Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN ĐỨC THẮNG
TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT
VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN BA BỂ
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN ĐỨC THẮNG
TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT
VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN BA BỂ
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀM THỊ UYÊN
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo sư Trần Văn Giàu từng viết: “Trải qua mấy ngàn năm, nước ta vẫn
là một xứ nông nghiệp và lấy xã thôn làm đơn vị cơ sở. Tới đầu thế kỷ XIX,
cương vực nước ta mới ổn định và thống nhất về mặt hành chính suốt từ ải
Nam Quan tới mũi Cà Mau, gồm khoảng 18.000 làng với các tên gọi khác
nhau như xã, thôn, phường, giáp, điếm, ấp, lân, trang, trại, man, sách Làng
nước gắn bó xương thịt với nhau, vì nước là thân thể, còn làng là chi thể. Cả
làng và nước đều sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước.
Cho nên, hai vấn đề nông nghiệp và xã thôn là vô cùng quan trọng đối
với sự tồn vong và lớn mạnh của dân tộc ta ” [8, tr.5]
Chính vì lẽ đó việc quản lý nông nghiệp và ruộng đất là một trong
những công việc trọng tâm của các vương triều phong kiến Việt Nam nói
chung và triều Nguyễn nói riêng. “Nhà nước Quân chủ chuyên chế trung
ương tập quyền có nắm chắc được ruộng đất mới có cơ sở để thu tô thuế-mà
trong các xã hội tiền tư bản đều sống bằng nguồn thu từ tô thuế của dân. Với
một đất nước nông nghiệp như Việt Nam vấn đề quản lý ruộng đất đặc biệt
quan trọng. Việc quản lý chặt chẽ và có hiệu quả ruộng đất nhà nước có thể
chi phối được mọi mặt của xã hội, trong đó trước hết là chi phối người nông
dân. Đồng thời trên cơ sở làm tốt công việc này quyền sở hữu tối cao của nhà
nước đối với ruộng đất trong cả nước mới được xác lập một cách vững chắc” [31]
Chúng ta đi vào nghiên cứu chế độ sở hữu ruộng đất của các triều đại
là đi vào vấn đề cơ bản, then chốt để giải mã lịch sử xã hội Việt Nam
phong kiến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Nhà nước phong kiến lấy nông nghiệp làm gốc, là cơ sở của nền kinh tế
đất nước. Chính vì vậy, tình hình ruộng đất và nông nghiệp có ý nghĩa vô
cùng quan trọng, qua việc nghiên cứu tình hình ruộng đất và nông nghiệp
giúp chúng ta hiểu biết về chính sách về ruộng đất, thực trạng nông nghiệp
từng địa phương. Từ thực tiễn đó cho chúng ta những hiểu biết cơ bản, toàn
diện về những vấn đề xã hội, chính trị của từng địa phương. Đồng thời giúp
lý giải thêm những vấn đề liên quan đến sản xuất, tập quán sản xuất, sinh hoạt
văn hoá, các mối quan hệ xã hội cũng như sự phân hoá giai cấp trong làng xã.
Từ những kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình nghiên cứu tình
hình ruộng đất và nông nghiệp không chỉ có tác dụng tìm hiểu địa phương đó
trong một khoảng thời gian nhất định là nửa đầu thế kỷ XIX, mà còn có ý
nghĩa trong cuộc sống hiện đại. Chúng ta có thể học tập từ cha, ông ta trên
nhiều lĩnh vực như: quản lý ruộng đất, kinh nghiệm canh tác, cải tạo tự nhiên,
tìm hiểu về dòng họ mình thời xưa, kết cấu làng bản trong lịch sử…
Xuất phát từ quan điểm nghiên cứu, tìm hiểu tình hình nông nghiệp và
chế độ quản lý ruộng đất triều Nguyễn - một trong những vấn đề cơ bản của
lịch sử phong kiến Việt Nam, từ đó tìm hiểu tình hình ruộng đất, nông nghiệp
của huyện Ba Bể qua một thời kỳ lịch sử cụ thể là nửa đầu thế kỷ XIX. Việc
nghiên cứu này cũng có thể góp phần thực hiện chính sách của Đảng, nhà
nước trong việc đầu tư phát triển kinh tế, xã hội các tỉnh trung du miền núi
phía Bắc nói chung và Bắc Kạn nói riêng. Chúng tôi lựa chọn đề tài “Tình
hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) nửa
đầu thế kỷ XIX ” làm đề tài tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp từ lâu đã được các sử gia
phong kiến nhà Nguyễn chú ý. Có thể ra các tác phẩm tiêu biểu có đề cập đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
vấn đề nông nghiệp và ruộng đất như: Lịch triều hiến chương loại chí, Đại
Nam nhất thống chí, Đồng Khánh dư địa chí
Từ sau năm 1945 trở lại đây đã có nhiều công trình nghiên cứu sâu rộng
về tình hình ruộng đất và nông nghiệp Việt Nam trong lịch sử như: Chế độ
ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỷ XI-XVIII của Trương Hữu Quýnh, Tìm hiểu
chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX của Vũ Huy Phúc, Tình hình
ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn của Trương
Hữu Quýnh - Đỗ Bang (chủ biên), Địa Bạ Hà Đông của Phan Huy Lê và
P.Brocheux, Địa bạ cổ Hà Nội của Phan Huy Lê, Nghiên cứu địa bạ triều
Nguyễn của Nguyễn Đình Đầu
Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về tình hình nông nghiệp và ruộng đất
Việt Nam, dựa trên nguồn sử liệu chính thống và những nguồn tư liệu địa
phương như văn bia, gia phả, hương ước…Trên cơ sở đó thu được thành quả
to lớn, hệ thống hoá chính sách ruộng đất của nhà Nguyễn và tác động của nó
đối với kết cấu xã hội…
Những thành quả trên là cơ sở tham khảo quan trong giúp chúng tôi
trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài.
