Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Bài thảo luận ptnvpm nhóm 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 83 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ &THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ </b>

<b>BÀI THẢO LUẬN </b>

<b>HỌC PHẦN: PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ PHẦN MỀM </b>

<b>NHĨM 1 </b>

<b>ĐỀ TÀI: Phân tích nghiệp vụ phần mềm quản lý thư viện </b>

<b>Giảng viên hướng dẫn : GV. Hàn Minh Phương Mã lớp học phần : eCIT2611 </b>

<b>HÀ NỘI, 2023 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>3.1. Phân tích các yêu cầu... 21 </b>

3.1.1. Các yêu cầu chức năng ... 22

3.1.2. Các yêu cầu phi chức năng ... 23

<b>II. PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ... 25 </b>

<b>2.1. Biểu đồ Use-case tổng quát ... 25 </b>

<b>2.2. Biểu đồ phân cấp chức năng của hệ thống ... 26 </b>

2.3.5. Chức năng “Cập nhật thông tin bạn đọc” ... 43

2.3.6. Chức năng “Xem thông tin bạn đọc” ... 47

2.3.7. Chức năng “Quản lý mượn” ... 51

2.3.8. Chức năng “Quản lý trả” ... 54

2.3.9. Chức năng “Báo cáo, thống kê” ... 58

<b>III. THIẾT KẾ GIAO DIỆN ... 62 </b>

<b>3.1. Thiết kế giao diện ... 62 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

3.1.3. Giao diện đăng ký ... 64

3.1.4. Giao diện quản lý tài khoản ... 65

3.1.5. Giao diện quản lý sách ... 67

3.1.6. Giao diện quản lý bạn đọc ... 69

3.1.7. Giao diện quản lý mượn trả ... 71

3.1.8. Giao diện báo cáo, thống kê ... 73

3.1.9. Giao diện thông báo ... 74

<b>PHÂN TÍCH TÀI LIỆU ( CHỨNG TỪ, BÁO CÁO) ... 74 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM </b>

cầu phần mềm (Tài liệu SRS)

cầu phần mềm (Tài liệu SRS)

( mô hình Activity Diagram )

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>

Trong thời đại hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, ngày càng có nhiều doanh nghiệp ứng dụng hệ thống thơng tin vào hoạt động quản lý kinh doanh để tối ưu hóa các nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, chi phí để giúp cho hoạt động kinh doanh được hiệu quả và tối ưu hơn. Từ đó có thể giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác đồng thời cũng giúp cho doanh nghiệp nâng cao chất lượng và vươn tầm với thế giới. Để có thể tạo hệ thống thông tin ứng dụng trong doanh nghiệp thì cần bắt buộc một bản phân tích thiết kế, bản phân tích thiết kế theo thời gian thì cũng cần phải đòi hỏi chi tiết, tỉ mỉ, chính xác và mơ tả được những trường hợp xảy ra trong vịng đời và có thể dựa vào đó để nắm bắt được sự thay đổi của hệ thống, khắc phục các sự cố và đặc biệt là có khả năng sử dụng lại cao mà hầu hết các ứng dụng ngày nay đòi hỏi.

Ngày nay, phân tích và thiết kế hệ thống thơng tin theo hướng đối tượng là hình thức phân tích thiết kế được sử dụng phổ biến nhất do tính hiệu quả và có nhiều lợi ích nổi trội của nó sơ với các hình thức khác như khả năng sử dụng lại, miền sử dụng rộng,...

Bằng các kiến thức được học trong học phần “Phân tích nghiệp vụ phần mềm” do giảng viên Hàn Minh Phương giảng dạy, nhóm đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài “Phân tích nghiệp vụ phần mềm quản lý thư viện”.

Trong quá trình thực hiện và hồn thiện bài báo cáo, chắc hẳn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, nhóm rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp từ giảng viên và các bạn bởi sự đóng góp của mọi người chính là nền tảng giúp nhóm có thể hồn thiện bài báo cáo một cách tốt nhất.

Xin chân thành cảm ơn!

<b>Hà Nội – 2023 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

<i>Bảng 1. Use-Case Name: Đăng nhập hệ thống Bảng 2. Use-Case Name: Đăng ký hệ thống Bảng 3. Use-Case Name: Cập nhật thông tin sách Bảng 4. Use-Case Name: Tìm kiếm thơng tin sách Bảng 5. Use-Case Name: Cập nhật thông tin bạn đọc Bảng 6. Use-Case Name: Xem thông tin bạn đọc Bảng 7. Use-Case Name: Quản lý mượn </i>

<i>Bảng 8. Use-Case Name: Quản lý trả </i>

<i>Bảng 9. Use-Case Name: Báo cáo, thống kê </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC HÌNH VẼ </b>

<i>Hình 1. Biểu đồ UC tổng quát của hệ thống quản lý thư viện Hình 2: Biểu đồ Activity cho chức năng “Đăng nhập” Hình 3. Biểu đồ Use-Case Đăng nhập hệ thống </i>

<i>Hình 4: Biểu đồ Activity cho chức năng “Đăng ký” Hình 5. Biểu đồ Use-case cho chức năng “Đăng ký” </i>

<i>Hình 6: Biểu đồ Activity cho chức năng “Cập nhật thơng tin sách” Hình 7: Biểu đồ Use-case cho chức năng “Cập nhật thơng tin sách” Hình 8: Biểu đồ Activity cho chức năng “Tìm kiếm” </i>

<i>Hình 10: Biểu đồ Activity cho chức năng “Cập nhật thông tin bạn đọc” Hình 11: Biểu đồ Use-case cho chức năng “Cập nhật thơng tin bạn đọc” Hình 12: Biểu đồ Activity cho chức năng “ Xem thơng tin bạn đọc” Hình 13 : Biểu đồ Use-case cho chức năng “Xem thông tin bạn đọc” Hình 14: Biểu đồ Activity cho chức năng “Quản lý mượn” </i>

<i>Hình 15 : Biểu đồ Use-case cho chức năng “Quản lý mượn” Hình 16: Biểu đồ Activity cho chức năng “Quản lý trả” Hình 17 : Biểu đồ Use-case cho chức năng “Quản lý trả” Hình 18: Biểu đồ Activity cho chức năng “Báo cáo, thống kê” Hình 19 : Biểu đồ Use-case cho chức năng “Báo cáo, thống kê” Hình 20. Giao diện chương trình chính </i>

<i>Hình 21. Giao diện đăng nhập Hình 22: Giao diện đăng kí </i>

<i>Hình 23: Giao diện quản lý tài khoản (1) Hình 24: Giao diện quản lý tài khoản (2) Hình 25: Giao diện quản lý tài khoản (3) Hình 26: Giao diện quản lý sách (1) Hình 27: Giao diện quản lý sách (2) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>Hình 29: Giao diện quản lý bạn đọc (2) Hình 30: Giao diện quản lý mượn trả (1) Hình 31: Giao diện quản lý mượn trả (2) Hình 32: Giao diện quản lý mượn trả (3) Hình 33: Giao diện báo cáo, thống kê Hình 34: Giao diện thơng báo </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>PHIẾU KHẢO SÁT </b>

<b>Dự án: Thiết kế phần mềm quản lý thư viện </b>

<b>1. THÔNG TIN CHUNG </b>

Nội dung khảo sát: Khảo sát thu nhập thơng tin để phân tích và thiết kế phần mềm quản lý thư viện

Thời gian khảo sát: 9:00 ngày 15/10/2023 Địa điểm: Trường Đại học A

Thành viên tham gia khảo sát:

1 Nguyễn Đức An Chuyên viên phân tích nghiệp vụ phần mềm 2 Hứa Quốc Anh Chuyên viên phân tích nghiệp vụ phần mềm 3 Nguyễn Linh Chi Giám đốc thư viện

<b>2. NỘI DUNG KHẢO SÁT </b>

<b>* Cơ cấu tổ chức </b>

<i><b>1. Cơ cấu tổ chức, phòng ban của khách hàng? Nhiệm vụ chức năng các phịng ban? </b></i>

Thư viện của chúng tơi có ba bộ phận chính, ba bộ phận này hoạt động có quan hệ tương đối độc lập trong nhiều quy trình xử lý cơng việc:

<small></small> Bộ phận cập nhật, bổ sung, trao đổi, sắp xếp thông tin, xử lý kỹ thuật (ký hiệu là CNSX): Nhiệm vụ chính của bộ phận này là mua sách, nhập sách từ nhiều nguồn khác nhau. Liên hệ với bộ phận bạn đọc để có danh sách các yêu cầu cập nhật sách. Bộ phận này cịn có trách nhiệm xử lý kỹ thuật đối với những đầu sách được nhập về như đóng dấu, gán nhãn, làm hồ sơ cho sách, đăng ký vào sổ tài liệu tài sản của thư viện, nhập vào cơ sở dữ liệu.

<small></small> Bộ phận phân loại biên mục và xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu (ký hiệu là XDBM): Khi nhận được sách từ bộ phận CNSX - bộ phận XDBM có trách nhiệm phân loại tài liệu thành nhiều thư mục, định ra từ khóa để phục vụ cho cơng tác tìm kiếm, tra cứu tài liệu sau này. Bên cạnh đó bộ phận XDBM hồn thiện quy trình cập nhật sách bằng cách đưa sách về kho, phân loại sách theo từng kho và nhập cơ sở dữ liệu đối với những trường cần bổ sung đối với từng đầu sách.

