Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

NGHIÊN CỨU TÍNH HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHIM NHƯ MỘT CÔNG CỤ HỖ TRỢ VIỆC DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN VĂN HÓA MỸ ĐỐI VỚI SINH VIÊN NĂM 3 KHOA TIẾNG ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ ĐÀ NẴNG ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.29 KB, 5 trang )

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
392
NGHIÊN CỨU TÍNH HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHIM
NHƯ MỘT CÔNG CỤ HỖ TRỢ VIỆC DẠY VÀ HỌC
BỘ MÔN VĂN HÓA MỸ ĐỐI VỚI SINH VIÊN NĂM 3
KHOA TIẾNG ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ ĐÀ NẴNG
AN INVESTIGATION INTO USING AMERICAN MOVIES
AS A SUPPLEMENT IN TEACHINGANHD STUDYING AMERICAN CULTURE
TO THIRD-YEAR STUDENTS AT THE COLLEGE
OF FOREIGN LANGUAGES, UNIVERSITY OF DANANG

SVTH : Nguyễn Trường Duy
Lớp: 06CNA07, khoa tiếng Anh Trường Đại học Ngoại ngữ
GVHD: ThS. Nguyễn Đức Chỉnh
Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này nhằm điều tra tính hiểu quả trong việc sử dụng phim Mỹ như một công
cụ hỗ trợ cho việc dạy và học bộ môn Văn hóa Mỹ đối với sinh viên năm 3 khoa tiếng Anh trường
đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng. Với kết quả kháo sát, bài báo đưa ra những chứng minh về
tính hiệu quả cũng như một số giải pháp để nâng cao chất lượng trong cách sử dụng phim ảnh đối
với việc dạy và học Văn hóa Mỹ.
ABSTRACT
This study investigates the effect of using US movies as a supplement in teaching and
studying American Culture to third-year students at the college of Foreign Languages, Universit of
Danang. The findings show the results which prove the effect of this method toward the teaching
and learning this subject. The study also suggests some solution to help the educators and
students improve their American Culture teaching and learning efficiently.
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Khi được hỏi về nền văn hóa của mình, một số người dân Mỹ đã tỏ ra khá lúng


túng trong việc đưa ra một câu trả lời thỏa đáng. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi những
sinh viên học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai lại gặp phải nhiều vấn đề khi nghiên
cứu bộ môn Văn Hóa Mỹ tại trường đại học Ngoại Ngữ hiện nay.
Trong giáo trình giảng dạy tại trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng, bộ
môn Văn hóa Mỹ là một môn học trọng tâm, vì vậy nó đòi hỏi sinh viên cần có cái nhìn
tổng quan cũng như hiểu được sự đa dạng và các ý nghĩa thật sự của nền văn hóa Hoa Kỳ.
Tuy nhiên để hiểu được một cách đầy đủ nên văn hóa của một quốc gia, chúng ta cần hiểu
rõ được cách người dân nước đó giao tiếp cũng như cách họ sống. Tuy nhiên thực trạng
dạy và học bộ môn Văn hóa Mỹ ở trường đại học hầu như khó có thể tạo cho sinh viên một
môi trường nói trên để họ có được những trải nghiệm về nên văn hóa Hoa Kỳ. Vấn đề này
chắc chắn sẽ gây cản trở việc đạt được những hiểu biết cần thiết cho bộ môn Văn hóa Mỹ
của sinh viên.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
393
Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể cảm nhận được nền văn hóa Hoa Kỳ
một cách rõ ràng khi chúng ta không được sống trong môi trường chứa đựng nền văn hóa
đó? Câu trả lời là sinh viên có thể trải nghiệm những yếu tố văn hóa Mỹ chứa đựng trong
những bộ phim, được đánh gia cao về mặt thương mại cũng như những lời khen có giá trị
học thuật cao từ các nhà phê bình, do Hoa Kỳ sản xuất. Bài viết này được thực hiện nhằm
khảo sát tính hiểu quả của việc sử dụng phim ảnh như một công cụ hỗ trợ cho việc dạy và
học Văn Hóa Mỹ của giáo viên và sinh viên hiện nay.
1.2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Bài nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát tính hiệu quả trong việc sử dung
những bộ phim Mỹ như một công cụ hỗ trợ cho việc dạy và học bộ môn Văn hóa Mỹ của
giáo viên và sinh viên năm ba khoa tiếng Anh trường đại học Ngoại Ngữ Đà Nẵng.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu sự ảnh hưởng của các bộ phim Mỹ đối với các lớp học được sử dụng các
bộ phim này như một công cụ hỗ trợ việc dạy và học Văn hóa Mỹ.
Tìm hiểu khả năng tiếp thu các yếu tố văn hóa cũng như mức độ cảm thụ những

