Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.96 KB, 60 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>PHẦN I: MỞ ĐẦU...6</b>
<b>1.1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu...6</b>
<b>1.2. Mục tiêu nghiên cứu...7</b>
<b>1.3. Câu hỏi nghiên cứu...8</b>
<b>1.4. Giả thuyết nghiên cứu...8</b>
<b>1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...9</b>
<b>1.6. Phương pháp nghiên cứu...9</b>
<b>1.7. Kết cấu đề tài nghiên cứu...9</b>
<b>PHẦN II: NỘI DUNG...10</b>
<b>Chương 1: Cơ sở lý luận...10</b>
<b>1.1. Tổng quan nghiên cứu...10</b>
<b>1.2. Các khái niệm và vấn đề liên quan...16</b>
<b>1.3. Cơ sở lý thuyết...20</b>
<b>Chương 2: Phương pháp nghiên cứu...22</b>
<b>2.1. Thiết kế nghiên cứu...22</b>
<b>2.2. Phương pháp nghiên cứu...24</b>
<b>2.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu...25</b>
<b>2.4. Xây dựng thang đo và bảng hỏi...26</b>
<b>Chương 3: Kết quả nghiên cứu...29</b>
<b>3.1. Phân tích kết quả nghiên cứu định tính...29</b>
<b>3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu định lượng...32</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>3.3. Hạn chế của đề tài...52</b>
<b>PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT...53</b>
<b>3.1. Kết luận chung...53</b>
<b>3.2. Giải pháp đề xuất...54</b>
Hình 2.1.Mơ hình nghiên cứu: Nghiên cứu ý định sử dụng trộn mã ngôn ngữ trong giao tiếp Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại
Bảng 1. Các biến quan sát của mơ hình
Bảng 2. Thống kê người tham gia khảo sát theo giới tính
Bảng 3. Thống kê số người tham gia khảo sát theo tần suất sử dụng trộn mã ngôn ngữ Bảng 4. Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ đặc thù chuyên ngành
Bảng 5. Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ môi trường giao tiếp Bảng 6. Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ vốn từ vựng
Bảng 7. Thống kê mơ tả mức độ ảnh hưởng từ mục đích giao tiếp
Bảng 8. Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ nhu cầu thể hiện bản thân Bảng 9. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Đặc thù chuyên ngành” Bảng 10. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường
“Đặc thù chuyên ngành”
Bảng 11. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Môi trường giao tiếp”
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">Bảng 12. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Môi trường giao tiếp”
Bảng 13. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Vốn từ vựng”
Bảng 14. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Vốn từ vựng” Bảng 15. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Vốn từ vựng” 2
Bảng 16. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Vốn từ vựng” 2 Bảng 17. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Mục đích giao tiếp”
Bảng 18. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Mục đích giao tiếp” Bảng 19. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Mục đích giao tiếp” 2
Bảng 20. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Mục đích giao tiếp” 2
Bảng 21. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Nhu cầu thể hiện bản thân”
Bảng 22. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Nhu cầu thể hiện bản thân”
Bảng 23. Hệ số Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc “Sử dụng trộn mã ngôn ngữ” Bảng 24. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Quyết định sử dụng
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">Bảng 30: Kết quả phân tích hồi quy đa biến Coeficientts Bảng 31: Kết quả phân tích hồi quy đa biến Model Summary Bảng 32. Đồ thị Histogram
Bảng 33. Đồ thị Normal P-P Plot
Bảng 34. Kết quả phân tích hồi quy đa biến ANOVA Bảng 35. Kết quả phân tích hồi quy đa biến Coefficient
Bảng 36: Tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến YDSD
Đề tài nghiên cứu khoa học này được thực hiện và hoàn thành nhờ vào sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như quan tâm từ các bạn sinh viên thuộc Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại. Bài nghiên cứu cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu,...
Trước hết, nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cơ Hán Thị Bích Ngọc -giảng viên Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Thương mại - đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và dành nhiều thời gian, cơng sức hướng dẫn nhóm trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu và hồn thành đề tài nghiên cứu khoa học.
Nhóm xin trân trọng cám ơn các bạn sinh viên năm 3 Khoa Tiếng Anh, trường Đại học Thương mại đã tham gia cuộc khảo sát và giúp đỡ nhóm hồn thành tốt bài nghiên cứu này.
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Khoa học và Khoa Tiếng Anh Trường Đại học Thương mại đã cho phép nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài khoa học này.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, nhóm đã cố gắng vận dụng đầy đủ những kiến thức được học cũng như các kinh nghiệm học hỏi được từ các nhóm nghiên cứu đi trước. Tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót do kiến thức và kinh nghiệm cịn nhiều hạn chế. Vì vậy, nhóm kính mong Q thầy cơ có những ý kiến đóng góp để bài nghiên cứu được hồn thiện hơn.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!
<b>1.1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu</b>
Đối với con người ngôn ngữ được coi là cơng cụ vơ cùng thiết yếu trong q trình khi chúng ta giao tiếp với nhau. Ngôn ngữ không chỉ là một phương tiện có thể giúp chúng ta truyền đạt được suy nghĩ của bản thân với đối phương trong cuộc đối thoại mà cịn có thể gắn kết tình cảm giữa con người và con người với nhau. Tuy mỗi quốc gia lại sử dụng các hệ thống ngơn ngữ khác nhau nhưng nhìn chung theo xu hướng ngày nay thì tiếng Anh đã và đang trở thành một ngôn ngữ quốc tế và được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tiếng Anh - một ngơn ngữ khơng cịn q xa lạ với chúng ta khi mà nó
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">đã trở thành một trong những môn học bắt buộc trong nền giáo dục tại Việt Nam nói chung và trên thế giới nói riêng. Tính đến năm 2022 thì tiếng Anh đã trở thành ngơn ngữ chính thức của 67 có chủ quyền và 27 khu vực. Bên cạnh đó, nhờ vào sự phát triển nhanh chóng của kỷ nguyên công nghệ 4.0 mà tiếng Anh lại được coi trọng hơn bao giờ hết. Cũng bởi sự phổ biến đó mà trong q trình hội nhập quốc tế, khơng thể tránh khỏi việc có thể pha trộn giữa các ngôn ngữ khi giao tiếp. Đặc biệt là việc sử dụng cả tiếng “mẹ đẻ” lẫn tiếng Anh khi chúng ta trò chuyện với nhau. Điều này lại càng dễ thấy hơn ở những đối tượng có thể nói song ngữ hay đa ngữ. Ở một số quốc gia thì hiện tượng này đã khơng cịn q lạ lẫm với nhiều người.
Việt Nam cũng không là một ngoại lệ, khi mà các bằng cấp hay chứng chỉ tiếng Anh trong nước đang ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Hơn thế nữa, có thể thấy rằng tiếng Anh được tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi sử dụng. Có thể chỉ là vài từ tiếng Anh chêm xen câu giao tiếp thường ngày như “bye bye” hay “OK” cho đến cả một câu dài hay giao tiếp trôi chảy bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Điều đó càng khẳng định thêm tiếng Anh đang và đã trở thành ngôn ngữ mà người Việt sử dụng kết hợp với tiếng mẹ đẻ vào lời nói hay văn bản. Và không thể phủ nhận rằng, hiện tượng nói chêm tiếng Anh lại càng dễ bắt gặp hơn ở các cuộc giao tiếp của sinh viên thuộc chun ngành ngơn
<b>ngữ Anh. Chính vì thế nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hiện tượngtrộn mã trong giao tiếp của sinh viên năm ba Khoa Tiếng Anh trường Đại họcThương mại” để nghiên cứu hiện tượng trộn mã của sinh viên năm ba Khoa Tiếng Anh</b>
của trường. Đề tài được thực hiện nhằm tìm ra động cơ sử dụng trộn mã của sinh viên cũng những hiện tượng trộn mã phổ biến mã sinh viên thường dùng trong giao tiếp. Bên cạnh đó, đưa ra cho mọi người một số giải pháp để vẫn sử dụng thuần thục và làm chủ trong việc trộn mã trong giao tiếp.
