Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

(Tiểu luận) đề tài ứng dụng các lý thuyết kinh tế học để phân tích chiến tranh vùng vịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.99 MB, 40 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CƠNG</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>I.Lý do chọn đề tài:...3</b>

<b>II. Sơ lược về các lý thuyết kinh tế:...4</b>

<b>1.Điểm tham chiếu (Reference point):...4</b>

<b>2.Trò chơi Ai là Gà (Chicken game):...5</b>

<b>3.Hiệu ứng Nỗi sợ mất mát (Loss aversion)...5</b>

<b>4.Trò chơi hợp tác Săn hươu săn thỏ (Stag Hunt Game):...6</b>

<b>5.Chiến lược áp đảo (Dominant strategy):...8</b>

<b>6.Hiệu ứng giả dược:...9</b>

<b>7.Ngụy biện chi phí chìm (Sunk cost fallacy):...10</b>

<b>8.Trị chơi tối hậu thư (Ultimatum game):...10</b>

<b>III. Chiến tranh Vùng Vịnh Iraq với Kuwait...13</b>

<b>1.Đôi nét về chiến tranh Vùng Vịnh...13</b>

<b>2.Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh...14</b>

<b>3.Bối cảnh cuộc chiến...15</b>

<b>4.Xâm chiếm Kuwait...17</b>

<b>5.Kết quả và ý nghĩa...20</b>

<b>IV.Ứng dụng các lý thuyết kinh tế học vào Chiến tranh giữa Iraq với Kuwait...22</b>

<b>1.Trò chơi Ai là gà với sự bại trận của Iraq trước Hoa Kỳ và đồng minh...22</b>

<b>2.Nỗi sợ mất mát dẫn đến thất bại của Iraq...23</b>

<b>3.Trò chơi hợp tác...25</b>

<b>4.Điểm tham chiếu...26</b>

<b>5.Chiến lược áp đảo (Dominant strategy):...28</b>

<b>6.Ngụy biện chi phí chìm (Sunk cost fallacy):...28</b>

<b>7.Hiệu ứng giả dược:...28</b>

<b>8.Trị chơi tối hậu thư (Ultimatum game):...28</b>

<b>V. Đưa ra một số bài học, kết luận từ chủ đề phân tích...31</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO:...32</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>I.Lý do chọn đề tài:</b>

Xung đột vũ trang là vấn đề nhức nhối giữa nhiều quốc gia trên thế giới trong suốt các thập kỷ qua, nó khơng chỉ ảnh hưởng tới chính trị của một nước mà còn tác động tiêu cực tới nền kinh tế của quốc gia đó. Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 (cũng gọi là Chiến tranh vịnh Ba Tư hay Chiến dịch Bão táp Sa mạc) là một cuộc xung đột giữa Iraq và liên minh gần 38 quốc gia do Hoa Kỳ lãnh đạo và được Liên Hợp Quốc phê chuẩn để giải phóng Kuwait. Chiến tranh vùng Vịnh có thể phá hủy vị thế của các nước và sự cân bằng trong cục diện hiện tại ở Trung Đông. Bất kỳ quốc gia nào trong khu vực tham gia vào cuộc chiến với Iran sẽ chịu thiệt hại lớn, nên không ai muốn chiến tranh bùng phát.

Kinh tế học hành vi (Behavioral Economics) là những nghiên cứu về tâm lý học liên quan đến quá trình ra quyết định kinh tế của các cá nhân và tổ chức. Các lý thuyết trò chơi hay các hiệu ứng trong kinh tế học hành vi thường được áp dụng vào các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh rất nhiều, nhưng ngược lại ít ai dùng các lý thuyết trị chơi hay các hiệu ứng này để phân tích và ứng dụng vào các cuộc chiến tranh. Vì vậy, để tạo sự khác biệt giữa các nhóm và khác biệt về lĩnh vực nghiên cứu thì nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “Chiến tranh vùng vịnh 1991” với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về Chiến tranh Vùng Vịnh cũng như có thể vận dụng những kiến thức dựa trên lý thuyết kinh tế đã học như: trò chơi hợp tác, ai là gà, nỗi sợ mất mác, thế tiến hóa lưỡng nan, điểm tham chiếu,... Thơng qua đề tài này, chúng em hi vọng có cái nhìn sâu sắc hơn về chiến tranh vùng vịnh, rút ra được bài học từ cuộc chiến trên, từ đó đề ra một số giải pháp phù hợp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>II.Sơ lược về các lý thuyết kinh tế:</b>

<b>1. Điểm tham chiếu (Reference point):</b>

Điểm tham chiếu có thể là tình trạng hiện tại (Current Status) hay tình trạng kỳ vọng (expected status). Đánh giá “được” (“gain”) hay “mất” (“loss”).

Ý tưởng: câu chuyện của một bạn Tân sinh viên đang sống một mình tại căn nhà trọ cảm thấy khơng hài lịng về nhà trọ của mình vì cảm thấy nó bé và bí bách và có đang có ý định tìm kiếm một căn nhà trọ mới rộng rãi hơn. Vì vậy chúng em quyết định thực hiện thí nghiệm bằng cách chở thêm nhiều đồ đạc cá nhân của nhóm như tủ quần áo, tủ giày và để vào phịng của bạn Tân sinh viên đó. Sau 3 ngày, chúng em đã ghi nhận được suy nghĩ và cảm xúc của bạn Tân sinh viên đó là cảm giác khó chịu, bực tức, và khơng muốn tiến hành thí nghiệm thêm một ngày nào nữa. Lúc này, chúng em đã dọn hết đồ đạc của nhóm và quay trở lại để ghi chép lại cảm nhận của bạn, kết quả thu được là bạn Tân sinh viên cảm thấy vơ cùng thoải mái, căn phịng trở nên rộng rãi lạ thường và khơng cịn có ý định chuyển trọ nữa.

