Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 217 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>LÊ VĂN KHƯƠNG </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN </b>

<b>LÊ VĂN KHƯƠNG </b>

<b>PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN </b>

<b>KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi đã đọc và hiểu các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng cả danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm sự trung thực trong học thuật.

<i>Hà Nội, ngày tháng năm 2024 </i>

<b>Tác giả luận án </b>

<b>Lê Văn Khương </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Tác giả luận án xin chân thành cảm ơn tập thể Lãnh đạo, các thầy, cô giáo, cán bộ của Khoa Kinh tế Phát triển, Viện Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường.

Tác giả bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới GS.TS. Ngơ Thắng Lợi, PGS.TS. Hồ Sỹ Hùng đã tận tình giúp đỡ về ý tưởng khoa học, góp ý quý báu trong suốt q trình nghiên cứu để tác giả có thể hồn thành, bảo vệ thành cơng Luận án Tiến sĩ kinh tế này.

Tác giả trân trọng cảm ơn các lãnh đạo, cán bộ của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, Tổng cục thống kê và các chuyên gia, nhà kinh tế… đã tham gia ý kiến góp ý, cung cấp số liệu phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của Luận án.

Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện để tác giả hoàn

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu ... 3</b>

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu... 3</b>

<b>4. Phương pháp nghiên cứu ... 4</b>

<b>5. Những đóng góp mới của Luận án ... 8</b>

<b>6. Kết cấu của Luận án ... 9</b>

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƯ NHÂN ... 10</b>

<b>1.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước ... 10</b>

<b>1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ... 14</b>

<b>1.3. Đánh giá tổng quan nghiên cứu ... 20</b>

1.3.1. Những kết quả nghiên cứu đạt được Luận án có thể kế thừa ... 20

1.3.2. Những vấn đề nghiên cứu đặt ra... 20

<b>TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ... 22</b>

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƯ NHÂN ... 23</b>

<b>2.1. Bản chất và đặc điểm của tập đoàn kinh tế tư nhân ... 23</b>

2.1.1. Cơ sở lý luận về tập đoàn kinh tế tư nhân... 23

2.1.2. Khái niệm, đặc điểm của tập đoàn kinh tế tư nhân ... 32

2.1.3. Phương thức hình thành và phát triển ... 37

2.1.4. Mơ hình tổ chức tập đồn kinh tế tư nhân ... 38

2.1.5. Quan hệ liên kết trong tập đoàn kinh tế tư nhân ... 43

2.1.6. Vai trị của tập đồn kinh tế tư nhân trong nền kinh tế ... 45

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>2.2. Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ... 49</b>

2.2.1. Khái niệm và nội hàm phát triển tập đồn kinh tế tư nhân ... 49

2.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ... 57

<b>2.3. Các nhân tố tác động đến phát triển tập đồn kinh tế tư nhân ... 60</b>

2.3.1. Nhóm các nhân tố tác động bên ngoài tập đoàn kinh tế tư nhân ... 61

2.3.2. Nhóm các nhân tố tác động bên trong tập đoàn kinh tế tư nhân ... 67

<b>2.4. Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam ... 70</b>

2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở một số quốc gia .... 70

2.4.2. Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng ở Việt Nam ... 81

<b>TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ... 85</b>

<b>CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM ... 86</b>

<b>3.1. Tổng quan về tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam ... 86</b>

3.1.1. Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam ... 86

3.1.2. Đặc điểm, đặc trưng của tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam ... 90

3.1.3. Phương thức hình thành và phát triển ... 95

3.1.4. Mơ hình tổ chức tập đồn kinh tế tư nhân ở Việt Nam ... 98

<b>3.2. Phân tích thực trạng phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam ... 102</b>

3.2.1. Gia tăng về số lượng tập đoàn kinh tế tư nhân trong nền kinh tế ... 102

3.2.2. Gia tăng quy mơ của các tập đồn kinh tế tư nhân ... 103

3.2.3. Sự thay đổi về chất của tập đoàn kinh tế tư nhân ... 106

<b>3.3. Đánh giá nhân tố tác động đến phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam ... 108</b>

3.3.1. Nhóm các nhân tố tác động bên ngoài tập đoàn kinh tế tư nhân ... 108

3.3.2. Nhóm các nhân tố tác động bên trong tập đoàn kinh tế tư nhân ... 117

<b>3.4. Đánh giá về phát triển TĐKT TN ở Việt Nam ... 119</b>

3.4.1. Kết quả đạt được... 119

3.4.2. Hạn chế, tồn tại ... 121

3.4.3. Nguyên nhân ... 126

<b>TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ... 130</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN </b>

<b>TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 ... 132</b>

<b>4.1. Bối cảnh và cơ hội, thách thức phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam ... 132</b>

4.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ... 132

4.1.2. Cơ hội phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam ... 135

4.1.3. Thách thức phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam ... 138

<b>4.2. Quan điểm, định hướng phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam đến năm 2030 ... 140</b>

4.2.1. Quan điểm phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam ... 140

4.2.2. Định hướng phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân đến năm 2030 ... 147

<b>4.3. Một số giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam ... 149</b>

4.3.1. Đổi mới nhận thức về phát triển tập đồn kinh tế tư nhân, đẩy mạnh hình thành và phát triển mơ hình tập đồn kinh tế tư nhân ở Việt Nam ... 149

4.3.2. Hoàn thiện, nghiên cứu ban hành tiêu chí xác định tập đồn kinh tế tư nhân ở Việt Nam ... 151

4.3.3. Xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển tập đồn kinh tế tư nhân ở Việt Nam . 152 4.3.4. Nâng cao năng lực quản trị và xây dựng các chuẩn mực quản trị cho các tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam ... 165

4.3.5. Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, đổi mới và sắp xếp lại khu vực DNNN, tạo dư địa cho các tập đoàn kinh tế tư nhân phát triển ... 168

4.3.6. Thành lập tổ chức đại diện cho các tập đoàn kinh tế tư nhân, doanh nghiệp quy mô lớn ở Việt Nam ... 170

4.3.7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các tập đoàn kinh tế tư nhân, doanh nghiệp quy mô lớn ... 171

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT </b>

AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN AFT Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

CPTPP Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ Xun Thái Bình Dương CT TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn

CTCP Công ty cổ phần

DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNTV Doanh nghiệp thành viên IMF Quỹ Tiền tệ Thế giới KTTN Kinh tế tư nhân

M&A Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức PPP Hình thức hợp tác cơng-tư R&D Nghiên cứu và phát triển

ROA Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on Assets) SCM Quản lý chuỗi cung ứng

TCT NN TCT nhà nước TĐKT Tập đoàn kinh tế

TĐKT NN Tập đoàn kinh tế nhà nước TĐKT TN Tập đoàn kinh tế tư nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp

VNR500 Xếp hạng 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất đang hoạt động ở Việt Nam

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU </b>

Bảng 2.1: Tổng hợp khái niệm TĐKT TN ở một số quốc gia ... 32 Bảng 2.2: Top 10 tập đồn có doanh thu lớn nhất của Fortune 500 (năm 2020) ... 46 Bảng 3.1. So sánh đặc điểm giữa TĐKT NN và TĐKT TN ở Việt Nam ... 93 Bảng 3.2. Quy mô và kết quả hoạt động kinh doanh một số TĐKT TN tiêu biểu ở Việt

Nam năm 2020 ... 120

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ </b>

Hình 1: Khung phân tích của luận án ... 8

Hình 1.1. Khung thể chế tác động đến TĐKT TN ... 14

Hình 2.1. Lựa chọn quyết định liên kết liên kết/sát nhập theo chiều dọc của doanh nghiệp . 24 Hình 2.2. Mơ hình chuỗi cung ứng ... 30

Hình 2.3. Mơ hình TĐKT TN theo cấu trúc nhất ngun ... 38

Hình 2.4. Mơ hình TĐKT TN theo cấu trúc Holding ... 39

Hình 2.5. Mơ hình TĐKT TN theo cấu trúc hỗn hợp ... 40

Hình 2.6. Mơ hình TĐKT TN theo cấu trúc sở hữu hỗn hợp ... 42

Hình 2.7. Mơ hình TĐKT TN theo cấu trúc “tập đồn trong tập đồn” ... 43

Hình 2.8. Nội hàm phát triển TĐKT TN ... 52

Hình 2.9. Mơi trường bên trong và bên ngồi TĐKT TN ... 61

Hình 2.10. Mơ hình và phương thức hình thành TĐKT ở Trung Quốc ... 71

Hình 3.1. Số lượng TĐKT TN, doanh nghiệp quy mơ lớn giai đoạn 2010-2020 ... 103

Hình 3.2. So sánh biến động về ngành, lĩnh vực kinh doanh của TĐKT TN năm 2010, 2015 và 2020 ... 107

Hình 3.3. Đánh giá về sự cần thiết có khung pháp lý về TĐKT TN ... 111

Hình 3.4. Đánh giá về chính hỗ trợ phát triển TĐKT TN ở Việt Nam ... 113

Hình 3.5. Đánh giá mức độ cạnh tranh trong ngành, lĩnh vực kinh doanh ... 115

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

TĐKT TN đã có q trình hình thành và phát triển lâu đời và trở thành một trong những tác nhân quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia trên thế giới. Với nhiều lợi thế về mơ hình hoạt động, các TĐKT TN đã có nhiều đóng góp to lớn và lý giải cho nguồn gốc của sự “phát triển thần kỳ” ở nhiều quốc gia. Sự phát triển lớn mạnh của TĐKT TN được xem là niềm tự hào, là thương hiệu, là tài sản của các quốc gia, biểu hiện sự phát triển kinh tế của quốc gia đó. Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia đều theo đuổi mục tiêu phát triển các TĐKT TN, doanh nghiệp có quy mơ lớn, có tiềm lực mạnh để đầu tư vào đột phá công nghệ, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Ở Việt Nam, TĐKT được manh nha hình thành từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước thông qua việc Nhà nước thí điểm thành lập mơ hình tập đoàn kinh doanh ở khu vực kinh tế nhà nước, biểu hiện là thành lập một số TĐKT TN, TCT NN, DNNN ở một số ngành, lĩnh vực quan trọng, then chốt của nền kinh tế như dầu khí, điện lực, xăng dầu, hóa chất, than-khống sản, viễn thông, hàng không, hàng hải, đường sắt… Đồng thời, ở khu vực KTTN cũng bắt đầu nhen nhóm hình thành một số nhóm cơng ty hoạt động theo mơ hình TĐKT như Tổ hợp Minh Phụng, EPCO, Huy Hoàng… Ngay sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời (trên cơ sở hợp nhất Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990) đã tạo ra khung khổ pháp lý chung cho các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường, tạo sân chơi bình đẳng giữa các loại hình DN với nhiều quy định thơng thống và thuận lợi hơn, Việt Nam ngày càng có nhiều TĐKT TN hình thành và phát triển, có nhiều đóng góp lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế của đất nước. Khu vực KTTN đã liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá qua các năm, chiếm tỷ trọng từ 39 - 40% GDP; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, tỷ lệ đóng góp thuế TNDN chiếm khoảng 34,1%; góp phần quan trọng trong việc huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và tạo ra môi trường kinh doanh năng động hơn. Thực tế đã cho thấy, nhiều TĐKT TN ở Việt Nam đang có bước phát triển mạnh, trở thành mũi nhọn trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như công nghiệp ôtô (Vingroup, Thaco, Thành Công…), chế biến thực phẩm (Masan, Hồng Anh Gia Lai, Intimex…), cơng nghệ viễn thông (FPT, CMC, SaigonTel…), hàng không (Vietjet Air, Jetstar Airways Bamboo Airways, Pacific Airlines), thiết bị điện, điện tử (GELEX…),