<b>1.2. Mục tiêu nghiên cứu</b>
<i>- Mục tiêu chung: Xác định được những trường hợp trộn mã và động cơ sử dụng trộn mã</i>
trong giao tiếp của sinh viên Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại.
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><i>- Mục tiêu cụ thể:</i>
Tìm hiểu và làm rõ các hiện tượng trộn mã ngôn ngữ của sinh viên năm ba Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại.
Tìm hiểu, phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các động cơ sử dụng trộn mã trong giao tiếp của sinh viên năm ba Khoa Tiếng Anh kể trường Đại học Thương mại.
Đưa ra một số gợi ý cho sinh viên trong việc sử dụng trộn mã ngôn ngữ trong giao tiếp một cách hợp lý, phù hợp mà không làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
<b>1.3. Câu hỏi nghiên cứu</b>
<i>- Có những hiện tượng trộn mã ngơn ngữ nào trong giao tiếp của sinh viên năm ba Khoa</i>
Tiếng Anh trường Đại học Thương mại?
<i>- Đặc thù chuyên ngành có ảnh hưởng đến việc sử dụng trộn mã ngơn ngữ trong trong</i>
giao tiếp của sinh viên năm ba Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại không?
<i>- Môi trường giao tiếp có ảnh hưởng đến việc sử dụng trộn mã ngôn ngữ trong giao tiếp</i>
của sinh viên năm ba Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại không?
<i>- Vốn từ vựng có ảnh hưởng đến việc sử dụng trộn mã ngôn ngữ trong giao tiếp của sinh</i>
viên năm ba Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại không?
<i>- Mục đích giao tiếp có ảnh hưởng đến việc sử dụng trộn mã ngôn ngữ trong giao tiếp của</i>
sinh viên năm ba Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại không?
<i>- Nhu cầu thể hiện bản thân có ảnh hưởng đến việc sử dụng trộn mã ngôn ngữ trong giao</i>
tiếp của sinh viên năm ba Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại không?
<b>1.4. Giả thuyết nghiên cứu</b>
<i>- (H1) Đặc thù chuyên ngành là động cơ sử dụng trộn mã ngôn ngữ trong giao tiếp của</i>
sinh viên năm ba Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại.
<i>- (H2) Môi trường giao tiếp là động cơ sử dụng trộn mã ngôn ngữ trong giao tiếp của sinh</i>
viên năm ba Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><i>- (H3) Vốn từ vựng là động cơ sử dụng trộn mã ngôn ngữ trong giao tiếp của sinh viên</i>
năm ba Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại.
<i>- (H4) Mục đích giao tiếp là động cơ sử dụng trộn mã ngôn ngữ trong giao tiếp của sinh</i>
viên năm ba Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại.
<i>- (H5) Nhu cầu thể hiện bản thân là động cơ sử dụng trộn mã ngôn ngữ trong giao tiếp</i>
của sinh viên năm ba Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại.
<b>1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>
<i>- Đối tượng nghiên cứu: Hiện tượng dụng trộn mã trong giao tiếp của sinh viên năm ba</i>
Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại. - Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại. Thời gian: 10/2023 - 02/2024.
<b>1.6. Phương pháp nghiên cứu</b>
<i><b>- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (kết hợp nghiên cứu định</b></i>
tính và nghiên cứu định lượng)
<b>- Thu thập dữ liệu: </b>
Nghiên cứu tài liệu để thu thập dữ liệu thứ cấp.
Sử dụng bảng hỏi khảo sát và ghi âm hội thoại để thu thập dữ liệu sơ cấp.
<b>- Xử lý số liệu: </b>
Sử dụng phương pháp xử lý tại bàn với dữ liệu thu được từ các đoạn hội thoại ghi âm, thực hiện tổng hợp và mã hoá dữ liệu theo các nhóm thơng tin.
Sử dụng các phương pháp thống kê và phân tích hồi quy đối với từng nhóm chỉ tiêu thu được từ cuộc khảo sát, phần mềm SPSS dùng để thực hiện xử lý số liệu.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><b>1.7. Kết cấu đề tài nghiên cứu</b>
Gồm 3 chương:
<b>- Chương 1: Cơ sở lý luận</b>
<b>- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu- Chương 3: Kết quả nghiên cứu</b>
Nhóm tác giả đã chọn lọc và tham khảo 11 nghiên cứu bao gồm 6 nghiên cứu trên thế giới và 5 nghiên cứu tại Việt Nam. Các bài nghiên cứu bao gồm cả trộn mã trong giao tiếp và trộn mã dưới dạng văn bản.
<b>1.1.1. Các tài liệu nghiên cứu nước ngồi có liên quan</b>
Trộn mã là một hiện tượng ngôn ngữ đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nước ngồi. Theo khảo sát của chúng tơi, các nghiên cứu về hiện tượng này có thể
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">chia làm hai hướng chính: nghiên cứu trộn mã trong giao tiếp và trộn mã dưới dạng văn bản.
Đối với hiện tượng trộn mã trong giao tiếp, “A case study in Code-Mixing among Jahangirnagar University Students” (2015) của hai tác giả Didar Hossain và Kapil Bar đã đưa ra một số động cơ của việc trộn mã ở sinh viên như thu hút sự chú ý, gây ấn tượng với người khác giới, phương tiện giáo dục, chi phối người khác về mặt tâm lý, thiếu vốn từ vựng Bangla và để thể hiện trình độ học vấn hoặc địa vị xã hội. Thêm vào đó, nhóm tác giả cũng phát hiện ra trộn mã từ và cụm từ tiếng Anh chiếm 60%, trộn mã cả câu chiếm 30% và chỉ 10% sinh viên nói tiếng Anh cả đoạn hội thoại. Kết luận, nhóm tác giả nhận định việc sử dụng tiếng Anh quá mức và đôi khi không cần thiết sẽ cản trở việc giao tiếp và làm mất đi sự trong sáng của ngôn ngữ bản địa, đồng thời đưa ra gợi ý rằng người nói nên học hoặc được dạy để sử dụng cả hai ngôn ngữ một cách chính xác.