Tại sao bạn Tân sinh viên lại cảm thấy nhà trọ của mình rộng lớn hơn so với lúc đầu? Tại vì lúc đầu khi chúng em đưa những món đồ đạc chiếm diện tích vào thì đã thiết lập nên một điểm tham chiếu và sau khi thu dọn nó đi thì điểm tham chiếu so với khi có những món đồ đạc đó trong nhà là ngơi nhà trọ đã trở nên rộng rãi hơn (“gain”).

Từ một thí nghiệm nhỏ trên cho ta thấy: Đơi khi những hành động, cảm xúc, quyết định của mình sẽ phụ thuộc vào điểm tham chiếu bởi vì điểm tham chiếu có thể tạo ra những cảm giác về được (“gain”) hay mất (“loss”).

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>2. Trò chơi Ai là Gà (Chicken game):</b>

Một trò chơi thú vị khác có thể được sử dụng là trị chơi Ai là gà. Là một trò chơi mâu thuẫn về nguồn lực khan hiếm, nói cách khác là một lý thuyết trị chơi thiết lập mà thường sẽ có hai người chơi hướng về nhau. Trong trò chơi này, hãy tưởng tượng hai tài xế trẻ đang lái hai chiếc ô tô phóng nhanh về phía nhau trong một con đường hẹp. Khả năng tử vong của cả hai tài xế trẻ tuổi là rất cao, nếu không ai trong số họ quay về hướng ngược lại. Ưu tiên của hai người lái xe trong trị chơi này là họ sẽ khơng đóng vai kẻ hèn nhát. Thế nên, lợi ích tốt nhất là để đối thủ của bạn là gà. Tình huống tồi tệ nhất có thể xảy ra là đâm đầu vào nhau. Vì vậy, trong ma trận cho trị chơi này, tình huống này có giá trị nhỏ nhất. Chúng tôi gán giá trị 1. Như đã đề cập trước đây, lợi ích tốt nhất cho mỗi tay đua là để đối thủ của anh ta là gà, vì vậy chúng tơi gán giá trị đó là 4. Khả năng xấu nhất tiếp theo là gà, vì vậy chúng tôi gán giá trị này là 2. Khả năng cuối cùng là cả hai trình điều khiển chuyển hướng cùng một lúc. Chúng tôi gán giá trị này là 3. Trong chiến lược này, họ có thể duy trì niềm tự hào và cuộc sống của mình, vì vậy điều này tốt hơn là gà. Nhưng trong những trường hợp này, không ai trong số những người chơi sẽ là người thua cuộc và cũng không phải là người chiến thắng. (Barough, A. S., Shoubi, M. V., & Skardi, M. J. E., 2012).

<b>3. Hiệu ứng Nỗi sợ mất mát (Loss aversion)</b>

Hiệu ứng nỗi sợ mất mát (Loss aversion), được nghiên cứu bởi nhà tâm lý học Daniel Kahneman vào năm 1979. Nghiên cứu về hiệu ứng này muốn thể hiện một điều: Hiệu ứng xảy ra khi bạn không muốn để mất thứ mình đang có.

Ý tưởng: Nghiên cứu diễn ra trong trường hợp những người tham gia nghiên cứu được tặng cốc, sơcơla hoặc khơng được tặng gì cả. Có 2 lựa chọn cho họ: Một, nếu họ đang sở hữu cốc hoặc sơcơla thì họ có thể đổi cái cịn lại. Hai, nếu họ khơng được tặng gì cả thì họ có thể chọn 1 trong 2 đồ vật trên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Kết quả là: Những người khơng có gì thì đa số họ đều chọn cốc và hơn 85% những người nhận cốc lúc đầu thì khơng đổi đồ vật gì hết. Điều này chỉ ra, con người khơng muốn mất đi thứ mình đã và đang sở hữu dù cho họ có được sự lựa chọn.

Hiệu ứng nỗi sợ mất mát còn bị tác động thêm ở một đặc tính gọi là “sự sung sướng tức thì” (instant gratification). Đây là 2 hiệu ứng khác biệt nhưng lại liên quan mật thiết với nhau.

Ví dụ: Với những sự kiện có tính chất giải trí, mang lại sự vui vẻ như đi chơi, đi xem phim, xem hịa nhạc… thì phản ứng của chúng ta lúc nào cũng mong những sự kiện đó mau diễn ra hoặc ngay lập tức thì càng tốt. Nhưng với những việc mà ta xem là nỗi khổ như làm bài tập, đi họp nhóm, đi học… thì ta chỉ mong có một việc bất ngờ nào đó xảy ra ngăn chặn chuyện làm bài tập, đi học… xảy ra hay làm trì hỗn nó.

Có nghĩa là, nếu có một yếu tố nào đó có thể đẩy lùi việc buồn khổ, sự sợ hãi và khiến ta cảm thấy an tồn thì ta ln sẵn sàng thực hiện. Điều đó cũng giải thích cho việc con người mua các loại bảo hiểm cho bản thân và đồ vật đắt tiền (như xe ô tô, nhà), các các cặp đôi vội vã kết hợp vì họ sợ nếu yêu nhau càng lâu thì đến một ngày nào đó tình u sẽ phai nhạt dần và chàng trai hoặc cô gái sẽ rời bỏ người còn lại… Hợp đồng bảo hiểm, giấy đăng ký kết hôn là minh chứng đảm bảo cho nỗi sợ mất mát trong ta sẽ biến mất.

