Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.07 MB, 226 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
CHU NHIEM DE TAI: TS. TRAN ANH TUAN THU KY DE TAI: ThS. NGUYEN THI THU HA
<small>TRUNG TAM THONG TIN THU VIEN</small> TRUONG ĐẠI HOC LUAT HÀ NOI
PHÒNG ĐỌC
HÀ NỘI - 2010
<small>CB WIRES)</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><small>ThS. NGUYEN HUYEN CƯỜNG</small>
<small>TS. NGUYEN VĂN CƯỜNG</small>
<small>ThS. NGUYEN VIỆT CƯỜNG</small>
<small>ThS. NGUYEN TRIEU DUONG</small>
<small>ThS. NGUYEN THI THU HA</small>
<small>ThS. PHAN THU HA</small>
<small>TS. BUI TH] HUYEN</small>
<small>ThS. NGUYEN THI BiCH LAN</small>
<small>ThS. TRAN PHUONG THAO</small>
<small>TS. TRAN ANH TUAN</small>
<small>Noi cong tac</small>
<small>GVC Truong Dai hoc Luat</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">Tổng thuật kết quả nghiên cứu dé tài
Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp
Thủ tục tố tụng dân sự với việc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự
Thủ tục tố tụng dân sự và việc bảo đảm quyền tham gia tranh tụng của
<small>đương sự</small>
Thủ tục tố tụng dân sự giản đơn theo pháp luật một số nước trên thế giới và việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam
<small>Thủ tục khởi kiện, thu lý vụ việc dân sự theo quy định của BLTTDS và</small>
những vấn đề đặt ra trong thực tiễn áp dụng
Lập hồ sơ vụ án dan sự, chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự và những kiến nghị
<small>Thủ tục hoà giải vụ việc dân sự theo quy định của BLTTDS và những</small>
van dé đặt ra trong thực tiễn thi hành
Thủ tục phiên toà sơ thẩm dân sự với yêu cầu bảo đảm quyền tranh
<small>tụng của các đương sự</small>
Thực tiễn thực hiện các quy định của BLTTDS về thủ tục tố tụng trong
viéc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình
Thực tiễn thực hiện các quy định của BLTTDS về thủ tục tố tụng trong
việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại
Thực tiễn thực hiện các quy định của BLTTDS về thủ tục tố tụng trong
việc giải quyết các tranh chấp lao động và phương hướng hoàn thiện
<small>pháp luật</small>
Đánh giá kết quả điều tra, khảo sát về trực trạng pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự
<small>Danh mục tài liệu tham khảo</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><small>Luật Hôn nhân và gia đình</small>
Luật Tổ chức Tịa án nhân dân
Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
<small>Luật Luật sư</small>
Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế
Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động
<small>Pháp lệnh Trọng tài thương mạiTòa án nhân dân</small>
Tòa án nhân dân tối cao Tố tụng dân sự
Viện kiểm sát
<small>Viện kiêm sát nhân dân tôi cao</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><small>1. PHAN MỞ DAU</small>
1.1. Tinh cấp thiết của dé tai
Bộ luật tố tụng dân sự được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ V thơng qua ngày 15/6/2004 và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ 01/01/2005. BLTTDS đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, nhiều quy định của BLTTDS về thủ tục TTDS còn thiếu
cụ thể, dẫn tới việc hiểu và áp dụng không thống nhất giữa các Toà án, một số quy định về thủ tục tố tụng khi áp dụng trong thực tiễn có thể gây kéo dài thời gian giải quyết vụ việc, khơng đáp ứng được u cầu vẻ tính kịp thời, nhanh chóng và có
hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp. Trong khi đó, Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đặt ra yêu cầu phải tiếp
tục hoàn thiện thủ tục TTDS theo hướng dân chủ, bình đăng, cơng khai, minh bạch, chặt chẽ, bảo đảm người dân thuận lợi trong việc tiếp cận cơng lý. Vì vậy, việc
nghiên cứu dé tài “HOÀN THIỆN PHÁP LUAT VIỆT NAM VE THỦ TỤC GIẢI QUYET
VỤ VIỆC DÂN SỰ THEO ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH TƯ PHÁP” là vấn đề hết sức cần thiết. Việc nghiên cứu đề tài thành công không những nâng cao nhận thức lý luận
về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự, góp phần hồn thiện các quy định của
BLTTDS về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải
cách tư pháp mà còn cung cấp thêm nguồn tài liệu cho việc giảng dạy và nghiên
<small>cứu khoa học pháp lý.</small>
1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài
<small>Trong thời gian vừa qua, sau khi BLTTDS có hiệu lực pháp luật, đã có một</small>
số cơng trình nghiên cứu về các quy định của BLTTDS về thủ tục TTDS như dé tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Viéc dân sự và thủ tục giải quyết việc dán sự tại
TAND; Hội thảo khoa học “Hoàn thiện BLTTDS đáp ứng yêu cấu giải quyết tranh
chấp trong kinh doanh” do Viện Nhà nước và pháp luật phối hợp với Viện KAS -Cộng hòa liên bang Đức tổ chức và một số bài viết đăng trên các tạp chí, luận văn
cao học... Những cơng trình nghiên cứu này bước dau đã thu được những kết quả nhất định, đã giúp các cơ quan hữu quan tháo gỡ được một số vướng mắc về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự tại TAND. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách tổng thể về việc hoàn thiện các quy định của
BLTTDS về thủ tục TTDS theo định hướng cải cách tư pháp.
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">1.3. Đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là định hướng cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước
ta; các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự và thực tiễn áp dụng chúng tại các Tòa án Việt Nam trong những năm gần đây. Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng được tiến hành đối với một số quy định của pháp luật TTDS nước ngoài về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự nhằm làm rõ
thêm cơ sở của việc hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự ở Việt Nam.
Mục dich của việc nghiên cứu dé tài là làm rõ được các yêu cầu của việc
hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự theo định hướng
cải cách tư pháp, đánh giá đúng thực trạng các quy định của pháp luật TTDS về thủ
tục giải quyết vụ việc dân sự và việc áp dụng chúng trong thực tiễn xét xử của Tịa
án. Từ đó, đề xuất giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật TTDS về thủ tục giải
quyết vụ việc dân sự theo định hướng cải cách tư pháp. 1.4. Nhu cầu kinh tế xã hội, địa chỉ áp dụng Kết quả của việc nghiên cứu để tài có giá trị sau:
- Góp phần làm rõ các quy định của BLTTDS về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự, tháo gỡ được những vướng mắc trong thực tiễn xét xử hiện nay về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự; đóng góp ý kiến cho việc hồn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự theo định hướng cải cách tư pháp, nhất là cho việc sửa đổi, bỗ sung BLTTDS trong thời điểm hiện nay.
- Làm căn cứ để hồn thiện giáo trình Luật TTDS của Trường Đại học Luật
Hà Nội, bé sung tư liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa
<small>học pháp lý.</small>
<small>1.5. Phạm vi nghiên cứu</small>
Trong giới hạn về thời gian và cấp độ của đề tài, việc nghiên cứu chỉ tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:
- Định hướng cải cách tư pháp và những yêu cầu đối với việc hoàn thiện
<small>pháp luật TTDS Việt Nam.</small>
- Các quy định của BLTTDS Việt Nam về thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự và những vấn đề liên quan trực tiếp đến thủ tục giải quyết vụ việc dân sự.
- Thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTDS về thủ tục giải quyết các vụ
việc dân sự tại một số Tồ án.
Đề tài khơng đi sâu nghiên cứu về thủ tục giải quyết việc dân sự vì vấn đề này đã được giải quyết trong một dé tài nghiên cứu chun sâu trước đó. Ngồi ra, dé tài cũng không di sâu nghiên cứu về thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thâm dân sự mà chỉ nghiên cứu làm rõ các khía cạnh có liên quan đến hồn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự theo định hướng cải cách tư pháp như cơ chế chuyển hoá giữa việc dân sự và vụ án dân sự, cơ chế kháng án đối với các vụ việc được giải quyết theo thủ tục TTDS rút gọn, cơ chế giải quyết khiếu nại đối với
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><small>ban án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật...Những van dé cụ thể về thủ tục</small>
phúc thấm, giám đốc thâm, tái thâm dân sự sẽ được tiếp tục nghiên cứu trong các
<small>cơng trình chun sâu khác khi có điều kiện.</small>
<small>1.6. Nội dung nghiên cứu</small>
1.6.1. Cải cách tư pháp và những yêu cau của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự theo định hướng cải cách tư pháp
Trong nội dung này việc nghiên cứu sẽ tập trung vào hai van dé cơ bản sau đây:
<small>- Định hướng cải cách tư pháp ở Việt Nam, trong đó có cai cách pháp luật TTDS;</small>
- Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam vẻ thủ tục giải quyết vụ
<small>việc dân sự theo định hướng cải cách tư pháp.</small>
1.6.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự
Trong phan này việc nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc làm rõ những bất cập, những khiếm khuyết của pháp luật TTDS Việt Nam về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự trong mối liên hệ với các u cầu hồn thiện pháp luật mà cơng cuộc
<small>cải cách tư pháp đặt ra. Đó là :</small>
- Các quy định của pháp luật TTDS hiện hành về thủ tục thụ lý, chuẩn bị xét xử, tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, thủ tục hoà giải, thủ tục phiên toà sơ thẩm, cơ chế kháng án, khiếu nại đối với bản án, quyết định dân sự;
- Một số quy định của pháp luật TTDS hiện hành liên quan trực tiếp đến
hoàn thiện thủ tục giải quyết vụ việc dân sự theo định hướng cải cách tư pháp như quyền yêu cầu và van dé bảo mật thông tin trong áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, thủ tục cung cấp, thu thập chứng cứ.
Việc nghiên cứu nhằm xác định những quy định cụ thể về thủ tục giải quyết
vụ việc dân sự chưa đáp ứng được yêu cầu mà công cuộc cải cách tư pháp dân sự đặt ra bao gồm những quy định chưa đáp ứng yêu cầu về sự phù hợp với truyền thống lập pháp, đặc điểm văn hoá, tâm lý dân tộc; về sự “thuận tiện”, đảm bảo quyền tiếp cận công lý, quyên tranh tụng của công dân; vé tính linh hoạt, mềm dẻo và có hiệu quả của thủ tục tố tụng; về khuyến khích giải quyết tranh chấp thơng qua
thương lượng, hồ giải; về tinh minh bạch, chặt chẽ của pháp luật.
1.6.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự theo yêu cau cải cách tư pháp
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự trong mối liên hệ với các yêu cầu của việc hoàn thiện pháp
luật mà cơng cuộc cải cách tư pháp đặt ra, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những kiến
nghị cụ thể về việc hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự. Các đề xuất này găn liền với yêu cầu của cải cách tư pháp, bao gồm đề xuất hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự nhằm đáp ứng yêu cầu về sự phù hợp
với truyền thống lập pháp, đặc điểm văn hoá, tâm lý dân tộc; về đảm bảo quyền tiếp
cận cơng lý, quyền tranh tụng của cơng dân; về tính linh hoạt, mềm déo và có hiệu
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">quả của thủ tục tố tụng: về khuyến khích giải quyết tranh chấp thơng qua thương lượng, hồ giải; về tính minh bạch, đồng bộ và chặt chẽ của pháp luật.
1.7. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lénin, quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đường lỗi, chính sách của Dang, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chi Minh về Nhà nước và pháp luật. Để giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu đề tài các tác giả cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và phương
pháp tông hợp.
2. PHẢN NỘI DUNG
2.1. Cải cách tư pháp và yêu cầu hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ
tục giải quyết vụ việc dân sự theo định hướng cải cách tư pháp
Thực hiện đường lối déi mới của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền,
yêu cầu về cải cách tư pháp được đặt ra như một tất yếu khách quan. Nghị quyết 08
- NQ/ TƯ ngày 2/1/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư
<small>pháp trong thời gian tới như kim chỉ nam mở đường cho công cuộc cải cách tưpháp nói chung và cải cách thủ tục TTDS nói riêng: “Khi xét xử, các Tịa án phải</small>
đảm bảo mọi cơng dân déu bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan... Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại
phiên tòa, trên cơ sở xem xét đây đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát
viên... nguyên đơn, bị đơn và những người có quyên, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định" . Trên cơ sở kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 08 - NQ/TƯ, ngày 24 tháng 5 năm 2005, Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra Nghị quyết 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Nghị quyết nhắn mạnh: “Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tô tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình dang, cơng
<small>khai, minh bạch, chặt chẽ, nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giảm sát của</small>
nhân dân đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại toà làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá dé nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp;... “. Tiếp theo đó, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng nhắn mạnh: “Cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu câu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội cơng bằng, dân chủ, văn mình; gop phan thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội... kế thừa truyền thông pháp lý dân
<small>) Nghị quyết 08 - NQ/TƯ ngày 2/1/2002 của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về</small>
<small>một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà nội.</small>
<small>) Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hồn thiện hệthơng pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, tr. 5.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><small>tộc, những thành tựu đã đạt được của nên tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiếp</small>
<small>thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh của</small>
nước ta và yêu câu chủ động hội nhập quốc tế... = 0Ù, Nghị quyết này cũng chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm trong việc hoàn thiện thủ tục tố tụng tư pháp. Đó là cần phải “Hồn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo dam tính đơng bộ, dân chủ, CƠng khai, minh bạch, tơn trọng và bảo vệ quyển con người... Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có du một số điều kiện nhất định"; °““T: iép tục hoàn thiện thi tục TTDS... Đồi mới thủ tục hành chính trong các cơ quan tu
pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý; người dân chỉ nộp đơn đến toà án, toà án có trách nhiệm nhận và thụ ly don. Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hoà giải, trọng tài; toà án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết dé”.
Qua việc nghiên cứu định hướng về cải cách tư pháp nói chung và tư pháp đân sự nói riêng ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu nhận thấy các định hướng cải cách
<small>tư pháp nói trên đã vạch ra những đường hướng cơ bản cho việc cải cách và hoàn</small>
thiện thủ tục TTDS cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, định hướng về cải cách tư pháp nói trên cũng đặt ra cho nhóm nghiên cứu một nhiệm vụ nặng né là phải đặt những định hướng về cải cách trong mối liên hệ với học lý về TTDS, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng để xác định một cách đúng đắn những u cầu của việc hồn
<small>thiện pháp luật TTDS mà cơng cuộc cải cách tư pháp đặt ra. Việc nghiên cứu cho</small>
thay định hướng về cải cách tư pháp đã đặt ra những yêu cầu cơ bản sau đây đối
với việc hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự:
2.1.1. Định hướng cải cách tư pháp có nguồn gốc sâu xa từ những yêu cầu phát triển đất nước do công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra. Khi thực hiện
đường hướng về cải cách thủ tục TTDS, chúng ta cũng cần phải có sự nghiên cứu và đánh giá hết sức thận trọng về những ưu điểm, nhược điểm của pháp luật TTDS
Việt Nam hiện hành trong mối liên hệ với truyền thống lập pháp, đặc điểm văn hoá, tâm lý dân tộc và thành tựu khoa học tố tụng trên thế giới. Trên cơ sở đó có thể rút
ra những giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện pháp luật TTDS, đáp ứng những yêu
cầu của công cuộc cải cách tư pháp và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta.