Khác với nghiên cứu trên thì Furrakh Abbas và các cộng sự (2011) lại đi sâu hơn về khía cạnh ngôn ngữ học. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi trò chuyện bằng tiếng Urdu, sinh viên sử dụng trộn mã tiếng Anh ở mọi đơn vị ngôn ngữ với đơn vị từ là phổ biến nhất. Trong đó, danh từ và tính từ chiếm đa số (88%), số cịn lại là động từ, trạng từ và liên từ. Nghiên cứu ủng hộ quan điểm rằng trộn mã không phải là sự cản trở mà trái lại, nó giúp cho hoạt động giao tiếp giữa các sinh viên hiệu quả và trơi chảy hơn. Vì vậy, trộn mã đã trở thành một chiến lược giao tiếp rất hữu ích và mặc dù sinh viên sử dụng trộn mã một cách tự phát, họ vẫn nhận thức được những lợi ích giao tiếp mà nó mang lại. Các tác giả cũng chỉ ra rằng khơng có nhiều khác biệt trong nhận thức của nam và nữ về việc sử dụng trộn mã như một chiến lược giao tiếp. Nghiên cứu Arif Ahmed Mohammed Hassan Al-Ahda (2020) thì cho thấy thái độ của các sinh viên ở Ả-rập Xê-út đối với việc trộn mã khá rõ ràng khi phần lớn người tham gia đều nhìn nhận hiện tượng này một cách tích cực. Họ cũng sử dụng trộn mã khi tương tác với giáo viên, điều này một phần nào đó giúp nâng cao trình độ tiếng Anh của họ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">Tương tự, Awab Abdulloh và Rizman Usman (2021) khảo sát thái độ của một nhóm gồm 20 sinh viên chuyên ngành Giảng dạy tiếng Anh của Indonesia đối với việc chuyển mã và trộn mã 3 ngôn ngữ (tiếng Indonesia, tiếng Java và tiếng Anh) trong cuộc sống hàng ngày và trong lớp học. Kết quả, có 11 người thoải mái chấp nhận việc trộn mã cả ba ngơn ngữ trong khi 6 người có thái độ trung lập đối với việc này. Những người có thái độ tích cực khẳng định rằng việc chuyển mã và trộn mã khơng những khiến cuộc trị chuyện diễn ra dễ dàng mà còn hỗ trợ họ tiếp thu từ vựng mới tốt hơn và nâng cao trình độ tiếng Anh. Ngược lại, chỉ có 3 người được hỏi thấy việc chuyển mã, trộn mã giữa các ngơn ngữ gây khó chịu và phiền tối vì nó khiến họ dễ hiểu nhầm ý của người đối diện. Lý do của việc sử dụng chuyển và trộn mã được đưa ra bao gồm hạn chế về từ vựng, đưa ra giải thích rõ ràng, nâng cao sự tự tin khi thực hành và bn chuyện hoặc nói một vấn đề bí mật. Theo Meristika Moetia, Usman Kasim và Siti Sarah Fitriani (2018), việc trộn mã và chuyển mã có thể là chiến lược hữu ích để nâng cao trình độ ngoại ngữ của học sinh. Tuy nhiên nhóm tác giả cũng nhấn mạnh việc sử dụng quá nhiều trộn mã trong lớp học ngoại ngữ có thể gây ra tác động tiêu cực đến khả năng sử dụng ngơn ngữ đích một cách hiệu quả của học sinh vì mục tiêu của việc dạy tiếng Anh là học sinh có thể sử dụng được ngơn ngữ đó một cách nhuần nhuyễn và trơi chảy, vậy nên trong tình huống lớp học, tiếng Anh cần phải được luyện tập thường xuyên và chiếm ưu thế hơn tiếng mẹ đẻ.
Bên cạnh những bài nghiên cứu về hiện tượng trộn mã trong giao tiếp, cũng có các nghiên cứu về hiện tượng trộn mã dưới dạng văn bản đáng tham khảo. “Code - mixing on Facebook postings by EFL students: A small scale study at an SMP in Tangeran” được công bố năm 2016 của tác giả Bayu Kurniawan nghiên cứu hiện tượng trộn mã trong 75 bài đăng Facebook của nhóm học sinh trong độ tuổi từ 12 - 14 tại một trường trung học cơ sở tại Tangerang, Indonesia. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiếng Anh được học sinh sử phần lớn trong chú thích (51%) và trạng thái (29%), ít được sử dụng hơn trong hashtag (15%) và bình luận (5%). Sử dụng cách phân loại của Hoffman (1991), các lý do cho việc trộn mã được xác định như sau: nói về một chủ đề cụ thể, trích dẫn phát biểu của người khác, nhấn mạnh về điều gì đó, thán từ (chèn từ điền vào câu hoặc từ nối câu), biểu thị
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">niềm tự hào và sự hạn chế về từ ngữ. Tuy nhiên, việc sử dụng trộn mã của họ cũng chứa đựng một số đặc điểm của tiếng Indonesia về hệ thống âm vị học, hình thành từ và cấu trúc từ. Ngồi ra, nghiên cứu các từ tiếng Anh được sử dụng trên các bài đăng, kết quả cho thấy học sinh thích sử dụng các từ thơng dụng trong tiếng Anh ví dụ như “no” hoặc “day”, chiếm 25% và các từ viết tắt, chiếm 23% trong tổng các từ được nghiên cứu. Số còn lại là các từ chơi chữ (19%), meta tags (16%), gõ phiên âm (11%) và đánh vần (7%).
<b>1.1.2. Các tài liệu nghiên cứu trong nước có liên quan</b>
Tại Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về đề tài này cịn khá khiêm tốn. Trong đó, càng ít hơn là số lượng bài nghiên cứu hiện tượng trộn mã trong giao tiếp giữa các sinh viên mặc dù đây là nhóm người có nhiều sự tiếp xúc với ngoại ngữ và văn hóa nước ngồi. Tương tự như các nghiên cứu nước ngồi, nhóm tác giả cũng chia các nghiên cứu trong nước thành hai hướng: trộn mã trong giao tiếp và trộn mã dưới dạng văn bản.
Bài nghiên cứu “Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt
<b>trên mạng Internet hiện nay” của Trịnh Cẩm Lan (2014) được tiến hành nghiên cứu dựa</b>
trên 164 bảng hỏi trực tuyến gửi tới địa chỉ email, facebook và trang cá nhân của các cộng tác viên trên diễn đàn Kites.vn. Bảng hỏi gồm hai phần: thơng tin thân nhân (bao gồm giới tính, độ tuổi, học vấn, tần suất sử dụng internet, tư cách tham gia diễn đàn) và thông tin thái độ ngôn ngữ. Kết quả cho thấy thái độ của cộng đồng mạng đối với các hiện tượng biến đổi ngôn ngữ trên internet khá đa chiều. Trong đó, sự biến đổi ngữ âm nhận phải nhiều thái độ tiêu cực mặc dù nó góp phần đáng kể tạo nên bản sắc nhóm của một bộ phận giới trẻ thành thị hiện nay. Ngược lại, những người được khảo sát dành sự ưa thích rất cao cho những ngơn phẩm chuẩn mực; đặc biệt, trộn mã nhận được thái độ tích cực hơn cả. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra rằng do có nhiều tiếp xúc với mơi trường công nghệ hiện đại và tỉ lệ biết ngoại ngữ khá cao, nhóm người được phỏng vấn khơng cảm thấy trộn mã ngơn ngữ q khó hiểu hoặc khơng gần gũi, mà ngược lại, nó cịn là lợi thế để giúp họ có thể biểu đạt phong phú hơn, hiệu quả hơn, và đơi khi tinh tế hơn. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu cung cấp những động cơ dẫn đến trộn mã như tiết
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">kiệm, lấp những ô trống từ vựng, để thể hiện những điều khó nói hay ít phù hợp với văn hóa Việt, giảm nhẹ ý thô tục. Nghiên cứu cũng chỉ ra những khác biệt theo giới, tuổi và học vấn trong biểu hiện thái độ ngơn ngữ, trong đó hai tương quan tuổi và học vấn với thái độ ngôn ngữ là những tương quan nổi bật hơn cả. Theo đó, nhóm cư dân dưới 15 tuổi có thái độ cực đoan theo cả hai chiều, hoặc tích cực, hoặc tiêu cực, trong khi lứa tuổi ngồi 25 có xu hướng giữ thái độ trung lập. Xen vào giữa hai trạng thái đối nghịch này là nhóm 15 - 25 tuổi với thái độ tiêu cực nhưng có xu hướng hướng tới trung lập. Tương ứng với mơ hình phát triển thái độ theo tuổi là mơ hình phát triển thái độ theo học vấn, theo đó, nhóm cư dân có trình độ phổ thơng, thường tương ứng với nhóm nhỏ tuổi nhất có thái độ lưỡng cực, nhóm cao đẳng và đại học có thái độ dung hịa hơn và nhóm sau đại học có thái độ 100% trung lập. Bên cạnh đó, kết quả cũng tìm ra mối tương quan giữa giới tính và thái độ ngơn ngữ đó là nam giới thuộc cộng đồng mạng thể hiện năng lực thích nghi và xu hướng chấp nhận sự biến đổi và cái mới dễ dàng hơn phái nữ.
