Tải bản đầy đủ (.pdf) (375 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nghiên cứu so sánh các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật Anh, Đức và Nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.29 MB, 375 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ TƯ PHÁP

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

ĐÈ TÀI KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

Chủ nhiệm đề tài: 7h.S Dang Thi Hồng Tuyến

<small>Trường Đại học Luật Hà Nội</small>

MA SO: LH — 2015 - 397/DHL-HN

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN DE TÀI

6 có - TƯ CÁCH

STT HỌ VÀ TÊN NƠI CƠNG TÁC

<small>THAM GIA</small>

¬ Chủ nhiệm đê tải;

1 | Th.S Đặng Thị Hong Tuyên | Trường DH Luật HN

7 Th.S Phạm Minh Trang Trường ĐH Luật HN

<sub>CĐI0</sub>

8 | Th.S Trần Thị Kiều Trang | Trường ĐHLuậtHN | Tác giả CD07|

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

MỤC LỤC

PHAN II: Các chuyên đề nghiên tru ccccccccccccsccccccccscsssssssssssecccccccccesececeeee130 Nhom chuyén đề thứ nhất : Nghiên cứu so sánh những quy định chung về

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật Anh, Đức và

Chuyên dé 1: Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

trong pháp luật Anh, Đức và Nga.

Tác giả: Th.S. Đỗ Thị Anh Hơng...©2225: 222222 2222E2222211322211222122.2-2e 131

Chuyên đề 2: Cơ sở phát sinh trách nhiệm bơi thường thiệt hại ngồi hợp đồng

theo pháp luật Anh, Đức và Nga.

Tác giả: PGS. TS. Bùi Đăng Hiếu, Th.S Pham Minh Trang... 149 Chuyên đề 3: Nguyên tắc, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật Anh, Đức và Nga.

Tác gia: PGS. TS. Bùi Đăng Hiếu, Th.S Lê Thị Giang...---.--.---- 175 Chuyên đề 4: Phương thức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp

<small>luật Anh, Đức va Nga.</small>

Tác gia: PGS. TS. Bùi Đăng Hiếu, CN Bùi Thị Minh Trang... 209

Chuyên đề 5: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp

Tác gid: PGS. TS. Bùi Đăng Hiếu, Th.S. Đỗ Thị Anh Hông... <sup>227</sup>

Chuyên đề 6: Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo

pháp luật Anh, Đức va Nga.

Tác giá: PGS. TS. Bùi Đăng Hiếu, Th.S Lê Thị Giang... 247

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>A A , Š oA</small>

<small>Nhóm chuyền de thứ hai: Nghiên cứu so sánh quy định về bồi thường thiệt</small>

<small>° ° ° A A A</small>

hại ngoài hợp đồng trong một số trường hợp đặc biệt trong pháp luật Anh,

Chuyên đề 8: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông theo pháp

<small>luật Anh, Đức và Nga.</small>

Tác giả: PGS. TS. Bùi Đăng Hiếu, Th.S. Đặng Thị Hong Tuyến... 287

Chuyên đề 9: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp liên

quan đến trách nhiệm sản phẩm.

Tác giả: ThS. Hà Thị Ủi...- 25+ SEE2+2EEE11112221111222111 22211... .rrk 308 Chuyên đề 10: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

theo pháp luật Anh, Đức và Nga.

Tác giả: PGS. TS. Bùi Đăng Hiếu, Th.S Phạm Minh Trang... <sup>-. 328</sup>

Chuyên đề 11: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản gây ra.

Tiần:giii: Thất Hà ES 352

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

DANH SÁCH CÁC CHUYEN DE

'Tên 'chuy ên đề Tác giả

Chuy ên đề I: Khai quát về trách nhiệm bồi ;

| |thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp Th.S. Đỗ Thi Anh Hồng <small>luật Anh, Đức và Nga</small>

Chuyên đề 2: Cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi PGS. TS. Bùi Đăng Hiếu,

2 | thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật

Anh, Đức và Nga Th.S Phạm Minh Trang

Chuyên đề 3: Nguyên tắc, thời hiệu khởi ¬--._

<sub>. 18. Hiêu,</sub>

3 kiện yêu cầu bài thường thiệt hại ngoài hợp iia Bur ae on

đồng theo pháp luật Anh, Đức va Nga Th.S Lê Thị Giang

Ạ Chuyên đề 4: Phương thức bồi thường thiệt hai| PGS. TS. Bùi Dang Hiếu,

ngoài hợp đồng theo pháp luật Anh, Đức và Nga CN Bùi Thị Minh Trang

s_| Chuyên đề 5: Năng lực chịu trách nhiệm bồi PGS. TS. Bùi Đăng Hiểu, thường thiệt hại ngồi hợp đơng Th.S. Đỗ Thị Ánh Hồng

Chun đề 6: Trách nhiệm liên đới bồi PGS. TS. Bùi Đăng Hiếu,

<small>6 | thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp Ni</small>

luật Anh, Đức và Nga Th.S Lê Thị Giang Nea eae ee Pear Ê Th.S. Đặng Thị Hồng Tuyến

Chuyên đề 9: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp

9 | đồng trong trường hợp liên quan đến trách ThS. Hà Thị Ut

nhiệm sản phẩm

Chuyên đề 10: Trách nhiệm bồi thường thiệt hail pos TS. Bùi Dan g Hiểu, 10 | do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật Anh,

Chuyên đề 11: Bồi thường thiệt hại ngoài

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

BAO CÁO PHÚC TRÌNH

PHAN MỞ DAU I- TINH CAP THIET CUA DE TAI

Chế định bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng là chế định được áp dụng phổ biến và lâu đời trong lịch sử pháp luật thế giới. Từ xa xưa, trong quan hệ hàng ngày của con người, việc một chủ thê gây ra thiệt hại cho chủ thể khác không thông qua hợp đồng đã diễn ra một cách thường xuyên. Vì vậy, các quy định pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng từ rất sớm đã được các quốc gia xây dựng nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ thể bị xâm hại, đồng thời nhằm răn đe chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm và phòng ngừa hành vi xâm phạm xảy ra. Cũng vì lẽ đó, chế định BTTH ngồi hợp đồng được coi là một trong những chế định cơ bản trong pháp luật dân sự nhiều quốc gia.

Cùng với đó, hoạt động nghiên cứu so sánh quy định về BTTH ngoài hợp đồng trong pháp luật một số nước có tầm quan trọng nhất định. Trong bối cảnh giao lưu quốc tế hiện nay khi mà mối quan hệ giữa các chủ thé đến từ nhiều quốc gia khác nhau xuất hiện hàng ngày, quan hệ BTTH ngoài hợp đồng phat sinh từ những quan hệ đó rat dé xảy ra. Vì vậy, việc nghiên cứu so sánh pháp luật BTTH ngoài hợp đồng của các nước là yêu cầu đặt ra đối với không chỉ các luật sư quốc tế mà đối với tất cả những chủ thể tham gia vào quan hệ giao lưu quốc tế, đặc biệt là so sánh các quy định trong hệ thống pháp luật Anh, Đức và Nga - đại điện cho các dòng họ pháp luật lớn trên thế giới (dòng họ

<small>Common Law, dòng ho Civil Law và dòng họ pháp luật XHCN).</small>

Nhận thức được điều đó, tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu so sánh các quy định về BTTH ngồi hợp đơng trong pháp luật Anh, Đức và Nga” với mong muốn cung cấp một tài liệu tham khảo bồ ích cho người đọc, trong hoàn cảnh hạn chế các tài liệu so sánh pháp luật nước ngồi nói chung và luật BTTH

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<small>ngồi hợp đơng của nước ngồi nói riêng ở Việt Nam. Có thê thây, việc thực</small>

hiện đề tài nghiên cứu này là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay. I- TINH HÌNH NGHIÊN CUU DE TÀI

<small>1. Ngoài nước</small>

Nghiên cứu về pháp luật BTTH ngoài hợp đồng của các nước, cho tới nay, đã được rất nhiều học giả thực hiện. Tuy nhiên, trong các cơng trình này, các tác giả chỉ nghiên cứu, tìm hiểu về pháp luật BTTH ngoài hợp đồng của một quốc gia nào đó (Anh, Đức, Nga) mà khơng đi so sánh với pháp luật của quốc gia khác. Có thé ké ra một số cơng trình nghiên cứu về BTTH ngoài hợp đồng

<small>trong pháp luật của Anh, Đức, Nga như:</small>

<small>- Taylor & Francis, “Tort Law”, 2009, Routledge & Cavendish.- Catherine Elliott, Frances Quinn, “Tort Law”, 2013, Pearson.</small>

<small>- Basil S Markesinis & Hannes Unberath, “7e German Law of Torts: A</small>

<small>Comparative Treatise”, 2006, Bloomsbury Publishing.</small>

<small>- Gerald Spindler & Oliver Rieckers, “Tort Law in Germany”, 2011,Kluwer Law International.</small>

<small>- William Bradford Simons, “Private and Civil Law in the RussianFederation: Essays in Honor of F.J.M. Feldbrugge”, 2009, Martinus NijhoffPublishers.</small>

Bên cạnh đó, van dé so sánh pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng cũng đã được một số tác giả trên thế giới tiến hành va được trình bày trong một số cuốn sách về Luật So sánh, như:

- Konrad Zweigert & Hein Kotz, trong cuốn “Introduction to Comparative Law”, 1998, Clarendon Press Oxford, đã dành mục E phan II dé so sánh quy định về BTTH ngoài hop đồng của một số quốc gia dai diện cho hai truyền thống Civil Law và Common Law.

- Piter De Cruz, trong cuỗn “Comparative Law in a Changing World”, 1999, Cavendish Publishing Company, đã trình bày một số so sánh về BTTH

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

ngoài hợp đồng của một số nước trong mục 10 cùng với phần so sánh về luật hợp đồng.

- Mathias Reimann, Reihard Zimmermann, trong cuốn “The Oxford

<small>Handbook of Comparative Law”, 2006, Oxford University Press, cũng đã so</small>

sánh pháp luật BTTH ngoài hợp đồng của một số nước tại mục 30.

