Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

(Tiểu luận) bài tập nhóm phân tích hoạt động kinhdoanh trực tuyến của siêu thị aki japan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.18 MB, 28 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINHKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH</b>

<b> BÀI TẬP NHÓM</b>

<b>doanh trực tuyến của Siêu thị Aki Japan</b>

<b>GVHD: Bùi Ngọc Tuấn Anh</b>

<b>Thành viên nhóm:</b>

<b> MỤC LỤC</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>GIỚI THIỆU ĐỀ ÁN...1.</b>

<b>1. Lý do chọn đề tài:...1.</b>

<b>2. Mục tiêu phân tích:...2.</b>

<b>I-KẾ HOẠCH KINH DOANH TRỰC TUYẾN...3</b>

<b>1. Xác định mơ hình kinh doanh:...5</b>

<b>II-THIẾT KẾ WEBSITE...20</b>

<b>1. Giới thiệu trang Website và các tính năng:...21</b>

<small> </small><b>2. Các dòng sản phẩm:...22</b>

<b>III- QUẢNG BÁ WEBSITE...23</b>

<b>1. Các chiến thuật phát triển Website...23</b>

<b>2. Các chiến thuật marketing trực tuyến...24</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...27</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>GIỚI THIỆU ĐỀ ÁN 1. Lý do chọn đề tài:</b>

- Thực tế cho thấy, xu hướng lựa chọn hàng Nhật được người tiêu dùng Việt ưu tiên hàng đầu, bởi Nhật Bản là nước đi đầu trong việc chăm sóc sức khỏe con người bằng những sản phẩm thân thiện, an toàn. Những sản phẩm xuất xứ từ Nhật Bản đã thành công tạo được niềm tin với người tiêu dùng, kể cả đối với những khách hàng khó tính nhất, từ những mặt hàng mỹ phẩm, thời trang, cho đến sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, đồ gia dụng, thiết bị công nghệ...

- Một trong những lý do khiến hàng Nhật được tin dùng hàng đầu đó chính là bởi chất lượng sản phẩm tuyệt vời. Trên thị trường hàng hóa thế giới, Nhật Bản được đánh giá là quốc gia khắt khe nhất trong quy trình sản xuất bất cứ mặt hàng nào.

- Bên cạnh đó, một yếu tố khơng thể bỏ qua xuất phát từ văn hoá của người Nhật. Vốn nổi tiếng là quốc gia với đức tính chăm chỉ và cầu tồn, người Nhật ln muốn tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất bằng những công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất. - Nhóm chúng tơi lựa chọn đề tài kinh doanh trực tuyến hàng Nhật với mặt hàng: sản

phẩm chăm sóc sức khỏe, Mỹ phẩm cao cấp, Thực phẩm chức năng với đa dạng sản phẩm và chủng loại.

<b>2. Mục tiêu hoạch định</b>

- Với tôn chỉ: “Lấy khách hàng làm trung tâm”, chúng tôi luôn nỗ lực từng ngày để làm hài lòng, xây dựng niềm tin nơi quý khách hàng và mang lại giá trị gia tăng cho quý khách hàng.

<b>2.1.Mục tiêu:</b>

<b>- Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp các sản phẩm nội địa Nhật Bản chất lượng cho</b>

người tiêu dùng Việt Nam và mong muốn trở thành địa chỉ mua sắm đáng tin cậy nhất của mọi gia đình Việt với các tiêu chí.

- Mỗi một sản phẩm đều được chăm chút về chi tiết, không ngừng được cải tiến và đổi mới về kỹ thuật sản xuất để đưa sản phẩm trở nên hoàn hảo hơn.

- Đưa chất lượng lên hàng đầu để có thể cạnh tranh với hàng hóa các nước khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

- Đem đến cho khách hàng việt những sản phẩm tốt nhất và thuận lợi nhất.

<b>2.2.Hoạch định:</b>

<b>- Hàng Nhật đang trở nên phát triển và được ưa chuộng rất nhiều tại thị trường kinh</b>

doanh của Việt Nam gần đây.

<b>- Hàng Nhật tuy rằng có giá thành cao hơn so với Trung nhưng chất lượng lại dẫn đầu</b>

ở phần lớn các ngành hàng.

