Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

(Tiểu luận) báo cáo môn học tư tưởng hồ chí minh(phần thực hành điển cứu đi bảo tàng) tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết quốc tế vàtrong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.78 MB, 24 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

[Tye hpere] [Type here] [Type here] TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA: KẾ TỐN – KIỂM TỐN

<b>---o0o---BÁO CÁO MƠN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH(Phần thực hành “điển cứu” - Đi bảo tàng)</b>

<b>TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT QUỐC TẾ VÀTRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

4. Phương pháp nghiên cứu...3

<b>II.PHẦN NỘI DUNG...4</b>

1. Giới thiệu sơ lược về bảo tàng Hồ Chí Minh...4

2. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế...5

2.1 Vai trị của đồn kết quốc tế...5

2.2. Lực lượng đồn kết quốc tế và Hình thức tổ chức...7

2.3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế...10

3. Đoàn kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay...11

3.1. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết trong chủ trương, đường lối của Đảng...11

3.2. Xây dựng khối đoàn kết tồn dân tộc trên nền tảng liên minh cơng - nơng - trí...12

3.3. Đồn kết dân tộc phải gắn với đoàn kết quốc tế...12

<b>III.PHẦN KẾT LUẬN...14</b>

<b>IV.PHẦN CẢM NHẬN...15</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...17</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

NGUYỄN LỆ TRÚC NHI – 2154103027

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Mộng Tuyền - người đã hướng dẫn tận tâm cho chúng em trong q trình học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chuyến tham quan Bến Nhà Rồng - Bảo tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh Hồ Chí Minh) thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời. Việc được tìm hiểu về những ký ức quý báu về Chủ tịch đã làm cho chúng em nhận ra sự quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Điều này khơng chỉ giúp chúng em phát triển mặt kiến thức mà cịn làm giàu thêm tâm hồn và lịng tự tơn về lịch sử và văn hóa của dân tộc.

Cuối cùng, chúng em xin cam đoan rằng bài báo cáo này là cơng trình nghiên cứu của chúng em, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Mọi thông tin đều được trích dẫn đầy đủ theo quy định, không sao chép ý của người khác mà không ghi rõ nguồn. Hy vọng báo cáo này đáp ứng đủ yêu cầu của cơ và chúng em sẵn lịng nhận phản hồi để cải thiện hơn.

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Nhóm chúng em xin cam đoan các nội dung được trình bày trong bài báo cáo nghiên cứu “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế và đoàn kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay” là bài báo cáo do chính các thành viên trong nhóm cùng nhau tìm hiểu và viết ra mà không sao chép từ bất kỳ nguồn tài liệu nào.

Nội dung được viết trong bài báo cáo là dựa trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết đã học cùng với nghiên cứu khảo sát thực tiễn thông qua buổi tham quan bảo tàng Bến Nhà Rồng - Bảo tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, bài báo cáo có liên quan đến những quan điểm bất hữu nên sẽ có sự trùng lặp là ngẫu nhiên và tất cả những nguồn tài liệu tham khảo được sử dụng trong bài đều được trích dẫn rõ ràng ở cuối bài báo cáo.

Nhóm chúng em một lần nữa xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu sai chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

1

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Nguyễn Lệ Trúc Nhi - 2154103027

