Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đề hsg lsđl 2023 2024 q ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.02 KB, 10 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b><small>PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG</small></b>

<b><small>TRƯỜNG THCS QUẢNG NINH</small><sup>ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 8</sup><small>MƠN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ</small></b>

<i><small>Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)</small></i>

<b>I. Lịch sử thế giới: (6 điểm)</b>

<b>Câu 1. (3 điểm): Vì sao nói Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế</b>

quốc? Chiến tranh thế giới thứ nhất đã dạy cho em những bài học gì để có thể góp phần giữ gìn hồ bình thế giới? Suy nghĩ về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

<b>Câu 2. (3 điểm): Vì sao Giơn Rit đặt tên cuốn sách của mình là “Mười ngày</b>

rung chuyến thế giới”? Lê nin đóng vai trò như thế nào đối với sự thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga? Vì sao cách mạng tháng Mười Nga được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và nhân loại ở thế kỉ XX.

<b>II. Lịch sử Việt Nam: (10 điểm)</b>

<b>Câu 3. (3,5 điểm): </b>Có ý kiến cho rằng: Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Với những nội dung cơ bản của 4 hiệp ước mà triều đình Nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

<b>Câu 4. (3,5 điểm): Cho biết địa bàn cuộc khởi nghĩa, người lãnh đạo cuộc khởi </b>

nghĩa Hương Khê ? Cuộc chiến đấu ở Hương Khê đã diễn ra như thế nào ? Vì sao khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương? Tại sao gọi là phong trào Cần Vương.

<b>Câu 5. (3 điểm): Cuộc khởi nghĩa nơng dân n Thế có điểm gì giống và khác</b>

so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương? Từ sự thất bại của phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế, có thể rút ra bài học gì cho cơng cuộc đấu tranh giành độc lập sau đó, cũng như cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

<b>III. Chủ đề chung: (4 điểm)</b>

<b>Câu 6. (2 điểm): Hãy mơ tả q trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo</b>

Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt Nam trong các thế kỉ XVII -XVIII. Những việc làm đó có ý nghĩa như thế nào? Việc chúa Nguyễn thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hồng Sa, quần đảo Trường Sa có ý nghĩa như thế nào?

<b>Câu 7. (2 điểm): Chế độ nước của các sơng chính ở châu thổ sơng Hồng và </b>

châu thổ sông Cửu Long khác nhau như thế nào?

<i><b>Câu 1 Vì sao nói Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đếquốc? Chiến tranh thế giới thứ nhất đã dạy cho em nhữngbài học gì để có thể góp phần giữ gìn hồ bình thế giới? Suy</b></i>

<b>3 điểm</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<i><b>nghĩ về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?</b></i>

- Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc phi nghĩa, vì:

+ Lực lượng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đều là các nước đế quốc (tập hợp trong hai khối quân sự là Liên minh và Hiệp ước).

+ Mục đích tiến hành chiến tranh của các nước đế quốc là nhằm giải quyết mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa. Bên cạnh đó, các nước đế quốc cịn muốn lợi dụng chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng của giai cấp vô sản trong nước và phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại. Quần chúng lao động ở chính quốc cũng như nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc là những người phải gánh chịu mọi tai họa do cuộc chiến tranh gây ra.

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã mang lại nhiều nguồn lợi về kinh tế, thị trường và thuộc địa cho các nước đế quốc thắng trận (qua hai hội nghị hòa bình ở Vécxai và Oasinhtơn), nhân dân lao động ở các nước hồn tồn khơng được hưởng thành quả từ chiến thắng.

* Bài học góp phần giữ gìn hịa bình thế giới:

- Giải quyết mâu thuẫn tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. - Cần có một tổ chức quốc tế để duy trì hịa bình an ninh thế giới.

- Nhân loại phải đoàn kết để lên án, phản đối các hành động sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, kiến tạo một nền hịa bình bền vững.

* Suy nghĩ về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất

- Cuộc chiến tranh do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới.

- Nhưng nhân dân lao động lại là người gánh chịu mọi hi sinh, mất mát về người và của.

- Chiến tranh gây biết bao đau thương cho nhân loại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của mỗi quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình thế giới sau chiến tranh.