Bộ phận quản lý bạn đọc và mượn trả (ký hiệu là BDMT): Có trách nhiệm trực tiếp tiếp xúc với bạn đọc, quản lý thông tin tình hình sử dụng sách trong thư viện. Đối với những loại sách cần được bảo lưu cẩn thận cần có cơ chế đặc biệt để kiểm tra, gia hạn thời gian đọc và thông báo với bạn đọc trong trường hợp những sách thuộc loại này

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

được đem trả từ bạn đọc và phạt tiền trong trường hợp tài liệu được đem trả có hư hỏng. Cần có quan hệ chặt chẽ với Phòng Đào tạo, văn phòng các Khoa, Bộ mơn trong trường để có kế hoạch rõ ràng cụ thể về việc cập nhật, bổ sung tài liệu cho bộ phận CNSX.

<i><b>2. </b>Đối tượng sử dụng chính của phần mềm là bộ phận/ phòng ban nào?</i>

Đối tượng sử dụng chính của phần mềm là bộ phận quản lý bạn đọc và mượn trả.

<i><b>3. Hiện tại thư viện của trường đang có bao nhiêu nhân viên? </b></i>

Thư viện của trường chúng tơi hiện tại đang có khoảng 50 nhân viên làm việc.

<b>* Hiện trạng phần mềm đang sử dụng </b>

<i><b>4. Hiện tại trường của anh/chị đang sử dụng phần mềm quản lý thư viện nào? </b></i>

Hiện tại, thư viện của trường chúng tôi đang sử dụng phần mềm Nano eLib để quản lý thông tin thư viện.

<i><b>5. Anh/Chị hãy mơ tả các tính năng chính của phần mềm quản lý thư viện Nano eLib? </b></i>

Phần mềm quản lý thư viện trường chúng tôi đang sử dụng có một số tính năng chính như sau:

1. Quản lý đầu sách: Quản lý thông tin đầu sách, các thông tin liên quan đến đầu sách, nội dung mô tả chi tiết về đầu sách, loại sách, trạng thái sách, tên sách, tựa đề sách, các ký hiệu phân loại sách, tác giá sách, năm xuất bản, số lần tái bản. Quản lý thơng tin đầu sách theo kho đóng và kho mở. Hỗ trợ tối đa việc tra cứu đầu sách theo tất cả các thông tin liên quan đến sách, kể cả phần mô tả và ghi chú của đầu sách.

2. Quản lý phân loại sách: Quản lý loại sách lưu trữ trong thư viện, trong kho đóng và kho mở, quản lý cả các loại thông tin của một số dạng dữ liệu khác (tạp chí, báo chí, phim tư liệu, các dạng tài liệu khác,..). Tích hợp hệ thống phân loại sách theo các tiêu chuẩn thư viện chung của Việt Nam cũng như quốc tế

3. Quản lý nhà xuất bản: Quản lý thông tin nhà xuất bản, lưu trữ thông tin nhà xuất bản như phần quan trọng trong việc hỗ trợ tìm kiếm các loại tài liệu và đầu sách liên quan.

4. Quản lý tình trạng sách: Quản lý trạng thái sách, sách đang trong tình trạng phục vụ hay bảo dưỡng, đầu sách trong kho còn hay hết, có thể phục vụ nhu cầu mượn của độc giả hay không, hay được ghi nhận vào các phiếu chờ.

5. Quản lý nhân viên: Quản lý nhân viên (thủ thư) của thư viện, nhân viên trực ban, nhân viên chịu trách nhiệm trong từng vị trí đặc trưng, quản lý các đối tượng liên quan khác. Lập thời gian biểu, phân công công tác, phân ca làm việc.

6. Quản lý quyền và phân quyền: Chế độ phân quyền hoàn chỉnh, nhằm phục vụ cho môi trường cộng tác và đa người dùng, phân quyền phân cấp do chính ban quản trị thư viện thực hiện.

7. Quản lý hệ thống báo cáo: Báo cáo nhà sách, báo cáo nhà xuất bản, báo cáo tác giả sách, tình trạng sách, vị trí sách, phiếu mượn sách.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

8. Quản lý hệ thống thống kê: Thống kê sách, thống kê nhà xuất bản, tác giả sách, vị trí lưu trữ sách trong kho và các thống kê khách liên quan

<i><b>6. Phạm vi sử dụng phần mềm Nano eLib? </b></i>

Phạm vi sử dụng của phần mềm Nano eLib rất rộng rãi, bao gồm các thư viện thuộc mọi loại hình, quy mơ, từ các thư viện công cộng, thư viện trường học, thư viện đại học, đến các thư viện chuyên ngành, thư viện doanh nghiệp. Đối với trường chúng tôi, phần mềm này được sử dụng để quản lý các tài liệu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo,... phục vụ cho nhu cầu học tập của sinh viên.

<i><b>7. Cách thức tổ chức và quản trị phần mềm? </b></i>

Ở thư viện trường chúng tôi, phần mềm Nano eLib được tổ chức và quản trị theo mơ hình phân cấp, bao gồm các cấp độ sau:

<small> Cấp độ cao nhất: Ban Giám đốc thư viện là người chịu trách nhiệm chung về việc </small> triển khai và quản lý phần mềm Nano eLib.

<small></small>Cấp độ trung gian: Các phòng ban chuyên môn của thư viện là những người chịu trách nhiệm triển khai và quản lý phần mềm Nano eLib theo từng lĩnh vực cụ thể. <small></small>Cấp độ cơ sở: Cán bộ thư viện là người trực tiếp sử dụng phần mềm Nano eLib để

thực hiện các nhiệm vụ cơng tác của mình.

<i><b>8. Tốc độ xử lý thông tin của phần mềm Nano eLib vào thời điểm hiện tại ra sao? </b></i>

Vào thời điểm hiện tại, tốc độ xử lý thông tin của phần mềm Nano eLib đã được cải thiện đáng kể so với thời điểm đầu mà thư viện trường chúng tôi bắt đầu sử dụng. Tuy nhiên, tốc độ xử lý thông tin của phần mềm này vẫn còn chậm ở một số trường hợp, chẳng hạn như khi truy vấn dữ liệu lớn hoặc khi có nhiều người dùng truy cập cùng lúc.

<i><b>9. </b>Hiện tại các chức năng trên phần mềm Nano eLib có đáp ứng tốt được nhu cầu sử </i>

<i><b>dụng của thư viện trường anh/chị không? </b></i>

Hiện tại, tôi thấy phần mềm này đang đáp ứng khá tốt những nhu cầu của thư viện trường. Phần mềm cung cấp đầy đủ các chức năng cần thiết để quản lý và vận hành thư viện của trường như quản lý người dùng, quản lý tài liệu, quản lý mượn trả, quản lý báo cáo.

Tuy nhiên phần mềm vẫn còn những hạn chế như tốc độ xử lý thơng tin vẫn cịn chậm ở một số trường hợp, chẳng hạn như khi truy vấn dữ liệu lớn hoặc khi có nhiều người dùng truy cập cùng lúc. Giao diện người dùng chưa được tối ưu hóa, khiến người dùng mới có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng.

<i><b>10. Các vấn đề về an ninh, bảo mật của phần mềm ? </b></i>

Đến thời điểm hiện tại, thư viện trường chúng tôi chưa gặp vấn đề nào về an ninh, bảo mật của phần mềm này. Phần mềm Nano eLib được sử dụng tại thư viện trường chúng tơi đã được tích hợp một số biện pháp bảo mật như tường lửa, mã hóa dữ liệu, xác thực hai yếu tố,...

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i><b>11. Các thống kê, báo cáo của phần mềm? </b></i>

Các thống kê và báo cáo của phần mềm Nano eLib bao gồm:

<small></small>Thống kê về tài liệu: Thống kê này cung cấp thông tin về số lượng tài liệu trong thư viện, số lượng tài liệu được mượn, số lượng tài liệu được trả,...

<small></small>Thống kê về người dùng: Thống kê này cung cấp thông tin về số lượng người dùng, số lượng lượt truy cập vào thư viện, số lượng tài liệu được mượn bởi người dùng,... <small></small>Thống kê về hoạt động mượn trả: Thống kê này cung cấp thông tin về số lượng tài

liệu được mượn trả theo ngày, theo tháng, theo năm,...

<small></small>Thống kê về các khoản phạt: Thống kê này cung cấp thông tin về số lượng tài liệu bị phạt, số tiền phạt,...

<small></small>Báo cáo về hoạt động của thư viện: Báo cáo này cung cấp một cái nhìn tổng quan về hoạt động của thư viện, bao gồm các thông tin về tài liệu, người dùng, hoạt động mượn trả,...

<i><b>12. Những khó khăn gặp phải trong q trình sử dụng phần mềm? </b></i>

Thư viện của trường chúng tôi vẫn đang gặp phải những khó khăn trong q trình sử dụng phần mềm này, đó là:

<small></small>Khó khăn về mặt kỹ thuật: Một số người dùng, đặc biệt là những người khơng sử dụng máy tính thường xun, thường sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng các tính năng của phần mềm.

<small></small>Khó khăn về mặt ngơn ngữ: Phần mềm Nano eLib được phát triển bằng tiếng Việt, do đó những người dùng khơng sử dụng tiếng Việt có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng phần mềm.

<small></small>Khó khăn về mặt chức năng: Một số người dùng cảm thấy phần mềm Nano eLib chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của họ, chẳng hạn như tính năng tìm kiếm tài liệu, tính năng phân loại tài liệu,...

<small></small>Chi phí bản quyền: Thư viện của trường phải trả phí bản quyền cho nhà cung cấp phần mềm Nano eLib hàng năm. Mức phí bản quyền này phụ thuộc vào số lượng người dùng và tính năng của phần mềm.

<small></small>Chi phí hỗ trợ kỹ thuật: Thư viện phải trả phí hỗ trợ kỹ thuật cho nhà cung cấp phần mềm Nano eLib để được hỗ trợ trong trường hợp gặp lỗi phần mềm hoặc các vấn đề kỹ thuật khác.