Trong phạm vi địa phương đã có một số công trình nghiên cứu được
xuất bản thành sách,có đề cập tới vấn đề đang được nghiên cứu như: Bản sắc
và truyền thống văn hoá các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, Lịch sử Đảng bộ huyện Ba
Bể (tập 1,2,3), Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ…
Đây là những tác phẩm nghiên cứu trực tiếp về huyện Ba Bể, là nguồn tư liệu
để nghiên cứu kết hợp làm nổi bật vấn đề.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi thừa hưởng rất ít các kết quả
nghiên cứu của những người đi trước. Đặc biệt, một công trình nghiên cứu có
đối tượng là địa bạ huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đến nay chưa được thực hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Mặc dù vậy, một số luận văn Thạc sĩ hay khoá luận tốt nghiệp của sinh
viên về tình hình ruộng đất và nông nghiệp từng địa phương gần đây đã được
thực hiện như: Khoá luận tốt nghiệp Tình hình ruộng đất và kinh tế nông
nghiệp huyện Phú Lương (Thái Nguyên), nửa đầu thế kỷ XIX của Nguyễn Thị
Mai Anh,Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Đồng Hỷ (Thái
Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX của Mai Thị Hồng Vinh, Luận văn Thạc sĩ
Huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn thế kỷ XIX của Nông Quốc Huy, Huyện Phú
Bình tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu địa bạ triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX
của Lê Thị Thu Hương…
Chúng tôi xem các thành quả nghiên cứu của những người đi trước là
những ý kiến gợi mở, những kinh nghiệm quý báu để thực hiện đề tài nghiên
cứu địa bạ của mình, nhằm mục đích tìm hiểu các vấn đề trên. Đặc biệt
những địa phương có đặc thù gần gũi về mặt địa lý đối với địa bàn huyện Ba
Bể sẽ là đối tượng để chúng tôi so sánh và đối chiếu.
Như vậy, cho đến nay, chưa có một tác phẩm là kết quả của một công
trình nghiên cứu toàn diện về nông nghiệp và địa bạ vùng trung du và miền
núi phía Bắc được xuất bản. Chính vì vậy, vẫn còn nhiều vấn đề về chế độ sở
hữu ruộng đất, thành phần dân tộc, tình hình ruộng đất nông nghiệp của
vùng này còn trống vắng cần được nghiên cứu.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: thực hiện đề tài “Tình hình ruộng đất và kinh
tế nông nghiệp huyện Ba Bể(tỉnh Bắc Kạn) nửa đầu thế kỷ XIX ”, trên cơ
sở nguồn tư liệu khai thác được, chúng tôi mong muốn góp phần phản ánh
một cách khách quan, khoa học về ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Ba
Bể, tỉnh Bắc Kạn vào thời điểm giữa thế kỷ XIX. Từ đó, đề tài tiến hành phân
tích và đưa ra một số nhận xét về tình hình ruộng đất và cơ cấu kinh tế - xã
hội của địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
- Đối tượng nghiên cứu: tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp
huyện Ba Bể nửa đầu thế kỷ XIX.
- Giới hạn nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tình hình ruộng đất và
kinh tế nông nghiệp huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn nửa đầu thế kỷ XIX. Đây là
giai đoạn lịch sử Việt Nam có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, xã hội.
Điều đó đã tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của huyện Ba Bể, khi
đó còn nằm trong tỉnh Thái Nguyên.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
- Nguồn tư liệu thành văn: bao gồm những tài liệu chính sử của quốc sử
quán triều Nguyễn như Lịch triều hiến chương loại chí, Việt sử thông giám
cương mục, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục, Đồng Khánh dư
địa chí
Đặc biệt những tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Chế độ
ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỷ XI-XVIII của Trương Hữu Quýnh, Tìm hiểu
chế độ ruộng đất Việt Nam của Vũ Huy Phúc, Địa Bạ Hà Đông của Phan Huy
Lê và P.Brocheux, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn của Nguyễn Đình Đầu
- Nguồn tư liệu địa phương: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, Địa lý tỉnh
Bắc Kạn
- Nguồn tư liệu thực địa, điền dã: các tài liệu truyền miệng, truyện kể,
truyền thuyết, ca dao, tục ngữ địa phương
- Nguồn tư liệu địa bạ: bao gồm 21 đơn vị địa bạ có niên đại Minh
Mệnh 21 (1840) và một đơn vị địa bạ có niên hiệu Gia Long 4 (1805) đang
được lưu giữ tai Trung tâm lưu tr÷ quốc gia I, Hà Nội với các ký hiệu từ 8195
đến 8257. Hầu hết các thôn, xóm đều có địa bạ, đây là cơ sở để chúng tôi
phục dựng lại tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiêp của huyện Ba Bể
nửa đầu thế kỷ XIX.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Trên cơ sở thực tế là nguồn tư liệu gốc địa bạ triều Nguyễn, chúng tôi
đặc biệt chú ý khâu giám định, biên dịch tư liệu chữ Hán. Trên cơ sở khảo sát
tư liệu gốc kết hợp với phân tích, định lượng để bóc tách và xử lý tư liệu
trong nguồn tư liệu địa bạ vốn đề cập đến nhiều vấn đề, nhằm tìm hiểu chính
xác tình hình sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của huyện Ba Bể, đồng
thời xử lý số liệu, so sánh, đối chiếu với các nguồn tư liệu khác có liên quan.
Kết hợp khai thác nguồn tư liệu thành văn, đồng thời chúng tôi sử dụng
phương pháp hồi cố và điền dã làm trọng tâm. Sử dụng phương pháp lịch sử
và phương pháp lôgíc, phương pháp thống kê, đối sánh,phương pháp phân
tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân loại, phương pháp phê phán
tư liệu nhằm mục đích làm rõ vấn đề nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận văn
Đề tài này được thực hiện nhằm đạt được những thành quả cụ thể:
Từ góc độ địa lý lịch sử phân tích một cách khái quát về vị trí địa lý
huyện Ba Bể.
Thống kê chi tiết địa bạ huyện Ba Bể tới từng chủ sở hữu.
Trên cơ sở các kết quả thống kê diện tích, chúng tôi tiến hành phân tích
và đối chứng so sánh, rút ra những kết luận về ảnh hưởng của những thập kỷ
chiến tranh, loạn lạc tới tình hình ruộng đất và nông nghiệp, đặc điểm chế độ
sở hữu ruộng đất của huyện Ba Bể. Trên cơ sơ phân tích địa bạ, luận văn tìm
hiểu phong tục tập quán liên quan đến ruộng đất và nông nghiệp của đồng bào
các dân tộc huyện Ba Bể nửa đầu thế kỷ XIX.
Đúc rút những kinh nghiệm của cha, ông trong việc quản lý và khai thác
đất đai. Cung cấp thêm tư liệu giúp địa phương phát triển kinh tế nông nghiệp
một cách có hiệu quả nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 103 trang, được chia làm 3 phần, phần mở đầu (7 trang),
phần nội dung ( 86 trang), phần kết luận (5 trang). Ngoài ra còn có 5 trang tài
liệu tham khảo và phần phụ lục.
