Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Thcs nguyễn xuân nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.56 KB, 11 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<small> UBNH HUYỆN QUẢNG XƯƠNG</small>

<small>TRƯỜNG TH&THCS NGUYÊN XUÂN NGUYÊN</small> <b><small>ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn thi: Lich Sử 8</small></b>

<small>Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)(Đề thi có 01 trang, gồm 07 câu)</small>

<b>I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6 điểm)</b>

<b>Câu 1: 3.0 điểm Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 ?</b>

Cách mạng tháng Mười Nga đã để lại bài học gì cho cách mạng Việt Nam ?

<i><b>Câu 2: (3.0 điểm): Câu 2 (3,0 điểm):</b></i><b><small>  </small></b>Vì sao Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ? Em hãy nêu kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhát?Theo em chúng ta cần phải làm gì để thế giới khơng cịn chiến tranh?

<b>II. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM.(10 điểm)</b>

<b>Câu 3 ( 4 điểm). Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc trong cuộc đấu tranh chốngPháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1884, em hãy phân tích để làm rõ trách nhiệmcủa một bộ phận nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp ?</b>

<b>Câu 4 (3.0 điểm ) Hiệp ước Nhâm Tuất giữa Pháp và triều đình Huế (5-6-1862) được </b>

kí kết trong hồn cảnh nào? Tại sao triều đình Huế vội vàng kí với Pháp hiệp ước này (1862)? Đánh giá về hiệp ước Nhâm Tuất?

<b>Câu 5 . (3.0 điểm): “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam </b>

đánh Tây”. Bằng kiến thức lịch sử đã học từ năm 1858 - 1873, hãy làm sáng tỏ câu nói trên.

<b>III. CHỦ ĐỀ CHUNG:(4 điểm)</b>

<b>Câu 6 (2,0điểm): Hãy xác định phạm vi, vị trí của vùng biển và hải đảo Việt Nam.Câu 7 (2,0điểm): Hãy trình bày quá trình nhà Nguyễn thực thi chủ quyền đối với quần </b>

đảo Hoàng Sa và Trường Sa

<b>- HẾT </b>

<i>---Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm</i>

Họ và tên thí sinh :... Số báo danh :...

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYÊN</b>

<b>HS nêu được Ý nghĩa lịch sử</b>

<b>-Với nước Nga:+ Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn </b>

toàn vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu con người ở

<b>Nga. (0.5đ)</b>

<b>0.5 đ</b>

+Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn, chiếm tới 1/6 diện tích đất

- Với quốc tế: Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới và để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vơ sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức

<b>0.5 đ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

*Cách mạng tháng Mười Nga đã để lại bài học gì cho cách mạng

<b>Việt Nam  1.5đ </b>

Cách mạng muốn thắng lợi phải:

– . Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm kim chỉ nam dẫn đường. – có Đảng của giai cấp vơ sản tiên phong lãnh đạo cách mạng. – Lực lượng nòng cốt thúc đẩy CM VN phát triển là liên minh công – nông.

– Làm nhiệm vụ lật đổ chế độ phong kiến và thực dân đế quốc, giành chính quyền về tay nhân dân lao động.

– Xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

<b> Câu 2</b>

<b>(3. 0 điểm)<sup>a. Nguyên nhân</sup>* Nguyên nhân sâu xa:</b>

- Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” và đế quốc “trẻ” về vẫn đề thuộc địa ngày càng gay gắt.

- Hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: Khối Liên minh và khối Hiệp ước.

=> Cả hai khối quân sự này đều ra sức kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chạy đua vũ trang, tìm cớ gây chiến tranh để phân chia lại thị trường, thuộc địa.

<b>* Nguyên nhân trực tiếp</b>

- Ngày 28-6-1914 Thái tử Áo – Hung bị ám sát tại Xéc-bi. - Ngày 1-8-1914, Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi, Đức tuyên chiến với Nga. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng thành chiến tranh thế giới.

=> Đầu tháng 8/1914, Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

nghĩa đối với cả hai bên tham chiến.

- Chiến tranh gây ra hậu quả hết sức nặng nề đối với nhân loại: + Nhiều thành phố, làng mạc, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. + Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mỹ. + Vị thế các nước có sự thay đổi lớn.

<b>* HS nêu được:</b>

Chúng ta cần phải lên án phản đối chiến tranh, tìm cách ngăn chặn chiến tranh, u tự do, bảo vệ nền hịa bình, có tinh thần chống chiến tranh, chống khủng bố, chống mâu thuẫn sắc tộc….Chúng ta phải làm thế nào để chiến tranh không bao giờ xảy ra nữa, đó là trách nhiệm của mỗi người, mỗi quốc gia và toàn nhân loại.. 