- Chiến lược định hướng kinh doanh theo các ngành hàng như: Mỹ phẩm, Chăm sóc sức khỏe, Thực phẩm chức năng

<b>I.KẾ HOẠCH KINH DOANH TRỰC TUYẾN1. Xác định mơ hình kinh doanh.</b>

- Mơ hình mà nhóm sử dụng sử dụng để kinh doanh online là mô hình B2C. Nói cách khác, B2C là mơ hình chun về lĩnh vực bán lẻ. Cơ chế của B2C khá đơn giản, doanh nghiệp trực tiếp bán hàng hóa/ dịch vụ cho cá nhân tiêu dùng.

- Đây là mơ hình mà các nhà phân phối là những bên trung gian, họ không thực sự sở hữu các sản phẩm hoặc dịch vụ mà chỉ đơn giản là giữ vai trò kết nối người mua và

<b>người bán lại với nhau, hình thức này được biết đến nhiều nhất trang wed: AkiJapan (Mùa thu nhật bản)</b>

<b>1.1.Các thành phần nổi bật trong mơ hình kinh doanh.a. Giá trị đề xuất.</b>

- Aki Japan giúp người tiêu dùng tiếp cận và sử dụng: Sản phẩm chăm sóc sức khỏe, Mỹ phẩm cao cấp, Thực phẩm chức năng của Nhật so với mô hình chợ truyền thống. Chỉ cần vơ trang Wed: <b>Aki Japan</b> ta có thể dễ dàng mua được thứ mình cần và giá thành hợp lý giúp người tiêu dùng khơng mất q nhiều thời gian để tìm hiểu sản phẩm và vị trí cửa hàng bán sản phẩm để mua sắm.

<b>b. Mơ hình lợi tức.</b>

<b> </b>Siêu thị<b> Aki Japan</b> thu lợi tức qua 2 kênh chính là:

- Doanh thu qua bán hàng trực tiếp trên web: Doanh thu từ bán các mặt hàng sản phẩm chăm sóc sức khỏe, Mỹ phẩm cao cấp, Thực phẩm chức năng cho các hãng của nhật. - Doanh thu qua quảng cáo cho các mặt hàng khác trên trang Web

<b>Too long to read onyour phone? Save to</b>

read later on your computer

Save to a Studylist

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>c. Môi trường cạnh tranh.</b>

- Các đối thủ trực tiếp: tiki.com, lazada, shopee, các trang bán hàng nhật… - Các đối thủ gián tiếp: các cửa hàng, Eone, siêu thị ….

<b>d. Lợi thế cạnh tranh.</b>

- Tập trung tất cả các mặt hàng: Sản phẩm chăm sóc sức khỏe, Mỹ phẩm cao cấp, Thực phẩm chức năng của Nhật thành một gian tạp hóa trên trang thương mại điện tử mà giá cả cạnh tranh tạo lợi thế cho người tiêu dùng tìm kiếm và mua sắm. - Những người đã từng đi Nhật làm việc và sử dụng sản phẩm của Nhật về nước ngày

càng nhiều dẫn đến nhu cầu sử dụng các sản phẩm xuất xứ từ Nhật ngày càng tăng cao.

- Các mặt hàng của Nhật có độ tin cậy và uy tín cao đồng thời thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao nên nhu cầu tìm kiếm và sử dụng của người dân Việt Nam ngày càng nhiều.

- Hợp tác với các nhãn hàng uy tín và có tiếng trên thị trường.

<b>e. Chiến lược Marketing.</b>

- Các sản phẩm sẽ được nhập khẩu trực tiếp tại nơi sản xuất nhằm tiết giảm tối đa chi phí trung gian để nâng cao khả năng cạnh tranh với các trang

- Thường xuyên có các chương trình khuyễn mãi nhằm khích thích người tiêu dùng mua hàng nhiều hơn

- Mở các chi nhánh tại các nơi có mật độ dân cư đơng đúc như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng nhằm giảm thời gian giao hàng để cạnh tranh với các trang trực tuyến khác. - Tuyển cộng tác viên bán hàng và tạo các nhóm cộng đồng khách hàng trên facebook,

zalo. để quảng bá sản phẩm đến nhiều khách hàng hơn nữa.

<b>f. Phát triển tổ chức</b>

- Mở rộng lĩnh vực bán hàng sang các sản phẩm đồ điện, đồ gia dụng Nhật

- Mở các cửa hàng tiện lợi tại các điểm dân cư đông đúc và khu vực có nhiều cộng đồng người Nhật sinh sống tăng độ phủ thị trường cho công ty.

