Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Duy trì và phát triển thương hiệu S-Fone của Trung tâm điện thoại di động CDMA tại Hà Nội ( S-Telecom ).DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.73 KB, 22 trang )

Báo cáo thực tập

MỤC LỤC
I. Tổng quan về doanh nghiệp
1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm
2. Lĩnh vực kinh doanh
3. Cơ cấu tổ chức
II.Đặc điểm về các nguồn lực của doanh nghiệp
1. Vốn kinh doanh của Trung tâm
2. Cơ cấu lao động
III. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
IV. Phương hướng phát triển trong thời gian tới
1. Hướng phát triển của Trung tâm
Nguyễn Đào Phương Thảo QL11-08
1
Báo cáo thực tập
2. Hướng đề tài: Duy trì và phát triển thương hiệu S-Fone của Trung tâm điện
thoại di động CDMA tại Hà Nội ( S-Telecom )
I. Tổng quan về doanh nghiệp
Tên đơn vị: Trung tâm Điện thoại Di Động CDMA tại Hà Nội
Tên tiếng Anh: CDMA Mobile Phone Center in Hanoi
Địa chỉ: Tầng 6- Số 11 Trần Hưng Đạo- Quận Hoàn Kiếm- Hà Nội.
Điện thoại: (84-4) 39332388
Fax (84-4)39333179
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM
S-Telecom là đơn vị trực thuộc công ty Cổ phần dịch vụ bưu chính Viễn thông Sài
Gòn (SPT), được hình thành để thực hiện dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) giữa
Công ty SPT và Công ty SK Telecom Vietnam. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi
nhánh số 03005683CN41 do sở Kế hoạch Đầu tư Tp.Hồ Chí Minh cấp ngày 28/09/2001.
Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SAIGON POSTEL
CORPORATION – tên viết tắt SPT) được thành lập bởi nhiều doanh nghiệp nhà nước,


hoạt động trên nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau như: kinh doanh dịch vụ xuất nhập
Nguyễn Đào Phương Thảo QL11-08
2
Báo cáo thực tập
khẩu, địa ốc, du lịch, kim khí, điện máy, sản xuất thiết bị điện, tin học, viễn thông và
cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông. SPT là công ty cổ phần đầu tiên tại Việt Nam
hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, được Thủ tướng Chính phủ cho phép
thành lập tại văn bản số 7093/ĐMDN ngày 08/12/1995, và được chính thức thành lập
ngày 27/12/1995 theo quyết định thành lập số 2914/GP-UB của Ủy ban Nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 064090 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 17/10/1996.
Vào ngày 12/9/2001 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy phép số 2223/GP cho
Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) và Công ty SK (Telecom
Pte Ltd) để thành lập Trung tâm Điện thoại di động CDMA, tên giao dịch S-Fone trên cơ
sở hợp đồng theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. S-Fone chính thức
hoạt động vào ngày 01/07/2003 với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 230 triệu USD.
CDMA là viết tắt của cụm từ Code Division Multiple Access, nghĩa là Đa truy cập
phân chia theo mã số. Đây là một công nghệ mới mang tính đột phá được ứng dụng rộng
rãi trên khắp thế giới và mang ý nghĩa là tiêu chuẩn chung toàn cầu của thế hệ điện thoại
di động thế hệ 3 mà thế giới mong muốn đạt tới.
Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm được chia làm 03 giai đoạn:
Giai đoạn khởi đầu (từ tháng 07/2003 đến tháng 6/2006)
Vào ngày 01/07/2003, S-Fone chính thức khai trương dịch vụ trên lãnh thổ Việt
Nam. Đây là giai đoạn trung tâm đẩy mạnh việc mở rộng phủ sóng; tập trung nâng cao
hình ảnh của S-Fone trên thị trường viễn thông di động tại Việt nam.
Đến tháng 7/2006, S-Fone đã hoàn thiện việc phủ sóng tại 64 tỉnh thành với 03
Trung tâm chuyển mạch và hơn 1000 trạm phát sóng (BTS) trên cả nước.
Giai đoạn tiền nhảy vọt (từ tháng 7/2006 đến tháng 06/2007)
Với mục tiêu trọng tâm là tập trung vào giới trẻ nhắm xây dựng hình ảnh thương
hiệu mới; phát triển năng lực cạnh tranh và tạo ảnh hưởng lớn trên thị trường

