Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Báo Cáo Môn Học Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.5 KB, 10 trang )

Ban Cơ Bản - Bộ Mơn Lí Luận Chính Trị

Mơn Tư Tưởng Hồ Chí Minh


1. Mục đích của chuyến đi.

Với chuyến đi lần này, khơng những phục vụ cho mục đích học tập, nhóm chúng em cịn muốn
trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức, hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại
của Bác Hồ. Bởi vì là một cơng dân Việt Nam, chúng em luôn được nghe và học về Bác nhưng
hiếm khi có cơ hội được tìm hiểu một cách sâu sắc và sinh động như vậy. Qua những gì mắt
thấy tai nghe, chúng em đã phần nào hình dung được những cột mốc, sự kiện gắn liền với tên
tuổi, khiến hình ảnh của Người trường tồn mãi trong lòng nhân dân Việt Nam. Và sự nghiệp
cách mạng của Bác mãi vang danh trên cả trường quốc tế. Sau đây là những thơng tin chúng em
đã tìm hiểu được qua chuyến thăm quan bảo tàng Hồ Chí Minh lần này.

2. Tiểu sử và cuộc đời của Bác Hồ.
-Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nơng dân, ở làng Hồng
Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường
chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Cha của Bác là một nhà Nho yêu nước tên là
Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là NguyễnThị Loan.
-Năm 1895, Bác cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau khi mẹ mất (1901) ông
về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội. Tuy nhiên, năm 1906,
Bác theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở Trường tiểu học Việt –Pháp Đông Ba. Nhưng không
may. Bác bị đuổi học năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ. Với tinh thần
yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về
những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm
con đường để cứu dân, cứu nước.
-Tháng 6 năm 1911, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước
Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hịa mình với những phong
trào của cơng nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập,


hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi của Cách
mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác


- Lênin. Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và
giải phóng giai cấp
-Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.
Tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người gửi tới Hội
nghị Versailles (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân An Nam, yêu cầu Chính phủ Pháp thừa nhận
các quyền tự do và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
-Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tours, Người
bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự
kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ
chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản.
-Năm 1921, tại Pháp, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, nhằm
tuyên truyền cách mạng trong nhân dân các nước thuộc địa. Người viết nhiều bài đăng trên các
báo “Người cùng khổ”, “Đời sống thợ thuyền”, ... Đặc biệt, Người viết tác phẩm “Bản án chế
độ thực dân Pháp” lên án mạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các
nước thuộc địa. Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển về nước và lưu truyền
trong mọi tầng lớp nhân dân.
-Ngày 30/6/1923, Người đến Liên Xô và bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu
về chủ nghĩa Mác – Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đất nước Lênin vĩ đại. Tại Đại
hội lần thứ I Quốc tế Nông dân (10/1923), Người được bầu vào Đồn Chủ tịch Quốc tế Nơng
dân. Năm 1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được cử làm cán bộ Ban
phương Đông của Quốc tế Cộng sản, đồng thời là Ủy viên Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân,
Nguyễn Ái Quốc được giao theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước Châu Á .
-Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc
bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên để
truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước, đồng thời mở lớp đào tạo cán bộ cho cách
mạng Việt Nam.

-Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức
cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
-Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản ở nước ngoài,
đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ đạo đúng đắn cho Ban
Chấp hành Trung ương Đảng ta.
-Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt
trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng
quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.


-Thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, tại khu rừng Sam Cao, thuộc huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập do
đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy.
-Tháng 8 năm 1945, Người cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị tồn quốc của Đảng và
chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và
Tổng bộ Việt Minh, cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Thay mặt
Chính phủ lâm thời, Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
-Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên
Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người
tuyên bố trước nhân dân cả nước và nhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.
-Tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp câu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lực lượng phản động Quốc
dân Đảng (Trung Quốc) trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Quân đội Pháp mở rộng đánh
chiếm miền Nam và lấn dần từng bước kéo quân đánh chiếm miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 9/1/1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên trong cả nước. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I,
Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Tháng 12 năm 1946, Chủ tịch
Hồ Chí Minh kêu gọi tồn quốc kháng chiến, Người tiếp tục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo
toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

-Tháng 7 năm 1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Géneva được ký
kết. Miền Bắc được giải phóng. Miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm lược biến thành thuộc địa kiểu
mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng
thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở miền Nam.
-Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ
Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của
Người, nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến
chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên
chủ nghĩa xã hội.
-Ngày 2/9/1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức
yếu Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
-Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ
đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và
hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của
các dân tộc bị áp bức, vì hịa bình và cơng lý trên thế giới.