Để xử lý hiệu ứng nỗi sợ mất mát (loss aversion), đặc biệt trong hoạt động bán hàng, những người làm marketing nên trình bày sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình một cách tuyệt vời trước khách hàng để họ cảm thấy mất mát nếu họ khơng có được sản phẩm/dịch vụ của ta.

<b>4. Trò chơi hợp tác Săn hươu săn thỏ (Stag Hunt Game):</b>

Bài toán này lần đầu được kể bởi triết gia Jean-Jacques Rousseau, trong diễn văn về bất bình đẳng của ơng, biến thể dễ hiểu như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Ý tưởng trị chơi: Có hai người thợ săn đi săn. Trong khu vực của các thợ săn, có 2 con thỏ và 1 con hươu. Mỗi người có thể quyết định sẽ săn hươu hoặc thỏ. Tự thân họ phải đưa ra lựa chọn mà không cần biết lựa chọn của người kia. Biết rằng nếu chọn săn hươu, họ cần phải có sự hợp tác của người kia để thành cơng. Hoặc họ có thể tự săn thỏ một mình, nhưng thịt của cả hai con thỏ cộng lại ít hơn nhiều so với hươu. Biết rằng việc săn thỏ có thể khiến hươu chạy đi mất.

Do vậy, Rousseau cho rằng sẽ tốt hơn nhiều cho người thợ săn nếu cả 2 cùng hợp tác

Vậy, có thể dễ dàng nhận ra lựa chọn cả hai cùng săn hươu (3,3) là một điểm cân bằng Nash, vì khi thợ săn A đã chọn săn hươu, thợ săn B không thể đưa ra bất kỳ lựa chọn nào khác có thể dẫn đến kết quả tối ưu hơn (vì chọn săn thỏ cũng chỉ nhận được 2 thịt). Nhưng trò này còn một điểm cân bằng Nash khác là cả hai cùng chọn săn thỏ (1,1), vì khi thợ săn A chọn săn thỏ, thợ săn B không thể đưa ra bất kỳ lựa chọn nào khác tối ưu hơn (vì chọn săn hươu sẽ dẫn đến khơng được gì).

Trong cân bằng Nash, có hai kiểu là ưu thế rủi ro và ưu thế đánh đổi, trong đó (3,3) được xem là ưu thế đánh đổi, còn (1,1) là ưu thế rủi ro. Việc lựa chọn săn hươu có thể tối ưu hóa phần thưởng nhận được, trong khi lựa chọn săn thỏ lại tối thiểu hóa rủi ro gặp phải. Săn hươu đem lại lợi ích cho mỗi người cao nhất nhưng đòi hỏi phải có lịng tin vào sự hợp tác của mỗi bên. Vì vậy, rất khó để đong đếm xem đâu mới là quyết định tối ưu hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>5. Chiến lược áp đảo (Dominant strategy):</b>

Một chiến lược được gọi là chiến lược áp đảo nếu nó đem lại kết quả tốt nhất (cho người chơi) bất kể chiến lược của những người chơi còn lại.

Nếu một người chơi duy lý có một chiến lược áp đảo, người này sẽ chọn chiến lược áp đảo khi tham gia trò chơi.

Bất kể đối thủ là duy lý hay không, có suy nghĩ bình thường hay khơng…

Ví dụ: Tèo và Tí mỗi người chỉ có thể lựa chọn một trong hai chiến lược (hành động): Khai hoặc không khai. Tèo có thể tư duy thế này. “Nếu thằng Tí nhận tội mà mình lại khơng nhận tội thì nó trắng án cịn mình phải ngồi bóc lịch những 6 tháng. Như thế thì thà mình cũng nhận tội để chỉ phải ngồi tù 3 tháng còn hơn”. Rồi Tèo lại nghĩ, “nhưng ngộ nhỡ thằng Tí nó ngoan cường khơng khai thì mình nên thế nào nhỉ? Nếu nó khơng khai mà mình cũng khơng khai thì mình phải ngồi tù 1 tháng, nhưng mà nếu mình khai thì mình còn được tha bổng cơ mà. Như vậy tốt nhất là mặc kệ thằng Tí, mình cứ thật thà khai báo là hơn.”

Nếu tất cả người chơi đều có chiến lược áp đảo, thì mỗi người sẽ chọn chiến lược áp đảo và cân bằng đạt được là cân bằng chiến lược áp đảo.

Trong ví dụ Tí-Tèo: chiến lược áp đảo của cả Tí và Tèo là “Khai” Tèo

Không khai -6, 0 -1, -1

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Cân bằng chiến lược áp đảo: (Khai, Khai) (-3, -3).

Như vậy, dù Tí có lựa chọn thế nào đi chăng nữa thì chiến lược tốt nhất của Tèo cũng là khai nhận tội. Tương tự như vậy, dù Tí có lựa chọn thế nào đi chăng nữa thì chiến lược tốt nhất của Tèo cũng là khai nhận tội. Nói cách khác, đối với cả Tèo và Tí thì chiến lược “khai nhận tội” là chiến lược áp đảo (hay chiến lược ưu thế - dominant strategy) so với chiến lược “không khai”.