Về hiện tượng trộn mã trong giao tiếp, “Nghiên cứu cấu trúc trộn mã ngôn ngữ Việt -Anh trong giao tiếp trao đổi mua bán của tiểu thương chợ Bến Thành, TP. Hồ Chí Minh” (2020) của các tác giả Trần Thị Phương Lý và Cao Kim Vy cho thấy rằng trộn mã là khi người ta giao tiếp bằng một ngôn ngữ nhưng lại sử dụng một vài thành phần của ngôn ngữ khác và phát âm theo áp lực của ngôn ngữ đang sử dụng. Trong 75 đoạn thoại đã được chiết ra từ các cuộc hội thoại có sự xuất hiện hiện tượng trộn mã ngơn ngữ Việt -Anh trong quá trình giao tiếp mua bán đa dạng về sản phẩm (gồm quần áo, đồ lưu niệm, nước,…), đa số hiện tượng trộn mã ngôn ngữ thường xảy ra ở dạng chèn (từ hoặc cụm từ), các dạng trộn mã ít phổ biến hơn là xen kẽ (mệnh đề) và sự từ vựng hóa phù hợp (phương ngữ). Các tiểu thương thường có xu hướng chèn các hư từ (tình thái từ, thán từ…) và chuyển mã từ tiếng Anh sang tiếng Việt khi có thái độ khơng hài lịng trong giao tiếp bằng tiếng Anh với khách nước ngồi. Cịn đối với người thuộc nhóm có khả năng tiếng Anh kém hơn, sự pha trộn lại ở dạng chèn các thực từ (danh từ/tính từ…). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trộn mã không dừng lại ở đơn vị từ mà cịn có thể ở cả các thành phần cao hơn (như đoản ngữ).
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">Bên cạnh đó, “Sự thâm nhập của tiếng Anh vào tiếng Việt trên một số phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam” (2007) của tác giả Tôn Nữ Nguyệt An được tiến hành khảo sát trên ba phương tiện truyền thông tiêu biểu là báo in, truyền hình và Internet. Đối với báo in, tiếng Anh xuất hiện nhiều nhất ở các ấn phẩm với chủ đề về kinh tế, khoa học, văn hóa, thể thao, các trang quảng cáo và thông báo. Trong khi báo kinh tế xuất hiện ba đơn vị từ vựng của tiếng Anh là thuật ngữ không viết tắt, thuật ngữ viết tắt và tên riêng thì từ tiếng Anh trong báo khoa học phần lớn là các thuật ngữ không viết tắt. Về mảng truyền hình, trộn mã tiếng Anh xuất hiện nhiều nhất trên các chương trình văn hóa, thể thao và quảng cáo. Đặc biệt, tác giả chỉ ra rằng việc dùng các từ tiếng Anh được coi như là những cách thức quảng cáo hiệu quả, đánh trúng thị hiếu vọng ngoại của người dân, tăng lòng tin người tiêu dùng đối với uy tín và chất lượng của sản phẩm.
Ngồi ra, nhóm tác giả cịn tham khảo thêm các tài liệu có đề tài trộn mã trong văn viết (báo điện tử, báo in....), có thể kể đến như “Từ ngữ tiếng Anh vay mượn tạm thời trong quá trình trộn mã trên một số báo mạng bằng tiếng Việt tại Việt Nam hiện nay” (2015) của tác giả Trần Văn Phước là kết quả nghiên cứu dựa trên cơ sở thu thập, thống kê các từ ngữ tiếng Anh trên 17 báo giấy, báo mạng Việt Nam. Bài nghiên cứu đã mô tả và phân tích các đặc điểm ngơn ngữ như phiên âm/chữ viết, từ loại, ngữ nghĩa, từ đó chứng minh rằng các từ ngữ tiếng Anh là sản phẩm trực tiếp của q trình trộn mã trong tiếp xúc ngơn ngữ. Trong tổng số 1000 từ được thu thập, danh từ chiếm đa số và phần lớn được giữ nguyên gốc nhằm biểu hiện chính xác đặc điểm của khái niệm. Các từ này trải dài trong nhiều lĩnh vực như an ninh, chính trị, ngoại giao, quốc phịng, kinh tế, cơng nghệ, điện tử, y học, sức khỏe, giáo dục. Chiếm tỉ lệ ít hơn là các danh từ, tính từ bị biến nghĩa, xuất hiện chủ yếu ở các từ ngữ thuộc lĩnh vực tâm sinh lý, tính cách thanh niên, văn hóa, giải trí. Một nghiên cứu khác là “Patterns of Code-Mixing of English in Hoa Hoc Tro Magazine in Vietnam” (Trần Thị Cúc và Đỗ thị Thanh Hà, 2015), nghiên cứu 6 số báo Hoa Học Trị và tìm được 1379 từ tiếng Anh được pha trộn, trong đó có 90% là danh từ, những từ ngữ còn lại là động từ hoặc tính từ. Hầu hết các từ được trộn vào đều thuộc về các chủ để giải trí hoặc công nghệ thông tin.
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">Tất cả những cơng trình nghiên cứu nói trên, ở những mức độ khác nhau, đã giúp nhóm tác giả có một số tư liệu và kiến thức cần thiết để có thể hình thành những hiểu biết chung, giúp tiếp cận và đi sâu nghiên cứu vấn đề “Nghiên cứu hiện tượng trộn mã trong giao tiếp của sinh viên Ngôn ngữ Anh năm 3 Trường Đại học Thương Mại”.
<b>1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu</b>
Về hiện tượng trộn mã ngôn ngữ tiếng Anh trong giao tiếp của người Việt thì có rất nhiều bài báo điện tử cũng như báo giấy tổng hợp các hiện tượng trộn mã ngôn ngữ được đăng tải trong nhiều năm gần đây cũng đưa ra các kết luận về tác động tích cực và tiêu cực của hiện tượng này đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Nhưng lại khá ít các bài nghiên cứu khoa học về đề tài này. Các bài nghiên cứu cũng đưa ra được một số hiện tượng trộn mã ngôn ngữ thường gặp trong buôn bán, dạy học hay giao tiếp thường ngày. Bên cạnh đó, cũng có một số bài nghiên cứu có đề cập tới hành vi sử dụng hay động cơ sử dụng trộn mã thường gặp như: luyện tập, thể hiện cái tôi, lấp đầy khoảng trống từ vựng,...