<i><b>Câu 2 Vì sao Giơn Rit đặt tên cuốn sách của mình là “Mười ngàyrung chuyến thế giới”? Lê nin đóng vai trò như thế nào đốivới sự thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga? Vì saocách mạng tháng Mười Nga được đánh giá là một sự kiệnlịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và nhân loại ở thếkỉ XX.</b></i>

<b>3 điểm</b>

<b>* Giôn Rit đặt tên cuốn sách của mình là “Mười ngày rungchuyến thế giới”? Vì:</b>

- Cách mạng tháng Mười làm thay đổi cục diện thế giới - chế độ mới, các nước đế quốc hoảng sợ.

- Đồng thời, cuộc cách mạng này cũng để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao

<b>0,25 đ</b>

<b>0,25 đ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

<i><b>=> Chính vì sức ảnh hưởng to lớn như vậy, 10 ngày diễn racách mạng tháng Mười Nga, Giôn Rít đặt tên cho cuốn sáchcủa mình là “Mười ngày rung chuyển thế giới”.</b></i>

<b>* Lê nin đóng vai trị như thế nào đối với sự thắng lợi củacách mạng tháng Mười Nga?</b>

Lê-nin là người trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Mười đi đôi với trọng trách to lớn tại quốc tế cộng sản.

Với luận cương tháng tư và các luận cương đảng cộng sản,Lê-nin đã vạch ra đường lối rõ rệt cho cuộc cách mạng tháng mười Nga diễn ra sau cách mạng tháng 2 năm 1917. Đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga:

- Với chính sách kinh tế mới thay cho chính sách cộng sản thời chiến,Lê-nin đã sáng suốt vực dậy nền kinh tế Nga sau chiến tranh (vốn thiệt hại nặng nề),từng bứoc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần ở Nga và khơi phục vị trí tại trường thế giới. - Lê-nin đặc biệt quan tâm đến vai trị và lợi ích của giai cấp cơng nhân trước và sau chiến tranh,chính vì vậy ơng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía quần chúng.Làm tốt vai trò của người lãnh đạo đất nước.

<b> Vì sao cách mạng tháng Mười Nga được đánh giá là mộtsự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và nhânloại ở thế kỉ XX</b>

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đưa đến việc thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với nước Nga và thế giới:

<i><b>* Đối với nước Nga:</b></i>

- Mở ra kỉ nguyên mới cho nước Nga. Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người Nga.

- Lần đầu tiên trong lịch sử, giai câp công nhân, nhân dân lao động, và các dân tộc được giải phóng, thốt khỏi mọi xiềng xích nơ lệ, làm chủ vận mệnh đất nước.

- Đưa những người lao động lên chính quyền, xây dựng chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa.

<i><b>* Đối với thế giới:</b></i>

- Dẫn đến những biến đổi lớn lao trên thế giới. Có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc, đặc biệt là phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa và phụ thuộc.

- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra con đường đi đến thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

- Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân

<i><b>Câu 3 Có ý kiến cho rằng: Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàngtừng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Vớinhững nội dung cơ bản của 4 hiệp ước mà triều đình NhàNguyễn đã kí với thực dân Pháp, em hãy làm sáng tỏ ý kiếntrên.</b></i>

<b>3,5 điểm</b>

<b>*Hoàn cảnh :</b>

+ Âm mưu của thực dân Pháp:

-Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây phát triển, đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đơng , trong đó có Việt Nam.

-Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự nằm ở ngã ba đường của ba châu lục, là nơi đất rộng, người đông, tài nguyên thiên nhiên phong phú.

- Pháp có âm mưu xâm lược Việt Nam từ rất lâu thông qua việc truyền giáo, do thám . Khi CNTB chuyển sang CNĐQ âm mưu xâm lược nước ta càng trắng trợn hơn, nhiều lần khiêu khích và lấy cớ bảo việc đạo Gia-tô, Pháp nổ súng xâm lược.