Theo Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 thì chúng ta cần phải
“Nghiên cứu thực hiện và phát triển loại hình dịch vụ từ phía Nhà nước dé tạo diéu
<small>kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyên va</small>
<small>lợi ích hợp pháp của mình”. Chủ trương này đã được hiện thực hố thơng qua các</small>
<small>0 Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 2/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020,</small>
<small>tr. 2.</small>
<small>ay Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 2/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020,</small>
<small>tr.?, 4, 10.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">quy định về việc lập vi bằng của Thừa phát lại dùng làm chứng cứ trong xét xử Mr
<small>Tuy nhiên, theo xu hướng cải cách hiện nay thì vai trị chứng minh của đương sự</small>
trong TTDS được đề cao hơn so với trước kia. Xét điều kiện kinh tế - xã hội của
Việt Nam và tính khả thi của việc cải cách trên thực tế thì định hướng này cũng địi
hỏi chúng ta phải có một sự nghiên cứu nghiêm túc để xác định một cách hợp lý
<small>hơn vai trò chứng minh của đương sự và Toà án trong TTDS.</small>
2.1.2. Việc cải cách thủ tục TTDS phải “thuận tiện "cho dân, bao dam quyền tiếp cận công lý của công dân; bảo đảm quyền tranh tụng của các đương sự trong
TTDS. Theo tinh thần này chúng ta cần rà soát các quy định hiện hành về thủ tục TTDS nhằm phát hiện những quy định về thủ tục chưa đáp ứng được hai tiêu chí
nảy, trên cơ sở đó tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp. Ngoài ra, cũng cần phải cân nhắc thận trọng để việc đảm bảo quyền tiếp cận công lý của
đương sự này không làm cản trở việc thực hiện quyền tranh tụng của đương sự khác, tìm kiếm giải pháp hợp lý để hoá giải việc lạm dụng quyền tố tụng của các
<small>bên đương sự.</small>
2.1.3. Việc hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự phải “tao điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý”, “Xây dựng cơ chế xét xử
theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có du một số điều kiện nhất định” . Do đó,
các quy định về thủ tục TTDS phải được đổi mới theo hướng đơn giản hố thủ tục, đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo của thủ tục TTDS và hiệu quả khi áp dụng trong thực tế. Để xây dựng được thủ tục TTDS rút gọn thì cần phải xác định hợp lý phạm vi những loại việc có thể giải quyết theo thủ tục này; xác định hợp lý vai trò và trách nhiệm cá nhân của Thâm phán, giải quyết được mối tương quan hợp lý giữa các phương thức kháng án và tính phức tạp hay đơn giản của vụ kiện, mối tương
quan giữa việc bảo đảm các quyên tố tụng và tính hiệu quả trong việc giải quyết
tranh chấp. Đồng thời cần thiết lập hợp lý cơ chế chuyển hố giữa các loại hình thủ tục tố tụng.
2.1.4. Để có thể đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp dân sự theo hướng “Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thơng qua thương lượng, hồ giải, trọng tai” đòi hỏi nhà lập pháp phải cân nhắc dé đảm bảo sự hài hoà giữa việc khuyến khích hồ giải và quyền tiếp cận cơng lý để việc khuyến khích hồ giải, thương lượng khơng xâm phạm hay gây cản trở quyền tiếp cận công lý của cơng dân. Ngồi ra, các quy định thiếu mềm dẻo, linh hoạt về thủ tục hoà giải tại Toà án cũng cần được sửa đổi, bố sung cho phù hợp với tinh thần “tồ án hỗ trợ” trong
việc cơng nhận kết quả hoà giải của các bên đương sự.
<small>> Xem Điều 2 Nghị định số năm 2009 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tai</small>
<small>thành phơ Hồ Chí Minh.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">2.1.5. “Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tô tụng tư pháp theo hướng dân chủ,
bình dang, cơng khai, minh bạch, chặt chế”, “Hoàn thiện các thu tục to tung tu
Phap, bao dam tinh đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ
quyên con người ” “” cũng đòi hỏi nhà lập pháp phải nghiên cứu sửa đổi, hồn thiện
các quy định về thủ tục cịn chưa rõ ràng hay mập mờ, thiếu sót dẫn tới cách hiểu và áp dụng không thống nhất trên thực tế. Ngoài ra, dé “7; iép tuc hoan thién thu tuc
<small>TTDS”, tạo cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vu ma cơng cuộc cải cach tư pháp đặt ra</small>
thì những vấn đề hợp lý về thủ tục TTDS chưa được pháp luật quy định cũng cần được nghiên cứu bé sung cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam và xu hướng hội nhập quốc tế.
<small>Như vậy, công cuộc cải cách tư pháp dân sự trong giai đoạn hiện nay địi hỏi</small>
phải có sự nghiên cứu và đánh giá hết sức thận trọng về những ưu điểm, nhược
điểm của pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành trong mối liên hệ với truyền thống
lập pháp, đặc điểm văn hoá, tâm lý dân tộc và thành tựu khoa học tố tụng trên thế giới. Cải cách thủ tục TTDS phải bảo đảm “thuận tiện” cho dân; bảo dam quyền
<small>tranh tụng của các đương sự trong TTDS. Việc đơn giản hoá các thủ tục nhăm đáp</small> ứng địi hỏi về tính mềm dẻo, linh hoạt của thủ tục TTDS; đảm bảo sự hài hồ giữa việc khuyến khích hồ giải và quyền tiếp cận công lý; thiết lập cơ sở pháp lý cho
việc khuyến khích giải quyết tranh chấp thơng qua hồ giải giữa các bên đương sự;
<small>xác định một cách hợp lý vai trị chứng minh của đương sự và Tồ án trong TTDS;</small>
đâm bảo tính minh bạch, chặt chẽ và sự nhất quán trong các quy định về thủ tục TTDS. 2.2. Thực trạng pháp luật TTDS Việt Nam về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự
Theo dòng lịch sử, có thể nhận thấy rằng pháp luật TTDS Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện kinh tế, xã hội và những biến động trong dòng
<small>chảy lịch sử nước nhà. Trước thời Pháp thuộc, pháp luật Việt Nam dường nhưkhơng có sự phân biệt rạch rịi giữa dân sự và hình sự, cơ quan tài phán và cơ quan</small>
quản lý. Các quy định về TTDS của Việt Nam dưới thời Pháp thuộc được xây dựng trên cơ sở tham chiếu và giản lược các quy định của BLTTDS Pháp 1807 cho nên các quy định về TTDS thời kỳ này chịu nhiều ảnh hưởng của pháp luật TTDS Pháp.
<small>Sau cách mạng tháng 8/1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ban</small>
hành Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 cho giữ tạm thời các luật lệ hiện hành của chế độ cũ. Do hoàn cảnh lịch sử để lại, cho nên trong một thời gian tương đối dài (1954 — 1989) chúng ta chưa có một văn bản chính thức về TTDS, các vấn đề liên quan
đến thủ tục kiện tụng về dân sự chỉ được quy định tản mạn trong các văn bản
hướng dẫn của TANDTC. Sự đổi mới cơ chế và mở cửa đất nước đã thúc day sự ra đời của 3 văn bản về thủ tục tố tụng trong lĩnh vực tư pháp dân sự:
<small>on Nghi quyét số 48-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 24 tháng 5 năm 2005 về Chiến lược xây dụng, và hồn</small>
<small>thiện hệ thơng pháp luật Việt Nam đên năm 2010, định hướng đến năm 2020, tr. 5; Nghị quyet sơ 49-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 2 tháng 6 năm 2005 vê Chiên lược cải cách tư pháp đên năm 2020, tr. 3.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><small>PLTTGQCVADS năm 1989, PLTTGQCVAKT năm 1994 và PLTTGQCTCLD</small>
<small>năm 1996.</small>
Trên cơ sở kế thừa và phát triển ba Pháp lệnh về thủ tục tố tụng trước đó
đồng thời tiếp thu những thành tựu lập pháp của nhiều nước trên thế giới năm 2004,
nhà lập pháp Việt Nam đã xây dựng BLTTDS chung thống nhất. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, BLTTDS là một thành tựu lập pháp có tính đột
phá, khắc phục được một số khiếm khuyết của các quy định trước đây và là cơ sở
pháp lý quan trọng cho việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các tranh chấp tại Toà án đã cho thấy một số quy định về thủ tục tố tụng trong BLTTDS cịn chưa đáp ứng được các u cầu mà cơng cuộc cải cách tư pháp dân sự đặt ra nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Có lẽ sẽ là khơng cơng bằng với nhà lập pháp nhưng với bổn
phận của người nghiên cứu, chúng tơi đã cố gắng khảo sát và trình bày một cách khách quan những hạn chế của BLTTDS về thủ tục TTDS, làm cơ sở cho việc tìm kiếm giải pháp để hoàn thiện pháp luật. Theo kết quả nghiên cứu thì những hạn chế đó là:
2.2.1. Pháp luật TTDS Việt nam chưa đáp ứng được yêu cầu về đảm bảo sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu khoa học tô tụng trên thế giới phù hợp truyền thống lập pháp, đặc điểm văn hoá, tâm lý dân tộc
Theo kết quả khảo sát mà nhóm nghiên cứu tiến hành thì đa số ý kiến được hỏi cho rằng pháp luật Việt Nam hiện hành về thủ tục TTDS chưa đáp ứng được yêu cau vé tính phù hợp với đặc điểm tâm ly, văn hoá dân tộc và điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước. Nhận xét trên cũng đã đặt ra cho chúng tôi một nhiệm vụ, đó là nghiên cứu và tìm kiếm các quy định của BLTTDS được tiếp thu, mô phỏng từ pháp luật TTDS nước ngoài nhưng chưa thực sự phù hợp với đặc điểm tâm lý, văn hoá dân tộc và điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước. Trên cơ sở đó đưa ra được những giải pháp dé khắc phục nhược điểm này. Nghiên cứu thực tiễn giải quyết các
tranh chấp tại Toà án đã cho thấy một số quy định về thủ tục tố tụng được mơ
phỏng từ pháp luật nước ngồi khi áp dụng tại Việt Nam khơng phù hợp với điều kiện, hồn cảnh thực tế của xã hội Việt Nam. Điển hình là một số quy định về nghĩa vụ chứng minh, thủ tục cung cấp, thu thập chứng cứ cịn có những hạn chế cần phải được hồn thiện. Có thể xét rằng pháp luật TTDS Việt Nam trước đây thuộc loại hình thủ tục tố tụng xét hỏi, coi trọng việc điều tra, thu thập chứng cứ của Thâm phán và hồ so vụ án. Điều này có thé được minh chứng bởi các quy định về thủ tục TTDS tại Nam kỳ, Trung Kỳ và Bắc kỳ trong thời kỳ Pháp thuộc được
<small>xây đựng trên cơ sở mô phỏng và giản lược các quy định của BLTTDS Pháp 1807.</small>
BLTTDS Việt Nam năm 2004 về cơ ban cũng được xây dựng trên cơ sở thủ tục tổ
tụng xét hỏi của các nước theo hệ thống luật châu Âu lục địa như BLTTDS mới của Pháp năm 1975 nhưng có kết hợp các yếu té của thủ tục tố tụng tranh tụng của các nước theo hệ thống pháp luật án lệ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">Việc tiếp nhận các yếu tố của thủ tục tố tụng tranh tụng trong BLTTDS Việt Nam cũng đặt ra những vấn đề mà chúng ta cân giải quyết. Việt Nam là một đất nước mà đa phần dân số đều làm nông nghiệp, do vậy, việc tiếp nhận các yếu tố
của thủ tục tố tụng tranh tụng cũng phải lưu ý tới các đặc điểm về một nền văn
<small>minh nông nghiệp lúa nước, người dân Việt có khuynh hướng duy hồ hơn là chủ</small>
động tranh đấu như người dân các nước phương Tây. Do vậy, cần có những quy định chuyển tiếp, linh hoạt hơn, xác định hợp lý vai trò chứng minh của đương sự và Tồ án, khắc phục tình trạng thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài do việc mô
<small>phỏng các quy định của pháp luật TTDS nước ngoài đem lại.</small>
2.2.2. Pháp luật TTDS Việt nam chưa đáp ứng được yêu cau về sự “thuận tiện”, dam bảo quyền tiếp cận công lý của công dân
Kết quả khảo sát cho thấy đa số các ý kiến cho rằng pháp luật Việt Nam hiện hành về thủ tục TTDS chưa đáp ứng được yêu cầu về quyền tiếp cận công lý, quyền
tranh tụng của đương sự trong TTDS. Các ý kiến nhận xét này cho thấy cần thiết
phải có một sự nghiên cứu can trong để xác định những khiếm khuyết của pháp luật TTDS hiện hành về van dé này trong mối liên hệ với học lý về TTDS, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp để khắc phục những khiểm khuyết này. Sau khi tổng hợp, so sánh và đối chiếu với kết quả nghiên cứu trong các chuyên đề, nhóm nghiên cứu
đã chỉ ra một số quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục TTDS chưa đáp ứng
được yêu cầu về quyên tiếp cận công lý công dân cụ thé là:
2.2.2.1. Sự thiếu vắng các quy định về về quyên trực tiếp đến Toà án để trình bày yêu cầu
Việc nghiên cứu cho thấy một số quy định về thủ tục tố tụng trong BLTTDS
và văn bản hướng dẫn hiện nay cũng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu về sự
“thuận tiện”, đảm bảo quyền tiếp cận công lý của công dân. Chang hạn, sự thiếu
vắng trong các quy định về quyên trực tiếp đến Tồ án dé trình bày đơn khởi kiện,
đơn kháng cáo trong những trường hợp đương sự tàn tật hoặc không biết chữ làm cho pháp luật TTDS không đáp ứng được yêu cầu về “thuận tiện”, đảm bảo quyền tiếp cận công lý của công dân.
2.2.2.2. Quy định không hợp lý về việc hạn chế quyên thay đổi, bd sung yêu
cầu của đương sự dẫn tới không đảm bảo quyền tiếp cận công lý của công dân Theo Điều 218 BLTTDS và hướng dẫn tại mục 6 Phần III của Nghị quyết số
02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 thì việc thay đổi, bé sung yêu cầu của đương sự tại phiên toà chỉ được HDXX chấp nhận nếu việc thay đổi, bỗổ sung yêu cầu của
họ không vượt quá phạm vi yêu câu khởi kiện, yêu cẩu phản tô hoặc yêu câu độc lập ban dau được thé hiện trong đơn khởi kiện của nguyên don, đơn phản tô của bị đơn, đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Quy định này nhằm đảm bảo quyên tham gia tranh tụng của bên đương sự đối lập nhưng do quy định thiếu cụ thể nên khi áp dụng trong thực tiễn cũng dẫn tới cách hiểu, vận dụng <small>khác nhau. Khi áp dụng trong thực tiến thì quy định này sẽ khơng đáp ứng được</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">yêu cầu về đảm bảo quyền tiếp cận công lý của công dân nếu vận dụng theo hướng việc thay đổi, bé sung yêu cầu của đương sự tại phiên tồ khơng được vượt q u cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu. Xét theo logic hình thức thì quy định này quả thực đã hạn chế quyền tiếp cận công lý của cơng dân. Bởi vì cho phép thay đổi, bố sung nhưng không vượt quá yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu đã đồng nghĩa với việc không cho phép đương sự thay đổi, bô sung yêu cầu nữa.
2.2.2.3. Việc bắt buộc hòa giải tiền tổ tụng đối với các tranh chấp đất đai
không đáp ứng yêu câu về đảm bảo quyền tiếp cận công lý của công dân
Hiện nay, theo Khoản 1 Điều 135 Luật đất đai 2003 thì Nhà nước khun khích giải quyết tranh chấp đất đai thơng qua hồ giải ở cơ sở chứ khơng coi hồ giải cơ sở là thủ tục bắt buộc trước khi khởi kiện ra Toa án. Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 136 Luật đất đai 2003, Công văn số 116 TANDTC ngày 22 tháng 7 năm 2004, TANDTC hướng dẫn rằng “Kể tir ngày 01/07/2004 trở di Toà án chỉ thu
ly, giải quyết tranh chấp đất dai đã được hoà giải tại UBND cấp xã mà một bên
hoặc các bên đương sự khơng nhất trí và khởi kiện đến Tồ an”.