<b>g. Đội ngũ quản lý.</b>

- Mời chuyên gia có kinh nghiệm về quản lý và phát triển trang thương mại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

- Việc đào tạo nhân sự được trải dài từ cấp lãnh đạo đến nhân viên thấp nhất, từ kỹ năng quản lý, điều hành, đến kỹ năng bán hàng … được chú trọng trong việc đào tạo. - Tuyển các nhân sự đã từng làm việc trong hệ thống bán hàng thương mại điện tử để

nâng cao chất lượng dịch vụ cho công ty.

<b>2. Lựa chọn khách hàng mục tiêu: </b>

- Bộ phận không nhỏ người tiêu dùng trong nước hiện vẫn đang giữ niềm tin rằng những sản phẩm nguồn gốc Á Đông là phù hợp hơn với đặc trưng làn da của bản thân cũng như điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Bởi vậy, người Việt ưa chuộng sử dụng những loại mỹ phẩm đến từ Hàn Quốc hay Nhật Bản, hơn là những loại mỹ phẩm đến từ châu Âu hay Hoa Kỳ.

- Theo dữ liệu thống kê năm 2020, Nhật Bản là quốc gia dùng nhiều TPCN nhất trên thế giới. Cùng với đó, Nhật Bản cũng là nước có tuổi thọ trung bình đứng thứ 2 trên thế giới (84,1 tuổi), chỉ xếp sau Hồng Kơng (84,7 tuổi).

- Có lẽ vì thế, mà người Việt chúng ta có xu hướng tin dùng mỹ phẩm, TPCN của Nhật Bản hơn, để mong muốn duy trì một sức khỏe tốt như người Nhật.

<b>a. Mỹ phẩm:</b>

- Khách hàng mục tiêu mỹ phẩm của <b>Aki Japan</b> thường chủ yếu là những người trẻ tuổi và trung niên. Họ có thể là học sinh, sinh viên, dân văn phịng, nội trợ có nhu cầu mua sắm.

- Giới tính: Phần nhiều là nữ, có thể có cả nam đang có vấn đề liên quan tới chăm sóc da.

- Vị trí địa lý: Khu vực hoạt động ở các tỉnh thành tại Việt Nam

- Độ tuổi: Đối tượng tập trung của <b>Aki Japan</b> ở nhóm thanh niên (18 – 24 tuổi); trưởng thành (25 – 40 tuổi)

- Thu nhập: Đối tượng khách hàng mục tiêu của <b>Aki Japan</b> thuộc nhóm thu nhập Nhóm A Class (15 - 150 triệu VND); Nhóm B Class (7.5 - 15 triệu VND)

- Theo báo cáo, chi phí trung bình một tháng cho sản phẩm làm đẹp của các nhóm tuổi: 25 -32 tuổi: 700.000VNĐ

33-39 tuổi: 610.000VNĐ

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

40 tuổi trở lên: 590.000VNĐ

- Như vậy, độ tuổi 25-32 là nhóm khách hàng tiềm năng nhất bởi tần suất sử dụng sản phẩm và chi phí cho chăm sóc sắc đẹp đều đứng đầu.

Ảnh: Báo cáo thị trường mỹ phẩm về nhu cầu theo độ tuổi

● Người có quan tâm đến sức khỏe và phong cách sống lành mạnh ● Đang tuân thủ chế độ ăn đặc biệt

● Người tập thể dục và vận động viên ● Người già và nhóm dân số đang lớn tuổi

● Cá nhân có nhu cầu chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

- Giới tính: Cả nam và nữ có nhu cầu giữ gìn, tăng cường sức khỏe và người bệnh. - Vị trí địa lý: Khu vực hoạt động ở các tỉnh thành tại Việt Nam

- Thu nhập: Đối tượng khách hàng mục tiêu của <b>Aki Japan</b> thuộc nhóm thu nhập Nhóm A Class (15 - 150 triệu VND); Nhóm B Class (7.5 - 15 triệu VND)

<b>3. Phân tích thị trường</b>

<b>3.1.Lý thuyết thị trường mục tiêu</b>

- Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu hoặc mong muốn mà cơng ty có khả năng đáp ứng. Nắm rõ được điều này, cơng ty có thể chiếm được ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh, đồng thời đạt được các mục tiêu mà chiến lược tiếp thị đã khẳng định.