<b>6. Hiệu ứng giả dược:</b>

Giả dược không phải là một hiện tượng mới mà bản thân giả dược cùng với hiệu ứng của nó đã xuất hiện và tồn tại từ rất lâu trong lịch sử loài người, nhưng chỉ mới được quan tâm nghiên cứu gần đây. Hiệu ứng giả dược vẫn đang là một chủ đề gây tranh cãi. Nó thách thức kiến thức khoa học và gây ra những nghi ngờ về thực hành y tế

Hiểu được tác động của hiệu ứng giả dược lên tâm trí người dùng, hàng loạt nhãn hiệu bắt đầu thay đổi chiến thuật định giá, xây dựng thương hiệu, quảng bá và marketing… để "đánh lừa" não bộ khách hàng.

Đầu tiên là về giá bán, đa phần người dùng sẽ có một ngân sách chi tiêu, và những món hàng vượt quá ngưỡng sẽ ngay lập tức mất cơ hội được mua sắm bất kể chất lượng như thế nào

Nhưng cũng có những thương hiệu áp dụng "giả dược" một cách ngược lại. Vì ý nghĩ của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm, các sản phẩm "xa xỉ" thường định giá cao một cách vô lý và kiểm soát số lượng bán ra, nhưng người dùng vẫn nghĩ nó thật đáng giá và quyết định xuống tiền.

Chiến thuật dễ thấy tiếp theo là việc sử dụng người nổi tiếng (hoặc người đẹp) để quảng bá sản phẩm. Đa phần những nhân vật này đều có một chỗ đứng nhất định trong tâm trí người dùng, và nếu "thần tượng" của khách hàng xuất hiện kèm một sản phẩm, thiện cảm của họ sẽ nhanh chóng được cải thiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Ngồi ra thì cịn những từ ngữ như "hàng đầu", "chất lượng cao", "cao cấp" … cũng phần nào củng cố tâm lý của khách hàng, khiến trải nghiệm của họ được cải thiện khi sử dụng.

<b>7. Ngụy biện chi phí chìm (Sunk cost fallacy):</b>

Chi phí chìm (Sunk Cost) là khoản chi phí đã xảy ra và khơng thể thu hồi dù bạn có đưa ra quyết định gì trong tương lai. Vì thế, chi phí chìm thơng thường khơng được tính đến khi đưa ra quyết định đầu tư.

Christopher Olivola: khi hiệu ứng quá lớn và thúc đẩy bạn làm việc mình khơng muốn hoặc tệ hơn, nó trở thành hiện tượng ngụy biện chi phí chìm (sunk cost fallacy).

Đặc điểm của chi phí chìm:

 Không được cân nhắc khi ra quyết định  Đã được thanh tốn và khơng thể phục hồi  Chi phí rủi ro đều có thể trở thành chi phí chìm

 Khơng thể tránh được, ln tồn tại trong bất kỳ phương án nào  Khơng kiểm sốt được

Ví dụ: Bạn bỏ ra 3 triệu để mua một chiếc váy trên mạng. Khi được giao đến, chiếc váy lại không giống với hình mà người bán đã đăng. Tuy nhiên, theo chính sách mua hàng, bạn cũng khơng được hồn trả lại tiền. Lúc này, dù bạn có quyết định mặc hay khơng thì cũng khơng thể thu hồi lại số tiền mua váy đã bỏ ra. Số tiền 3 triệu này chính là chi phí chìm.

Bẫy chi phí chìm có thể xảy ra đối với mọi nhà đầu tư và thậm chí là mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Để hạn chế ảnh hưởng từ chiếc bẫy phổ biến này, bạn cần xác định mục tiêu đầu tư rõ ràng và dựa vào tình hình thực tế để đưa ra quyết định đúng đắn và kịp thời.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>8. Trò chơi tối hậu thư (Ultimatum game):</b>

<b>Định nghĩa</b>

Trò chơi tối hậu thư trong tiếng Anh là Ultimatum game. Trị chơi tối hậu thư có thể gọi tắt là trò chơi tối hậu.

Trò chơi tối hậu thư là một trị chơi kinh tế thực nghiệm trong đó hai bên tương tác với nhau một lần và ẩn danh. Cụ thể, người chơi đầu tiên đề xuất cách chia một khoản tiền với người chơi thứ hai (bên còn lại). Nếu người chơi thứ hai từ chối lời đề nghị phân chia này, cả hai sẽ khơng nhận được gì cả. Nếu người thứ hai chấp nhận, người thứ nhất nhận được phần tiền theo ý muốn và người thứ hai nhận phần cịn lại.

<b>Mơ tả trị chơi tối hậu thư</b>

Một nửa số người tham gia cuộc thử nghiệm đang trong phòng A và một nửa khác đang trong phòng B. Mỗi người tham gia trong phòng A sẽ được kết hợp ngẫu nhiên với một ai đó trong phịng B. Khơng ai biết người bắt cặp với mình là ai.

Những người tham gia tại phòng A (gọi là người đề nghị) được cho 10$ và có cơ hội chia cho người được chọn ngẫu nhiên tại phòng B (người đáp trả) một phần của 10$.

Những người tham gia tại phịng A có thể gửi số tiền bất kì - từ 0$, 1$, 2$, 3$, 4$, 5$, 6$, 7$, 8$, 9$ hay 10$.

Những người tham gia ở phịng B có thể chấp nhận số tiền được chia, tròn trường hợp này số tiền mỗi bên nhận được căn cứ vào tỉ lệ chia mà bên A đề nghị. Hoặc người tham gia tại phịng B có thể từ chối số tiền được gửi, trong trường hợp này cả hai bên sẽ khơng nhận được gì cả.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Nếu bạn là một người đề nghị tại phòng A. Bạn sẽ gửi cho người tham gia bắt cặp với bạn tại phịng B bao nhiêu? Hãy nhớ rằng bạn có thể gửi số tiền bất kì từ 0$ đến 10$ và người tham gia tại phịng B có thể chấp nhận lời đề nghị này, hoặc từ chối nó.

