Chương 1
MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG
Nội dung chương 1
1. Môi trường phát triển ứng dụng
2. Cách tổ chức ứng dụng
1.1 Giới thiệu về .NET
.NET bao gồm một bộ đầy đủ các công cụ giúp tạo và cài đặt các
ứng dụng, .NET bao gồm:
Sản phẩm của .NET
Visual studio.NET IDE
Ngôn ngữ lập trình: C#, VB.NET…
Dịch vụ web của .NET
.NET Framework
1. Môi trường phát triển ứng dụng
Các ngôn ngữ lập trình trên nền .NET
APL Mondrian
C# Oberon
COBOL Oz
Component Pascal Pascal
Curriculum Perl
Eiffel Python
Forth RPG
Fortran Scheme
Haskell Smalltalk
Java Standard ML
JScript Visual Basic
Mercury Visual C++
Common Language
Runtime (CLR)
Các lớp cơ sở của .NET
Framework
Giao diện người dùng
.NET FRAMEWORK
Web
Services
Web
Forms
Windows
Forms
Data and XML classes
(ADO.NET, SQL, XSLT, Xpath, XML,…)
Framewok Base Class Library
(IO, string, net, security, threading, text,
reflection, collection, GUI, XML/SOAP…)
Common Language Runtime
Windows Platform
Common Type Spec.
(CTS)
Common Lang.Spec.
(CLS)
1.1.1 Giới thiệu về .NET Framework
.NET framework bao gồm 3 thành phần chủ yếu:
a. Giới thiệu về CLR
Common Language Runtime là môi trường để cho tất cả các ứng
dụng viết trên .NET chạy.
CLR hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và cung cấp các công cụ dùng chung
cho các ngôn ngữ lập trình khác nhau, giúp cho việc tương tác qua
lại giữa các ngôn ngữ lập trình khác nhau dễ dàng hơn.
VB .NET Visual C#
VB .NET Compiler VC# Compiler
Microsoft Intermediate Language (MSIL)
Common Language Runtime (CLR)
Native Code
Just in Time (JIT) Compilers
Các đặc điểm của CLR
Tự động quản lý bộ nhớ
Hệ thống kiểu dữ liệu dùng chung giữa các ngôn ngữ lập trình
Tính tương tác giữa các ngôn ngữ
Độc lập với cấu trúc phần cứng bên dưới
Cơ chế bảo mật hệ thống
An toàn kiểu dữ liệu
b. Các lớp cơ sở của .NET framework
Được xây dựng theo phương pháp hướng đối tượng
Cung cấp các lớp dùng để xử lý các vấn đề thường gặp phải khi
phát triển ứng dụng
Được dùng chung cho nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau
Được tổ chức thành những namespace được lưu trữ trong
assembly.
Namespace dùng để nhóm các lớp và các interface có mối quan hệ
luận lý với nhau. Các namespace này có thể được dùng trong bất
cứ ngôn ngữ nào tương thích với .NET. Namespace được sử dụng
để hạn chế việc dùng cùng một tên cho 2 hay nhiều lớp có mục
đích sử dụng khác nhau.
Assembly là một đơn vị phần mềm có chứa đầy đủ các thông tin
về các lớp hiện thực, các cấu trúc và các interface để hiện thực
ứng dụng. Assembly lưu trữ các thông tin để mô tả chính nó,
thông tin này gọi là meta data.
Windows Forms : các lớp này cho phép triển khai dễ dàng các
ứng dụng Windows để bàn với những giao diện người sử dụng
phong phú và uyển chuyển. Các ứng dụng để bàn “cổ điển” này có
tương tác với các máy tính khác trên mạng cục bộ hoặc mạng trên
Internet thông qua việc sử dụng các Web services.
Web Forms : các lớp này hỗ trợ việc triển khai những trang web
cũng như những web site cực mạnh và khả dĩ tăng qui mô, và đặc
biệt hỗ trợ các ứng dụng ASP.NET. Các ô control, được gọi là server
control, đem lại nhiều tính năng mới, chẳng hạn kiểm tra hợp lệ,
thao tác các trang web thông qua lập trình vận hành theo tình
huống (event-driven), duy trì trạng thái,…
c. Giao diện người dùng
.NET cung cấp ba loại giao diện người dùng như sau:
Web services : các lớp này chịu hỗ trợ việc triển khai các ứng
dụng có thể xử lý các triệu gọi hàm hành sự kiểu RPC (Remote
Procedure Call), hoặc các thông điệp XML trên Internet. Web services
bao gồm một số lớp hỗ trợ việc triển khai những cấu kiện nhẹ cân có
thể phát tán trên mạng, có thể chạy cho dù gặp phải bức tường lửa
(firewall) và NAT (Network Address Translation, chuyển dịch địa chỉ
mạng). Vì Web Services sử dụng chuẩn HTTP (HypertText Transfer
Protocol) và SOAP (Simple Object Address Protocol) như là nghi thức
truyền thông tin nằm đằng sau, các cấu kiện này hỗ trợ plug and play
(cắm vào là chạy) xuyên qua cyberspace.