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

sắt thép (Hòa Phát, Hoa Sen, Nguyễn Minh…), công nghiệp chế biến chế tạo… Các tập đồn này khơng chỉ dẫn đầu ở các lĩnh vực hoạt động trong nước mà đã và đang xây dựng, phát triển thành công những sản phẩm, thương hiệu mang tầm khu vực và quốc tế, góp phần nâng hạng vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thời gian qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương chính sách về phát triển KTTN, trong đó có các TĐKT TN. Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã có những đáng giá quan trọng, ghi nhận vai trị và đóng góp của KTTN ngày càng lớn hơn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Tuy nhiên, Nghị quyết cũng chỉ ra nhiều hạn chế, yếu kém trong phát triển KTTN, điển hình là: (i) hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ. Thực thi các quy định của pháp luật về kinh tế tư nhân chưa được thực hiện nghiêm. Mơi trường đầu tư kinh doanh cịn nhiều hạn chế, tiềm ẩn rủi ro cao và thiếu tính minh bạch; thủ tục hành chính cịn rườm rà, phức tạp; (ii) tình trạng vi phạm pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh trong kinh tế tư nhân còn khá phổ biến; xuất hiện những quan hệ không lành mạnh giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, can thiệp vào quá trình xây dựng, thực thi chính sách, hình thành "lợi ích nhóm", gây hậu quả xấu về kinh tế - xã hội. Quyền tự do kinh doanh và quyền tài sản, tiếp cận các cơ hội kinh doanh, nguồn lực xã hội chưa thực sự bình đẳng giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác; (iii) kinh tế tư nhân chủ yếu ở quy mơ nhỏ, có trình độ cơng nghệ, trình độ quản trị, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của các chuỗi giá trị sản xuất khu vực và toàn cầu… Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nêu trên có cả chủ quan và khách quan, nhưng nổi cộm là thể chế về phát triển doanh nghiệp, doanh nhân còn nhiều bất, thiếu đồng bộ; một số vấn đề về phát triển kinh tế tư nhân chưa được cụ thể hoá, làm rõ hơn cả về lý luận và thực tiễn… Những nguyên nhân nêu trên dẫn đến nhiều bất cập trên thực tiễn về các vấn đề quy định về địa vị pháp lý, mơ hình hoạt động TĐKT TN, cơ chế chính sách trọng tâm để thúc đẩy TĐKT TN phát triển; tiếp cận các nguồn lực phát triển cũng như sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế… Việc hình thành và phát triển các TĐKT TN ở nước ta đang đặt ra các u cầu về hồn thiện, tính tương thích với hệ thống pháp luật về cạnh tranh, đầu tư, thương mại, chuyển giao cơng nghệ, thuế, tài chính, tín dụng, mua bán và sáp nhập… theo hướng thống nhất, khuyến khích mơ hình TĐKT

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

TN phát triển, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hơn nữa, Việt Nam đang đứng trước vận hội lớn để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới dưới tác động của toàn cầu hóa về kinh tế và áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ từ trong nước mà cịn từ các yếu tố nước ngồi. Bối cảnh đó đòi hỏi khai thác mạnh mẽ các nguồn lực, trong đó từ KTTN thơng qua tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ lẻ, hoạt động manh mún, kém hiệu quả thành những doanh nghiệp lớn, TĐKT TN có quy mơ lớn, có tiềm lực mạnh, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế là một xu thế tất yếu. Trong xu thế đó, phát triển nền kinh tế tri thức và áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ (đặc biệt là thành tựu cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0) và sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao đóng vai trị hết sức quan trọng. Vì vậy, chỉ những doanh nghiệp, TĐKT TN có quy mô lớn, tiềm lực kinh tế mạnh mới có thể tận dụng được các lợi thế để phát triển nhanh và bền vững.

<i><b>Từ những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam” để nghiên cứu luận án tiến sĩ. </b></i>

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xác lập hệ thống luận cứ khoa học về phát triển TĐKT TN và thực tiễn phát triển TĐKT TN ở Việt Nam để làm cơ sở đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển các TĐKT TN ở Việt Nam đến năm 2030.

Mục tiêu cụ thể gồm:

- Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về TĐKT TN, phát triển TĐKT TN và kinh nghiệm quốc tế ở một số quốc gia điển hình;

- Đánh giá thực trạng phát triển và xác định các nhân tố tác động đến phát triển TĐKT TN ở Việt Nam;

- Đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển TĐKT TN ở Việt Nam đến năm 2030.

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu: </b></i>

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là sự phát triển của các TĐKT TN ở Việt Nam. TĐKT TN không phải là một loại hình doanh nghiệp, khơng có tư cách

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật. Vì vậy, TĐKT TN trong Luận án này được hiểu là các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có quy mơ lớn (có quy mơ tổng nguồn vốn/tổng tài sản lớn hơn 100 tỷ đồng) thuộc khu vực KTTN, hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ-cơng ty con, có mối quan hệ liên kết (về vốn, công nghệ, thương hiệu hoặc liên kết khác).

<i><b>3.2. Phạm vi nghiên cứu: </b></i>

- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo quan điểm của kinh tế phát triển để nghiên cứu và đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển TĐKT TN ở Việt Nam đến 2030, bao gồm: cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế, thực trạng phát triển TĐKT TN ở Việt Nam, xác định các nhóm nhân tố tác động đến phát triển TĐKT TN ở Việt Nam.

- Phạm vi về thời gian và không gian nghiên cứu: Nghiên cứu các TĐKT TN trên phạm vi toàn quốc từ năm 2010 đến nay và quan điểm, định hướng phát triển TĐKT TN ở Việt Nam đến năm 2030.

<b>4. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>4.1. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu </b></i>

<i>4.1.1. Cách tiếp cận nghiên cứu </i>

<i>a) Cách tiếp cận hệ thống: Với cách tiếp cận này, các sự vật, hiện tượng đặt </i>

trong các mối quan hệ không thể tách rời với các nhân tố khác, đặc biệt là các nhân tố tác động. Luận án là coi TĐKT TN là một hệ thống quản trị theo nghĩa rộng, tức là được cấu thành bởi các doanh nghiệp thành viên (DNTV) độc lập, bản thân TĐKT TN và các bên có lợi ích liên quan (bao gồm các chủ sở hữu, nhà đầu tư, người lao động, chủ nợ, khách hàng và các chủ thể khác có liên quan trong nền kinh tế). Cách tiếp cận này coi TĐKT TN vừa là bộ phận không thể tách rời của tổng thể nền kinh tế, là chủ thể nắm những nguồn lực quan trọng của nền kinh tế. Hiệu quả hoạt động của các TĐKT TN có tác động lớn (cả về mặt tích cực và tiêu cực) đến cơ cấu, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế và ngược lại, đồng thời TĐKT TN cũng chịu tác động bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài. Với cách tiếp cận này, tác giả sử dụng để đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển TĐKT TN phải dựa trên cơ sở thực trạng hình thành, phát triển TĐKT TN trong thời gian qua; đồng thời phải gắn với các mục tiêu, định hướng, giải pháp về đổi mới mơ hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam đến năm 2030.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>b) Cách tiếp cận đa chiều: Với cách tiếp cận này, tác giả sử dụng để xem xét, </i>

đánh giá các vấn đề về hình thành, phát triển TĐKT TN theo các hướng khác nhau, cụ thể là: (i) Nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển TĐKT TN, tác giả thu thập tài liệu theo hướng bảo đảm tính đại diện và tính đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội của các quốc gia có quan điểm khác nhau về TĐKT TN; (ii) Đánh giá thực trạng TĐKT TN ở Việt Nam, tác giả đánh giá trên cơ sở những quan điểm khác nhau, trong các bối cảnh khác nhau, kể cả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

<i>c) Cách tiếp cận lịch sử: Với cách tiếp cận này, tác giả sử dụng để xem xét, </i>

đánh giá sự phát triển và nhân tố tác động đến các TĐKT TN gắn với bối cảnh lịch sử phát triển của Việt Nam và bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay. Nhân tố lịch sử cịn được thể hiện qua phân tích các chính sách của Nhà nước tác động đến phát triển các TĐKT TN ở Việt Nam qua các giai đoạn khác nhau. Từ đó, tìm ra những quy luật phát triển chung, tính logic và dự đoán khuynh hướng phát triển để đề xuất được những quan điểm, định hướng và giải pháp phù hợp để phát triển TĐKT TN ở Việt Nam đến năm 2030.

<i>4.1.2. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu sử dụng a) Phương pháp nghiên cứu: </i>

<i>- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: </i>

Phương pháp này sử dụng để (i) tổng quan các cơng trình nghiên cứu, tài liệu khoa học đã công bố trong và ngoài nước liên quan đến phát triển TĐKT TN; (ii) hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển TĐKT TN; (iii) nghiên cứu, hệ thống hóa các văn bản pháp luật về phát triển doanh nghiệp, TĐKT TN ở Việt Nam; (iv) nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về hình thành và phát triển các TĐKT TN.

<i>- Phương pháp khảo sát chọn mẫu: </i>

Với mục tiêu đánh giá thực trạng và quan điểm đánh giá của các ĐKT TN, doanh nghiệp có quy mơ lớn thuộc khu vực KTTN ở Việt Nam, phương pháp này sử dụng để khảo sát chọn mẫu, thu thập số liệu sơ cấp thông qua mẫu Phiếu khảo sát về TĐKT TN (theo mẫu tại Phụ lục 1) và được gửi trực tiếp và qua thư điện tử cho các TĐKT TN, doanh nghiệp có quy mơ lớn thuộc khu vực KTTN ở Việt Nam. Đối tượng khảo sát đáp ứng các tiêu chí sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

+ Là các TĐKT TN (có danh xưng, tên gọi là TĐKT);

+ Là các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp quy mơ lớn, có quy mơ tổng nguồn vốn/tổng tài sản lớn hơn 100 tỷ đồng<small>1</small> và hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ-cơng ty con.

<i>- Phương pháp phỏng vấn sâu: </i>

Phương pháp này sử dụng để phỏng vấn sâu, thu thập ý kiến đánh giá, nhận định về phát triển TĐKT TN của các chuyên gia các cán bộ lãnh đạo, quản lý của các TĐKT TN, đại diện cơ quan nghiên cứu, cơ quan liên quan đến quản lý nhà nước, hoạch định chính sách phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 2), làm rõ hơn các nội dung, kết quả nghiên cứu, nhận định, kết luận của Luận án. Đối tượng phỏng vấn là các cán bộ lãnh đạo, quản lý của các TĐKT TN là những cá nhân giữ chức vụ quản lý điều hành hoặc người sáng lập các TĐKT TN ở Việt Nam.

<i>- Phương pháp tổng hợp, so sánh: Ngoài ra, tác giả sử dụng kết hợp các </i>

phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp tổng hợp, so sánh nhằm phân tích, so sánh (đặc điểm, quy mô, lịch sử nguồn gốc hình thành…) giữa TĐKT TN ở Việt Nam với TĐKT TN ở các quốc gia trong khu vực và thế giới; giữa TĐKT TN với các TĐKT NN ở Việt Nam…

<i>b) Nguồn dữ liệu sử dụng </i>

<i>- Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp thu thập được từ quá trình khảo sát, phỏng </i>

vấn sâu được tác giả tổng hợp, xử lý bằng Microsoft Excel để phân tích, so sánh và rút ra những nhận định, kết quả nghiên cứu của Luận án.