Trong trường hợp người tham gia kia từ chối, cả hai người sẽ khơng nhận được gì cả, ngược lại, nếu họ đồng ý, bạn gửi x$ và bạn giữ lại (10 - x)$.

<b>Nhận định</b>

Lý thuyết kinh tế cổ điển dự đoán rằng người đáp trả mang tính tư lợi sẽ chấp nhận bất kỳ số tiền dương nào. Người đề nghị nhận ra điều này sẽ đưa ra lời đề nghị nhỏ nhất có thể, chẳng hạn như 1$.

Trung bình, những người đề nghị gửi nhiều hơn phần chia tối thiểu có thể. Có lẽ bởi vì họ dự đốn rằng người đáp trả sẽ trả đũa lại lời đề nghị mà họ thấy không công bằng bằng cách từ chối chúng.

Qua nhiều thí nghiệm ở nhiều nước khác nhau với các mẫu người tham gia khác nhau, người đáp trả từ chối lời đề nghị thấp hơn 20% số tiền người đề nghị có (2 $ trong ví dụ trên) với tỉ lệ khoảng 50%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

III. <b>Chiến tranh Vùng Vịnh Iraq với Kuwait</b>

<b>1. Đôi nét về chiến tranh Vùng Vịnh</b>

Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 (cũng gọi là Chiến tranh vịnh Ba Tư hay Chiến dịch Bão táp Sa mạc) là một cuộc xung đột giữa Iraq và liên minh gần 38 quốc gia do Hoa Kỳ lãnh đạo và được Liên Hợp Quốc phê chuẩn để giải phóng Kuwait.

Sự kiện dẫn tới chiến tranh là việc Iraq xâm chiếm Kuwait ngày 2/8/1990, sau khi Iraq cho rằng Kuwait đã "khoan nghiêng" giếng dầu của họ vào biên giới Iraq. Hậu quả của cuộc xâm chiếm là Iraq ngay lập tức bị Liên Hợp Quốc áp đặt trừng phạt kinh tế. Những hành động quân sự bắt đầu từ tháng 1/1991, dẫn tới 1 thắng lợi hoàn toàn của các lực lượng đồng minh, buộc quân đội Iraq phải rút khỏi Kuwait với tổn thất nhân mạng ở mức tối thiểu cho lực lượng đồng minh. Những trận đánh chính là những trận đánh trên khơng và trên bộ bên trong Iraq, Kuwait và những vùng giáp biên giới Ả Rập Xê Út.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Cuộc chiến khơng mở rộng ra ngồi vùng biên giới Iraq/Kuwait/Ả Rập Xê Út, dù Iraq đã bắn tên lửa vào các thành phố của Israel. Cuộc chiến có thể coi là chiến tranh vệ quốc hoặc phản kích tự vệ của Kuwait khi nước này đã bị xâm lược trước.

<b>2. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh</b>

Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, theo Hiệp định Anh-Ottoman năm 1913, Kuwait bị coi là một "caza tự trị" bên trong Iraq của Đế chế Ottoman. Sau cuộc chiến, Kuwait thuộc quyền cai trị của Anh và nước này coi Kuwait và Iraq là hai quốc gia riêng biệt, được gọi là Các Tiểu Vương quốc Ả Rập. Tuy nhiên, những quan chức Iraq khơng chấp nhận tính hợp pháp của nền độc lập của Kuwait hay chính quyền Emir tại Kuwait. Iraq không bao giờ chấp nhận chủ quyền của Kuwait và vào năm 1961 Anh đã phải triển khai quân đội để bảo vệ Kuwait khỏi ý định sáp nhập của Iraq, việc bảo vệ kéo dài đến năm 1971.

Trong Chiến tranh Iran-Iraq ở thập niên 1980, Kuwait là đồng minh của Iraq, phần lớn là để được Iraq bảo vệ khỏi những người Shi'ite ở Iran. Sau cuộc chiến, Iraq nợ các nước Ả Rập nhiều khoản tiền lớn, trong đó có 14 tỷ dollar nợ Kuwait. Iraq hy vọng sẽ trả được những khoản nợ đó khi làm tăng giá dầu mỏ thông qua việc cắt giảm sản lượng khai thác của OPEC, nhưng thay vào đó, Kuwait lại tăng lượng khai thác của mình khiến giá dầu giảm sút, trong một nỗ lực nhằm kích thích có được một giải pháp giải quyết tốt hơn cho việc tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước. Ngoài ra, Iraq bắt đầu buộc tội Kuwait đã khoan nghiêng vào các giếng dầu của họ ở vùng biên giới và cho rằng vì Iraq là nước đệm chống lại Iran bảo vệ cho toàn bộ các nước Ả Rập nên Kuwait và Ả Rập Xê Út phải đàm phán hay hủy bỏ những khoản nợ cho chiến tranh của Iraq. Hai lý do ban đầu Tổng thống Iraq Saddam Hussein đưa ra để biện hộ cho cuộc chiến là để xác nhận việc Kuwait từng là một phần của lãnh thổ Iraq và đã bị chủ nghĩa thực dân tách ra một cách không công bằng, và Iraq sáp nhập Kuwait để bù "phí tổn kinh tế" khi họ phải bảo vệ Kuwait trước Iran cũng như việc Kuwait đã khoan nghiêng vào các giếng dầu của họ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Cuộc chiến với Iran đã khiến hầu hết tất cả các cơ sở cảng biển của Iraq ở Vịnh Ba Tư bị hủy hoại, khiến cho con đường giao thương chính của nước này với bên ngoài bị cản trở. Nhiều người Iraq, cho rằng cuộc chiến với Iran sẽ lại tái diễn trong tương lai, cảm thấy rằng an ninh của Iraq chỉ được đảm bảo khi họ kiểm soát thêm được vùng vịnh Péc xích, gồm cả những cảng biển quan trọng. Chính vì thế Kuwait chính là một mục tiêu.