<small></small>Chi phí bảo trì: Thư viện phải trả phí bảo trì cho nhà cung cấp phần mềm để đảm bảo phần mềm luôn được cập nhật các phiên bản mới nhất và vá các lỗ hổng bảo mật.

Vào thời điểm hiện tại, chi phí vận hành của phần mềm Nano eLib hàng năm mà thư viện trường chúng tôi phải chi trả là khoảng 500 triệu đồng. Chi phí này được sử dụng để trả phí bản quyền, phí hỗ trợ kỹ thuật và phí bảo trì.

<b>* Sự mong đợi về phần mềm mới </b>

<i><b>14. Thư viện trường anh/chị có đặt ra mục tiêu gì cho phần mềm sắp tới? </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Mục tiêu mà chúng tôi muốn hướng đến là tối ưu hóa q trình quản lý và vận hành thư viện. Hệ thống sẽ hoạt động nhanh, chính xác, logic hơn, dễ sử dụng và làm quen, dễ vận hành hơn.

<i><b>15. Anh/Chị muốn phần mềm sẽ phát triển những chức năng mới nào? </b></i>

Chúng tôi muốn phần mềm sẽ cập nhật một số chức năng mới như:

<small></small>Quản lý thông tin độc giả: Phần mềm cho phép thêm, sửa, xóa thơng tin độc giả như tên độc giả, số điện thoại, địa chỉ, email

<small></small>Quản lý hạn mức mượn sách: Phần mềm giúp thiết lập hạn mức mượn sách cho từng loại độc giả, ví dụ như số lượng sách tối đa một độc giả có thể mượn trong một thời gian nhất định.

<small></small>Chức năng nhập thông tin bạn đọc trở nên dễ dàng. <small></small>Chức năng gửi yêu cầu mua tài liệu mới nhanh chóng.

<i><b>16. Anh/Chị có u cầu gì về hiệu suất và hiệu năng của phần mềm không? </b></i>

Phần mềm mới cần cung cấp một cách nhanh chóng và hiệu quả để truy cập và tìm kiếm thơng tin về các cuốn sách trong thư viện. Hệ thống tìm kiếm thông minh và giao diện người dùng thân thiện giúp tăng cường hiệu năng và hiệu suất của phần mềm.

Phần mềm mới cần được tối ưu hóa để có thể xử lý cùng lúc nhiều người dùng và phiên làm việc. Hệ thống nên có tính ổn định và đáng tin cậy để ngăn chặn các sự cố và ngừng hoạt động.

Phần mềm mới nên được thiết kế để dễ dàng tích hợp và mở rộng với các hệ thống khác, như trang web thư viện và công nghệ mới. Điều này giúp cải thiện hiệu suất và hiệu năng của phần mềm trong việc trao đổi thông tin và mở rộng chức năng.

<i><b>17. Đa nền tảng, đa thiết bị? </b></i>

Chúng tôi mong muốn phần mềm sắp tới người dùng có thể truy cập và sử dụng phần mềm trên nhiều nền tảng và thiết bị khác nhau, bao gồm máy tính, điện thoại thơng minh và máy tính bảng. Người dùng có thể truy cập và sử dụng phần mềm mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi họ không có máy tính ở bên cạnh.

<small></small>Khả năng tích hợp: Phần mềm cần hỗ trợ các giao thức kết nối tiêu chuẩn và hỗ trợ các định dạng dữ liệu tiêu chuẩn.

<small></small>Khả năng kết nối với thiết bị ngoại vi: Phần mềm cần hỗ trợ nhiều loại thiết bị ngoại vi và hỗ trợ các giao thức kết nối tiêu chuẩn, chẳng hạn như máy quét mã vạch, máy in thẻ,..

<i><b>19. An toàn bảo mật? </b></i>

<small></small>Sử dụng hệ thống mã hóa: Dữ liệu của thư viện cần được mã hóa để bảo vệ khỏi các truy cập trái phép.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<small></small>Áp dụng các biện pháp xác thực: Người dùng cần được xác thực trước khi có thể truy cập vào hệ thống. Các biện pháp xác thực có thể bao gồm sử dụng username, password, mã OTP,...

<small></small>Tạo các bản sao lưu dữ liệu: Các bản sao lưu dữ liệu cần được lưu trữ ở một nơi an tồn để có thể khơi phục dữ liệu trong trường hợp xảy ra sự cố.

<b>* Các quy tắc nghiệp vụ, quy trình xử lý </b>

<i><b>20. </b>Anh/Chị có thể mơ tả, liệt kê các cơng việc hàng ngày mà thư viện trường đang thực </i>

<i><b>hiện về nghiệp vụ? </b></i>

1. Quản lý tài liệu:

<small></small>Nhận và xử lý tài liệu mới: Tiếp nhận tài liệu mới từ các nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức,... và tiến hành xử lý, nhập dữ liệu vào hệ thống.

<small></small>Bổ sung tài liệu: Tìm kiếm và bổ sung tài liệu mới để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc. <small></small>Biên mục tài liệu: Phân loại, mô tả và lập chỉ mục tài liệu để phục vụ cho việc tra

cứu và truy cập tài liệu.

<small></small>Tổ chức tài liệu: Sắp xếp, phân loại và bố trí tài liệu trong kho lưu trữ của thư viện. <small></small>Lưu trữ tài liệu: Bảo quản và bảo vệ tài liệu khỏi các tác động gây hư hại.

<small></small>Mượn trả tài liệu: Thực hiện các thủ tục mượn, trả và gia hạn tài liệu cho bạn đọc. <small></small>Tra cứu tài liệu: Hỗ trợ bạn đọc trong quá trình tra cứu tài liệu.

<small></small>Sử dụng thiết bị và dịch vụ của thư viện: Cung cấp và hỗ trợ bạn đọc trong quá trình sử dụng các thiết bị và dịch vụ của thư viện.

4. Quản lý hệ thống:

<small></small>Quản trị hệ thống: Cài đặt, cấu hình và bảo trì hệ thống phần mềm quản lý thư viện. <small></small>Sử dụng hệ thống: Hướng dẫn, đào tạo và hỗ trợ người dùng trong quá trình sử dụng

hệ thống.

<small></small>Xử lý lỗi và sự cố: Phát hiện, xử lý và khắc phục các lỗi và sự cố của hệ thống.

<i><b>21. Quy trình nghiệp vụ gồm các mảng quy trình nào? </b></i>

Quy trình nghiệp vụ gồm các mảng quy trình như sau: <small></small>Đăng nhập/ Quyền truy cập

<small></small>Quản lý nguồn tài liệu <small></small>Quản lý sách trong thư viện <small></small>Quản lý độc giả

<small></small>Quản lý mượn/trả <small></small>Quản lý vi phạm <small></small>Thống kê và báo cáo

<small></small>Sao lưu và phục hồi dữ liệu

<b>* Cập nhật và nâng cấp </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i><b>22. Mơ tả luồng thực hiện của quy trình ? </b></i>

1. Đăng nhập/ Quyền truy cập: Người dùng phải đăng nhập để truy cập vào hệ thống, có nhiều quyền truy cập cho các vai trị khác nhau như người quản lý, nhân viên thư viện.

2. Quản lý nguồn tài liệu:

<small></small>Nhập liệu: Nhập thơng tin về sách, báo, tạp chí và tài liệu khác <small></small>Cập nhật/Xóa: Cập nhật hoặc xóa thơng tin tài liệu

<small></small>Tìm kiếm: Tìm tài liệu dựa trên tiêu đề, tác giả, chủ đề hay mã số 3. Quản lý sách trong thư viện:

<small></small>Tìm kiếm: Tìm tên sách, loại sách

<small></small>Cập nhật/Xóa: Thêm, sửa, xóa những thông tin của sách

<small></small>Quản lý sách: Xem và thống kê số lượng các sách của thư viện; Quản lý thêm sách, hủy sách, phân loại sách; Kiểm tra mất mát sách hoặc hỏng trong thư viện. 4. Quản lý độc giả:

<small></small>Đăng ký/Thẻ thư viện: Cấp thẻ thư viện cho độc giả mới <small></small>Cập nhật/Xóa: Cập nhật hoặc xóa thơng tin độc giả

<small></small>Tìm kiếm: Tìm thơng tin độc giả dựa trên tên, mã số, hoặc thông tin khác.

<small></small>Xem thông tin độc giả: Xem thông tin cá nhân khi đăng ký và danh sách đang mượn, đã mượn và quá hạn.

5. Quản lý mượn/trả:

<small></small>Tìm thơng tin: Tìm thơng tin mượn (ngày mượn, ngày đáo hạn, loại sách, tên sách mượn,...)

<small></small>Mượn: Ghi nhận việc một độc giả mượn tài liệu, kèm theo ngày mượn và hạn trả. <small></small>Trả: Ghi nhận việc trả sách và kiểm tra xem có q hạn hay khơng.

<small></small>Gia hạn: Cho phép độc giả gia hạn mượn sách. 6. Quản lý vi phạm:

<small></small>Quá hạn: Tính phí cho những độc giả trả sách quá hạn.

<small></small>Mất hoặc hỏng: Ghi nhận và tính phí cho tài liệu mất hoặc hỏng.

<small></small>Gửi thông báo: Gửi các thông báo tới người dùng quá email như thông báo mượn/trả sách, xác nhận đăng ký, thông báo vi phạm.

7. Thống kê và báo cáo: Tạo ra các báo cáo thống kê về số lượng tài liệu, số lần mượn/trả, vi phạm, và thông tin khác.

8. Sao lưu và phục hồi dữ liệu: Đảm bảo an toàn dữ liệu bằng việc sao lưu thường xuyên và có khả năng phục hồi khi cần.

9. Cập nhật và nâng cấp: Phần mềm cần được cập nhật thường xuyên để đáp ứng nhu cầu thay đổi và cải tiến tính năng.

<i><b>23. Các vấn đề, thực trạng tồn tại của quy trình? </b></i>

<small></small>Quy trình quản lý cịn mang tính thủ cơng, chưa được số hóa: Thư viện vẫn sử dụng các phương pháp quản lý truyền thống, thủ công, dẫn đến các hoạt động quản lý gặp nhiều khó khăn, tốn kém thời gian và chi phí.