<i>- Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ các nguồn: </i>

+ Cơ sở dữ liệu điều tra, khảo sát doanh nghiệp hàng năm của Tổng Cục thống kê (GSO) đối với các doanh nghiệp có quy mơ lớn, có Tổng nguồn vốn/Tổng tài sản trên 100 tỷ đồng. Các dữ liệu này phản ánh quy mô phát triển của TĐKT TN ở Việt Nam từ năm 2010 đến nay.

+ Số liệu kết quả kinh doanh từ thị trường chứng khoán Việt Nam (đối với các TĐKT TN, doanh nghiệp quy mô lớn đã niêm yết);

<small>1 Theo quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (số 04/2017/QH14 ngày 12/6/2017) thì doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có quy mơ Tổng nguồn vốn/Tổng tài sản khơng q 100 tỷ đồng, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 200 người. Vì vậy, trong Luận án này, doanh nghiệp có quy mơ lớn được hiểu là có Tổng nguồn vốn/Tổng tài sản trên 100 tỷ đồng. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

+ Báo cáo kết quả kinh doanh của một số TĐK TN, doanh nghiệp quy mô lớn ở Việt Nam;

+ Báo cáo xếp hạng TOP 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam của Công ty Vietnam Report VNR500 (www.vnr500.com.vn), bảng xếp hạng TOP 500 tập đồn, doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất thế giới (Fortune 500 tại www.fortune.com)...

Các số liệu thứ cấp được tác giả thu thập, xử lý để phân tích, so sánh theo các tiêu chí về quy mơ vốn, tài sản, doanh thu, lao động… của các TĐK TN, doanh nghiệp quy mô lớn ở Việt Nam.

<i><b>4.2. Khung phân tích của luận án </b></i>

Tác giả thực thực hiện nghiên cứu theo các bước sau đây:

<i>Bước 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan. Luận án nghiên cứu </i>

tổng quan các lý thuyết về kinh tế học phát triển, các nghiên cứu về TĐKT TN trong nước và ngoài nước. Tác giả nghiên cứu tại bàn, sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp các cơng trình nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước, đặc biệt là kinh nghiệm phát triển TĐKT của một số quốc gia điển hình trên thế giới; qua đó xác định các khoảng trống nghiên cứu, hướng nghiên cứu của Luận án.

<i>Bước 2: Nghiên cứu thực tiễn phát triển của các TĐKT TN. Luận án sử </i>

dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đánh giá thực trạng phát triển của các TĐKT TN ở Việt Nam về mặt chất và lượng, có sử dụng các số liệu sơ cấp và thứ cấp; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các TĐKT TN ở Việt Nam qua các nhóm nhân tố bên trong và bên ngoài tác động đến phát triển của các TĐKT TN ở Việt Nam. Đồng thời, luận án cũng nghiên cứu một số TĐKT TN điển hình ở Việt Nam để bổ sung, minh họa cho những kết luận, nhận định của tác giả.

<i>Bước 3: Phân tích, tổng hợp những vấn đề lý thuyết và thực tiễn phát triển của </i>

các TĐKT TN. Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn, tác giả tổng hợp, rút ra những hạn chế, bất cập về lý luận và thực tiễn phát triển TĐKT TN ở Việt Nam. Đây là những cơ sở quan trọng để đề xuất các quan điểm, định hướng và giải phát phát triển TĐKT TN ở Việt Nam thời gian tới..

<i>Bước 4: Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển TĐKT TN. </i>

Trên cơ sở bước 3, tác giả tổng hợp, đề xuất các quan điểm, định hướng phát triển các TĐKT TN ở Việt Nam thời gian tới và kiến nghị các giải pháp chính sách phát triển TĐKT TN ở Việt Nam đến năm 2030.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>Hình 1: Khung phân tích của luận án </b>

<i>Nguồn: Tổng hợp của tác giả </i>

<b>5. Những đóng góp mới của Luận án </b>

<i><b>5.1. Về mặt lý luận </b></i>

Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về TĐKT TN và làm rõ những vấn đề cơ bản về TĐKT TN và phát triển TĐKT TN, bao gồm:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về TĐKT TN, đưa ra các định nghĩa, quan niệm, cách hiểu khách nhau về TĐKT ở các quốc gia, đưa ra định nghĩa riêng về TĐKT TN;

- Xác định, làm rõ nội hàm “phát triển” và “phát triển TĐKT TN”, bao gồm sự gia tăng về lượng và thay đổi về chất của TĐKT TN và mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất trong quá trình phát triển TĐKT TN, đồng thời xác định các tiêu chí đánh giá sự phát triển của TĐKT TN;

- Khái quát, làm rõ các đặc điểm, phương thức hình thành, quan hệ liên kết, mơ hình tổ chức quản lý và vai trò của TĐKT TN trong nền kinh tế;

- Xác định các nhân tố tác động đến sự phát triển của TĐKT TN, bao gồm nhóm các nhân tố tác động bên ngoài TĐKT TN (nhân tố khách quan) và nhóm các nhân tố tác động bên trong TĐKT TN (nhân tố chủ quan).

<i><b>5.2. Về mặt thực tiễn </b></i>

- Luận án đã cung cấp bức tranh toàn diện về thực trạng phát triển các TĐKT TN ở Việt Nam thông qua đánh giá thực trạng phát triển các TĐKT TN trên các khía

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

cạnh về quy mô doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu, lao động... và quá trình thay đổi về chất, hiệu quả hoạt động và cơ cấu của các TĐKT TN.

- Luận án xác định được và đánh giá các nhân tố tác động (tích cực và tiêu cực) đến phát triển các TĐKT TN ở Việt Nam, góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách, quản lý, quản trị TĐKT TN đề ra những chính sách phát triển các TĐKT TN phù hợp, phát huy các nhân tố tác động tích cực và giảm thiểu tác động của các nhân tố tiêu cực đối với TĐKT TN ở Việt Nam.

- Luận án đã đề xuất được các quan điểm, định hướng, giải pháp phát triển TĐKT TN ở Việt Nam, góp phần giúp các cơ quan quản lý nhà nước hoạch định chính sách phát triển TĐKT TN ở Việt Nam một cách khoa học và có tầm nhìn dài hạn đến năm 2030.

<b>6. Kết cấu của Luận án </b>

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án có kết cầu gồm 4 Chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về tập đoàn kinh tế tư nhân

Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân Chương 3: Thực trạng phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam

Chương 4: Quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam đến năm 2030.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>CHƯƠNG 1: </b>

<b>TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƯ NHÂN </b>

<b><small> </small></b>

<b>1.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước </b>

Tại nhiều nước trên thế giới, TĐKT TN đã có bề dày lịch sử phát triển từ hàng trăm năm nay và có thời kỳ là một trong những vấn đề quan tâm chính của các nhà nghiên cứu, kinh tế và quản lý. Chính vì vậy, có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau về TĐKT TN, từ các vấn đề cơ bản nhất (khái niệm, bản chất, đặc điểm…) đến các vấn đề phức tạp hơn (mô hình quản trị, cơ cấu tổ chức, quan hệ liên kết, pháp lý...).

- Về quan niệm về TĐKT TN: Trên thế giới hiện có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “tập đồn kinh tế”, nhưng chưa có một định nghĩa nào được xem là chuẩn mực và vẫn chưa có sự thống nhất về nội hàm. Vì vậy, cho đến nay, đã có nhiều quan điểm khác nhau về TĐKT, địa vị pháp lý của TĐKT, kể cả về các thuật ngữ khác nhau sử dụng để “ám chỉ” về TĐKT. Một số nghiên cứu gần đây đã dựa trên học thuyết chi phí giao dịch của Ronald Coase (Coase, 1937; 386-405) (chi phí giao dịch quyết định đến mở rộng hay thu hẹp quy mô của doanh nghiệp) để đưa ra khái niệm về TĐKT TN. (Mark Granovetter, 1995; 93-130) cho rằng, tất cả các doanh nghiệp không hoạt động kinh doanh như một đơn vị độc lập trên thị trường mà thường thông qua các trao đổi hoặc những cam kết chính thức nào đó. Các doanh nghiệp thường tham gia một liên minh giữa các doanh nghiệp và vận hành doanh nghiệp như một phần của nhóm đó. Học thuyết chi phí giao dịch tìm kiếm các ranh giới hiệu quả về mặt kinh tế giữa một tổ chức với môi trường hoạt động của nó. Theo đó, (Granovetter, 1995; 93-130) cho rằng “TĐKT TN là một tổ hợp doanh nghiệp liên kết với nhau dưới một số hình thức cả chính thức và phi chính thức”. (Lisa A. Keister, 1998; 404-440) cho rằng, rất khó có thể có một khái niệm TĐKT chung trên toàn cầu. Tuy nhiên, có thể hiểu TĐKT là một tổ hợp doanh nghiệp, liên kết với nhau thông qua các quan hệ xã hội, pháp luật và kinh tế, đặc biệt thông qua quan hệ sở hữu vốn (công ty mẹ-công ty con) trong TĐKT. Các DNTV trong TĐKT là các chủ thể pháp lý độc lập, có tư cách pháp nhân. (Tarun, Khanna et al., 2001; 45-74) cho rằng, TĐKT TN là một nhóm cơng ty độc lập về pháp lý ràng buộc với nhau chính thức hoặc phi chính thức và thực hiện phối hợp với nhau, trong đó mỗi cơng ty là một pháp nhân độc lập, có báo cáo tài chính riêng, có HĐQT riêng và chịu trách nhiệm trước các cổ đông của công ty” (khác với tổ chức kinh doanh kết hợp

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

“conglomerate” ở Mỹ). (Sea-Jin Chang, 2006) cho thấy, trong quá trình phát triển trên thế giới đã xuất hiện các loại hình liên kết với các tên gọi như Cartel, Sydicate, Trust, Consortium, Conrcern, Conglomerate… Hiện nay, phần lớn các quốc gia ở

<i>Tây Âu và Bắc Mỹ gọi là Enterprise Group hay Business Group; ở Nhật Bản là Zaibatsu và sau này gọi là Keiretsu; ở Hàn Quốc là Chaebol; Trung Quốc là Jituan Gongsi hay tập đoàn doanh nghiệp; Mỹ La tinh là Grupos Económicos, Ấn Độ là business houses, South Africa là mining houses, Thổ Nhĩ kỳ là family holdings… </i>

được sử dụng để nói về các TĐKT TN.