3. Những thành tựu của chủ tịch Hồ Chí Minh.
*Giai đoạn từ 1917-1919
- Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành lấy tên Văn Ba lên đường
sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville, với mong muốn học
hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây.
- Ở Pháp một thời gian, sau đó Nguyễn Tất Thành sang Hoa Kỳ. Sau khi ở Hoa Kỳ một năm
(cuối 1912-cuối 1913), ông đến nước Anh làm nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn,
học tiếng Anh, và ở Luân Đôn cho đến cuối năm 1916.

*Giai đoạn ở Pháp
- Tháng 2 năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp.
- Ngày 18 tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội những người An Nam yêu nước, Nguyễn Tất Thành

đã mang tới Hội nghị Hịa bình Versailles bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm để
kêu gọi lãnh đạo các nước Đồng Minh áp dụng các lý tưởng của Tổng thống Mỹ Wilson cho các
lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á, trao tận tay Tổng thống Pháp và các đoàn đại biểu
đến dự hội nghị. Bản yêu sách không yêu cầu độc lập cho Việt Nam, nhưng bao gồm quyền tự
do và bình đẳng.
- Bác tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại Tours (từ 25 đến 30 tháng
12 năm 1920) với tư cách là đại biểu Đông Dương của Đảng Xã hội Pháp và trở thành một
trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp và tách khỏi đảng Xã hội.
- Năm 1921, Bác cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp Thuộc
địa nhằm tập hợp các dân tộc bị áp bức đứng lên chống chủ nghĩa đế quốc.
- Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng thuộc địa lập ra báo Le Paria (Người
cùng khổ), làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, nhằm tố cáo chính sách đàn áp, bóc lột của chủ nghĩa
đế quốc nói chung và thực dân Pháp nói riêng.


- Tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp" bng ting Phỏp (Procốs de la colonisation
franỗaise) do ụng vit được xuất bản năm 1925, đã tố cáo chính sách thực dân tàn bạo của Pháp
và đề cập đến phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.
*Giai đoạn ở Liên Xô lần thứ nhất
- Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô lần đầu tiên vào năm 1922 tham gia Đại hội lần thứ tư
của Quốc tế Cộng sản, ở đó ơng gặp Lenin và trở thành thành viên của Ban Đông Nam Á của
Quốc tế Cộng sản.
- Tháng 6 năm 1923, ông đến Moskva học tập tại trường Đại học Lao động Cộng sản Phương
Đơng, được đào tạo chính quy về Chủ nghĩa Marx, tuyên truyền và khởi nghĩa vũ trang. Tại đây
Nguyễn Ái Quốc đã dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân (họp từ ngày 12 đến ngày 15
tháng 10 năm 1923), ông được bầu vào Ban Chấp hành và Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân.
Tại Đại hội lần thứ 5 Đệ Tam Quốc tế (họp từ ngày 17 tháng 6 đến ngày 8 tháng 7 năm 1924),
ông được cử làm Ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam.

*Giai đoạn ở Trung Quốc (1924-1927)

- Năm 1925, ông tập hợp Việt kiều và thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng
chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) để truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin (thường được phiên
âm là Mác–Lê-nin) vào Việt Nam.
- Cuốn Đường Kách mệnh, mà ông là tác giả, tập hợp các bài giảng tại các lớp huấn luyện chính
trị của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, được xuất bản năm 1927
*Giai đoạn ở Thái Lan (1928-1929)
Mùa thu 1928, Nguyễn Ái Quốc từ châu Âu đến Xiêm La (Thái Lan), cải trang là một nhà sư
đầu trọc, với bí danh Thầu Chín để tuyên truyền và huấn luyện cho Việt kiều tại Xiêm, đồng
thời xuất bản báo gửi về nước.
*Giai đoạn thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long thuộc Hồng Kông, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản,
nhằm giải quyết những mâu thuẫn hiện có giữa những người cộng sản Đông Dương, ông đã
thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương thành Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi tên là
"Đảng Cộng sản Đông Dương", rồi "Đảng Lao động Việt Nam" và nay là "Đảng Cộng sản Việt
Nam").
*Giai đoạn trở về Việt Nam