Ưu điểm của .NET Framework
Dùng chung cho nhiều ngôn ngữ lập trình.
Tạo ứng dụng độc lập với môi trường phần cứng bên dưới.
Cho phép viết ứng dụng bằng nhiều ngôn ngữ tương thích với .NET.
Tự động quản lý tài nguyên.
Dễ dàng triển khai ứng dụng
Giới thiệu Visual Studio .NET IDE
Visual Studio .NET Integrated Development Environment (IDE)
cung cấp một giao diện dùng chung để phát triển nhiều loại dự án
khác nhau.
Cung cấp môi trường để thiết kế, viết code, kiểm tra và sửa lỗi khi
phát triển ứng dụng.
Các thành phần của Visual Studio .NET IDE:
- Dự án và giải pháp
- Giao diện của các thành phần
2. Cách tổ chức ứng dụng
Dự án và giải pháp
Trong Visual Studio .NET ứng dụng được tạo thành từ nhiều phần tử
ví dụ như file, thư mục.
Để tổ chức các phần tử trên .NET cung cấp dự án và giải pháp.
Dự án (project): cho phép xây dựng, dịch và sửa lỗi các thành phần
tạo nên ứng dụng. Dự án được dịch ra thành file exe hoặc dll.
Giải pháp (Solution): Bao gồm một hay nhiều project.
Dự án và project
Mối quan hệ giữa project và solution được thể hiện bằng hình
Solution
Project 1
Project 2
Miscellaneous
Files
Project 1 Items
Project 2 Items
Các bước tạo giao diện của các thành phần :
- Tạo giao diện cho chương trình mới
- Thiết lập thuộc tính cho từng đối tượng trong giao diện
- Viết mã chương trình
- Lưu và chạy chương trình
- Biên dịch file thực thi .exe
Bước 1. Tạo giao diện cho chương trình mới
Trong trang Visual Studio .NET Start Page, click New Project. Visual
Studio .NET hiển thị hộp thoại New Project, hình 1 Visual Studio
.NET đặt dự án vào trong một thư mục của máy.
Hình 1 Hộp thoại New Project
Giao diện Visual studio .NET IDE
Hình 2 một form mới
Menu Bar và Toolbar
Menu Bar
ToolBar
Solution Explorer Window
Liệt kê tên solution, tên project, và tên của tất cả các form trong project.
VS 2003 IDE
VS 2005 IDE
Hình 3 Solution Explorer Window
Property window
Dùng để hiển thị các đặc tính của một đối tượng trong .NET.
Các property này mặc định được nhóm theo thể loại.
Tool Box
Chứa các control để xây dựng ứng dụng trong .NET
Visual
Studio
2003
IDE
Visual
Studio
2005
IDE
Phía trên bên trái của cửa sổ IDE là Server
Explorer: cho phép bạn quản lý, bảo trì, kiểm
tra các nối vào Cơ Sở Dữ Liệu (Database)
trong máy vi tính cục bộ hay liên mạng.
Server Explorer cũng là nơi ta tạo hay xóa bỏ
Cơ Sở Dữ Liệu (Database), các tables, các mối
liên hệ (relationships), các Store Procedures
hay các đồ hình về Database (Database
Diagrams) cho bản báo cáo (Reports) hay tham
khảo (References). Bạn sẽ tham khảo chi tiết
hơn ở các bài học về Lập trình Cơ Sở Dữ Liệu.
Output view window
Chứa các thông điệp của Visual Studio .NET IDE
Task list window
Chứa các lỗi phát sinh khi viết code.
Hình 4 Thêm một control vào form
Thêm các Control vào form (giao diện ứng dụng)
Khi Visual Studio .NET tạo một đề án mới, nó hiển thị một window
form mới trong cửa sổ chính giữa (hình 3). Kéo các control từ Toolbox
vào Windows form thả hoặc kích chuột kép vào control trên Toolbox
(hình 4).