- Về hình thành và phát triển của TĐKT TN: Sự hình thành các tập đoàn ở các quốc gia cũng rất đa dạng, theo nhiều phương thức khác nhau, nhưng nhiều nghiên cứu (Broadman, 1995), (Mako and Chunlin Zhang, 2002), (Sung-Hee Jwa, 2002)… cho thấy, các TĐKT TN trên thế giới chủ yếu được hình thành qua những phương thức sau: (i) Phát triển tự thân. Đây là hình thức phát triển mang tính tuần tự, tích tụ tập trung tư bản đủ lớn để đầu tư, chi phối các doanh nghiệp khác hoặc thông qua mua bán & sáp nhập, hợp nhất, thơn tính, mua cổ phần, góp vốn… ở các doanh nghiệp khác để hình thành tập đồn với quy mơ lớn hơn. Điển hình là các trường hợp như tập đoàn Metro, Wal-mart;… (ii) Liên kết. Đây là hình thức khá phổ biến, có tính truyền thống. Các doanh nghiệp độc lập tự nguyện liên kết với nhau trên cơ sở thế mạnh và khả năng của các bên tham gia để tạo thành TĐKT TN có quy mơ lớn hơn, có tiềm lực tài chính đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Sau đó, có thể tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, lĩnh vực hoạt động để thâm nhập, thơn tính các doanh nghiệp khác để phát triển tập đoàn hoặc bằng cách thành lập mới hoặc tách ra hình thành những cơng ty mới từ những bộ phận của công ty mẹ trên cơ sở mở rộng, đa dạng hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngồi ra, trên thực tế cịn có việc hình thành TĐKT TN theo phương thức hành chính và can thiệp qua các nghiên cứu của (Broadman, 1995) về các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở Trung Quốc, tức hình thành một số TĐKT TN trên cơ sở các doanh nghiệp, thường là các DNNN có quy mơ rất lớn và có sẵn các mối quan hệ mật thiết bên trong và cơ cấu tổ chức theo hướng mơ hình TĐKT TN thơng qua sắp xếp, đổi mới, cơ cấu quan hệ sở hữu, cơ cấu tổ chức của các DNNN, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, chi phối lẫn nhau, hình thành liên kết chặt chẽ về kinh tế với sự hỗ trợ của các quy định pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà nước. Trường hợp ở Trung Quốc, con đường hình thành các TĐKT NN còn thể hiện qua 4 phương thức: (i) chuyển tách vốn của doanh nghiệp hay đầu tư vốn từ doanh nghiệp để hình thành doanh nghiệp mới; (ii) sáp nhập, hợp nhất, mua lại; (iii) liên doanh; và (iv) thành lập công ty quản lý vốn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Tuy nhiên, dù hình thành theo phương thức nào, nguyên tắc cơ bản của hình thành các TĐKT TN là phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả, tự nguyện và theo quy luật thị trường, cụ thể là (i) nguyên tắc khuyến khích cạnh tranh, hạn chế độc quyền nhằm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, nghiêm cấm các hoạt động lũng đoạn thị trường hoặc phong toả khu vực; (ii) nguyên tắc phân định rạch ròi chức năng quản lý kinh doanh với chức năng quản lý hành chính; (iii) nguyên tắc đầu tư tự nguyện, phải tuân theo các quy luật kinh tế, không thể ghép bằng mệnh lệnh hành chính. Việc hình thành, TĐKT TN dựa trên cơ sở đầu tư, tham gia tự nguyện, cùng có lợi của các bên tham gia hình thành tập đồn.

- Về mơ hình tổ chức, hoạt động của TĐKT TN: Nhiều cơng trình nghiên cứu, chủ yếu thực hiện ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường mới nổi cũng cho thấy rằng, các tập đoàn ở các quốc gia có đặc thù riêng, có mơ hình tổ chức khác nhau tuỳ theo mơ hình hệ thống quản trị của doanh nghiệp và thường bị ảnh hưởng bởi ý chí của các cổ đơng sở hữu chi phối (Hyung Cheol Kang Jang Hasung, Kyung Suh Park, 2016). Chẳng hạn, các Keiretsu của Nhật Bản được tổ chức theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang và phát triển tuỳ theo các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh (Sea-Jin Chang, 2006). Tuy nhiên, điển hình vẫn là gồm một ngân hàng, một công ty mẹ hoặc một công ty thương mại và một nhóm gồm các hãng sản xuất. Trong khi đó, (Sea-Jin Chang, 2006), (Sung-Hee Jwa, 2002), (Almeida and Wolfenzon, 2004)… cho thấy, các Chaebol của Hàn Quốc thường được kiểm sốt bởi một gia đình hoặc một nhóm cổ đông và được tổ chức thống nhất theo chiều dọc. Đặc biệt, nghiên cứu của (Almeida and Wolfenzon, 2004) đưa ra các mơ hình lý thuyết để so sánh cấu trúc chiều dọc hoặc chiều ngang của TĐKT TN và cho thấy, động cơ sở hữu của nhóm cổ đơng chi phối ưa thích cấu trúc chiều dọc hơn chiều ngang và chính sách đa dạng hóa kiểm sốt và rủi ro có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc của các Cheabol ở Hàn Quốc. Trong khi đó, các TĐKT TN ở Đài Loan (thường được gọi là “Guanxiquiye”) lại thường có quy mơ nhỏ, liên kết lỏng lẻo giữa các thực thể với phong cách quản lý nặng về lý thuyết, trái ngược với phong cách độc đoán, gia trưởng thường thấy ở Hàn Quốc và Nhật Bản Jin Chang, 2006). Các nghiên cứu (Broadman, 1995), (Sea-Jin Chang, 2006), (Xufei Ma, 2005)... cho thấy, các TĐKT ở Trung Quốc lại phát triển theo cấu trúc riêng biệt, kinh doanh đa ngành với quy mô lớn, đồng thời có quan hệ thường là ràng buộc chặt chẽ với Nhà nước chứ không phải với các gia đình riêng biệt như ở Hàn Quốc hay Nhật Bản... Tùy theo từng mơ hình tổ chức, hoạt động của các TĐKT TN, các quan hệ liên kết trong các TĐKT TN cũng được nghiên cứu dựa trên các hình thức liên kết khác nhau như quan hệ với ngân hàng, sự phối

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

hợp chặt chẽ giữa thành viên Ban Giám đốc, các liên minh chủ sở hữu, chia sẻ thông tin, các liên doanh, các liên minh kiểu Cartel…

- Về quy định pháp lý về TĐKT TN: Ở phần lớn các quốc gia trên thế giới, các quy định pháp lý điều chỉnh các tập đoàn rải rác ở nhiều văn bản khác nhau hoặc gián tiếp ở các quy định pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán, thuế, kế toán, cạnh tranh, phá sản… nhưng phần lớn khơng có khung pháp lý riêng để điều chỉnh hoạt động của các tập đồn. Tuy nhiên, ngoại lệ chỉ có 3 quốc gia có quy định riêng điều chỉnh các tập đồn là Cộng hịa liên bang Đức quy định tại Luật Chứng khoán Đức năm 1965 (German Aktiengesetz, 1965) (Cambridge University Press, 2008; 845), Bồ Đào Nha quy định tại Luật các Công ty năm 1986 (Cosdigo das Sociedades Comerciais No. 262, 1986) (Portugalska, 1986) và Brazil quy định tại Luật Công ty năm 1976 (Lei das Sociedades Anónimas, 1976) (Arnoldo Wald, 1977; 99-114)... Hệ thống pháp luật về tập đoàn ở các quốc gia này xem các tập đoàn kinh tế là một thực thể rủi ro (đặc biệt là thể hiện trong các quy định nhằm bảo vệ các cổ đông thiểu số và chủ nợ) với cơ cấu tổ chức nhiều tầng, nấc và trong các quan hệ phức tạp về vốn, đầu tư chéo giữa các thành viên, công ty con, cháu, chắt... Riêng Trung Quốc, tập đoàn được xem là một hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp (Mako and Chunlin Zhang, 2002) là công ty mẹ và các công ty thành viên (công ty con và công ty liên kết) và quy định một số điều kiện để thành lập tập đoàn như (i) cơng ty mẹ phải có vốn đăng ký tối thiểu 50 triệu NDT; (ii) tổng vốn đăng ký của cả tập đoàn phải lớn hơn 100 triệu NDT; (iii) cơng ty mẹ phải có tối thiểu 5 công ty con và tất cả các công ty thành viên phải có tư cách pháp nhân.

- Về nhân tố tác động đến TĐKT TN: TĐKT TN được hình thành và phát triển trong những điều kiện nhất định và chịu ảnh hưởng tác động của nhiều nhân tố, bao gồm các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài và các nhân tố này khác nhau ở các quốc gia. Các bối cảnh thể chế khác nhau ở các quốc gia tác động đến hình thức tổ chức kinh doanh và thị trường khác nhau và bất kỳ thay đổi nào trong các môi trường này sẽ ảnh hưởng đến các đặc điểm riêng biệt của doanh nghiệp và thị trường (Sea-Jin Chang, 2006). Cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997 đã ảnh hưởng đến mối quan hệ qua lại giữa mơi trường văn hóa xã hội, nhà nước và thị trường của mỗi quốc gia khá khác nhau và có những tác động rõ rệt đến hoạt động của các TĐKT TN. (Sea-Jin Chang, 2006) đưa ra khung thể chế tác động đến các TĐKT TN gồm các nhân tố thị trường, nhà nước, cấu trúc xã hội, dân tộc và chuẩn mực văn hóa có điểm khác nhau ở các quốc gia (Hình 1.1).

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>Hình 1.1. Khung thể chế tác động đến TĐKT TN </b>

Nhiều nghiên cứu của (Nicole Woolsey Biggart Marco Orru, Gary G. Hamilton, 1997) cho thấy, các mơ hình tiến hóa khác nhau của TĐKT TN ở Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan có thể phản ánh tác động của các yếu tố lịch sử và văn hóa của các quốc gia tương ứng đối với các nhóm này. Về nhân tố tác động của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của TĐKT, (Xinxiang Chen, 2010; 619–630) đã nghiên cứu các mơ hình can thiệp khách nhau của Nhà nước trong nền kinh tế chuyển đổi của Trung Quốc và sử dụng dữ liệu 76 TĐKT của Trung Quốc năm 2006 và kết luận rằng, sự tác động của Nhà nước có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực tùy theo cách thức tác động tới các TĐKT như tác động thông qua sở hữu và cử người tham gia tập đồn có tác động tiêu cực, nhưng thông qua kết nối nhu cầu thị trường, hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng nhà nước lại có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của các TĐKT. Các nghiên cứu của (Ben Ross Schneider, 2009), (Xufei Ma, 2005)… cho thấy, các TĐKT có quan hệ chặt chẽ với chính phủ các quốc gia (yếu tố chính trị) và có tác động đến mơ hình và chiến lược kinh doanh của các TĐKT thơng qua các chính sách của nhà nước đối với các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia (MNC), ngân hàng…

<b>1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước </b>

Ở trong nước, ý tưởng xây dựng mơ hình TĐKT xuất phát từ khu vực kinh tế nhà nước và được manh nha từ năm 1994 với việc hình thành các TCT 90 , TCT 91 (là các TCT nhà nước được thành lập theo mơ hình nêu tại Quyết định số 90/TTg, Quyết định số 91/TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm

<i><small>Cấu trúc xã hội, dân tộc, chuẩn mực văn hóa</small></i>

<i><small>Cơng khai và chuẩn mực kế tốn </small></i>

<i><small>Can thiệp của nhà nước</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

thành lập tập đoàn kinh doanh). Theo đó, Tập đồn là pháp nhân kinh tế do Nhà nước thành lập gồm nhiều doanh nghiệp thành viên có quan hệ với nhau về tài chính và các dịch vụ liên quan và có quy mơ tương đối lớn; có thể tổ chức theo 3 loại: (i) Tập đoàn toàn quốc; (ii) Tập đoàn khu vực; (iii) Tập đoàn vùng (ở những thành phố lớn). Theo đó, tập đồn phải có 7 doanh nghiệp thành viên trở lên và có vốn pháp định ít nhất là 1.000 tỷ đồng. Với quy định này, nhiều TCT NN được thí điểm thành lập như TCT Điện lực Việt Nam, TCT Than Việt Nam, TCT Thép Việt Nam, TCT Hoá chất Việt Nam, TCT Đá quý và Vàng Việt Nam, TCT Dệt - May Việt Nam, TCT Thuốc lá Việt Nam và TCT Giấy Việt Nam, TCT Cao su Việt Nam, TCT Cà phê Việt Nam, TCT lương thực miền Bắc và TCT Lương thực miền Nam, TCT Xi măng Việt Nam, TCT Dầu khí Việt Nam… Tiếp đó, Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN đã chính thức đưa ra chủ trương “hình thành một số tập đồn kinh tế mạnh trên cơ sở các TCT nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế, kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành kinh doanh chính, chun mơn hóa cao và giữ vai trị chi phối lớn trong nền kinh tế quốc dân, có quy mô rất lớn về vốn, hoạt động cả trong và ngồi nước, có trình độ cơng nghệ cao và quản lý hiện đại, có sự gắn kết trực tiếp, chặt chẽ giữa khoa học công nghệ, đào tạo, nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh” và một số TCT NN đã tái cấu trúc, chuyển thành mơ hình TĐKT trong các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tập đồn Điện lực Việt Nam, Tập đồn Bưu chính viễn thơng, Tập đồn Cơng nghiệp than - khống sản Việt Nam, Tập đồn Cao su, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam… Với chủ trương này, ở trong nước đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về các vấn đề mơ hình thành lập, tổ chức quản lý, mơ hình quản trị tập đồn, quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động… của các mơ hình TĐKT TN, TCT NN ở Việt Nam. Đa số các nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về mơ hình TĐKT, kinh nghiệm quốc tế về hình thành và phát triển TĐKT từ khu vực kinh tế nhà nước, mơ hình TĐKT ở các quốc gia như Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… Điển hình là các cơng trình nghiên cứu của (Trần Tiến Cường, 2013), (Vũ Hà Cường, 2007), (Huỳnh Tuấn Cường, 2009; 22-25), (Bùi Văn Huyền, 2008), (Hoàng Thị Tuyết, 2010), (Vũ Anh Tuấn, 2013), (Phạm Quang Trung, 2000), (Đào Xuân Thủy, 2007)…

Ở khu vực kinh tế tư nhân (KTTN), trên thực tế cũng đã bắt đầu nhen nhóm hình thành một số nhóm cơng ty hoạt động theo mơ hình tập đồn như Tổ hợp Minh Phụng, EPCO, Huy Hoàng… Đặc biệt, ngay sau khi Luật Doanh nghiệp được ban

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

hành với nhiều quy định cởi mở và mơi trường kinh doanh thơng thống hơn, Việt Nam ngày càng có nhiều TĐKT TN được ra đời và phát triển, có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong thời gian qua.

- Về nhận thức, quan niệm về TĐKT TN: (Trần Tiến Cường và các cộng sự, 2005) đã đưa ra quan niệm chung về TĐKT, đó là một tổ hợp các doanh nghiệp, công ty mẹ và các công ty con (các doanh nghiệp thành viên) và các doanh nghiệp liên kết khác. Công ty mẹ là hạt nhân của TĐKT, là đầu mối liên kết các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết với nhau. Trong quan niệm của các nhà nghiên cứu cũng như quy định pháp lý ở nhiều quốc gia là TĐKT không có tư cách pháp nhân, mà chỉ là hình thức liên kết của các pháp nhân độc lập. (Đặng Văn Mỹ, 2010) cũng cho rằng, TĐKT một khi được quan niệm là nhóm cơng ty có quy mơ lớn hoặc đó chỉ là cách gọi về “tổ chức kinh tế” đạt đến các tiêu chuẩn nào đó về kinh tế và kỹ thuật; hoặc được quan niệm như một “loại hình tổ chức” kinh tế, thì đây là vấn đề lớn cần làm sáng tỏ. Vấn đề tổ chức kinh tế gọi là TĐKT phải xuất phát từ quá trình phát triển tự nhiên, khách quan, từ một công ty nhỏ trở thành một cơng ty lớn, có q trình phát triển bền vững thông qua chuỗi các chiến lược và kỹ năng quản trị của các nhà quản trị “tài năng” ở các cơng ty đó. Tuy nhiên, với quan niệm rằng, TĐKT nói chung khơng có tư cách pháp nhân, mơ hình TĐKT TN vẫn chưa được thừa nhận trong cả nhận thức và quy định pháp lý (Hồi Thanh, 2010; 57) thì các TĐKT TN ở Việt Nam tiếp tục mang tên khơng chính danh như Cơng ty cổ phần tập đồn, Cơng ty TNHH tập đồn… Hay do khơng có tư các pháp nhân và khơng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, nên TĐKT TN không nhân danh mình trong các quan hệ kinh tế và pháp luật (Võ Anh Tài, 2010; 18-19), (Quốc Phúc, 2010; 24-25)... Nghiên cứu của (Doãn Hữu Tuệ, 2007; 62-71) cũng đưa ra khái niệm về TĐKT như “TĐKT là tổ hợp các cơng ty có mối quan hệ sở hữu xâu chéo; có quan hệ mật thiết về chiến lược, thị trường hay sản phẩm; có mối liên kết trong hoạt động kinh doanh nhằm tập hợp và chia sẻ các nguồn lực nhằm tăng cường khả năng tích tụ tài sản, nâng cao năng lực cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận và đạt được các mục tiêu chung”.

- Về đặc điểm của TĐKT TN: Nghiên cứu của (Doãn Hữu Tuệ, 2007; 62-71) đã khái quát các đặc trưng cơ bản của TĐKT gồm: (i) Có phạm vi hoạt động lớn trong một hoặc nhiều quốc gia; (ii) Có quy mơ lớn về nguồn vốn, nhân lực và doanh số hoạt động; (iii) Có hình thức sở hữu hỗn hợp, trong đó có một chủ thể đóng vai trị chi phối; (iv) Cơ cấu tổ chức phức tạp; (v) Hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực nhưng thường có một ngành nghề chủ đạo. (Trần Tiến Cường và các cộng sự, 2005)

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

cũng cho thấy, tuy TĐKT có những đặc điểm chung, nhưng mỗi quốc gia có điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau nên TĐKT ở từng quốc gia cũng có đặc điểm riêng như ở Trung Quốc (mang dấu ấn của nhà nước từ việc hình thành do nhà nước chuyển đổi hoặc hợp nhất thành tập đoàn), ở Nhật Bản (nổi bật về quyền tài sản), ở Hàn Quốc (không tách bạch giữa quyền tài sản và quyền kinh doanh)…

- Về quy định pháp lý về TĐKT TN: Một số nghiên cứu cho rằng, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước khá rõ về phát triển khu vực KTTN qua các kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam (kể từ Đại hội VI của Đảng năm 1986), trong đó đã có nhiều chủ trương phát triển các TĐKT TN. Tuy nhiên, khung pháp lý về TĐKT TN lại chưa hoàn thiện, nhiều quy định chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, thiếu nhất quán và chồng chéo, chưa thực sự tạo điều kiện cho khu vực KTTN và TĐKT TN phát triển xứng với tiềm năng (Trịnh Văn Tài, 2022; 44-49). Tại Luật Doanh nghiệp đưa ra khái niệm “tập đồn kinh tế là nhóm doanh nghiệp có quy mơ lớn”, nhưng khơng có hướng dẫn cụ thể; do vậy, các TĐKT TN hiện nay chỉ tự công bố và chưa được thừa nhận về mặt pháp lý (Hoài Thanh, 2010; 57)…

- Về hình thành và phát triển TĐKT TN: Nghiên cứu của (Doãn Hữu Tuệ, 2007; 62-71) cho thấy, hầu hết các TĐKT ở các nước được hình thành một cách tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu tự thân thơng qua q trình tái cơ cấu như sáp nhập, mua lại hoặc thôn tính với mục đích liên kết tạo động lực phát triển, nâng cao khả năng và mở rộng thị trường. Trong khi đó, quá trình hình thành các TĐKT ở Trung Quốc mang đậm yếu tố nhà nước, đặc biệt là sự can thiệp trong giai đoạn đầu hình thành cũng như các chính sách hỗ trợ và ưu đãi sau này.

- Về mơ hình tổ chức hoạt động, quản lý của TĐKT: Nhiều nghiên cứu (TS. Trần Tiến Cường and các cộng sự, 2005), (GS.TS. Nguyễn Đình Phan and các cộng sự, 1996), (Vũ Huy Từ and các cộng sự, 2002) đã đề cập đến mơ hình tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động theo hướng mơ hình TĐKT ở Việt Nam, kể cả việc nghiên cứu mơ hình tổ chức và hoạt động của các TĐKT trên thế giới như Cộng hòa Liên bang Đức (Phạm Đức Trung, 2010), Nhật Bản, Hàn Quốc (Doãn Hữu Tuệ, 2007; 62-71). Mơ hình TĐKT cịn được phân loại theo 3 tiêu chí như cơ chế đầu tư vốn, có chế liên kết kinh doanh, cơ chế quản lý (Nguyễn Hữu Long, 2009). Tuy nhiên, các tác giả cũng nhận định khơng có một mơ hình tập đồn nào tối ưu chung cho mọi nhóm cơng ty mà mơ hình tập đồn phụ thuộc vào mục tiêu, định hướng chiến lược của tập đoàn; đặc điểm, mục tiêu và chiến lược của các công ty thành viên; môi trường kinh doanh và hệ thống pháp luật nơi công ty mẹ và các công ty con hoạt động;… Hầu hết, các nghiên cứu đã đánh giá thực trạng hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

động của các TCT NN (Vũ Huy Từ and các cộng sự, 2002), các cơ hội và thách thức đối với các TCT NN phát triển theo hướng mô hình TĐKT, điều kiện chuyển đổi, cơ cấu lại các TCT NN theo hướng TĐKT (TS. Trần Tiến Cường and các cộng sự, 2005). Đồng thời, đưa ra những gợi ý về chính sách, đề xuất các giải pháp quản lý vĩ mô của Nhà nước để hình thành các TĐKT và đảm bảo mơ hình này hoạt động một cách có hiệu quả trong điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. (Doãn Hữu Tuệ, 2007; 62-71) đã nghiên cứu nhiều mơ hình tổ chức của các TĐKT tiêu biểu ở Châu Á như mơ hình Keiretsu ở Nhật Bản, Cheabol ở Hàn Quốc, Jituan Gongsi ở Trung Quốc và cho thấy, các TĐKT thường được tổ chức theo 3 hình thức (i) mơ hình liên kết dọc (hay cịn gọi là mơ hình kim tự tháp), tức quyền lực được phân bố tập trung; (ii) mơ hình liên kết ngang (hay cịn gọi là mơ hình mạng lưới), tức quyền lực được phân bố cho các bộ phận cấu thành mạng lưới; (iii) mơ hình liên kết hỗn hợp (hay cịn gọi là mơ hình nhị ngun) là sự kết hợp giữa cơ chế quản lý tập trung và cơ chế phân tán quyền lực. Nhìn chung, mơ hình tổ chức khơng có khn mẫu cố định nào cho việc phát triển TĐKT mà tùy theo tính chất, lĩnh vực hoạt động, đặc thù về địa lý, mục tiêu hoạt động của các TĐKT.