<b>3.2. Đặc điểm của thị trường mục tiêu:</b>

- Việc lựa chọn các đoạn thị trường mục tiêu cần tính đến các yếu tố sau đây: Khả năng tài chính của doanh nghiệp: nếu khả năng tài chính có hạn thì hợp lý nhất là tập trung vào một đoạn thị trường nào đó (chiến lược marketing tập trung).

Đặc điểm về sản phẩm: doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh tất cả đoạn thị trường (chiến lược marketing không phân biệt) với những sản phẩm đơn điệu như trái bưởi hay thép. Đối với mặt hàng có thể khác nhau về kết cấu như: máy ảnh, ơ tơ, xe máy… thì chiến lược marketing tập trung hay còn gọi là chiến lược marketing có phân biệt là phù hợp hơn.

- Cách xác định thị trường mục tiêu: Để xác định thị trường mục tiêu cho kế hoạch kinh doanh, chúng ta cần tiến hành nghiên cứu về những khách hàng tiềm năng theo nhận định chủ quan ban đầu của mình. Những khách hàng tiềm năng là những người trong tương lai sẽ quan tâm và mua sản phẩm, hay sử dụng dịch vụ của chúng ta. Số lượng khách hàng tiềm năng có thể từ vài trăm người (nếu chúng ta mở cửa hàng bán lẻ trong thị trấn) lên đến hàng triệu người (nếu chúng ta khởi sự hoạt động kinh doanh trực tuyến)

<b>3.3. Đặc điểm thị trường mỹ phẩm và TPCN Nhật Bản</b>

- Hiện mặt hàng mỹ phẩm và TPCN là ngành có sự phát triển mạnh mẽ khơng chỉ ở Việt Nam mà có mặt hầu hết các quốc gia trên thế giới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Tại Việt Nam, thị trường TPCN cũng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Đến nay, hơn 70% số thực phẩm chức năng được tiêu thụ ở thị trường nước ta là hàng sản xuất trong nước. Còn hơn 20% còn lại là hàng nhập khẩu từ các thị trường nổi tiếng như Mỹ, Đức, Canada, Hàn, Nhật. Theo báo cáo của Precedence Research vào cuối năm 2020, thị trường TPCN được dự báo sẽ phát triển với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm đạt 7,5% trong giai đoạn 2020 - 2027. Quy mô thị trường thực phẩm chức năng toàn cầu đạt dự kiến đạt 309,00 tỷ USD vào năm 2027.

- Có thể thấy rằng, thị trường TPCN ở Việt Nam đang được mở rộng nhanh chóng với sự tăng trưởng đảng ngạc nhiên. Nó chính là một mảnh đất màu mỡ cần được khai thác một cách triệt để và hiệu quả. Từ đó, mang lại lợi ích cho người sử dụng cũng như góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của nước nhà

Ảnh: Theo tổng quan thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam

- Về mỹ phẩm, theo thống kê của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, hiện nay có đến khoảng

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

93% các sản phẩm chăm sóc cá nhân tiêu thụ tại Việt Nam là có nguồn gốc nhập khẩu, với tổng kim ngạch nhập khẩu ghi nhận đạt khoảng 950 triệu USD vào năm 2019.

- Trong đó, chiếm ưu thế tuyệt đối là các sản phẩm đến từ Hàn Quốc với 30% tổng thị phần, theo sau là Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan, và Hoa Kỳ. Ngoài ra, các sản phẩm đến từ Trung Quốc và Singapore hiện cũng đang chiếm lĩnh một tỷ lệ thị phần nhất định.

- Như vậy, có thể thấy các sản phẩm từ Hàn Quốc đang gần như chiếm lĩnh thị trường bán lẻ mỹ phẩm tại Việt Nam. Đứng thứ 3 là Nhật Bản.

<b>3.4. Phân đoạn thị trường</b>

Ảnh: Báo cáo thị trường mỹ phẩm về nhu cầu theo thu nhập - Qua báo cáo nghiên cứu thị trường mỹ phẩm Việt Nam, ta có thể thấy người tiêu

dùng có thu nhập càng cao thì chi càng nhiều cho mỹ phẩm. Đấy là 1 tín hiệu tốt cho thị trường.

<b>a. Khách hàng cá nhân</b>

<b>Mỹ phẩm: Khách hàng nội trợ là đối tượng chính trong thị trường mỹ phẩm Nhật.</b>

- Độ tuổi đa dạng: Đối tượng này có thể bao gồm những người phụ nữ trẻ tuổi mới lập

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

gia đình đến những người phụ nữ có gia đình và con cái lớn. Độ tuổi thường nằm trong khoảng từ 25 đến 55.

