Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

(Tiểu luận) báo cáo định giá cổ phiếu của tổng công ty cổ phần vận tảidầu khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 20 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC</b>

<b>TÊN BÁO CÁO : </b>

<b>Định giá cổ phiếu của Tổng Công ty Cổ phần Vận tải</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TÓM TẮT BÁO CÁO</b>

<b>Tên báo cáo: Định giá cổ phiếu của Tổng Cơng ty Cổ phần Vận tải Dầu khíĐối tượng phạm vi nghiên cứu: Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí</b>

Mục tiêu nghiên cứu: Báo cáo này tập trung vào phân tích và đánh giá Tổng Cơng ty Cổ phần Vận tải Dầu khí, nhằm cung cấp thơng tin cần thiết cho những người sử dụng thông tin này để đánh giá tiềm năng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong quá khứ và tương lai. Thông qua việc xem xét, kiểm tra và so sánh các số liệu tài chính hiện tại và quá khứ, báo cáo sẽ giúp đưa ra một đánh giá chính xác về giá trị hiện tại của cơng ty, từ đó giúp đánh giá triển vọng và chiến lược đầu tư vào cổ phiếu của cơng cơng ty.

<b>Những đóng góp mới của báo cáo</b>

<b>●</b> Báo cáo hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài chính Tổng Cơng ty Cổ phần Vận tải Dầu khí: Bao gồm các cơ cấu và dịng tiền hoạt động để đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp giai đoạn 2019-2022.

<b>●</b> Xác định dòng tiền tự do của doanh nghiệp: Báo cáo xác định dịng tiền tự do của doanh nghiệp để tính toán giá trị cổ phiếu.

<b>Phương pháp nghiên cứu</b>

Báo cáo về phân tích và định giá Tổng Cơng ty Cổ phần Vận tải Dầu khí đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cơ bản, bao gồm phương pháp thu thập, xử lý và phân tích tài liệu, phương pháp thống kê và mô tả, phương pháp so sánh, và phương pháp dự báo khoa học. Những phương pháp được áp dụng trong việc phân tích tình hình tài chính của cơng ty, bao gồm phân tích các tỷ số tài chính, để đưa ra những đánh giá về kết quả sản xuất kinh doanh, sử dụng tài sản và nguồn vốn của cơng ty.

Ngồi ra, trong q trình định giá cổ phiếu của Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí, báo cáo đã áp dụng phương pháp ước tính dịng tiền tự do

<b>Kết cấu báo cáo</b>

● Chương 1: Tổng quan về Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí ● Chương 2: Phân tích cơng ty PVTrans

● Chương 3: Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do ● Chương 4: Kết luận kết quả định giá cổ phiếu so với giá thị trường của cổ phiếu

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>M C L CỤỤ</b>

<i>Chương 1: Tổng quan về Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí...5</i>

1.1. Thơng tin Cơng ty...5

1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh...5

1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2019-2022...7

<i>Chương 2: Phân tích cơng ty PVTrans...9</i>

2.1. Phân tích triển vọng của PVTrans...9

2.2. Phân tích tình hình tài chính...13

2.3. Phân tích nhóm chỉ số tài chính đặc trưng...14

<i>Chương 3: Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do...16</i>

<i>Chương 4: Kết luận kết quả định giá cổ phiếu so với giá thị trường của cổ phiếu...18</i>

3

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH</b>

1 Hình 1.1 Doanh thu, tăng trưởng của doanh thu và biên gộp của mảng

8 Bảng 3.2 Bảng dữ liệu về thời kỳ doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh 16

10 Bảng 3.4 Định giá cổ phiếu PVT qua phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do

17

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>Chương 1: Tổng quan về Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí</b>