Phần nội dung được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Ba Bể - Tỉnh Bắc Kạn (17 trang).
Chương 2: Tính hình ruộng đất huyện Ba Bể nửa đầu thế kỷ XIX (41
trang).
Chương 3: Kinh tế nông nghiệp huyện Ba Bể nửa đầu thế kỷ XIX (28
trang).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BA BỂ - TỈNH BẮC KẠN
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1. VÞ trÝ ®Þa lý
Huyện Ba Bể ngày nay là huyện miền núi, vùng cao của tỉnh Bắc Kạn,
cách thị xã tỉnh lỵ 60 km về phía Tây bắc, cách thủ đô Hà Nội 230 km. Ba Bể
nằm ở Tây Bắc tỉnh Bắc Kạn, phía bắc giáp huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao
Bằng và huyện Pác Nặm (trước đây là 10 xã thuộc Ba Bể năm 2003 được chia
tách thành lập huyện Pắc Nặm), phía tây giáp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên
Quang, phía đông giáp huyện Ngân Sơn, phía nam giáp huyện Bạch Thông và
Chợ Đồn. Huyện Ba Bể nằm trong toạ độ địa lý từ 22
0
27’ đến 22
0
35’ vĩ độ
Bắc và 105
0
44’ đến 105
0
58’ kinh độ Đông. Huyện Ba Bể có vị trí địa lý tương
đối thuận lợi để giao lưu, phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội với các huyện
trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2009, huyện có tổng diện tích là
678,09km
2
tương đương 68.412 ha (bằng 14,1% diện tích tỉnh Bắc Kạn),
trong đó hơn 90% là rừng núi và sông, hồ. Trung tâm của huyện là huyện lị
Chợ Rã và 15 xã trực thuộc là: Mỹ Phương, Chu Hương, Yến Dương, Địa
Linh, Hà Hiệu (đầu thế kỷ XIX có tên là Hạ Hiệu đến cuối thế kỷ XIX đổi tên
thành Hà Hiệu) [20,tr.3], Phúc Lộc, Bành Trạch, Cao Trĩ, Khang Ninh, Cao
Thượng, Thượng Giáo, Nam Mẫu, Quảng Khê, Đồng Phúc, Hoàng Trĩ.
Ba Bể là một huyện miền núi với bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh và có
độ dốc lớn, hướng núi không đồng nhất. Độ cao trung bình trên 600m so với
mặt nước biển, nơi có địa hình cao nhất là 1517m nằm trên đỉnh Phia Bjooc.
Địa hình Ba Bể nghiêng dần theo hướng đông bắc - tây nam. Huyện Ba Bể có
địa hình hiểm trở nhưng hùng vĩ và đa dạng về sinh thái. Cánh cung sông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Gâm chạy dài theo hướng đông bắc - tây nam xuyên suốt địa giới của huyện
với dãy Phja Bjoóc trùng điệp, hùng vĩ như một bức trường thành. ở Phía tây
bắc và đông nam có hai ngọn núi Phja Mạ cao 1.980m và Phja Ngoàm cao
1.190m. Ba Bể có nhiều hang động kỳ thú, độc đáo có thể cải tạo thành nhiều
điểm du lịch đặc sắc, hấp dẫn.
Trên địa bàn huyện có hồ Ba Bể, đây là một hồ kiến tạo lớn nhất và cũng
là một danh thắng nổi tiếng cả nước. Hồ Ba Bể nằm trên độ cao 145m, chứa
khoảng gần 5 triệu m
3
gồm ba hồ (Pộ Nằm, Pộ Lự, Pộ Làng) dài gần 9 km,
nơi rộng nhất tới gần 2 km, sâu chừng 30 - 40m, là hồ kiến tạo được cấu tạo
trong đá phiến và đá vôi. Hồ hơi eo lại ở giữa thành dạng một hành lang giữa
các vách đá dựng đứng. Giữa hồ có 3 đảo nhỏ, lớn nhất là đảo An Mã cùng
với hồ Ba Bể là vườn Quốc gia Ba Bể với một hệ thống rừng đặc dụng, di sản
thiên nhiên quý giá có diện tích 23.340ha, ở đây có tới 417 loài thực vật và
299 loài động vật có xương sống.
Huyện Ba Bể có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt
là ngành du lịch sinh thái. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để tỉnh
Bắc Kạn đầu tư phát triển thoát nghèo.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Theo sách Đại Nam nhất thống chí mục thổ sản cho biết, châu Bạch
Thông nói chung và Ba Bể nói riêng là vùng khá phong phú về các loại thổ
sản và khoáng sản. Châu Bạch Thông có mỏ vàng Bằng Thành, mỗi năm thu
thuế 15 lạng, mỏ sắt Quảng Khê 500 cân. Các loai lâm thổ sản quý đã được
khai thác và sử dụng trong cuộc sống lao động và sản xuất như:
“Cỏ tranh, lá cọ, các loại mây, hậu phác, sa nhân, tre nứa, tre gai, tre hoa
(tức ban trúc, có vằn tròn, như hình trôn ốc, chất cứng rắn, người ta thường
dùng làm đòn cáng), gỗ lim, gỗ sến, gỗ đinh, gỗ táu, gỗ xoan: các thứ kể trên đều
sản ở các châu huyện Đông Hỉ, Phổ Yên, Phú Lương và Bạch Thông” [7, tr.181]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Về địa hình: huyện Ba Bể có thể chia thành ba khu vực. Các xã phia Tây
như Nam Mẫu, Quảng Khê, Cao Trĩ, Hoàng Trĩ với những dãy núi đá vôi cao
trên 1000m, xen giữa là các thung lũng hẹp tạo thành những dãy núi dựng
đứng treo leo. Độ cao phổ biến từ 600 - 1000m, độ dốc trên 30. Đây là vùng
núi cao điển hình, ít có điều kiện phát triển nông nghiệp.
Phía Nam là các xã với địa hình núi đất độ cao từ 300 - 400m, độ dốc
bình quân trên 20 nhưng bị chia cắt mạnh bởi các khe suối, là địa bàn có thể
phát triển nông nghiệp và nông - lâm kết hợp. Đây là vùng có tiềm năng lớn
để phát triển các loại cây ăn quả, cây lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.