- Ông trở về Việt Nam vào ngày 28 tháng 1 năm 1941, với hành lý là một chiếc vali nhỏ đan
bằng mây tre để đựng quần áo và một chiếc máy chữ xách tay. Khi vừa đặt chân lên lãnh thổ tổ
quốc, ông cầm lên và hôn vào một nắm đất.
- Nguyễn Ái Quốc mở các lớp huấn luyện cán bộ, cho in báo, tham gia các hoạt động thường
ngày... Tài liệu huấn luyện và tuyên truyền chủ yếu là sách do Bác dịch và viết về nhiều chủ đề.
Tại cuối một cuốn sách như vậy Bác ghi "Việt Nam độc lập năm 1945". Bác cho lập nhiều hội
đoàn nhân dân như Hội Phụ nữ Cứu quốc, Hội Phụ lão Cứu quốc, Hội Nông dân Cứu quốc…
- Từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ 8 (mở
rộng) của Trung ương Đảng họp tại Pác Bó, Cao Bằng. Một trong những kết quả của hội nghị
này là nghị quyết về việc thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh)

*Giai đoạn từ khi bị giam ở Trung Quốc cho tới thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

- Hồ Chí Minh bị chính quyền địa phương của Trung Hoa Dân quốc bắt giữ ngày 29 tháng 8 khi
đang đi cùng một người Trung Quốc dẫn đường và bị giam hơn một năm, trải qua khoảng 30
nhà tù.
- Bác viết Nhật ký trong tù trong thời gian này (từ tháng 8 năm 1942 đến tháng 9 năm 1943).
Nhật ký trong tù là một tác phẩm được nhiều tác giả người Việt Nam, người phương Tây và
cả người Trung Quốc, như Quách Mạt Nhược, Viên Ưng hay Hoàng Tranh đề cao.
- Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Tổng bộ Việt Minh triệu tập Đại hội quốc dân tại Tân Trào (Tuyên
Quang), cử ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng tức Chính phủ Lâm thời, do Hồ Chí Minh làm Chủ
tịch.
* Giai đoạn từ Độc lập tới Toàn quốc kháng chiến
- Hồ Chí Minh đọc bản Tun ngơn Độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 trên Quảng trường
Ba Đình tại Hà Nội, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa.
-Ơng trích dẫn bản Tun ngơn Độc lập của Hoa Kỳ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân
quyền của Pháp để mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam.
- Quốc hội khóa I của Việt Nam đã cử ra Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến do Hồ Chí Minh
làm Chủ tịch (Hồ Chí Minh đạt số phiếu cao nhất với 169.222 lá phiếu, chiếm 98,4%).


- Hồ Chí Minh trở thành Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và với chức danh Chủ
tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, ơng cũng đảm nhiệm luôn công việc của thủ
tướng.
- Cuối tháng 12 năm 1946, quân Pháp gửi 3 tối hậu thư trong vịng chưa đầy một ngày địi
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa phải đình chỉ mọi hoạt động chuẩn bị vũ trang, tước vũ
khí của Tự vệ tại Hà Nội và trao cho quân đội Pháp quyền duy trì trị an trong thành phố. Không
thể chấp nhận những yêu cầu mang tính tước đoạt chủ quyền Việt Nam của quân Pháp, Bác ký
lệnh kháng chiến.
- Tối ngày 19 tháng 12 năm 1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến do Hồ Chí Minh chấp bút
được phát trên đài phát thanh. 20 giờ tối cùng ngày, kháng chiến bùng nổ.
* Giai đoạn kháng chiến chống Pháp
- Tháng 3 năm 1947, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng chuyển lên Việt Bắc. Bác kêu gọi nhân

dân tiêu thổ kháng chiến, tản cư cũng là kháng chiến, phá hủy kho tàng cũng là kháng chiến (để
không cho quân Pháp sử dụng lại cơ sở hạ tầng).
- Từ năm 1947 cho tới năm 1950, Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến, khiến
quân Pháp dần bị sa lầy và ngày càng mệt mỏi vì chiến tranh.
- Từ tháng 10 năm 1952, Hồ Chí Minh đã gửi bản "chương trình cải cách ruộng đất của Đảng
Lao động Việt Nam" cho Stalin để "đề nghị xem xét và cho chỉ dẫn" và cho biết chương trình
hành động được lập bởi chính ơng dưới sự giúp đỡ của Lưu Thiếu Kỳ.
- Cuộc cải cách ruộng đất tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được phát động vào cuối
năm 1953 và kéo dài cho tới cuối năm 1957. Theo tổng kết của Đảng Lao động Việt Nam, cuộc
cải cách đã "đánh đổ được giai cấp địa chủ cùng bọn Việt gian phản động", phân chia lại đất
canh tác một cách công bằng cho hơn 2 triệu hộ nông dân ở miền đồng bằng Bắc bộ.
* Giai đoạn sau năm 1954 - cuối đời
- Hồ Chí Minh dùng bút danh Trần Lực, đăng một bài trên báo Nhân dân ngày 16 tháng 9
năm.1957 với tựa đề "Đập tan tư tưởng hữu khuynh", lên án đó là tư tưởng độc hại và dễ lan
tràn như cỏ dại, sau đó Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm bị dập tắt.
- Trong giai đoạn 1951–1969, Hồ Chí Minh nắm giữ chức vụ Chủ tịch Đảng. Đây là chức vụ
lớn nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, hơn cả chức vụ Tổng Bí thư (sau khi Chủ tịch
Hồ Chí Minh qua đời năm 1969, Bộ Chính trị thống nhất coi đây là chức vụ danh dự cao nhất
chỉ dành riêng cho Hồ Chí Minh nên đã bãi bỏ việc người khác tiếp nối chức vụ này, vì vậy Hồ
Chí Minh là người duy nhất trong lịch sử nắm chức vụ Chủ tịch Đảng Cộng sản Việt Nam).