Tuy nhiên, có thể thấy được những bài nghiên cứu trong nước chỉ mới dừng lại với khách thể nghiên là tiểu thương buôn bán, giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học. Do những đối tượng này đều thuộc những ngành nghề, lĩnh vực khác nhau nên nó cũng vừa có ý tương đồng và điểm khác biệt. Bên cạnh đó, các nghiên cứu chuyên sâu trong nước chưa nhiều và chưa thực sự rõ nét. Các nghiên cứu đó chủ yếu tập trung vào nghiên cứu hiện tượng mà chưa tập trung nhiều vào động cơ sử dụng trộn mã ngơn ngữ.
Vì thế, bài nghiên cứu của nhóm tác giả sẽ vừa nghiên cứu tìm ra các hiện tượng trộn mã ngôn ngữ và đi vào kiểm chứng 5 động cơ sử dụng trộn mã ngôn ngữ trong giao tiếp của sinh viên năm ba Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại bao gồm:
- Đặc thù chuyên ngành (yếu tố mới) - Môi trường giao tiếp
- Vốn từ vựng
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">- Mục đích giao tiếp
- Nhu cầu thể hiện bản thân
<b>1.2. Các khái niệm và vấn đề liên quan</b>
<i>Mã (codes) được định nghĩa là một hệ thống liên lạc chung được sử dụng trong mọi</i>
trường hợp giữa hai hoặc nhiều bên. Theo Marjohan (1995) mã là một thuật ngữ đa dạng, nó có thể là một thành phần ngơn ngữ nhỏ như một hình vị hoặc phức tạp như tồn bộ hệ thống ngôn ngữ.
Theo các nhà ngôn ngữ học xã hội, mã được xem là một tập hợp các quy ước để chuyển đổi một hệ thống tín hiệu này sang hệ thống tín hiệu khác. Nói cách khác, mã là một hệ thống các quy tắc được cấu tạo ở dạng biểu tượng, nó là một dạng biến thể ngôn ngữ được sử dụng bởi một cộng đồng nhằm mục đích giao tiếp với người khác. Tùy vào hoàn cảnh cũng như nhu cầu giao tiếp, người nói sẽ lựa chọn mã ngơn ngữ cho phù hợp, trong đó có trường hợp người nói sử dụng đan xen mã từ hai hoặc nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ferguson (1959) định nghĩa hiện tượng đan xen ngôn ngữ này là sự hịa trộn ngơn ngữ (diglossia). Về sau, khái niệm này đã được các nhà ngôn ngữ phân loại thành chuyển mã (codes switching) và trộn mã (codes mixing).
<b>1.2.2. Trộn mã ngôn ngữ 1.2.2.1. Khái niệm </b>
Liên quan đến mã trong ngơn ngữ, có hai hiện tượng được các nhà nghiên cứu quan tâm là chuyển mã (code switching) và trộn mã (code mixing). Trong Trong bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu tập trung vào hiện tượng trộn mã nên sẽ không đề cập đến chuyển mã để tránh sự nhầm lẫn.
Theo Muysken (2000), thuật ngữ trộn mã dùng để chỉ tất cả các trường hợp trong đó đơn vị từ vựng và các đặc điểm ngữ pháp của hai ngôn ngữ xuất hiện trong cùng một câu.
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">Trộn mã bao gồm cả chuyển mã và trộn mã. Theo Nguyễn Văn Khang (2012), trộn mã là hiện tượng trong khi giao tiếp, thành phần mã ngôn ngữ A ở một mức độ nhất định “trộn” vào mã ngôn ngữ B. Mã ngôn ngữ B đóng vai trị chủ đạo cịn mã ngơn ngữ A chỉ đóng vai trị thứ yếu, có tính chất bổ sung và đương nhiên nó phải chịu ảnh hưởng (áp lực) của A, nó khơng cịn được chính xác như chính nó. Giống với quan niệm mà Muysken đưa ra, Nguyễn Văn Khang (2012) cũng cho rằng trộn mã mang trong mình cả chuyển mã và vay mượn.
Mỗi quan niệm đều mang cái nhìn riêng, quan điểm riêng của tác giả về hiện tượng trộn mã. Song, nhìn chung trộn mã là sự pha trộn yếu tố của một ngôn ngữ này vào cấu trúc của ngôn ngữ khác như từ, cụm từ, mệnh đề và thậm chí một câu từ một hoạt động mà những người tham gia hội thoại thực hiện và là hiện tượng khái quát hơn các hệ quả khác từ sự tiếp xúc ngôn ngữ.
<b>b. Phân loại</b>
Theo Siregar (1996), trộn mã được chia thành hai loại gồm trộn mã bên trong câu (Intra-sentential mixing) và trộn mã nằm ngoài câu (Extra-(Intra-sentential mixing).
<i>Trộn mã bên ngoài (outer code-mixing) xảy ra do sự chèn vào của yếu tố ngơn ngữ của</i>
một ngơn ngữ nước ngồi với tất cả biến thể của nó. Do đó, có sự pha trộn giữa ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc ngôn ngữ quốc gia với tiếng nước ngồi. Bởi vì nó xảy ra ở ranh giới câu nên đòi hỏi tương tác về mặt cú pháp ít phức tạp hơn giữa hai ngôn ngữ liên quan đến việc trộn mã.
<i>Trộn mã bên trong câu có thể xê dịch giữa sự xen kẽ các từ hoặc cụm từ đơn lẻ và các</i>
mệnh đề trong một câu đơn hoặc phát ngôn đơn. Nó có thể xuất hiện ở một số dạng: chèn từ (word insertion); chèn cụm từ (phrase insertion); chèn mệnh đề (clause insertion); chèn biểu thức/thành ngữ (expression/ idiom insertion) và baster insertion (kết hợp giữa ngôn ngữ gốc và tiếng nước ngồi). Bên cạnh đó, Muysken (2000), chia trộn mã bên trong câu thành ba mơ hình chính: chèn (từ hoặc cụm từ), xen kẽ (mệnh đề) và sự từ vựng hóa phù
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">hợp (phương ngữ) - và sự xuất hiện phổ biến nhất của các biến thể trộn mã trong xã hội là trộn mã dưới dạng chèn.
<b>1.2.3. Tiếp xúc ngôn ngữ</b>
Tiếp xúc ngôn ngữ là sự tiếp hợp nhau giữa các ngôn ngữ do những điều kiện cận kề nhau về mặt địa lý, sự tương cận về mặt lịch sử, xã hội dẫn đến nhu cầu của các cộng đồng người vốn có những thứ tiếng khác nhau phải giao tiếp với nhau (O.S. Akhmanova - 1966).
Theo Từ điển bách khoa về ngôn ngữ học (V.N.Jarceva chủ biên, 1990), tiếp xúc ngôn ngữ là sự tác động giữa hai hoặc nhiều ngôn ngữ, tạo nên ảnh hưởng đối với cấu trúc và vốn từ của một hay nhiều ngôn ngữ. Những điều kiện xã hội của sự tiếp xúc ngôn ngữ được quy định bởi yêu cầu cần thiết phải giao tiếp lẫn nhau giữa những thành viên thuộc các nhóm dân tộc và ngôn ngữ do những nhu cầu về kinh tế, chính trị, văn hóa.v.v. thúc đẩy.