Tuy nhiên phần nghiên cứu so sánh được trình bay trong những tác pham trên đều chỉ quan tâm đến một khía cạnh nhỏ nào đó mà chưa khái quát được tất cả những khía cạnh khác nhau của pháp luật BTTH ngồi hợp đồng, đặc biệt chưa đi sâu vào so sánh các quy định cụ thể về BTTH ngoài hợp đồng trong pháp luật Anh, Đức và hầu như không nghiên cứu về BTTH ngoài hợp đồng

<small>trong pháp luật Nga. Hơn nữa, những cơng trình trên đã được thực hiện cách</small>

đây hơn một thập kỷ, vì vậy, một số kết quả nghiên cứu so sánh trong đó khơng cịn mang tính thời sự (với hai cuốn đầu tiên).

Ngồi các cơng trình trên, gần đây có một vài tác pham của các tác giả khác nghiên cứu so sánh pháp luật BTTH ngoài hợp đồng của một số nước. Nhưng hau hết các cơng trình nay cũng chủ yếu khai thác một trường hợp cụ thê của BTTH ngồi hợp đồng. Ví dụ như: Paula Giliker, “Vicarious Liability in

<small>Tort: A Comparative Perspective”, Cambridge University Press, 2010.2. Trong nước</small>

Ở trong nước, pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng cũng đã được khá nhiều học giả tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về BTTH ngồi hợp đồng trong pháp luật nước ngoài của các học giả trong nước mới chỉ ở con số rất hạn chế. Có thể ké ra một số cơng trình như:

- Nguyễn Minh Tuấn, *Pháp luật dân sự Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia trên thé giới qui định về trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại gây ra’, bài viết trong đề tài NCKH “Trách nhiệm dân sự cho tài sản gây hại — Van đề lý luận và thực tiễn” do TS. Nguyễn Thị Huệ chủ nhiệm đề tài, 2009.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Trần Ngọc Dương, 7rách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

<small>trong pháp luật dân sự cua cộng hồ Pháp, Tạp chí Luật học. Trường Dai học</small>

Luật Hà Nội, Số 1/2009, tr. 63 — 72.

- Nguyễn Thị Thuỷ, Một số vấn dé cơ bản về Luật Bồi thường thiệt hại của nước Cộng hồ nhân dân Trung Hoa, Tạp chí Kiém sát, số 05/2003, tr.

- ThS. Bùi Thi Thanh Hăng & ThS. Đỗ Giang Nam, Trach nhiệm bồi

<small>thường thiệt hại do tác động cua tài sản gay ra dưới góc nhìn so sánh, Tap chí</small>

Luật học, Số 3/2013, tr.6 1-72

Trong các cơng trình ké trên, khơng có cơng trình nào nghiên cứu sâu về pháp luật BTTH ngoài hợp đồng của Anh, Đức và Nga. Đặc biệt, có thé thấy, cho đến nay, ở Việt Nam, đường như chưa có cơng trình nghiên cứu so sánh các quy định về BTTH ngoài hợp đồng giữa pháp luật Anh, Đức và Nga.

HI- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI

- Làm rõ các quy định về BTTH ngoài hợp đồng trong pháp luật Anh,

<small>Đức và Nga.</small>

- Làm rõ được sự tương đồng và khác biệt trong pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng của Anh, Đức và Nga.

Với những kết quả hướng tới như trên, mục tiêu cuối cùng của đề tài nhằm tạo ra nguồn tư liệu về pháp luật BTTH ngoài hợp đồng của Anh, Đức, Nga và những tương đồng, khác biệt trong pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng

<small>của các nước này.</small>

IV- NỘI DUNG NGHIÊN CUU

Dé tài được trién khai theo hai nội dung lớn sau đây:

1. Phần nghiên cứu so sánh những quy định chung về BTTH ngoài hợp đồng trong pháp luật Anh, Đức và Nga

- Khái quát về BTTH ngoài hợp đồng trong pháp luật Anh, Đức và Nga.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Nghiên cứu so sánh các quy định về cơ sở phát sinh trách nhiệm BTTH

2. Phần nghiên cứu so sánh quy định về BTTH ngoài hợp đồng trong một số trường hợp đặc biệt trong pháp luật Anh, Đức và Nga

Trong phan này, cơng trình nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu những quy định cụ thể về BTTH ngoài hợp đồng trong một số trường hợp đặc biệt theo

<small>pháp luật của Anh, Đức và Nga. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét so sánh</small>

những quy định tương ứng trong pháp luật của ba nước. Bao gồm:

- Nghiên cứu so sánh các quy định về BTTH trong quan hệ lao động - Nghiên cứu so sánh các quy định về BTTH do tai nạn giao thông

- Nghiên cứu so sánh các quy định về BTTH trong trường hợp liên quan đến trách nhiệm sản pham

- Nghiên cứu so sánh các quy định về BTTH do làm ô nhiễm môi trường - Nghiên cứu so sánh các quy định về BTTH do tài sản gây ra

V- PHAM VI NGHIÊN CUU DE TÀI

- Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung vào nghiên cứu so sánh pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng của Anh, Đức va Nga.

- Đề tài khơng bao qt nghiên cứu tồn bộ quy định chỉ tiết và tất cả các trường hợp cu thé về BTTH ngoài hợp đồng của Anh, Đức và Nga, mà chỉ nghiên cứu so sánh một số quy định chung về BTTH ngoài hợp đồng và một số

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

trường hợp BTTH ngoài hợp đồng đặc biệt, xảy ra phô biến được quy định

<small>trong pháp luật các nước nói trên.</small>

- Đề tài nghiên cứu này không hướng tới việc sử dụng kết quả nghiên cứu dé hồn thiện mảng pháp luật có liên quan trong nước mà chỉ nhằm tìm hiểu về pháp luật BTTH ngoài hợp đồng của Anh, Đức, Nga và xây dựng tài liệu tham khảo về pháp luật BTTH ngoài hợp đồng.

VI- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

<small>Phương pháp so sánh là phương pháp nghiên cứu chủ đạo được sử dụng</small>

để nghiên cứu đề tài này, nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong pháp luật BTTH ngoài hợp đồng của Anh, Đức và Nga.

Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu còn dự kiến sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp, diễn giải... nhằm làm rõ các quy định về BTTH ngoài hợp đồng

<small>trong pháp luật của Anh, Đức và Nga.</small>

VII- CAC KET QUÁ NGHIÊN CỨU CHU YEU

1. Nhóm chuyên đề thứ nhất: Nghiên cứu so sánh những quy định chung về BTTH ngoài hợp đồng trong pháp luật Anh, Đức và Nga

Chuyên dé 1: Khái quát về BTTH ngoài hợp đồng trong pháp luật Anh,

<small>Đức và Nga.</small>

Chuyên dé 2: Cơ sở phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Chuyên dé 3: Nguyên tắc và thời han BTTH ngoài hợp đồng Chuyên dé 4: Phuong thức BTTH ngoài hợp đồng

Chuyên dé 5: Năng lực chịu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Chuyên dé 6: Trách nhiệm liên đới BTTH ngồi hợp đồng

2. Nhóm chun đề thứ hai: Nghiên cứu so sánh quy định về BTTH ngoài hợp đồng trong một số trường hợp đặc biệt trong pháp luật Anh, Đức

<small>và Nga</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Chuyên đề 8: BTTH do tai nạn giao thông

Chuyên dé 9: BTTH trong trường hợp liên quan đến trách nhiệm sản phẩm

Chuyên dé 10: BTTH do lam 6 nhiễm môi trường Chuyên dé 11: BTTH do tài sản gây ra

VII- KET CẤU CUA BAO CÁO PHÚC TRÌNH VE KET QUA

NGHIEN CUU DE TAI

Ban báo cáo phúc trình về kết quả nghiên cứu dé tai bao gồm 4 phan: Phan mé đầu

Phan I: Khái quát các quy định pháp luật về BTTH ngoài hop dong

<small>của Anh, Đức và Nga</small>

Phan II: Sự tương dong và khác biệt trong các quy định pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng của Anh, Đức và Nga

Kết luận

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

KHÁI QUAT CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VE BOI THƯỜNG THIET HAI NGOÀI HỢP DONG CUA ANH, ĐỨC VÀ NGA

I- KHÁI QUÁT CHUNG VE BOI THUONG THIET HAI NGOÀI HOP DONG TRONG HE THONG PHAP LUAT ANH, DUC VA NGA

1. Khái niệm bôi thường thiệt hại ngồi hop dong

1.1. Khải niệm bơi thường thiệt hại ngồi hop đơng ở Anh

Luật bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng (the law of tort) bao gồm một loạt các tình huống đa dạng như yêu cầu được bồi thường của một hành khách

<small>bị thương trong một tai nạn giao thông, của một bệnh nhân bị thương do một</small>

bác sĩ cầu thả, của một ngôi sao nhạc pop bị vu khống bởi một tờ báo, của một công dan oan bị bắt bởi cảnh sát, hay của một người chủ đất có đất đã bị lan. Kết qua là, nó rất khó dé đưa ra một định nghĩa về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; nhưng, theo nghĩa rộng, quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

<small>xảy ra khi có sự vi phạm của một nghĩa vụ chung được ghi nhận bởi pháp luật</small> dân sự'.