Chúng tơi cho rằng nếu quan niệm tất cả các tranh chấp về quyền sử dụng
đất đều phải qua hồ giải cơ sở thì phải chăng đã tạo thêm một trở ngại cho người dan trên con đường đi tìm cơng lý ? Xét về thực tế, một vướng mắc nảy sinh là nếu vận dụng theo quan điểm thực tiễn tại Tồ án hiện nay thì 100% tranh chấp liên quan đến bất động sản trong tồn quốc sẽ đều phải giải quyết thơng qua con đường hoà giải cơ sở, kể cả các tranh chấp hợp đồng về nhà đất, quyền sử dụng dat, giao dịch về kinh doanh bất động sản; chia thừa kế; chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn... Chẳng hạn, người chết để lại di sản là nhà đất tại phường X quận Y của Hà Nội, nhưng những người thừa kế lại cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ... thì những người thừa kế bắt buộc phải “tụ hội” về Hà Nội để tham gia hoà giải cơ sở trước khi khởi kiện ra Toà án. Điều này gây mắt thời gian và tổn phí cho các đương sự trong việc đi lại. Trường hợp vợ chồng muốn ly hôn và chia tài sản vợ chồng là nhà đất cũng phải yêu cầu và chờ UBND xã, phường hồ giải xong rồi mới có thể kiện ra Tồ án để u cầu ly hơn và chia tài sản vợ chồng... Phải chăng van dé khơng cịn là “khuyến khích” hồ giải cơ sở nữa mà là “bắt buộc” phải hoà giải cơ sở và quyền tự định đoạt của
<small>đương sự đã không được tôn trọng một cách đúng mức. Theo pháp luật thực định</small>
thì hồ giải cơ đối với một số tranh chấp lao động cũng được coi là bắt buộc. Tuy nhiên, tranh chấp lao động và tranh chấp đất đai có những đặc thù riêng, do vậy về
học lý thì đối với mỗi loại tranh chấp cần phải có những cơ chế giải quyết khác nhau.
Xét về phương diện thời hiệu thì thời hiệu khởi kiện đối với mỗi loại án kiện
<small>đã được nhà lập pháp quy định trước trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Do</small>
vậy, trong thực tiễn, nếu coi mọi tranh chấp đất đai đều bắt buộc phải thông qua
con đường hoà giải cơ sở trước khi khởi kiện ra Tồ án thì trong nhiều trường hợp
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><small>dẫn tới hậu quả là đương sự mat quyền khởi kiện ra Toa án do thời hiệu khởi kiện</small>
đã hết. Đó là chưa tính đến theo quy định tại Điều 135 Luật đất đai 2003 thì thời
<small>hạn hồ giải hiện nay là khá dài (30 ngày kể từ nhận được đơn) và trong thực tiễn,</small>
thời hạn này có thé bị vi phạm bởi các chủ thé có thâm quyền hồ giải.
2.2.2.4. Quy định của pháp luật hiện hành về quyên khởi kiện lại trong
<small>trường hợp Tồ án đình chỉ giải quyết vụ án là chưa thực sự hợp lý</small>
Theo khoản | Điều 193 BLTTDS thì khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đương sự không có quyền khởi kiện lại vụ án đó nếu vụ án sau khơng
có gì khác vụ án trước về ngun đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật tranh chấp trừ
trường hợp quy định tại các điểm c, e và g khoản 1 Điều 192 BLTTDS. Tuy nhién,
<small>việc giới hạn một cach thái quá những trường hợp đương sự được khởi kiện lại vụ</small>
án như trên là một khiếm khuyết của pháp luật. Bởi vì, theo quy định tại khoản 2
Điều 192 BLTTDS thì sau khi đã thụ lý vụ án Tồ án cũng ra quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện cho đương sự nếu vụ án thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện cho đương sự theo Điều 168 BLTTDS. Xét các căn cứ trả lại
đơn khởi kiện theo Điều 168 BLTTDS thì có rất nhiều trường hợp mà lẽ ra nhà lập pháp cần phải quy định đương sự được quyền khởi kiện lại vụ án.
Về học lý vấn dé này dường như cũng không được dé cập trong các giáo
trình dạy luật hiện nay. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của người nghiên cứu có thể phân loại căn cứ trả lại đơn khởi kiện được quy định tại khoản | Điều 168 BLTTDS
<small>thành hai dạng cơ bản:</small>
- Những căn cứ dẫn đến quyền khởi kiện của đương sự bj triét tiêu như thời hiệu khởi kiện đã hết, người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện, sự việc đã được
Tồ án, cơ quan có thẩm quyền giải quyết bằng phán quyết có hiệu lực pháp luật ?), sự việc khơng thuộc thâm quyền của Tồ án.
- Những căn cứ làm cho quyền khởi kiện của đương sự bij gián đoạn tam thời như người khởi kiện khơng có đủ năng lực hành vi dân sự, hết thời hạn làm thủ
tục thụ lý nhưng người khởi kiện vẫn văng mặt khơng có lý do chính đáng: chưa có
đủ điều kiện khởi kiện.
Chúng tôi cho răng, đối với những trường hợp quyền khởi kiện của đương sự chỉ bị gián đoạn tạm thời thì đương sự vẫn có quyền được tiếp tục khởi kiện hoặc khởi kiện lại vụ án khi thoả mãn các điều kiện về thụ lý vụ án. Sự bất hợp lý
trong các quy định của pháp luật có lẽ có nguồn gốc từ việc khơng có sự phân hoá hai loại căn cứ trả lại đơn khởi kiện như đã phân tích ở trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự bat hợp ly này chính là căn nguyên làm cho quyên khởi kiện của đương
<small>sự đã bị “tước đoạt”.</small>
<small>+. Trừ một số trường hợp đặc biệt đã được pháp luật ấn định trước.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">2.2.2.5. Quy định về thủ tục xử lý trong trường hợp đương sự khởi kiện nhưng chưa có đủ chứng cứ, tài liệu không đảm bảo quyên tiếp cận công lý của công dân
Theo quy định tại Điều 169 BLTTDS về thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn khởi
<small>kiện thì trong trường hợp đơn khởi kiện khơng có đủ các nội dung quy định tại</small>
khoản 2 Điều 164 BLTTDS thì Tồ án thơng báo cho người khởi kiện biết để họ sửa đối, bỗ sung trong một thời hạn do Tồ án ấn định, nhưng khơng q ba mươi
ngày; trong trường hợp đặc biệt, Tồ án có thể gia hạn, nhưng không quá mười lăm ngày. Nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo u cầu của Tồ án thì Toà án trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện. Theo hướng dẫn tại
Nghị quyết số 02 HĐTP ngày 12/5/2006 thì việc khơng tn thủ điều kiện về “hình
thức, nội dung đơn khởi kiện” cũng có thể dẫn tới việc Tồ án không thụ lý vụ án, trả lại đơn khởi kiện vì sự việc “chưa có đủ điều kiện khởi kiện”. Tuy nhiên, xét
quy định tại điểm ¡ khoản 2 Điều luật này thì trong đơn kiện phải có nội dung về
“Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp
pháp”. Theo Nghị quyết số 02 ngày 12/5/2006 về hướng dẫn áp dụng Điều 165 BLTTDS, nếu kiện về hợp đồng thì chứng cứ, tài liệu ban đầu phải là bản sao hợp đồng, hoá đơn thanh toán tiền, nhận tài sản, biên bản thanh lý.... Thực tế áp dụng cho thấy có những trường hợp kiện về hợp đồng nhưng vì là hợp đồng miệng nên
đương sự khơng thể nộp cho Tồ án văn bản của hợp đồng. Vậy lời khai của đương sự trong đơn khởi kiện về nội dung của hợp đồng có được coi là chứng cứ, tài liệu ban đầu hay khơng. Về phương diện thủ tục Tồ án sẽ trả lại đơn khởi kiện cho đương sự vì chưa đủ điều kiện khởi kiện hay Tồ án phải thụ lý để xử bác đơn khởi kiện vì thiếu chứng cứ chứng minh? Thực tế cho thấy pháp luật quy định khơng rõ
<small>ràng nên các Tồ án thường không thụ lý vụ án mà trả lại đơn khởi kiện cho đương</small>
sự. Tuy nhiên, về học lý việc trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp này
đồng nghĩa với việc đương sự mất quyền khởi kiện nếu không muốn nói là quyền
<small>khởi kiện đã bị “tước đoạt”.</small>
2.2.2.6. Quy định về thực hiện biện pháp bảo đảm khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đảm bảo quyên tiếp cận công lý của công dân trong một số trường hợp
Theo khoản 1 Điều 120 BLTTDS thì người nào có u cầu Tồ án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 102 BLTTDS thì người đó phải thực hiện biện pháp bảo đảm. Nếu họ không thực hiện biện pháp bảo đảm thì dù trong “...ình thé khẩn cấp, can phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra...” yêu cầu của họ về việc áp dụng biện pháp khan cấp tạm cũng không được Tòa án chấp nhận. Quy định này trong pháp luật hiện hành trong nhiều trường hợp đã không bảo đảm được quyền lợi chính đáng của nguyên đơn. Việc nghiên cứu thực tiễn cho thấy, bị đơn có thé dé dang lợi dụng “lỗ hổng” này của pháp luật để tau tán tài sản, đặc biệt là đối với các vụ án mà ngun đơn là người nghèo khơng có tiền, kim khí quý, đá
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">quý hoặc giấy tờ có giá để gửi vào tài khoản phong toả tại ngân hàng nơi có trụ sở
<small>của Tồ án.</small>
2.2.2.7. Quy định về thời điểm dua ra yêu cầu phản tô và yêu cẩu độc lập chưa đáp ứng được yêu câu về quyền tiếp cận công lý của công dân
Theo quy định tại Điều 175, 176 BLTTDS thì trong thời hạn 15 ngày ké từ
<small>ngày nhận được thông báo, người được thơng báo phải nộp cho Tịa án văn bản ghi</small>
ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, cùng với việc phải nộp cho
Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện thì bị đơn
có quyền u cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu độc lập. Vậy việc thực hiện quyền yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập được thực hiện ở thời điểm nào? Hiện nay, trong thực tiễn vẫn cịn có nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau về van dé này:
Có ý kiến cho rang theo pháp luật biện hành thi bi đơn, người có quyền lợi
nghĩa vụ liên quan chỉ được thực hiện quyền yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập cùng với việc nộp văn bản ghi ý kiến của mình đỗi với yêu cầu của người khởi kiện của nguyên đơn, theo quy định của điều 175 BLTTDS thì thời hạn tối đa sẽ là
không quá 30 ngày ké từ ngày đương sự nhận được thông báo thụ lý vụ án. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng để đảm bảo quyền tiếp cận cơng lý thì bị đơn có quyền đưa ra quyền yêu cầu phản tố, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyển đưa ra yêu cầu độc lập của mình vào bat cứ thời điểm nào của q trình tố
tụng vì trong TTDS đương sự có quyền tự định đoạt.
Xét dưới góc độ đảm bảo hài hồ giữa yêu cầu về quyền tiếp cận công lý của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và quyền tranh tụng của nguyên don
và các đương sự khác, chúng tôi cho rằng sẽ hợp lý hơn nếu bị đơn có quyền đưa ra
quyền yêu cầu phản tố, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập của mình cho đến trước khi Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đưa vụ án ra
<small>xét xử. Nhận xét trên dựa trên những cơ sở lập luận sau đây:</small>
- Theo pháp luật hiện hành thì ngun đơn có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện cho đến thời điểm mở phiên tòa. Cho nên nếu áp dụng pháp luật theo hướng bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập chỉ được phản tố, đưa yêu cầu độc lập trong khoảng thời hạn tối đa ba mươi ngày, kể từ ngày
nhận được thông báo của Tòa án về việc khởi kiện của nguyên đơn là chưa đảm
bao quyền bình đẳng giữa các đương sự.
- Việc phản tố của bị đơn đối với việc khởi kiện của nguyên đơn là việc bị
đơn kiện ngược lại nguyên đơn về một quan hệ pháp luật khác với quan hệ pháp luật mà nguyên đơn đã khởi kiện bị đơn. Như vậy, yêu cầu phản tố của bị đơn là
một yêu cầu mới và dé bảo đảm thực hiện việc tranh tụng thi nguyên đơn và những
người có quyền, nghĩa vụ liên quan cần được biết trước khi mở phiên tòa. Vấn đề cũng tương tự như yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Do đó, nếu chấp nhận việc bị đơn có thể thực hiện quyền phản 6,
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập tại phiên tồ thì khơng đảm bảo được quyền bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn.
Với những phân tích trên, chúng tôi cho rằng nhà lập pháp cần nghiên cứu sửa đổi quy định tại Điều 175, Điều 176 BLTTDS để đáp ứng một cách hợp lý yêu cầu về quyền tiếp cận cơng lý của bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu câu độc lập, đảm bảo việc áp dụng pháp luật được thống nhất trong thực tiễn.
2.2.2.8. Pháp luật hiện hành khơng có quy định cụ thể về cơ chế giải quyết khiếu
nại của đương sự yêu câu người có thâm quyền kháng nghị giám đốc thâm, tải thẩm BLTTDS khơng có quy định về cơ chế và thời hạn xử lý, giải quyết và trả
lời những khiếu nại của đương sự đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật dẫn đến việc thực thi quyền khiếu nại của đương sự không được đảm bảo
và tôn trọng một cách đúng mức trên thực tế. Xét về thực tế thì quyền khiếu nại là một quyền cơ bản để đạt được cơng lý, nó được xem như “chiếc phao cứu hộ” cuối cùng của những đương sự phải gánh chịu sự bất cơng nơi pháp đình dân sự. Thế nhưng, sự không rõ ràng, minh bạch trong cơ chế giải quyết khiếu nại có thể làm
cho người nắm trong tay quyên lực có thé lạm quyền và niềm tin vào công lý của dân chúng sẽ bị tổn thương. Do vậy, việc nghiên cứu thiết lập trong BLTTDS một cơ chế minh bạch để giải quyết khiếu nại xem xét lại vụ án dân sự theo trình tự giám đốc thâm, tái thâm là việc làm hợp lẽ và cần thiết.