<b>I. PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài</b>

Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, là tấm gương sáng ngời của tinh thần đoàn kết dân tộc để đồng bào ta noi theo mà Người còn là chiến sĩ xuất sắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, là hiện thân cao đẹp của biểu tượng đoàn kết quốc tế. Hồ Chí Minh đã dành cả nửa phần đời của mình để đi khắp năm châu bốn bể từ Châu Á sang Châu Âu, qua Châu Phi rồi đến Châu Mỹ, đi đến đâu Người cũng ln mang tinh thần đồn kết sâu sắc cao đẹp đến với các bạn bè quốc tế. Đến với chủ nghĩa Mác – Lênin bằng sự đồng cảm với những con người trong tầng lớp nghèo khổ đến cùng cực vì sự áp bức bóc lột, Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra và luôn nhận thức rằng cần phải có sự đoàn kết, quyết tâm đấu tranh của những con người cùng khổ, của những giai cấp bị bóc lột, đày ải thì mới có thể giải phóng được dân tộc, giải phóng được giai cấp và cuối cùng là giải phóng được con người. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Nguyễn Ái Quốc luôn cố gắng tách Việt Nam khỏi hoạt động cách mạng đơn độc để cách mạng Việt Nam gắn với cách mạng thế giới; kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế cộng sản. Trong tác phẩm Thường thức chính trị (1954). Người nói: "Tinh thần yêu nước là kiên quyết giữ gìn quyền độc lập, tự do và đất đai toàn vẹn của nước mình. Tinh thần quốc tế là đồn kết với các nước bạn và nhân dân các nước khác đề giữ gìn hịa bình thế giới, chống chính sách xâm lược và chính sách chiến tranh của đế quốc... giữ gìn hịa bình thế giới tức là giữ gìn lợi ích của nước ta... Đó là lập trường quốc tế cách mạng". Bởi lẽ, chúng ta khơng chỉ chiến đấu vì độc lập của dân tộc ta mà cịn phải vì mục tiêu chung là lật đổ chủ nghĩa Đế quốc, giành độc lập cho các nước khác và giành thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội.

Nhận thức được tầm quan trọng của đoàn kết quốc tế đối với quốc gia không chỉ trong giai đoạn lịch sử khi xưa mà còn cả trong thời đại này, chúng em xin lựa chọn đề tài này để mọi người có được một cái nhìn tổng thể và cụ thể hơn về đồn kết dân tộc. Đồng thời, ý thức được trách nhiệm và hành động của bản thân, từ đó ra sức học tập và rèn luyện để có thể vươn ra thế giới, giúp đất nước ta mở rộng hơn và làm sâu sắc hơn mối quan hệ quốc tế.

<b>Too long to read onyour phone? Save</b>

to read later on your computer

Save to a Studylist

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Nguyễn Lệ Trúc Nhi - 2154103027

<b>2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài2.1 Mục đích:</b>

Trang bị những quan điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết quốc tế và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào sự nghiệp đổi mới đất nước.

Rèn luyện kỹ năng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế vào trong cuộc sống giai đoạn hiện nay.

Củng cố niềm tin vào khối đại đoàn kết toàn quốc tế và sự kết hợp sức mạnh thời đại trong sự nghiệp đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

<b>2.2 Đối tượng nghiên cứu:</b>

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết quốc tế.

<b>3. Phạm vi nghiên cứu</b>

Các tài liệu cụ thể, đầy đủ về tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với buổi tham quan thực tiễn Bến Nhà Rồng - Bảo tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh Hồ Chí Minh).

<b>4. Phương pháp nghiên cứu</b>

Kết hợp phương pháp logic với so sánh, tổng hợp, khái quát, phân tích,...

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Nguyễn Lệ Trúc Nhi - 2154103027

<b>II. PHẦN NỘI DUNG</b>

<b>1. Giới thiệu sơ lược về bảo tàng Hồ Chí Minh</b>

Vào ngày 5/6/1911, bến cảng Sài Gịn đã chào tạm biệt hình dáng gầy nhom của người con trai Nguyễn Tất Thành (lúc bấy giờ lấy tên là Văn Ba) với chí hướng ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu Amiral Latouche Tréville.

Mơ hình tàu Amiral Latouche Tréville trong chai thủy tinh

Sau 30 năm trở lại đất nước, Người trực tiếp lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Để ghi nhớ sự kiện quan trọng trên, sau ngày đất nước thống nhất, ngôi Nhà Rồng được giữ lại làm Di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cho đến năm 1995, Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh quyết định đổi tên Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thành "Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh" được tọa lạc tại địa chỉ: số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, với khuôn viên rộng trên 12.000 ha nằm ở vị trí ngã ba sơng Sài Gịn, khơng gian rộng rãi, thống mát, được bao phủ nhiều cây xanh. Ngôi nhà trưng bày các hiện vật được xây dựng từ giữa năm 1862-1863 là một trong những cơng trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Hiện nay, Bảo tàng có 02 lầu với 07 phịng trưng bày trong đó có 04 phịng trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 03 phịng trưng bày chun đề đặc biệt, nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước; tình cảm của Bác Hồ đối với nhân dân miền Nam và tình cảm kính yêu của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ và hệ thống đền thờ Bác Hồ ở Nam Bộ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Nguyễn Lệ Trúc Nhi - 2154103027

<b>2. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế2.1. Vai trị của đồn kết quốc tế</b>

Nếu như tư tưởng đại đoàn kết dân tộc là tư tưởng xuyên suốt, nhất quán của cách mạng Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định thành cơng của cách mạng thì đồn kết quốc tế cũng là một nhân tố hết sức quan trọng cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.