<b>II. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM. (10 điểm)</b>

<i><b> * Nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ, khơng canh tân, cải cách đấtnước khi có họa xâm lăng :</b></i>

- Năm 1858, thực dân Pháp đã tiến hành xâm lược nước ta. Đứng trước hoạ xâm lăng ấy, triều đình Huế chỉ có thể có hai con đường để lựa chọn . Một là tiến hành canh tân cải cách đất nước, hai là thi hành bảo thủ chính sách như cũ.

<b> - Việc tiến hành canh tân cải cách sẽ có tác dụng to lớn trong</b>

việc làm cho đất nước thốt khỏi khủng hoảng, do đó sức mạnh

<i>phịng thủ của đất nước sẽ được tăng lên. ( dẫn chứng cuộc Duy</i>

<i>Tân Minh Trị ở Nhật Bản và quan điểm của một số nhà cải cách ởViệt Nam) .Vậy mà, nhà Nguyễn đã từ chối con đường này, nên bỏ</i>

lỡ thời cơ để có thể cứu nguy được đất nước thoát khỏi hoạ xâm lăng...

<i><b> * Nhà Nguyễn thực hiện những chính sách đối nội, đối ngoạilỗi thời :</b></i>

- Không tiến hành canh tân ,cải cách đất nước, nhà Nguyễn vẫn tiến hành bảo thủ thi hành những chính sách đối nội và đối ngoại lỗi thời.

+ Về đối nội , Nhà Nguyễn ra sức ngăn cản đàn áp các cuộc khởi

0.25

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

nghĩa của nhân dân ta, ra sức vơ vét bóc lột tài sản của nhân dân để phục vụ cho cuộc sống xa hoa …

+ Về đối ngoại : Triều đình Huế tiếp tục thực hiện con đường thương lượng để chia sẻ quyền thống trị với Pháp. Việc tiến hành những chính sách đối nội và đối ngoại nêu trên đã làm cho kinh tế

đất nước suy sụp, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ <sup>0.25</sup> - Với chính sách đối nội, đối ngoại trân, ta có thể thấy nhà Nguyễn

vì quyền lợi ích kỉ của gia cấp mình mà hi sinh quyền lợi của cả dân tộc . Tuy đã tổ chức chống lại sự xâm lăng của Pháp nhưng không còn khả năng tập hợp, lãnh đạo nhân dân kháng chiến như trước.

0.25 - Mặt khác, tuy đất nước bị xâm lăng nhưng không tất yếu phải mất

nước. Lịch sử Việt Nam bao đời nay đã chứng minh rõ điều ấy. Vậy mà, nhà Nguyễn với những việc làm kể trên đã biến cái không tất yếu thành cái tất yếu. Do vậy nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp

<i><b> * Nhà Nguyễn kí kết với Pháp các Hiệp ước thương lượng ,thỏa hiệp với Pháp :</b></i>

- Mặt khác, trong quá trình chống lại sự xâm lược của Pháp, nhà Nguyễn còn mắc phải một sai lầm không thể tha thứ là đã từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang truyền thống của dân tộc mà đi theo con đường thương lượng với kẻ thù, dẫn đến nước ta nhanh chóng rơi vào tay Pháp trong khi nhân dân ta vẫn anh dũng chiến đấu. Điều này được thể hiện rất rõ trong việc kí kết với Pháp các Hiệp ước 1862, 1874, 1843, 1884 :

+ Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 : Triều đình Huế cắt ba tỉnh miền Đơng Nam Kì dâng cho Pháp.

+ Hiệp ước Giáp Tuất 1874 :Triều đình Huế chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hồn tồn thuộc Pháp. Đây là Hiệp ước làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại

+ Hiệp ước Quý Mùi 1883 : Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, nhưng cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất trung Kì nhưng mọi việc đều phải thông qua Khâm sứ Pháp ở Huế . Như vậy, về cơ bản Hiệp ước 1883 đã biến nước ta thành thuộc địa của Pháp, các điều khoản, điều kiện trong Hiệp ước ngày càng nặng nề.

+ Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884: Về cơ bản nội dung giống với Hiệp

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

ước 1883, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì. Sự kí kết Hiệp ước Pa-tơ-nốt đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài đến cách mạng tháng tám năm 1945.