1.1. Thơng tin Cơng ty

Tổng Cơng ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans) là một trong những đơn vị tiên phong về vận tải biển tại Việt Nam. PVTrans được thành lập năm 2002 và niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, với mã PVT. Sau đó đã tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành Tổng Cơng ty Cổ phần Vận tải Dầu khí. Tập đồn Dầu khí Việt Nam là cổ đơng chiến lược với tỷ lệ sở hữu 51% vốn điều lệ của PVTrans. PVTrans đã có sự phát triển vượt bậc từ một cơng ty vận tải biển chỉ có 01 con tàu thành một Tổng Cơng ty vận tải có 9 đơn vị thành viên, 2 chi nhánh và hơn 2.000 cán bộ công nhân viên. Đội tàu của PVTrans bao gồm 41 chiếc với tổng tải trọng hơn 1 triệu DWT, chiếm lĩnh thị trường vận tải hàng lỏng tại Việt Nam. PVTrans đã được trao nhiều giải thưởng uy tín về kết quả kinh doanh và huân chương từ các tổ chức như Forbes Việt Nam, Asia Pacific Entrepreneurship Awards, VNR, …

1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Cơng ty có hai mảng kinh doanh chính là cung cấp dịch vụ vận tải (dầu thơ, dầu thành phẩm/hóa chất, khí hóa lỏng, hàng rời) và dịch vụ kỹ thuật dầu khí (cho thuê và cung cấp dịch vụ O&M các kho nổi FSO/FPSO).

● <b>Dịch vụ vận tải là hoạt động cốt lõi có đóng góp lớn nhất vào cơ cấu doanh thu của PVT</b>

trong nhiều năm qua. Hiện nay PVTrans là doanh nghiệp đầu ngành trên thị trường vận tải dầu khí nội địa với đội tàu vận tải hàng lỏng lớn nhất Việt Nam gồm 41 tàu phục vụ thị trường trong nước và quốc tế, nhờ là thành viên của PVN, PVTrans luôn nhận được sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi từ phía tập đồn, giúp công ty dễ dàng tiếp cận đến các thị trường và khách hàng tiềm năng.

- Vận tải dầu thô là một lĩnh vực quan trọng và đặc thù trong ngành vận tải biển. Công ty Vận tải Dầu Thô Việt Nam (PVTrans) là doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này.

- Vận tải dầu sản phẩm/hóa chất là một trong những lĩnh vực kinh doanh chính của PVTrans. Cơng ty có nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ vận chuyển an toàn, hiệu quả và chất lượng cao cho các khách hàng trong và ngoài nước. PVTrans tự hào là đối tác tin cậy của các nhà máy lọc dầu, các công ty thương mại xăng dầu và các doanh

5

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

nghiệp sản xuất hóa chất tại Việt Nam. Cơng ty ln nỗ lực nâng cao năng lực đội tàu, đào tạo nhân sự và áp dụng công nghệ tiên tiến để phục vụ tốt hơn nhu cầu của thị trường.

- Vận tải khí hóa lỏng (LPG) là một lĩnh vực hoạt động quan trọng của PVTrans, cơng ty có đội tàu LPG hiện đại và an tồn nhất Việt Nam. PVTrans khơng chỉ đáp ứng nhu cầu vận chuyển LPG trong nước mà cịn mở rộng thị trường quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và uy tín của cơng ty. Các đối tác lớn trong nước như BSR, PVGas, GPP Cà Mau. Đối với thị trường nước ngoài, PVTrans phục vụ nhập khẩu LPG chủ yếu từ Trung Đông và các nước lân cận như Trung Quốc, Malaysia và Đài Loan.

- Vận tải hàng rời: Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong cơ cấu doanh thu, tuy nhiên doanh thu từ mảng này dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên khi sản lượng than vận chuyển cho các nhà máy nhiệt điện tăng lên. Ngồi ra, cơng ty đang tăng cường khai thác tàu hàng rời trên thị trường quốc tế thơng qua hình thức cho th định hạn, mở rộng thị trường và đưa ra nhiều cơ hội mới, đóng góp vào doanh thu của cơng ty.