<small></small>Thiếu sự đồng bộ giữa các quy trình quản lý: Các quy trình quản lý trong thư viện thường được thực hiện một cách rời rạc, thiếu sự đồng bộ, dẫn đến tình trạng

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<small></small>Cán bộ quản lý thư viện chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ quản lý: Cán bộ quản lý thư viện thường được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, nhưng chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ quản lý. Điều này dẫn đến việc họ gặp khó khăn trong việc triển khai và áp dụng các quy trình quản lý một cách hiệu quản.

<i><b>24. Các thông tin đầu vào và đầu ra của quy trình ? </b></i>

1. Thơng tin đầu vào

Thơng tin đầu vào của quy trình quản lý thư viện bao gồm:

<small></small>Thông tin về tài liệu: bao gồm thơng tin về các đầu sách, tạp chí, báo, luận văn,... trong thư viện.

<small></small>Thông tin về bạn đọc: bao gồm thông tin về người sử dụng thư viện, chẳng hạn như tên, tuổi, địa chỉ,...

<small></small>Thông tin về dịch vụ: bao gồm thông tin về các dịch vụ mà thư viện cung cấp, chẳng hạn như mượn trả tài liệu, tra cứu tài liệu,...

<small></small>Thông tin về hệ thống: bao gồm thông tin về phần mềm quản lý thư viện, hệ thống máy móc, thiết bị,...

2. Thông tin đầu ra

Thông tin đầu ra của quy trình quản lý thư viện bao gồm:

<small></small>Thông tin về tài liệu: bao gồm thông tin về tình trạng tài liệu, lịch sử sử dụng tài

Có, quy tắc nghiệp vụ và quy trình xử lý của phần mềm quản lý thư viện có thể thay đổi theo thời gian. Có nhiều lý do khiến quy tắc nghiệp vụ và quy trình xử lý của phần mềm quản lý thư viện có thể thay đổi, bao gồm:

<small> </small>Thay đổi nhu cầu của người dùng: Các thư viện ln tìm cách cải thiện dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Điều này có thể dẫn đến việc thay đổi quy tắc nghiệp vụ và quy trình xử lý để đáp ứng các nhu cầu mới.

<small> </small>Thay đổi quy định của pháp luật: Các quy định của pháp luật về thư viện có thể thay đổi theo thời gian. Điều này có thể dẫn đến việc thay đổi quy tắc nghiệp vụ và quy trình xử lí để đảm bảo tuân thủ các quy định mới.

<small> Cải tiến công nghệ: Công nghệ liên tục phát triển và các phần mềm quản lý thư </small> viện cũng được cập nhật theo các công nghệ mới. Điều này có thể dẫn đến việc thay đổi quy tắc nghiệp vụ và quy trình xử lí để tận dụng các tính năng mới của phần mềm.

<b>* Ràng buộc về pháp lý và các tiêu chuẩn</b>

<i><b>26. Liệt kê các tiêu chuẩn, quy định đang được áp dụng tại đơn vị? </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<small></small>Quy định về quyền và nhiệm vụ của thủ thư: Đây là quy định về vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của thủ thư thư viện trong việc quản lý tài liệu, phục vụ độc giả và duy trì hoạt động của thư viện.

<small></small>Quy định về tổ chức và quản lý tài liệu: Đây là quy định về cách tổ chức và quản lý các tài liệu trong thư viện, bao gồm việc xếp dỡ, sắp xếp, phân loại và ghi chú về các tài liệu.

<small></small>Quy định về tiếp nhận tài liệu: Đây là quy định về quy trình và quy định tiếp nhận các tài liệu cho thư viện, bao gồm quy định về nguồn kinh phí, đánh giá và chọn lựa tài liệu, và quy trình nhập khẩu và kiểm tra tài liệu.

<small></small>Quy định về quản lý mượn trả sách: Đây là quy định về quy trình mượn và trả sách cho độc giả, bao gồm quy tắc về thời gian mượn sách, số lượng sách được mượn, quy trình đăng ký mượn sách và quy định trách nhiệm và khoản phạt trong trường hợp sách bị mất hoặc hư hỏng.

<small></small>Quy định về bảo quản và duy trì sách: Đây là quy định để duy trì và bảo quản sách trong tình trạng tốt nhất, bao gồm việc kiểm tra định kỳ, vệ sinh và bảo dưỡng sách, vệ sinh thư viện và các biện pháp để bảo vệ sách khỏi hư hỏng, mất mát hoặc đánh cắp.

<small></small>Quy định về sử dụng và truy cập tài liệu: Đây là quy định về quyền và trách nhiệm của độc giả trong việc sử dụng và truy cập tài liệu trong thư viện, bao gồm quy định về đăng ký thẻ thư viện, quy tắc sử dụng tài liệu và quy định về giới hạn truy cập đối với các nguồn thông tin đặc biệt.

<small></small>Quy định về công nghệ thông tin và dịch vụ trực tuyến: Đây là quy định và hướng dẫn về việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp dịch vụ của thư viện, bao gồm quản lý hệ thống thư viện số, truy cập trực tuyến đến tài liệu và cung cấp các dịch vụ trực tuyến như mượn sách trực tuyến, tra cứu thông tin, và đặt lịch hẹn với thủ thư.

<i><b>27. Các chế tài xử lý đối với vi phạm? </b></i>

Một số chế tài thường được áp dụng:

<small></small>ảnh cáo: Đối với vi phạm nhẹ, quản lý thư viện có thể cảnh cáo và nhắc nhở nhân viên hoặc học sinh vi phạm rằng hành vi của họ không đúng quy định quản lý thư viện.

<small></small>Khiển trách: Trường hợp vi phạm nghiêm trọng hơn, quản lý thư viện có thể khiển trách nhân viên hoặc sinh viên, bằng cách thông qua cuộc họp hoặc cuộc trao đổi cá nhân.

<small></small>Xóa tên khỏi danh sách mượn sách: Đối với những trường hợp vi phạm liên tục và nghiêm trọng, quản lý có thể xóa tên người vi phạm khỏi danh sách mượn sách để hạn chế quyền mượn sách.

<small></small>Xử lý kỷ luật: Trường hợp vi phạm nghiêm trọng, có thể như phá hoại sách hoặc đánh cắp, quản lý thư viện có thể áp dụng các biện pháp kỷ luật như kỷ luật việc làm, kỷ luật học tập

<small></small>Thông báo cho quản lý giáo dục: Trường hợp vi phạm trầm trọng và cần sự can thiệp của các quản lý khác, quản lý thư viện có thể thơng báo cho quản lý giáo dục trường học để xem xét và đưa ra chế tài tương ứng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i><b>28. Liệt kê các mẫu báo cáo thường sử dụng? </b></i>

1. Báo cáo tài liệu:

<small></small>Báo cáo thống kê tài liệu: Báo cáo này cung cấp thông tin tổng quan về số lượng, loại hình, thể loại,... của tài liệu trong thư viện.

<small></small>Báo cáo nhập, xuất tài liệu: Báo cáo này cung cấp thông tin về số lượng tài liệu được nhập, xuất trong thư viện trong một khoảng thời gian nhất định.

<small></small> Báo cáo tình trạng tài liệu: Báo cáo này cung cấp thơng tin về tình trạng tài liệu trong thư viện, chẳng hạn như tình trạng hư hỏng, mất mát,...

2. Báo cáo bạn đọc:

<small></small>Báo cáo thống kê bạn đọc: Báo cáo này cung cấp thông tin tổng quan về số lượng, giới tính, độ tuổi,... của bạn đọc trong thư viện.

<small></small>Báo cáo mượn trả tài liệu: Báo cáo này cung cấp thông tin về số lượng tài liệu được mượn, trả trong thư viện trong một khoảng thời gian nhất định.

<small></small>Báo cáo truy cập tài liệu: Báo cáo này cung cấp thông tin về số lần tài liệu được truy cập trong thư viện trong một khoảng thời gian nhất định.

3. Báo cáo dịch vụ:

<small></small>Báo cáo thống kê dịch vụ: Báo cáo này cung cấp thông tin tổng quan về số lượng, loại hình,... của các dịch vụ được cung cấp bởi thư viện.

<small></small>Báo cáo sử dụng dịch vụ: Báo cáo này cung cấp thông tin về số lượng người sử dụng các dịch vụ của thư viện trong một khoảng thời gian nhất định.

<small></small>Báo cáo đánh giá dịch vụ: Báo cáo này cung cấp thông tin về ý kiến đánh giá của bạn đọc về các dịch vụ của thư viện.

<i><b>29. </b>Mô tả nội dung các các mẫu biểu, báo cáo (tiêu chí đầu vào, đầu ra, điều kiện truy xuất…)?</i>

1. Mẫu biểu, báo cáo tài liệu:

<small></small>Tiêu chí đầu vào: Tên tài liệu, tác giả, năm xuất bản,...

<small></small>Tiêu chí đầu ra: Số lượng tài liệu, loại hình tài liệu, thể loại tài liệu,... <small></small>Điều kiện truy xuất: Thời gian, địa điểm,...

2. Mẫu biểu, báo cáo bạn đọc:

<small></small>Tiêu chí đầu vào: Họ tên, địa chỉ,...

<small></small>Tiêu chí đầu ra: Số lượng bạn đọc, giới tính, độ tuổi,... <small></small>Điều kiện truy xuất: Thời gian, địa điểm,...