- Yêu thích mua sắm online: Với cuộc sống bận rộn của việc quản lý gia đình, họ thường sử dụng internet và mua sắm trực tuyến để tiết kiệm thời gian và tiện lợi. Họ có thể mua sắm các sản phẩm từ quần áo, thực phẩm, đến mỹ phẩm trực tuyến. - Quan tâm đến mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân: Khách hàng nội trợ thường quan tâm

đến việc chăm sóc và làm đẹp cho bản thân. Họ có thể tìm kiếm các sản phẩm mỹ phẩm Nhật Bản để duy trì làn da và tóc khỏe mạnh, và để cảm thấy tự tin hơn. - Tìm kiếm sản phẩm đa dụng và hiệu quả: Vì cuộc sống bận rộn, họ thường tìm kiếm

các sản phẩm đa dụng hoặc có hiệu quả nhanh chóng. Điều này bao gồm cả các sản phẩm dưỡng da, trang điểm, chăm sóc tóc, và các sản phẩm dùng hàng ngày. - Chú trọng đến giá trị: Mua sắm tiết kiệm là một yếu tố quan trọng đối với họ, vì vậy

họ thường tìm kiếm các ưu đãi, giảm giá và chương trình khuyến mãi để tiết kiệm chi phí.

- Sử dụng sản phẩm gia đình: Họ cũng có thể mua các sản phẩm dùng trong gia đình như sản phẩm làm sạch, chăm sóc da cho trẻ em, hoặc sản phẩm chăm sóc gia đình. - Khách hàng văn phòng là một đối tượng quan trọng trong thị trường mỹ phẩm Nhật

trên trang web

- Đa dạng về độ tuổi và giới tính: Đối tượng này có thể là nam hay nữ và có độ tuổi đa dạng, từ người trẻ mới ra trường đến người có kinh nghiệm làm việc lâu năm. - Đam mê làm đẹp: Họ quan tâm đến việc làm đẹp và chăm sóc da, và thường xem đó

là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.

- Thời gian hạn hẹp: Vì cơng việc bận rộn trong mơi trường văn phịng, họ thường khơng có thời gian nhiều cho việc mua sắm truyền thống. Do đó, họ thích mua sắm mỹ phẩm trực tuyến để tiết kiệm thời gian.

- Chú trọng đến tiện lợi: Khách hàng đánh giá cao sự tiện lợi và tốc độ trong việc đặt hàng và giao hàng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với họ khi mua sắm sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc da, bởi vì họ muốn tiết kiệm thời gian trong việc chăm sóc cá nhân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>Chăm sóc sức khỏe, Thực phẩm chức năng:</b>

Khách hàng cá nhân của thực phẩm chức năng Nhật thường là những người quan tâm đến sức khỏe và sử dụng các sản phẩm này để cải thiện hoặc duy trì sức khỏe của họ. - Người quan tâm đến sức khỏe và thực phẩm chức năng:

Độ tuổi đa dạng: Đối tượng này có thể bao gồm người trẻ tuổi đang quan tâm đến việc duy trì sức khỏe từ sớm đến người lớn tuổi quan tâm đến việc cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Quan tâm sức khỏe: Họ có sự quan tâm đặc biệt đối với sức khỏe cá nhân và luôn tìm kiếm cách cải thiện tình trạng sức khỏe của họ.

Tìm kiếm sản phẩm chất lượng: Khách hàng này quan tâm đến việc chọn lựa các sản phẩm thực phẩm chức năng có chất lượng cao và được sản xuất bởi các thương hiệu đáng tin cậy.

Thích trải nghiệm và tìm kiếm thơng tin: Họ thường tìm kiếm thơng tin về các sản phẩm thực phẩm chức năng và thường xuyên thử nghiệm sản phẩm mới để kiểm tra hiệu quả.

Sử dụng trang web Aki Japan: Họ có thể ưa thích mua sắm trực tuyến trên các trang web bán hàng Nhật vì tin tưởng vào nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm Nhật Bản trong lĩnh vực thực phẩm chức năng.

Chú trọng đến nguồn gốc và thành phần tự nhiên: Một số khách hàng có thể quan tâm đến sản phẩm thực phẩm chức năng có thành phần tự nhiên hoặc có nguồn gốc hữu cơ.

Các mục tiêu sức khỏe cụ thể: Có thể có các mục tiêu sức khỏe cụ thể như cải thiện tình trạng da, tăng cường sức đề kháng, hay cải thiện tiêu hóa.