Về ý thức hệ, cuộc xâm chiếm Kuwait được biện hộ bởi những lời kêu gọi của chủ nghĩa quốc gia Ả Rập. Kuwait từng được coi là một phần lãnh thổ tự nhiên của Iraq và đã bị chủ nghĩa thực dân Anh tách ra. Việc sáp nhập Kuwait được miêu tả như là một bước trên con đường tiến tới một Liên hiệp Ả Rập rộng lớn hơn. Các lý do khác cũng được đưa ra. Hussein coi đó là một cách để khơi phục Đế chế Babylon theo cách khoa trương của những người Ả Rập theo chủ nghĩa quốc gia.

Cuộc xâm chiếm cũng có quan hệ chặt chẽ với các sự kiện ở vùng Trung Đông. Phong trào Intifada lần thứ nhất của người Palestine đang ở cao trào, và hầu hết các nước Ả Rập, gồm cả Kuwait, Ả Rập Xê Út và Ai Cập, đang phải phụ thuộc vào các nước đồng minh phương Tây. Vì thế Saddam xuất hiện với vai trị là một chính khách Ả Rập đứng lên chống lại Israel và Hoa Kỳ.

<b>3. Bối cảnh cuộc chiến </b>

Quan hệ Iraq - Kuwait đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, nhưng với tư cách là hai quốc gia độc lập mới thực sự chỉ bắt đầu sau khi Iraq tiến hành cuộc cách mạng chống đế quốc, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế năm 1958 và khi Kuwait tuyên bố độc lập năm 1961. Tuy nhiên, những hậu quả nặng nề trên nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề lãnh thổ không rõ ràng do các thế lực phong kiến, đế quốc gây ra đã dẫn đến những mâu thuẫn, bất đồng kéo dài giữa hai nước. Điều đó giải thích ngun nhân sâu xa việc Iraq đem quân xâm lược Kuwait - một quốc gia cùng trong cộng đồng các nước Arập - để rồi chấp nhận một cuộc đối đầu không cân sức với Hoa Kỳ và liên quân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, sau khi phát hiện ra nguồn dầu lửa to lớn, Trung Đông trở thành “miếng mồi” của các cường quốc phương Tây. Ở chiều ngược lại, để tồn tại, các nước Trung Đơng - Vùng Vịnh cũng tìm cách dựa vào các thế lực phương Tây. Đây chính là điều kiện lý tưởng để các nước phương Tây xâm nhập và tranh giành ảnh hưởng tại khu vực rộng lớn nhiều tài nguyên này.

Năm 1958, nước Cộng hòa Iraq thành lập. 3 năm sau, Kuwait cũng tuyên bố độc lập và tham gia Liên đoàn Arập và Liên hợp quốc, nhưng phía Iraq đã khơng cơng nhận đường biên giới thiếu rõ ràng với Kuwait. Quan hệ hai nước còn bất đồng về chủ quyền đối với hai hòn đảo Warbah và Bubiyan phía tây vịnh Persian. Năm 1973, Iraq chiếm một đồn biên phịng của Kuwait, nhưng sau đó buộc phải rút quân do sự phản đối mạnh mẽ của các nước Arập. Năm 1975, hai bên ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết những bất đồng trên hai vấn đề lớn là biên giới và chủ quyền hải đảo, nhưng không đi đến kết quả.

Trong những năm 80, quan hệ hai nước có chiều hướng bớt căng thẳng vì Iraq mải lo chiến tranh với Iran. Trong cuộc chiến đẫm máu này, với tư cách là “anh em Arập”, Kuwait đứng về phía Iraq, tài trợ cho Iraq 17 tỷ USD để tiến hành chiến tranh chống lại một nước phi Arập. Trớ trêu thay khi chiến tranh Iraq - Iran kết thúc thì cũng là lúc bất đồng giữa Iraq và Kuwait nổi lên.

Trong cuộc họp thượng đỉnh của Liên đoàn Arập tại Bagdad (5/1990), Tổng thống Iraq Saddam Hussein tố cáo các nước Arập, đặc biệt là Kuwait sản xuất dầu quá mức hạn định, khiến giá dầu thô hạ, gây thiệt hại cho Iraq. Hussein địi các nước Arập phải xóa nợ viện trợ cho nước này.

Sau đó, phía Iraq cịn tố cáo Kuwait khai thác dầu mỏ ở Rumaila, vùng đất vẫn đang tranh chấp giữa hai nước. Để giải quyết những bất đồng giữa hai bên, một số nước Arập như Ai Cập, Saudi Arabia… đã tiến hành các hoạt động hòa giải. Nhưng chính trong giai đoạn này, Iraq bắt đầu triển khai lực lượng quân sự ở vùng biên giới. Đến ngày 30/7/1990, Iraq đã tập trung khoảng 10 vạn quân, 300 xe tăng, 300 khẩu pháo hạng nặng, tiến hành lập các tuyến tiếp tế phục vụ cho việc triển khai lực lượng, phương tiện chiến tranh. Mục đích của việc này là gây áp lực với Kuwait trên bàn đàm phán, nhưng cũng là

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

hành động sẵn sàng đánh chiếm Kuwait khi thương lượng thất bại. Và thực tế cuộc đàm phán giữa hai nước ngày 30/7/1900 tại Jeddah (Saudi Arabia) hoàn toàn bế tắc do lập trường khác biệt giữa hai bên.