3. Mẫu biểu, báo cáo dịch vụ:

<small></small>Tiêu chí đầu vào: Loại hình dịch vụ, thời gian,... <small></small>Tiêu chí đầu ra: Số lượng dịch vụ, hiệu quả dịch vụ,... <small></small>Điều kiện truy xuất: Thời gian, địa điểm,...

<i><b>30. </b>Các loại tài liệu tham khảo kèm theo?</i>

<small></small>Tài liệu hướng dẫn sử dụng: Tài liệu này cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng các chức năng và tính năng của phần mềm.

<small></small>Tài liệu API: Tài liệu này cung cấp thông tin về cách sử dụng API của phần mềm để tích hợp với các hệ thống khác.

<small></small>Tài liệu hỗ trợ: Tài liệu này cung cấp thông tin về cách liên hệ với nhà cung cấp phần mềm để được hỗ trợ khi cần thiết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small></small>Tài liệu mơ hình dữ liệu: Tài liệu này cung cấp thông tin về cấu trúc của cơ sở dữ liệu của phần mềm.

<small></small>Tài liệu quy trình nghiệp vụ: Tài liệu này cung cấp thơng tin về các quy trình nghiệp vụ được hỗ trợ bởi phần mềm quản lý thư viện

<small></small>Tài liệu tham khảo chuyên ngành: Tài liệu này cung cấp thông tin về các chủ đề chuyên ngành liên quan đến thư viện và quản lý thư viện.

<small></small>Tất cả các tài liệu phải được lưu trữ trong một hệ thống tập trung để dễ dàng truy cập và quản lý. Hệ thống này có thể là một phần mềm quản lý thư viện hoặc một hệ thống lưu trữ tài liệu điện tử.

<small></small>Tài liệu phải được lưu trữ trong một thời gian tối thiểu là 10 năm theo quy định của

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>1. Đại diện Công ty: Cơng ty X </b>

- Ơng: Nguyễn Đức An Chức vụ: Chuyên viên phân tích nghiệp vụ phần mềm - Ông: Hứa Quốc Anh Chức vụ: Chuyên viên phân tích nghiệp vụ phần mềm

<b>2. Đại diện Cơ quan/ Doanh nghiệp: Trường Đại học A </b>

- Bà: Nguyễn Linh Chi Chức vụ: Giám đốc thư viện - Bà: Vũ Thị Ngọc Ánh Chức vụ: Nhân viên thư viện

<b>III. Thời gian khảo sát </b>

Bắt đầu: 9 giờ, ngày 15 tháng 10 năm 2023 Kết thúc: 11 giờ, ngày 15 tháng 10 năm 2023 Tại: Trường Đại học A

<b>IV. Nội dung khảo sát </b> <small></small>Quản lý nhân viên

<small></small>Quản lý quyền và phân quyền <small></small>Quản lý hệ thống báo cáo <small></small>Quản lý hệ thống thống kê

<small></small>Tốc độ xử lý: Tốc độ xử lý thông tin của phần mềm này vẫn còn chậm ở một số trường hợp, chẳng hạn như khi truy vấn dữ liệu lớn hoặc khi có nhiều người dùng truy cập cùng lúc.

2. Mong muốn:

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<small></small>Mục tiêu: tối ưu hóa q trình quản lý và vận hành thư viện, hệ thống sẽ hoạt động nhanh, chính xác, logic hơn, dễ sử dụng và làm quen, dễ vận hành hơn.

<small></small>Phát triển các tính năng mới: <small></small>Quản lý thơng tin độc giả <small></small>Quản lý hạn mức mượn sách

<small></small>Chức năng nhập thông tin bạn đọc trở nên dễ dàng. <small></small>Chức năng gửi yêu cầu mua tài liệu mới nhanh chóng.

<b>V. Kết luận: </b>

<small></small>Biên bản gồm 2 trang được lập thành 3 bản, có giá trị pháp lý như nhau. Công ty X giữ 02 bản, Trường Đại học A giữ 01 bản.

<b>ĐẠI DIỆN CÔNG TY X </b>

<b>ĐẠI DIỆN </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC A </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>NỘI DUNG </b>

<b> I. TỔNG QUAN BÀI TOÁN </b>

<b>1.1. Xác định phạm vi nghiệp vụ </b>

Phần mềm quản lý thư viện cần hỗ trợ một số các nghiệp vụ để quản lý hiệu quả các hoạt động của thư viện. Dưới đây là một số nghiệp vụ mà phần mềm này cần hỗ trợ để đảm bảo hồn thành tốt cơng việc:

- Quản lý thông tin sách:

+ Thêm, xóa thơng tin sách, tài liệu. + Thông báo thời hạn trả sách.

+ Thông báo phạt nếu trả sách muộn.

+ Cập nhật số lượng người dùng trả sách muộn. + Cập nhật số lượng mượn/trả sách.

- Báo cáo thống kê + Thu thập thông tin

+ Thống kê số lượt mượn, trả, mua sách + Thống kê doanh thu.

+ Cập nhật số lượng mua sách.

<b>2.1. Viết mô tả chi tiết hoạt động </b>

<i><b>2.1.1. Các nhiệm vụ cơ bản </b></i>

<small></small> Cập nhật và bổ sung các loại đầu sách, tài liệu, giáo trình … cùng những thơng tin có liên quan lưu trữ vào cơ sở dữ liệu.

<small></small> Quản lý bạn đọc mượn trả tài liệu trong thư viện.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<small></small> Quản lý thông tin về tư liệu, thư mục, lượng sách còn, đã cho mượn, đã mất… <small></small> Báo cáo, thống kê theo tháng, quý về tài liệu và thông tin bạn đọc trong thư viện.

<i><b>2.1.2. Cơ cấu tổ chức và sự phân công trách nhiệm </b></i>

Hệ thống quản lý thư viện gồm ba bộ phận chính, ba bộ phận này hoạt động có quan hệ tương đối độc lập trong nhiều quy trình xử lý công việc:

<small></small><b> Bộ phận cập nhật, bổ sung, trao đổi, sắp xếp thông tin, xử lý kỹ thuật (CNSX): </b>

- Nhiệm vụ chính của bộ phận này là mua sách, nhập sách từ nhiều nguồn khác nhau. Liên hệ với bộ phận bạn đọc để có danh sách các yêu cầu cập nhật sách. Bộ phận này cịn có trách nhiệm xử lý kỹ thuật đối với những đầu sách được nhập về như đóng dấu, gán nhãn, làm hồ sơ cho sách, đăng ký vào sổ tài liệu tài sản của thư viện, nhập vào cơ sở dữ liệu.

<small></small><b> Bộ phận phân loại biên mục và xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu (XDBM): </b>

- Khi nhận được sách từ bộ phận cập nhật, bổ sung, trao đổi, sắp xếp thông tin, xử lý kỹ thuật CNSX – bộ phận phân loại biên mục và xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu XDBM có trách nhiệm phân loại tài liệu thành nhiều thư mục, định ra từ khóa để phục vụ cho cơng tác tìm kiếm, tra cứu tài liệu sau này. Bên cạnh đó bộ phận phân loại biên mục và xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu XDBM hoàn thiện quy trình cập nhật sách bằng cách đưa sách về kho, phân loại sách theo từng kho và nhập cơ sở dữ liệu đối với những trường cần bổ sung đối với từng đầu sách.

<small></small><b> Bộ phận quản lý bạn đọc và mượn trả (BDMT): </b>

- Có trách nhiệm trực tiếp tiếp xúc với bạn đọc, quản lý thơng tin tình hình sử dụng sách trong thư viện. Đối với những loại sách cần được bảo lưu cẩn thận cần có cơ chế đặc biệt để kiểm tra, gia hạn thời gian đọc và thông báo với bạn đọc trong trường hợp những sách thuộc loại này đã quá hạn mượn. Bộ phận này cịn cần có nhiệm vụ phát hiện ra các sai sót về tài liệu được đem trả từ bạn đọc và phạt tiền trong trường hợp tài liệu được đem trả có hư hỏng. Cần có quan hệ chặt chẽ với Phòng Đào tạo, văn phòng các Khoa, Bộ mơn trong trường để có kế hoạch rõ ràng cụ thể về việc cập nhật, bổ sung tài liệu cho bộ phận cập nhật, bổ sung, trao đổi, sắp xếp thông tin, xử lý kỹ thuật CNSX.