● <b>Dịch vụ kỹ thuật dầu khí: Mảng kinh doanh FSO/FPSO và O&M là một trong những</b>

mảng kinh doanh cốt lõi của Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí, với tính ổn định cao và lợi nhuận khá. Hoạt động này bao gồm cho thuê, vận hành và bảo dưỡng các kho chứa nổi tại các mỏ dầu ngồi khơi. Hiện tại, cơng ty đang cho th tàu FSO Đại Hùng Queen để phục vụ khai thác dầu thô tại mỏ Đại Hùng và cung cấp dịch vụ vận hành, bảo dưỡng đối với các tàu FSO/FPSO khác tại các mỏ Đại Hùng, Chim Sáo, Sơng Đốc và mỏ khí Sao Vàng Đại Nguyệt. Các hoạt động này đóng góp đáng kể vào doanh thu và lợi nhuận của công ty, đồng thời cũng mang lại tính ổn định và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.

● <b>Thương mại và các hoạt động khác: Ngoài các hoạt động kinh doanh chính của mình,</b>

Tổng Cơng ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVT) cịn đang triển khai các dịch vụ có liên quan khác, như đại lý hàng hải, kinh doanh thương mại và vận tải đường bộ LPG, với mục tiêu tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, mảng này chỉ đóng góp khoảng 9.6% trong cơ cấu doanh thu và 1.5% trong cơ cấu lợi nhuận gộp của PVT, đóng vai trị khá khiêm tốn so với các hoạt động kinh doanh chính của cơng ty.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2019-2022 Trong giai đoạn từ 2019 đến 2022, mặc dù nền kinh tế đã trải qua nhiều biến động, tuy nhiên PVTrans vẫn đạt được kết quả kinh doanh khả quan với tăng trưởng doanh thu trung bình đạt 5%. Kết quả này đến từ việc công ty tập trung vào việc mở rộng đội tàu để tăng năng suất. Ngoài ra, tỷ suất lợi nhuận gộp của PVTrans cũng đã được cải thiện trong suốt giai đoạn, tăng từ 15,4% vào năm 2019 lên 18,3% vào năm 2022 nhờ việc công ty tập trung vào trẻ hóa đội tàu để giảm chi phí vận chuyển.

Trong năm 2022, khi kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn do leo thang các biện pháp trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina, giá dầu nhiên liệu tăng cao và tăng trưởng kinh tế chậm lại, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu tăng lãi suất và áp lực lạm phát tăng cao, PVTrans vẫn ghi nhận được kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc. Điều này được đạt được nhờ sự chuẩn bị kĩ lưỡng của công ty và sự hỗ trợ từ Tập đồn Dầu khí Quốc gia (PVN) - công ty mẹ của PVTrans.

PVTrans đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý 4/2022 và cả năm 2022 nhờ vào phục hồi của nhu cầu vận tải dầu khí sau đại dịch Covid-19. Doanh thu của PVT trong quý 4/2022 tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2.439 tỷ đồng, trong khi LNST cổ đông công ty mẹ tăng 5,1% lên 207 tỷ đồng, là quý có lợi nhuận cao nhất trong năm 2022 của PVT.

7

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Nếu tính cho cả năm 2022, PVT cũng đạt kết quả tích cực với doanh thu tăng 21% so với năm 2021, đạt 9,047 tỷ đồng, mảng dịch vụ vận tải vẫn đang là động lực tăng trưởng chính với doanh thu 6801 tỷ đồng, tăng trưởng 26%. Tăng trưởng của mảng vận tải đến từ giá cước vận tải hàng lỏng tăng mạnh theo đà tăng của thế giới đặt biệt là các tàu dầu thô và dầu sản phẩm, các tàu khai thác các tàu mới được bổ sung từ các tàu đầu tư mới năm 2022. Với giá cước cải thiện, biên gộp mảng vận tải cũng tăng từ 16% đến 26%, giúp biên gộp chung của PVT tăng từ 1% lên 21%. Lợi nhuận gộp đạt 1.655 tỷ đồng, tăng trưởng 33,7%. Bên cạnh mảng cốt lõi tăng trưởng, một phần lớn lợi nhuận của PVT trong năm 2022 còn được đóng góp bởi việc thanh lý hai tàu Athena và Sông Hậu Eagle với tổng giá trị 292 tỷ đồng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Chương 2: Phân tích cơng ty PVTrans</b>