<b>4. Xâm chiếm Kuwait</b>

Rạng sáng ngày 2/8/1990, quân đội Iraq vượt biên giới Kuwait với bộ binh và xe bọc thép, chiếm các vị trí chiến lược trên tồn bộ Kuwait, gồm cả cung điện Emir. Quân đội Kuwait nhanh chóng bị áp đảo, dù họ cũng kìm chân địch đủ thời gian cho Không quân Kuwait bay sang trốn ở Ả Rập Xê Út. Trận đánh dữ dội nhất diễn ra tại Cung Emir, nơi các lực lượng bảo vệ hoàng gia chiến đấu bọc hậu cho gia đình hồng gia tẩu thốt. Anh (Em) của Emir, là người chỉ huy đội quân đó, nằm trong số người thiệt mạng. Quân đội Iraq cướp bóc các kho thực phẩm và thuốc men dự trữ, giam giữ hàng nghìn dân thường và chiếm quyền kiểm sốt đài phát thanh. Đã có nhiều báo cáo về các vụ sát hại, những hành động tàn bạo và những vụ hãm hiếp của quân đội Iraq với thường dân Kuwait. Tuy nhiên, Iraq đã giam giữ hàng nghìn người phương Tây làm con tin và sau đó tìm cách đem họ ra làm vật trao đổi. Sau một khi lập nên chính phủ bù nhìn do Alaa Hussein Ali lãnh đạo một thời gian ngắn, Iraq sáp nhập Kuwait. Sau đó Hussein lập ra một thống đốc tỉnh mới này của Iraq, gọi đó là "sự giải phóng" khỏi chế độ Emir của Kuwait, đây chỉ là một biện pháp tuyên truyền trong chiến tranh.

Việc Iraq xâm lược Kuwait đã dẫn đến hậu quả hết sức nghiêm trọng:

Một là, Hoa Kỳ có cớ để can thiệp vào Vùng Vịnh với chiêu bài “giải phóng Kuwait”, tập hợp lực lượng tiến hành cuộc chiến tranh chống Iraq. Ngay sau khi đưa quân tiến công Kuwait, Tổng thống Saddam Hussein đã phải đối mặt với một bất lợi ngoài dự kiến là vấn đề không chỉ dừng lại ở khu vực các nước Arập mà nhanh chóng lan rộng ra tồn thế giới với sự bất lợi về chính trị cho nước này. Cụ thể, HĐBA LHQ với sự thao túng của Hoa Kỳ đã đưa ra một loạt NQ trong đó có NQ 678 (29/11/1990) cho phép sử dụng vũ lực trừng phạt Iraq.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Hai là, việc Iraq xâm lược Kuwait làm cho mối quan hệ giữa các nước Arập vốn đã lỏng lẻo càng chia rẽ hơn bao giờ hết. Liên đoàn Arập được thành lập tháng 3/1945 với mục tiêu đoàn kết chống lại chủ nghĩa thực dân, bảo vệ quyền lợi của dân tộc Arập, song giữa các nước thành viên vẫn âm ỉ những mâu thuẫn nội tại khó điều hịa.

Có thể thấy những mâu thuẫn đó qua quan hệ giữa Iraq và Syria đối với cuộc nội chiến ở Liban, trong đó mỗi nước ủng hộ 1 phe phái; giữa Iraq và Ai Cập – nước có cùng tham vọng làm lãnh đạo thế giới Arập; giữa các nước Arập đối với vấn đề giải phóng các vùng đất bị Israel chiếm đóng, trong đó một số nước ủng hộ giải pháp vũ lực, một số nước muốn thương lượng hịa bình…Và đặc biệt là những mâu thuẫn hết sức nhạy cảm ẩn chứa trong lòng thế giới đạo Hồi, giữa các dòng đạo khác nhau với những quan niệm riêng về giáo lý, lễ phục… Tất cả những mâu thuẫn nội tại đó thường bùng nổ quyết liệt bởi sự “nhịm ngó” của phương Tây.

Sau khi đánh chiếm Kuwait, Iraq vấp phải sự phản đối của Liên Hợp Quốc cùng nhiều nước liên quan trong đó có Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã tập hợp được một liên quân 34 Nước đồng minh chống lại Iraq. Dù đưa ra nhiều lý do muốn can thiệp vào Iraq nhưng ai cũng hiểu rằng nguồn lợi từ dầu mỏ ở đây mới là cái đích mà Hoa Kỳ muốn nhắm đến. Liên Xô không tham gia vào liên minh này. Tuy nhiên, Moscow ủng hộ các chế tài trừng phạt do LHQ đặt ra. Ủng hộ thông qua LHQ để giải quyết xung đột trên bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao.

Ngày 15/1/1991 là hạn cuối mà Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đề ra cho việc Iraq rút khỏi Kuwait, mọi biện pháp can thiệp sẽ được thơng qua sau đó. Đến cuối cùng nhà lãnh đạo Saddam Hussein đã từ chối nhượng bộ.

Sáng ngày 17/1/1991, chiến tranh Vùng Vịnh leo thang với một Chiến dịch quân sự khổng lồ mang tên “Bão táp sa mạc”. Mở đầu bằng việc đưa tên lửa hành trình của Hoa Kỳ từ các tàu chiến phóng vào các mục tiêu quân sự của Iraq và máy bay tàng hình F-117 ném bom vào tịa nhà Thơng Tin ở thủ đơ Baghdad .