<b>2.1.1. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc vớisức mạnh thời đại tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng</b>

Bài học quan trọng nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế là tập hợp lực lượng bên ngoài tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của các trào lưu cách mạng thế giới tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam chiến thắng kẻ thù.

Hình: Chủ đề 4 tại bảo tàng Bến Nhà Rồng TP. HCM

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Nguyễn Lệ Trúc Nhi - 2154103027

Nói về vai trị của đồn kết quốc tế đối với cách mạng Việt Nam thì vào năm 1961, trong một buổi nói chuyện với Đại Sứ Liên Xơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “Có sức mạnh cả nước một lịng… lại có sự ủng hộ của nhân dân thế giới, chúng ta sẽ có một sức mạnh tổng hợp cộng với phương pháp cách mạng thích hợp, nhất định cách mạng nước ta sẽ đi đến đích cuối cùng”.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết rằng để tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cách mạng, chúng ta khơng chỉ thực hiện đồn kết quốc tế mà cần phải biết kết hợp với sức mạnh của dân tộc. Bởi vì Người cho rằng cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới và chúng ta chỉ có thể thành cơng khi thực hiện đồn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới. Thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế và đại đoàn kết toàn dân tộc là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế.

Trong quá trình hoạt động cách mạng của Người tại Pháp và Nga, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản nhằm thiết lập mối quan hệ với các phong trào thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng. Tiếp đến khi hoạt động ở Trung Quốc, chủ tịch Hồ Chí Minh đã Tranh thủ được sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhờ vào tài ngoại giao khơn khéo của mình. Trên bán đảo Đông Dương Việt Nam, Lào và Campuchia đã thực hiện khối đại đoàn kết Việt - Miên - Lào trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực dân giành độc lập tự do cho mỗi dân tộc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Nguyễn Lệ Trúc Nhi - 2154103027

Hình: Bản Án chế độ thực dân Pháp

Hình: Mơ hình nhà số 9 ngõ Côngpoanh, Quận 17, Paris

Như vậy chúng ta có thể thấy tư tưởng của Hồ Chí Minh về đồn kết, hợp tác quốc tế được hình thành và phát triển trong suốt quá trình hoạt động cách mạng.

<b>2.1.2. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thếgiới thực hiện thắng lợi các mục tiêu Cách mạng của thời đại</b>

Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng chúng ta thực hiện đoàn kết quốc tế khơng vì thắng lợi của mỗi cách mạng nước nhà mà cịn vì sự nghiệp chung của cả nhân loại trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế vì các mục tiêu cách mạng của thời đại.

Trong báo cáo chính trị tại Đại hội II, Người đã chỉ rõ: “Tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh thần “Vị quốc” của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế”. Đến sau này Người nhận định rõ hơn: “Giữ gìn hịa bình thế giới tức là giữ gìn lợi ích của nước ta… đó là lập trường quốc tế cách mạng”.

Trong tồn bộ lịch sử của mình, cách mạng Việt Nam ln được đặt trong sự tiến bộ của thời đại mà sự gắn kết các cuộc đấu tranh của dân tộc trên thế giới. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam như đã khẳng định được rằng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc gắn với đoàn kết quốc tế là một tư tưởng hoàn toàn đúng đắn. Bởi lẽ chúng ta không chỉ chiến đấu và giành độc lập tự do cho đất nước mình, cho dân tộc mình mà cịn vì độc lập tự do cho các nước khác, dân tộc khác trên thế giới.

<b>2.2. Lực lượng đồn kết quốc tế và Hình thức tổ chức2.2.1. Lực lượng đoàn kết quốc tế</b>

Lực lượng đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh tập trung chủ yếu vào ba lực lượng: Phong trào cộng sản và phong trào công nhân quốc tế; phong trào giải phóng dân tộc và phong trào hịa bình, dân chủ thế giới.