2.2.2.9. Quy định về quyền tham gia phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm của đương sự và người bảo vệ quyên lợi hợp pháp của họ chưa thực sự đáp ứng yêu câu về quyên tiếp cận công lý của công dân
Nếu quyền khiếu nại là một quyền cơ bản để đạt được công lý, được xem như “chiếc phao cứu hộ” cuối cùng của những đương sự phải gánh chịu sự bất cơng
nơi pháp đình dân sự thì quyền được có mặt tham gia phiên tồ giám đốc thâm, tái
thấm, được nhờ người khác bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình được coi là một quyền không thể thiếu, là cơ hội cuối cùng để đương sự phải gánh chịu sự bất cơng có thể giành lại cơng lý cho mình một cách cơng khai, minh bạch. Quyền này cần phải được nhà lập pháp ghi nhận với tu cách là một quyền cơ bản chứ khơng phải là một thứ quyền được « ban phát » theo ý chí của « quan tồ ». Thế nhưng, xét các quy định tại Điều 64, Điều 292 và Điều 310 BLTTDS thì Tồ án chỉ triệu tập đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia phiên toà giám đốc thâm, tái thẩm nếu Toà án xé? thay cẩn thiết. Các quy định này chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về đảm bảo quyền tiếp cận công lý của cơng dân, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch trong các hoạt động tố tụng tại Toà án. Do vậy, dé dap ứng yêu cầu mà công cuộc cai cách tư pháp dân sự đặt ra thì nhà lập pháp cần phải có một thái độ khách quan để tìm ra giải pháp hợp lý cho vấn đề này trong mối liên hệ giữa quyền tiếp cận công lý của công dân và sự vận hành linh hoạt của bộ máy
<small>tư pháp.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19"><small>2.2.2.10. Quy định về việc chỉ định người đại diện trong tơ tụng cịn chưa</small>
<small>thực sự hợp lý</small>
Điều 76 BLTTDS quy định Toà án chỉ định người đại diện cho đương sự trong trường hợp đương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không
<small>quy định việc chỉ định người đại diện cho đương sự trong trường hợp đương sự bị</small>
mắt năng lực hành vi dân sự, vắng mặt khơng có tin tức nếu khơng có người đại diện là chưa bảo đảm được quyền tiếp cận công lý, quyền bảo vệ quyền lợi hợp
<small>pháp của đương sự.</small>
2.2.3. Pháp luật TTDS Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cau về dam bảo
quyên tranh tụng
Việc khảo sát ý kiến của các cán bộ làm công tác xét xử cho thấy đa số các ý kiến cho rằng pháp luật Việt Nam hiện hành về thủ tục TTDS chưa đáp ứng được yéu cầu về đảm bảo quyền tranh tụng của đương sự trong TTDS. Trên cơ sở ý kiến
này nhóm nghiên cứu đã tiến hành rà sốt, phân tích các quy định cụ thể của BLTTDS để xác định những khiếm khuyết của pháp luật TTDS hiện hành về vấn
đề này trong mối liên hệ với học lý về TTDS, pháp luật TTDS nước ngoài. Sau khi
<small>đã nghiên cứu và thảo luận một cách khách quan, nhóm nghiên cứu đã xác định</small>
được những thiếu sót trong pháp luật hiện hành là nguyên nhân dẫn tới quyền tranh
tụng của đương sự chưa được đảm bảo một cách đúng mức trên thực tế. Đó là:
2.2.3.1. Nguyên tắc tranh tụng chưa được quy định trong pháp luật TTDS Việt Nam BLTTDS có rất nhiều quy định thé hiện nội dung của nguyên tắc tranh tung
nhưng tranh tụng vẫn chưa được ghi nhận là một nguyên tắc cơ bản của TTDS Việt Nam. Dưới góc độ hội nhập quốc tế thì pháp luật TTDS của đa số các nước đều coi
tranh tụng là một nguyên tắc căn bản trong TTDS. Do vậy, sự thiếu vắng quy định mang tính nguyên tắc này làm cho pháp luật TTDS Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp dân sự trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cũng như chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu về dam bảo quyền tranh tụng, quyền
con người đã được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế. Xét dưới góc độ
<small>logic của kỹ thuật lập pháp thì chúng ta đang cải cách pháp luật theo hướng “mở</small>
rộng tranh tung” và trong các quy định cụ thé của BLTTDS cũng đã có những quy
định về tranh tụng nhưng nguyên tắc tranh tụng - quy định mang tính nền tảng, cơ
sở cho việc xây dựng các quy định cụ thể về tranh tụng lại không được ghi nhận
<small>trong luật pháp!</small>
Về học lý thì tranh tụng trong TTDS là một quá trình xác định sự thật khách quan về vụ án được bắt đầu từ khi có yêu cầu khởi kiện và kết thúc khi bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật, theo đó các chủ thể tham gia tố tụng được đưa ra chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý dé chứng minh, biện luận để bảo vệ quyên, lợi ích
<small>hợp pháp của mình trước Tịa án theo những trình tự, thủ tục do pháp luật TTDS</small>
<small>quy định. Việc nghiên cứu dé đưa quy định về nguyên tắc tranh tụng v vào BLTTDS</small>
<small>là rất cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp ly cho việc xay,</small>
quyền tranh tụng của đương sự cũng như trong thực tiễn áp dung, bảo đảm cho việc ra bản án, quyết định của Tòa án được công khai, dân chủ, khách quan.
2.2.3.2. Quyền tham gia tô tung của người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp
<small>của đương sự chưa thực sự được dam bảo trong pháp luật TTDS</small>
Theo quy định tại khoản 1 Điều 63 BLTTDS thi sự tham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự phụ thuộc vào sự chấp nhận của Tòa án. Quy định này đã làm phức tạp thêm thủ tục giải quyết vụ việc dân sự, tạo ra cơ chế “xin cho” trong TTDS và gây khó khăn cho đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong việc tham gia vào quá trình tranh tụng. Tư cách người bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự được thiết lập
theo sự thoả thuận giữa người này và đương sự chứ không phải do Tịa án quyết
định. Mặt khác, BLTTDS tuy có ghi nhận quyền “xác minh, thu thập chứng cứ” của người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự nhưng lại khơng có quy định cụ thể về các biện pháp thu thập chứng cứ mà họ có quyền thực hiện nên trong thực tế việc thu thập chứng cứ, tài liệu của người bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp cũng gặp khơng ít khó khăn, trở ngại, nhất là trong những trường hợp đương sự, cơ quan, tơ chức có liên quan khơng có thiện chí trong việc cung cấp chứng cứ, tài liệu.
Ngoài ra, BLTTDS không quy định về sự tham gia tố tụng của người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong việc giải quyết việc dân sự. Tuy nhiên, PLTTTM năm 2003 và LLS năm 2006 lại ghi nhận quyền tham gia tổ tung của người bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự trong việc dân sự. Điều 22 LLS năm 2006 về phạm vi hành nghé luật sư quy định, luật sư “ham gia to
tụng với tr cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích của
nguyên đơn, bị đơn, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan trong các việc về yêu câu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ việc khác theo quy định của pháp luật". Đối với việc giải quyết các việc liên quan đến hoạt động của trọng tài thương mại Việt nam như: chỉ định, thay đổi trọng tài viên; áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khan cấp tạm thời; xem xét lại thỏa thuận trọng tài; hủy quyết định của trọng tài, PLTTTM năm 2003 cũng quy định về sự tham gia tổ tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong những trường hợp này. Như vậy, quy định trong các văn bản pháp luật về sự tham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong việc giải quyết việc dân sự là thiếu nhất quán, cần phải được nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp.
2.2.3.3. Sự thiếu vắng các quy định về cơ chế trao đồi chứng cứ, quan điểm
<small>biện hộ giữa các bên đương sự</small>
BLTTDS chưa có quy định về nghĩa vụ trao đôi chứng cứ, tài liệu trực tiếp
giữa các đương sự và quyền được biết toàn bộ chứng cứ, tài liệu, quan điểm biện hộ của bên đối phương trước khi ra phiên toà xét xử mà chỉ quy định nghĩa vụ chứng minh chung của các đương sự. Điều này gây khó khăn cho chính các đương sự
trong việc thực hiện sự tranh tụng, đối đáp và tìm ra căn cứ pháp lý. Vì vậy
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">BLTTDS cần có quy định về cơ chế trao đổi chứng cứ, tài liệu trực tiếp giữa các bên đương sự cũng như quyền được biết quan điểm biện hộ của đối phương trước khi Toà án tiến hành xét xử vụ án, tạo cơ sở pháp ly cho đương sự trong việc thực
hiện quyền tranh tụng của mình.
2.2.3.4. Sự thiếu vắng các quy định về thời hạn cung cấp chứng cứ và ảnh
<small>hưởng tiêu cực của nó trong việc thực hiện quyên tranh tụng của đương sự</small>
<small>Theo pháp luật TTDS hiện hành thì đương sự có thé xuất trình chứng cứ, tài</small>
liệu vào bat kỳ thời điểm nào của quá trình tố tụng mà khơng có bất kỳ một sự hạn
chế nào. Quy định này được thiết lập trên cơ sở cho rằng, ở nước ta, trình độ dân trí
nói chung chưa cao, trình độ hiểu biết pháp luật của người dân cịn hạn chế, khơng phải đương sự nào cũng đủ điều kiện kinh tế để nhờ luật sư bảo vệ qun và lợi ích hợp pháp cho mình. Nếu quy định thời hạn cung cấp chứng cứ sẽ dẫn đến nhiều trường hợp đương sự không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của họ và chân
<small>lý sẽ không được bảo vệ.</small>
Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Toà án cho thấy do pháp luật khơng có quy định về thời hạn cung cấp chứng cứ nên có hiện tượng đương sự lạm
<small>dụng pháp luật gây kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Trong thực tiễn có nhiều</small>
trường hợp đương sự nắm giữ những chứng cứ quan trọng của vụ án nhưng giữ kín khơng giao nộp cho Tồ án, đến khi mở phiên tịa sơ thẩm hoặc phúc thẩm, thậm chí cịn chờ một "thdi điểm thích hợp ” mới xuất trình. Ở Toà án cấp SƠ thẩm, nếu tại phiên toà đương sự mới xuat trình chứng cứ và việc xem xét, đánh giá chứng cứ
đó cần phải có thời gian giám định hoặc định giá thì phiên tịa sơ thâm dân sự sẽ
phải tạm ngừng. Đối với trường hợp đương sự kháng cáo, tại phiên tòa phúc thẩm đương sự xuất trình chứng cứ và nếu chứng cứ mới được chấp nhận thì bản án,
quyết định sơ thâm sẽ bị hủy hoặc sửa ‘?. Thống kê tình hình xét xử của TANDTC
cho thấy, trong số các bản án, quyết định của Tịa án cấp dưới bị hủy hoặc sửa có
nhiều trường hợp do đương sự xuất trình chứng cứ mới t2,
Tham khảo pháp luật TTDS nước ngoài cho thấy pháp luật TTDS của nhiều
nước ấn định thời hạn cung cấp chứng cứ của đương sự, tại PTSTDS, đương sự khơng có quyền cung cấp chứng cứ mới, trừ trường hợp bat khả kháng. Việc quy
định thời hạn cung cấp chứng cứ của đương sự sẽ buộc đương sự phải có trách nhiệm hơn nữa trong việc thu thập, cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu
của mình đồng thời bảo đảm cho việc giải quyết vụ án nhanh gọn, hạn chế nguy cơ
kéo dai quá trình tố tụng. Do đó, dé đảm bảo thực hiện nguyên tắc tranh tụng, đảm bảo thời hạn giải quyết vụ án, giảm tỷ lệ án hủy, sửa cần phải nghiên cứu để thiết
lập quy định về thời hạn cung cấp chứng cứ trong BLTTDS. Chúng tôi cho rằng cần phải giải quyết được bai tốn về tính hợp lý trong mối tương quan giữa quyền
<small>0 Bùi Thị Huyền (2002), "Thời hạn cung cáp chứng cứ của đương sự", Tạp chí Luật học, (1), tr. 46.</small>
<small>" TANDTC (2006), Thong kê tình hình xét xử của ngành Tòa án (2001- 2006), Hà Nội.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">tự định đoạt của đương sự trong việc cung cấp chứng cứ, tài liệu và nghĩa vụ hợp tác của họ đối với các đương sự khác và Toà án trong việc thực thi cơng lý.
2.2.3.5. BLTTDS chưa có quy định cụ thể về chế tài áp dụng đối với cá
nhân, cơ quan, tổ chức không thực hiện trách nhiệm cung cấp chứng cử
Điều 7 BLTTDS quy định “Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, qun hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đây đủ cho đương sự, Toà án chứng cứ trong vụ án mà cá nhân, cơ quan, tơ chức đó đang lưu giữ, quan ly khi có
yêu cau của đương sự, Tồ án; trong trường hợp khơng cung cấp được thì phải
thơng báo bằng văn bản cho đương sự, Tồ án biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ. Tuy nhiên, thực tế nhiều trường hợp khi có van đề liên quan đến cơ quan quản lý hữu quan, Tịa án có văn bản u cầu các cơ quan này
chưa có quy định về chế tài áp dụng đối với trường hợp các cơ quan hữu quan không thực hiện trách nhiệm cung cấp chứng cứ của mình. Bên cạnh đó, theo Điều 385 BLTTDS thì đối với những người có hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của người tiến hành TTDS tuỳ theo mức độ vi phạm có thé bị Tồ án
quyết định phạt cảnh cáo, phạt tiền, tạm giữ hành chính hoặc khới tố vẻ hình sự
theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo Điều 390 BLTTDS thì thủ tục, thâm quyền xử phat và mức phạt phải được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định nhưng cho đến nay cơ quan này vẫn chưa ban hành văn bản quy định. Ngoài ra, Điều 385
<small>BLTTDS mới chỉ quy định việc xử lý các hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu</small>
thập chứng cứ của người tiến hành TTDS nhưng trên thực tế đã có khơng it trường hợp đương sự, người đại diện và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng gặp các hành vi này nhưng không xử lý được làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ việc dân sự và việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. 2.2.3.6. Một số quy định về phiên tòa sơ thẩm chưa đáp ứng yêu câu đảm bảo quyền tranh tụng của đương sự
Trên cơ sở đường lối đổi mới của Đảng, thủ tục phiên tịa sơ thâm đã có sự thay đối theo hướng bảo đảm quyên tranh tụng của các bên đương sự. Đó là, ở phần hỏi các bên đương sự tự trình bày về nội dung vụ án và chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình và HĐXX chỉ hỏi để làm rõ những vấn đề mà đương sự trình bày chưa rõ hoặc có mâu thuẫn; đương sự có quyên tham gia vào việc hỏi tại phiên tịa;
thứ tự tranh luận tại phiên tịa có sự thay đối nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
của tranh luận và dé cao vai trò của người bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của đương
sự; thời gian tranh luận không bị hạn chế, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến; việc trở lại hỏi và tranh luận trong quá trình nghị án.
Tuy nhiên, một số quy định về phiên toà sơ thẩm trong BLTTDS vẫn chưa thực sự bảo đảm quyên tham gia tranh tụng của các đương sự trong quá trình tham gia tơ tụng tại phiên tịa, trình tự các phan của phiên toà chưa hợp lý, “vấn mang
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">” Ở) đồng thời chưa đáp ứng được yêu cầu mở nặng dấu ấn của phiên toà hình sự
<small>rộng tranh tụng được quán triệt trong Nghị quyết 08 - NQ/ TƯ ngày 2/1/2002 và</small>
Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005. Xét về bản chất thì phiên tồ dân sự và phiên tồ hình sự có những sự khác biệt nhất định. Phiên tồ hình sự giải quyết mối
<small>quan hệ pháp luật hình sự g1ữa một bên là Nhà nước với một bên là người thực hiện</small>
hành vi phạm tội, do đó cần phải đưa phan xét hỏi lên trước phan tranh luận. Phiên
toà dân sự giải quyết mối quan hệ dân sự mà “việc dân sự cốt ở hai bên”, do đó, các <small>bên đương sự thực hiện trách nhiệm chứng minh còn Tòa án chỉ thâm tra tư cách</small>
các đương sự và những người tham gia tố tụng khác để bảo đảm tính hợp pháp của q trình tranh tụng tại phiên tịa. Tịa án có quyền tham gia vào bất cứ thời điểm nào của phiên toà khi thấy cần thiết phải làm sáng tỏ các chứng cứ, tài liệu hoặc tình tiết của vụ án chưa được các bên làm rõ. Với phân tích trên, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu dé sửa đổi quy định về trình tự tiến hành phiên tồ sơ thẩm là cần thiết. Ngồi ra, BLTTDS cũng chưa có những quy định về những người có quyền
<small>tham gia tranh luận, phạm vi tranh luận, cơ sở của việc tranh luận. Đây là những</small>
van đề có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo quyền tham gia tranh tụng trong TTDS
cần được quy định bổ sung trong BLTTDS.