Thuật ngữ “Tort” phái sinh từ “tortus” của Tiếng Latin với nghĩa “làm cong” và khơng lâu sau đó, từ này đã được chuyên dịch sang Tiếng Anh với nghĩa tương đương “làm sai” (wrong). Về sau, từ “wrong” khơng cịn xuất hiện phố biến nhưng ý nghĩa của nó vẫn được quy định trong pháp luật Anh ma người ta gọi đó là Luật BTTH ngồi hợp đồng (Tort Law). Theo những quy

<small>định chung nay, “một hành vi sai trái của cá nhân là hành vi vi phạm dân sự mà</small>

không phải xuất phát từ hành vi vi phạm hợp đồng: theo đó, người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại”. Tuy nhiên, định nghĩa này vẫn chưa thực sự sát nghĩa với bản chất của “Tort”, thậm chí định nghĩa này sẽ khơng đúng vào một số trường hợp như tự phòng vệ hay trường hợp cứu giúp người gặp nạn. Ví dụ: A bị bọn cơn đồ đánh, A phịng vệ nhưng chắng may làm một trong số đó bị thương và vào viện. Trường hợp này, có thiệt hại xảy ra và có thé

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

phải bồi thường nhưng nó khơng xuất phát từ hành vi sai trái của A. Vì thế, nếu

<small>căn cứ vào định nghĩa trên, thì đây khơng phải là trường hợp BTTH ngoài hợp</small>

Thực tế ở Anh, chưa có một định nghĩa chính thức nào về trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng. Tuy nhiên, có một số định nghĩa của các luật gia ở Anh mà chúng ta có thể tham khảo

- Dinh nghĩa của Winfield: “Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát

<small>sinh trên cơ sở vi phạm nghĩa vụ được quy định trong luật: Nghĩa vụ này</small>

thường hướng về những đối tượng xâm phạm một yêu tố được pháp luật bảo vệ nhưng người bị thiệt hại chưa nhận được tiền bồi thường” (Giáo trình về Luật BTTH ngoài hợp đồng, quy định tại chương Bằng chứng về BTTH ngoài hợp đồng, năm 1931, tr.5).

- Định nghĩa của Salmond: “Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được dựa trên cơ sở bồi thường thiệt hại mà không dựa trên sự vi phạm từ hợp đồng hoặc sự thỏa thuận mang tính nghĩa vụ giữa các bên” (sách bình luận về Luật BTTH ngoài hop đồng, tr.15).

- “Trach nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được định nghĩa là một chế định gồm các quyền, nghĩa vụ và các biện pháp được áp dụng bởi các tòa án trong tố tụng dân sự dé cung cap sự đền bù thiệt hại cho các cá nhân hoặc nạn nhân,

người đã bị tôn hại từ những hành vi sai trái của những người khác” *.

1.2. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp dong ở Đức

Ở Đức, khái niệm BTTH ngoài hợp đồng được thê hiện thông qua quy

định tại Điều 823 về Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Quy định này đã chỉ ra

nghĩa vụ đền bù của người gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại nếu họ vi phạm quy định này; đồng thời, quy định này cũng nhăm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. Theo đó, yếu tơ trái luật mà chúng ta thấy trong nội dung của Khoản 1 Điều 823 Bộ luật Dân sự Đức được định nghĩa băng việc tham chiếu đến sự vi phạm những quyền lợi được liệt kê một cách cụ thể, và được gọi là những quyền lợi hợp pháp (“schutzgesetz”), được xây dựng dựa

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

trên quan điểm của các khách thé được pháp luật bảo vệ bị xâm phạm (Luật về

<small>Bảo vệ - “Schutzgesetz”). Thuật ngữ Pháp luật — “Gesetz” được quy định ở đây</small>

dé chỉ các đạo luật (của luật tư và luật cơng), nghị định của Chính phủ, văn bản luật do cấp địa phương ban hành hoặc các thông tư (Quy chế -“Verordnungen”), các quy định về thực phẩm và dược phẩm, va các lệnh của

<small>cảnh sát.</small>

Như vậy, thông qua quy định tại Điều 823 BLDS Đức, có thé hiểu, rách nhiệm BTTH ngồi hop dong là trách nhiệm của người có hành vi cố ý hoặc vô ý xâm hại đến các quyên được bảo vệ của người khác, nhằm đên bù những thiệt hại gây ra cho họ. Và quy định của Điều luật này cũng cho thấy trách nhiệm bồi thường thiệt hại được cấu thành bởi ba yếu tố: hành vi xâm phạm đến quyền được bảo vệ của chủ thê khác, có lỗi của người gây thiệt hại, có thiệt hại phát sinh.

1.3. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đông ở Nga

Khoản 1 Điều 15 của Bộ luật Dân sự Liên bang Nga năm 1994 đã được sửa đôi, bố sung trong Bộ luật sửa đổi ngày 02/7/2013 và gần đây nhất là năm 2015 tại mục 142 phan 3 quy định về trách nhiệm BTTH như sau: “Người có qun và lợi ích hợp pháp bị người khác gây ton hại thì có qun u cau người vi phạm bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gay ra, trừ trường hợp thiệt hai đó nhỏ

<small>hơn quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận.</small>

Nhu vậy có thé thấy, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xây dựng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mỗi người. Khi quyền và lợi ich hợp pháp của một chủ thể bi gây tổn hại bởi hành vi của một chủ thé khác không dựa trên một thoả thuận hợp đồng trước đó, van đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được đặt ra.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

2. Lich sử phát triển chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp dong BTTH ngoài hợp đồng là một trong những chế định dân sự có lịch sử ra đời sớm nhất của pháp luật Dân sự, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và ý thức tôn trọng pháp luật của cộng đồng dân cư. Theo đó, tương ứng với điều kiện lịch sử, quan điểm giai cấp, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, phong tục tập quán, thói quen hằng ngày, quan điểm lập pháp... mỗi quốc gia trên thế giới có quy định khác nhau về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Trên thế giới, trước những năm 449 TCN, con người chỉ biết dùng hình phat để trừng trị người có hành vi gây thiệt hại theo nguyên tắc “nợ gi, trả nay”. Sau đó, Luật 12 Bảng ra đời đã ghi nhận nguyên tắc này tại Bang VIII: “Nếu ld bị thường và cũng khơng dan hịa với người bị tổn hại thì kẻ gây ra cũng phải

<small>chịu như vậy” và từ đây trách nhiệm BTTH đã được đặt ra trong các quy địnhpháp luật.</small>

Có thé khang định ở bất kỳ chế độ xã hội nào, khi một người gây thiệt hại cho người khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hai đã gây ra cho người bị thiệt hại. Theo đó, người bị thiệt hại có quyền được yêu cầu bên gây

ra thiệt hại thực hiện nghĩa vụ bồi thường, còn bên gây thiệt hại có trách nhiệm

phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Các quốc gia trên thế giới, tương ứng với mỗi thời kỳ lịch sử với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau có những quy định khác nhau về BTTH ngồi hợp đồng, nhưng có một ngun tắc nhất qn khơng thay đổi, đó là người gây thiệt hại có lỗi phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Thiệt hại có thé do lực lượng tự nhiên gây ra, có thé là do hành vi trái pháp luật của con người và cũng có thé do tài sản gây ra.

Như vậy, bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng cịn được gọi là trách

<small>nhiệm dân sự do gây ra thiệt hại. Việc áp dụng trách nhiệm này trong từng thời</small>

<small>kỳ lich sử của loài người nói chung và pháp luật, Luật tục La Mã — Giéc manh</small>

nói riêng theo hướng: Từ sự trả thù cá nhân nhằm vào nhân thân của người gây

<small>thiệt hại do người thiệt hại và những người thân của họ áp dụng. Phương thức</small>

này được chuyên dan sang hình thức nộp phat cho người bị thiệt hại, do người bị thiệt hại quy định (cưỡng chế cá nhân) đến phạt bồi thường thiệt hại do các

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

pháp quan thay mặt nhà nước quy định được áp dụng theo trình tự tố tụng. Mức độ và cách thức bồi thường cũng được quy định rất khác nhau từ phương thức “máu trả máu, mắt trả mắt” đến hình thức phạt tiền theo một tiêu chí chung do pháp luật quy định”. Trong đó, Đức là một trong những hệ thống pháp luật tiêu biểu thuộc Dòng họ Civil Law, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các quy định pháp luật nói chung và các quy định pháp luật về BTTH ngồi hợp đồng nói riêng từ

<small>Luật La Mã.</small>

<small>Cịn ở Anh, vào những giai đoạn sơ khai của pháp luật nước Anh, trong</small>

các quy định của pháp luật nước này chưa đặt ra sự phân biệt rõ ràng nào về

<small>hành vi vi phạm pháp luật dân sự gây thiệt hai cho người khác mà không phải vi</small>

phạm hợp đồng và về hành vi phạm tội (“Crime”). Do đó, những quy định về van đề BTTH ngoài hợp đồng (“tort”) chưa xuất hiện. Cho đến khi có một người gây thiệt hại cho một người khác, kết quả là sự xung đột cá nhân và hận thù với quan niệm “nợ máu phải trả bằng máu” dẫn đến thiệt hại cho người khác vì những hành vi này gây ra thì chế định BTTH ngoài hợp đồng đã xuất

Về thâm quyền xét xử trong lĩnh vực này, trước đây Tòa Anglo-Saxon là

<small>tòa án của địa phương và áp dụng luật địa phương. Sau khi có cuộc chính phụcnước Anh của người Nóoc- măng vào năm 1066 (Norman Conquest), tịa an</small>

hồng gia đã được thành lập và dan có được quyền lực pháp lý nhất định trên danh mục định rõ về “những hành vi vi phạm” (“wrongs”) ma chủ yếu là quy định về “trọng tội” (“felonies”). Theo pháp luật Anh quy định, trọng tội được hiểu là những hành vi vi phạm đến ngun tắc “Sự bình n của hồng gia” (“King’s peace”) và tranh chấp về đất đai. Đây là nguyên tắc chỉ việc bảo vệ đặc biệt cho vương quốc Anh trong thời đại Anglo-saxon và thời trung cô Anh như: bảo vệ các thành viên trong gia đình hồng gia, những nơi vua đến như đường cao tốc của nhà vua và trong những ngày đặc biệt như ngày đăng quang.