<i><b>2.1.3. Quy trình xử lý và các dữ liệu xử lý </b></i>

<i><b>Khi có yêu cầu về cập nhật thêm đầu sách, số lượng sách từ Phòng Đào tạo, văn </b></i>

<b>phịng Khoa, Bộ mơn trong trường, bộ phận quản lý bạn đọc và mượn trả BDMT</b> sẽ đưa

<i><b>những yêu cầu cập nhật đó vào danh sách các yêu cầu để phục vụ cho công tác bổ sung, cập nhật của bộ phận cập nhật, bổ sung, trao đổi, sắp xếp thông tin, xử lý kỹ thuật CNSX. </b></i>

Tùy theo mức độ ưu tiên của mỗi loại yêu cầu, hoặc hoàn cảnh của mỗi yêu cầu, bộ phận

<i><b>cập nhật, bổ sung, trao đổi, sắp xếp thông tin, xử lý kỹ thuật CNSX sẽ lập được kế hoạch bổ sung thêm đầu sách hay số lượng sách trong thư viện. Thông thường các yêu cầu này </b></i>

sẽ rơi nhiều vào các thời điểm như đầu một học kỳ ở trường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>Bên cạnh đó, bộ phận quản lý bạn đọc và mượn trả BDMT cũng là bộ phận trực tiếp </b>

làm nhiệm vụ quản lý kho sách của thư viện nên bộ phận quản lý bạn đọc và mượn trả

<b>BDMT có thể nắm bắt được rất rõ tình hình hiện trạng các đầu sách của thư viện. Với </b>

những đầu sách mà số lượng sách hư hỏng hay nhu cầu cần phải đáp ứng quá nhiều, bộ

<i><b>phận quản lý bạn đọc và mượn trả BDMT có thể tạo yêu cầu phải cập nhật thêm số lượng đầu sách này lên bộ phận cập nhật, bổ sung, trao đổi, sắp xếp thông tin, xử lý kỹ thuật </b></i>

<b>CNSX. </b>

Tại mỗi thời điểm, thư viện có kế hoạch mua, bổ sung thêm sách, bộ phận cập nhật,

<b>bổ sung, trao đổi, sắp xếp thông tin, xử lý kỹ thuật CNSX sẽ thống kê và duyệt đối với các </b>

yêu cầu bổ sung sách, xem xét nhu cầu, cân đối kinh phí và lên một danh sách các đầu sách sẽ được đặt mua. Đối với những đầu sách đặc thù của Trường, có thể khơng mua được những loại sách đó bên ngồi thì bộ phận bộ phận cập nhật, bổ sung, trao đổi, sắp xếp thông

<b>tin, xử lý kỹ thuật CNSX có thể tạo rồi gửi yêu cầu được in hay thuê in ngay tại nhà máy </b>

in quen biết hoặc thuê in ở các nhà máy in ngoài. Đối với nhiều loại sách mà bộ phận cập

<b>nhật, bổ sung, trao đổi, sắp xếp thông tin, xử lý kỹ thuật CNSX</b>thấy có thể mua được ngay

<b>bên ngồi, bộ phận bộ phận cập nhật, bổ sung, trao đổi, sắp xếp thông tin, xử lý kỹ thuật CNSX sẽ lên danh sách sách cần mua với các thông tin về nhà cung cấp và tạo đơn đặt </b>

mua sách.

<b>Sau đó, bộ phận cập nhật, bổ sung, trao đổi, sắp xếp thông tin, xử lý kỹ thuật CNSX sẽ gửi đơn đặt sách đến các nhà cung cấp sách trên thị trường, sau khi nhận được sách </b>

và hóa đơn yêu cầu thanh toán từ nhà cung cấp, bộ phận cập nhật, bổ sung, trao đổi, sắp

<b>xếp thông tin, xử lý kỹ thuật CNSX có nhiệm vụ kiểm tra hàng nhận được, nếu có sai sót </b>

thì phải gửi khiếu nại lại nhà cung cấp, yêu cầu nhà cung cấp có thơng tin phản hồi. Trong trường hợp hàng nhận được kiểm tra tốt, bộ phận cập nhật, bổ sung, trao đổi, sắp xếp thông

<b>tin, xử lý kỹ thuật CNSX đóng dấu hóa đơn nhận được rồi gửi hóa đơn u cầu thanh tốn đó đến ban tài chính của Trường. </b>

Sau khi các thủ tục thanh tốn hồn tất, bộ phận cập nhật, bổ sung, trao đổi, sắp xếp

<b>thông tin, xử lý kỹ thuật CNSX sẽ nhận sách về và làm các công tác riêng của thư viện để </b>

chuẩn bị chuyển lên kho hay đưa đến bộ phận phân loại biên mục và xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu XDBM. Sau khi nhận sách về, bộ phận cập nhật, bổ sung, trao đổi, sắp xếp

<b>thông tin, xử lý kỹ thuật CNSX cũng có nhiệm vụ phải làm các cơng tác xử lý kỹ thuật như </b>

đóng dấu, gắn nhãn, làm hồ sơ cho sách.

Tiếp đó là đăng ký vào sổ tài sản của thư viện (điền các thông tin chung về đầu sách như tên sách, nhà xuất bản, mã sách…) và nhập vào cơ sở dữ liệu theo các form tương tự như đã ghi trong sổ tài sản của thư viện.

Cuối cùng, sách sẽ được chuyển giao sang bộ phận phân loại biên mục và xây dựng

<b>hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu XDBM. Tại đây, bộ phận phân loại biên mục và xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu XDBM sẽ phân loại tiếp các tài liệu đã nhận được thành nhiều thư mục </b>

(như các chủ đề về tốn, lý, hóa, vũ khí…). Tiếp theo, bộ phận phân loại biên mục và xây

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu XDBM sẽ xác định ra một số từ khóa cho từng đầu sách để </b>

phục vụ cho việc tìm kiếm. Kết quả của cơng việc này đó là sẽ in ra các phích để trong phòng tra tài liệu, và nhập các từ khóa này lên cơ sở dữ liệu của thư viện để phục vụ cho việc tìm kiếm bằng máy tính.

<b>Cuối cùng, bộ phận phân loại biên mục và xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu XDBM </b>

sẽ làm tiếp nhiệm vụ phân loại tài liệu về các loại kho khác nhau. Có những loại tài liệu mật sẽ được đưa lên các kho mật, những loại tài liệu này sẽ chỉ có một số ít người được phép đọc.

<b>Một số tài liệu tự chọn cho bạn đọc nhưng không được đem về nhà, các loại tài liệu </b>

này thường được đưa lên kho của phòng đọc. Và một số tài liệu thuộc dạng giáo trình, hay tài liệu tham khảo thì bạn đọc của thư viện có thể được mượn về nhà. Với mỗi kho khác

<b>nhau, bộ phận phân loại biên mục và xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu XDBM còn cần </b>

phải ghi nhận lại vị trí giá của mỗi đầu sách trong cơ sở dữ liệu, điều này cũng rất là cần thiết khi thủ thư tìm kiếm tài liệu.

Khi tài liệu mà bạn đọc mượn bị mất, bạn đọc cần phải thông báo với thư viện thông

<b>qua bộ phận quản lý bạn đọc và mượn trả BDMT bằng một phiếu thông báo mất sách bộ phận quản lý bạn đọc và mượn trả BDMT để cập nhật vào cơ sở dữ liệu. Việc này giúp bộ phận cập nhật, bổ sung, trao đổi, sắp xếp thông tin, xử lý kỹ thuật CNSX khi làm các thống </b>

kê có thể kiểm sốt được tình hình sách, tài liệu bị mất và có thể lên kế hoạch cập nhật nếu cảm thấy cần thiết.

Đối với yêu cầu mượn sách của bạn đọc, bạn đọc sẽ gửi một yêu cầu mượn sách tới

<b>bộ phận quản lý bạn đọc và mượn trả BDMT, bộ phận quản lý bạn đọc và mượn trả BDMT </b>

sẽ tìm kiếm và kiểm tra tình trạng hiện tại của đầu sách được mượn. Trước đó, bạn đọc có thể chủ động tìm kiếm về đầu sách mà mình mượn thơng qua một máy tính được đặt trong thư viện. Tùy theo khả năng và hoàn cảnh, bộ phận quản lý bạn đọc và mượn trả BDMT có thể từ chối yêu cầu bởi các lý do như sách này không thể mượn hoặc đầu sách đó đã bị mượn hết. Nếu có thể mượn được sách, thủ thư của thư viện cần ghi nhận mã số thẻ và thông tin mượn sách trong yêu cầu mượn sách vào cơ sở dữ liệu.

Cuối cùng, khi bạn đọc đem tài liệu đến trả thư viện, người thủ thư trong bộ phận

<b>quản lý bạn đọc và mượn trả BDMT sẽ kiểm tra tài liệu được đem trả. Nếu tài liệu bị hư </b>

hỏng hoặc mất mát, người thủ thư có quyền từ chối nhận tài liệu được trả lại và có thể yêu cầu bạn đọc phải đền tiền hoặc bằng vật chất tương đương với giá trị tài liệu (có xử lý tài liệu bị hư hỏng trong cơ sở dữ liệu). Nếu việc trả tài liệu thành công, thủ thư cũng cần cập nhật lại thông tin đầu sách vừa được trả lại. Bên cạnh đó, bộ phận quản lý bạn đọc và mượn

<b>trả BDMT còn có trách nhiệm quản lý danh sách thẻ bạn đọc, hủy, xóa đối với những thẻ </b>

đã quá hạn sử dụng, sửa hồ sơ thẻ cũng như gia hạn cho thẻ bạn đọc.

<b>3.1. Phân tích các yêu cầu </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>Dựa trên tài liệu phân tích nghiệp vụ, đây là một số nhu cầu chính của khách hàng như sau:</b>

- Cần một hệ thống phần mềm quản lý thư viện đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ của thư viện như quản lý tài liệu, quản lý bạn đọc, quản lý mượn/trả sách.

- Cần hệ thống hoạt động ổn định, nhanh chóng và thân thiện với người dùng. - Cần tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, giảm thiểu cơng đoạn thủ cơng. - Cần hệ thống có khả năng mở rộng và tích hợp với các hệ thống khác. - Cần hệ thống đảm bảo tính bảo mật và an toàn cho dữ liệu.

- Cần hệ thống cung cấp chức năng thống kê, báo cáo linh hoạt. - Cần hệ thống đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn về quản lý thư viện. - Cần hệ thống cho phép truy cập đa thiết bị và đa nền tảng.

<i><b>3.1.1. Các yêu cầu chức năng </b></i>

<i>3.1.1.1. Chức năng Đăng nhập</i>

<small></small> Hệ thống phải cho phép người dùng đăng nhập bằng tên đăng nhập và mật khẩu. <small></small> Hệ thống phải cung cấp thông báo lỗi nếu đăng nhập khơng thành cơng.

<small></small> Người dùng quản trị có quyền thêm/sửa/xóa tài khoản người dùng.