2.2.4. Pháp luật TTDS Việt nam chưa đáp ứng được yêu cau về tính linh hoạt, mềm dẻo và có hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi của đương sự cũng
như việc da dạng hố các loại hình thủ tục tổ tụng cho phù hợp với tính chất của từng loại tranh chấp
Kết qua khảo sát thực trạng pháp luật cho thấy đa số các ý kiến đều cho răng pháp luật Việt Nam hiện hành về thủ tục TTDS chưa đáp ứng được yêu cầu về tính mềm dẻo, linh hoạt và hiệu quả của thủ tục. Từ kết quả khảo sát trên, chúng tơi đã
xác định được nhiệm vụ là phải tìm hiểu, Suy Xét về vấn đề này nhằm xác định cụ thể những thiếu sót hoặc những quy định của pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu về tính mềm dẻo, linh hoạt và hiệu quả của thủ tục, trên cơ sở đó đề xuất những
giải pháp có tính khá thi trong mối liên hệ với học lý về TTDS. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích luật thực định và tổng hợp kết quả nghiên cứu trong các chuyên đẻ, nghiên cứu những thành công và thất bại trong q trình xây dựng luật pháp, nhóm
nghiên cứu đã làm rõ được một số khiếm khuyết của luật thực định trong mối liên
hệ với yêu cầu về tính mềm dẻo, linh hoạt và hiệu quả của thủ tục TTDS. Đó là: 2.2.4.1. Các quy định về thủ tục TTDS rút gọn cịn chưa tìm được chỗ đứng
<small>trong pháp luật TTDS Việt Nam</small>
Qua tham khảo pháp luật TTDS một số nước trên thế giới như Pháp, Nga,
Trung quốc, Đài Loan, Úc... chúng ta có thể thấy răng, bên cạnh việc quy định thủ
<small>Ú). Xem: Viện khoa học pháp lý - Bộ tư pháp (2004), Một số vấn dé về tranh tụng trong TTDS, Thông tin</small>
<small>khoa học pháp lý, Hà nội, tr. 41.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">tục tố tụng thông thường để giải quyết các tranh chấp dân sự, pháp luật TTDS các
nước đều có quy định một thủ tục rút gọn để giải quyết các tranh chấp dân sự đơn
giản, chứng cứ rõ ràng hoặc có giá ngạch thấp.
Ở Việt Nam, trong quá trình soạn thảo BLTTDS, Dự thao VIII BLTTDS đã dành 3 điều luật quy định về thủ tục rút gọn (Điều 267 - Điều 269) với tên gọi “Thủ tục yêu cầu thanh toán nợ”. Tuy nhiên, do có nhiều quan điểm khác nhau khi xây
dựng pháp luật cho nên khi BLTTDS được thơng qua thì quy định về thủ tục rút gọn khơng cịn được giữ lại nữa mà thay vào đó là thủ tục giải quyết việc dân sự.
Việc nghiên cứu cho thấy thủ tục giải quyết việc dân sự trong BLTTDS không phải
là thủ tục rút gon theo đúng nghĩa của nó. Sau khi BLTTDS ra đời, Nghị quyết số 49 - NQ/TW của Bộ chính trị ngày 2/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020 tiếp tục khang định cần phải “Xây dung cơ chế xét xử theo thủ tục rit
gọn đối với những vụ án có du một số diéu kiện nhất định”. Sự thiếu vắng các quy định về thủ tục TTDS rút gọn dẫn đến tình trạng các vụ án dân sự có tính chất đơn
giản, rõ ràng vẫn phải tuân theo thủ tục tố tụng thông thường gây kéo dài thời gian giải quyết vụ án và tén phí cho Nhà nước va đương sự một cách khơng đáng có.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì việc nghiên cứu xây dựng thủ tục rút gọn sẽ là một bước đột phá, thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam
linh hoạt và hiệu quả của pháp luật TTDS đồng thời cũng là một giải pháp quan trọng để khắc phục tình trang gia tăng, tồn đọng án hiện nay.
2.2.4.2. Sự thiếu gắn kết giữa thủ tục giải quyết việc dân sự và vụ án dân sự và sự cần thiết phải thiết lập cơ chế chuyên hoá từ việc dân sự sang vụ án dân sự
Theo BLTTDS thì thủ tục giải quyết việc dân sự là một thủ tục giản đơn hơn so với thủ tục giải quyết các vụ án. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng thủ tục này cho
thấy những quy định không hợp lý của luật thực định đã gây kéo dài thời gian giải quyết vụ việc mà lẽ ra chúng có thể được kết thúc sớm hơn nếu cơ chế về chuyển
hố giữa các loại hình thủ tục tố tụng được thiết lập.
Theo Nghị quyết số 01/2005/NQ-HDTP ngày 31 tháng 3 năm 2005 của Hội đồng thâm phán TANDTC thì trường hợp các bên u cầu cơng nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn nhưng sau khi Tồ án thụ lý và trong q trình giải quyết việc dân sự các bên có sự thay đổi về thoả thuận theo hướng có tranh chấp thì được coi như đương sự rút đơn yêu cầu. Toà án căn cứ vào Điều 311 và điểm c khoản 1 Điều 192 của BLTTDS ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự. Nếu đương sự vẫn có u cầu Tồ án giải quyết, thì phải khởi kiện vụ án
<small>theo thủ tục chung.</small>
Vấn đề đặt ra là các Tồ án có thể coi đây là một hướng dẫn điển hình để vận dụng trong các trường hợp tương tự đối với các việc dân sự khơng có tranh chấp hay khơng? Thiết nghĩ, việc Tồ án vận dụng các quy định nói trên để ra
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự và buộc đương sự phải làm đơn khởi kiện lại từ đầu là chưa thực sự hợp lý. Xét về thực tế thì đương sự chỉ thay đơi u cầu chứ khơng rút tồn bộ u cau, đối tượng của vụ việc mà Tồ án đang xem xét
khơng thể bị triệt tiêu, do vậy, không thể làm phức tạp thêm thủ tục bằng cách ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ việc dân sự và buộc đương sự khởi kiện lại từ đầu theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự.
Hiện nay các Điều 26, 30, 32 BLTTDS đều có quy định rằng ngồi các loại
việc dân sự đã được chỉ rõ trong các điều luật, Toà án cịn có thể áp dụng thủ tục giải quyết việc dân sự đối với các việc khác về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao
<small>động mà pháp luật có quy định. Các việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động</small>
này sẽ khác với các việc về hôn nhân gia đình nói trên ở chỗ đương sự chỉ có thể thực hiện quyền khởi kiện trong thời hiệu mà pháp luật quy định. Theo suy luận
logic thì với cách hướng dẫn vận dụng như hiện nay, có thé sẽ dẫn tới việc đương sự sẽ không thể thực hiện được quyền khởi kiện của mình nếu khơng muốn nói là mat quyền khởi kiện do thời hiệu khởi kiện đã hết. Với những phân tích trên, chúng tơi cho rằng việc nghiên cứu xây dựng một cơ chế chuyền hoá từ việc dân sự sang
<small>vụ án dân sự là giải pháp hiệu quả và có tính khả thi.</small>
2.2.4.3. Sự bạn chế quyên yêu cầu Toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa đáp ứng được yêu cẩu về sự mêm dẻo, linh hoạt của thủ tục TTDS
Các quy định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong BLTTDS hiện nay chủ yếu được xây dựng trên cơ sở kế thừa ba pháp lệnh về thủ tục tố tụng trước đó và được bd sung, hoàn thiện hơn trên cơ sở tham khảo các quy định tương
ứng trong pháp luật TTDS của một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, các quy định
này cũng chưa thực sự đáp ứng được yêu cau về tính linh hoạt và có hiệu quả trong
việc bảo vệ quyền lợi của đương sự, đặc biệt là trong các tranh chấp thương mại hiện nay. Theo quy định của BLTTDS thì đương sự có thể u cầu Tồ án áp dụng các
biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng với việc nộp đơn khởi kiện vụ án hoặc trong quá trình giải quyết vụ án (Điều 99 BLTTDS) nhưng không cho phép yêu cầu áp dụng
biện pháp này trước khi khởi kiện vụ án. Có lẽ khi quyết định chọn lựa giải pháp này nhà lập pháp Việt Nam dường như khơng xét đến tính logic giữa các quy định
về vấn đề này trong nội luật và chưa thực sự chú trọng đến yêu cầu về tính linh hoạt, hiệu quả của thủ tục tố tụng. Bởi vì, theo Điều 340 BLTTDS thì đương sự vẫn có quyền u cầu Tồ án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay cả khi vụ tranh chấp thương mại do trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết. Bên cạnh đó, xét về thực tế thì một số biện pháp khẩn cấp tạm thời như phong toả tài khoản, tài sản của bên có nghĩa vụ trong nhiều trường hợp được bên có quyền dân sự sử dụng
<small>như là một giải pháp có hiệu quả cho việc thực thi nghĩa vụ, có tác dụng hố giải</small>
tranh chấp, ngăn chặn việc kiện tụng có thể phát sinh. Có nghĩa là bên có quyền lợi cần được thực hiện muốn tránh đi việc kiện tụng gây mat thời gian, hao tiền tốn
của. Họ mong muốn đạt được cơng lý một cách nhanh chóng, đơn giản và ít tốn
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">kém hơn thơng qua việc u cầu Tồ án áp dụng biện pháp phong toả tài khoản, tài sản của bên có nghĩa vụ nhằm tạo áp lực để buộc bên có nghĩa vụ phải tự thi hành
<small>nghĩa vụ của mình. Trong những trường hợp này việc khởi kiện sẽ không xảy ra</small>
nếu sau khi bị áp dụng biện pháp phong toả bên có nghĩa vụ đã tự nguyện thực thi
<small>nghĩa vụ của mình.</small>
Nếu nhà lập pháp chấp thuận việc sửa đổi luật pháp theo hướng cho phép
trong một số trường hợp đương sự có quyền u cầu Tồ án áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện vụ án thậm chí là khơng khởi kiện vụ án thì
cũng cần có những quy định bé sung về lệ phí yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời cho phù hợp. Chúng tơi cho rằng có thé căn cứ vào mức lệ phí hiện hành
khi đương sự yêu cầu Toà án áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm
thời liên quan đến trong tài thương mại Việt Nam và giá trị của tài sản bị phong toa
để có sự điều chỉnh về mức lệ phí cho phù hợp ),
2.2.5. Pháp luật TTDS Việt Nam chưa khuyến khích việc giải qut một số
tranh chấp thơng qua thương lượng, hoà giải và “toà án hỗ trợ” trong việc cơng nhận kết quả hồ giải của các bên đương sự.
Trên cơ sở phân tích và tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong các chuyên đề của các tác giả là người nghiên cứu và người hành nghề luật tại các Tồ án, đã đưa nhóm nghiên cứu tới nhận định là một số quy định của BLTTDS chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp theo hướng khuyến khích giải quyết tranh chấp thơng qua thương lượng, hồ giải và “tồ án hỗ trợ” trong việc cơng nhận kết quả hồ giải của các bên đương sự. Đó là:
2.2.5.1. Sự thiếu vắng các quy định cần thiết về cơ ché công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là chưa đáp ứng được u câu về khuyến khích hồ giải
<small>trong TTDS</small>
- Hiện nay việc giải quyết các tranh chấp dân sự thông qua hoà giải cơ sở là một cơ chế được khuyến khích. Theo Pháp lệnh về tơ chức và hoạt động hịa giải ở cơ sở ngày 05-1-1999 thì tổ chức hoà giải cơ sở chủ yếu là “hướng dẫn, thuyết
phục, dàn xép, giúp đỡ” các bên thoả thuận với nhau. Tuy nhiên, một bất cập nảy
<small>sinh, đó là sau khi các bên đã thỏa thuận được với nhau thì pháp luật lại không quy</small>
định về cơ chế để công nhận sự thỏa thuận làm cơ sở pháp lý để buộc bên có nghĩa
vụ phải thi hành thoả thuận. Do vậy, trong thực tiễn trường hợp các bên đã hòa giải
<small>với nhau nhưng khơng tự nguyện thi hành thì việc hịa giải trở nên khơng có giá trị</small>
pháp lý, khơng có giá trị ràng buộc các bên. Bên có quyên lợi lại phải khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết vụ tranh chấp. Trước thực trạng này có ý kiến cho rằng phải thành lập Tòa hòa giải để cơng nhận kết quả hồ giải cơ sở và quyết định cơng nhận của Tồ án có giá trị pháp lý làm cơ sở cho việc thi hành. Ý kiến khác lại cho rằng giao thâm quyền cho các cơ quan hành chính cấp cơ sở được ra quyết định cơng
<small>0). Theo Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH 12 ngày 27/2/2009 thì mức lệ phi này là 500.000 đồng.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27"><small>nhận sự thoả thuận của các bên và quyết định này có giá trị thi hành ngay. Nếu</small>
đương sự khơng thi hành thì bên kia có quyền u cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức việc thi hành. Vấn đề này rất cần được nhà lập pháp nghiên cứu để có những quy định bồ sung trong BLTTDS.
- Pháp luật TTDS hiện hành khơng có quy định về việc công nhận sự thoả thuận giữa các bên đương sự tại phiên toà sau khi Toà án cấp sơ thẩm đã nghị án. Với quy định của BLTTDS thì Tồ án cấp sơ thâm khơng cơng nhận sự thoả thuận của các đương sự sau khi đã nghị án. Để có được quyết định cơng nhận của Tồ án đối với thoả thuận của họ trong việc giải quyết tranh chấp thì các đương sự chỉ có một con đường duy nhất là kháng cáo lên Toà án cấp phúc thẩm và đề nghị Toà án
cấp phúc thẩm ra bản án phúc thâm sửa bản án sơ thẩm dé công nhận sự thoả thuận
<small>giữa các bên đương sự. Như vậy, theo đường hướng hiện tại thì pháp luật TTDS</small>
của chúng ta dường như chưa thốt khỏi “tính nệ thức” về thủ tục và chưa thực sự
khuyến khích được việc giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng. Thiết nghĩ, để đơn giản hố thủ tục TTDS, khuyến khích việc giải quyết tranh chấp thơng qua thương lượng, hồ giải thì cần bé sung thêm quy định về thủ tục công nhận sự thỏa
<small>thuận của các bên đương sự sau khi đã nghị án. Thậm chí nhà lập pháp Việt Nam</small>
có thé đi xa hơn trong việc quy định về thủ tục này trong cả trường hợp các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và yêu cầu Toà án cấp sơ thâm công nhận thoả thuận này ngay sau đã tuyên án sơ thẩm.
2.2.5.2. Pháp luật TTDS hiện hành chưa có cơ chế cho việc thay đổi thoả
<small>thuận của các bên đương sự</small>
- Theo Điều 187 BLTTDS thì khi các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, Toà án sẽ lập biên bản về sự thoả thuận này. Trong thời hạn 7 ngày nếu có đương sự thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì Tồ án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thế nhưng, thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Toà án cho thấy nhiều trường hợp trong thời hạn 7 ngày kế từ ngày Toà án lập biên bản về sự thoả thuận thì các đương sự lại thay đổi nhưng không phải theo hướng phán đối thoả thuận và đề nghị Toà án đưa vụ án ra xét xử theo pháp luật mà việc thay đổi rày lại theo chiều hướng thuận, có nghĩa là các bên đương sự vẫn tiếp tục thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án nhưng nội dung thoả thuận lần này lại khác so với thoả thuận trước đó. Vì pháp luật khơng có quy định về cơ chế xử lý tong trường hop này nên Toà án cấp sơ thẩm phải áp dụng thủ tục chung là ra cuyết định đưa vụ án ra xét xử sau đó thiết lập HĐXX sơ thâm để ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các bên đương sự. Cơ chế giải quyết này không đáp ứng được yêu cầu về tính mềm dẻo, linh hoạt của thủ tục hoà giải theo tinh thần của cải cách tư pháp là khuyến khích hồ giải và “Tồ án hỗ trợ” trong việc cơng nhận
kết quả hồ giải của các bên đương sự.