yếu tố văn hóa Mỹ sau khi xem những bộ phim được sử dụng để phục vụ cho mục đích dạy
và học này.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu này chỉ đề cập đến tính hiệu quả của việc sử dụng những bộ phim
Mỹ trong việc hỗ trợ việc dạy và học bộ môn Văn Hóa Mỹ cho sinh viên năm 3 khoa tiếng
Anh tại trường đại học Ngoại Ngữ Đà Nẵng. Dữ liệu nghiên cứu chỉ giới hạn trong các tài
liệu nghiên cứu trước đây về vấn đề tương tự, các bảng hỏi được cung cấp cho sinh viên
tham gia quá trình nghiên cứu cũng như kết quả từ bài kiểm tra cho các sinh viên này sau
khi hoàn thành việc thử nghiệm.
1.4. Cơ sở lý thuyết
1.4.1. Tổng quan về Văn Hóa:
Theo từ điển Encarta (2004) thì phạm trù văn hóa bao gồm “niềm tin vào những
phong tục tập quán, cách thức xã hội và phát họa của những chủng tộc, văn hóa hay các
nhóm xã hội khác nhau”
Tại Việt Nam, Nguyễn Quang (1996) cũng đã đề cập đến việc định nghĩa về văn
hóa trong những nghiên cứu của mình, theo đó “khái niệm văn hóa bao gồm những nền
tảng chung (ví dụ như con người, quốc gia, tôn giáo, dân tôc thiểu số) được xây dựng từ
ngôn ngữ thông dụng kết hợp với cách thức giao tiếp, phong tục tập quán, tín ngưỡng, thái
độ sống và giá trị sống”
1.4.2. Tổng quan về Văn Hóa Mỹ:
Định nghĩa về Văn Hóa Mỹ đã được đề cập trong Problems and issues of diversity
in the United States, của Larry L. Naylor (1999). Tác giả cho chỉ ra rằng định nghĩa về Văn
hóa Mỹ có quan thệ mật thiết hay nói cách khác nọ dựa vào cách mọi người định nghĩa văn
hóa nói chung.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
394
Bên cạnh đó, Campbell và Kean (1997) trong tác phẩm American cultural studies:
an introduction to American culture, đã cho rằng “Văn hóa mỹ là một phức hợp của những
mối xung đột bên trong xã hội, sự trái ngược của những nền văn hóa dân nhập cư từ những
quốc gia khác nhau.”