2.1. Phân tích triển vọng của PVTrans

Nhóm ngành dầu khí là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành dầu khí cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như giá dầu thấp, nguồn cung vượt quá nhu cầu, sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất khác và các rủi ro mơi trường. Trong bối cảnh đó, triển vọng ngành dầu khí của Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chiến lược phát triển, chính sách quản lý, hợp tác quốc tế và đổi mới công nghệ. Trong năm 2023, nhiều tổ chức quốc tế dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt nhưng giảm tốc xuống mức còn 6,0-6,5% so với mức tăng trưởng 8% của năm 2022. Các yếu tố dẫn đến nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới cục bộ, sự nhập khẩu lạm phát và mặt bằng của lãi suất cịn cao, tỷ giá hối đối chịu áp lực dưới các chính sách tiền tệ cịn đang thắt chặt, và diễn biến của thị trưởng bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam có thể gây ảnh hướng tới triển vọng năm tới. Tuy nhiên, sau các vấn đề đó, chính phủ bắt đầu hạ lãi suất và duy trì kéo dài chính sách thì dịng tiền trên thị trường bắt đầu ổn định và tăng trưởng trở lại.

Đối với thị phần trong nước PVTrans được sự ủng hộ của Chính Phủ và các Tập đồn trong cơng tác phát triển vận tải. PVTrans là nhóm dầu khí trung nguồn thường sẽ được hưởng lợi từ giá cước tăng khi mảng vận tải chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận. PVTrans xác định thị trường trọng tâm là phục vụ cho các dự án của Tập đoàn trong nước. Trong đó PVTrans là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực vận chuyển dầu khí tại Việt Nam, là đối tác chiến lược của các nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn, các nhà máy nhiệt điện Long Phú 1, Sông Hậu 1, Vũng Áng 1 và các đơn vị sản xuất và tiêu thụ phân đạm và hóa phẩm dầu khí trong Tập đồn Dầu khí Việt Nam.

Trong giai đoạn năm 2021-2025, PVTrans thực hiện chiến lược đầu tư gia tăng quy mơ và trẻ hố đội tàu vận tải đón đầu sự phục hồi của thị trường vận tải biển trong thời gian tới. Với mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu hợp nhất trung bình 3%/năm, lợi nhuận hợp nhất khoảng 5%/ năm, doanh thu mẹ tăng trưởng 3%/năm, lợi nhuận công ty mẹ khoảng 5%/ năm. Kế hoạch phát triển đội tàu vận tải của công ty bao gồm xây dựng và mở rộng đội tàu để đáp ứng nhu cầu vận chuyển nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra cho các dự án lọc hóa dầu, dự án khí và các nhà máy điện than của Tập đồn và các đối tác bên ngồi. Cơng ty cũng đặt mục tiêu phát triển các dịch vụ vận tải tại thị trường quốc tế, với tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ ít nhất là 9

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

70% trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận vận tải. Tính tới thời điểm cuối năm 2022, PVT đã sở hữu đội tàu vận tải gồm 41 chiếc với tổng trọng tải lên tới 1,1 triệu DWT. Trong đó mục tiêu là đạt tổng số 72 chiếc đến năm 2025 (trong đó dự kiến thanh lý 7 chiếc hiện có).