2.2.5.3. Các quy định của pháp luật về trách nhiệm hồ giải cua Tồ án cịn
dura thực sự đáp ứng được u câu về khuyến khích hồ giải trong giải quyết tranh chấp
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">Theo quy định của BLTTDS nếu xét về thầm quyên hoà giải theo cấp thì chỉ Tồ án cấp sơ thâm mới bắt buộc tiến hành thủ tục tố tụng trước khi đưa vụ việc ra xét xử tại phiên toà sơ thâm. Do đó, ở các thời điểm khác Tồ án khơng tiến hành
thủ tục hồ giải mà Tồ án chỉ công nhận sự thoả thuận của các đương sự nếu các
đương sự tự thoả thuận được với nhau và yêu cầu Tồ án cơng nhận. Tuy nhiên,
chúng tơi cho rằng ở mỗi thời điểm, giai đoạn tố tụng khác nhau, điều kiện để có
thể hồ giải được giữa các đương sự có thể khác nhau, có thể ở trước phiên tồ sơ
thâm điều kiện để hồ giải khơng đầy đủ bằng tại phiên toà sơ thâm hay điều kiện để hồ giải ở Tồ án cấp sơ thẩm khơng day đủ và thuận lợi bang ở giai đoạn phúc thấm. Vi vậy, để việc hồ giải trong tố tụng có hiệu quả, pháp luật TTDS cần quy định ở các thời điểm khác của quá trình tố tụng, Tham phán hoặc HDXX có thể chủ
động tiến hành thủ tục hồ giải để giúp các bên đương sự thoả thuận được với nhau trước khi phải đưa ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự.
<small>2.2.6. Pháp luật TTDS Việt nam còn chưa thực sự minh bạch, chặt chẽ,</small>
chưa thông nhất, thiếu sự nhất quán trong việc úp dụng.
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tơi thì đa số các ý kiến được khảo sát
thậm chí mâu thuẫn, chồng chéo, trong đó có một số ý kiến nêu rõ như sau: “Còn vướng mắc khi áp dụng”, “Cịn chồng chéo, có thể hiểu theo nhiều ý, nhiều văn bản
pháp luật vừa ban hành đã không phù hợp với thực tế”, “Khi áp dụng luật TTDS vào thực tế cịn nhiều vướng mắc, khó áp dụng”. Kết quả khảo sát này đặt ra cho chúng tơi một nhiệm vụ là phải tìm hiểu, nghiên cứu nhằm xác định cụ thể những thiếu sót, bất cập, mâu thuẫn trong những quy định của pháp luật TTDS hiện hành về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi trong mối liên hệ với học lý về TTDS. Sau khi đã rà soát luật thực định, phân tích và tổng hợp các kết quả nghiên cứu chuyên đề, nhóm nghiên cứu đã xác định được một số quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thủ tục TTDS chưa đáp ứng được yêu cầu về tính minh bạch, đồng bộ và chặt chẽ của pháp luật. Đó là: 2.2.6.1. Quy định về chủ thể có thể ký tên và đóng dấu vào đơn khởi kiện cịn chưa dam bảo tính minh bạch và thống nhất cua pháp luật
Theo quy định tại điểm 1 khoản 2 Điều 164 BLTTDS thì người khởi kiện là
cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu cơ quan tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên đóng dau vào phan cuối don. Tuy nhiên, nếu cơ quan, tổ chức đó ủy quyền cho một cá nhân tồn bộ các công việc liên quan đến việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án kể cả việc làm và ký đơn khởi kiện thì đơn khởi kiện đó có nhất thiết phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó khơng? Có quan
điểm cho rằng khi một người được cơ quan tổ chức ủy quyền bang văn bản có chữ ký và đóng dau của người đại diện theo pháp luật của co quan tổ chức đó thì người
được ủy quyền có thé làm đơn khởi kiện mà khơng nhất thiết phải có dấu của co quan tơ chức ủy quyền cho họ, vì khi cơ quan, tổ chức đã ủy quyền cho người dai
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">diện từ khâu khởi kiện đến khi kết thúc vụ án thì cơ quan tổ chức đó phải chịu trách nhiệm đối với hành vi ủy quyền của mình. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng đã là cơ quan tổ chức khởi kiện thì bất luận trong trường hợp nào đơn khởi kiện cũng phải
có dau của cơ quan tơ chức đó thì đơn khởi kiện mới được coi là hợp pháp.
Vẫn đề tưởng chừng đơn giản nhưng sự không rõ ràng này trong pháp luật và cách vận dụng khác nhau ở các Tồ án cũng có thể gây nhiều phiền phức cho đương sự và người đại của họ trong việc tham gia TTDS, thậm chí sự thiếu nhất
quán giữa Toà án cấp trên và cấp dưới trong việc vận dụng cũng có thé làm cho bản
án, quyết định của Toà án bị huỷ để xét xử sơ thâm lại từ đầu. Thiết nghĩ, sự mập mờ trong quy định tại điểm 1 khoản 2 Điều 164 BLTTDS cần phải được sớm khắc phục.
2.2.6.2. Pháp luật TTDS chưa có quy định rõ ràng về hậu quả pháp lý của
việc đương sự khơng có văn bản trả lời Tồ án về yêu câu khởi kiện của nguyên đơn
Khoản 2 Điều 174 BLTTDS quy định người được thông báo không nộp cho Tồ án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện thì phải
<small>chịu hậu quả pháp lý. Tuy nhiên, BLTTDS lại không quy định rõ hậu quả pháp lý</small>
mà đương sự phải chịu dẫn tới có nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau về quy định này trong thực tiễn. Cụ thé là có ý kiến cho rang nếu người được thơng báo là
bị đơn khơng nộp cho tồ án văn bản ghi ý kiến của mình trong thời hạn theo luật
định thì khơng có quyền u cầu phản tố đối với ngun đơn; nếu người được thơng báo là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khơng nộp cho tồ án văn bản ghi ý kiến của mình thì khơng có quyền yêu cầu độc lập theo Điều 176, Điều 177 BLTTDS. Ý kiến khác lại cho rằng hậu quả pháp lý ở đây cần được hiểu theo hướng bat lợi cho người khơng có văn ban trả lời Tồ án, nghĩa là Tồ án có quyền giải quyết vụ án vắng mặt một bên theo những tai liệu, chứng cứ do người khởi kiện đưa ra vì đã khơng có sự phản đối từ phía bên kia. Chúng tơi cho rằng cần có
hướng dẫn cụ thể để đảm bảo sự thống nhất trong việc áp dụng.
2.2.6.3. Sự thiếu tính cụ thể trong quy định về hình thức của văn bản trả lại
<small>đơn khởi kiện</small>
Theo quy định tại khoản 2 Điều 168 BLTTDS thì khi trả lại đơn kiện cho
người khởi kiện, tồ án phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn kiện dé người khởi
kiện có căn cứ khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện. Tuy nhiên, trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện băng văn bản thì cần áp dụng loại hình thức văn bản nào? Quyết định, thơng báo hay cơng văn... Có quan điểm cho rang nhất thiết phải ra quyết định trả lại đơn cho phù hợp với các quy định của luật ban hành văn bản qui phạn pháp luật. Quan điểm ngược lại cho rằng giai đoạn nhận đơn khơng phải do Tham phán hay Phó chánh án trực tiếp thực hiện nên chỉ cần cán bộ nhận đơn trả
lại đơn băng văn bản là đủ. Theo chúng tôi, cho dù là ai thực hiện hành vi trả lại đơn khởi kiện cho đương sự thì văn bản do Tồ án ban hành đều phải có chữ ký và
con dấu của Tồ án đó. Xét về thực tế thì chỉ có những người có chức danh trong
Tồ án mới có quyền ký tên, đóng dấu. Do vậy, chúng tôi cho rằng việc áp dụng
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">hình thức ra quyết định khi trả lại đơn khởi kiện là thích hợp nhất. Quyết định trả
lại đơn khởi kiện sẽ là căn cứ pháp ly quan trọng để đương sự bị trả lại đơn khởi kiện có thể thực hiện quyền khiếu nại của mình.
2.2.6.4. Sự thiếu vắng các quy định về quy trình lập hồ sơ vụ án dân sự
Hồ so vụ án dân sự là tài liệu rất cần thiết, không thé thiếu khi Tham phan giải quyết vụ án dân sự. Với việc lưu giữ những giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ án, hồ sơ vụ án dân sự vừa thé hiện các các hành vi, ý chí của các đương sự và
phán khi giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên, BLTTDS chưa có quy định nao về thủ tục lập hồ sơ vụ án dân sự. Các Thâm phán mới chỉ có trong tay những hướng dẫn về nghiệp vụ thông qua các kỳ họp tổng kết, qua công tác rút kinh nghiệm về hoạt
<small>động xét xử tại các Tịa án đại phương. Theo chúng tơi, trong thời gian tới pháp</small>
luật TTDS cần phải các quy phạm pháp luật về lập hồ sơ vụ án dân sự, đặc biệt phải có những quy định cụ thể về quy trình lập hồ sơ vụ án dân sự.
2.2.6.5 Sự thiếu vắng các quy định về nội dung các công việc ma Tham
phan, Hội thẩm nhân dân phải thực hiện khi nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự
Mặc dù BLTTDS đã có những quy định về giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm nhưng chưa có bất kỳ điều luật nào quy định cụ thể về những công việc cần phải tiến hành trong giai đoạn này. Hiện tại, để xác định được những công việc cần phải tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm như hoàn thiện hồ sơ,
nghiên cứu hồ sơ, ra các quyết định tố tụng cần thiết, chúng ta phải tìm rải rác từ nhiều điều luật khác nhau, vì thế rất khơng thuận lợi cho người nghiên cứu và áp dụng pháp luật. Chính vì thế, một trong những nội dung cần phải sửa đổi, bd sung BLTTDS là nên có một điều luật cụ thể quy định rõ các hoạt động mà Toà án cần tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự.
2.2.6.6. Sự thiếu vắng các quy định về bảo mật thông tin khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tam thời là biểu hiện về sự thiếu chặt chẽ của pháp luật TTDS
Học ly về TTDS và BLTTDS của ta hiện nay không dé cập tới van dé bảo mật thông tin trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nghiên cứu pháp luật của một số nước trên thế giới cho thấy nhà lập pháp rất quan tâm tới sự phân biệt giữa các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tịa án có thể triệu tập hoặc thông báo cho bên bị yêu cầu về biện pháp sẽ được áp dụng và các biện pháp khan cấp tạm thời địi hỏi sự bí mật, bất ngờ của Toà án khi thực hiện. Trong thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự tại Việt Nam thì đây là vấn đề cịn chưa có sự nhất quán. Thiết nghĩ, dé dam bảo hiệu qua của việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời như kê biên, cấm chuyên dich tài sản đang tranh chấp, phong toa tài khoản tại các tố chức tin dụng, kho bac nhà nước, phong toa tai sản tại nơi gửi giữ, phong toa tài sản của người có nghĩa vụ thì yếu tổ bí mật, bất ngờ trong việc áp dụng là hết sức cần thiết. Ngoài ra, việc nhà lập pháp quy định người yêu cầu Toà án áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện biện pháp bảo đảm tại ngân hàng trước khi
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng sẽ khó tránh khỏi việc rị rỉ thơng tin về biện pháp khan cấp mà Toà án sé áp dụng. Nghiên cứu mẫu quyết định thực hiện biện pháp bảo đảm do TANDTC ban hành hiện nay thì các thông tin về biện pháp
khẩn cấp tạm thời sẽ được áp dụng dường như không được bảo mật mà trái lại cịn
được mơ tả “khá cụ thể và chỉ tiết”. Đây là những khiếm khuyết của luật pháp rất cần được nghiên cứu bé sung vào trong BLTTDS.
2.2.6.7. Sự thiếu thống nhất giữa các quy định của BLTTDS và BLDS về nguyên tắc hoà giải, về xác định phạm vi hoà giải đối với các giao dịch dân sự
- Theo quy định về nguyên tắc hòa giải tại Điều 180 BLTTDS thì “Nội dung
<small>thỏa thuận giữa các đương sự khơng được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội”.</small>
Tuy nhiên, nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận tại Điều 4 BLDS 2005
lại quy định theo hướng thoả thuận giữa các bên “không vi phạm điều cắm của pháp luật, khơng trái đạo đức xã hội”. Ngồi ra, theo quy định tại điểm b khoản 1
Điều 122 BLDS thì một trong những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là “Muc đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội”. Như vậy, quy định về nguyên tắc hoà giải trong BLTTDS là không phù hợp với quy định về nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận và điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong BLDS. Do vậy, cần có sự sửa đổi quy định tại Điều 180 BLTTDS cho phù hợp dé đảm bảo sự thống nhất của pháp luật.
- Khoản 2 Điều 181 BLTTDS quy định đối với những vụ án phát sinh từ
<small>giao dịch trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì khơng được hồ giải. Do khơng có</small>
giải thích cụ thể như thế nào là “giao dịch trái pháp luật?” mà Tồ án khơng được
hồ giải nên dẫn tới cách hiểu và vận dụng khác nhau trong thực tiễn. Các Toà án
cũng còn rất lúng túng và vướng mắc trong việc xác định phạm vi hoà giải đối với
những vụ việc liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu. Theo quy định tại Điều 122
và Điều 127 BLDS thì giao dịch dân sự vơ hiệu rất đa dạng có thể là giao dịch vô hiệu một phần hoặc vô hiệu tồn bộ, có thể là giao dịch dân sự vơ hiệu tuyệt đối,
giao dịch dân su vô hiệu tương đối 0), Chúng tôi cho rằng, không phải mọi vụ án
phát sinh từ giao dịch dân sự vô hiệu đều không được hoà giải. Đối với các giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối (giao dịch đương nhiên vô hiệu như: giao dịch được xác lập do giả tạo; giao dịch có mục đích, nội dung vi phạm điều cắm của pháp luật, trái đạo đức xã hội; giao dịch vơ hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức) thì khi giải quyết Tồ án đương nhiên khơng được tiến hành hoà giải, nhưng đối với những giao dịch vơ hiệu tương đối thì Tồ án vẫn có thể tiến hành hoà giải. Do vậy, để đảm bảo sự gắn kết giữa pháp luật dân sự và pháp luật TTDS thì cũng cần có sửa đối quy định tại khoản 2 Điều 181 BLTTDS cho phù hợp.