1.4.3. Vai trò của văn hóa trong việc giảng dạy ngoại ngữ:
Theo các nghiên cứu được thực hiện trước đây, việc học ngoại ngữ là một hình thức
khác của việc học văn hóa nước ngoài mà thôi. Từ những năm 1960, các nghiên cứu của
Hammerly (1982), Seelye (1984) và Damen (1987) đã được thực hiện nhằm chứng minh
mối liên hệ mật thiết của việc học ngoại ngữ và sự cảm thụ văn hóa của quốc gia phát sinh
ra ngôn ngữ đó.
Tóm lại, từ việc tham khảo những tài liệu nghiên cứu, chung tôi tin rằng ngôn ngữ
và văn hóa là hai yếu tố không thể tách rời nhau. Việc học ngoại ngữ đòi hỏi việc học và
cảm thụ nền văn hóa của ngôn ngữ đó.
1.4.4. Vai trò của phim ảnh trong việc dạy văn hóa
Goves (1996), trong tác phẩm của mình Film in Higher Education and Research
khẳng định phim ảnh là sản phẩm của hàng loạt các công nghệ hiện đại chứa đựng những
yếu tố nghệ thuật, ngôn ngữ và văn hóa, vì thế phim ảnh có thể xem như là một công cụ
hữu dụng cho việc dạy và học văn hóa.
Phim ảnh cung cấp cho người học những cái nhìn rõ nét, cũng như khả năng quan
sát và học hỏi cách thức sử dụng ngôn ngữ của người bản địa hay cảm nhận được những
yếu tố văn hóa được lồng ghép khéo léo qua lời thoại và cách thức giao tiếp của các nhân
vật trong film (Tomlinson and Masuhara, 2004).
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu áp dụng phương pháp mô tả định tính, mô tả định lượng kết hợp với
phân tích đối chiếu. Bên cạnh đó vì những yêu cầu khách quan của trường đại học nên việc
kiểm tra sinh viên một cách ngẫu nhiên không thể thực hiện, vì vậy bài nghiên cứu này
được thực hiện theo phương pháp giả định thực nghiệm.
1.6. Câu hỏi nghiên cứu
Tại sao phim ảnh lại được sử dụng để hỗ trợ cho việc dạy và học bộ môn Văn hóa Mỹ?
Ở mức độ nào những bộ phim Mỹ sẽ tác động đến kiến thức về văn hóa Mỹ của
sinh viên?
1.7. Thu thập dữ liệu
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các tài liệu nghiên cứu trước đây, từ bảng hỏi
được phân phát cho sinh viên thực nghiệm và kết quả từ bài kiểm tra cuối cùng kết thúc

đợt thực nghiệm.
2. Kết quả
2.1. Thái độ của sinh viên đối với phương pháp giảng dạy và tài liệu của bộ môn Văn
Hóa Mỹ hiện nay
Trong 80 sinh viên tham gia thực nghiệm, có đến 80% số sinh viên cho rằng
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
395
phương pháp giảng dạy bộ môn Văn Hóa Mỹ hiện nay không thú vị và rất khó để theo kịp
trong lớp. Số sinh viền này cho rằng môn học này khá nhàm chán và không tạo được sự
hứng thú học tập cho họ. Bên cạnh đó hơn 78% sinh viên cho rằng giáo trình của bộ môn
Văn Hóa Mỹ khá khô khan. 100% sinh viên tham gia thực nghiệm đều đồng ý rằng việc
dạy và học Văn hóa Mỹ cần được sử dụng các bộ phim làm công cụ hỗ trợ.
2.2. Mức độ tham gia vào giờ học khi các bộ phim Mỹ được trình chiếu
Qua việc quan sát quá trình thực nghiệm, 40 sinh viên tại nhóm thực nghiệm số 2,
tức nhóm được dạy và học bộ môn Văn hóa Mỹ dưới sự hỗ trợ của phim ảnh đã thể hiện
mức độ tham gia vào bài giảng một cách tích cực hơn hẳn 40 sinh viên trong nhóm thực
nghiệm thứ 1, tức nhóm được giảng dạy bộ môn này theo phương thức truyền thống. Cùng
một câu hỏi được đặt ra, tại nhóm thực nghiệm số 2, số sinh viên tham gia trả lời câu hỏi
cao gấp 2 lần số sinh viên tham gia trả lời câu hỏi tại nhóm thực nghiệm thứ 1.
2.3. Mức độ ảnh hưởng của phim Mỹ đối với kiến thức Văn hóa Mỹ của sinh viên
Sau 3 tuần diễn ra thực nghiệm, 80 sinh viên đã có một bài kiểm tra cuối cùng.
Nhóm thực nghiệm số 2 có kết quả làm bài tốt hơn nhóm thực nghiệm số 1 đến 40%.
2.4. Một số khó khăn của giáo viên và sinh viên trong quá trình thực hiện thực nghiệm
Thời lượng từ 90 đến 130 phút là cản trở lớn đối với một giờ học chỉ kéo dài 135
phút của bộ môn Văn Hóa Mỹ. Bên cạnh đó, sinh viên vẫn còn gặp khó khăn trong việc sử
dụng các kỹ năng nghe hiểu bằng tiếng Anh khi được tiếp xúc với những bộ phim Mỹ.
Việc lựa chọn nội dung của bộ phim cho phù hợp với các chủ đề có trong giáo trình của
môn học cũng là một thách thức lớn đối với giáo viên.
2.5. Một số đề xuất để giúp cho việc sử dụng phim ảnh như một công cụ hỗ trợ việc dạy
và học bộ môn Văn hóa Mỹ