- Khách hàng bị bệnh thường là một đối tượng đặc biệt trong thị trường thực phẩm chức năng Nhật trên trang web bán hàng Nhật. Đối tượng này bao gồm những người đang điều trị hoặc quản lý các vấn đề sức khỏe cụ thể hoặc muốn tìm kiếm các sản phẩm có thể hỗ trợ trong q trình điều trị. Đặc điểm của khách hàng này bao gồm: - Người quan tâm đến sức khỏe đặc biệt:

Bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe cụ thể Đối tượng này có thể bao gồm những người:

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

đang điều trị các bệnh như tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh thận, hay các vấn đề sức khỏe khác. Họ cũng có thể là người bị dị ứng hoặc vấn đề tiêu hóa.

Tìm kiếm các sản phẩm hỗ trợ: Khách hàng bị bệnh thường tìm kiếm các sản phẩm thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ trong việc quản lý và cải thiện tình trạng sức khỏe của họ. Các sản phẩm này thường có tính chất hỗ trợ và không thay thế cho thuốc điều trị.

Chú trọng đến chất lượng và an toàn: Họ quan tâm đặc biệt đến chất lượng và an toàn của các sản phẩm thực phẩm chức năng. Các sản phẩm cần phải có chứng nhận hoặc được kiểm định bởi các cơ quan uy tín.

Tìm kiếm thơng tin: Khách hàng này thường tìm kiếm thông tin chi tiết về thành phần, cách sử dụng, và tiềm năng tác động phụ của các sản phẩm.

Sử dụng trang web Aki Japan: Họ có thể ưa thích mua sắm trực tuyến trên các trang web bán hàng Nhật vì tin tưởng vào chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm Nhật Bản trong lĩnh vực thực phẩm chức năng.

Tìm kiếm sản phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe: Có thể có các sản phẩm thực phẩm chức năng dành riêng cho các vấn đề sức khỏe cụ thể, và họ quan tâm đến việc tìm kiếm các sản phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe của họ.

<b>b. Khách hàng tổ chức</b>

Khách hàng tổ chức, hoặc còn gọi là khách hàng doanh nghiệp, là những tổ chức, công ty, hoặc tổ chức phi lợi nhuận mua mỹ phẩm Nhật trên trang web bán hàng Nhật cho các mục đích chuyên nghiệp hoặc để sử dụng trong các hoạt động tổ chức. Đối tượng này bao gồm: Tổ chức và doanh nghiệp:

- Doanh nghiệp và cơ sở thương mại: Các doanh nghiệp và cơ sở thương mại có thể mua mỹ phẩm Nhật để sử dụng trong các dịch vụ làm đẹp hoặc để bán lại cho khách hàng của họ.

- Khách sạn và spa: Các khách sạn, spa, và khu nghỉ dưỡng có thể mua mỹ phẩm Nhật để sử dụng trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho khách hàng của họ. - Tổ chức tổ chức sự kiện: Các tổ chức tổ chức sự kiện có thể cần mỹ phẩm Nhật để sử

dụng trong việc trang điểm cho người tham dự hoặc để tặng quà cho khách mời.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

- Tổ chức từ thiện: Các tổ chức phi lợi nhuận có thể mua mỹ phẩm Nhật để sử dụng trong các chương trình chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho cộng đồng hoặc để bán lại để gây quỹ.

- Các tổ chức đào tạo và học viện làm đẹp: Các tổ chức đào tạo làm đẹp và học viện có thể cần mua mỹ phẩm Nhật để sử dụng trong quá trình đào tạo và học tập.

- Các tổ chức công cộng: Các tổ chức công cộng như bệnh viện, trường học, và cơ quan chính phủ có thể mua mỹ phẩm Nhật để sử dụng trong các chương trình chăm sóc sức khỏe và làm đẹp hoặc để cung cấp cho nhân viên và cộng đồng.

<b>Điểm yếu (Weaknesses)</b>

- Rủi ro cao về hàng giả, hàng nhái - Khó khăn trong việc xây dựng

thương hiệu - Cạnh tranh gay gắt

<b>Cơ hội (Opportunities)</b>

- Sự phát triển của công nghệ, Xu hướng tiêu dùng trực tuyến ngày càng

- Nhu cầu làm đẹp và chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao

- Thị trường tiềm năng lớn

</div>

×