=>Với kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”->chiếm Đà Nẵng->ra Huế-> buộc nhà Nguyễn đầu hàng .Kết thúc chiến tranh. + Hồn cảnh Việt Nam:

-Sự khủng hoảng của chính quyền phong kiến Việt Nam, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại lỗi thời, phản động :

Đàn áp phong trào nhân dân,thần phục nhà Thanh, ban hành luật Gia Long, đóng cửa cảng, xố sạch cải cách tiến bộ của nhà Tây Sơn…

Tình thế nước ta bất lợi, việc Pháp xâm lược là khó tránh khỏi,

<i><b>nhưng khơng có nghĩa là sẽ mất nước. Vậy trách nhiệm củanhà Nguyễn như thế nào ?</b></i>

Ở trong hồn cảnh đó nếu nhà Nguyễn có đường lối đối nội, đối ngoại đúng đắn, thực hiện duy tân đất nước, đoàn kết được dân tộc chắc chắn rằng sẽ bảo vệ được nền độc lập của dân tộc. =>Nhưng nhà Nguyễn khơng làm được điều đó.

<b>Giai đoạn 1:(1858-1862)</b>

- Bước đầu khi Pháp xâm lược, triều đình lãnh đạo nhân dân kháng chiến nhưng đối phó theo kiểu bị động- phòng ngự.

- 1/9/1858 khi Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng, triều đình cử Nguyễn Tri Phương chỉ huy 2000 quân đắp luỹ, thực hiện vườn không nhà trống, bao vây tiêu hao nhiều sinh lực địch trong 5 tháng, làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của

<b>0,5 đ</b>

<b>0,5 đ</b>

<b>0,5 đ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

- 2/1859 khi Pháp vào Gia Định chúng gặp nhiều khó khăn, phải rút bớt quân chi viện cho chiến trường Châu Âu và Trung Quốc, số còn lại khơng tới 1000 qn đóng trên chiến tuyến dài 10km từ (đồn cây mai đến Chợ Lớn). Nguyễn Tri Phương khơng tổ chức tấn cơng mà rút về phịng ngự và xây dựng đại đồn Chí Hồ(Ngăn chặn địch)

<i><b>=> Triều đình bỏ mất thời cơ quan trọng để giải phóng đấtnước, sau đó Pháp tăng viện qn chiếm Biên Hồ, ĐịnhTường và Vĩnh Long (1861)</b></i>

<b>Giai đoạn 2 (1862-1884)</b>

- Nhà Nguyễn có tư tưởng thủ hồ, vứt bỏ ngọn cờ chống Pháp, nhượng bộ từng bước rồi đi đến đầu hàng.

+ 1862 Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông và một tỉnh miền Tây, triều đình khơng những khơng tấn cơng lấy lại mà cịn sợ Pháp tấn cơng tiếp -> ký Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)với những điều khoản nặng nề.

- Đây là văn kiện bán nước đầu tiên của triều đình Nguyễn. Sau đó triều đình ngày càng đối lập với nhân dân: Một mặt đàn áp phong trào, mặt khác ngăn cản phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Kì và chủ trương thương lượng với Pháp chuộc lại 3 tỉnh đã mất và tạo điều kiện để Pháp chiếm ln ba tỉnh miền Tây Nam Kì mà khơng tốn một tên lính một viên đạn.

- Năm 1873, sau khi mất 6 tỉnh Nam Kì, nhà Nguyễn vẫn không tỉnh ngộ tiếp tục thương thuyết để Pháp đưa quân ra Bắc giải quyết vụ lái súng Đuy-puy, tạo thời cơ để Pháp chiếm Hà Nội và các tỉnh đồng bằng lần thứ nhất. Bất chấp thái độ của triều đình, nhân dân miền Bắc tự kháng chiến lập nên chiến thắng Cầu Giấy lần 1 giết chết Gác-ni-ê, làm cho Pháp hoang mang lo sợ.