Vùng trung tâm huyện và các xã phụ cận là các thung lũng phân bố dọc
theo các dòng sông, dòng suối. Xen giữa các thung lũng là các dãy núi có độ
cao trung bình từ 200 - 300m. Diện tích vùng này khoảng 1000ha đây là vùng
tập trung các cánh dồng mầu mỡ của huyện.
Với đặc điểm bao gồm cả ba loại hình núi đá vôi, núi đất và thung lũng
là đặc điểm thuận lợi phát triển nông lâm nghiệp kết hợp,đa dạng hoá cây
trồng, vật nuôi
Về khí hậu: Theo sách Đồng Khánh dư địa chí thì khí hậu chung của
châu Bạch Thông là: “Khí trời nhiều lạnh rét, khí đất ẩm ướt, cuối xuân còn
lạnh, đến mùa hạ mới hơi nóng, đầu thu đã rét, đến mùa đông rét đậm. Mùa
đông và mùa xuân sương mù khí núi che phủ bầu trời, trước giờ Tý sau giờ
Thân từ nhìn quanh không thấy núi” [10, tr.820]
Ba Bể có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa nóng từ tháng tư đến
tháng mười, mùa lạnh từ tháng mười một đến tháng ba năm sau. Nhìn chung
Ba Bể có đặc điểm khí hậu tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm
nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vât nuôi.
- Các dạng thời tiết chính: Thời tiết giá rét-gió Mùa Đông bắc, thời tiết
nồm, thời tiết sương muối, thời tiết khô nóng, thời tiết mây mù
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Sông ngòi, thuỷ văn: Ba Bể có những hệ thống sông suối khá dày và
trực tiếp chi phối chế độ thuỷ văn của huyện, song các sông suối đa phần đều
có đầu nguồn hẹp, độ dốc lớn nên thường gây ra lũ ống, lũ quét và ngập úng
về mùa mưa, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây trồng và làm xói lở, vùi
lấp một phần diện tích nông nghiệp. Cụ thể Ba Bể có các hệ thống sông chính:
- Sông Năng: Bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Bảo Lạc - Cao Bằng
chảy vào tỉnh Bắc Kạn ở xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm. Một nhánh phụ bắt
nguồn từ phần phía đông của dãy Phia Bjooc, theo hướng đông - tây, chảy
qua các xã Chu Hương, Mỹ Phương, Hà Hiệu và nhập với nhánh chính trên
địa bàn xã Bành Trạch đi qua thị trấn Chợ Rã, xã Thượng Giáo, xã Cao Trĩ,
Khang Ninh, sau đó nhận được nước của sông Chợ Lèng rồi chảy sang địa
phận Tuyên Quang.Tổng chiều dài 113km
2
, phần qua Bắc Kạn 87km
2
. Tổng
lưu vực rộng 2270km
2
với phần chảy qua Bắc Kạn rộng 890km
2
. Hướng chảy:
Từ Cao Bằng - Bằng Thành (Pắc Nặm) - Xuân La - Anh Thắng - Bành
Trạch. Hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Từ Bành Trạch- Cao Thượng - Tuyên Quang theo hường Đông – Tây.
Sông qua núi Lũng Nham tạo thành động Puông dài 300m rộng và cao
30- 40m. Hết địa phận Bắc Kạn, sông bị chặn bởi nhiều tảng đá to, chia thành
các dòng nhỏ và tạo thành thác Đầu Đẳng hùng vĩ dài hơn 1000m, chảy sát hồ
Ba Bể nên sông có cửa thông với hồ là cửa Bế Cam (Nam Mẫu). Sông có tiềm
năng thủy điện lớn hiện đang xây dựng nhà máy thuỷ điện Na Hang(Tuyên
Quang). Cuối cùng sông Năng đổ vào sông Gâm ở Tuyên Quang.
Sông Năng có nhiều sông, suối nhỏ đổ vào sông như sông Bộc Bố, sông
Hà Hiệu.
- Sông Chợ Lèng chảy vào lòng hồ Ba Bể bắt nguồn từ dãy núi Phia
Booc chảy theo hướng đông nam - tây bắc, qua địa bàn huyện Ba Bể trên địa
phận các xã Đồng Phúc, Quảng Khê, Nam Mẫu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
- Sông Tả Han và suối Bó Lù đều bắt nguồn từ dãy Phia Bjooc chảy vào
hồ Ba Bể.
- Suối Cao Thượng bắt nguồn từ xã Cổ Linh huyện Pắc Nặm chảy qua
địa bàn xã Cao Thượng rồi hoà vào sông Năng.
Điều kiện tự nhiên của Ba Bể có nhiều thuận lợi để phát triển nông - lâm
nghiêp. Mặc dù vậy, Ba Bể cần phải đầu tư nâng cấp và phát triển mạng lưới
giao thông đường bộ để mở rộng thị trường, tạo điều kiện thông thương giao lưu
hàng hoá phát triển. Trong thời gian vừa qua mạng lưới giao thông của tỉnh
Bắc Kạn nói chung và huyện Ba Bể nói riêng đã được quan tâm đầu tư xây dựng.
Mạng lưới đường bộ gồm hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện,
đường đô thị, đường xã và đường thôn xóm với tổng chiều dài 1166 km, trong
đó: Quốc lộ với tổng chiều dài 160 km với 42 cầu; Đường tỉnh với tổng chiều
dài 367 km với 47 cầu; Đường huyện có tổng chiều dài 673 km với 106 cầu,
mật độ đường đạt 24,31 km/km
2
. Do địa hình vùng này phức tạp nên hệ thống
đường giao thông của tỉnh rất nhiều cầu, cống, với trên 1000 km đường bộ có
tới 195 cây cầu và 1673 cống. Quốc lộ 3 chạy suốt theo chiều dài của tỉnh và
các đường tỉnh lộ đều bắt đầu từ trục quốc lộ 3.
Quốc lộ 279 (đường vành đai II) cũng đã và đang được từng bước năng
cấp nối Bắc Kạn với Lạng Sơn và Tuyên Quang. Các tuyến khác như đường
254 Đèo So - Chợ Đồn- Ba Bể và đường Bằng Lũng qua Ba Hồ – Yên
Thượng, huyện Chợ Đồn cũng đã được nâng cấp. Trong thời kỳ 2001-2006 đã
đầu tư nâng cấp, xây dựng mới trên 500 km đường huyện, trên 1000 km
đường liên xã, liên thôn đạt tỷ lệ 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã.