- Về cơ chế quản lý tài chính của các TĐKT: Trong thời gian từ năm 2000 đến nay, nhiều cơng trình luận án tiến sỹ được cơng bố và tập trung nghiên cứu về các vấn đề về cơ chế quản lý tài chính ở các TĐKT (Vũ Hà Cường, 2007), (Nguyễn Thị Thanh, 2012), (Phạm Đức Trung, 2010), (Vũ Anh Tuấn, 2013), (Nguyễn Trung Thành, 2022; 64-66)…, quản lý nhà nước đối với TĐKT NN (Nguyễn Thị Hà Đông, 2012) hoặc các TCT NN theo mô hình TĐKT trong bối cảnh thực hiện các chủ trương, chính sách về đổi mới, sắp xếp lại các công ty, TCT NN để hình thành các TĐKT NN (Bùi Văn Huyền, 2008), (Đào Xuân Thủy, 2007), (Hoàng Thị Tuyết, 2010)… đề cập đến việc TĐKT ở Việt Nam quản lý các công ty con thông qua kiểm sốt tài chính để các chủ sở hữu giám sát hiệu quả vốn đầu tư, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu, đảm bảo mục tiêu, chính sách của HĐQT trong điều hành tập đồn;… Ngồi ra, một số cơng trình khác tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề của các TCT NN cụ thể, được tổ chức hoạt động theo hướng mơ hình TĐKT như vấn đề huy động vốn cho đầu tư phát triển tại TCT Dầu khí Việt Nam (Nguyễn Ngọc Sự, 2006), TCT Hàng không Việt Nam (Vũ Hà Cường, 2007)...

- Về nhân tố tác động đến TĐKT TN: Trong các nghiên cứu (Trần Tiến Cường và các cộng sự, 2005), (Phan Thảo Nguyên, 2007), (Trần Kim Hào-Bùi Văn Dũng và các cộng sự, 2014), (Th.S. Huỳnh Tuấn Cường, 2009; trang 22-25), (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, 2004), (Nguyễn Lê Hà Phương, 2021)…

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

đều cho rằng, để TĐKT thành lập và hoạt động một cách hiệu quả cần tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi (nhân tố bên ngồi tập đồn như mơi trường chính trị, pháp lý; mơi trường kinh tế, văn hóa, xã hội; cơ sở hạ tầng; điều kiện tự nhiên;…) cho hoạt động của các TĐKT ở Việt Nam. Đồng thời, các nhân tố bên trong tập đoàn (số cấp và số lượng công ty thành viên; ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ kỹ thuật cơng nghệ;…) cũng cần đáp ứng những điều kiện nhất định (như năng lực quản trị của đội ngũ cán bộ quản lý, ngành nghề kinh doanh có thế mạnh…) để đảm bảo các TĐKT có thể thành lập và hoạt động một cách có hiệu quả. Đặc biệt, các nghiên cứu này cũng nhấn mạnh vai trò của nhà nước (vai trò hỗ trợ gián tiếp, làm chất xúc tác, tạo khuôn khổ pháp lý, định hướng phát triển, hạn chế độc quyền…) đối với việc thành lập và hoạt động của các TĐKT ở Việt Nam. (Nguyễn Văn Phúc, 1998) cho rằng, hoạt động của doanh nghiệp cần đạt đến một trình độ xã hội hóa nhất định dẫn đến đòi hỏi khách quan là phải lựa chọn hình thức tổ chức tập đồn có quy mô lớn, nhiều vốn và có độ tập trung sản xuất cao. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường phải đạt đến một trình độ nhất định và thiết lập được một cơ cấu thị trường tương đối hoàn thiện để tạo điều kiện phát huy được những lợi thế của tập đoàn như quy định pháp luật về quan hệ sở hữu, cơ chế hoạt động, liên kết của tập đồn, chính sách tài chính, chính sách cạnh tranh và chống độc quyền, chính sách đầu tư… Các nhân tố bên trong của tập đồn gồm quy mơ vốn, số lượng công ty thành viên, nhân lực, bộ máy quản lý, trình độ khoa học cơng nghệ, thương hiệu;… được xem là các điều kiện cần để các tập đồn hoạt động một cách có hiệu quả.

- Một số nghiên cứu khác về TĐKT TN:

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cũng đã có các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về phát triển TĐKT. Đây là những nghiên cứu khá lớn, toàn diện cả về phương diện kinh tế và quản lý các TĐKT ở Việt Nam. Các cơng trình nghiên cứu có nhiều kết quả có ý nghĩa lý luận và thực tiễn về phát triển TĐKT ở Việt Nam. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu có tính chất khái quát, chưa phản ánh được thực trạng, bức tranh toàn diện về phát triển các TĐKT TN ở Việt Nam.

(WorldBank, 2021) nghiên cứu đánh giá khu vực kinh tế tư nhân, xem xét các cơ hội và thách thức của nền kinh tế nói chung cũng như một số ngành cụ thể nói riêng trong tăng cường phát triển khu vực KTTN và tạo thuận lợi cho đầu tư vào Việt Nam. Trước bối cảnh ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, báo cáo đã chỉ ra sự phục hồi và duy trì tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc vào một khu vực

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

KTTN hiệu quả, dựa trên tăng trưởng năng suất, đổi mới sáng tạo. Đồng thời, báo cáo cũng chỉ ra những hạn chế cản trở sự phát triển của khu vực KTTN; các TĐKT TN trong nước đang nổi lên như những tác nhân quan trọng trong nền kinh tế, nhưng nhìn chung không cạnh tranh trong cùng ngành với các DNNN; chỉ ra một số ngành mà khu vực KTTN tham gia có thể tạo sự khác biệt đáng kể đối với tăng trưởng kinh tế… Đây là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với nghiên cứu về phát triển KTTN ở Việt Nam.

<b>1.3. Đánh giá tổng quan nghiên cứu </b>

Qua hệ thống hóa cơng trình nghiên cứu ở trong và ngồi nước, tác giả khẳng định rằng, các cơng trình nghiên cứu về TĐKT nói chung rất phong phú, đa dạng. Phần lớn các cơng trình nghiên cứu về TĐKT là các công trình nghiên cứu ngồi nước. Các cơng trình này đã cung cấp khá nhiều cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu phát triển TĐKT TN ở các quốc gia. Trong khi đó, các cơng trình nghiên cứu ở trong nước tuy đã đề cập và có giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến mơ hình tập đồn kinh tế, nhưng chủ yếu là các cơng trình nghiên cứu về TĐKT NN trong giai đoạn từ 2002 đến nay theo tinh thần Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN. Các cơng trình nghiên cứu về TĐKT TN cịn khá ít, chưa có hệ thống và tồn diện.

<i><b>1.3.1. Những kết quả nghiên cứu đạt được Luận án có thể kế thừa </b></i>

Các vấn đề lý luận và thực tiễn về TĐKT TN đã được nghiên cứu và Luận án có thể kế thừa, tiếp tục nghiên cứu, phát triển gồm:

- Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về tập đoàn, từ khái niệm, đặc điểm, vai trò của các tập đoàn trong các nền kinh tế khác nhau cho đến các phương thức, điều kiện hình thành tập đồn...

- Đánh giá thực trạng về tổ chức, quản lý điều hành tập đoàn; quan hệ liên kết (về vốn, công nghệ, thương hiệu và liên kết khác) giữa các thành viên…

- Kinh nghiệm của các quốc gia trong chính sách phát triển, xác định các chuẩn mực, tiêu chí quản trị, điều hành, mơ hình tập đồn… cũng như cải cách, tái cơ cấu các DNNN ở các nền kinh tế mới nổi theo hướng hình thành các TĐKT TN.

<i><b>1.3.2. Những vấn đề nghiên cứu đặt ra </b></i>

Ở Việt Nam, khu vực KTTN được đánh giá là khu vực kinh tế năng động và đã có bước phát triển đáng kể thời gian qua, đóng vai trị ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

được thành lập, có quy mơ lớn và xu hướng liên kết phát triển theo mơ hình TĐKT. Bên cạnh các TĐKT NN, TĐKT TN ở Việt Nam vừa có những đặc điểm chung của một TĐKT, nhưng lại có những đặc thù riêng; điều kiện, phương thức hình thành và phát triển riêng… Trong thời gian qua, trên các diễn đàn, hội thảo khoa học, các phương tiện thông tin đại chúng, thậm chí tại các phiên thảo luận của các kỳ họp Quốc hội… đã đề cập đến nhiều khía cạnh về TĐKT TN. Tuy nhiên, hầu hết các bài tham luận, ý kiến tại các diễn đàn nêu trên chưa phải là cơng trình khoa học và được nghiên cứu có hệ thống, chỉ phản ánh các quan điểm, khía cạnh khác nhau về TĐKT TN ở Việt Nam.

Trên thực tế là các TĐKT TN ở nước ta vẫn đang tồn tại và phát triển, có đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, nhưng hiện vẫn cịn thiếu vắng các cơng trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về TĐKT TN cũng như đề xuất các giải pháp, chính sách thực sự hiệu quả để thúc đẩy sự phát triển của các TĐKT TN. Quá trình phát triển này cần được nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống, làm rõ được bản chất, đặc điểm, quy luật hình thành và phát triển, bức tranh phát triển của các TĐKT TN ở nước ta, từ đó Nhà nước có các định hướng chính sách phát triển phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh mới, có nhiều thay đổi trong thời gian gần đây. Vì vậy, các vấn đề nghiên cứu đặt ra gồm:

- TĐKT TN ở nước ta được hiểu như thế nào? Pháp luật có quy định gì về TĐKT TN như thế nào?

- TĐKT TN ở nước ta có những đặc trưng nào? Có những điểm khác biệt gì so với các TĐKT NN hoặc các TĐKT TN ở các quốc gia khác?

- TĐKT TN ở nước ta được hình thành và phát triển theo các phương thức nào? Phương thức nào là phù hợp và phổ biến?

- Các nhân tố nào tác động đến phát triển TĐKT TN ở nước ta? Trong đó, nhân tố nào có tác động tích cực, nhân tố nào có tác động tiêu cực?

- Nhà nước đã có chính sách gì để phát triển TĐKT TN ở nước ta? Các chính sách này liệu có đồng bộ, hiệu quả và phù hợp trình độ phát triển của các TĐKT TN ở nước ta?

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>TÓM TẮT CHƯƠNG 1 </b>

Chương 1 đã tổng hợp, phân tích và đánh giá các công trình nghiên cứu đã được nghiên cứu và cơng bố trong và ngồi nước liên quan đến nội dung đề tài của Luận án. Trên cơ sở kết quả này, tác giả có thể khẳng định rằng, các công trình nghiên cứu về TĐKT TN rất phong phú, đa dạng và phần lớn là các cơng trình nghiên cứu ngồi nước. Các cơng trình nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung nghiên cứu về một số vấn đề lý luận chung về TĐKT và về TĐKT NN ở nước ta trong giai đoạn từ năm 2002 đến nay. Đáng lưu ý là các cơng trình khoa học chưa nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về TĐKT TN ở Việt Nam cũng như đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp chính sách thúc đẩy phát triển TĐKT TN ở Việt Nam.

Từ thực tế trên, tác giả cho rằng, hiện vẫn còn khoảng trống nghiên cứu, nhiều vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu một cách có hệ thống, tồn diện về TĐKT TN ở nước ta, đặc biệt là khái niệm, đặc trưng, phương thức hình thành phát triển, các nhân tố tác động đến sự phát triển của TĐKT TN, đề xuất được hệ thống các quan điểm, định hướng và giải pháp, chính sách phát triển TĐKT TN ở tầm nhìn dài hạn hơn để phát triển mạnh mẽ khu vực KTTN hiệu quả và bền vững, thực sự trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta.

Đồng thời, trong Chương này, tác giả cũng đã đưa ra phương pháp nghiên cứu và xây dựng khung phân tích phù hợp mới mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của Luận án.