<i>3.1.1.2. Chức năng Quản lý thông tin sách</i>

<small></small> Hệ thống phải cho phép người dùng thêm sách mới vào thư viện

<small></small> Hệ thống phải cho phép người dùng sửa thông tin sách, bao gồm tiêu đề, tác giả, thể

<i>3.1.1.3. Chức năng Quản lý thông tin độc giả</i>

<small></small> Hệ thống phải cho phép người dùng thêm độc giả mới vào danh sách.

<small></small> Hệ thống phải cho phép người dùng sửa thông tin độc giả, bao gồm tên, địa chỉ và số điện thoại.

<small></small> Hệ thống phải hỗ trợ chức năng xóa độc giả khỏi danh sách khi khơng cịn cần thiết.

<i>3.1.1.4. Chức năng Quản lý mượn/trả sách</i>

<small></small> Hệ thống phải cung cấp giao diện cho người dùng thực hiện việc mượn sách. <small></small> Hệ thống phải kiểm tra xem sách có sẵn để mượn hay khơng.

<small></small> Hệ thống phải ghi lại thông tin về mượn sách, bao gồm ngày mượn, ngày hẹn trả. <small></small> Hệ thống phải tính phí trễ hạn nếu độc giả trả sách muộn.

<i>3.1.1.5. Chức năng Báo cáo và thống kê</i>

<small></small> Hệ thống phải cung cấp các báo cáo về tình trạng sách, độc giả, mượn/trả sách.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<small></small> Hệ thống phải cho phép người dùng tùy chọn các tiêu chí để tạo báo cáo (thời gian, thể loại, tác giả, v.v.).

<small></small> Hệ thống phải hỗ trợ xuất báo cáo dưới dạng tệp tin (ví dụ: PDF, CSV).

<i><b>3.1.2. Các yêu cầu phi chức năng </b></i>

1. Hiệu năng (Performance)

- Thời gian phản hồi: Các truy vấn phải được xử lý nhanh chóng, tối ưu hóa để có thể đảm bảo nhiều người sử dụng một lúc ổn định.

- Phần mềm cần có tính ổn định và đáng tin cậy cao để tránh sự cố.

Ví dụ : Khi một người dùng tìm kiếm một cuốn sách trong thư viện, hệ thống cần phản hồi kết quả nhanh (ví dụ trong vịng 2 giây sẽ hiển thị). Hay khi có 2500 người dùng truy cập đồng thời, hệ thống vẫn cần đảm bảo hoạt động mượt mà, đảm bảo lưu lượng và tốc độ truy cập ổn định.

2. Khả năng mở rộng (Ability of extension) :

- Hệ thống cần phải đáp ứng tăng cường yêu cầu người dùng khi số lượng người dùng tăng.

- Phần mềm cần được thiết kế theo hướng mở để dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác.

- Phần mềm cần hỗ trợ các giao thức và chuẩn kết nối phổ biến.

Ví dụ : Khi thư viện mua thêm hàng nghìn cuốn sách mới, hệ thống phải có khả năng thêm dữ liệu mà khơng gặp lỗi xung đột hay mất dữ liệu. Có khả năng kết nối với các hệ thống đọc mã vạch hoặc RFID để quét thông tin sách.

3. Tính sẵn sàng (Availability)

- Phần mềm cần phải hoạt động 24/7, hạn chế tối đa thời gian dừng hoạt động. - Hệ thống cần có chế độ sao lưu tự động và có khả năng khơi phục dữ liệu một cách nhanh chóng khi cần.

Ví dụ : Phần mềm cần hoạt động 24/7 để phục vụ việc tra cứu sách trực tuyến. Hệ thống tự động sao lưu dữ liệu hàng ngày và có thể khơi phục dữ liệu khi có sự cố.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Ví dụ :Nhân viên thư viện cần đăng nhập bằng mật khẩu và mã OTP để truy cập vào hệ thống. Mật khẩu, thông tin tài khoản người dùng được mã hóa bằng thuật tốn để tránh bị lộ thơng tin cá nhân.

5. Tính bền vững (Reliability)

- Hệ thống cần phải có khả năng phục hồi từ các lỗi mà không làm mất dữ liệu. - Phần mềm cần được thiết kế theo hướng dễ dàng bảo trì và nâng cấp.

- Phần mềm cần linh hoạt để đáp ứng các thay đổi về nghiệp vụ. - Cấu trúc mã nguồn phải được tổ chức rõ ràng, có tài liệu hướng dẫn.

Ví dụ : Khi hệ thống gặp sự cố như mất điện, sau khi điện trở lại, dữ liệu vẫn phải được bảo tồn. Có hướng dẫn chi tiết cho việc bảo trì và nâng cấp phần mềm.

6. Khả năng sử dụng (Usability)

- Giao diện phải thân thiện và dễ dàng sử dụng.

- Hỗ trợ nhiều ngơn ngữ và có khả năng tùy chỉnh cho người dùng. - Có khả năng hiển thị trên nhiều nền tảng , thiết bị khác nhau.

Ví dụ : Giao diện phải dễ nhìn, với các nút chức năng rõ ràng, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm sách và quản lý kho sách. Hỗ trợ tiếng Việt và tiếng Anh, và có khả năng mở rộng thêm ngôn ngữ khác.

7. Khả năng tương thích (Compatibility)

- Phần mềm cần hoạt động trên nhiều nền tảng, trình duyệt web khác nhau. - Cần hỗ trợ cả điện thoại di động và máy tính.

Ví dụ : Phần mềm hoạt động tốt trên trình duyệt Chrome, Firefox, Safari và Edge,... Ứng dụng di động có sẵn cho cả iOS và Android.

8. Tính di động (Portability)

- Phần mềm cần có khả năng chạy trên nhiều môi trường phần cứng và hệ điều hành khác nhau với ít hoặc khơng cần chỉnh sửa.

Ví dụ : Có thể cài đặt và chạy phần mềm trên cả Windows và Linux mà khơng cần chỉnh sửa.

9. Tích hợp (Interoperability)

- Cần dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác như hệ thống thơng báo, v.v.

Ví dụ : Tích hợp với hệ thống thơng báo để gửi email hoặc tin nhắn cho người dùng khi sách họ đặt đã sẵn sàng hoặc hết hạn mượn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>II. PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ </b>

<b>2.1. Biểu đồ Use-case tổng quát </b>

<i>Hình 1. Biểu đồ UC tổng quát của hệ thống quản lý thư viện </i>

1 Đăng nhập Là quản lý, cán bộ thư viện, tôi muốn đăng nhập được vào hệ thống

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

2 Quản lý sách Là quản lý, cán bộ thư viện, tôi muốn quản lý tất cả các đầu sách

6 Đăng ký Là bạn đọc, tôi muốn đăng ký vào hệ thống để sử dụng 7 Đăng nhập Là bạn đọc, tôi muốn đăng nhập được vào hệ thống

Là bạn đọc, tôi muốn cập nhật thông tin cá nhân để tiện cho dễ dàng quản lý của cán bộ thư viện

11 Xem thông tin bạn

đọc <sup>Là quản lý, tôi muốn xem thông tin của mọi bạn đọc để đối chiếu </sup>và những trường hợp khác

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>2.3. Đặc tả các chức năng phần mềm </b>

<i><b>2.3.1. Chức năng “Đăng nhập” </b></i>

<i>2.3.1.1. Biểu đồ Activity cho chức năng “Đăng nhập” </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

- Mô tả quy trình đăng nhập:

<b>Chọn chức năng đăng nhập</b>

Người dùng muốn đăng nhập vào hệ thống sẽ chọn chức năng đăng nhập được hiển thị.

<b>Hiển thị giao diện đăng nhập</b>

Hệ thống sẽ hiển thị giao diện đăng nhập lên màn hình sau khi nhận được lệnh từ người dùng.

<b>Đăng nhập tài khoản</b> Người dùng phải đăng nhập tài khoản cá nhân đã đăng ký

<b>Thông báo thông tin đăng </b>

<b>nhập không hợp lệ</b> <sup>Nếu người dùng nhập sai thông tin, hệ thống sẽ hiển thị </sup>thông báo thông tin đăng nhập không hợp lệ.

<b>Đăng nhập hệ thống thành công </b>

Nếu thông tin đăng nhập của người dùng hợp lệ, hệ thống sẽ xác nhận và cho người dùng cập nhật vào hệ thống. - Yêu cầu chức năng:

 Nhập thông tin:Người dùng cần nhập tên đăng nhập (hoặc địa chỉ email) và mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống.

 Xác thực:Hệ thống cần xác thực thông tin người dùng nhập vào so với cơ sở dữ liệu. Nếu thông tin đăng nhập chính xác, người dùng sẽ được truy cập vào hệ thống.

 Báo lỗi:Nếu thông tin đăng nhập khơng chính xác, hệ thống cần hiển thị thơng báo lỗi rõ ràng (ví dụ: "Tên đăng nhập hoặc mật khẩu không đúng").

 Bảo mật:Mật khẩu của người dùng cần được mã hóa trước khi lưu trữ trong cơ sở dữ liệu.

 Cung cấp chức năng tự động đăng xuất sau một khoảng thời gian không hoạt động để tăng cường bảo mật.

 Đăng ký: Đối với hệ thống cho phép người dùng tự đăng ký, cần có chức năng đăng ký tài khoản mới, bao gồm việc nhập thông tin cơ bản và xác nhận thông qua email hoặc SMS.

 Phân quyền:Dựa vào thơng tin đăng nhập, hệ thống có thể phân biệt giữa các loại người dùng (ví dụ: quản trị viên, nhân viên thư viện, người đọc) và cung cấp quyền truy cập phù hợp.