Hoàn thành các cầu lớn như Thác Giềng, Yên Đĩnh, Hảo Nghĩa, Dương
Quang, Bắc Kạn II.
Đường liên xã tổng chiều dài trên 1000 Km, đạt tiêu chuẩn giao thông
nội tỉnh loại A, B, mặt đường là đất cấp phối tự nhiên, ngoài ra hệ thống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
đường giao thông nội tỉnh, đường thôn xóm có chiều dài khoảng 4000 Km đạt
tiêu chuẩn giao thông nội tỉnh loại B không tính vào mạng lưới giao thông
đường bộ.
Nhìn chung mạng lưới đường bộ trong tỉnh tạo thuận lợi trong việc giao
lưu với các tỉnh bạn, nối liền trung tâm của tỉnh với trung tâm của huyện và
trung tâm các xã. Về chất lượng tuy có được cải thiện song vẫn thấp so với
yêu cầu cần thiết, có nhiều tuyến chưa được nâng cấp trải nhựa, đặc biệt là
những tuyến nằm ở miền núi và các tuyến đường huyện xã.
Nhìn chung, hệ thống giao thông của tỉnh Bắc Kạn tuy đã được Chính
phủ đầu tư, song vẫn còn rất nhiều khó khăn, vì vậy để tạo môi trường đầu tư
thuận lợi và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh, khai thác được tiềm
năng, thế mạnh của tỉnh, đòi hỏi phải nâng cấp trục quốc lộ 3 thành đường
cao tốc, nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển từ Bắc Kạn về các trung tâm
kinh tế lớn của cả nước, đồng thời tiến hành đồng bộ việc mở thêm các tuyến
đường mới với việc nâng cấp các các tuyến đường hiện cũ.
Trên địa bàn tỉnh có 5 dòng sông chảy qua nhưng chủ yếu là sông đầu
nguồn, dòng chảy hẹp, mực nước nông lại nhiều ghềnh thác nên hệ thống giao
thông đường thuỷ của Bắc Kạn không có điều kiện phát triển. Chỉ có sông
Năng và sông Cầu có thể khai thác từng đoạn ngắn và cũng chỉ vận chuyển
được bằng thuyền gắn máy nhỏ.
1.2. Các thành phần dân tộc huyện Ba Bể
Thành phần dân tộc của huyện Ba Bể được viết trong một số tài liệu
không thống nhất trong việc xác định số lượng các dân tộc trên địa bàn huyện.
Về cơ bản Ba Bể có 6 dân tộc chính sinh sống trên 16 đơn vị hành chính xã,
thị trấn với 199 thôn, bản. Năm dân tộc đó là Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng,
Sán Chí với 10.025 hộ, khoảng 47.000 người. Trong đó dân số nông thôn
khoảng 43.54 người (chiếm tỷ lệ 92,7%). Mật độ dân số trung bình là 69
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
người/km
2
. Trong quá trình lịch sử, huyện Ba Bể đã tiếp nhận nhiều dân tộc
di cư đến cùng làm ăn, sinh sống:
“Trong toàn huyện, người Thổ (người Tày), người Nùng, người Mán ở
xen nhau. Tiếng nói, quần áo, tập tục ăn cũng giống dân huyện Cảm
Hoá.Người Mán cũng có Mán Đại Bản, Mán Đeo Tiền, Mán Sơn Miêu, phong
tục khác nhau” [10, tr.820]
1.2.1. Người Tày:
Người Tày ở Bắc Kạn là cộng đồng dân số có số dân đông nhất với
149.459 người chiếm 54,32% dân số toàn tỉnh. Người Tày ở Bắc Kạn gồm ba
bộ phận cấu thành với những tên gọi khác nhau:
+ Bộ phận người Tày bản địa từ thời nguyên thuỷ đã có mặt và sinh sống
ở Bắc Kạn
+ Bộ phận người Tày gốc Kinh từ dưới xuôi lên theo thời gian lâu dài đã
Tày hoá
+ Bộ phận người Tày - Nùng từ Quảng Tây (Trung Quốc) sang Bắc Kạn.
Bộ phận người Tày ở Ba Bể chủ yếu là người Tày Nặm (Tày nước để
phân biệt với Tày Bốc tức Tày cạn ở huyện Pắc Nặm). Người Tày Nặm sống
ở vùng thấp nhiều sông nước như các xã hạ lưu sông Năng, sông Cầu. Ngoài
ra còn có người Tày Slo ở Mường Slo thuộc thung lũng sông Năng.
Người Tày sống tập trung thành làng bản trong các thung lũng lòng chảo,
lòng máng hoặc dọc theo hai bờ sông, suối. Có bản đông tới vài chục nóc nhà,
cũng có bản chỉ có vài ba nóc nhà đơn sơ dựng bên sườn núi. Ở nhà sàn cho
tới nay vẫn là truyền thống của đồng bào. Tại một số địa phương như Nghiêm
Loan, đồng bào vẫn còn giữ được đặc trưng của nếp nhà sàn cổ xưa. Ở những
vùng tiếp cận với thị trấn và các chợ như Phố cũ, xã Hà Hiệu, nhiều hộ đã bỏ
nhà sàn chuyển sang ở nhà đất, nhà xây như ở dưới xuôi. Đồng bào Tày làm
ruộng nước là chính, ngoài ra còn chống ngô và hoa mầu ở các soi, bãi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
1.2.2 Người Kinh:
Ngay từ buổi đầu dựng nước, các triều đại phong kiến Lý - Trần đã rất
chú ý đến cộng đồng các dân tộc miền núi phía Bắc, thể hiện qua việc phong
tước, chọn phò mà là các tù trưởng có uy tín. Có lẽ bộ phận người Kinh đầu
tiên ở vùng núi phía Bắc là những binh lính đồn trú ở biên giới, hay những
người hầu cận của các vị công chúa phong kiến xuất hiện ở đây. Đặc biệt thời
kỳ nội chiến Nam - Bắc triều (từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVII), các thế
lực họ Mạc, các lực lượng Lê - Trịnh phát triển mạnh lên miền núi, trong đó
có Bắc Kạn. Một số người ở lại và bị Tày hoá. Sang đến thời Nguyễn rồi thời
Pháp, người Kinh ở miền xuôi vẫn tiếp tục lên Bắc Kạn bằng nhiều con
đường: lưu quan, binh lính, phu mỏ, phu làm đường…và họ tiếp tục bị Tày
hoá. Số người Kinh lên Bắc Kạn khoảng đầu thế kỷ XX đến trước 1945 nằm
trong bộ máy cầm quyền của Pháp như binh lính, thầy giáo, thầy thuốc và một
số tiểu thương buôn bán nhỏ không bị Tày hoá mạnh như trước. Họ trở thành
bộ phận người Kinh ở Bắc Kạn.Năm 1932 có khoảng 3.900 người Kinh ở Bắc
Kạn, chủ yếu ở các thị trấn, thị xã.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Bắc Kạn đón tiếp nhiều cán bộ, bộ
đội, thanh niên xung phong và cả đông bào tản cư lên tham gia kháng chiến.