Ở Chương tiếp theo, Luận án hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế của một số quốc gia trong phát triển TĐKT TN trên cơ sở mục tiêu, mơ hình nghiên cứu đã xây dựng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>CHƯƠNG 2: </b>

<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƯ NHÂN </b>

<b>2.1. Bản chất và đặc điểm của tập đoàn kinh tế tư nhân </b>

<i><b>2.1.1. Cơ sở lý luận về tập đoàn kinh tế tư nhân </b></i>

<i>2.1.1.1. Chi phí giao dịch </i>

Khái niệm về chi phí giao dịch được giới thiệu lần đầu tiên bởi Ronald Coase vào năm 1937. Nghiên cứu của (Coase, 1937; 386-405) đặt nền móng cho học thuyết chi phí giao dịch, đề xuất khái niệm về chi phí giao dịch bằng cách so sánh chi phí của thị trường và chi phí của doanh nghiệp. Thông qua nội bộ hóa sản xuất và các giao dịch vào trong một tổ chức (gọi là doanh nghiệp), doanh nghiệp đem lại lợi ích đáng kể cho các cá nhân, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất (bằng lợi ích kinh tế theo quy mơ) và chi phí giao dịch. Lợi ích về chi phí giao dịch được thể hiện rõ qua việc tiết kiệm được chi phí nghiên cứu thơng tin liên quan đến giá cả và chi phí thương lượng và ký kết hợp đồng. Lợi ích về chi phí đặc biệt đáng kể trong trường hợp hoạt động sản xuất cần đến một chuỗi các hoạt động, thao tác. Coase định nghĩa doanh nghiệp như một mối quan hệ quyền lực “… một hệ thống các mối quan hệ được hình thành khi các nguồn lực được quản lý phụ thuộc vào một người chủ”. Coase đưa ra khái niệm về “hiệu quả tổ chức” (organizational efficiency). Một tổ chức kinh tế được xem là hiệu quả khi giảm thiểu được “chi phí vận hành của hệ thống kinh tế”. Chi phí giao dịch gồm: chi phí xác định giá hợp lý, chi phí thương lượng và ký kết một hợp đồng, chi phí tiền giao dịch và chi phí hậu giao dịch. Theo Coase, khi quy mô doanh nghiệp trở nên lớn hơn, lợi nhuận của chủ doanh nghiệp có thể sẽ giảm xuống và chi phí giao dịch bổ sung trong doanh nghiệp có thể sẽ tăng lên. Đến một điểm nào đó, chi phí giao dịch bổ sung trong phạm vi doanh nghiệp sẽ bằng với chi phí thực hiện giao dịch này trên thị trường hoặc do một chủ doanh nghiệp khác tổ chức. Giá cung cấp một hoặc hơn một yếu tố sản xuất có thể tăng vì “các lợi ích khác” (“other advantages”) của một doanh nghiệp nhỏ lớn hơn của một doanh nghiệp lớn. Điểm mà tại đó doanh nghiệp dừng phát triển có thể được xác định khi kết hợp các yếu tố nêu trên. (Coase, 1937; 386-405) kết luận: “nếu mọi yếu tố khác như nhau, doanh nghiệp sẽ có xu hướng lớn dần khi (i) chi phí tổ chức giảm và các chi phí này, gắn với số lượng giao dịch thực hiện tăng thêm, tăng chậm hơn; (ii) chủ doanh nghiệp ít có khả năng mắc sai lầm và những sai lầm này, gắn với số lượng giao dịch thực hiện tăng thêm, tăng ít hơn; và (iii)

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

giá cung các yếu tố sản xuất giảm (hoặc tăng chậm hơn) so với quy mô lớn hơn của doanh nghiệp”.

Tiếp đến, nghiên cứu của (Williamson, 1975) phát triển học thuyết chi phí giao dịch (transaction cost economics theory) và giải thích sự tồn tại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Học thuyết này của Williamson đã góp phần hồn thiện hơn nghiên cứu trước đây của Coase. Đồng thời, làm rõ các hình thức quản lý giao dịch và các hình thức tổ chức doanh nghiệp khác nhau.

<b>Hình 2.1. Lựa chọn quyết định liên kết liên kết/sát nhập theo chiều dọc của doanh nghiệp </b>

<i>Nguồn: (Williamson, 1975) </i>

Đáng lưu ý là Williamson giải thích về hoạt động liên kết sát nhập theo chiều dọc (vertical integration) của doanh nghiệp. Nếu ∆G (sự chênh lệch giữa chi phí khi thực hiện thơng qua quan hệ phân quyền cấp bậc trong doanh nghiệp và chi phí thực hiện thơng qua thị trường) <0 thì giao dịch được đưa vào quản lý trong doanh nghiệp vì chi phí nội bộ thấp hơn chi phí thị trường. Nếu ∆C (chênh lệch giữa chi phí sản xuất bởi doanh nghiệp và chi phí sản xuất trên thị trường) có giá trị ln dương do thơng qua thị trường có thể giúp hưởng lợi từ nền kinh tế phân tầng; giá trị này cũng là hàm số giảm theo mức độ chuyên dụng của tài sản. Nếu ∆G + ∆C < 0 thì việc liên kết/sát nhập theo chiều dọc của doanh nghiệp là một quyết định lựa chọn tốt hơn. Điểm k* là

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

điểm mà tại đó phương án thị trường hoặc phương án sát nhập tương tự nhau. Đây là chi phí cần phải xem xét để có thể đưa ra lựa chọn thực hiện giao dịch nội bộ hay bên ngồi, góp quan trọng trong phân tích các hoạt động liên kết/sát nhập theo chiều dọc của doanh nghiệp.

Vì vậy, tiết kiệm chi phí giao dịch, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh là một động lực thúc đẩy việc liên kết doanh nghiệp, hình thành các chuỗi cung ứng và nhóm doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình tập đồn kinh tế.

<i>2.1.1.2. Tập trung hóa sản xuất </i>

Tập trung hóa là quá trình tập trung năng lực sản xuất vào những tổ chức sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp) có quy mơ ngày càng lớn, phạm vi hoạt động ngày càng rộng, sử dụng ngày càng nhiều các nguồn lực xã hội hoặc tạo ra mật độ năng lực sản xuất ngày càng cao tại những khu vực địa lý cụ thể. Quá trình này diễn ra nhờ sự tích lũy (bổ sung vốn từ lợi nhuận kinh doanh hoặc bổ sung vốn của các chủ doanh nghiệp) hoặc tích tụ (sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ thành những doanh nghiệp lớn hơn). Đây là kết quả, đồng thời cũng là tác nhân thúc đẩy q trình phân cơng và hợp tác sản xuất trong nội bộ mỗi doanh nghiệp cũng như giữa các doanh nghiệp với nhau. Sự gia tăng quy mô của các doanh nghiệp dẫn tới sự hình thành một số doanh nghiệp lớn có khả năng chi phối nền kinh tế khu vực, quốc gia và thậm chi toàn cầu. Sự gia tăng quy mô của các tổ chức kinh doanh cũng như của bản thân quá trình tập trung hóa thực sự là một quy luật phát triển của nền kinh tế, của sản xuất kinh doanh. Qua phân tích q trình phát triển của nền sản xuất trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản thế kỷ 18- 19, (Marx, 1874) đã xem xét quá trình tích lũy và tích tụ tư bản và khẳng định rằng q trình tích lũy là cơ sở cho sự tái sản xuất mở rộng của nền kinh tế. Đồng thời, nó cũng làm cho quy mơ sản xuất nói chung và quy mơ của các nhà tư bản cá biệt tăng lên. Điều này đồng nghĩa với sự gia tăng quy mô của các doanh nghiệp. Marx thậm chí cịn coi đây là một hiện tượng có tính quy luật của nền kinh tế trong chế độ tư bản (quy luật tích lũy tư bản). (Lênin, 1916) cũng đã chỉ ra rằng bản thân nền sản xuất đã không ngừng tăng quy mơ, từ đó hình thành những xí nghiệp có quy mơ ngày càng lớn. Lênin phân tích chi tiết hơn q trình tập trung hóa sản xuất của các nước cơng nghiệp phát triển trong thời kỳ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 và khẳng định rằng sự tập trung hóa sản xuất đã đạt tới một trình độ mới về chất, không chỉ là sự gia tăng quy mô thuần túy của các tổ chức sản xuất kinh doanh, mà đã có sự tăng quy mơ một cách hồn tồn có ý thức, được thực hiện thông qua sự cấu kết giữa các nhà tư bản công nghiệp với tư bản ngân hàng, từ đây dẫn tới

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

sự độc quyền của các tổ chức sản xuất kinh doanh lớn, hoạt động không chỉ ở một nước, mà ở nhiều nước. Lênin cũng nhận định rằng tiến bộ khoa học- kỹ thuật cũng như sự kết hợp giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng đã thúc đẩy quá trình này.

Sự phát triển sản xuất gắn liền với sự gia tăng quy mô của các doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế. Để phản ánh mức độ tập trung hóa, người ta sử dụng những chỉ tiêu khác nhau, bổ trợ cho nhau. Đó là các chỉ tiêu phản ánh quy mô nguồn lực mà doanh nghiệp khai thác (số lượng lao động, lượng vốn kinh doanh, số lượng thiết bị chủ yếu, sản lượng sản phẩm và doanh thu, lợi nhuận, mặt bằng kinh doanh, số lượng các chi nhánh, công ty con ở nước ngoài…) và các chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của các doanh nghiệp lớn trong sản lượng sản phẩm, đóng góp của chúng vào GDP của quốc gia (mức độ tập trung hóa ở cấp vĩ mô) cũng như tỷ trọng của các sản phẩm chun mơn hóa so với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (mức độ tập trung hóa ở cấp doanh nghiệp).

Tập trung hóa được thực hiện theo 2 hình thức: Tập trung hóa theo sản phẩm và tập trung hóa theo cơng nghệ (cịn gọi là tập trung hóa theo chiều ngang và tập trung hóa theo chiều dọc). Tập trung hóa theo sản phẩm (hay tập trung hóa theo chiều ngang) là quá trình tập trung việc sản xuất kinh doanh một hoặc một số sản phẩm giống nhau vào một số ngày càng ít các tổ chức sản xuất kinh doanh. Những tổ chức này có thể tự mình lớn lên nhờ tích lũy thêm vốn và thu hút thêm các nguồn lực của xã hội hoặc có thể lớn lên nhờ mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp khác cũng sản xuất sản phẩm giống như mình. Đặc điểm của hình thức này là những tổ chức được gắn kết với nhau này sản xuất ra những sản phẩm giống nhau hoặc tương tự nhau. Hình thức tập trung hóa theo sản phẩm (theo chiều ngang) diễn ra sớm nhất, trên cơ sở hình thành sự liên kết lỏng lẻo các doanh nghiệp lại với nhau để chi phối thị trường. Tập trung hóa theo cơng nghệ là hình thức mà trong đó những bộ phận sản xuất thực hiện những giai đoạn công nghệ khác nhau được tập hợp lại với nhau. Nếu hình thành theo con đường tăng quy mơ nhờ tự tích lũy, các doanh nghiệp lớn thường tổ chức sự phân cơng chun mơn hóa từ sớm để mỗi bộ phận cấu thành thực hiện một hoặc một số giai đoạn công nghệ nhất định. Nếu theo con đường sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ thành doanh nghiệp lớn, thường sự chun mơn hóa chỉ được thực hiện nhờ quá trình tổ chức lại sản xuất sau khi thực hiện các thủ tục sáp nhập.