<i>2.3.1.2. Biểu đồ Use-case cho chức năng “Đăng nhập” </i>

Với biểu đồ Use-Case Đăng nhập hệ thống, ta thấy các tác nhân đều sử dụng đến nó nên Actor trong trường hợp này là Người dùng thay vì phải viết chi tiết từng Actor.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i>Hình 3. Biểu đồ Use-Case Đăng nhập hệ thống </i>

<i>2.3.1.3. Đặc tả Use-case Đăng nhập </i>

<b>Tên Use Case </b>

<b>Đăng nhập </b>

Mô tả Người dùng (Bạn đọc, Quản lý thư viện) đăng nhập vào hệ thống quản lý thông tin thư viện với tài khoản đã được cấp

Nhân tố Người dùng Điều kiện

trước

<small></small> Người dùng đã đăng ký và được cấp tài khoản ở hệ thống <small></small> Thiết bị có kết nối Internet

1. Người dùng chọn ‘Đăng nhập’ tại màn hình chính 2. Hệ thống hiển thị yêu cầu nhập ‘Gmail’, ‘Mật khẩu’ 3. Người dùng nhập thông tin và chọn ‘Đăng nhập’

4. Hệ thống kiểm tra thơng tin và thơng báo ra màn hình ‘Đăng nhập

4.a. Hệ thống kiểm tra và thông báo ra màn hình ‘Đăng nhập thất bại’ và yêu cầu nhập lại.

4.a1. Người dùng nhập lại đúng thông tin.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

4.b1. Hệ thống yêu cầu người dung cung cấp các thông tin cơ bản và gửi

Quy tắc Hệ thống sẽ kiểm tra thông tin người dùng: <small></small> Gồm đầy đủ thông tin: Gmail, Mật khẩu

<small></small> Nếu nhập sai thông tin hoặc để trống các phần yêu cầu hệ thống sẽ thông báo không hợp lệ và yêu cầu nhập lại.

<small></small> Nếu người dùng nhập đúng đủ thì hệ thống thơng báo đăng nhập kết thúc.

Khi Người dùng quên mật khẩu và yêu cầu lấy lại mật khẩu. Hệ thống sẽ gửi mã xác thực qua Gmail hoặc số điện thoại và yêu cầu người dùng nhập mã xác thực để lập mật khẩu mới.

Đăng nhập không quá 5 lần trong một ngày.

<i>Bảng 1. Use-Case Name: Đăng nhập hệ thống </i>

<i><b>2.3.2. Chức năng “Đăng ký” </b></i>

<i>2.3.2.1. Biểu đồ Activity cho chức năng “Đăng ký” </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i>Hình 4: Biểu đồ Activity cho chức năng “Đăng ký” </i>

- Mơ tả quy trình đăng kí:

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>Bước thực hiệnMô tả chi tiết</b>

<b>Chọn chức năng đăng ký</b> Người dùng lần đầu sử dụng hệ thống và muốn tạo tài khoản.

<b>Hiển thị giao diện đăng nhập</b>

Hệ thống sẽ hiển thị giao diện đăng ký lên màn hình sau khi nhận được lệnh từ người dùng.

<b>Nhập thông tin </b> Người dùng nhập thông tin đăng ký bao gồm tên, email, mật khẩu…các thông tin cần thiết.

<b>Xác nhận tạo tài khoản</b> Người dùng kiểm tra và xác nhận tạo tài khoản.

<b>Kiểm tra thông tin đăng </b>

Nếu người dùng nhập sai thông tin, hệ thống sẽ hiển thị thông báo thông tin đăng nhập không hợp lệ.

<b>Xác định phần thông tin </b>

<b>không hợp lệ </b> <sup>Hệ thống chỉ ra phần thông tin mà người dùng nhập không </sup>hợp lệ để người dùng biết và chỉnh sửa.

<b>Đăng ký hệ thống thành công </b>

Nếu thông tin đăng ký của người dùng hợp lệ, hệ thống sẽ xác nhận tạo tài khoản thành công.

- Yêu cầu chức năng:

 Nhập thông tin cá nhân: Cho phép người dùng nhập các thông tin cá nhân như: + Họ và tên

+ Địa chỉ email + Số điện thoại + Địa chỉ

+ Ngày sinh, giới tính, và các thơng tin khác nếu cần thiết

 Chọn loại tài khoản: Có nhiều loại tài khoản (ví dụ: sinh viên, giáo viên, cư dân địa phương) và mỗi loại có những quyền lợi khác nhau.

 Tạo mật khẩu: Cho phép người dùng tạo mật khẩu và nhập lại để xác nhận. Có thể tích hợp chức năng kiểm tra độ mạnh của mật khẩu.

 Xác thực bảo mật: Để tránh các tấn công tự động và đảm bảo rằng người dùng là con người thật sự.

 Điều khoản và điều kiện: Cung cấp một liên kết hoặc văn bản về điều khoản và điều kiện sử dụng dịch vụ và yêu cầu người dùng đồng ý trước khi hoàn tất việc đăng ký.

 Xác nhận qua email hoặc SMS: Gửi một mã xác nhận đến email hoặc số điện thoại của người dùng để họ nhập vào phần mềm và xác nhận việc đăng ký.

 Thông báo thành cơng: Sau khi hồn tất q trình đăng ký, hiển thị một thông báo xác nhận cho người dùng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

 Chức năng quên mật khẩu: Cho phép người dùng khôi phục hoặc đặt lại mật khẩu nếu họ quên mất.

 Chức năng chỉnh sửa thơng tin: Người dùng có thể chỉnh sửa thơng tin cá nhân của mình sau khi đã đăng ký.

 Lưu trữ và bảo mật: Đảm bảo rằng tất cả thông tin cá nhân của người dùng được lưu trữ một cách an toàn và tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin.

<i>2.3.2.2. Biểu đồ Use-case cho chức năng “Đăng ký” </i>

<i>Hình 5. Biểu đồ Use-case cho chức năng “Đăng ký” 2.3.2.3. Đặc tả Use-case Đăng ký </i>

Mô tả Người dùng đăng ký tài khoản để sử dụng tác dụng trên hệ thống Nhân tố Người dùng

Điều kiện trước

<small></small> Người dùng muốn tạo một tài khoản mới trên hệ thống <small></small> Thiết bị có kết nối Internet

Điều kiện sau Người dùng tạo tài khoản mới thành công

Luồng cơ bản 1. Người dùng chọn Đăng ký tài khoản trên màn hình 2. Người dùng nhập Tên, Email/ Số điện thoại.

3. Hệ thống gửi mã xác thực về Email/ Số điện thoại của người

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

4. Người dùng nhập mã xác thực và tiến hành nhập mật khẩu 5. Người dùng chọn Xác nhận.

6. Hệ thống hiện thông báo Đăng ký tài khoản thành công. Luồng ngoại lệ Khơng có

Quy tắc Mỗi email hay số điện thoại chỉ đăng ký được một tài khoản duy nhất

<i>Bảng 2. Use-Case Name: Đăng ký hệ thống </i>

<i><b>2.3.3. Chức năng “Cập nhật thông tin sách” </b></i>

<i>2.3.3.1. Biểu đồ Activity cho chức năng “Cập nhật thông tin sách” </i>

<i>Hình 6: Biểu đồ Activity cho chức năng “Cập nhật thông tin sách” </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

- Mô tả quy trình cập nhật thơng tin sách:

<b>Chọn chức năng quản lý sách </b>

Người dùng chọn chức năng quản lý.

<b>Hiển thị giao diện chính </b>

Sau khi nhận được lệnh chức năng quản lý sách hệ thống sẽ phân biệt tài khoản người dùng. Nếu là bạn đọc, hệ thống sẽ hiển thị về giao diện chính.

<b>Hiển thị giao diện quản lý sách </b>

Nếu tài khoản người dùng thuộc quản lý hoặc CBTV, hệ thống sẽ xác nhận và hiển thị giao diện quản lý sách.

<b>Cập nhật thông tin sách </b>

Người dùng chọn vào chức năng cập nhật thông tin sách trên giao diện quản lý sách.

<b>Kiểm tra thông tin </b>

Nếu thông tin cập nhật không hợp lệ, hệ thống thông báo thông tin cập nhật không hợp lệ và người dùng phải tiến hành nhập lại.

+ Từ kết quả tìm kiếm, nhân viên có thể chọn sách cụ thể để cập nhật thông tin.

 Cập nhật thông tin cơ bản:

+ Thể loại hoặc phân loại

+ Vị trí trong thư viện (kệ sách, tầng,...) + Giá sách (nếu là sách có thể bán)

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

 Cập nhật trạng thái sách:

+ Tình trạng sách (mới, đã sử dụng, hỏng,...)

+ Trạng thái mượn/ trả (có sẵn, đã cho mượn, đang được đặt trước,...)

 Cập nhật giá sách và thông tin mua sắm: + Giá bìa

+ Ngày mua

+ Nguồn mua (nhà cung cấp, tài trợ,...) + Giá mua

 Thêm hoặc cập nhật ảnh bìa sách.

 Thêm hoặc cập nhật mơ tả hoặc tóm tắt sách.

 Lưu thơng tin cập nhật:

+ Có chức năng lưu thông tin sau khi cập nhật và thông báo cho nhân viên biết cập nhật đã thành công.

 Chức năng hủy cập nhật:

+ Trong trường hợp nhân viên muốn quay lại hoặc không muốn lưu các thay đổi, hệ thống nên cung cấp chức năng hủy cập nhật.

 Lịch sử cập nhật:

+ Ghi lại những lần cập nhật trước đó, ai đã cập nhật và thời gian cập nhật.

 Quyền truy cập:

+ Chỉ những nhân viên hoặc quản trị viên có quyền truy cập mới được phép cập nhật thông tin sách. Có thể yêu cầu xác thực trước khi thực hiện cập nhật.

 Chức năng phản hồi:

+ Nếu có lỗi xảy ra trong q trình cập nhật, hệ thống cần phản hồi rõ ràng về lỗi và cung cấp hướng dẫn để khắc phục.

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×