.

- Nhiều bộ lạc đã sinh sống ở các hang động ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,...

- Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy cư dân Việt cổ đã có những hoạt động đánh bắt hải sản cũng như giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng và trong khu vực.

<b>* Từ khoảng thế kỉ VII trước Công nguyên đến thếkỉ X</b>

- Hoa văn hình thuyền trang trí trên các thạp đồng, trống đồng thuộc văn hố Đơng Sơn đã chứng tỏ cư dân Việt cổ tiếp tục sinh sống và khai thác biển.

- Trong khoảng hơn một nghìn năm Bắc thuộc, người Việt ở phía bắc vừa đấu tranh giành độc lập, vừa duy trì và thực thi chủ quyền thông qua khai thác biển

0,25

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>* Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV: Biển trở thành tuyến</b>

đường giao thông thuỷ quan trọng, kết nối Đại Việt và các nước xung quanh.

<b>- Thế kỉ X: cư dân ven biển tiếp tục khai thác biển, lập</b>

nghiệp và góp phần trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

<b>- Thế kỉ XI - XIV:</b>

+ Cảng biển Vân Đồn (Quảng Ninh) thuộc vùng quần đảo phía đơng bắc, đã trở thành thương cảng quốc tế quan trọng từ thời Lý - Trần, các vua Trần cử các tướng lĩnh tin cậy trấn thủ.

+ Các cửa biển khác như: Hội Triều (Thanh Hoá), Hội Thống (Hà Tĩnh) cũng trở thành những trung tâm buôn bán lớn với người nước ngoài.

<b> - Thế kỉ XV:</b>

+ Triều Lê sơ tiếp tục mở rộng khai phá vùng đất phía nam, duy trì việc bn bán với thương nhân nước ngoài qua các thương cảng và giữ vững chủ quyền cả trên đất liền, vùng biển, các đảo lớn.

+ Vương triều Vi-giay-a (Vương quốc Chăm-pa) cũng tiếp tục phát triển thương mại đường biển thông qua các thương cảng như Đại Chiêm, Hải Khẩu (Quảng Nam), Tân Châu (Bình Định),...

<b>- Từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX:</b>

+ Các cảng thị, đô thị cổ ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong đều hướng ra biển, thúc đẩy việc mở rộng giao thương không chỉ với các nước trong khu vực mà cả với các nước châu Âu.

+ Nửa đầu thế kỉ XVI, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong khuyến khích quan lại, địa chủ mộ dân phiêu tán vào khai khẩn, lập xã thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, các đảo như: Cơn Lơn (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang),... đều có dân cư

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Thế kỉ XVIII, tiếp nối các chúa Nguyễn, triều Tây Sơn cũng luôn quan tâm đến việc duy trì, tổ chức việc khai thác quần đảo Hồng Sa, thực hiện chủ quyền của mình đối với biển đảo.

- Từ năm 1802 - 1884: Các vua triều Nguyễn ra sức củng cố chủ quyền biển đảo qua việc tổ chức khảo sát, thăm dò, khai thác, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ và cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

<b>* Từ cuối thế kỉ XIX - hiện hay:</b>

- Từ năm 1884 - 1945: Sau khi kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt với triều Nguyễn, Pháp đại diện quyền lợi trong quan hệ đối ngoại và việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, tiếp tục thực thi chủ quyền trên Biển Đơng, quần đảo Hồng Sa và quần đảo Trường Sa. - Từ năm 1945 đến nay: Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử tiếp tục có hoạt động đấu tranh kiên quyết nhằm thực thi chủ quyền biển đảo cũng như chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.

...Hết ...

</div>

×