Giai đoạn ổn định (từ tháng 7/2007 đến nay): Với mục tiêu là tăng sức mạnh
thương hiệu; cung cấp dịch vụ cộng thêm chất lượng cao…
Nguyễn Đào Phương Thảo QL11-08
3
Báo cáo thực tập
Từ đó đến nay, bên cạnh việc đầu tư, nâng cấp hệ thống mạng lưới, Trung tâm còn
liên tục đưa ra thị trường những sản phẩm gói cước, các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền
công nghệ CDMA đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Trung tâm điện thoại di động CDMA (S-Fone) được chia thành 3 khu vực:
Khu vực miền Bắc (khu vực I), miền Nam (khu vực II) và miền Trung (khu vực III).
Văn phòng chính đặt tại: 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận I, TP Hồ Chí Minh.
Văn phòng S-Fone khu vực I đặt tại: 11 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà
Nội.
Văn phòng S-Fone khu vực II đặt tại: 139 Hai Bà Trưng, Quận 1, TPHCM.
Văn phòng S-Fone khu vực III đặt tại: 104 Nguyễn Văn Linh, Quận Hải Châu, TP
Đà Nẵng.
Trong suốt quá trình gần 7 năm đi vào hoạt động, Trung tâm đã giành được khá
nhiều sự ghi nhận:
- Được bình chọn là Một trong 10 sự kiện CNTT-Truyền thông nổi bật của Việt
Nam trong năm 2003 và 2006 với 2 sự kiện: Mạng S-Fone chính thức đi vào hoạt động
và S-Fone – Mạng di động đầu tiên triển khai truyền hình trên di động;
- Đoạt cúp vàng thương hiệu năm 2004 và 2006 trong cuộc bình chọn Thương hiệu
uy tín chất lượng qua mạng thương hiệu Việt Nam;
- Được đánh giá là “Mạng di động chiếm được sự hài lòng nhất năm 2005” sau
cuộc bình chọn nhà cung cấp mạng ĐTDĐ tốt nhất nă 2005 do tạp chí e-Chip Mobile
thực hiện;
- Nhận được “Cúp vàng chất lượng hội nhập” cho nhóm dịch vụ cao cấp công nghệ
3G do liên hiệp các hội khooa học và kĩ thuật Việt Nam trao tặng vào năm 2007. Cùng
trong thời kì này, Trung tâm được nhận thêm giải “ Đơn vị cung cấp dịch vụ Mobile
Internet được ưa chuộng nhất trong năm 2007” do độc giả e-Chip bình chọn;

- Nhận giải “Doanh nghiệp dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do báo Sài Gòn
tiếp thị tổ chức; và được công nhận là 1 trong “50 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam”
Nguyễn Đào Phương Thảo QL11-08
4
Báo cáo thực tập
do chính người tiêu dùng Việt Nam bình chọn qua cuộc khảo sát của VCCI và công ty
khảo sát thị trường Nielsen.
2. LĨNH VỰC KINH DOANH
S- Telecom ra đời từ sự hợp tác của Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn
thông Sài Gòn SPT và Sk Telecom Việt Nam với chức năng chính là cung cấp dịch vụ
điện thoại di động vô tuyến cố định và các giá trị gia tăng sử dụng công nghệ CDMA
2000-1x trên phạm vi toàn quốc. Đây là công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay
trong lĩnh vực viễn thông với rất nhiều ưu điểm vượt trội như: Hạn chế gián đoạn các
cuộc gọi, tốc độ truyền dữ liệu cao, tối ưu hoá công suất phát của thiết bị đầu cuối, làm
tăng thời gian đàm thoại và thời gian chờ, đồng thời sử dụng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng
như các thông tin cần thiết, truy cập Internet tốc độ cao, chơi game trực tuyến.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của S-Telecom là:
 Thiết lập mạng và cung cấp các dịch vụ thông tin di động mặt đất;
 Thiết lập mạng lưới và kinh doanh các dịch vụ GTGT trên hệ thống mạng CDMA
2000-1x; CDMA 2000-1x EV-DO;
 Thiết lập mạng lưới và kinh doanh các thiết bị đầu cuối.
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Bộ máy hoạt động của S-Telecom chia làm 3 khu vực: Khu vực I - miền Bắc, khu
vực II - miền Nam, khu vực II - miền Trung.
Các quyết định hoạch định chính sách cho S-Telecom hình thành từ 1 cuộc họp ra
quyết định chung, được hỗ trợ bởi ban điều phối và thực thi bởi ban điều hành. Đây chính
là bộ máy quản lý đầu não của S-Telecom. Trợ giúp cho ban điều hành là giám đốc các
khối chiến lược và hỗ trợ, mạng lưới, tài chính và kế toán, Marketing và kinh doanh,
trung tâm IT.
Nguyễn Đào Phương Thảo QL11-08