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Tiếp đó những chiếc máy bay chiến đấu xuất kích từ các hàng khơng mẫu hạm của Hoa Kỳ và Anh ở ngoài khơi Vịnh Ba Tư lao vào không phận Iraq và oanh tạc các cơ sở quan trọng như các đầu mối thông tin, căn cứ không quân, các nhà máy nguyên tử, hóa học, các tịa nhà chính phủ ,và trận địa tên lửa tại phía Tây Iraq.

Sự kiện nào chứng kiến sự ra mắt của các loại vũ khí tàng hình tên lửa dẫn đường chính xác và hỗ trợ khơng gian trên chiến trường. Sau 1 giờ, phía Iraq mới chống trả bằng tên lửa và pháo phịng khơng nhưng không hiệu quả. 2 giờ sau cuộc tấn công Tổng thống Hoa Kỳ Bush đọc diễn văn trên truyền hình tuyên chiến chống lại Iraq.

Ngày 18/1/1991, Iraq đáp trả bằng cách bắn tên lửa SCUD vào các căn cứ của Liên quận tại Saudi Arabia và Israel nhằm buộc Israel tham gia cuộc chiến và các nước Ả Rập rút khỏi Liên quân. Song, Israel vẫn trung lập và các nước Ả Rập trừ Jordan vẫn tham chiến.

Ngày 29/1/1991, Iraq sử dụng khoảng 1500 quân, 80 xe tăng, xe bọc thép mở một cuộc phản công lớn tấn công Liên quân ở Khafji tại Saudi Arabia cách biên giới giữa Kuwait và Saudi Arabia là 30km.

Tuy nhiên quân Iraq phải lùi bước trước các lực lượng Saudi arabia được Lính Thủy Đánh Bộ và khơng qn Hoa Kỳ yểm trợ 2 ngày sau đó. Sau 38 ngày đêm khơng kích, Hoa Kỳ và Liên quân đã làm thiệt hại 10% toàn bộ lực lượng quân sự Iraq được triển khai trên sa mạc và nhiều cơ sở hạ tầng của Iraq.

Ngày 21/2/1991, tổng thống Saddam Hussein kêu gọi các lực lượng vũ trang và quân đội Iraq chiến đấu tới cùng, chống các lực lượng Liên minh. 1 ngày sau, Liên Xô và Iraq phải thỏa thuận về đề nghị hịa bình do Liên Xơ đưa ra nhưng Hoa Kỳ bác bỏ đề nghị đó và địi Iraq phải rút quân vào trưa ngày 23/2.

Ngày 24/2/1991, Liên minh do Hoa Kỳ đứng đầu mở cuộc tiến công trên bộ với mật danh “Thanh kiếm sa mạc”. Hoa Kỳ và liên quân sử dụng 2 lữ đoàn đổ bộ nghi binh lên bờ biển Đông Kuwait, lực lượng chính vượt biên giới Ả Rập Saudi đột phá chiến

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

tuyến phía Tây Nam rồi đánh vào lực lượng tinh nhuệ nhất của Iraq ở Tây Nam Basra và đồng thời sử dụng 300 máy bay trực thăng đổ bộ 1 lữ đoàn vào sau Iraq hơn 80km

Tiếp đó, nhanh chóng tiến vào thủ đô Kuwait, tới thung lũng sông Tigris và sông Euphrate. Lực lượng tham gia chiến dịch này gồm có 16 sư đoàn 6 lữ đoàn thuộc các đơn vị bộ bình đổ bộ đường khơng, thiết giáp, lính thủy đánh bộ được yểm trợ tối đa của không quân, tên lửa, pháo binh và hải quân. Lực lượng vũ trang của Iraq nhanh chóng bị áp đảo, phần lớn lực lượng của Iraq đã tháo chạy hoặc bị tiêu diệt.

Ngày 26/2/1991, Iraq tuyên bố quân đội sẽ rút khỏi Kuwait vào cuối ngày. Đoàn quân Iraq rút lui dọc đường cao tốc Iraq-Kuwait nhưng bị tấn công liên tục khiến nhiều phương tiện bị hủy hoại và binh sĩ thiệt mạng, đến mức gọi đây là “Xa lộ chết”

Ngày 27/2, Hoa Kỳ tuyên bố Kuwait được giải phóng sau gần 7 tháng bị chiếm đóng và tuyên bố ngừng các cuộc tiến công của đồng minh. Iraq chấp nhận toàn bộ 12 nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Ngày 28/2 chiến tranh chấm dứt sau khi tổng thống Saddam Hussein ra lệnh ngừng chiến đấu. Thắng lợi hoàn toàn thuộc về Hoa Kỳ và liên quân.

<b>5. Kết quả và ý nghĩa</b>

Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, 149 binh sĩ Hoa Kỳ đã chết trận (trong đó có 35 người chết do trúng đạn của qn đồng minh). Ngồi ra, Anh có 24 binh sĩ, Pháp 2 binh sĩ, và các quốc gia Ả Rập có 39 binh sĩ thiệt mạng. Số người bị thương là 776 người, trong đó có 467 binh sĩ Hoa Kỳ. Khoảng 30% trong số 700.000 người phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ tại Chiến tranh Vùng Vịnh cho đến nay vẫn phải gánh chịu nhiều hội chứng trầm trọng mà nguyên nhân chưa được làm rõ.

Về phía Iraq, theo một báo cáo của Khơng qn Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 10.000 – 12.000 binh sĩ tử trận trong chiến dịch trên không và khoảng 10.000 tử trận trong cuộc

</div>

×