2.2.6.8. Sự thiếu rõ ràng trong các quy định liên quan tới việc xác định
những việc dân sự mà Toà án phải tiễn hành thủ tục hoà giải
<small>(9) Trường Đại học Luật Hà nội, Giáo trình luật dan sự Việt nam, Nxb. CAND, năm 2006, tr. 149-151</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">BLTTDS mới chỉ dừng lại ở việc quy định thẩm quyền hoà giải đối với những vụ án dân sự chứ khơng có quy định về thẩm quyền hoà giải đối với một số
việc dân sự, mặc du trong thực tiễn Toà án khơng chỉ hồ giải đối với các vụ án dân
sự mà Tồ án cịn hồ giải với một số việc đân sự phát sinh khá phố biến như hoà
giải trong trường hợp các bên u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn. Vì vậy, BLTTDS cần có quy định về thủ tục hoà giải với một số việc dân sự làm cơ sở pháp
ly để các Toà án tiến hành thủ tục hồ giải trong q trình giải quyết việc dân sự. 2.2.6.9. Sự thiếu cụ thể, rõ ràng trong các quy định về đình chỉ, tạm đình chỉ
giải quyết vụ án
điểm d khoản 1 Điều 59 BLTTDS thì ngun don có quyền đề nghị Tịa án ra quyết
Điều 189 BLTTDS lại khơng có căn cứ này. Do đó, trên thực tế các Tịa án đã áp
dụng khác nhau, có Tịa án căn cứ điểm d khoản 1 Điều 59 BLTTDS để ra quyết
định tạm đình chỉ giải quyết vụ án vì đây là trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 189 BLTTDS, nhưng cũng có Tịa án chỉ ra quyết định tạm đình chỉ theo quy định
tại Điều 189 BLTTDS. Ngồi những trường hợp đó, nếu ngun đơn có dé nghị thì Tịa án cũng khơng ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Có Tịa án chỉ ra
quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi xét thay việc đương sự xin tạm đình giải quyết vụ án có nêu rõ được lý do chính đáng
- Về việc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án:
+ Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 192 BLTTDS thì Tịa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án nếu đương sự tự thỏa thuận và khơng u cầu Tịa án tiếp tục giải quyết vụ án. Tuy nhiên, Tòa án làm thế nào biết được đương sự đã tự thỏa thuận với nhau để ra quyết định đình chỉ cũng là một khó khăn, vướng mắc.
+ Điểm d khoản 1 Điều 192 BLTTDS quy định khi cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có ngun đơn... thì Tịa án ra quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án. Nhưng hiểu như thế nào là khơng có ngun đơn thì
TANDTC vẫn chưa có hướng dẫn?
+ Theo Điều 31 BLTTDS thì có một số loại tranh chấp lao động phải qua hoà giải cơ sở, nếu hồ giải khơng thành đương sự mới được khởi kiện. Thực té có
<small>những trường hợp chưa qua hồ giải cơ sở họ đã khởi kiện và Tồ án khơng phát</small>
hiện ra để áp dụng điểm đ khoản 1 Điều 168 BLTTDS “chưa đủ điều kiện khởi
<small>kiện”, trả lại đơn cho đương sự mà sau khi thụ lý Toà án mới phát hiện ra. Trong</small>
thực tiễn áp dụng về vấn đề này cũng có các quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rang áp dụng khoản 4 Điều 189 BLTTDS: “sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án” để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, trên cơ sở đó để đương sự yêu cầu hoà giải viên lao động hay Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoà giải, nếu hồ giải khơng thành thì Tồ án tiếp tục giải quyết. Nếu hoà giải thành, Toà án ra quyết định
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">đình chỉ giải quyết vụ án. Có quan điểm cho rằng đây là trường hợp sự việc “chưa đủ điều kiện khởi kiện” theo điểm đ khoản 1 Điều 168 va áp dụng khoản 2 Điều 192 BLTTDS để ra quyết định đình chỉ vụ án và trả lại đơn cho đương su. Vấn đề
này đến nay vẫn chưa được cơ quan có thâm quyền hướng dẫn.
Xét về bản chất của van dé thì tuy đều là căn cứ dé trả đơn khởi kiện nhưng sự việc “chưa đủ điều kiện khởi kiện” và sự việc chưa đáp ứng yêu cầu về bắt buộc hoà giải tiền tố tụng là có sự khác biệt nhất định. Chưa đủ điều kiện khởi kiện có thể được hiểu đó là trường hợp đương sự khởi kiện khi cịn thiếu những điều kiện
<small>do pháp luật quy định hoặc do các bên có thỏa thuận trước như chủ nhà kiện địi</small>
nhà cho th nhưng chưa thơng báo trước cho bên th việc địi nhà È) chồng u cầu ly hơn vợ trong tình trạng vợ đang có thai hoặc ni con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Cịn hồ giải tiền tổ tụng phụ thuộc vào hành vi tiến hành hoà giải của chủ thé có thầm quyền theo quy định của pháp luật. Đối với những tranh chấp lao động mà pháp luật quy định bắt buộc phải qua hoà giải cơ sở nhưng Toà án đã thụ lý khi thủ tục này chưa được tiến hành thì nếu coi đây là trường hợp sự việc “chưa đủ điều kiện khởi kiện” theo điểm đ khoản 1 Điều 168 và áp dụng khoản 2 Điều 192 BLTTDS để ra quyết định đình chỉ vụ án và trả lại đơn cho đương sự sẽ dẫn đến hậu quả là sau khi đã yêu cầu hoà giải cơ sở hoà giải đương sự sẽ khơng có quyền
khởi kiện lại nữa vì ngun đơn, bị đơn và quan hệ tranh chấp vẫn không hè thay
đỗi so với vụ án ban đầu. Vì vậy, chúng tôi cho rằng trong trường hợp này sẽ hợp lý hơn nếu Toà án vận dụng quy định tại khoản 4 Điều 189 BLTTDS “sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết
được vụ án” để ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Cách vận dụng
này đáp ứng yêu cầu về đảm bảo quyền tiếp cận công ly của công dân và đảm bảo sự thống nhất trong các quy định tại khoản 1 Điều 168, khoản 2 Điều 192 và Điều
<small>189 của BLTTDS.</small>
2.2.6.10. Sự thiếu rõ ràng, thậm chí mâu thuẫn trong quy định về thủ tục giải quyết đối với trường hợp đương sự được Toà án triệu tập nhưng vắng mặt
Quyền tham gia tố tụng của đương sự là một trong những quyền quan trọng dé thực hiện quyền tranh tụng. Thế nhưng nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục giải quyết trong trường hợp đương sự đã được Toà án triệu tập nhưng vắng mặt cũng cịn có những hạn chế, thiếu rõ ràng và mâu thuẫn dẫn tới cách hiểu và áp dụng khác nhau trong thực tiễn.
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 60 BLTTDS thì bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn văng mặt thì Tồ án “giải quyết” văng mặt bị đơn. Do Điều luật này quy định không rõ ràng nên các Toà án rất lúng túng trong việc xác định việc triệu tập hai lần là áp dụng đối với từng công việc cụ thể như đối chất,
<small>(Việc thông báo trước có thể do pháp luật quy định hoặc do các bên thoả thuận trước trong hợp đồng. Xem</small>
<small>thêm Điêu 499 BLDS 2005. Tham khảo Điêu 497, Điêu 498 BLDS 1995 và Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH 10 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày | tháng 7 năm 1991.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">xem xét thâm định tại chỗ, định giá tài sản có tranh chấp, tham gia hoà giải, tham gia phiên toà hay chỉ áp dụng đối với việc triệu tập tham gia hoà giải, tham gia
phiên toà. Thực tiễn áp dụng cho thấy do có những cách hiểu khác nhau cho nên để đảm bảo "an toàn", tránh bản án, quyết định bị Tồ án cấp trên huy vì lý do có vi
phạm về quyền tham gia tố tụng của đương sự thì các Tịa án thường phải triệu tập
hợp lệ bị đơn hai lần đối với mỗi công việc như triệu tập lấy lời khai, đối chất, định giá tài sản tranh chấp, hịa giải, xét xử... Nếu bị đơn khơng đến, Tòa án mới tiến hành giải quyết vắng mặt bị đơn. Thực tế này dẫn tới thời hạn giải quyết vụ án bị
kéo đài, nhất là trong trường hợp vụ án có nhiều bị đơn và họ lại khơng có thái độ
<small>hợp tác với Toa án.</small>
- Theo quy định từ Điều 199 đến Điều 202 BLTTDS thì đương sự “vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng” thì Tồ án hỗn phiên tồ. Nếu vắng mặt lần thứ hai thì tuỳ theo đương sự vắng mặt là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan mà Tồ án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hoặc xét xử vắng mặt họ. Để đảm bảo quyền tham gia phiên toà của đương sự, Nghị quyết
02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của TANDTC đã có những hướng dẫn bé sung theo hướng nếu đương sự vắng mặt lần thứ nhất thì dù có lý do chính đáng hay
khơng Tồ án đều hỗn phiên tồ. Mặc dù tại tiểu mục 1.2 phan III Nghị quyết này có hướng dẫn “Trường hợp do Tồ án khơng nhận được thơng báo từ phía đương
Tồ án có hiệu lực pháp luật, đương sự có khiếu nại và chứng minh được việc họ vắng mặt tại phiên toà là do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, thi khiếu nại cần được xem xét theo thủ tục tái thảm”. Theo logic của van đề có thé suy luận hướng dẫn này là áp dụng đối với trường hợp đương sự đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt. Bởi vi theo hướng dẫn tại tiêu mục 1.1 của Nghị quyết này thì nếu đương sự vắng mặt lần thứ nhất thì dù có lý do chính đáng hay khơng Tồ án đều hỗn phiên toà. Tuy nhiên, sự thiếu rõ ràng trong các quy định nói trên có thé dẫn tới cách hiểu và áp dụng khác nhau trong thực tiến.
Có thể nhận xét rằng, thật là lý tưởng nếu tất cả các bên đương sự đều có mặt khi Tồ án hồ giải hay xét xử vụ án. Tuy nhiên, nếu nhà lập pháp cố gang đảm bảo tuyệt đối quyền tham gia tố tụng của bên đương sự văng mặt thì cũng đã
gây tốn hại đến quyền được tham gia tố tụng của bên đối phương có mặt (quyền
được Tồ án tiến hành hoà giải, quyền được tham gia phiên toà) vào ngày mà Toà án đã ấn định. Hơn nữa cơng lý khơng thé bị trì hỗn một cách q đáng do việc vắng mặt của một bên đương sự nào đó đem lại. Việc triệu tập hai lần và hỗn phiên tồ tới hai lần vì sự văng mặt của đương sự là đã thể hiện sự quan tâm cần
thiết của nhà lập pháp tới việc đảm bảo quyển tham gia tranh tụng của đương sự.
Xét về thực tế, néu đương sự khơng thé tham gia tố tụng thì họ vẫn có thé uỷ quyền
cho người đại diện thay mặt mình trước Tồ án. Thiết nghĩ, nhà lập pháp nên có
những quy định thống nhất về vẫn đề này theo hướng đảm bảo hài hoà giữa quyén
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35"><small>tham gia phiên toà của các đương sự và tránh những bất lợi mà bên đương sự có</small>
mặt phải gánh chịu về tổn phí vat chất, về thời gian chờ đợi do việc giải quyết vụ việc bị kéo dai. Mối tương quan giữa quyên tô tụng của các bên, bổn phận hợp tác của họ và trật tự công cần thiết đảm bảo cho sự vận hành của nền công lý phải được đặt ở trạng thái cân băng. Việc đảm bảo tuyệt đối quyền tham gia phiên toà của đương sự này sẽ gây tốn hại cho đương sự khác và có lẽ cơng lý sẽ ln bị trì hỗn, thậm chí khơng thê thực thi khi mà hàng chục đương sự trong cùng vụ án thay nhau thực hiện quyền được vắng mặt của mình. Lập luận này có thể chưa đủ mạnh để thuyết phục nhà lập pháp nhưng chúng tơi hy vọng có thể sẽ là một góc nhìn được
<small>nhà lập pháp lưu tâm.</small>
2.2.6.11. Sự thiếu sót trong các quy định về căn cứ và thẩm qun hỗn phiên tồ đối với trường hợp vắng mặt thành viên của Hội đồng xét xử
Theo quy định BLTTDS, HĐXX ra quyết định hỗn phiên tịa theo quy định
tại khoản 2 Điều 51, khoản 2 Điều 72 và các Điều 199, 200, 201, 203, 204, 205,
206 207, 215 và khoản 4 Điều 230 BLTTDS... quyết định hoãn phiên tòa do chủ tọa phiên tòa thay mặt HDXX ký tên... Tuy nhiên trong tất cả các tình huống hỗn
<small>phiên tịa được quy định trong BLTTDS, khơng có trường hợp nào quy định hỗn</small>
phiên tịa do chủ tọa phiên tịa vắng mặt vì lý do bất khả kháng. Khoản 2 Điều 198
BLTTDS cũng chỉ quy định theo hướng nếu khơng có Tham phán để thay thé thì
vụ án phải được xét xử lại từ đầu mà không quy định trường hợp này Tồ án phải bỗn phiên tồ. Xét về logic hình thức thì thực tế có thé phát sinh trường hợp các
Thâm phán trong Hội đồng xét xử đều khơng thể tham gia tố tụng vì những ngun nhân khách quan. Trong thực tiễn, có ý kiến cho rang đây là trường hợp đương
rhiên phải hỗn phiên tịa mà không cần phải quy định trong luật. Về thực tế thì phiên tồ sẽ khơng thể tiến hành nhưng thủ tục hỗn phiên tịa trong trường hợp ray được thực hiện như thé nào? Ai sẽ là người có thâm quyền thay mặt HDXX ký cuyết định hoãn phiên tịa? Hội thẩm nhân dân có thé thay mặt Hội đồng xét xử hỗn phiên tồ hay khơng ? Điều luật nào sẽ được áp dụng trong trường hợp này? Cũng có ý kiến cho rằng trường hợp này thì Tịa án chỉ cần ra thơng báo cho các tên đương sự biết việc hỗn phiên tịa mà khơng cần phải ra quyết định hỗn phiên tồ. Từ thực tế trên, chúng tôi cho rang đây là van dé cần phải được quy định cụ thể, rõ ràng để đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật được thống nhất trong thực tiễn.
2.2.6.12. Sự không rõ ràng trong các quy định về quyên đặt câu hỏi của
<small>đương sự tại phiên tịa</small>
Theo quy định tại Điều 222 BLTTDS đương sự có quyên tham gia vào việc tỏi tại phiên tòa sơ thâm. Tuy vậy, điểm | khoản 1 Điều 58 BLTTDS lại quy định
đương sự chỉ được quyền đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác.
Điều này dẫn đến có những cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau về quyền đưa rì câu hỏi của đương sự cho những người tham gia tố tụng khác.
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">Cách hiểu thứ nhất, trước phiên tòa đương sự có quyền đề nghị Tịa án hỏi
người tham gia tổ tụng khác, tại phiên tịa đương sự có quyền trực tiếp hỏi người
tham gia tố tụng khác.
Cách hiểu thứ hai, tại phiên tòa, việc giải quyết vụ án thuộc quyền hạn và trách nhiệm của HDXX, các đương sự chỉ là những người tham gia tố tụng nên
đương sự có quyền hỏi nhưng phải thơng qua HDXX.
Cách hiểu thứ ba, tùy thuộc vào trình độ nhận thức của đương sự mà đương sự có thể trực tiếp đặt câu hỏi hay phải thông qua HĐXX.