Theo cách thức tiến hành, tập trung hóa cũng được phân chia thành 2 dạng là tập trung hóa tương đối và tập trung hóa tuyệt đối. Tập trung hóa tuyệt đối là hình thức trong đó các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh tăng tuyệt đối quy mơ của

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

mình (sử dụng nhiều nguồn lực để sản xuất và cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn). Điều này dẫn tới sự hình thành những tập đồn, cơng ty lớn, sử dụng một lượng vốn khổng lồ, một lực lượng lao động lớn, hoạt động rộng trong một vài ngành công nghiệp, thiết lập các điểm sản xuất, các chi nhánh hoặc công ty con ở nhiều địa điểm, thậm chí ở nhiều nước. Những cơng ty, tập đồn này khơng chỉ có quy mơ lớn, mà cịn có ảnh hưởng kinh tế - chính trị tới những khơng gian rộng lớn, trong một quốc gia hoặc thậm chí trên phạm vi tồn cầu. Do sự tích lũy vốn và tái sản xuất mở rộng là vấn đề có tính quy luật, sự tập trung hóa tuyệt đối là xu hướng chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế nói chung. Tập trung hóa tương đối xảy ra khi một doanh nghiệp khơng tăng quy mơ của mình, nhưng trong nội bộ doanh nghiệp lại thu hẹp bớt quy mô của một số mặt hàng, dịch vụ để tập trung vào một hoặc một số ít các sản phẩm, dịch vụ. Bằng cách đó, tuy quy mô của doanh nghiệp khơng tăng, nhưng quy mơ của nó về mặt hàng mà nó cung cấp sẽ tăng lên. Điều này có thể giúp doanh nghiệp tạo được một vị thế thuận lợi hơn, chiếm tỷ trọng lớn hơn (và tăng tỷ trọng nhanh hơn) so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Do những lợi thế của chun mơn hóa, đặc biệt là tác động của nó tới việc cải tiến và đổi mới cơng nghệ, nâng cao năng suất lao động, hình thức tập trung hóa tương đối đem lại kết quả khá nhanh.

Tập trung hóa, đặc biệt là sự tập trung hóa dưới hình thức hình thành các tập đồn, tổ chức kinh doanh quy mơ lớn, cịn được phân chia thành (i) tập trung hóa do tích tụ tư bản/ tích tụ vốn và các nguồn lực khác, và (ii) tập trung hóa do tập trung, sáp nhập các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh nhỏ thành các tổ chức sản xuất kinh doanh lớn hơn. Những tập đoàn, doanh nghiệp có quy mơ lớn được thành lập trong quá trình tập trung hóa có những hình thức pháp lý khác nhau ở các quốc gia do điều kiện kinh tế, lịch sử khác nhau. Nhiều tổ chức loại này được gọi là tập đồn hoặc các cơng ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia…

<i>2.1.1.3. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô </i>

Lợi thế kinh tế nhờ quy mô (tiếng Anh: economies of scale) là các lợi thế về chi phí mà cơng ty có được khi sản xuất trở nên hiệu quả, nhờ việc chi phí được phân bổ cho nhiều sản phẩm hơn (EuropeanCommunities, 1997), tức chi phí mỗi đơn vị sản phẩm giảm xuống khi quy mô sản xuất lớn hơn (John McGee, 2020). Lợi thế theo quy mơ có nghĩa là doanh nghiệp lớn hơn hoặc ngành lớn hơn sẽ hiệu quả hơn. Quy mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Doanh nghiệp càng lớn, chi phí tiết kiệm được càng nhiều.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Lợi thế theo quy mơ bên trong xảy ra khi chi phí trên mỗi đơn vị sản lượng phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Lợi thế theo quy mô nội tại đạt được khi doanh nghiệp lớn có lợi thế chi phí so với doanh nghiệp nhỏ, khiến cho ngành trở nên cạnh tranh khơng hồn hảo. Lợi thế kinh tế nhờ quy mơ bên trong có được nhờ: (i) chun mơn hóa lao động và cơng nghệ tích hợp tăng khối lượng sản xuất; (ii) các đơn đặt hàng số lượng lớn (bulk-buying economies) từ các nhà cung cấp giúp giảm chi phí nguyên liệu, hoặc chi phí vốn thấp hơn; và (iii) phân bổ chi phí nội bộ trên nhiều sản phẩm giúp giảm chi phí đơn vị.

Lợi thế theo quy mơ bên ngồi xảy ra khi chi phí đơn vị sản lượng phụ thuộc vào quy mơ của ngành. Ngành có lợi thế theo quy mơ thuần túy bên ngồi sẽ bao gồm nhiều doanh nghiệp nhỏ và cạnh tranh hồn hảo. Lợi thế kinh tế nhờ quy mơ bên ngồi có được nhờ: (i) thiết bị hoặc dịch vụ chuyên dụng có thể cần thiết cho ngành, nhưng chỉ được cung ứng bởi doanh nghiệp khác nếu ngành này có quy mơ lớn và tập trung; (ii) quy tụ lao động: ngành lớn và tập trung có thể thu hút tập hợp lao động, giảm chi phí th mướn và tìm kiếm lao động cho mỗi doanh nghiệp; (iii) lan tỏa kiến thức: người lao động từ các doanh nghiệp khác nhau có thể dễ dàng chia sẻ ý tưởng hơn và có lợi cho mỗi doanh nghiệp trong ngành có quy mơ lớn và tập trung.

Có thể nói lợi thế kinh tế nhờ quy mô là một khái niệm quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào và thể hiện lợi thế tiết kiệm chi phí và lợi thế cạnh tranh mà các doanh nghiệp lớn có được so với các doanh nghiệp nhỏ. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô trong hoạt động thể hiện sự tích tụ nhiều tổ chức thành một tổ chức lớn hơn, hoạt động với quy mô lớn hơn và điều này được đòi hỏi từ áp lực cạnh tranh và yêu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ. Với quy mô lớn, các doanh nghiệp lớn, TĐKT TN sử dụng các nguồn lực tốt hơn, khai thác hết công suất của tổ chức và cho phép giảm thiểu các chi phí kinh doanh nói chung và chi phí trung bình nói riêng. Một số lợi thế khác có liên quan đến quá trình phát triển nhờ quy mơ của TĐKT đó là hiệu ứng kinh nghiệm, hiệu ứng chun mơn hóa và phân công lao động, lợi thế mạng lưới trong hệ thống các TĐKT TN... Các nhà kinh tế học hiện đại cũng xác nhận một quy luật về “lợi thế kinh tế nhờ quy mô” này và khẳng định rằng các doanh nghiệp đều tìm cách tận dụng lợi thế do quy mô lớn đem lại (Todaro and Smith, 2012) và có xu hướng mở rộng quy mơ của doanh nghiệp đó để cải thiện và mở rộng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, đồng thời nâng cao trải nghiệm của người dùng (Park và các cộng sự, 2008), (Carrizosa, 2006). Các nhà kinh tế kinh cổ điển cho rằng

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

quy mô doanh nghiệp hoặc bất kỳ sự thay đổi nào về quy mô doanh nghiệp phụ thuộc vào lợi thế kinh tế nhờ quy mô (Carrizosa, 2006). Hiệu quả kinh tế nhờ quy mơ càng cao thì quy mơ doanh nghiệp tối ưu càng lớn.

Vì vậy, lợi thế hiệu quả kinh tế nhờ quy mô thể hiện sự tích tụ nhiều doanh nghiệp thành một tổ chức lớn hơn; là một trong những động lực thúc đẩy để hình thành nên các tập đồn, tổ chức kinh tế có quy mô lớn (thường được gọi là các TĐKT TN hoặc doanh nghiệp có quy mơ lớn, cơng ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia) nhằm tận dụng những lợi thế do quy mô lớn đem lại.

<i>2.1.1.4. Chuỗi cung ứng và liên kết doanh nghiệp </i>

Chuỗi cung ứng (supply chain) là một thuật ngữ kinh tế mơ tả tồn bộ hệ thống sản xuất và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ, từ giai đoạn đầu tìm nguồn cung ứng ngun liệu thơ cho đến giao sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn thiện cho người dùng cuối cùng. Khái niệm khá phổ biến của (Christopher, 1992) về chuỗi cung ứng là “một mạng lưới các tổ chức có mối quan hệ với nhau thơng qua các liên kết xi và ngược, bao gồm các q trình và hoạt động khác nhau để tạo nên giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ và được đưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng”.

Tiếp cận từ góc độ doanh nghiệp thì chuỗi ứng được hiểu là “tập hợp các doanh nghiệp hoặc tổ chức tham gia trực tiếp và gián tiếp vào các quá trình tạo ra, duy trì và phân phối một loại sản phẩm nào đó cho thị trường. Theo đó, chuỗi cung ứng bao gồm nhiều thành phần tham gia gồm các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng… trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình chuyển đổi, phân phối từ các ngun liệu thơ ban đầu thành thành phẩm và đưa tới thị trường. Mỗi chuỗi cung ứng gắn liền với một loại sản phẩm và một thị trường mục tiêu cụ thể, đồng thời vận hành như một thực thể độc lập để đáp ứng nhu cầu thị trường và mang lại lợi ích tổng thể cho mọi thành viên trong chuỗi. Có 3 dịng chảy chính là (i) dòng vật chất (dòng dịch chuyển của vật liệu, bán thành phẩm, hàng hoá và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng và đủ về số lượng, chất lượng), (ii) dịng tài chính (dịng thanh tốn của khách hàng với nhà cung cấp) và (iii) dịng thơng tin (dịng giao và nhận của các đơn hàng, theo dõi quá trình dịch chuyển của hàng hoá, chứng từ, thể hiện sự trao đổi thông tin hai chiều và đa chiều giữa các thành viên, kết nối các nguồn lực tham gia, giúp chuỗi cung ứng vận hành một cách hiệu quả).

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>Hình 2.2. Mơ hình chuỗi cung ứng </b>

<i>Nguồn: (Wisner và các cộng sự, 2012), trang 6. </i>

Ngày nay, chuỗi cung ứng đang trở nên phổ biến trong tất cả các ngành công nghiệp trên tồn cầu và cả các cơng ty lớn và nhỏ đều nhận ra những lợi ích do quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả mang lại. Nhiều công ty hoặc tập đồn lớn có xu hướng tập trung nhiều hơn vào năng lực cốt lõi, đồng thời cố gắng tạo liên minh hoặc quan hệ đối tác chiến lược với các nhà cung cấp, công ty vận tải và kho bãi, nhà phân phối và các khách hàng khác. Cách tiếp cận hợp tác này để sản xuất và phân phối các sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng đang trở nên hiệu quả và là trọng tâm của việc tổ chức và quản lý chuỗi cung ứng (SCM). Các doanh nghiệp lớn cũng thực hiện việc mua bán doanh nghiệp theo cả 2 hướng: mua những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng sản phẩm để tổ chức lại sản xuất (hoặc để tổ chức lại thị trường) hoặc mua những doanh nghiệp gia cơng cho mình để khép kín quy trình cơng nghệ. Một hình thức khác là các doanh nghiệp, kể cả những tập đoàn quốc tế lớn, tìm cách thiết lập hệ thống gia cơng, “cơng nghiệp phụ trợ” trên phạm vi tồn cầu. Căn cứ vào chuỗi cung ứng hình thành từ sự chun mơn hóa theo cơng nghệ, các doanh nghiệp, tập đoàn này thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và ổn định với các nhà cung cấp, tạo điều kiện để họ có thể chuyên mơn hóa ngày càng sâu nhờ trang bị các cơng nghệ và thiết bị chuyên dụng, sử dụng lao động có trình độ chun mơn hóa cao. Bằng các công cụ và phương pháp kỹ thuật cũng như kinh tế, chính các tập đồn, doanh nghiệp quy mơ lớn tạo ra sự ràng buộc ngày càng chặt chẽ của các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ vào họ.

</div>

×