<small>4 Trường Dai học Luật Ha Nội, Gido trình Luật Dan sự Việt Nam, Nxb. Cong an nhân dân, Ha Nội2015, tr.253-254;</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Ai có hành vi vi phạm trong những trường hợp như vậy đều bị coi là có trọng

Các hành vi vi phạm trên mà gây ra thiệt hại thì các cá nhân đều bị Tịa án hồng gia truy tố. Trong hành vi trọng tội, nguyên đơn sẽ kiện bị đơn tại tịa án cơng khai và u cầu một hình thức xét xử phù hợp nhưng thậm chí, khi nguyên đơn thắng kiện, họ cũng không nhận được bắt cứ tiền bồi thường nào từ

<small>phía bị đơn.</small>

Dân dan, mệnh lệnh của hồng gia trở thành co sở cho tịa án hồng gia dé giải quyết các vụ án. Một chế định pháp luật chính thức được đặt tên, được giải thích cụ thê và việc xin cấp trát (“writ”) từ quan chưởng ấn của nhà vua là điều rất cần thiết để các nguyên đơn bắt đầu quá trình khởi kiện của mình. Do đó, các loại trát đã được sắp xếp theo một nội dung và hình thức nhất định; nếu nguyên đơn nhận thay rằng các loại trát không thé giải quyết được vụ việc của minh, họ có thé khơng khởi kiện ra tịa hồng gia.

Tuy nhiên, đến thé ky XV, thay vì việc áp dụng các loại trát của hoàng gia, các vụ án thường được giải quyết bằng cách khiếu nại. Mặc dù vậy, lời giải trình khiếu nại của nguyên đơn vẫn phải dựa trên nguyên nhân của việc khởi kiện theo hình thức nhất định và tuân thủ các lệnh có thê được chọn.

Nước Anh có 3 hình thức của các lệnh, đó là lệnh về sự vi phạm do hành hung người khác và bỏ tù sai; lệnh về sự xâm phạm đến tài sản của người khác; lệnh về sự xâm phạm đến đất đai của người khác. Cuối cùng, các lệnh này được phân loại như là tuyên tập về án lệ. Khơng giống như các lệnh có hình thức đa dang, án lệ (“case law” hoặc “judge-made law”) đặt ra các tình tiết của vụ án cụ thể của nguyên đơn. Đến thé kỷ thứ XVI, án lệ đã trở thành một nguồn luật riêng biệt. Các vụ án được tách ra và có những tên riêng với quy tắc và nguyên tac riêng. Cho dén nay, cac vu an lién quan dén su vi phạm dân sự hầu hết là liên quan đến Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và điều quan trọng nhất gây ra các thiệt hại này là do lỗi câu thả, sơ suất (“Negligence”) của người gây

<small>thiệt hại.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Vào những giai đoạn cuối cùng của lịch sử hình thành và phát triển chế định BTTH ngoài hợp đồng ở Anh, người ta đưa ra học thuyết về trách nhiệm pháp lý và đưa ra ba điểm phân biệt giữa sự vi phạm ngoài hợp đồng chắc chắn phải bồi thường và có thê phải bồi thường.

- Đối với vi phạm chắc chắn phải bồi thường, thiệt hại thực tế phải xảy ra một cách trực tiếp và ngay lập tức; cịn đối với vi phạm ngồi hop dong, thiệt hại xảy ra do nguyên nhân kết quả hoặc gián tiếp. Ví dụ: Anh D quăng một khúc gỗ vào đường cao tốc và khúc gỗ rơi đúng vào người anh P1. Anh D phải bồi thường cho anh P1. Còn nếu anh P2 cũng bị thương nhưng bị trượt chân do khúc gỗ đó ở trên đường thì anh D chưa chắc đã phải bồi thường cho anh P2.

- Đối với vi phạm có thể phải bồi thường thì cần chứng minh thiệt hại thực tế xảy ra, còn đối với vi phạm đương nhiên phải bồi thường thì khơng cần

<small>chứng minh.</small>

- Với những vi phạm có thé phải bồi thường thì việc chứng minh lỗi của bị đơn là cần thiết, còn những vi phạm chắc chắn phải bồi thường thì khơng can.

Cịn ở Nga, thời kỳ Nha nước Đông Slav đầu tiên, nước Nga Kiev, đã chấp nhận Ki-tô giáo từ Đế quốc Đông La Mã năm 988, khởi đầu sự tổng hịa các nền văn hố Đơng La Mã va Slav lập ra văn hoá Nga trong một nghìn năm tiếp theo. Do đó, pháp luật của Nga nói chung và các quy định pháp luật về BTTH ngồi hợp đồng ở Nga nói riêng thời kỳ này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các quy định của Luật La Mã. Sau đó, các quy định pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng ở Nga dan dan được kế thừa, bổ sung qua các thời kỳ Đại Công quốc Moskva, Dé quốc Nga rộng lớn (thế ky XVIII). Tiếp theo, các cuộc cải cách Stolypin, Hiến pháp 1906 và Duma quốc gia đã mang lại những thay đổi đáng kế cho nền kinh tế, chính trị Nga và theo đó, các quy định pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng ở Nga cũng ngày càng được phát triển hơn. Từ năm 1922 tới năm 1991, các quy định pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng chủ yếu được quy định trong các văn bản pháp luật Dân sự của nhà nước Liên bang Xô viết, một

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

quốc Nga trước Hòa ước Brest-Litovsk. Tuy nhiên, tới cuối thập niên 1980, khi sự yếu kém của các cơ cấu kinh tế và chính trị đã trở nên gay gắt, các lãnh đạo cộng sản đã tiền hành các cải cách lớn, dẫn tới sự sụp đồ của Liên bang Xô viết

<small>năm 1991. Từ khi giành lại độc lập, nước Nga đã được công nhận là nhà nước</small>

thừa kế chính thức của Liên Xơ trên bình điện quốc tế. Ké từ đó cho đến nay, các quy định pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng ở Nga được quy định trong Bộ luật Dân sự Liên bang Nga năm 1994 không ngừng được sửa đổi, bố sung qua

<small>các thời kỳ.</small>

3. Nguồn luật bơi thường thiệt hại ngồi hợp đồng

Qua các phân tích trên, có thể thay ché dinh BTTH ngoai hop đồng CĨ VỊ trí vơ cùng quan trọng trong hệ thống pháp luật các nước Anh, Đức và Nga. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, chế định này được quy định trong các nguồn luật khác nhau. Ví dụ như: trong hệ thống pháp luật của Đức và Nga, chế định BTTH ngoài hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành của hai quốc gia này. Còn trong hệ thống pháp luật Anh, chế định BTTH ngoài hợp đồng lại được quy định rải rác trong cả pháp luật thành văn và

<small>án lệ.</small>

3.1. Nguôn luật bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ở Anh * Án lệ

Có thê nói, chế định bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng của Anh được tao ra bởi án lệ. Những quy định đầu tiên và cho đến nay vẫn còn tồn tại ở Anh là được rút ra từ án lệ”. Có thể kế đến một số án lệ nồi tiếng về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ở Anh như:

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

- Fletcher kiện Rylands (1866), án lệ đầu tiên ghi nhận về trách nhiệm nghiêm ngặt trong bồi thường thiệt hại.

- Christie kiện Davey (1893), bị đơn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cố ý gây ồn cho hàng xóm.

<small>- Bradford Corporation kiện Pickles (1895).</small>

- Bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động, một số án lệ như:

<small>Honeywill and Stein Ltd kiện Larkin Brothers Ltd., án lệ Morris v CW Martin& Sons Ltd), án lệ Nahhas v Pier House Management, Bux v Slough Metals(1973)...</small>

- Án lệ về bôi thường thiệt hại do tai nạn giao thông: Wadsworth kiện

<small>Gillespie (1978), Powell kiện Moody (1966), Barna kiện Hudes Merchandising</small>

<small>Corp. (1962), Holdack kiện Bullock Bros...</small>

- Án lệ về trách nhiệm san phẩm: Donoghue kiện Stevenson (1932) - án

lệ đầu tiên về bồi thường thiệt hại liên quan đến trách nhiệm sản phẩm, Brown

<small>va Cotterill (1934) khi một đứa trẻ bi bia đá rơi trúng hay như vụ Stennet vàHancock (1939)...</small>

- Án lệ về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường: vụ Walter

<small>vs Selfe (1851), the Attorney General vs The Borough of Birmingham (1858),Imperial Gas Light & Coke vs Broadbent (1859), Read vs Lyons & Co.Ltd(1947), Cambridge Water Company vs Eastern Counties Leather (1994)...</small>

<small>* Pháp luật thành văn</small>

Nước Anh khơng có BLDS giống như Đức, Nga hay nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, liên quan đến chế định bồi thường thiệt hại ngaoif hop đồng, Anh đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật thành văn dé điều chỉnh. Có thể kế đến các đạo luật như:

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

- Luật sửa đổi (Lỗi sơ suất) (Law Reform (Contributory Negligence)

<small>Act) 1945.</small>

- Luật trách nhiệm của người chiếm giữ (The Occupiers’ Liability Act)

<small>năm 1957.</small>

Đạo luật về BTTH ngồi hợp đồng liên quan đến hàng hố năm 1977

<small>-Torts (Interference with Goods) Act 1977.</small>

<small>- Luật Trach nhiệm dan sự (Civil liability Act) năm 1978.</small>

- Luật bồi thường (Compensation Act) năm 2006.

- Các đạo luật liên quan đến trách nhiệm trong quan hệ lao động: Đạo luật về trả lương công bằng 1970 (Equal Pay Act); Đạo luật về phân biệt đối xử vì giới tính 197 (Sex Discrimination Act); Đạo luật về phân biệt đối xử vì khuyết tật 1995, 2005 (Disability Discrimination Act ); Luật về Toà lao động 1996 (Employment Tribunals Act ); Luật về quyền con người 1998 (Human Rights Act); Luật về quan hệ lao động 1999, 2004 (Employment Relations

- Dao luat lién quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tai nạn g1ao thông: Luật Giao thông đường bộ (Road Traffic Act) năm 1988, Bộ quy tắc đường cao tốc (Highway Code)

<small>- Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 1987 (The Consumer Protection Act1987)</small>

- Các đạo luật liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô

nhiễm môi trường Luật Phịng ngừa và xử lý ơ nhiễm mơi trường năm 2009 <small>(The Environmental Damage (Prevention and Remediation) Regulations 2009),</small>

Luật Tài nguyên nước của Vương quốc Anh năm 1991, Luật bảo vệ môi trường

<small>năm 1990...</small>

- Đạo luật liên quan bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra: Luật động

<small>vật năm 1971 (Animals Act 1971)</small>

3.2. Nguôn luật bôi thường thiệt hại ngồi hợp đơng ở Đức

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Nguồn luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chủ yếu nằm trong BLDS năm 1896 của Đức. Trong BLDS Đức, các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được ghi nhận tại Tiêu đề 27 phần 8 Quyền 2 (các điều từ Điều 823 đến Điều 853)

Bên cạnh đó, Đức cũng ban hành ra rất nhiều các đạo luật chuyên ngành có liên quan đến bồi thường thiệt hại trong những trường hợp đặc biệt, như:

- Các đạo luật liên quan đến trách nhiệm trong quan hệ lao động: Đạo

<small>luật bảo vệ việc làm (Employment Protection Act) , Đạo luật co bản tại nơi làm</small> việc (Work Constitution Act) °, Đạo luật chống lại việc cham dứt HDLD không

công bang (Protection against Unjust Dismissal Act (KSchG))....