Như vậy, cần phải nghiên cứu sửa đổi quy định trên để đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch của pháp luật. Theo chúng tơi, đương sự là chủ thể có nghĩa vụ chứng minh, HĐXX chỉ là những người "cam cân nảy mực", từ đó xác định sự thật của vụ án. Việc giải quyết vụ án liên quan trực tiếp đến quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự nên họ phải được quyền sử dụng tất cả các biện pháp mà pháp luật cho
phép dé bảo vệ quyền lợi cho mình. Theo Điều 222 BLTTDS đương sự là chủ thé
của hoạt động hỏi nên họ phải có quyền trực tiếp đặt câu hỏi cho các đương sự và những người tham gia tố tụng khác. Tuy nhiên, nếu câu hỏi của đương sự lặp lại
những van dé đã được trình bày hoặc khơng rõ ràng thì chủ tọa phiên tịa có qun cắt. 2.3. Giải pháp hồn thiện pháp luật TTDS Việt Nam theo yêu cầu cải
<small>cách tư pháp</small>
Như vậy, với những kết quả nghiên cứu trong các chuyên đề, chúng tôi đã cố gắng thu thập để dựng lên một bức tranh toàn cảnh về thực trạng pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự ở Việt Nam trong mối liên hệ với thành tựu khoa học tố tụng trên thế giới, đặc điểm truyền thống văn hoá dân tộc và học lý về TTDS. Những kết quả khảo sát thực tiễn thông qua phiếu điều tra cũng góp phần khơng nhỏ trong việc dựng lên bức tranh này. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thức rằng
kết quả điều tra, khảo sát về phương diện nào đó chỉ là phương tiện có giá trị tham
khảo, cung cấp cho chúng tơi cái nhìn đa chiều về cùng một vấn đề. Việc đưa ra một dé xuất nào đó phải dựa trên kết quả nghiên cứu tổng hợp mà cái căn bản cốt
lõi là học lý về TTDS, tính logic của sự suy lý và đôi khi là cả một triết lý về lẽ sống ở trên đời. Khách quan mà nhận xét thì đường lỗi về cải cách tư pháp dân sự có lẽ cũng chỉ vạch ra được những định hướng căn bản và bổn phận của người
nghiên cứu là phải tìm ra khiếm khuyết của luật pháp, trên cơ sở đó tạo dựng những
đề xuất sao cho pháp luật thực sự có thể trở thành phương tiện che trở, phụng sự
<small>cho dân trên con đường đi tìm cơng lý của mình. Với tâm nguyện này, sau khi đã</small>
suy xét và cân nhắc, chúng tôi đã đề xuất những giải pháp cụ thế cho việc hoàn
thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự ở Việt Nam.
2.3.1. Hoàn thiện pháp luật TTDS trong mỗi liên hệ với truyền thong lập pháp, đặc điểm văn hoá, tâm lý dân tộc và thành tựu khoa học 16 tụng trên thé giới
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37"><small>Khi tiếp nhận các yếu tố của thủ tục tố tụng tranh tụng theo mơ hình của</small>
pháp luật nước ngồi cần phải có sự chọn lọc cho pha hợp với đặc điểm tâm lý, văn
<small>hố dân tộc và hồn cảnh thực tế của xã hội Việt Nam. Theo góc nhìn này, chúng</small> tôi cho rang hai van dé sau đây cần phải được sửa đồi và hoàn thiện cho phù hợp:
- Việt Nam là một đất nước mà đa phần dân số đều làm nông nghiệp, do vậy, các quy định của BLTTDS theo hướng tuyệt đối hoá quan niệm các đương sự phải
tự chứng minh cho quyền lợi của mình, nếu khơng tự chứng minh được sẽ bị Tồ an xử bác yêu cầu là không thực sự phù hợp. Do vậy, cần có những quy định
chuyển tiếp, linh hoạt hơn, xác định hợp lý vai trò chứng minh của đương sự và Tồ án, khắc phục tình trạng thời gian giải quyết vụ án sẽ bị kéo dài hơn so với các
quy định trước kia. Cụ thé là can quy định rõ khi nhận đơn khởi kiện của đương sự, Tồ án phải giải thích rõ cho đương sự về nghĩa vụ chứng minh của họ cũng như các chứng cứ, tài liệu cụ thể cho mỗi vụ án mà đương sự phải xuất trình và quyền yêu cầu Tồ án thu thập chứng cứ nếu khơng tự mình thu thập được.
- Cần xố bỏ các quy định về việc coi thông báo bằng văn bản của cơ quan, tỗ chức đang lưu giữ, quản lý chứng cứ về ly do của việc không cung cấp được
chứng cứ cho đương sự là điều kiện tiên quyết để đương sự có thể u cầu Tồ án
tiến hành thu thập chứng cứ. Cụ thé là để đơn giản hoá các thủ tục tố tụng, tạo điều
kiện thuận lợi cho người dân trong việc bao vệ quyền lợi của minh thì cần hoàn
thiện các quy định trên theo hướng nếu cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý chứng cứ của vụ án không cung cấp các tài liệu cần thiết và cũng không thông báo bằng văn bản cho đương sự về lý do của việc không cung cấp thì đương sự có thể ngay lập tức u cầu sự can thiệp của Toà án trong việc thu thập chứng cứ.
2.3.2. Về việc hoàn thiện pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu về đảm bảo quyên tiếp cận công ly mà công cuộc cải cách tư pháp dân sự đặt ra
2.3.2.1. Bồ sung quy định về quyên trực tiếp đến Tồ an dé trình bày u cẩu
hhởi kiện, u cau kháng cdo nhằm đảm bảo sự “thuận tiện” và quyền tiếp cận
<small>công ly của công dân</small>
- Bồ sung quy định về quyền trực tiếp đến Tồ án để trình bày yêu cầu khởi kiện, yêu cầu kháng cáo trong những trường hợp đương sự là người tàn tật hoặc khơng biết chữ. Cán bộ Tồ án sẽ có trách nhiệm lập biên bản về nội dung khởi
kiện hay kháng cáo mà đương sự trình bày dé đưa vào hồ sơ vụ án.
- Bổ sung quy định đương sự có quyền yêu cầu các tô chức trợ giúp pháp lý
tợ giúp trong việc làm đơn khởi kiện, đơn kháng cáo hoặc các giấy tờ khác liên cuan tới việc kiện tụng tại Toà án và trách nhiệm của các tổ chức này trong việc trợ
<small>giúp miễn phí cho đương sự thuộc những trường hợp nói trên và cho những đương</small>
<small>su thuộc diện nghèo, gia đình chính sách.</small>
2.3.2.2. Sửa đổi quy định không hợp lý về việc hạn chế quyên thay đổi, bồ
sung yêu cầu của đương sự dẫn tới không đảm bảo quyên tiếp cận công lý của công dân
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">Để đảm bảo quyền tiếp cận công lý của công dân, chúng tôi kiến nghị bổ sung quy định việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại phiên tồ chỉ được coi là khơng vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu nếu việc thay đổi, bé sung yêu cầu đó được thực hiện trong giới hạn của quan hệ pháp luật có tranh chấp đã được xác định trên cơ sở yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu mà không làm phát sinh một quan hệ pháp luật mới. Việc thay đổi, bé sung yêu cầu của đương sự tại phiên toà nếu vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu có thể được HĐXX chấp nhận nếu được các đương sự khác đồng ý.
2.3.2.3. Can có sự phối hợp hài hồ giữa việc khuyến khích hồ giải và quyền tiếp cận cơng lý của công dân
Dé đáp ứng được yêu cầu về đảm bảo quyền tiếp cận công lý của công dân,
chúng tôi kiến nghị sửa đổi luật pháp theo hướng hạn chế việc hồ giải tiền tố tụng mang tính bắt buộc đối với một số việc tranh chấp đất đai và thiết lập quy định về thời hạn hoà giải cơ sở. Qua nghiên cứu, chúng tôi đề xuất bổ sung vào BLTTDS
quy định về vấn đề này như sau:
- Kiến nghị bỗ sung vào BLTTDS quy định việc hoà giải cơ sở đối với các tranh chấp về đất đai được thực hiện trên cơ sở yêu câu của các đương sự và việc
hoà giải cơ sở chỉ bắt buộc đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất, mốc giới giữa
các hộ liền ké nhằm duy trì tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân.
- Kiến nghị bổ sung quy định theo hướng nếu hết thời hạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 135 Luật đất đai 2003 (kể từ ngày UBND nhận đơn) mà UBND không tiến hành hồ giải hoặc khơng có điều kiện hồ giải (bên bị kiện khơng có thiện chí nên khơng có mặt hoặc khơng thể có mặt...) thì đương sự có quyền khởi kiện ra Tồ án. Thời gian từ ngày đương sự nộp đơn yêu cầu hoà giải tại UBND
<small>cho tới khi khởi kiện ra Tồ án khơng được tính vào thời hiệu khởi kiện.</small>
2.3.2.4. Cần bồ sung, sửa đổi quy định về quyên khởi kiện lại vụ án nhằm
đảm bảo quyên tiếp cận công lý của công dân
- Điều 168 và Điều 192 BLTTDS có quy định về việc trả đơn khởi kiện và đình chỉ giải quyết vụ án trong các trường hợp người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi TTDS, chưa đủ điều kiện khởi kiện nhưng đã bỏ sót và khơng có những quy định về quyền khởi kiện lại vụ án của đương sự trong những trường hợp đương sự đã có đủ hoặc khơi phục năng lực hành vi TTDS hoặc đã đủ điều kiện để thực hiện quyền khởi kiện. Pháp luật TTDS hiện hành về vấn đề này đã hạn chế quyền tiếp cận công lý của công dân. Do vậy, chúng tôi kiến nghị sửa đổi quy định tại điểm b, điểm đ khoản 1 Điều 168 theo hướng quy định bổ sung về quyền tiếp tục
<small>khởi kiện hoặc khởi kiện lại vụ án của đương sự trong trường hợp đương sự đã có</small>
đủ hoặc khơi phục năng lực hành vi TTDS hoặc đã đủ điều kiện để thực hiện quyền
<small>khởi kiện.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">Từ kiến nghị trên, chúng tôi kiến nghị sửa đổi bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 192 BLTTDS như sau: “Tồ án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân
<small>sự, xóa tên vụ án đó trong số thụ ly và trả lại đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ</small>
kèm theo cho đương sự nếu vụ án thuộc trường hợp trả lại don khởi kiện quy định tại Diéu 168 của Bộ luật này. Người khởi kiện có quyên khởi kiện lại vụ án trong những trường hợp ngoại lệ đã được quy định tại Điều 168 Bộ luật nay”.
2.3.2.5. Can bồ sung, sửa đổi quy định về thủ tục xử lý trong trường hop
<small>đương sự khởi kiện nhưng chưa có du chứng cu, tài liệu theo hướng dam bao hon</small>
quyên tiếp cận công lý của công dân
- Để pháp luật TTDS đáp ứng yêu cầu về đảm bảo quyền tiếp cận công lý
của công dân, khắc phục thực trạng Toà án trả lại đơn khởi kiện do đương sự chưa
có đủ chứng cứ, tài liệu cần thiết để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ
và hợp pháp. Chúng tôi, kiến nghị sửa đổi bổ sung quy định về việc trả lại đơn khởi
kiện tại điểm đ khoản 1 Điều 168 theo hướng làm rõ khái niệm “chưa có đủ điều
<small>kiện khởi kiện” là trường hợp các đương sự có thoả thuận hoặc pháp luật có quy</small>
định về các điều kiện khởi kiện nhưng đương sự đã khởi kiện khi còn thiếu một trong những điều kiện đó. Việc đương sự chưa cung cấp được đủ các tài liệu, chứng
cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp không được coi là
một điều kiện để khởi kiện.
- B6 sung quy định phương án xử lý trong trường hợp đương sự nộp đơn
khởi kiện tại Toà án nhưng chưa có đủ chứng cứ, tài liệu cần thiết để chứng minh
cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp theo hướng Toà án vẫn tiến hành thụ lý vụ án và yêu cầu đương sự tiếp tục bổ sung chứng cứ, tài liệu. Nếu đương sự không bỗ sung được chứng cứ, tài liệu thì Tồ án xử bác đơn yêu cau. Việc thực hiện quyền kháng cáo hay khiếu nại của đương sự được tiến hành theo thủ tục chung.
2.3.2.6. Bồ sung quy định về ngoại lệ trong việc thực hiện biện pháp bảo
đảm nhằm bảo đảm quyền tiếp cận công lý của công dân khi yêu cầu Toà án áp dung biện pháp khẩn cấp tạm thời
Để đảm bảo quyền tiếp cận công lý của người nghèo khi yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khan cấp tạm thời, chúng tôi kiến nghị sửa đổi Điều 120 BLTTDS theo hướng những trường hợp đương sự là người nghèo không thể thực hiện được biện pháp bảo đảm thì có thể được Tồ án xét miễn, giảm tiền bảo đảm nếu xét thấy
việc áp dụng biện pháp khan cấp tạm thời đó thực sự có căn cứ và cần thiết cho việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự. Trong tương lai để đảm bảo sự cân
băng giữa việc thực hiện quyên tiếp cận cơng lý của người nghèo khi u cầu Tồ
án áp dụng biện pháp khan cấp tạm thời và quyền được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tránh khỏi sự tổn hại do việc áp dụng biện pháp này đem lại, Nhà nước có bổn phận thiết lập các quỹ trợ giúp pháp
ly để giúp người nghèo có thé thực hiện được quyên tiếp cận công lý khi yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khân cấp tạm thời.
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">2.3.2.7. Sửa đổi quy định không hợp lý về thời điểm đương sự có thể thực
hiện quyên phản tố nhằm đảm bảo quyên tiếp cận công ly của công dân
Quy định của pháp luật hiện hành tại các điều từ Điều 175 tới Điều 178
BLTTDS có thể dẫn tới ba cách hiểu và vận dụng khác nhau trong thực tiễn về thời
điểm mà bị đơn có thể thực hiện quyền phản tố. Do vậy, để đảm bảo hài hồ giữa quyền tiếp cận cơng lý của bị đơn và quyền tranh tụng của nguyên đơn chúng tôi
kiến nghị sửa đổi Điều 176 và Điều 178 BLTTDS theo hướng bị đơn có quyền thực
hiện việc phản tố cho đến trước khi Tòa án cấp sơ thâm quyết định đưa vụ án ra xét xử. Cụ thể là:
+ Sửa khoản 1 Điều 176 như sau: Ngoài việc nộp cho Tịa án văn bản ghi ý
tơ đối với ngun don, người có quyên lợi nghĩa vụ liên quan có quyền dua ra yêu
cầu độc lập.
+ Bé sung vào Điều 178 BLTTDS như sau: Bj đơn có quyên yêu cau phan tố, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cau độc lập có quyên dua ra yêu cấu độc lập cho đến trước khi Tòa án ra quyết định dua vụ án ra xét xử.
2.3.2.8. Bổ sung quy định về cơ chế thực hiện quyên khiếu nại của đương sự
và trách nhiệm của những chủ thể có liên quan nhằm đảm bảo quyên tiếp cận công
<small>ly cua công dân</small>
Để khắc phục tình trạng thiếu minh bạch trong cơ chế thực hiện quyền khiếu
nại của đương sự, đáp ứng được yêu cầu về đảm bảo quyền tiếp cận công lý của công dân chúng tôi kiến nghị bổ sung vào BLTTDS quy định về cơ chế và thời hạn giải quyết khiếu nại của đương sự đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; cơ chế phối hợp giữa các thâm tra viên và người có thâm quyền kháng nghị trong việc xem xét để kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cũng như trách nhiệm của họ đối với việc khơng kháng nghị các bản án, quyết định của Tồ án mặc dù rõ ràng có căn cứ dé tiến hành kháng nghị.
2.3.2.9. Sửa đổi quy định về quyền tham gia phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng dam bảo hơn quyền tiếp cận công lý của công dân
Theo Điều 292 và Điều 310 BLTTDS thì phiên tồ giám đốc thẩm, tái thâm phải có sự tham gia của VKS cùng cấp. Khi xét thấy cần thiết, Toà án triệu tập những người tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên toà. Hiện nay, theo Điều 64 BLTTDS thì “Người bảo vệ qun và lợi ích hợp pháp của đương sự được tham gia phiên toà giám đốc thẩm, tai thẩm nếu Toà án xét thay cân thiết".
Nhu vay, việc “xét thấy cần thiết” có phải triệu tập đương sự, người bảo vệ quyên lợi hợp pháp của đương sự hay khơng là hồn tồn phụ thuộc vào ý chí của Tồ an. Dé tạo điều kiện cho đương sự có thé bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của
mình, đảm bảo sự cơng khai, minh bạch trong việc giải quyết vụ việc theo thủ tục
</div>