Nhìn chung, tiếp xúc ngơn ngữ là hiện tượng phổ biến đối với toàn bộ ngôn ngữ nhân loại và là một tác nhân khá quan trọng làm tạo nên sự biến đổi và phát triển cho từng ngôn ngữ. Tiếp xúc ngôn ngữ không chỉ giúp người ta học và sử dụng ngôn ngữ mà còn ảnh hưởng đến thái độ, tư duy và văn hóa của họ.
<b>1.2.4. Vay mượn từ ngữ</b>
Hiện tượng vay mượn từ ngữ là một trong những kết quả của tiếp xúc ngôn ngữ. Theo Spolsky (1998), vay mượn từ ngữ là sự tích hợp một từ từ ngơn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Các ngôn ngữ khác nhau có thể bị trộn lẫn và người nói áp dụng phương thức cấu tạo từ của hệ thống ngôn ngữ khác vào hệ thống ngơn ngữ của mình. Hiện tượng này được coi là một phương thức quan trọng để bổ sung vốn từ vựng của một ngôn ngữ, là hiện tượng của ngôn ngữ học xã hội và hiện tượng ngơn ngữ văn hóa. Hiện tượng vay mượn từ vựng như thế diễn ra khác nhau giữa các ngôn ngữ khác nhau và khác nhau giữa các thời kì trong bản thân một ngơn ngữ. Bên cạnh việc áp dụng các phương thức cấu tạo
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">từ trong mỗi hệ thống ngôn ngữ để tạo từ mới thì việc vay mượn từ vựng là phương thức rất cần thiết và hữu ích trong việc biểu đạt, thể hiện các hiện tượng, khái niệm mới xuất hiện, đặc biệt trong thời đại giao lưu, hội nhập, tiếp xúc văn hố , “bùng nổ thơng tin” như hiện nay. Các từ vay mượn được đưa vào ngôn ngữ vay mượn với tư cách là các yếu tố cấu tạo từ, từ, cụm từ, hoặc có thể là mơ hình cấu tạo từ mới.
Vay mượn từ ngữ Tiếng Anh cũng rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Và ở Việt Nam, những từ ngữ tiếng Anh cũng được người Việt sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: cà phê: được phiên âm từ “coffee", phiên âm /ˈkɑː.fi/ ; bít tết: có nguồn gốc từ “beefsteak", có phiên âm / biːf steɪk/.
<b>1.3. Cơ sở lý thuyết</b>
<b>1.3.1. Lý thuyết động cơ tâm lý</b>
Theo lý<i> thuyết động cơ tâm lí của McGuire (McGuire's Psychological Motivations), động</i>
cơ được chia làm hai loại: động cơ bên trong khơng có tính xã hội – đó là nhu cầu của cá nhân liên quan đến bản thân và động cơ bên ngồi mang tính xã hội – đó là nhu cầu của con người liên quan trực tiếp trong mối tương tác xã hội.
<i>- Động cơ bên trong (yếu tố bên trong, động cơ hoặc nhu cầu khơng có tính xã hội): Bao</i>
gồm nhu cầu cân bằng bản thân, đánh giá và thiết lập các trật tự, nhu cầu quan sát, tìm hiểu nguyên nhân của sự việc và vật thể, nhu cầu có sự độc lập tự kiểm sốt bản thân và cuối cùng, đó là nhu cầu tìm kiếm sự đa dạng và khác biệt, mới lạ trong cuộc sống.
<i>- Động cơ bên ngoài (động cơ mang tính xã hội): Bao gồm nhu cầu tự thể hiện bản thân,</i>
nhu cầu nhận được sự quý trọng, nhu cầu khẳng định cái tôi, nhu cầu hành động theo hướng hoặc phù hợp với một nhóm người khác để nhận được sự ủng hộ.
Về mặt ngôn ngữ, động cơ sử dụng ngơn ngữ của người nói cho thấy hành vi ngôn ngữ của người ấy, bối cảnh, thời gian và tần suất người nói sử dụng hành vi đó. Mỗi người khi giao tiếp đều có ý thức và nhu cầu lựa chọn mã ngôn ngữ cho phù hợp với từng hồn cảnh giao tiếp cụ thể. Vì thế, ngay trong một cuộc giao tiếp, người nói có thể chọn mã
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">giao tiếp này mà không chọn mã giao tiếp khác hoặc trộn mã lại với nhau. Dựa vào thuyết động cơ tâm lý, ta có thể khám phá ra lý do tại sao sinh viên năm ba Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại sử dụng trộn mã trong giao tiếp.
<b>1.3.2. Lý thuyết hành động ngôn ngữ</b>
Thuyết hành vi ngôn ngữ (hoặc hành động ngôn ngữ, hành động ngơn từ, hành động nói) nghiên cứu cách thức các từ được sử dụng không chỉ để trình bày thơng tin mà cịn để thực hiện các hành động. Theo J.L. Austin (1962), hành vi ngôn ngữ là hành động mà con người thực hiện ngay khi nói ra một phát ngơn và thực hiện bằng chính phương tiện ngơn ngữ. Hành vi ngơn ngữ cịn được coi là hành động xã hội vì nó địi hỏi sự liên kết, tương tác giữa các cá nhân trong xã hội. Mỗi câu nói là một hành động nhằm tác động đến người khác. Bên cạnh đó, tác giả chỉ ra rằng hành động ngôn từ là thể thống nhất của ba hành động:
- Hành động ở lời (tại lời, ngơn trung): hành động mà mục đích của nó nằm ngay trong việc tạo nên phát ngơn như chào, hỏi, bắt chuyện, ra lệnh, từ chối, cảm ơn, xin lỗi,... Đây là hành động có vai trị quan trọng vì nó có mối quan hệ chặt chẽ nhất với mục đích của câu - vấn đề mà từ lâu ngữ pháp học truyền thống đã đề cập.
- Hành động tạo lời: hành động phát ngôn nhằm gây ra một tác động nào đó làm biến đổi ngữ cảnh.
- Hành động mượn lời (xuyên ngôn): hành động nhằm đạt được hiệu quả là tác động đến và gây ra ờ người nghe những biến đổi nhất định trong nhận thức, hoạt động.
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22"><b>Chương 2: Phương pháp nghiên cứu2.1. Thiết kế nghiên cứu </b>
<b>2.1.1. Mơ hình nghiên cứu </b>
<i>Hình 2.1.Mơ hình nghiên cứu: Nghiên cứu ý định sử dụng trộn mã ngôn ngữ trong giaotiếp Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại</i>
Trong đó:
- Biến phụ thuộc: ý định sử dụng trộn mã trong giao tiếp của sinh viên năm ba Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại.