<i><b> Triều đình không nhân cơ hội này đánh Pháp mà tiếp tụcký với Pháp bản hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874) => thừa nhận</b></i>

chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì. Việt Nam mất 1 phần quan trọng về chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao, kinh tế, nội trị…

<i><b>- 1882, Pháp xâm lược Bắc kì lần hai, triều đình cầu cứu nhà</b></i>

Thanh tạo cơ hội cho Pháp chiếm Hà Nội lần hai, nhân dân Bắc kì làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần hai giết chết Ri-vi-e gây cho Pháp hoang mang, dao động . Lúc đó vua Tự Đức mất , nội bộ triều đình chia rẽ , nhân cơ hội , Pháp đánh Thuận An uy hiếp Huế, triều đình hoảng sợ ký hiệp ước Hác măng(Quý Mùi 25-8-1883), sau đó là Pa-tơ-nốt (6/6/1884) với nội dung thừa

<i><b>nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc -Trung Kì.=> Nhà nướcphong kiến Việt Nam sụp đổ hồn tồn, thay vào đó là chế độphong kiến nửa thuộc địa.</b></i>

<b>NHẬN XÉT : </b>

- Như vậy sau gần 30 năm, thực dân Pháp với những thủ đoạn, hành động trắng trợn đã từng bước đặt ách thống trị trên đất nước ta. Hiệp ước Pa-tơ-nốt đã chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Với tư cách là quốc gia độc lập,

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến-> kéo dài đến tháng 8 năm 1945.

- Pháp mạnh hơn ta về thế và lực, nhưng ta mạnh hơn Pháp về tinh thần. Nếu triều đình phát huy được yếu tố này, đồn kết tồn dân, duy tân đất nước thì chắc chắn ta sẽ không bị mất nước.

- Lịch sử đã chứng minh: nhà Lý chống Tống (1075-1077), nhà Lê chống Minh(14231428), nhà Trần chống Nguyên -Mông(1285-1288)

- Nhà Nguyễn nắm ngọn cờ dân tộc chống Pháp , nhưng hèn nhát, đặt quyền lợi giai cấp, dòng họ lên trên lợi ích dân tộc, sợ mất ngai vàng ( sợ dân hơn sợ giặc)

- Nhà Nguyễn khơng đồn kết được dân tộc mà ngày càng đối lập sâu sắc trong kháng chiến, thụ động đầu hàng để mất nước. - Nửa cuối thế kỉ XIX đã có những đề nghị cải cách nhưng nhà Nguyễn không chấp nhận, không canh tân đất nước làm cho thế nước yếu, khơng có khả năng chống ngoại xâm ( Nhật hoàng đã làm được điều đó)

=>Pháp xâm lược nước ta là tất yếu, trách nhiệm để mất nước thuộc về nhà Nguyễn.

<i><b>Câu 4 Cho biết địa bàn cuộc khởi nghĩa, người lãnh đạo cuộc khởinghĩa Hương Khê ? Cuộc chiến đấu ở Hương Khê đã diễnra như thế nào ? Vì sao khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởinghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương? Tại sao gọi làphong trào Cần Vương.</b></i>

<b>3,5 điểm</b>

<b>a/ Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895).</b>

- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và nhiều tướng tài (tiêu biểu: Cao

- Chiến Thuật: Lối đánh du kích.

- Tổ chức: Theo lối chính quy của quân đội nhà Nguyễn: lực lượng nghĩa quân chia làm 15 thứ (mỗi thứ có 100 -> 500 người) phân bố trên địa bàn 4 tỉnh – biết tự chế tạo súng..

<b>- Diễn biến: Cuộc KN chia làm 2 giai đoạn:</b>

+ 1885-1888: là giai đoạn chuẩn bị, tổ chức, huấn luyện, xây dựng lực lượng, chuẩn bị khí giới.

+ 1888-1895: Là thời kì chiến đấu, dựa vào địa hình hiểm trở, nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch cuộc tấn công quy mô lớn vao Ngàn Trươi.

<b>- Kết quả: Nghĩa quân chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian</b>

khổ do bị bao vây, cô lập, lực lượng suy yếu dần, Chủ tướng Phan Đình Phùng hy sinh, cuộc khởi nghĩa duy trì thêm một thời gian rồi tan rã. Để đối phó, Pháp đã tập trung binh lực, xây dựng đồn bốt dày đặc, bao vây cô lập nghĩa quân, mở nhiều

<b>0,5 đ</b>

<b>0,5 đ</b>

<b>0,25 đ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>- Ý nghĩa: Khởi nghĩa Hương Khê:</b>

-> Đánh dấu bước phát triển cao nhất của phong trào Cần Vương.