Sau năm 1954, một số người không trở về quê hương mà ở lại sinh cơ lập
nghiệp rối thành người Bắc Kạn.
Thời kỳ những năm 60 thế kỷ XX, theo lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí
Minh, nhiêù kiều bào đã từ nước ngoài trở về xây dựng tổ quốc. Nhiều người
vốn quê ở Bắc Kạn đã trở về quê hương. Ngày này nhiều người là cán bộ chủ
chốt của tỉnh Bắc Kạn.
Từ năm 1963 trở đi, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đưa một số đồng bào
Kinh lên miền núi khai hoang phát triển kinh tế- văn hoá, số người Kinh lên Bắc
Kạn tăng nhanh với hàng nghìn hộ, phân bố hầu khắp các xã trong toàn tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Người Kinh định cư ở Ba Bể chủ yếu từ sau năm 1963, hiện nay vẫn có
người Kinh lên Ba Bể lập nghiệp theo con đường buôn bán hoặc hôn nhân.
Người Kinh ở Ba Bể sống tập trung chủ yếu ở thị trấn, số đông làm nghề
buôn bán.
1.2.3.Người Nùng:
Người Nùng từ Trung Quốc đến sinh sống ở Bắc Kạn chủ yếu từ 6 - 7
đời gần đây. Ở Bắc Kạn chủ yếu có các nhóm Nùng là Nùng Phản Sinh, Nùng
An, Nùng Giang, Nùng Cháo.
Người Nùng ở Ba Bể chủ yếu là người Nùng An, phần lớn theo đường
Quảng Hoá - Cao Bằng sang, một số sang Hoà An ngược sông Nguyên Bình
đến các huyện Ba Bê, Bạch Thông. Người Nùng chủ yếu sống ở vùng thấp,
lấy nghề nông lúa nước làm nguồn sống chính, họ ở xen canh trong vùng
người Tày, sớm hoà nhập vào cộng đông dân cư địa phương, một số có xu
hướng chuyển sang dân tộc Tày.
1.2.4 Người Dao:
Có số dân đứng thứ hai sau người Tày, người H’Mông có số dân khoảng
hơn nửa số dân người Dao. Người Dao và người H’Mông sinh sống chủ yếu ở
vùng núi cao, làng bản thưa thớt, nhà cửa đơn sơ. Địa bàn sinh sống tập trung
của đông bào là quanh chân núi Phja Bjoóc với phương thức du canh, du cư,
phát nương làm rẫy, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu. Ngày nay, Đảng bộ, chính
quyền địa phương đang từng bước giải quyết, ổn định đời sống của đồng bào,
xoá bỏ nạn phá rừng.
Người Dao ở huyện Ba Bể chủ yếu là người Dao thuộc ngành Dao đỏ
với các nhành Dụ Lảy, Dụ Tsiăng.
“- Dụ Lảy là tên tự gọi, còn gọi là Dao Quế Lâm. Nguyên chi này gốc ở
Quế Lâm - Trung Quốc, hiện cư trú tập trung tại hai bên dãy núi Phja Bjoóc
thuộc các huyện Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
- Dụ Tsiăng (còn gọi là Dụ Nhiaa): Dụ Tsiăng là tên tự gọi, Dụ Nhiaa là
do nhóm Dụ Kùn gọi. Đây là chi có dân số đông nhất và địa vực cư trú rộng
nhất tại Bắc Kạn. Bao gồm hầu hết các vùng, khu vực của tỉnh” [3, tr.164].
Người Dao sống du canh là chính nhưng cũng có sống tập trung xen kẽ
với các dân tộc khác. Mặc dù ở cùng bản với người Tày, Nùng nhưng người
Dao thường tách ra ở một khu riêng biệt. Người Dao thường tập trung khoảng
5 - 7 gia đình sống tại một triền đồi, núi hay một khu vực nào đó đáp ứng
được nhu cầu về nguồn nước và thuận lợi trong sinh hoạt, cũng như có điều
kiện canh tác tốt. Người Dao ở Bắc Kạn thường sống ở khu vực tương đối
thấp nhưng ở Ba Bể cư dân sống ở các núi cao như bản Nà Vài, Nà Hai
(Quảng Khê), Tẩn Lùng, Lủng Mình (Đồng Phúc)….Bản của người Dao
thường cư trú theo quan hệ dòng tộc, huyết thống. Rất ít bản có nhiều dòng
họ, nhiều ngành, nhóm cùng sinh sống [3, tr.187].
Nền kinh tế truyền thống của người Dao chủ yếu là nông nghiệp, chăn
nuôi và thu hái lâm thổ sản. Người Dao do cuộc sống du canh, du cư đời sống
không ổn định, cư trú dựa vào nương rầy là chính nên nghề thủ công không
được coi trọng. Các nghề dệt, rèn, đan lát…hầu hết là để phục vụ cho cuộc
sống gia đình. sản phẩm thừa mới đem bán nhưng lãi suất thấp. Những nghề
này chỉ được làm khi nông nhàn.
1.2.5.Người Mông:
Người Mông ở Bắc Kạn tập trung đông nhất ở Ba Bể và Pắc Nặm với
dân số là 9.938 người. Trong đó ở Ba Bể tập trung đông nhất ở xã Nam Mẫu:
“+ Nam Mẫu (Ba Bể): 211 hộ, 1428 người, 49% dân số xã” [3, tr.319].
Người Mông ở Ba Bể là nhóm Mông Trắng từ Trung Quốc di cư sang
Việt Nam, trước hết vào Cao Bằng, sau đó di cư tới các tỉnh trong đó có Bắc
Kạn. Nhóm người Mông Trắng là nhóm người Mông đầu tiên di cư đến sống
ở Bắc Kạn. “…Sớm nhất là các nhóm Mông Trắng đến phía Bắc các huyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Pắc Nặm, Ba Bể tìm đất cư trú, lập nghiệp ở khu vực núi đá vôi thuộc các xã
Nhạn Môn, Cổ Linh, Cao Tân, Cao Thượng…cách đây khoảng hơn trăm
năm…Cũng từ Cao Bằng, nhóm người Mông Trắng còn chuyển đến cư trú tại
các xã Nghiêm Loan huyện Pắc Nặm, Nam Mẫu huyện Ba Bể…” [3, tr.323].