- Biến độc lập: đặc thù chuyên ngành, mơi trường giao tiếp, vốn từ vựng, mục đích giao tiếp, nhu cầu thể hiện bản thân tiếp của sinh viên năm ba Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23"><b>2.1.2. Mẫu nghiên cứu</b>
Phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu này là phương pháp phân tích dựa trên mơ hình phân tích nhân tố khám phá. Dựa theo kinh nghiệm của Hair và cộng sự (2010), dung lượng mẫu tối thiểu đối với mơ hình phân tích nhân tố khám phá tối thiểu là 5 quan sát (tốt nhất là từ 10 quan sát trở lên) cho một tham số ước lượng. Tùy vào phương pháp xử lý mà kích thước mẫu cần thiết là khác nhau. Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng “Kích thước mẫu được xác định dựa vào kinh nghiệm, tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/ biến đo lường tối thiểu là 5:1”. Mơ hình lý thuyết thuyết của nhóm nghiên cứu có 23 biến quan sát, như vậy kích thước mẫu tối thiểu sẽ là 23 x 5 = 115. Kích thước mẫu trong nghiên cứu này là n = 119, đạt tiêu chuẩn cho mơ hình nghiên cứu.
Phương pháp chọn mẫu mà nhóm nghiên cứu thực hiện trong bài nghiên cứu này là phương pháp chọn mẫu thuận tiện và phương pháp “quả cầu tuyết”. Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã tạo bảng khảo sát trực tuyến thông qua công cụ là Google sheet, sau đó gửi cho các đối tượng quen biết cùng lớp và khác lớp hành chính. Sau đó, tiếp tục nhờ các đối tượng khảo sát gửi cho người quen biết khác cũng là sinh viên năm thứ ba Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại.
<b>2.1.3. Quy trình nghiên cứu </b>
Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau đây: Bước 1: Quan sát thực tế
Bước 2: Đặt vấn đề nghiên cứu Bước 3: Cơ sở lý thuyết
Bước 4: Thang đo lần 1 Bước 5: Nghiên cứu sơ bộ Bước 6: Điều chỉnh thang đo
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">Bước 7: Tiến hành khảo sát và ghi âm Bước 8: Phân tích và xử lý dữ liệu Bước 9: Đưa ra kết quả nghiên cứu Bước 10: Đưa ra đề xuất, kiến nghị
<b>2.2. Phương pháp nghiên cứu</b>
Để nghiên cứu đề tài, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Phương pháp này kết hợp cả hai phương pháp đó là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Thực hiện phương pháp này là sử dụng thế mạnh của cả hai nghiên cứu định tính và định lượng, sử dụng nhiều hình thức thu thập dữ liệu và đưa ra báo các có kết quả mang tính khách quan và thực dụng, và từ sự kết hợp này cũng cung cấp sự hiểu biết tốt hơn mở rộng hơn về hiện tượng cũng như động cơ sử dụng trộn mã trong giao tiếp của sinh viên năm ba Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại.
<b>- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Căn cứ các tài liệu đã nghiên cứu cũng như kế</b>
thừa các nghiên cứu khảo sát từ đó rút ra các động cơ sử dụng trộn mã trong giao tiếp của sinh viên năm ba Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại. Nội dung thảo luận nhóm dựa trên các biến quan sát và cơ sở lý thuyết để thiết lập bảng khảo sát sơ bộ, sau đó thảo
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">luận để điều chỉnh nội dung, sửa đổi và bổ sung những nội dung chưa đầy đủ. Sau khi đã hiệu chỉnh lại thang đo bằng thảo luận nhóm, bảng khảo sát sẽ được dùng để khảo sát thử rồi tiếp tục điều chỉnh để hoàn chỉnh bảng khảo sát.
<b>- Phương pháp nghiên cứu định tính: Nhóm nghiên cứu tiến hành bằng phương pháp</b>
ghi âm, ghi chép lại các đoạn hội thoại của sinh viên năm ba Khoa Tiếng Anh
<b>2.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu</b>
<b>- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: </b>
Sử dụng mạng Internet, các cơng cụ tìm kiếm, sách, … có uy tín và đáng tin cậy để tiếp cận và tìm kiếm thơng tin liên quan đến đề tài.
Sử dụng các tài liệu nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài nghiên cứu của nhóm.
<b>- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:</b>
Với nghiên cứu định tính: Thu thập dữ liệu chủ yếu bằng cách ghi âm các cuộc hội thoại của sinh viên năm 3 Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại. Ghi chép về các cuộc hội thoại sẽ được nhóm nghiên cứu tổng hợp dưới dạng thống kê.
Với nghiên cứu định lượng: Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi tự quản lý được xây dựng bằng phần mềm Google Form và gửi qua Email, Facebook của sinh viên năm 3 Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại.
<b>2.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu </b>
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được nhập và xử lý qua phần mềm SPSS, các bước bao gồm: Bước 1: Lập bảng tần số thống kê để mô tả mẫu và mô tả biến.
Bước 2: Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Bước 3: Phân tích nhân tố khám phá EFA
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">Bước 4: Phân tích hồi quy bội
<b>2.4. Xây dựng thang đo và bảng hỏi</b>
Với nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sử dụng thang đo Likert với dãy giá trị đo lường từ 1 đến 5 để đo lường cảm nhận của đối tượng khảo sát của 5 nhóm động cơ sử dụng trộn mã trong giao tiếp của sinh viên Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại. “Vốn từ vựng” có 5 biến quan sát, “Mơi trường giao tiếp”, “Đặc thù chuyên ngành”, “Mục đích giao tiếp” đều có 4 biến quan sát và “Nhu cầu thể hiện bản thân” có 3 biến quan sát.
Thang đo Likert 5 mức độ: 1. Hồn tồn khơng đồng ý 2. Không đồng ý
3. Trung lập 4. Đồng ý
5. Hoàn toàn đồng ý
Bảng hỏi được thiết kế gồm 2 phần: Phần 1 là 2 câu hỏi sơ bộ và phần 2 gồm 23 mục liên quan tới 6 thang đo của mơ hình nghiên cứu.
<b>I. Đặc thù chun ngành</b>
1 <sup>Tơi chêm xen tiếng Anh trong giao tiếp vì chuyên ngành có nhiều từ</sup>
2 <sup>Sử dụng xen kẽ tiếng Anh và Việt trong giao tiếp giúp tôi cải thiện kỹ</sup>
3 Giáo viên sử dụng xen kẽ tiếng Anh và Việt khi giảng bài khiến tơi có DT3
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">xu hướng bắt chước theo.