Về tương mảng phân phối LNG, chuyển dịch sang điện khí là một trong những mảng tiềm năng tạo động lực phát triển cho PV Trans trong dài hạn. Hiện tại mảng LNG là một nguồn năng lượng sạch và hiệu quả, có thể giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng trong bối cảnh các nguồn năng lượng truyền thống như than và thủy điện đang gặp hạn chế. Tuy nhiên, việc phân phối LNG đến các nhà máy điện ở Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt cung cấp toàn cầu, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine. Điều này đã làm tăng giá LNG lên mức cao kỷ lục, khiến cho các dự án điện khí LNG tại Việt Nam phải đối mặt với rủi ro về chi phí và lợi nhuận. Do đó, q trình chuyển dịch sang điện khí LNG sẽ khơng thể diễn ra nhanh chóng như kỳ vọng trong dự thảo Quy Hoạch phát triển điện 8, mà sẽ phải phụ thuộc vào tình hình thị trường và chính sách của chính phủ trong thời gian tới. Theo dự thảo Quy hoạch phát triển điện 8, nhu cầu sử dụng LNG khoảng 2.8 năm 2025 và tăng lên 12 tấn/năm vào năm 2030.

Theo báo cáo của OPEC, khí tự nhiên là nhiên liệu hóa thạch có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2020-2045 do nhu cầu năng lượng tăng cao từ các thành phố lớn, các ngành công nghiệp và sự cạnh tranh về giá cả và môi trường so với than đá. Dự kiến nhu cầu khí tự nhiên tồn cầu sẽ tăng từ 67 triệu thùng dầu/ngày năm 2019 lên 91 triệu thùng dầu/ngày năm 2045, chiếm 25% tổng nguồn cung năng lượng thế giới .

Để đáp ứng nhu cầu khí tự nhiên ngày càng tăng, sản lượng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cũng tăng mạnh trong những năm gần đây. LNG là khí thiên nhiên được làm lạnh ở nhiệt độ âm để chuyển thành dạng lỏng, giúp tiết kiệm không gian và dễ dàng vận chuyển qua đường biển hoặc đường ống. Năm 2020, sản lượng LNG thương mại toàn cầu đạt 488 tỷ mét khối, chiếm hơn một nửa tổng sản lượng vận chuyển khí thiên nhiên.

Việt Nam là một trong những quốc gia có chiến lược phát triển ngành điện dựa trên khí tự nhiên nhập khẩu. Từ cuối năm 2022, Việt Nam sẽ bắt đầu nhập khẩu LNG với sản lượng khoảng 1 triệu tấn/năm và dự kiến sẽ tăng lên 12 triệu tấn/năm vào năm 2030. Các nhà máy điện sử dụng LNG nhập khẩu sẽ có cơng suất khoảng 4.000 MW vào năm 2025 và 18.000 MW vào năm 2030. Đây là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải LNG. Với kinh nghiệm và uy tín trong ngành vận tải dầu khí, PVTrans sẽ có kế hoạch tham gia vào các

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

dự án vận tải LNG của Việt Nam trong thời gian tới để góp phần phát triển ngành điện và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

<b>Hình 2.1: Cơng suất nguồn điện và nhu cầu LNG nhập khẩu của Việt Nam</b>

(Nguồn: MOIT, BP, bloomberg, MB Securities) Giá cước các loại tàu vận chuyển là một trong những yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành dầu khí. Từ giữa năm 2022, giá cước các loại tàu vận chuyển dầu thô và dầu sản phẩm liên tục tăng cao do cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Nguyên nhân chính đến từ sự tăng cường nhu cầu sử dụng tàu để vận chuyển dầu thô và dầu sản phẩm bằng đường biển khi lượng sản phẩm này được chuyển đi ở mức độ cao hơn trong khi nguồn cung tàu vẫn duy trì trong tình trạng khan hiếm. Cụ thể, nhu cầu nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu từ Nga vào Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng cao, trong khi các nước Châu Âu tăng cường nhập khẩu dầu từ Trung Đông và Hoa Kỳ để đáp ứng nhu cầu do thiếu hụt dầu từ Nga làm cho các cung đường vận chuyển bị kéo dài thêm.

<b>Hình 2.2: Giá cước tàu chở dầu thơ và dầu sản phẩm</b>

11

</div>

×