-> Đánh dấu sự chấm dứt phong trào Cần Vương.

-> Nêu cao tinh thần chiến đấu gan dạ, kiên cường, mưu trí của nghĩa quân.

<i><b>b/ Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê đánh dấu bướcphát triển cao nhất của phong trào Cần Vương? </b></i>

- Khởi nghĩa diễn ra với qui mô lớn, phân bố trên địa bàn nhiều tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức cao: nghĩa quân được chia thành 15 thứ quân, mỗi thứ quân có vài trăm người, được chỉ huy thống nhất.

- Có phương pháp tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong cách đánh địch, có nhiều trận đánh lớn làm cho địch nhiều tổn thất nặng nề.

- Khởi nghĩa diễn ra trong thời gian hơn 10 năm.Khởi nghĩa thất bại cũng là dấu mốc kết thúc phong trào Cần Vương trên phạm vi cả nước.

<i><b>c/ Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương. (Cáccuộc khởi nghĩa lớn).</b></i>

<b>- Khách quan: TD Pháp lực lượng còn đang mạnh, cấu kết với</b>

tay sai đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

<b>- Chủ quan: </b>

+ Do hạn chế của ý thức hệ phong kiến: “Cần Vương” là giúp vua chống Pháp, khôi phục lại Vương triều PK. Khẩu hiệu Cần Vương chỉ đáp ứng một phần nhỏ lợi ích trước mắt của giai cấp phong kiến, về thực chất, không đáp ứng được một cách triệt để yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội và nguyện vọng của nhân dân là xoá bỏ giai cấp PK, chống TD Pháp, giành độc lập dân tộc.

+ Hạn chế của người lãnh đạo: Do thế lực PK VN suy tàn nên ngọn cờ lãnh đạo khơng có sức thuyết phục (chủ yếu là văn thân, sĩ phu yêu nước thuộc giai cấp PK và nhân dân), hạn chế về tư tưởng, trình độ, chiến đấu mạo hiểm, phiêu lưu. Chiến lược, chiến thuật sai lầm.

+ Tính chất, P<small>2</small>: Các cuộc khởi nghĩa chưa liên kết được với nhau -> Pháp lần lượt đàn áp một cách dễ dàng.

<i><b>d/ Ý nghĩa lịch sử phong trào Cần Vương.</b></i>

- Mặc dù thất bại xong các cuộc KN trong phong trào Cần Vương đã nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu kiên cường, quật khởi của nhân dân ta, làm cho TD Pháp bị tổn thất nặng nề, hơn 10 năm sau mới bình định được Việt Nam.

- Các cuộc KN tuy thất bại nhưng đã tạo tiền đề vững chắc cho các phong trào đấu tranh giai đoạn sau,

- Các cuộc KN cho thấy vai trò lãnh đạo của giai cấp PK trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.

<i><b>e/ Phong trào Cần Vương là : kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân</b></i>

dân đứng lên giúp vua cứu nước, diễn ra cuối thế kỉ XIX, được gọi là phong trào Cần Vương.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>Câu 5</b> Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế có điểm gì giống và khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương? Từ sự thất bại của phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế, có thể rút ra bài học gì cho cơng cuộc đấu tranh giành độc lập sau đó, cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

<b>3 điểm</b>

<b>- Điểm giống nhau:</b>

<i><b>+ Bối cảnh lịch sử: đất nước mất độc lập, nhiệm vụ giải</b></i>

phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết.

<i><b>+ Khuynh hướng chính trị: là các cuộc đấu tranh yêu nước</b></i>

theo khuynh hướng phong kiến.

<i><b>+ Mục tiêu cao nhất: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập</b></i>

dân tộc.

<i><b>+ Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, động</b></i>

lực chính là nơng dân.

<i><b>+ Hình thức: Khởi nghĩa vũ trang.</b></i>

<i><b>+ Phương thức gây dựng căn cứ: dựa vào địa hình để xây</b></i>

dựng căn cứ chiến đấu.

<i><b>+ Kết quả: thất bại</b></i>

<i><b>+ Ý nghĩa: làm tiêu hao một bộ phận quân Pháp; góp phần</b></i>

làm chậm quá trình bình định Việt Nam của Pháp; để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này.