<b>=> Nhận xét : Quá trình đi từ các Hiệp ước 1862,1874,1883,1884 là</b>

quá trình triều đình Huế cắt từng phần lãnh thổ, rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ nước ta. Các điều khoản ngày càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp ngày càng nghiêm trọng hơn. Với Hiệp ước Pa-tơ-nốt năm 1884 , triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng hồn tồn trước thực dân Pháp, chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến kéo dài đến cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Tuy nhiên, trong quá trình chống Pháp xâm lược, chúng ta cũng còn nhận thấy có những vị thượng quan của triều đình, thậm chí cả vua như : Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Hàm Nghi… đã nêu cao tấm gương cao cả, kiên quyết chống giặc, nêu cao tinh thần yêu nước, quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước mà nhân dân đời đời kính trọng.

<i><b> => Từ những sự kiện lịch sử vừa phân tích trên đã chứng tỏviệc để nước ta rơi vào tay Pháp cuối thế kỉ XIX là trách nhiêmcảa một bộ phận vua quan nhà nguyễn.</b></i>

<b>Câu 4( 3 điểm)</b>

*Hiệp ước Nhâm Tuất giữa Pháp và triều đình Huế (5-6-1862)

<b>được kí kết trong hoàn cảnh :</b>

- Sau khi cũng cố lực lượng, tháng 02/1861, Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn vào đại đồn Chí Hịa, qn ta kháng cự quyết liệt nhưng do hỏa lực địch quá mạnh, Nguyễn Tri Phương buộc phải rút lui. Pháp thừa thắng đánh chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long

<b> 0.5</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

- Phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao, Pháp đang vô cùng bối rối thì triều Nguyễn đã kí với Pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất (05/06/1862) gồm 12 điều khoản. Lợi dụng sự bạc

nhược của triều đình từ ngày 20 đến 24-6-1867 quân Pháp đã chiếm luôn các tỉnh An Giang, Hà Tiên mà không tốn một viên đạn.

* Ngun nhân triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất với

<b>thực dân Pháp </b>

- Do triều đình khơng kiên quyết chống giặc, có tư tưởng sợ Pháp, khơng nhìn thấy tình hình và tận dụng thời cơ khi lực lượng địch yếu hơn để phản công mà chỉ thấy sức mạnh vượt trội về vũ khí của Pháp.

- Triều đình chủ trương cố thủ hơn là tấn cơng, muốn hịa hỗn với Pháp ở Nam Kì để tập trung lực lượng đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ở Bắc Kì và Trung Kì

- Triều đình khơng tin tưởng vào năng lực kháng chiến của nhân dân. Có ảo tưởng thơng qua thương thuyết có thể lấy lại các tỉnh đã mất

* Đánh giá về hiệp ước Nhâm Tuất

+ Đây là một Hiệp ước mà theo đó Việt Nam phải chịu nhiều thiệt

thòi, vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam: cắt đất cho giặc <b><sup>0.5đ</sup></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

+ Hiệp ước chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình, cho thấy

bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp <b><sup>0,5 đ</sup></b>

<b>Câu 5( 3 điểm)</b>

1. Hồn cảnh lịch sử: 1/9/1858 Pháp nổ súng tấn cơng Đà Nẵng mở đầu cho công cuộc xâm lược nước ta. Nhân dân 2 miền Nam - Bắc đã vùng lên đấu tranh theo bước chân xâm lược của Pháp.

2. Quá trình kháng chiến

* 1858 - 1862: Nhân dân Miền Nam cùng sát cánh với quân triều đình đứng lên chống Pháp xâm lược.

- 1858 trước sự xâm lược của thực dân Pháp, đội quân của Phạm Gia Vĩnh và quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đắp thành luỹ, bao vây địch, thực hiện “vườn không nhà trống”, giam chân địch suốt 5 tháng liền làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của chúng. 025 điểm

- Ở Bắc Kì có đội qn học sinh gần 300 người do Phạm Văn Nghị đứng đầu xin vào Nam chiến đấu. 0,25 điểm

- 1859 Quân Pháp chiếm Gia Định, nhiều đội quân của nhân dân hoạt động mạnh, làm cho quân Pháp khốn đốn. Tiêu biểu là khởi nghĩa của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng ngày 10/12/1861 trên sông Vàm cỏ Đông. 0,25 điểm

* 1862 - 1873: Nhân dân tự động kháng chiến mặc dù khi nhà Nguyễn đầu hàng từng bước rồi đầu hàng hoàn toàn.