<small>- Luật Giao thông đường bộ 1952 (Road Traffic Act 1952).</small>

- Các đạo luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm: Luật an toàn sản

pham (Product Safety Act), Luật thức ăn (Food Act), Luật Dược (Drug Act). - Cac dao luat lién quan đến trách nhiệm môi trường: Luật Trách nhiệm

<small>với môi trường năm 1990 (The Environmental Liability Act), Luật Quan lý</small>

nước (Water Management Act) hay Luật Bảo vệ chống sự ô nhiễm liên bang (Federal Pollution Protection Act), Luật bảo tồn thiên nhiên của liên bang

<small>(Federal Nature Conservation Act)...</small>

3.3. Nguôn luật bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ở Nga

Nga cũng giống với Đức, các quy định về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng chủ yếu được tìm thấy trong BLDS. Cụ thể các quy định về bồi thường

<small>thiệt hại được quy định tại Chương 59 BLDS Liên bang Nga. Bên cạnh đó Nga</small>

cũng có một số văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến van đề bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như:

<small>- Luật bảo vệ người tiêu dùng (The Russian Federation ConsumerProtection Act)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<small>- Luật Bảo vệ môi trường 2002, Luật Giám định sinh thái 1995, Luật</small>

Vệ sinh dịch té 2001, Luật Bảo vệ hồ Baikal 1998, Luật Bảo vệ khơng khí 1999, Luật Đất đai 2001, Luật Rừng 2006, Luật Nguồn nước 2006, Luật Động

<small>vật hoang dã 1995, Luật sử dụng năng lượng hạt nhân 1995, Luật an tồn phóng</small>

xạ 1995, Luật tiêu hủy vũ khí hóa học 1997, Luật về Quy chuẩn kỹ thuật 2002,

Sở di có sự khác biệt này là do hệ thống pháp luật của Nga trước đây chịu ảnh hưởng của Dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa, còn hệ thống pháp luật của Đức là đại điện tiêu biểu cho Dòng họ Civil Law, cả hai Dịng họ pháp luật này đều có trình độ pháp điển hoá cao, coi trọng pháp luật thành văn và các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thường có đặc điểm là được xây dựng từ khái quát đến cụ thể; trong khi hệ thống pháp luật Anh lại là đại diện tiêu biểu cho Dịng họ Common Law, có xu hướng coi trọng án lệ và các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thường có đặc điểm là được xây dựng từ chi tiết, cụ thê đến khái quát. Vì vậy, các quy định pháp luật về BTTH ngồi hợp đồng cũng không phải là một ngoại lệ trong trường hợp này.

H- CƠ SỞ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BOI THUONG THIET HẠI NGỒI HỢP ĐỊNG

Hầu hết pháp luật các nước đều ghi nhận nguyên tắc nếu gây thiệt hại cho người khác thì người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại đó. Cùng với đó, để việc áp dụng nguyên tắc này một cách rõ ràng, pháp luật các nước cũng đưa ra các quy định về căn cứ hay cơ sở dé phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho một chủ thé. Cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có thể bao gồm các yếu

tố: Có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại; Có thiệt hại xảy ra; Có mối quan

hệ nhân quả giữa hành vi gây ra thiệt hại và thiệt hại xảy ra trên thực tế; Người thực hiện hành vi gây thiệt hại có lỗi. Tuy nhiên, xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống, quan điểm riêng của từng nước và đặc trưng của từng loại hành vi gây thiệt hại mà hệ thống pháp luật các quốc gia về vấn đề này vẫn có sự khác biệt nhau nhất định.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

1. Cơ sở phát sinh trách nhiệm bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

<small>theo pháp luật Anh</small>

Xuất phát từ học thuyết “Doctrine of Privity” — Học thuyết “Hợp đồng là việc riêng giữa các bên”, trong suốt khoảng thời gian lịch sử rất dài, giữa người bị thiệt hại với người bị buộc phải bồi thường phải có mối liên hệ nhất định nào đó, chăng hạn như quan hệ hợp đồng. Các thẩm phán đã dựa vào học thuyết này để chống lại bên nguyên đơn trong các vụ việc liên quan đến bồi thường thiệt

hại. Cuối thé kỷ 20, học thuyết này bị chỉ trích rất gay gắt là một thiếu sót lỗi, bị

coi là một lỗ hồng của luật pháp Anh, sau đó chế định bồi thường thiệt hại đã được ra đời ở Anh. Ngày nay, các luật gia Anh vẫn quan niệm răng cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ xuất phát bởi những hành vi sai trái nhất định. Và tùy thuộc vào từng loại hành vi mà các yếu tô khác như: lỗi, thiệt hại xảy ra trên thực tế, mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại sẽ là yếu tố bắt buộc hoặc không bắt buộc dé làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Do đó, có thé nói, hành vi vi phạm là cơ sở khởi đầu và cũng là quan trọng nhất dé xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

<small>* Hành vi vi phạm</small>

Trong hệ thống pháp luật Anh, hành vi vi phạm là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được thể hiện bởi bốn nhóm hành vi sau đây: hành vi đe dọa hoặc cản trở việc thực hiện quyền (trespass); hành vi gây rồi (nuissance); hành vi vi phạm đạo đức; hành vi bat cân (negligence).

+ Hanh vi xâm phạm quyên hoặc cản trở việc thực hiện quyên (trespass) Có 3 loại hành vi xâm phạm quyền là: xâm phạm người, xâm phạm tài sản và xâm phạm đất đai. Đây là những hành vi bất hợp pháp được quy định từ lâu đời trong lịch sử pháp luật Anh. Các hành vi này làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường dựa trên sự cản trở trực tiếp và có thé bị kiện mà không cần băng chứng về thiệt hại trên thực tế, người thực hiện hành vi phải bồi thường nếu khơng tự

<small>bào chữa được cho mình.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Đây có thé là hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc gây rối cá nhân. Hành vi gây tối trật tự cơng cộng (có thé bị truy cứu trách nhiệm hình sự) là hành vi ảnh hưởng đến an ninh, trật tự công của một bộ phận dân cư (ví dụ: hành vi chiếm dụng lịng đường); bất kỳ người nào đã phải chịu thiệt hại đều có thé yêu cầu bồi thường. Hanh vi gây rối cá nhân là hành vi gây rối đối với

<small>những người xung quanh, dù hành vi đó có được thực hiện thường xuyên haykhông.</small>

Động cơ, trong nhiều trường hợp sẽ quyết định xem liệu một hành vi có

<small>phải là hành vi gây thiệt hại trái pháp luật hay không. Trong vu Christie kiện</small>

Davey năm 1893, bị đơn đã đáp lại tiếng nhạc phát ra từ nhà hàng xóm, cũng chính là ngun đơn bằng cách gây ra vô số tiếng ồn với mục đích gây phiền

nhiễu cho nhà hàng xóm.

<small>+ Hành vi vi phạm đạo đức</small>

Nhóm này có thé bao gồm những hành vi như: vu khống (defamation), gièm pha (malicious falsehood), lạm dụng việc khiếu nại hình sự (malicious prosecution), de doa (intimidation), đồng mưu hay thỏa thuận vi phạm pháp luật (conspiracy), hành vi can thiệp vào quan hệ hợp đồng (interference with contractual relations), v.v...7 Trong đó, vu khống là hành vi thường gặp hơn cả. Đó là việc phổ biến thông tin gây phương hại đến danh dự, nhân phẩm của

người khác. Nếu việc vu khống được thực hiện bằng văn bản thì khơng cần thiết

phải chứng minh thiệt hại; nêu thực hiện bằng lời thì phải chứng minh thiệt hai. Nếu người thực hiện hành vi chứng minh được sự that thì khơng phải chịu trách nhiệm. Luật năm 1952 về hành vi vu khống có quy định cho phép người thực hiện hành vi vu không một cách ngay tình được miễn trách nhiệm bồi thường và

<small>chỉ cân cơng khai cải chính thơng tin mình đã đưa ra.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Pháp luật Anh cũng ghi nhận một số trường hợp tuy bị đơn không trực tiếp gây ra thiệt hại cho nguyên đơn, nhưng bị đơn cơ ý hành động như vậy, thì tịa án cũng có thé bắt anh ta chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đó là vụ

<small>Wilkinson kiện Downton năm 1897.</small> + Hành vi bất cẩn

<small>Khác với ba nhóm hành vi trên được quy định trong pháp luật Anh</small>

truyền thống, hành vi bất cần lại là loại hành vi duy nhất mới xuất hiện theo pháp luật hiện đại của Anh. Bat cần có thé hiểu là hành vi vi phạm nghĩa vụ cần trọng để khỏi gây thiệt hại cho người khác.