Người Mông ở Ba Bể thường sống rải rác, ít khi tới 5 - 10 hộ, ở trên núi
cao. Hộ thường sống phân tán nhà nọ cách nhà kia vài trăm mét trở lên.
Người Mông độc lập với các dân tộc khác, rất hiếm khi làng người Mông có
dân tộc khác cư trú và ngược lại. Hoạt động nông nghiệp chủ yếu của họ là
trồng ngô trên những nương du canh, ít có nương cày (thổ canh) để trồng các
loại cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi. Người Mông là những người thợ
thủ công lành nghề trong việc trồng lanh dệt vải, đan lát, làm đồ gỗ, rèn sắt…
1.2.6. Đồng bào Sán Chí:
Người Sán Chí sống trong các thung lũng, sườn đồi làm nghề nông như
đồng bào các dân tộc Tày - Nùng. Người Sán Chí có dân số ít ỏi chỉ khoảng
15 hộ từ huyện Pắc Nặm xuống sinh sống lẫn với khu vực của người Dao ở
quanh dãy Phja Bjoóc.
1.3. Sự biến đổi địa danh - địa giới huyện Ba Bể qua các thời kỳ lịch sử
Thời Hùng Vương, vùng đất là huyện Ba Bể ngày nay thuộc bộ Vũ
Định, một trong mười lăm bộ của nước Văn Lang.
Trong một nghìn năm Bắc thuộc, thời thuộc Hán, Ba Bể thuộc vào quận
Giao Chỉ, sang đời nhà Đường (thế kỉ VIII - IX - X) Ba Bể là vùng đất thuộc
Châu Long, sau đó thuộc châu Võ Nga.
Thời Đinh, Tiền Lê (thế kỉ X) chia các đơn vị hành chính làm 10 đạo.
Đến đời nhà Lý, khi Lý Thái Tổ lên ngôi (1010) xây dựng lại nhà nước phong
kiến trung ương tập quyền đã đổi 10 đạo thời Đinh, Tiền Lê thành 24 lộ, lúc
đó vùng đất Ba Bể nằm trong châu Thái Nguyên, sau đó thuộc châu Vũ Lặc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Đến đời nhà Trần, vào năm Thiên ứng chính bình thứ 11 (1242) nhà
nước chia đặt lại các đơn vị hành chính, đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ.Về
phương diện hành chính, Ba Bể vẫn nằm trong châu Thái Nguyên và nằm
trong Như Nguyệt Giang Lộ (gồm miền thượng lưu sông Cầu, Yên Thế và
Thái Nguyên). Vào năm Quang Thái thứ 10 (1397), châu Thái Nguyên được
đối thành trấn.Trong cuốn sách “Đất nước Việt Nam qua các đời” nhà học giả
Đào Duy Anh đã xác định địa giới như sau:
“Đại để trấn Thái Nguyên lúc đó là tương đương với tỉnh Thái Nguyên,
Bắc Kạn, và nửa phía nam của tỉnh Cao Bằng ngày nay” [1, tr.150].
Vào thời thuộc Minh, năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), trấn Thái Nguyên lại
đổi thành phủ Thái Nguyên lĩnh 11 huyện.Từ năm Tuyên Đức (niên hiệu của
Minh Tuyên Tông (từ 1426 -1434) về sau vẫn lấy đất phủ Thái Nguyên đặt
làm “Thái Nguyên thừa chính ty”, coi 3 phủ là phủ Thái Nguyên, phủ Phú
Bình, phủ Thông Hoá (Bắc Kạn ngày nay).
Năm 1428, Vương triều Lê được thành lập, Lê Thái Tổ chia cả nước
thành 5 đạo, Vùng đất Bắc Kạn lúc đó thuộc Bắc Đạo. Đến năm Quang Thuận
thư 7 (1466) Lê Thánh Tông định lại bản đồ cả nước, chia thành 12 đạo thừa
tuyên, đất Bắc Kạn và Ba Bể thuộc Thái Nguyên Thừa Tuyên. Năm Quang
Thuận thư 10 (1469) lại đổi Thái Nguyên Thừa Tuyên thành Ninh Sóc Thừa
Tuyên. Theo sách Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu thì “Ninh
Sóc Thừa Tuyên lúc đó lĩnh 3 phủ là phủ Cao Bằng, phủ Thông Hoá và phủ
Phú Bình”. Cũng theo sách trên, riêng phủ Thông Hoá có: “1 huyện là huyện
Cảm Hoá (gồm 50 xã và 10 trang) và 1 châu là châu Bạch Thông (gồm 70 xã
và 3 trang) huyện Ba Bể là đất của ba tổng thuộc châu Bạch Thông. Vào thời
kỳ này lần đầu tiên một đơn vị hành chính của huyên Ba Bể là Chợ Rã đã xuất
hiện với tên gọi riêng trong một tài liệu chính thống của triều đình với tên gọi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Chợ Slo. Tên gọi này xuất hiện trong tác phẩm Dư địa chí của Nguyễn Trãi ở
mục Thái Nguyên thổ sản.
Đời Hồng Đức thứ 21 (1483), vùng đất Ba Bể hiện nay vẫn thuộc xứ
Thái Nguyên. Từ thời Lê Trung Hưng đến hết thời Nguyễn Gia Long (1802 -
1814) xứ Thái Nguyên lệ thuộc vào Bắc Thành, vùng đất Bắc Kạn vẫn thuộc
trấn này.
Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đất nước được chia thành các tỉnh hạt,
trấn Thái Nguyên lúc đổi được đổi tên thành tỉnh Thái Nguyên. Sách “Đại
Nam nhất thống chí” (1882) đã ghi lại phạm vi của châu Bạch Thông lúc đó
như sau: “ở cách phủ 41 dặm v ề phía Tây; đông tây cách nhau 271 dặm, nam
bắc cách nhau 283 dặm; phía đông đến địa giới châu Vũ Nhai phủ Phú Bình
188 dặm, phía tây đến điạ giới châu Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang 83 dặm,
phía nam đến địa giới huyện Phú Lương và châu Định phủ Tùng Hoá 100
dặm, phía Bắc đến địa giới huyện Vĩnh Điện tỉnh Tuyên Quang 103 dặm. Từ
đời Trần về trước, gọi là huyện Vĩnh Thông; thời thuộc Minh vẫn theo như
thế, lệ phủ Thái Nguyên; đời Lê đổi tên hiện nay và gọi là châu, lệ phủ Tùng
Hoá, do phiên thần họ Hoàng nối đời quản trị; bản triều đầu đời Gia Long
vẫn theo như thế; năm Minh Mệnh thứ 16 đổi đặt lưu quan. Lãnh 9 tổng, 60
xã” [7, tr.153-155]. Huyện Ba Bể khi đó thuộc châu Bạch Thông, phủ Thông
Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Thời kỳ này một loạt địa danh của huyện Ba Bể đã
xuất hiện trong chính sử của triều đình như các đợn vị hành chính chính thức:
Chợ Hạ Hiệu, Chợ Quảng Khê, phố Chợ Rã [7, tr.176]
Như vậy, đến thời điểm này vùng đất Bắc Kạn nằm trong địa hạt tỉnh
Thái Nguyên.
Đến năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) tỉnh Thái Nguyên gồm 3 phủ là:
phủ Tòng Hoá, phủ Phú Bình, phủ Thông Hoá. Bắc Kạn ngày nay về cơ bản
vẫn là đất phủ Thông Hoa gồm châu Bạch Thông (nay là đất các huyên Bạch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
Thông, Chợ Đồn, Chợ Rã (tức huyện Ba Bể), huyện Cảm Hoá (nay thuộc địa
phận các huyện Na Rì, Ngân Sơn, vùng Phủ Thông của huyện Bạch Thông).
Theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX đã xác định giới hạn
huyện gồm có ba tổng với các xã sau:
“- Tổng Thượng Giáo có 9 xã: Địa Linh, Công Bật, Xuân Phương, Cao
Trĩ, Bành Trạch, Hồng La, Bạo Thị, Nhạn Môn, Nhân Thiếp.
- Tổng Hạ Hiệu có 7 xã, trang: Hạ Hiệu, Chư Hoa, Cao Thượng,
Nghiêm Loan, Bằng Thành, Cổ Đạo, Da Nham.
- Tổng Quảng Khê có 6 xã, trang: Quảng Khê, Bằng Châu, Đồng Phúc,
Nam Mẫu, Xuân Cưu, trang Mỹ Hoá Bán” [36, tr.82].
Sách Đồng Khánh dư địa chí đã chú thích rõ về duyên cách của châu
Bạch Thông như sau: “Châu Bạch Thông đời Lý -Trần là đất huyện Vĩnh
Thông, đới thuộc Minh đổi làm châu Vình Thông. Năm Quang Thuận 7
(1466) đời Lê Thánh Tông đổi làm châu Bạch Thông, đặt thuộc phủ Thông
Hoá. Qua các triều đại sau đều không thay đổi. Nay là các huyện Bạch
Thông, Chợ Đồn, Ba Bể tỉnh Bắc Kạn” [10, tr.818-819]
Cũng theo sách trên, huyện Ba Bể vào thời điểm đó gồm 23 xã thôn
thuộc ba tổng như sau:
“- Tổng Quảng Khê, 6 xã:
1.Xã Quảng Khê 2. Xã Đồng Phúc 3. Xã Mỹ Hoá
4. Xã Xuân Ổ 5. Xã Bằng Châu 6. Xã Nam Mẫu
- Tổng Thượng Giáo,11 xã:
1. Xã Thượng Giáo 2. Xã Công Bật 3.Xã Bộc Bố
4. Xã Xuân Phương 5. Xã Xuân La 6. Xã Nhạn Môn
7. Xã Nhân Tiếp 8. Xã Bành Trạch 9. Xã Địa Linh
10. Xã Truyền Cố 11.Xã Cao Trĩ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
- Tổng Hạ Hiệu, 7 xã:
1. Xã Hạ Hiệu 2. Xã Dạ Nham 3. Xã Nghiêm Loan
4. Xã Chư Hương 5.Xã Cao Thượng
6. Xã Cổ Đạo 7. Xã Bằng Thành” [10, tr.819]
Sau khi đánh chiếm và áp đặt bộ phận cai trị trên địa phận Thái Nguyên,
thực dân Pháp đã nhiều lần thay đổi đơn vị hành chính. Trong vòng 4 năm từ
1896 đến 1900 thực dân Pháp tiếp tục phân chia địa giới hành chính của các
châu Bạch Thông, Chợ Rã, Thông Hoá, Cảm Hoá. Theo nghị định ngày 20 -8
- 1891 của Toàn quyền Đông Dương, địa bàn Bắc Kạn thuộc 2 đạo quan binh:
Phần phía đông và nam thuộc Tiểu quân khu Thái Nguyên (Đạo quan binh I)
và phần bắc thuộc Tiểu quân khu Lạng Sơn (Đạo quan binh II).
Đến ngay 11 - 4 -1900, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định lấy phần
đất thuộc phủ Thông Hoá thành lập tỉnh Bắc Kạn gồm 4 châu (sau đổi thành
huyện) là: Bạch Thông, Chợ Rã (sau là huyện Ba Bể), Thông Hoá (sau đổi
thành Na Rì) và Cảm Hoá (sau đổi thành Ngân Sơn). Huyện Ba Bể với tư
cách là một đơn vị hành chính riêng của tỉnh Bắc Kạn lần đầu tiên xuất hiện.
Theo tác phẩm Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ của tác giả Ngô Vi
Liễn xuất bản năm 1938, đến đầu thế kỷ XIX, huyện Ba Bể có tên là châu
Chợ Rã, đất đai về cơ bản vẫn là ba tổng Thượng Giáo, Hạ Hiệu, Quảng Khê
và xã Hoàng Trĩ thuộc tổng Nhu Viễn xưa.
Năm 1916, theo nghị định của thống sứ Bắc Kỳ, một số tổng của châu
Bạch Thông, Chợ Rã và tổng An Biên Thượng thuộc Định Hoá (Thái
Nguyên) tách ra lập thành châu Chợ Đồn. Từ đó đến Cách mạng tháng Tám,
địa giới tỉnh Bắc Kạn được định hình 5 châu, 1 thị xã. Các châu lại chia thành
20 tổng và 103 xã.