5
Báo cáo thực tập
Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức của S-Telecom, ta có thể thấy là bộ máy khá cồng
kềnh. Tuy nhiên, đây là đặc điểm chung của các trung tâm viễn thông, bởi lẽ đây là 1
ngành kinh doanh khá phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến, hệ thống mạng
lưới nhà phân phối, đại lý, vùng phủ sóng đòi hỏi phải rộng khắp, nhiều thủ tục pháp lý
chặt chẽ của Nhà nước, hơn thế sự cạnh tranh gay gắt, sôi động trên thị trường này đòi
hỏi các doanh nghiệp có một bộ máy chuyên môn hóa cao độ nhằm thích ứng với mọi
biến động của thị trường, đáp ứng nhu cầu của từng bộ phận khách hàng, làm việc với
từng nhà cung cấp, đại lý.
Sơ đồ 1:
Nguyễn Đào Phương Thảo QL11-08
6
Báo cáo thực tập
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy khu vực I của Trung tâm
Nguồn: Trung tâm ĐTDĐ CDMA (S-Telecom)
Hiện nay Trung tâm Điện thoại di động CDMA tại Hà Nội có 08 phòng ban chức
năng dưới sự quản lý điều hành trực tiếp của Giám đốc Trung tâm, cụ thể là:
Phòng Hỗ Trợ
Phòng Tổng Đài.
Phòng Kế Toán.
Phòng Dịch vụ khách hàng.
Phòng Kỹ thuật và Triển khai.
Phòng Vận hành Mạng truy cập và Truyền dẫn.
Phòng Vận hành Mạng Lõi.
Phòng Kinh doanh và Tiếp thị.
A. Giám đốc Trung tâm: có chức năng và nhiệm vụ chính sau
Nguyễn Đào Phương Thảo QL11-08
7
Báo cáo thực tập

Tổ chức điều hành mọi hoạt động của Trung tâm và chịu trách nhiệm về kết quả
kinh doanh của toàn Trung tâm.
Tổ chức thực hiện kế hoạch, các phương án kinh doanh.
B. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban chức năng của Trung tâm:
Phòng Hỗ trợ
Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc Trung tâm và chịu trách nhiệm thực hiện các
hoạt động về quản trị nhân lực, hành chính, mua sắm, kế hoạch chiến lược, quan hệ đối
ngoại, pháp lý và hỗ trợ các hoạt động công nghệ thông tin.
Nhiệm vụ:
Thực hiện các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, duy trì nội quy lao động và đảm bảo
chế độ phúc lợi cho cán bộ nhân viên theo đúng yêu cầu quy định của Trung tâm.
Thực hiện các hoạt động về quản trị hành chính văn phòng tổng hợp- pháp lý; các
hoạt động đối nội đối ngoại của Trung tâm.
Thực hiện các hoạt động về mua sắm, công nghệ thông tin của trung tâm.
Phòng Kế toán
Chức năng:
Cập nhật, ghi chép, hạch toán, theo dõi và báo cáo toàn bộ tình hình biến động về
doanh thu, chi phí, tài sản, nguồn vốn bằng tiền của Trung tâm một cách kịp thời đầy đủ
và chính xác phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành và các quy định có liên quan đến
các nghiệp vụ của Trung tâm.
Kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện,quản lý và sử dụng các
nguồn vốn bằng tiền, tài sản công cụ thiết bị được trang bị. Đảm bảo thực hiện đúng các
quy trình quy định của Trung tâm và quy định quản lý tài chính, thuế của Nhà nước.
Nhiệm vụ:
Nguyễn Đào Phương Thảo QL11-08
8

×