Nghĩa vụ cân trọng được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: nghĩa vụ của nhà sản xuất là phải đưa ra những sản phẩm lành mạnh, nghĩa vụ của người tư vấn là phải đưa ra những thơng tin tư van chính xác, nghĩa vụ của

<small>người lái xe là không làm bị thương những người cùng tham gia giao thông,</small>

nghĩa vụ của người sử dụng một ngôi nhà là không gây thiệt hại cho khách đến

<small>thăm, nghĩa vụ của người sử dụng lao động là phải đảm bảo an tồn cho người</small>

lao động... Hình thức thể hiện của nghĩa vụ can trọng phụ thuộc vào tính chất của mối quan hệ giữa các bên. Bên bị thiệt hại phải chứng minh được là giữa hai bên có một liên hệ về nghĩa vụ quan tâm. Hai người khơng có mối liên hệ nào với nhau cả thì không thé phát sinh nghĩa vụ. Mối liên hệ nghĩa vụ này phát sinh căn cứ vào các tình huống cụ thể. Bên cạnh đó, người bị thiệt hại phải

<small>chứng minh được là người vi phạm đã vi phạm nghĩa vu của mình và chính sự</small>

vi phạm này đã làm phát sinh thiệt hại. Trong chừng mực nhất định có thể căn cứ tương tự mỗi quan hệ nhân quả được sử dụng rộng rãi trong các nước thuộc dòng họ Civil Law khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng.

<small>* Có thiệt hại xảy ra</small>

Thiệt hại có thé được bồi thường theo quy định của pháp luật Anh khá rộng. Bao gồm:

- Thiệt hại về tính mạng

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

- Thiệt hại về than thé, sức khoẻ - Thiệt hại về tài san, thu nhập - Thiệt hại về tinh thần

* Mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và các thiệt hại xảy ra Trên thực tế, việc xác định mối quan hệ này không hề đơn giản. Thông thường, mối quan hệ nhân quả giữa các hành vi vi phạm truyền thống (hành vi xâm phạm quyền, hành vi gây rối, hành vi vi phạm đạo đức) và thiệt hại do các hành vi đó gây ra rất rõ. Nhưng việc xác định quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm nghĩa vụ can trọng và thiệt hại do nó gây ra khơng phải là dé. Về ngun tắc, tiêu chí đánh giá quan trọng nhất là khả năng có thể dự đốn trước các thiệt hại. Nhưng đơi khi, ý tưởng về rủi ro có thể gặp phải cũng được coi là căn cứ để công nhận là có mối quan hệ nhân quả, đặc biệt trong trường hợp hành vi gây thiệt hại là hành vi tác vi chứ không phải là một hành vi bất tác vi thông thường.

* Yếu tô lỗi

Liên quan đến yếu tố lỗi trong việc xác định chủ thé có trách nhiệm hay khơng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, pháp luật Anh đưa ra hai trường

Thứ nhất, trách nhiệm bôi thường thiệt hại phát sinh khi có lỗi (lỗi vơ y) của người gây thiệt hại chỉ đặt ra trong trường hợp có nghĩa vụ can trọng (duty of care). Theo đó, dé có cơ sở cho việc khởi kiện dựa trên hành vi bat can (vi phạm nghĩa vụ can trọng), người bị hại phải chứng minh được: nghĩa vụ của người có hành vi vi phạm; sự vi phạm nghĩa vụ đó; thiệt hại xảy ra trên thực té; mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra và lỗi của người

<small>có hành vi vi phạm.</small>

Thứ hai, các trường hợp trách nhiệm bôi thường thiệt hại phát sinh không dựa trên yếu to Idi. Trên thực tế có nhiều trường hợp hoặc là không thé

chứng minh lỗi của người gây thiệt hại đã thực hiện một hành vi vi phạm pháp

luật, hoặc người này vốn di khơng có lỗi - khơng hề có hành vi vi phạm gây ra thiệt hại, nhưng thiệt hại vẫn xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Và nếu cứ địi hỏi

yếu tơ lỗi làm căn cứ phát sinh trách nhiệm thì sẽ là rào cản cho việc bảo vệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

quyền lợi của những người bị thiệt hại. Trong trường hợp này, pháp luật nhiều quốc gia, trong đó có Anh đã có quy định về việc bôi thường thiệt hại không

dựa trên yếu tố lỗi. Cho tới nay, trách nhiệm bồi thường thiệt hại không dựa

trên yếu tô lỗi vẫn chỉ áp dụng các nguyên tắc án lệ đã được xây dựng từ vụ án

<small>Ryland kiện Fletcher năm 1868.</small>

Ngoài ra, hệ thống pháp luật Anh cũng quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng khơng được áp dụng trong ba trường hợp sau:

- Hành vi đã được thực hiện trong trường hợp cần thiết (đặc biệt là trong

Bộ luật Dân sự Đức không đưa ra một điều khoản chung nao quy định về trách nhiệm đối với những thiệt hại bi gây ra bởi các hành vi trái pháp luật. Thay vào đó thê phân các quy định về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng thành

ba loại: trách nhiệm do hành vi của cá nhân, trách nhiệm do có lỗi giả định và

trách nhiệm trong trường hợp rủi ro. Do vậy, đối với từng loại trách nhiệm dân sự ngồi hợp đồng sẽ có cơ sở phát sinh trách nhiệm khơng giống nhau.

* Trách nhiệm dân sự ngồi hợp đồng do hành vi cá nhân

Nguyên tắc chung, cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp này bao gồm hai yếu tố bắt buộc: hành vi vi phạm

và lỗi. Theo đó, có ba loại hành vi vi phạm sau:

Tứ nhất, hành vi xâm hại các quyên tuyệt đối

Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng trong trường hợp xâm hại các quyền tuyệt đối chỉ đặt ra nếu:

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<small>+ Có vi phạm, nghĩa là hành vi xâm hại đó trái pháp luật;</small>

+ Có lỗi, nghĩa là người thực hiện hành vi do lỗi của mình (do vơ ý hoặc

có ý gây hại);

<small>+ Có thiệt hại, nghĩa là hành vi đã gây thiệt hại cho tai sản được bảo hộ</small>

bởi pháp luật về quyền tuyệt đối. Như vậy, thiệt hại thuần túy về tài chính

<small>khơng được tính.</small>

Van đề này được thê hiện tại khoản 1 Điều 823 BLDS Đức. điều luật này đã hàm chỉ tới những hành vi xâm hại các quyên tuyệt đối như:

<small>- Hành vi xâm hại tính mạng;</small>

- Hành vi xâm hại thân thẻ;

<small>- Hành vi xâm hai sức khỏe;</small>

- Hanh vi xâm hại quyền tự do về thân thé; - Hành vi xâm hại quyền sở hữu;

- Hành vi xâm hại các quyền tuyệt đối khác. Khái niệm về “quyền khác” không bao gồm của cải, tức là những thiệt hại về kinh tế nói chung, như: những

quyên và lợi ích nhất định tương tự như quyền sở hữuŠ; Quyền sở hữu trí tuệ...

<small>Ngồi ra, các án lệ ở Đức còn quy định thêm các trường hợp sau:</small>

- Hành vi xâm hại các quyền trong gia đình

- Hành vi xâm hại các quyền nhân thân (thông tin cá nhân, danh dự,

- Các quyên liên quan việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp - Hành vi xâm hại quyền tự do kinh doanh và không bị người khác gây rôi (tây chay, bôi xấu hình ảnh của doanh nghiệp, v.v...)

- Hành vi vi phạm nghĩa vụ đảm bảo an tồn các địa điểm đón tiếp công chúng và các sản pham bán trên thị trường.

<small>Thứ hai, hành vi vi phạm quy định của luật bảo hộ</small>

Trách nhiệm đối với loại hành vi vi phạm này được quy định tại khoản 2 Điều 823 BLDS Đức. Theo đó, căn cứ dé phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương tự trách nhiệm từ hành vi xâm phạm quyên tuyệt đối quy định tai

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

khoản 1 Điều này. Bên cạnh đó, quy định này còn nhấn mạnh nếu theo nội dung của đạo luật bảo hộ, một vi phạm đạo luật cũng có thé xảy ra ma khơng do lỗi thì nghĩa vụ bồi thường thiệt hại chỉ xảy ra trong trường hợp có lỗi.

<small>Thư ba, hành vi xâm hại đạo đức</small>

Hành vi xâm hại đạo đức là hành vi xâm hại các nguyên tắc đạo đức xã hội hoặc đạo đức kinh doanh, như: lừa dối, cung cấp thông tin giả mạo, lạm dụng quyên va gây rối, lạm dụng vị trí thống lĩnh, v.v... Hành vi xâm hại khơng bắt buộc phải gây thiệt hại cho một tài sản cụ thể được pháp luật bảo hộ như các trường hợp ở phần trên (điều này cho phép yêu cầu bồi thường các thiệt hại thuần túy về tài chính), trách nhiệm bồi thường có thê được đặt ra khi:

+ Có lỗi (thậm chí phải là lỗi cố ý);

+ Có thiệt hại (có thé chỉ là thiệt hại về tài chính)

+ Điều kiện về hành vi trái pháp luật coi như đã được thỏa mãn, vì hành

<small>vi xâm hại dao đức là một hành vi trái pháp luật.</small>

* Trách nhiệm dân sự ngồi hop dong trong trường hop có lỗi giả

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp này có thê xuất phát từ những tình huống sau:

Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của người thừa hành gây ra. Trách nhiệm này được quy định tại khoản 1 Điều 831 Bộ luật Dân sự

Đức. Theo đó, một người phải chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại do

người thừa hành của mình gây ra nếu:

<small>- Người thừa hành đã gây ra thiệt hại cho bên thứ ba do hành vi trái pháp</small>

luật của mình (kế cả trường hợp khơng có lỗi);

<small>- Người ủy thác thực hiện công việc không chứng minh được là mình đãlựa chọn, giám sát hoặc trang bị cho người thừa hành một cách có trách nhiệm</small>

(hoặc theo án lệ, nếu người ủy thác đã không tổ chức công việc một cách hop ly).

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Thứ hai, trách nhiệm bơi thường thiệt hại do người mình giảm sát gây ra. Bộ luật Dân sự quy định về trách nhiệm của người có nghĩa vụ giám sát tại khoản 1 Điều 832. Trách nhiệm bồi thường có thể đặt ra đối với bất kỳ người

<small>nào có nghĩa vụ giám sát một người khác như: cha, mẹ, người giám hộ, giáo</small>

viên, bác sĩ... Những người này phải chịu trách nhiệm bồi thường khi:

<small>- Người chịu sự giám sát đã gây ra thiệt hại cho người thứ ba do hành vi</small>

trái pháp luật của mình (kê cả trường hợp khơng có lỗi);

- Người giám sát khơng chứng minh được là mình đã thực hiện đầy đủ

<small>nghĩa vụ giám sắt.</small>

Thứ ba, trách nhiệm bơi thường thiệt hại do cơng trình xây dựng bị để. Nội dung này được quy định tài Điều 836 BLDS Đức. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi: người chiếm hữu có lỗi đã không tuân thủ sự cân trọng cần thiết nhằm mục đích phịng tránh nguy cơ; có thiệt hại về thân thẻ, sức khoẻ hay tài sản phát sinh do công trình bị dé vỡ.