4 <sup>Tôi thường chêm xen các từ vựng chuyên ngành khi giao tiếp với bạn</sup>
bè cùng khoa để họ tiếp nhận thông tin hiệu quả hơn <sup>DT4</sup>
<b>II. Mơi trường giao tiếp</b>
1 <sup>Tơi có xu hướng bắt chước theo cách chêm xen từ tiếng Anh của mọi</sup>
2 <sup>Tơi có xu hướng bắt chước theo cách chêm xen từ tiếng Anh của gia</sup>
3 <sup>Tôi sử dụng xen kẽ tiếng Anh và Việt vì xu hướng hội nhập quốc tế và</sup>
4 <sup>Tôi chêm xen các từ tiếng Anh trong giao tiếp vì đó đều là những thuật</sup>
ngữ thơng dụng, được mọi người sử dụng rộng rãi. <sup>MT4</sup>
<b>III. Vốn từ vựng</b>
1 <sup>Tôi sử dụng từ tiếng Anh khi không kịp nghĩ ra từ phù hợp với nghĩa</sup>
2 <sup>Tôi sử dụng từ tiếng Anh vì khơng biết từ phù hợp với nghĩa tương tự</sup>
3 <sup>Tôi sử dụng từ tiếng Anh vì nó bao hàm nhiều ý nghĩa, sắc thái hơn</sup>
4 Tôi sử dụng từ tiếng Anh để rút gọn câu nói, tiết kiệm thời gian hơn. VT4
5 <sup>Tơi sử dụng từ tiếng Anh để giảm nhẹ sắc thái của câu nói (tránh thơ</sup>
<b>IV. Mục đích giao tiếp</b>
1 <sup>Tơi thường nói tiếng Việt trước và lặp lại bằng từ vựng tiếng Anh có</sup>
nghĩa tương đương để nhấn mạnh thơng điệp với người nghe. <sup>MD1</sup> 2 Tôi sử dụng xen kẽ tiếng Việt và Anh để cuộc trò chuyện trở nên thú vị MD2
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28"><b>V. Nhu cầu thể hiện bản thân</b>
1 <sup>Tôi sử dụng xen kẽ tiếng Anh và Việt trong giao tiếp để thu hút sự chú</sup>
2 <sup>Tôi sử dụng xen kẽ tiếng Anh và Việt trong giao tiếp để thể hiện rằng</sup>
bản thân đang theo học chuyên ngành tiếng Anh. <sup>NC2</sup>
3 <sup>Tôi chêm xen những từ tiếng Anh theo trào lưu để tỏ ra bản thân bắt kịp</sup>
<b>VI. Khảo sát ý định sử dụng trộn mã ngôn ngữ trong giao tiếp </b>
1 <sup>Tôi thấy việc sử dụng xen kẽ tiếng Anh và Việt trong giao tiếp là cần</sup>
2 <sup>Tôi sẽ tiếp tục sử dụng xen kẽ tiếng Anh và Việt trong giao tiếp một</sup>
3 <sup>Tôi thấy việc chêm xen tiếng Anh trong giao tiếp không ảnh hưởng đến</sup>
Bảng 1. Các biến quan sát của mơ hình
<b>Chương 3: Kết quả nghiên cứu</b>
<b>3.1. Phân tích kết quả nghiên cứu định tính </b>
Sau khi thực hiện ghi âm và ghi chép các cuộc hội thoại của sinh viên cho đề tài “Nghiên cứu hiện tượng trộn mã ngôn ngữ trong giao tiếp của sinh viên năm ba Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại”, kết quả thu được cho hầu hết sinh viên đều sử sử dụng trộn
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">mã trong giao tiếp (11/11 hội thoại). Theo Muysken, có đến ba dạng trộn mã bên trong câu nhưng sự xuất hiện phổ biến nhất của các biến thể trộn mã trong câu vẫn là sự trộn mã dưới dạng chèn. Qua điều tra, nhóm nghiên cứu nhận thấy hầu hết các cuộc hội thoại sinh viên đều xuất hiện hiện tượng pha trộn ngôn ngữ và phần lớn đều ở dạng chèn (từ/cụm từ/câu). Điều này trùng khớp với kết luận của Muysken khi nghiên cứu về hiện tượng này.
<i><b>Dạng 1: Chèn thực từ (danh từ, động từ, tính từ,...) tiếng Anh vào trong câu giao tiếpTiếng Việt.</b></i>
Qua kết quả mà nhóm nghiên cứu thu được, có đến 90% các sinh viên có xu hướng sử dụng chêm xen thực từ (từ đơn) tiếng Anh vào trong câu khi giao tiếp bằng tiếng Việt với bạn bè. Trong 11 đoạn hội thoại được ghi âm, có 31 trường hợp trộn mã từ tiếng Anh trong câu tiếng Việt mà phổ biến nhất trong số đó là danh từ.
Cụ thể, trộn mã danh từ xuất hiện 20 lần. Khi xét đến việc định lượng danh từ, nhóm tác giả đã quyết định loại bỏ những danh từ riêng như tên riêng, địa điểm,... Mặc dù những danh từ tiếng Anh được trộn trong câu cũng có từ tương đương trong tiếng Việt nhưng chúng vẫn được sử dụng rộng rãi; và kết quả là, những từ tương đương trong tiếng Việt của chúng bằng cách nào đó bị bỏ qua. Điều này một phần là do sự tiện lợi trong các mã tiếng Anh cô đọng và dễ sử dụng, chẳng hạn như "CV". Tuy nhiên, những lời nói này cũng phần nào nói lên sự phát triển và xu hướng của giới trẻ hiện nay.
- Hội thoại 1:
<i>A: Hết kì này phải đi thực tập rồi, cậu đã tìm được job nào chưa? </i>
<i>B: Tớ tìm được một vài agency đang tuyển intern rồi. Học hết kì thì tớ đi nộp CV ln.Thế cậu thì sao, học design chắc cũng dễ tìm việc mà đúng không?</i>
<i>A: Cũng không hẳn. Tớ đang phân vân giữa mảng graphic design với animation.</i>
- Hội thoại 2:
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30"><i>A: Làm thế nào để đạt điểm cao Ielts speaking nhỉ? Tớ học nhiều từ vựng lắm mà chảthấy lên band tí nào.</i>
<i>B: Vocab chỉ là một phần thơi. Quan trọng là coherence với fluency ấy. A: Thế cậu có tip nào để nhớ được mấy cái đấy khơng?</i>
<i>B: Tip thì tớ khơng có đâu, but tớ nghĩ chỉ cần cậu làm bài tập nhiều là sẽ nhớ thôi.</i>
Trộn mã động từ xuất hiện 6 lần. Những động từ này được đồng hóa bởi cấu trúc cú pháp của động từ tiếng Việt, để ở dạng nguyên thể giống như động từ tiếng Việt (khơng có “to”, khơng chia động từ). Nói cách khác, đặc điểm cú pháp của động từ tiếng Việt được giữ lại trong khi trộn mã động từ tiếng Anh vào trong câu tiếng Việt.
- Hội thoại 3:
<i>A: Các bạn ơi, cô vừa upload assignment trên Google Classroom rồi đấy. Bài cơ giao có5 tasks, nên mỗi bạn sẽ nhận 1 task. Các bạn nhận việc xong thì hồn thành trướcdeadline nhé. Các bạn nắm rõ thơng tin rồi thì confirm cho mình biết nha.</i>
<i>B: Ok leader nhé. </i>
<i>A: Các bạn làm xong gửi link bài vào đây cho mình check trước. Sau đó có lỗi gì mình sẽcomment để các bạn sửa lại nhé. Thanks mấy bạn. </i>
Trộn mã tính từ xuất hiện 5 lần. Điểm khác biệt giữa tính từ tiếng Anh và tính từ tiếng Việt là vị trí của chúng khi đi cùng với danh từ. Trong tiếng Anh, tính từ thường là từ bổ nghĩa đứng trước danh từ trong khi thứ tự phổ biến trong tiếng Việt là tính từ đứng sau danh từ.
- Hội thoại 4:
<i>A: Chỗ mày đi làm part-time thế nào?</i>
<i>B: Cũng được mày ạ. Đồng nghiệp khá là nice, mỗi tội công việc hơi stressed.A: Sao vậy?</i>
<i>A: Sếp tao nổi tiếng nghiêm khắc luôn, lúc nào cũng để ý nhân viên đang làm gì để màbắt lỗi, đã thế cịn hay bắt làm overtime mà không trả thêm lương nữa chứ. </i>
</div>