- 1862, nhà Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất phong trào phản đối lệnh bãi binh và phản đối hiệp ước lan rộng ra 3 tỉnh Miền Đông, đỉnh cao là khởi nghĩa Trương Định với ngọn cờ “Bình Tây đại Nguyên Soái”. Nhân dân khắp nơi nổi dậy, phong trào nổ ra gần như Tổng khởi nghĩa: Căn cứ chính ở Tân Hồ, Gị Cơng làm cho Pháp và triều đình khiếp sợ.

- 1867, Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây Nam Kì: Nhân dân miền Nam chiến đấu với nhiều hình thức phong phú như: Khởi nghĩa vũ trang, dùng thơ văn để chiến đấu (Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị). Thực dân Pháp cùng triều đình tiếp tục đàn áp, các thủ lĩnh đã hy sinh anh dũng và thể hiện tinh thần khẳng khái anh dũng bất khuất. Nguyễn Hữu Huân: 2 lần bị giặc bắt, được thả vẫn tích cực chống Pháp, khi bị đưa đi hành hình ơng vẫn ung dung làm thơ. Nguyễn Trung Trực: bị giặc bắt đem ra chém, ơng đó khẳng khái tun bố “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

- 1873, thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần I: nhân dân Hà Nội

<b><small>0,5đ</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã chiến đấu quyết liệt để giữ thành Hà Nội (quấy rối địch, đốt kho đạn, chặn đánh địch ở cửa Ô Thanh Hà), Pháp đánh rộng ra các tỉnh nhưng đi đến đâu cũng vấp phải sự phản kháng quyết liệt của nhân dân Bắc Kì. 0,25 điểm - 21/12/1873, Đội quân cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đã phục kích giặc ở Cầu Giấy, giết chết tướng Gác-ni-ê, làm quân Pháp hoảng sợ.

=> Như vậy, giặc Pháp đánh đến đâu nhân dân ta bất chấp thái độ của triều đình Nguyễn đã nổi dậy chống giặc ở đó bằng mọi vũ khí, nhiều hình thức, cách đánh sáng tạo, ở nhiều địa phương, với nhiều giai cấp lãnh đạo và lực lượng tham gia đông đảo, làm chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp

- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km<small>2</small>, là một phần của Biển Đông.

- Theo Luật biển Việt Nam năm 2012 (phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982), vùng biển Việt Nam bao gồm 5 bộ phận là: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

<b>♦ Vị trí:</b>

- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đơ-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.

- Các đảo và quần đảo phân bố rộng khắp trên vùng biển nước ta.  Các đảo và quần đảo gần bờ tập trung nhiều ở vùng biển đơng bắc (tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phịng) và vùng biển tây nam (tỉnh Kiên Giang).

+ Hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) nằm giữa Biển Đông. - Vùng biển và hải đảo Việt Nam cịn có vị trí chiến lược do nằm trên đường hàng hải và hàng không quốc tế hoạt động rất nhộn nhịp, nối liền các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, châu Á và các

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

châu lục khác.

- Vùng biển và hải đảo nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các vùng lãnh thổ trong nước, cho việc giao thương mở đường ra Biển Đông của một số nước và khu vực xung quanh.

0,25 0,25

<b>Câu 72 điểm</b>

- Năm 1816 vua Gia Long cử Đội Hoàng Sa ra Hồng Sa xem xét và đo đạc thủy trình thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Nhiệm vụ được quy định rất rõ ràng . Chỉ đạo ở trên có Hồng đế và Bộ Cơng ,thi hành có vệ thủy qn là chính, phối hợp với vệ giám thành và tỉnh Quảng Ngãi.Triều đình lập lại hai đội Hồng Sa và Bắc Hải biên chế nằm trong lực lượng quân đội, với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo này.

- Đến thời Minh Mạng, <small> năm Minh Mạng thứ 14 (1833), Vua MinhMạng chỉ thị cho Bộ Cơng phái người ra Hồng Sa dựng bia chủ</small>

quyền trên quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa tiếp tục được đẩy mạnh:

<small>+ Cứ hàng năm, cử người ra Hoàng Sa ngoài việc đo đạc thuỷ trình, vẽbản đồ cịn cắm cột mốc, dựng bia.</small>

+ Việc đo đạc với việc kết hợp vẽ bản đồ được quan tâm thực hiện. + Nhà vua đã cho dựng miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo trường sa và quần đảo Hoàng Sa.

+ Khoảng năm 1838, Quốc sử quán Nguyễn đã vẽ bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

=> Các hoạt động thực thi chủ quyền trên 2 quần  đảo Hồng Sa và  Trường Sa của chính quyền chúa Nguyễn đã tạo cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay.

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×