* Trách nhiệm bơi thường thiệt hại ngoài hop dong trong trường hợp

<small>rủi ro</small>

Trong Bộ luật Dân sự Đức vẫn thừa nhận một trường hợp duy nhất một trường hợp trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do rủi ro: trách nhiệm bồi thường thiệt hại do động vật hoang dã nuôi làm cảnh gây ra (Điều

833 Bộ luật Dân sự). Trách nhiệm dựa trên sự rủi ro được xuất phát từ triết lý:

người dang sử dụng những vật nguy hiểm tiềm tàng — mặc dù những vật này vẫn được coi là có ích cho xã hội, phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do tác động của vật đó, bất kế họ có lỗi hay khơng.

<small>* Các trường hợp trách nhiệm nghiêm ngặt (strict liability)</small>

Nhìn chung, pháp luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng của Cộng hịa Liên bang Đức cho đến nay chủ yêu dựa trên yếu tố lỗi, bởi tại Điều 823 BLDS Đức đã nêu rõ: “Khơng thể có trách nhiệm mà khơng có lỗi”. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thời đại, pháp luật Đức cũng đã dè dặt thừa nhận trách nhiệm nghiêm ngặt (strict liability). Các quy định về trách nhiệm nghiêm ngặt được thê hiện ở một số đạo luật như:

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>- Luật ngày 07 tháng 6 năm 1871, được ban hành trước khi có Bộ luật</small>

Dân sự quy định trách nhiệm bồi thường không dựa trên yếu tố lỗi của các doanh nghiệp trong ba trường hợp: tai nạn đường sắt, tai nạn do hệ thống đường ống dẫn gây ra, tai nạn lao động. Các quy định này hiện nay vẫn có hiệu lực.

<small>- Luật giao thông đường bộ ngày 19 tháng 12 năm 1952 quy định trách</small>

nhiệm bồi thường không dựa trên yếu tổ lỗi của người sử dụng xe gan máy. - Luật về bồi thường thiệt hại do sản phẩm kém chất lượng gây ra, ban hành ngày 15 tháng 12 năm 1989 để chuyền hóa một chi thị của Liên minh châu Âu. Luật này quy định người sản xuất hoặc nhập khâu sản phẩm kém chất lượng có trách nhiệm bồi thường mà không dựa trên yếu tô lỗi. Tuy nhiên, mức bồi thường tối đa không vượt quá 160 triệu Mác, trừ trường hợp áp dụng các quy định chung của Bộ luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

- Luật về bồi thường các thiệt hại gây ra cho môi trường, ban hành ngày 10 tháng 12 năm 1990. Luật này quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại không căn cứ vào yêu tô lỗi của chủ cơng trình đã gây ra ơ nhiễm cho người

Mặc dù không cần yếu tố lỗi nhưng dé quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì các luật này địi hỏi nạn nhân phải có trách nhiệm chứng minh mối quan hệ nhân quả. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực như môi trường, biến đổi gen, các luật này cho phép nạn nhân được hưởng suy đoán đơn giản về quan hệ nhân quả (Ví dụ: Điều 6 Luật về trách nhiệm môi trường, Điều 34 Luật về biến đồi

Nhu vậy, có thé thay hệ thống pháp luật Đức quy định co sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm các yếu tố: hành vi vi

phạm pháp luật, lỗi và thiệt hại xảy ra trên thực tế. Đáng chú ý là các thiệt hại

về tinh thần không được bồi thường, trừ trường hợp thiệt hại đó do một số trường hợp phạm tội gây ra. Pháp luật Đức cũng quy định nhiều trường hợp bồi

<small>thường thiệt hai do hành vi của người khác gây ra, tuy nhiên cũng có đưa rađiêu kiện đê người đó được miễn trách nhiệm này.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

3. Cơ sở phát sinh trách nhiệm bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

<small>theo pháp luật Nga</small>

<small>* Hành vi gay thiệt hại</small>

Pháp luật Liên bang Nga có quy định mang tính ngun tắc chung răng người có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật thì phải bồi thường. Tuy nhiên,

<small>Pháp luật Liên bang Nga cũng có dự liệu trường hợp thiệt hại gây ra bởi các</small>

hành vi hợp pháp cũng có thê được bồi thường trong những trường hợp pháp

<small>luật quy định.</small>

<small>Ngoài các hành vi đã gây thiệt hại thì Pháp luật Liên bang Nga cịn quy</small>

định rang nguy cơ gây thiệt hại trong tương lai có thé là căn cứ khởi kiện yêu cầu ngăn cắm hoạt động gây thiệt hại (Điều 1065 BLDS Liên bang Nga).

Điều 1066 BLDS Liên bang Nga quy định không phải bồi thường thiệt hại gây ra trong trạng thái phòng vệ chính đáng, nếu như khơng vượt q giới

<small>hạn của phịng vệ chính đáng.</small>

Điều 1067 BLDS Liên bang Nga quy định rằng người gây thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại gây ra trong tình thé cấp thiết, tức nhằm tránh nguy hiểm đe dọa chính người gây thiệt hại hoặc những người khác nếu như nguy hiểm trong hoàn cảnh đó khơng thể tránh được bằng các biện pháp khác.

* Về yếu tô lỗi

Pháp luật Liên bang Nga cũng coi lỗi là một trong các căn cứ phát sinh

trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Người nào do lỗi của mình mà gây thiệt hại về sức khỏe và tài sản cho người khác, hoặc gây thiệt hại về tài sản cho một pháp nhân thì phải bồi thường tồn bộ thiệt hại đó. Có một số điểm đáng lưu ý về yếu tố này như sau:

- Người gây thiệt hại được giải phóng khỏi trách nhiệm bồi thường khi

chứng minh được thiệt hại xảy ra không do lỗi của mình.

- Pháp luật Liên bang Nga cũng có quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp khơng có lỗi của người gây thiệt hại (khoản 2 Điều

<small>1064 BLDS Liên bang Nga).</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

+ Trước đây, trách nhiệm bồi thường thiệt hại không căn cứ vào yếu tố lỗi được áp dụng đối với mọi chủ thé pháp luật. Loại trách nhiệm này được áp dụng không hạn chế đối với doanh nghiệp. Đặc biệt, doanh nghiệp phải bồi

<small>thường mọi thiệt hại do người lao động trong doanh nghiệp gây ra cho bên thứba.</small>

+ Đối với cá nhân, trách nhiệm bôi thường thiệt hại khơng căn cứ vào yếu t6 lỗi có phần giảm nhẹ: cá nhân chỉ phải bồi thường một phần thiệt hại gây ra nêu không phạm lỗi nghiêm trọng và nếu khơng có điều kiện để bồi thường tồn bộ thiệt hại. Tuy nhiên, nếu phạm lỗi nghiêm trọng thì cá nhân có thê bị

truy cứu trách nhiệm hình sự và bị kiện đòi bồi thường ra tòa.

+ Trong một số trường hop, có thé quy kết trách nhiệm mà không cần dựa trên yếu tố lỗi nếu hành vi gây thiệt hại có tính nguy hiểm cao độ, được quy định tại Điều 1079 BLDS. Nguồn nguy hiểm cao độ chủ yêu bao gồm phương tiện giao thông (kế cả xe 6 tơ), máy móc, điện cao áp, năng lượng nguyên tử, chất nỗ, chất độc, nhà ở cao tầng. Người gây thiệt hại có thé được giảm trách nhiệm bồi thường nếu bên bị thiệt hại đã sơ suất nghiêm trọng để thiệt hại xảy ra hoặc nếu bản thân khơng có đủ khả năng tài chính (trừ trường hợp có lỗi cố ý).

- Điều 1083 BLDS Liên bang Nga quy định, rằng thiệt hại phát sinh do lỗi có ý của người bị thiệt hại khơng phải bồi thường.

- Nếu như thiệt hại phát sinh hay tăng thêm do lỗi vơ ý nặng của chính người bị thiệt hại, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ giảm tương ứng theo

mức độ lỗi của người bị thiệt hại và người gây thiệt hại.

- Nếu thiệt hại phát sinh do người bị thiệt hại có lỗi vơ ý nặng và người

gây thiệt hại khơng có lỗi thì trong các trường hợp luật quy định phát sinh trách

nhiệm bồi thường cả khi khơng có lỗi, thì mức bồi thường sẽ được giảm hoặc không phải bồi thường, nếu pháp luật khơng có quy định khác.

* Về thiệt hại xảy ra

Theo quy định của pháp luật Nga, thiệt hại phải bồi thường có thê là thiệt

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

- Thiệt hại vật chất có thé bao gồm: các chi phí y tế dé cứu chữa trong trường hợp xâm hại đến thân thể, sức khoẻ, tính mạng; chi phí chăm sóc, ni dưỡng: thu nhập bi mat (bao gồm cả thu nhập đã mat và chắc chắn sẽ mat) do thương tật gây nên; các thiệt hại đối với tài sản...

- Thiệt hại về tinh thần được xác định trên cơ sở quy định của Điều 151 BLDS. Theo đó, người gây thiệt hại phải đền bù tơn thất tinh thần cho người khác khi các quyền nhân thân và các lợi ích tinh than của họ bị xâm hại Điều 1099 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga cịn quy định rang t6n that tinh thần cịn có thê được gây ra bởi hành vi (hay bat vi) đối với các quyên tài sản của công dân và có thé được đền bù trong các trường hợp pháp luật quy định.