<small>Tư tưởng Chịu sự chi phối của chiếu Cầnvương (ban ra ngàygiành độc lập dân tộc, khôiphục lại chế độ phong kiếnchuyên chế.</small>

<small>Chống lại chính sách cướpbóc, bình định quân sự củaPháp, bảo vệ quê hương,…=> chưa đưa ra phươnghướng đấu tranh rõ ràng.kéo dài 11 năm (1885 - 1896).</small>

<small>Diễn ra chủ yếu tại địa bànhuyện Yên Thế (Bắc Giang);kéo dài 30 năm (1884 -1913).</small>

- Một số bài học kinh nhiệm có thể rút ra từ sự thất bại của phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế:

+ Tập hợp, đoàn kết các cuộc đấu tranh thành một phong trào chung, rộng lớn và thống nhất trong cả nước.

+ Kết hợp nhiều hình thức, phương pháp đấu tranh.

+ Tận dụng yếu tố thuận lợi về địa hình để xây dựng căn cứ hoặc tổ chức chiến đấu.

+ Phát huy tinh thần yêu nước và sức mạnh đoàn kết của các tầng lớn nhân dân.

<b>1,0 đ</b>

<b>1,5 đ</b>

<b>0,5 đ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Câu 6</b> <i><b>Hãy mô tả q trình thực thi chủ quyền đối với quần đảoHồng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt Namtrong các thế kỉ XVII - XVIII. Những việc làm đó có ýnghĩa như thế nào? Việc chúa Nguyễn thực thi chủ quyềnđối với hai quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có ýnghĩa như thế nào?</b></i>

<b>2 điểm</b>

<b>* Mơ tả quá trình thực thi chủ quyền tại quần đảo HoàngSa, Trường Sa:</b>

- Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thơng qua đội Hồng Sa và đội Bắc Hải.

+ Đội Hoàng Sa và Bắc Hải là hai tổ chức dân binh độc đáo vừa có chức năng kinh tế (khai thác tài nguyên biển) vừa có chức năng kiểm sốt, quản lí biển, đảo.

+ Nhiệm vụ của họ là: thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm; thu lượm các hải sản quý; từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.

- Hải đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải tiếp tục duy trì hoạt động ở thời Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII).

<b>* Ý nghĩa: Sự quan tâm của các chính quyền phong kiến và</b>

hoạt động liên tục của các đội dân binh này trong suốt các thế kỉ XVII - XVIII đã khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. => Đây là một trong những cơ sở lịch sử để nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay.

<b>* Việc chúa Nguyễn thực thi chủ quyền đối với hai quầnđảo Hồng Sa, quần đảo Trường Sa có ý nghĩa </b>

- Chúa Nguyễn ở Đàng Trong là chính quyền đầu tiên đã xác định được chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Việc thực thi chủ quyền được thực hiện một cách chặt chẽ thông qua hoạt động thường xuyên của hải đội Hồng Sa.

- Q trình thực thi chủ quyền được chính quyền chúa Nguyễn thực hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối với nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn.

- Nhờ những hoạt động kiểm sốt và khai thác, chiếm giữ của hai đội Hồng Sa, quần đảo Hồng Sa và Trường Sa khơng chỉ được ghi nhận trong bản đồ mà trên thực tế đã là một vùng biển đảo không thể tách rời với đời sống của cư dân ven biển miền Trung Việt Nam từ thế kỉ XVII.

=> Các hoạt động thực thi chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chính quyền chúa Nguyễn đã tạo cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

biển đảo của Việt Nam hiện nay.

<i><b>Câu 7 Chế độ nước của các sơng chính ở châu thổ sơng Hồng và châu thổ sông Cửu Long khác nhau như thế nào?</b></i>

<b>2 điểm</b>

<b>* Điểm khác nhau trong chế độ nước của các sơng chính ở </b>

châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long:

<b>Chế độ nước của sông</b> chiếm khoảng 25% lưu lượng dòng chảy cả năm.

- Kéo dài 7 tháng (từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau), chiếm khoảng 20% lưu lượng dòng chảy cả năm

<b>1,0 đ</b>

<b>1,0 đ</b>

</div>

×