Trong đó, Hồ Chí Minh đã nhận thấy rằng phong trào cộng sản và công nhân thế giới là lực lượng nịng cốt của đồn kết quốc tế khi Người đã tận mắt chứng thực những

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Nguyễn Lệ Trúc Nhi - 2154103027

sinh động về lối sống xa hoa của bọn tư sản và đối lập với nó là sự cùng cực, bị áp bức, đày đọa của giai cấp công nhân và nhân dân lao động khi Người đang trên con đường tìm lối thốt cho dân tộc. Điều này đã giúp Bác nhận thức rõ hơn: “Nơi đâu cũng có người nghèo như ở xứ mình, dù ở các nước thuộc địa hay chính quốc, họ đều bị áp bức bóc lột tàn nhẫn bởi Chủ Nghĩa Thực Dân Tàn Ác”. Là một người dân thuộc địa, Người nhận thấy và tin rằng sức mạnh của sự đoàn kết các dân tộc thuộc địa trên thế giới sẽ giành được thắng lợi vẻ vang trong cuộc đấu tranh chống lại bọn thực dân tàn ác. Vì thế để chống lại kẻ thù chung, đạt được mục tiêu chung là giải phóng thân phận nơ lệ nhằm độc lập tự do thì địi hỏi sự đoàn kết liên minh chặt chẽ nhân dân lao động ở thuộc địa và chính quốc với các phong trào cộng sản.

Một số hình ảnh về hoạt động của Bác tại Pháp (1921-1925)

Đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy rõ âm mưu chia rẽ dân tộc của các nước đế quốc. Chính vì vậy người đã kiến nghị những biện pháp: “Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Nguyễn Lệ Trúc Nhi - 2154103027

9 nhau, hiểu

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Nguyễn Lệ Trúc Nhi - 2154103027

biết nhau hơn và đoàn kết lại để lập cơ sở cho một liên minh phương đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”.

Đối với các lực lượng tiến bộ là những người ưa chuộng hịa bình, dân chủ, tự do và cơng lý, Hồ Chí Minh đã gắn cuộc đấu tranh vì độc lập của dân tộc với mục tiêu hịa bình tự do và cơng lý nhằm khơi gợi và thức tỉnh sự lương tri của những người tiến bộ, tạo nên những tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ của các tổ chức quần chúng, các nhân trí sĩ tri thức và từng con người trên hành tinh. Từ trước cho đến bây giờ, quả thật là hiếm có những cuộc đấu tranh nào giành được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi và lớn lao như vậy!

<b>2.2.2. Hình thức tổ chức</b>

Quan điểm của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng đoàn kết quốc tế là thành lập “Mặt trận Thống nhất của nhân dân chính quốc và thuộc địa ”.

Đối với các nước dân tộc trên bán đảo Đơng Dương Hồ Chí Minh dành sự quan tâm đặc biệt. Về vị trí địa lý, cả ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia đều là láng giềng gần gũi của nhau, có sự tương đồng về lịch sử - văn hóa và cùng chung một kẻ thù là thực dân Pháp (năm 1941). Từ ba mặt trận độc lập đồng minh, Người đã quyết định thành lập mặt trận đoàn kết Việt - Miên - Lào (Mặt trận nhân dân ba nước Đông Dương) nhằm phối hợp giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau chiến đấu để giành thắng lợi.

Sau hiệp định Giơnevơ 1961-1962 về Lào được ký kết chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ Việt Nam đã mời nhà vua Lào, hồng thân thủ tướng chính phủ Liên hiệp Lào và các vị trong chính phủ Lào sang thăm hữu nghị nước ta vào tháng 3 năm 1963. Sau khi cùng các đồng chí Lào đi thăm tại trường đại học Bách Khoa Hà Nội, tại lễ tiễn đồng chí Bác đã ứng khẩu đọc bài thơ:

“ Thương nhau mấy núi cũng trèo Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua Việt Lào hai nước chúng ta Tình sâu hơn nước Hồng Hà Cửu Long”

Mở rộng ra các nước khác, cụ thể là Trung Quốc - nước láng giềng có quan hệ lịch sử văn hóa lâu đời với ta, nguyên tắc củng cố mối quan hệ đoàn kết hữu nghị của Người là “vừa là đồng chí vừa là anh em”. Dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và thành tựu của cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc đã nhận ra giữa các quốc gia, giữa các dân tộc ở các châu lục cần có sự giúp đỡ và học hỏi lẫn nhau. Người

</div>

×