Bên cạnh đó, Điều 1100 BLDS Liên bang Nga còn quy định việc đền bù ton thất tinh thần không phụ thuộc vào lỗi của người gây thiệt hại trong các

<small>trường hợp sau đây:</small>

- Thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe của cơng dân do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra;

- Thiệt hại gây ra đối với công dân bởi hành vi xét xử trái pháp luật, truy tố trách nhiệm hình sự trái pháp luật, tạm giam, tạm giữ trái pháp luật, áp dụng cam rời khỏi noi cư trú, áp dụng các biện pháp hành chính trái pháp luật dưới dạng bắt giữ hay cải tạo lao động.

<small>- Thiệt hai gây ra bởi hành vi phát tán thông tin xâm hại danh dự, nhân</small>

phẩm, uy tín.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

HI- CHỦ THE CHIU TRÁCH NHIỆM BOI THUONG THIET HAI NGOAI HOP DONG

1. Năng lực chịu trách nhiệm bơi thường thiệt hại ngồi hop đồng 1.1. Năng lực chịu trách nhiệm BTTH ngồi hợp đơng theo quy định

<small>pháp luật của Anh</small>

Theo pháp luật của Anh, có một số chủ thé mà năng lực BTTH ngồi hợp đồng bị giới hạn bởi pháp luật bao gồm: người chưa thành niên (“infant”, “minor”) và người bị khuyết tật về trí tuệ.

<small>* Người chưa thành niên</small>

<small>Trước đây, theo quy định của Luật trợ giúp người chưa thành niên năm</small>

1874 (Infants Relief Act 1874) và một số án lệ ở Anh, người chưa thành niên được xác định là người dưới 21 tuôi. trường hợp người chưa thành niên (người dưới 21 tuổi) gây thiệt hại ngoài hợp đồng thì cha mẹ hoặc người giám hộ

<small>(“conservator”) của người chưa thành niên chịu trách nhiệm BTTH ngoài hop</small>

Từ năm 1969 đến nay, sau khi Luật gia đình được sửa đơi, Luật này đã hạ độ tuổi người chưa thành niên xuống dưới 18, đồng thời thay thuật ngữ “infant” bằng thuật ngữ “minor”. Theo đó người từ đủ 18 tuổi về ngun tắc có đủ năng lực BTTH ngồi hợp đồng. Những người dưới 18 tuổi gây thiệt hại thi

<small>cha mẹ hoặc người giảm hộ của người đó chịu trách nhiệm B TH.</small>

* Người bị khuyết tat về trí tuệ

Khuyét tật về trí tuệ ảnh hưởng phan nào tới quá trình tư duy của con người. Pháp luật phải cân băng giữa lợi ích trong việc bảo vệ người khuyết tật về trí tuệ với quyền và lợi ích của các chủ thê khác trong xã hội, đặc biệt là trong quan hệ BTTH ngoài hợp đồng (“tort').

Nhiều trường hợp, việc phân biệt giữa các điều kiện về trí tuệ và tỉnh thần có ảnh hưởng như thé nao tới khả năng nhận thức của con người, khả năng hiểu bản chất và hệ quả của sự việc do bản thân người đó gây ra, và các điều kiện tinh thần ảnh hưởng tới động cơ và khả năng của con người dé hành động

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

người khuyết tật về trí tuệ gây thiệt hại ngồi hợp đồng thì người giám hộ (“conservator”) của người đó chịu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.

1.2. Năng lực chịu trách nhiệm BTTH ngồi hợp đơng theo quy định

<small>pháp luật của Đức</small>

BLDS Đức có những quy định riêng về năng lực chịu trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng của hai nhóm chủ thể khơng có hoặc có năng lực chịu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nhưng ở mức độ hạn chế, đó là: người chưa thành niên và người bị khuyết tật về tinh thần.

<small>* Người chưa thành niên</small>

<small>BLDS Duc quy định các mức độ năng lực chịu trách nhiệm BTTH ngồi</small>

hợp đồng khác nhau cho những nhóm tuổi khác nhau.

Một là, người dưới 07 tuổi được coi là khơng có năng lực chịu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Quyền đại diện pháp lý được trao cho những

<small>người có trách nhiệm hợp pháp chăm sóc và giáo dục đứa trẻ, thông thường là</small>

cha mẹ của đứa trẻ (Điều 1629, 1626 BGB). Nếu cha mẹ không chịu trách nhiệm về mặt pháp lý với đứa trẻ thì “tịa án giám hộ”, một bộ phận đặc biệt cua tòa án sơ thâm cấp thấp nhất trong hệ thống toà án thâm quyền chung ở Đức, sẽ

<small>chỉ định người giám hộ cho đứa trẻ, và sẽ hành động với tư cách đại diện pháp</small>

lý (Điều 1773-95 BGB). BLDS Đức đặc biệt quan tâm tới việc định rõ nghĩa vụ

<small>của người giám hộ vì lợi ích của đứa trẻ. Một vài giới hạn cũng được áp dụng</small>

với cha mẹ của đứa trẻ (Điều 1643 BGB).

Hai là, người từ đủ 07 tuổi đến dưới 18 tuổi không phải chịu trách nhiệm BTTH trong một SỐ trường hợp đặc biệt. Điều này được quy định cụ thể tại khoản 2, 3 Điều 828 BLDS Duc. Theo đó, “Người chưa đủ mười tam tuổi khơng chịu trách nhiệm đối với thiệt hại gáy ra cho người khác nếu khi thực hiện hành vi gây thiệt hại, người đó khơng có sự thấu hiểu sự vật cân thiết để nhận biết trách nhiệm của mình (khoản 3 Điều 828 BLDS) và “Những người từ du bay tuổi trở lên nhưng chưa đủ mười tuổi không chịu trách nhiệm đổi với thiệt hại gây ra cho người khác trong tai nạn liên quan đến xe cơ giới, đường sắt hoặc đường cáp treo. Nhưng nếu trong trường hợp người gây thiệt hại với

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

lỗi cô ý gây thương tích, họ vẫn phải chịu trách nhiệm BTTH cho người bị hai” (Khoản 2, Điều 828, BLDS Đức).

* Người bị khuyết tật về nhận thức

Trách nhiệm BTTH của những đối tượng này được quy định cụ thể tại Điều 827 BLDS Đức. Theo đó, người trong tình trạng vơ thức hoặc trong tình trạng rối loạn tâm thần bệnh lý làm khơng thẻ hình thành ý chí tự do không phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại gây ra cho người khác, kể cả do dùng đồ uống có cồn hoặc các loại tương tự mà tạm thời rơi vào tình trạng dạng như vậy, trừ

trường hợp người này có lỗi trong việc dé mình rơi vào tình trạng như vậy'°.

BLDS Đức phân biệt giữa những người ốm yếu về tinh thần trong một khoảng thời gian nhất định (thiếu óc phán xét nhất thời) với những người thiếu năng lực vì rỗi loạn tâm thần hoặc khơng nhận thức được hành vi của mình (sự yếu kém lâu dài về khả năng nhận thức và thực hiện hành vi). Khơng có năng lực khơng nhất thiết phải hiểu là hồn tồn khơng có năng lực mà có thể là “mất năng lực một phần” (partial incapacity). Tuy nhiên, trên thực tế, đại đa số các tòa án ở Đức không thừa nhận sự mất năng lực tương đối, vì nó sẽ phá hủy “tính chắc chắn” của pháp luật.

1.3. Năng lực chịu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đông theo quy định

<small>pháp luật của Nga</small>

Pháp luật dân sự Liên bang Nga phân chia nhóm chủ thể khơng có đủ năng lực BTTH ngồi hợp đồng thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau. Với mỗi nhóm chủ thê đó, trách nhiệm BTTH của họ và của cha mẹ, người giám hộ hay chủ thé phải chịu trách nhiệm về hành vi của họ đối với thiệt hại do họ gây ra có

<small>sự khác biệt.</small>

<small>* Người chưa thành niên</small>

Người chưa thành niên ở Nga là người chưa đủ 18 tuổi. Pháp luật Nga chia người chưa thành niên thành các nhóm tuổi khác nhau dé xét trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng. Cụ thể:

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Thứ nhất, trách nhiệm bôi thường thiệt hại do người chưa thành niên dưới 14 tuổi gây ra: Điều 1073 BLDS Liên bang Nga quy định trách nhiệm bồi

thường thiệt hại do trẻ em chưa đủ 14 tuôi gây ra thuộc về cha mẹ hoặc người

giám hộ hoặc tô chức nuôi dưỡng trẻ m6 côi hoặc trường học, bệnh viện hay các tổ chức khác có chức năng quản lý người chưa thành niên tại thời điểm người này gây thiệt hại, nếu những chủ thể này không chứng minh được rằng

thiệt hại xảy ra không do lỗi của họ.

Nếu cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, người giám hộ hoặc các tổ chức nuôi dưỡng trẻ m6 côi không nơi nương tựa, đã chết hay khơng có đủ tài sản dé bồi thường gây ra đối với tính mạng hay sức khỏe của người bị thiệt hại, trong khi đó chính cơng dân chưa thành niên gây thiệt hại khi đã đạt độ tuổi thành niên có tài sản dé bồi thường, thì Tòa án, khi cân nhắc trạng thái tài sản của người gây thiệt hại và người bị thiệt hại cùng các tình tiết khác, có quyền ra quyết định lay một phan hay toàn bộ tài sản của người gây thiệt hại dé bồi thường.

Thit hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp dong do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây ra được quy định tại Điều 1074 BLDS Liên bang Nga. Theo đó, người chưa thành niên từ đủ 14 tuôi đến chưa đủ 18 tuổi chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do minh gây ra. Trong trường hợp, khi người chưa thành niên từ đủ 14 tuôi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại mà khơng có thu nhập hay khơng có đủ tài sản để bồi thường, thì cha me đẻ (cha mẹ ni) hoặc người giám hộ hoặc tổ chức nuôi dưỡng hoặc trường học, bệnh viện hay các tơ chức khác có chức năng quản lý người chưa thành niên tại thời điểm người này gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ hoặc phần cịn thiếu, nếu như khơng chứng minh được thiệt hại xảy ra khơng do lỗi của

<small>mình.</small>

</div>

×