- Hồ Chí Minh bắt đầu viết di chúc vào dịp sinh nhật lần thứ 75 của ông vào ngày 10 tháng
5 năm 1965, và sửa lại trong những dịp sinh nhật tiếp theo. Bác mang di chúc ra viết và dặn
lại Vũ Kỳ: "Chú cất giữ cẩn thận, sang năm, mồng 10 tháng 5 nhớ đưa lại cho Bác".
- Mở đầu bản di chúc năm 1965 có đoạn: "Nhân dịp mừng 75 tuổi... Năm nay tôi 75 tuổi, tinh
thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn mạnh khỏe. Tuy vậy, tôi cũng là lớp người 'xưa nay hiếm'..."
- Trong di chúc, Bác có viết:
“ Điều mong muốn cuối cùng của tơi là: Tồn Đảng tồn dân ta đồn kết phấn đấu, xây
dựng một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp

phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

— Hồ Chí Minh

“ Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm khơng
ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.



— Hồ Chí Minh

4. Cảm nghĩ và những bài học rút ra qua chuyến đi bảo tàng.
-Kết thúc chuyến đi, nhưng cảm xúc về nó vẫn ln hiện hữu trong tâm trí chúng em. Nếu mai
sau được hỏi, chúng em nhất định sẽ giới thiệu mọi người đến với bảo tàng ấy nếu muốn tìm
hiểu cặn kẽ hơn về cuộc đời Bác. Bác chính là tấm gương cho thanh niên noi theo về tinh thần
yêu nước, là ví dụ cho một người Đảng viên cần kiệm liêm chính, những lời dạy của Người là
kim chỉ nam để xây dựng một bộ máy nhà nước trong sạch và vững mạnh.
-Như nhạc sĩ Lê Đăng Khoa xúc động viết: “Đi khắp năm châu hiếm có ai như Bác. Cuộc đời
giản dị, tình người bao la. Như có Bác bên ta cùng lội đồng, thăm những cơng trình nhà máy vút
cao. Như có Bác bên ta trên giảng đường học tập. Chắp cánh cho ta bay xa, bay xa…”.


-Qua chuyến đi chúng em cũng học được những đức tính tốt từ Bác như đức tính giản dị của
Người, cuộc đời của Bác là tấm gương sáng ngời về đức: Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ
tư, nếp sống giản dị của Bác chính là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo. Chủ tịch Hồ
Chí Minh cịn là tấm gương sáng về đức tính tự học, tự nâng cao trình độ của bản thân dù cho
có gặp những điều kiện khó khăn, gian khổ. Ngồi ra tuy Bác bận trăm cơng nghìn việc nhưng
vẫn dành thời gian ra để tập thể dục, rèn luyện sức khỏe của bản thân, rất đáng để chúng ta học
theo. Tiếp theo bài học chúng em được học từ Bác là việc giữ chữ tín, Bác ln giữ lời hứa với
mọi người và đặc biệt nhất là với các em thiếu nhi. Việc giữ lời hứa không chỉ làm cho ta trở

thành một người đáng tin cậy, tạo được sự tin tưởng của người khác đối với mình. Và cịn rất
nhiều bài học khác chúng em được học từ Bác nữa.
-Chiến tranh đã lùi xa nhưng chúng ta vẫn không thể quên những hy sinh, gian khổ mà Bác
cũng như các thế hệ anh cha ta đã bỏ ra để đánh đổi nền hịa bình độc lập như ngày hơm nay. Vì
lẽ đó, sau chuyến đi chúng em lại càng có thêm động lực để học tập rèn luyện sao cho xứng
đáng với danh xưng đầy tự hào: “Cháu Bác Hồ”.



×