2.5.1. Thời lượng phim:
Đối với những bộ phim dài, giảng viên có thể sử dụng phần mềm cắt phim thành
những clip ngắn từ 5 đến 10 phút, chọn lọc những clip phim ngắn tập trung nhất vào chủ
đề cần giảng dạy để trình chiếu cho sinh viên. Phầm mềm cắt phim thông dụng và dễ sử
dụng nhất hiện nay là Utra Video Spiliter.

Hình 1: Hình chụp phần mềm Ultra Video Spiltter
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
396
2.5.2. Phụ đề phim cho những sinh viên có vấn đề với khả năng nghe hiểu
Giảng viên có thể tìm những bản script hay những file phụ đề của các bộ phim
dùng để trình chiếu cho các sinh viên có vấn đề với khả năng nghe hiểu. Hiện nay các file
phụ đề này được công bố rộng rãi và hoàn toàn miễn phí trên các trang web, ví dụ như
trang Subsence.com hay Tvsubtitle.com
2.5.3. Cách thức lựa chọn nội dung phim phù hợp
Các clip phim ngắn được chọn lọc từ các bộ phim là một lựa chọn phù hợp cho các
giảng viên trong quá trình lựa chọn nội dung phù hợp. Giảng viên có thể chủ động cắt
những clip phù hợp với nội dung giảng dạy và tránh được những nội dung khác không có
liên quan và không phù hợp với giáo trình giảng dạy của bộ phim.
3. Kết luận
Bài nghiên cứu này đã cung cấp cho giảng viên và sinh viên những kết quả khả
quan của việc sử dụng phim ảnh trong việc dạy và học Văn hóa Mỹ. Kết quả khảo sát và
phân tích cho thấy phim ảnh có tác dụng rất tốt trong việc nâng cao kiến thức văn hóa của
sinh viên và tạo cho họ sự hứng thú khi học tập, bên cạnh đó giảng viên cũng có thêm một
nguồn cung cấp kiến thức văn hóa vô tận khác.
Tuy vẫn còn một số điểm cần được nghiên cứu sâu hơn và toàn diện hơn nhưng
nhìn chung bài nghiên cứu đã đưa ra một số kết quả khả quan và là tiền đề cho những
nghiên cứu tiếp theo góp phần vào việc hoàn thiện nội dung dạy và học của bộ môn văn
hóa Mỹ nói riêng cũng như việc học ngoại ngữ nói chung.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Damen, L. (1987). Culture learning: the fifth dimension in the language classroom.
Addison-Wesley Pub. Co.
[2] Hammerly, H. (1986). Synthesis in language teaching: an introduction to languistics.
Blaine: Second Language Publications.
[3] Naylor, L. L. (1998). American Culture: Myth and Reality of a Culture of Diversity.
Greenwood Publishing Group.
[4] Naylor, L. L. (1999). Problems and issues of diversity in the United States.
Greenwood Publishing Group.
[5] Neil Campbell; Alasdair Kean. (1997). American cultural studies: an introduction to
American culture. Routledge.
[6] Quang, N. (1996). Intercultural Communication. Hanoi: VNUCFL.
[7] Seelye, H. N. (1974). Teaching culture: strategies for foreign language educators.
Skokie: National Textbook Company.
[8] Seelye, H. N. (1984). Teaching culture: strategies for intercultural communication.
Lincolnwood: National Textbook Company.
[9] Thanasoulas, D. (2001). The Importance Of Teaching Culture In The Foreign
Language Classroom. Radical Pedagogy , 3 (3).

×